Tuesday, February 1, 2011

Xuân Tân Mão

Thư Chúc Tết của Giám đốc Ban Việt Ngữ RFA
Nguyễn Khanh, Giám đốc Ban Việt Ngữ RFA
2011-01-29
Thay mặt toàn Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, chúng tôi xin được gửi đến quý khán thính giả và quý bạn đọc những lời cầu chúc chân thành nhất cho một năm mới Tân Mão tràn đầy hy vọng.

Nguyễn Khanh, Giám đốc Ban Việt Ngữ RFA.
Trước thềm năm mới và trong những giờ phút linh thiêng chào đón Xuân sang, lời nói đầu tiên của chúng tôi là xin cám ơn sự ủng hộ mà quý vị đã ân cần dành cho Ban Việt Ngữ trong năm Canh Dần vừa qua.
Chính sự ủng hộ đó đã giúp cho anh em chúng tôi vững tâm hơn, biết rằng ước mong mà chúng tôi đã thưa cùng quý vị hồi năm ngoái là xin được làm người bạn chân tình nhất của từng người, từng nhà, từng gia đình Việt Nam, đã được mọi người đáp ứng thật nồng nhiệt.
Như quý vị đã thấy, trong năm vừa qua Ban Việt Ngữ không ngừng cải tiến. Phần tin tức được cập nhật nhiều lần trong ngày, các bài viết của ban biên tập phát thanh cũng dồi dào hơn, đi kèm với những hình ảnh sống động khi được đưa lên mạng internet.
Mỗi buổi sáng, các chương trình phát thanh được kết thúc với mục trả lời thư tín, vì chúng tôi xem đó là nhịp cầu nối kết với quý thính giả và độc giả, đồng thời cũng là lời chào hỏi đầu ngày mà tất cả những anh chị em chúng tôi từ xa gửi đến những người thân ở khắp mọi nơi tại quê nhà và khắp thế giới.
Bên cạnh những đóng góp của các anh chị em phát thanh viên là những đóng góp cũng ngày một khởi sắc hơn truớc của ban web.
Điều đầu tiên mà các bạn đọc web trông thấy là phần webcast bản tin hàng ngày của Ban Việt Ngữ được gửi đến quý vị đều đặn ngày 2 lần, thay vì chỉ có một lần của những năm trước, và cũng đặc biệt không kém là chúng tôi thường xuyên gửi đến quý vị những phóng sự bằng hình ảnh hay bằng video mà chúng tôi nhận được từ những nhà báo công dân ở quê nhà.
Hiện giờ trung bình mỗi tháng chúng tôi có khoảng gần 5 triệu độc giả cho trang web, trong số này khoảng phân nửa là bạn đọc đang ở Việt Nam.
Vài tháng trước đây Đài Á Châu Tự Do cũng bắt đầu chương trình gửi tin đến các bạn qua điện thoại di động, và các bạn cũng có thể dùng điện thoại di động để truy cập vào trang web của RFA. Chúng tôi tin rằng kỹ thuật mới này sẽ giúp Ban Việt Ngữ đến gần với quý vị và các bạn hơn.
Một phần thật nhỏ những đổi mới và thành quả chúng tôi đạt được trong năm vừa qua là công của các anh chị em phát thanh viên và những thành viên đảm trách trang web, phần rất lớn chính nhờ vào cảm tình, vào sự thương yêu và những ý kiến, đề nghị thôi thúc của chính quý vị.
Chúng tôi không bao giờ quên những đóng góp quý báu mà quý khán thính giả cũng như quý độc giả đã dành cho anh em chúng tôi trong năm qua, những đóng góp để giúp chương trình phát thanh của Ban Việt Ngữ thêm phong phú và nội dung trang web thêm phần khởi sắc để cùng đi đến một mục đích chung.
Mục đích đó là Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do không của riêng ai mà của mọi người, mọi giới, mọi nhà, đúng như nội dung của những là thư gửi qua đường bưu điện hay qua e-mail mà chúng tôi nhận được mỗi ngày.
Tất cả các anh chị em chúng tôi đều hy vọng trong năm mới Tân Mão sẽ tiếp tục nhận được sự đóng góp quý báu này, những đóng góp dù là lời khen hay trách cứ đều được chúng tôi quý trọng như nhau, vì đó là món quà tinh thần quý báu nhất, là niềm tin để chúng tôi tiếp tục làm cho tròn trách nhiệm đã được quý vị tin tưởng trao phó.
Cũng trong niềm hy vọng đó, một lần nữa thay mặt cho Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, xin kính chúc quý thính giả nghe đài và quý khán giả, độc giả của trang web một năm mới an khang, thịnh vượng và thành đạt.
Mong rằng trong năm mới Tân Mão quý vị sẽ tiếp tục đi chung với chúng tôi trên con đường cổ vũ xây dựng dân chủ cho đất nước và cải thiện nhân quyền cho con người.
Chúng tôi cũng hy vọng trên con đường cùng đi chung đó, quý vị sẽ tiếp tục nhắc nhở, khuyến khích chúng tôi đừng ngại những khó khăn trước mắt, vì đích đến ngày một gần hơn, và sẽ gần hơn nữa khi anh chị em chúng tôi luôn luôn có quý vị đi sát bên cạnh.
Nguyễn Khanh
Giám Đốc Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do
Người Việt đón Tết tại Campuchia
Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2011-02-01
Người Việt đang sống tại Campuchia năm nay chuẩn bị Tết cũng rất xôn xao, nhộn dịp và nô nức đi mua hoa cho những ngày Tết cổ truyền, hoa mai, hoa kiểng đến cây quất ưng ý để chuẩn bị đón Tết.

Quốc Việt, RFA
Siêu Thị Việt Nam lớn nhất tại Campuchia, nhưng không có khách hàng trong ngày Tết

Người Việt đang sống tại Campuchia năm nay chuẩn bị Tết cũng rất xôn xao, nhộn dịp và nô nức đi mua hoa cho những ngày Tết cổ truyền, hoa mai, hoa kiểng đến cây quất ưng ý để chuẩn bị đón Tết.
Những nơi mà người Việt tập trung bán cây cảnh lớn nhất tại Campuchia là chợ Sampov Meas giáp sân Vận động Olympic và một chỗ khác nữa là khu vực Tùy Viên Quân sự Việt Nam nằm đối diện với Đại sứ quán Đức ngay giữa Thủ đô Phnom Penh, tuy nhiên tại Siêu Thị Việt Nam là Siêu Thị đầu tiên và lớn nhất tại Campuchia lại trở thành vắng khách.

Hoa mai của Hội người Cây cảnh đặt bán trước văn phòng Tùy viên quân sự VN tại Thủ đô Phnom Penh hôm 01/02/2011. Quốc Việt RFA
Những hoa mai bán theo cây và chậu, thì một chậu như vậy giá thấp nhất là 30 USD tương 600 nghìn đồng, còn Chậu giá cao nhất là hơn 2.000 USD tương đương hơn 40 triệu đồng.
Mặc dù gặp khó khăn, nhưng đa số người Việt tại Campucha ăn Tết cũng như ở Việt Nam. Ở nhà có bánh tét, bánh trưng, cũng trang trí nhà cửa. Nhưng tại vì ở đây không phải là quê hương, với nhiều người dân sống ở nhà mướn, cho nên họ trang trí một cách gọn ghẽ thôi
Những cây và chậu hoa mai đẹp và giá đắt thì chỉ có các doanh nhân, công ty lớn và trong đó cũng có bà con người Campuchia đến mua. Mặc dù, không khí chơi hoa năm nay cũng nô nức, xôn xao, nhưng vẫn nằm trong tình trạng eo hẹp, khiêm tốn nếu như mình so sánh với Tết cổ truyền năm qua.
Còn về phong tục tập quán ăn Tết của người Việt tại Campuchia thì cũng có tổ chức như thường, nhưng không mấy vui và xôn xao như những mỗi năm vì khủng hoảng kinh chưa mấy phục hồi. Nói chung người Việt ăn Tết tại Campuchia, nếu mà tình hình kinh tế được tốt thì họ có tiền, họ cũng tổ chức ăn chung, nhiều gia đình cũng đi chỗ này chỗ kia chơi và thăm hỏi bà con trong Thành phố.
Mặc dù gặp khó khăn, nhưng đa số người Việt tại Campucha ăn Tết cũng như ở Việt Nam. Ở nhà có bánh tét, bánh trưng, cũng trang trí nhà cửa. Nhưng tại vì ở đây không phải là quê hương, với nhiều người dân sống ở nhà mướn, cho nên họ trang trí một cách gọn ghẽ thôi. Họ cũng đi chúc Tết, và hội họp với nhau để chia sẽ trong ngày Tết.


Cộng Đồng Người Việt Âu Châu đón Xuân Tân Mão
Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2011-02-01
Lại một năm sắp trôi qua, người Việt dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới, dù có ăn Tết hay không cũng không khỏi nhớ về quê hương với những món ăn ngày Tết, những nghi thức cổ truyền. Hoa kỳ, Úc nơi có người Việt đông đảo thì tổ chức hội chợ rầm rộ.

Screen Capture
Tổ chức múa lân ngày Tết Việt Nam tại Paris

Còn ở Âu châu, nơi mà nhiệt độ vào thời gian này thường dưới 0°C thì ăn Tết như thế nào ? Mời quý thính giả cùng Thông tín viên Tường An ghé thăm một vài Cộng đồng người Việt ở Âu châu để xem họ đón Xuân ra sao ?
Người Việt ở Âu Châu đa số sống rãi rác, không tập trung. Suốt năm, mọi người đều bận rộn với công ăn, việc làm, đời sống riêng tư. Tết đến là cơ hội để mọi người có dịp gặp gỡ, hỏi thăm, chúc Tết cho nhau.
Mỗi năm, các Cộng đồng đều tổ chức mừng Xuân cho bà con đồng hương. Tết Việt nam thường rơi vào ngày trong tuần, đối với dân sở tại, đó là một ngày làm việc nên các Cộng đồng thường tổ chức ăn Tết vào ngày cuối tuần trước hay sau ngày mùng một Tết. Trong một chừng mực nào đó, họ cố gắng giữ một số phong tục cổ truyền cho ngày Tết như : giổ Tổ tiên, chúc Tết đồng hương, múa lân, lì xì cho trẻ em…
Kính mời quý thính giả cùng Tường An đi dạo một vòng Âu châu xem bà con mình ăn Tết ta trên xứ người như thế nào nhé.
Tết Việt Nam ở Na Uy
Bắt đầu là Na uy, một xứ sở lạnh giá trên vùng Bắc Âu với khoảng 20 ngàn người Việt. Anh Nguyễn Minh Tuấn, phó chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Oslo cho biết chương trình Tết năm nay gồm nhiều tiết mục văn nghệ dành cho giới trẻ, tuy nhiên người già, trẻ em vẫn không bị bỏ quên :
Chương trình văn nghệ ngoài nghi thức chào cờ, diễn văn khai mạc còn có phần tế lễ do các vị cao niên. Sau đó văn nghệ, múa lân cho các em, ca vũ nhạc kịch. Buổi tối là chương trình dạ vũ dành cho giới trẻ.
Chúng tôi có những gian hàng chơi trò loto, trò cho các em có thể tham dự như thảy vòng, chuột chạy tìm hang, đua ngựa. Những thứ mà các em nho nhỏ có thể chơi được. Chương trình văn nghệ ngoài nghi thức

Khu Phước Lộc Thọ, ở Cali ngày Tết. Source Giác Ngộ Online
chào cờ, diễn văn khai mạc còn có phần tế lễ do các vị cao niên. Sau đó văn nghệ, múa lân cho các em, ca vũ nhạc kịch. Buổi tối là chương trình dạ vũ dành cho giới trẻ.
Hà Lan
Dần xuống phía Nam là Hà lan, nơi có khoảng 18 ngàn người Việt cư ngụ. Ngoài chương trình văn nghệ và dạ vũ ; Các tiết mục đặc biệt cho ngày Tết như múa lân, lì xì là không thể thiếu. anh Nguyễn Liên Hiệp, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại đây cho biết :
Cộng đồng Hòa lan tổ chức Tết Âm lịch ở Arnhem. Chương trình Tết thì có lời chúc Tết của Cộng đồng, múa lân, lì xì. Văn nghệ thì có âm nhạc, dạ vũ.
Cộng đồng Hòa lan tổ chức Tết Âm lịch ở Arnhem. Chương trình Tết thì có lời chúc Tết của Cộng đồng, múa lân, lì xì. Văn nghệ thì có âm nhạc, dạ vũ. Số người tụ tập thì tùy theo thời tiết. Như năm ngoài thì mùa đông rất lạnh, tuyết rơi rất nhiều thành thử số người không có bao nhiêu. Nhưng năm nay tôi nghĩ số người sẽ đông lắm, nhưng mà cũng cỡ 500-600 người. So với 10-15 năm về trước thì con số này không có là bao bởi vì lúc đó phong trào về Việt Nam chưa có nhiều. Cỡ năm, sáu trăm thì đối với chúng tôi là một thành công rất lớn.
Đức
Cạnh Hà lan là Đức, với trên 80 ngàn người Việt cư ngụ, cũng do thời tiết lạnh lẽo nên sinh hoạt cộng đồng nơi đây cũng rất giới hạn. Tuy vậy, anh Hoàng Tôn Long, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Hamburg cũng cố gắng giữ gìn những phong tục cổ truyền trong ngày Tết. Mừng Xuân đến, nhưng anh cũng không tránh khỏi nổi ngậm ngùi khi phải thêm 1 cái Tết xa quê :
Ở Đức thì vào thời điểm Tết thì thời tiết thường là lạnh âm dưới 2-3°C hết thành là rất lạnh không tổ chức như những nơi khác được. Năm nay sẽ tổ chức vào ngày 12 tháng 2. Hội tổ chức văn nghệ, hát những bản nhạc Xuân trước 1975 để nhớ về quê hương.
Ở Đức thì vào thời điểm Tết thì thời tiết thường là lạnh âm dưới 2-3°C hết thành là rất lạnh không tổ chức như những nơi khác được. Năm nay sẽ tổ chức vào ngày 12 tháng 2. Hội tổ chức văn nghệ, hát những bản nhạc Xuân trước 1975 để nhớ về quê hương. Bắt đầu vô khai mai cũng có dân hương lên bàn thờ Tổ quốc, chúc Tết, lì xì cho các em. Làm được cái gì thì Cộng đồng cố gắng làm để phục vụ cho bà con ở đây. Nói chung thì nó cũng hơi buồn. Bao nhiêu năm xa xứ chỉ một niềm hy vọng một ngày nào đó mình được trở về quê hương dưới ánh nắng Tự do, Dân chủ để dân chúng có thể hưởng sự Tự do như chúng ta ở ngoài này.
Bỉ
Liège, một thành phố lớn của vương quốc Bỉ, nơi mà năm nào cộng đồng cũng có những sinh hoạt vui chơi cho bà con tìm chút không khí Xuân trên đất khách. Anh Lê Hữu Đào, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Liège từ nhiều năm cho biết :
Hai đêm Tết tương đối lớn, khoảng độ 400-500 người trong phần văn nghệ. Còn dạ vũ thì khoảng độ 1000 người trong đó có khoảng 2/3 là người Việt Nam, còn 1/3 là người Bỉ tới chơi chung với mình
Trên Bruxelles thì có Tết của hội Thân hữu Bỉ-Việt. Ở Liège thì là ngày 26 tháng 2. Hai đêm Tết tương đối

Chợ Tết Cali. Source Giác Ngộ Online
lớn, khoảng độ 400-500 người trong phần văn nghệ. Còn dạ vũ thì khoảng độ 1000 người trong đó có khoảng 2/3 là người Việt Nam, còn 1/3 là người Bỉ tới chơi chung với mình. Phần đầu là 1 bữa tiệc Xuân, phần văn nghệ có ca, vũ, nhạc hát những bài nhạc Xuân, có những nhạc cảnh.
Pháp
Pháp là nơi có đông người Việt nhất Âu châu. Tại Pháp, mỗi địa phương, mỗi cộng đồng đều tổ chức ăn Tết riêng. Nhưng phổ biến nhất, tập hợp đông đảo người tham dự nhất vẫn là Tết do Tổng Hội Sinh Viên Paris tổ chức với một lịch sử hơn 45 năm đã trở thành một truyền thống.
Ngoài hội chợ với các gian hàng, trò chơi, các món ăn Việt Nam. Năm nào chương trình văn nghệ cũng chuyên chở một thông điệp đến với mọi người. Anh Đặng Quốc Nam, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên cho biết chương trình năm nay như sau :
Tổng kết THSV có hai phần : Một phần là hội chợ, phần thừ hai là văn nghệ chủ đề. Hội chợ năm nay đặc biệt ngoài phần trình diễn áo dài, múa lân, trò chơi vidéo cho trẻ em còn có sự hiện diện đặc biệt của những người tài hoa trẻ Việt Nam tại hải ngoại.
Năm nay Tết Tổng Hội Sinh Viên sẽ được tổ chức ngày chúa nhật 13 tháng 2 tại Opéra de Masy. Tổng kết THSV có hai phần : Một phần là hội chợ, phần thừ hai là văn nghệ chủ đề. Hội chợ năm nay đặc biệt ngoài phần trình diễn áo dài, múa lân, trò chơi vidéo cho trẻ em còn có sự hiện diện đặc biệt của những người tài hoa trẻ Việt Nam tại hải ngoại.
Những người được coi như là xuất sắc trong nền văn hóa Pháp về ảo thuật, múa hiphop, về văn sĩ, vẽ hoạt họa. Tất cả những người này là gốc Việt Nam và được rất nhiều giải Quốc tế.
Năm nay văn nghệ chủ đề là sự xung khắc văn hóa Pháp-Việt qua chuyện tình giữa một chàng trai Việt Nam và một cô bạn Pháp.
Tổng hội sẽ lược qua tất cả các văn hóa, lịch sử Việt Nam kịch, hát, múa dân tộc và đặc biệt là màn trình diễn Hội nghị Diên hồng do 50 anh em trình diễn. Tuy nhiên, với tất cả những màn vui như vậy cho đêm Tết, THSV lúc nào cũng « luồn » trong những màn đó những khía cạnh đấu tranh Tự do, Dân chủ cho Việt Nam.
Vương Quốc Anh
Bao vây bốn bề bởi biển Bắc Đại Tây Dương là Vương Quốc Anh, một cộng đồng với khoảng 50 ngàn người. Phần lớn là người Việt gốc Hoa. Do sự hình thành cộng đồng khá phức tạp cũng như không có trợ giúp từ phía chính phủ nên ông Vũ Khánh Thành, chủ tịch cộng đồng người Việt tại Luân Đôn cho biết khó mà có thể tổ chức được một ngày ăn Tết cho người Việt tại đây
Người Việt tại Anh 40% là người Việt gốc Hoa. Do tính chất của người Việt tị nạn bên Anh như vậy nên Tết không được rầm rộ là vì người Việt gốc Hoa cũng hướng về Chinese Newyear và họ tham dự với cộng đồng người Hoa kiều ngoài Soho, tức là khu China town.
Người Việt tại Anh 40% là người Việt gốc Hoa. Do tính chất của người Việt tị nạn bên Anh như vậy nên Tết không được rầm rộ là vì người Việt gốc Hoa cũng hướng về Chinese Newyear và họ tham dự với cộng đồng người Hoa kiều ngoài Soho, tức là khu China town. Còn về Tết thì đa số trở về truyền thống giổ tết cũng như trong gia đình cúng ông bà, thăm bạn bè. Còn

Một gian hàng bán mứt kẹo và thực phẩm ngày Tết VN ở Bỉ. Source vovnews
những sinh hoạt rầm rộ của Cộng đồng thì bên này không có nhiều, trừ nhà Chùa, nhà Thờ thì có tổ chức Tết cho bà con.
Tuy nhiên, không vì thế mà cái Tết đi qua trong sự quên lãng của mọi người, từ trong mỗi gia đình, họ vẫn tổ chức những buổi cúng ông bà, lì xì, đi chùa . Chị Lan, một cư dân tại Luân đôn nói :
Ở bên này thì mọi người không có tổ chức trong cộng đồng. Thế nhưng mà trong gia đình thì họ vẫn giữ cái truyền thống. Giao thừa thì bọn em vẫn mua bánh chúng, gà, hoa quả, cũng làm cơm.
Mọi người không có tổ chức trong cộng đồng. Thế nhưng mà trong gia đình thì họ vẫn giữ cái truyền thống. Giao thừa thì bọn em vẫn mua bánh chúng, gà, hoa quả, cũng làm cơm.
Tùy theo từng gia đình, như bọn em thì làm canh miến nấu với mề gà, rồi có một đĩa xào, gỏi… Bên này bọn em rất khó mua mai và đào. Thay vì mua mai và đào thì bọn em mua cây sống đời Mùng một thì bọn em đi chùa, có nhiều nhà thì đi chùa đón giao thừa vào đêm 30. Sau đó thầy phát lì xì cho mọi người, chúc mừng năm mới, phát lì xì cho các cháu.
Những một món quốc hồn quốc túy
Ngày Tết ở Âu châu tuy không có mai vàng, pháo đỏ, nhưng ban tổ chức cũng cố gắng gói ghém hương vị Xuân qua những món ăn cổ truyền Việt Nam.
Quý thính giả ở Việt Nam chắc sẽ ngạc nhiên lắm khi nghe trong các món ăn Tết của cộng đồng Âu châu ngoài món bánh chưng, còn có phở như một món quốc hồn quốc túy. Nào, chúng ta hãy điểm qua thực đơn ngày Tết của các cộng đồng nhé ! Bắt đầu là cộng đồng Hà lan :
Ông Nguyễn Liên Hiệp : Không khí Tết của người Việt thì ở đâu tôi nghĩ cũng giống nhau tức là có những thức ăn truyền thống như là bánh chưng, bánh tét, phở, chè, đồ nhậu. Dĩ nhiên là phải đi với bia, với nước ngọt kèm theo.
Không khí Tết của người Việt thì ở đâu tôi nghĩ cũng giống nhau tức là có những thức ăn truyền thống như là bánh chưng, bánh tét, phở, chè, đồ nhậu. Dĩ nhiên là phải đi với bia, với nước ngọt kèm theo.
Phở cũng không thiếu trong thực đơn ngày Tết của cộng đồng Na Uy :
Ông Nguyễn Minh Tuấn : Món quê hương thì tạm gọi là phở, bún, bánh cuốn, bánh chưng, bánh mì, đồ chay….
Các gian hàng thức ăn của Bỉ cũng hấp dẫn không kém :
Ông Lê Hữu Đào : Món ăn Tết thì thường thường là ngon lắm (cười !) rất là thuần túy và ngon. Những món ăn đặc biệt như là bánh cuốn, chả giò…. Đặc biệt đối với anh em chúng tôi ở Liège thôi nhé, bánh chưng. Có những năm có cả những món ngoại quốc nữa !
Người Việt dù ở nơi đâu trên quả địa cầu cũng xem ngày Tết là giây phút để xum họp, để tìm về, để chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất trong năm, gửi cho nhau những thông điệp yêu thương như
anh Nguyễn Liên Hiệp mong đợi :
Đó là dịp mình tụ tập lại với nhau. Thứ hai nữa để cho các con em thấy được truyền thống của người Việt, của ông bà mình và thứ ba nữa cũng là dịp để người Việt của chúng ta gặp gỡ nhau, hàn huyên với nhau. Bởi vì có nhiều anh em 5,6 năm không gặp nhau. Tình cờ lại gặp nhau trong dịp Tết, từ đó có thể hỏi han, thăm viếng bạn bè và những người thân quen : À, chúng ta yêu mến nhau từ lâu !
Người Việt tại Houston sửa soạn đón Tết
Hiền Vy, thông tín viên RFA
2011-01-29
Trong cái lạnh bất thường của mùa Đông nước Mỹ năm nay, Houston mưa nhiều hơn nắng.

Hình chụp từ youtube trên trang mạng Hào Khí Diên Hồng
Trung tâm Việt Mỹ tại Houston làm bánh chưng mừng năm mới Canh Dần 2010. (Hình có tính minh họa).
Thời tiết khác thường cộng thêm những mâu thuẫn đang xảy ra trong cộng đồng người Việt tha hương tại đây làm không khí Tết như có vị cay của mứt Gừng, có vị chua của mứt Quất. Dù vậy hầu như mọi người vẫn đang sửa soạn đón Xuân Tân Mão.
Gói bánh
Tại Trung Tâm Việt Mỹ vùng Tây Bắc Houston, trong khi một số vị cao niên đang tập dợt những bản nhạc Xuân thì các vị khác đang gói bánh chưng, bánh tét. Công việc gói bánh chưng tại đây chia ra từng khâu, như rửa và lau lá, gói bánh, rồi cột dây ... Chị Việt đang lau lá cho biết vì không biết gói bánh nên chị chỉ lo việc rửa và lau lá:
"Tôi lau lá làm bánh chưng, gói là do mấy bác bàn bên kia gói, người ta rành, người ta gói được còn tôi thì không rành nên không dám gói. Thời nhỏ tôi sống dưới quê thì ba mẹ tôi gần Tết thì gói bánh ít với bánh tét."
Mấy năm trước thì trung tâm còn tổ chức thi gói bánh chưng có thưởng cho các em nữa, nhưng năm nay mình gói bánh vào ngày thường nên các em bận đi học.
Ông Đỗ Vạn Thúy
Còn cô Ngọc thì chia sẻ là phụ giúp các bác lớn tuổi gói bánh chưng làm cô nhớ lại những ngày Tết ở quê nhà:
"Rất vui vì hương vị Tết trở lại với mình. Nhớ những kỷ niệm như cúng Giao Thừa, rồi ngày mùng một Tết, con cái mừng tuổi cha mẹ rồi được lì xì."
Bàn bên cạnh các bác lớn tuổi đang gói bánh giải thích cách gói:
"Tôi gói bánh chưng, một lớp gạo nếp, lớp đậu, rồi thịt, rồi đậu, rồi gạo nếp..."
Và khâu cuối của việc gói bánh là phần cột giây, bà Hương chia sẻ là bà đã làm việc này từ mấy năm nay tại trung tâm này:
"Tôi không biết gói nhưng mà chuyên môn cột bánh chưng. Người gói người cột thì mau."
Bà Ngọc Hương thì nói bánh Tét không có khuôn nên khó gói hơn bánh chưng và theo bà bánh ở đây rất ngon nhưng hơi tiếc là không có lá dong:

Bánh chưng của người Việt ở Mỹ. Photo courtesy ifood.tv
"Người miền Nam thì gói bánh tét nhiều hơn bánh chưng. Bánh tét hơi khó gói, bánh chưng thì có khuôn nhưng bánh tét thì phải người nào biết gói mới gói được. Bánh ở đây ngon hơn vì vật liệu đầy đủ hơn chỉ tiếc là không có lá dong, Cái cảnh ở đây rất là vui, có tính cách dân tộc, nghĩa là còn nhớ lại hình ảnh ngày xưa ở Việt Nam mình."
Giám đốc của trung tâm Việt Mỹ là ông Thúy, cho biết là những năm trước còn có cuộc thi gói bánh chưng cho giới trẻ, nhưng năm nay vì gói bánh vào ngày thường nên các em bận đi học, không tham gia được:
"Năm nào cũng phải làm vì đó là tập tục của mình. Lúc đầu chỉ có một, hai người biết gói thôi, sau đó thì họ chỉ cho nhau. Thấy cũng hay cũng vui. Mấy năm trước thì trung tâm còn tổ chức thi gói bánh chưng có thưởng cho các em nữa, nhưng năm nay mình gói bánh vào ngày thường nên các em bận đi học."
Dựng Nêu
Trong khi đó, ở phòng bên cạnh ông Phan Bang đang sửa soạn cây Nêu cho kịp ngày 23 tháng chạp để dựng lên:
"Cây nêu đầu tiên mình phải kiếm một cây tre thẳng cao chừng 20 mét. Mình chỉ chừa lá trên đọt thôi còn phần dưới thì phải lóc hết lá. Thời đại bây giờ tiến bộ hơn nên mình hơi chế biến một chút cho đẹp. Hồi xưa trên cây nêu người ta treo cái giỏ "mồm bò", trong đó họ để trầu cau đã têm rồi, một quả trứng luộc, một miếng thịt. Mục đích như là bữa tiệc để mời thần linh về chứng kiến. Ở đây mình dùng màu ngũ sắc cho đẹp, ngày xưa họ dùng chỉ ngũ sắc, nhưng chỉ thì nhỏ quá nên tôi phải dùng vải để thế ..."
Đi Hội Chợ Tết

Biểu diễn tại Hội chợ Xuân hàng năm tại Cali. Photo courtesy nuocviet.info.
Tại vùng Tây Nam Houston, nơi có rất đông người Việt cư ngụ không khí Tết cũng không kém phần nhộn nhịp. Nhiều nơi tổ chức Hội Chợ Tết để đồng hương đón Xuân với ca nhạc, múa lân, chợ Hoa, trò chơi ... Ông Vinh đang đưa gia đình đi Hội Chợ Tết do Tịnh xá Ngọc Nhẫn tổ chức cho biết lý do ông tham dự:
"Đem con cháu đi chợ Tết cho mấy đứa nhỏ biết không khí Tết của Việt Nam, chứ bên Mỹ này tụi nó không biết cái không khí đó thì cũng tội cho tụi nó. Văn hóa của mình thì mình phải giữ..."
Con gái của ông mới 6 tuổi cho biết là thích coi múa lân còn cháu của ông 8 tuổi thì thích chơi games.
Sửa soạn mâm cỗ
Trong khi đó tại Liễu Gia Trang, cũng trong vùng Tây Nam của thành phố, nơi bán thịt gia súc gia cầm theo sự chọn lựa của khách hàng, thì người ra vào tấp nập. Ông Thư, quản lý Liễu Gia Trang cho biết gà bán ở đây là "gà đi bộ":
"Gà đi bộ là gà nuôi thả dưới đất. Cũng nuôi trong những nhà lớn, nhưng không nuôi trong chuồng cao, tức là nó đi đi lại lại nhiều và cách nuôi là khoảng 5 tháng trời mới thành ra 1 con gà đi bộ nên thịt nó dai và ngọt."
Cuối năm đi chợ Mỹ thì không cảm nhận có không khí Tết. Tôi vẫn thích đến đây mua hơn. Mình đến đây thì mua được tất cả những gì mà mình muốn mua như hồi còn ở Việt Nam.
Ông Thu
Và thú vật bán tại đây được Sở Y Tế kiểm soát rất chặt chẽ:
"Mỗi con gà trước khi mang về đây đều được kiểm tra. Sở Y Tế đến kiểm soát rất gắt gao. Thú vật bán ở đây phải đúng theo tiêu chuẩn vệ sinh, không bệnh hoạn..."
Bác Nghi đang mua gà về ăn Tết, tâm sự là dù sống ở hải ngoại nhưng không thể quên tục lệ Tết của Việt Nam:
"Tôi mua con gà mái tơ và trứng, gà ở đây ngon hơn chợ vì họ mới làm. Ở đây có không khí Việt Nam, thì mỗi một năm truyền thống ăn Tết Việt Nam không có bỏ được, con cái về tập họp với cha mẹ, nói chuyện vui vẻ trong gia đình. Mỗi năm có một lần, mình không thể bỏ tục lệ Việt Nam được ..."
Còn ông Thu, đến từ Galveston thì nói mua gà ở Liễu Gia Trang để cúng Tết:
"Cuối năm đi chợ Mỹ thì không cảm nhận có không khí Tết. Tôi vẫn thích đến đây mua hơn. Mình đến đây thì mua được tất cả những gì mà mình muốn mua như hồi còn ở Việt Nam.
Thịt bán ở đây ngon hơn ngoài chợ, mình đem về ăn thì cảm thấy như đang ở Việt Nam. Nói chung thì Tết chỉ đặc biệt có gà vì còn nguyên đầu, mình luộc lên mình cúng được, còn ở chợ Mỹ thì không có."

Mâm cỗ ngày Tết. Photo courtesy of hisa.vn.
Để nhớ lại không khí quê nhà ngày xưa, lúc mà trong làng xã chung nhau mua heo bò ăn Tết, thì theo ông Thư, một cặp gà đi bộ làm quà cho gia đình và bằng hữu có lẽ là món quà quí nhất trong dịp Tết Nguyên Đán tại Hoa Kỳ:
"Không có gì tốt hơn bằng một cặp gà, bây giờ quí mến nhau, tết nhau, biếu nhau một cặp gà thì theo ý tôi thích hơn, ngon hơn là mua những món quà mà không dùng được."
Hiền Vy, tường trình từ Houston.
Hội chợ Tết ở Nam Cali
Hà Giang, thông tín viên RFA
2009-02-03
Tết là ngày lễ thiêng liêng nhất của người Việt Nam nhưng đối với người Việt hải ngoại không phải lúc nào cũng có hoàn cảnh thuận tiện để được ăn Tết vào đúng ngày 1 tháng 1 năm âm lịch.

Photo, Ha Giang RFA
Những cô sinh viên với chiếc áo dài xưa
Đồng bào ở nhiều nơi đã phải tổ chức hội chợ Tết vào ngày nghỉ cuối tuần sau Tết. Hà Giang tham dự hội chợ Tết ở Nam California , được tổ chức vào hai ngày 31/1 và 1/2 /2009 vừa qua, và ghi nhận để chia xẻ với thính giả.
Những tà áo mầu sắc vui tươi làm ấm lòng người Việt xa xứ là những chiếc áo dài mầu xanh lam và khăn đống của các cụ ông đang trịnh trọng bước. Nhìn họ, người ta chỉ thấy những nét hân hoan, những nụ cười rộng mở
Tết Việt Nam luôn được bảo tồn
Đối với người Việt Nam ở nước ngoài, thì việc được ăn một cái Tết vào đúng ba ngày Tết là một điều rất hiếm hoi.
Nhưng dù phải đón Tết trong hoàn cảnh nào, thì mỗi khi Tết đến, những hoài niệm về quê hương đã thúc đẩy nhiều cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức những hội chợ Xuân không kém phần trịnh trọng và đầy những nét đặc thù dân tộc…
Cuối tuần qua tại Little Sài Gòn, hàng chục ngàn người háo hức chờ đợi giờ mở cửa của hội chợ Tết Kỷ Sửu do Tổng Hội Sinh Viên tổ chức.
Vài giờ trước khi khai mạc xe cộ đã từ khắp các vùng phụ cận đổ về đông nghẹt. Trên đường, người đi bộ nườm nượp, lũ lượt kéo nhau từ các khu gia cư xung quanh đó tiến về hướng cổng của khu hội chợ. Nhiều cụ già, thiếu nữ và trẻ em hãnh diện khoe những chiếc áo dài sặc sỡ đủ mầu.
Một cô bé khoảng 12 tuổi, mới qua Mỹ được gần 1 năm, xúng xính trong chiếc áo dài mầu hồng tươi cho biết:
“Em nhớ Việt Nam, nhưng mà không ngờ ở đây Tết cũng giống như Việt Nam, hội chợ ở đây vui hơn hội chợ ở Việt Nam, rất là vui…”
Lác đác giữa những tà áo mầu sắc vui tươi làm ấm lòng người Việt xa xứ là những chiếc áo dài mầu xanh lam và khăn đống của các cụ ông đang trịnh trọng bước. Nhìn họ, người ta chỉ thấy những nét hân hoan, những nụ cười rộng mở, bao nhiêu lo lắng về một nền kinh tế đang suy thoái được tạm gác qua.
Một niềm hãnh diện cho phong tục tập quán
Một cụ ông diện bộ áo dài the đen mới toanh khoe rằng cụ đã may áo này để ăn Tết, “y như hồi còn ở quê nhà”, cụ bảo:
“Tôi hãnh diện với các cháu, tổ chức hội chợ Tết để duy trì văn hóa Việt Nam, thành ra lúc nào còn đi đi đứng được, dù chống gậy tôi cũng ráng ra với các cháu.”
“Tôi hãnh diện với các cháu, tổ chức hội chợ Tết để duy trì văn hóa Việt Nam, thành ra lúc nào còn đi đi đứng được, dù chống gậy tôi cũng ráng ra với các cháu.” Khung cảnh và không khí của một hội Tết dân gian đã được các sinh viên tái tạo thật sống động và tỉ mỉ.

Cổng vào chợ Tết Việt Nam. Photo, Ha Giang RFA
Hai bên cổng “Làng Việt Nam” thật cao là hai hàng lính gác tay cầm mác, trong trang phục rập áo mão của lính gác ngày xưa.
Rải rác trong làng là những mái nhà tranh mộc mạc, những mảnh vườn với cây xoài, cây khế, những đàn gà, những gánh hàng rong với tiếng rao lảnh lót, có cả cảnh họp chợ trên sông với những chiếc ghe và những cô bán hàng mặc áo bà ba với dăm ba quả bầu quả bí, lọn cải, đọn khoai, và trái cây đủ loại.
Mọi người hân hoan dự Tết trong tiếng gọi nhau ơi ới, tiếng pháo nổ đì đùng và những cành mai, cành đào nở rộ khắp nơi.
Một số khách ngoại quốc đứng ngây người nhìn hoạt cảnh Đám Cưới làng quê của VN. Ông Hemish, một người Ấn Độ phát biểu:
“Tôi thấy được nếp sống gia đình và sức sống của cộng đồng cũng như ngưỡng mộ việc bảo tồn văn hóa của quý vị trong buổi hội chợ này. Tôi rất thích nhìn những y phục cổ truyền đặc sắc của phụ nữ Việt Nam, rất hiếm khi thấy được ở đây.”
Bên cạnh những làng quê mộc mạc là những địa danh nổi tiếng của quê nhà như Chùa Thiên Mụ, Quốc Tử Giám và Đền Hùng. Những hoạt cảnh quen thuộc như thi gói bánh tét, Vinh Quy Bái Tổ, và Đám Cưới Về Làng khiến những vị lớn tuổi xúc động, trong khi đó nhiều em trẻ theo dõi một cách thích thú và gật gù khi được người lớn đi bên cạnh giải thích.
Một cụ bà 72 tuổi ngồi xe lăn, được người con trai đưa đi du Xuân cho biết người con đã đưa cụ từ Pomona đến. Cụ bảo:
“Vui, có hội chợ là tôi đi, tổ chức trình độ cao lắm rồi, thấy ở quê nhà cũng vậy, chứ không có gì khác….”
“Tôi thấy được nếp sống gia đình và sức sống của cộng đồng cũng như ngưỡng mộ việc bảo tồn văn hóa của quý vị trong buổi hội chợ này. Tôi rất thích nhìn những y phục cổ truyền đặc sắc của phụ nữ Việt Nam, rất hiếm khi thấy được ở đây.”
Cạnh chùa Thiên Mụ, một cụ ông mặc áo the đen đang hướng dẫn cậu bé trai khoảng 15 tuổi cách xin xâm. Cậu thắp nhang, vụng về vái lạy, rồi loay hoay xóc mãi cũng rớt ra được một cây xâm.
Nhìn cậu thầy e dè hỏi “cháu có biết tiếng Việt không?”, cậu bé ngập ngừng thưa có, rồi lóng ngóng ngồi xuống nghe thầy đọc quẻ. Ồ, cậu gieo được một quẻ thật tốt! Thầy bảo “năm nay cháu học hành hiển đạt”, rồi chợt thấy mặt cậu ngơ ngác, thầy hỏi “thế cháu có hiểu hiển đạt là gì không?”.
Cậu bé lắc đầu. Thế là đến lượt thầy ngập ngừng. Bà mẹ cậu vội đỡ lời thầy, “À, thầy bảo năm nay con học giỏi sẽ được xếp hạng cao, con cảm ơn thầy đi”.
Thầy tâm sự:
“Tôi cố gắng giúp cho mấy em để mà cố gắng giữ những phong tục của Việt Nam mình, vào ngày Tết thì đi cầu nguyện xin xâm…”
Em Thiên Anh, học sinh của trường trung học Bolsa Grande, một trong số hơn 50 học sinh tình nguyện góp sức với ban tổ chức phát biểu:
“Con muốn góp một sức nào đó để quảng bá cái văn hóa Việt Nam mình đến mọi người và mang niềm vui Tết đến cho người ở hải ngoại.”
Một sinh viên dược khoa năm thứ nhất của trường đại học USC cho biết nhờ đi hội chợ Tết mà cô đang làm quen dần với món hột vịt lộn. Cô nói:
“Rất là vui, không khí rất là giống như ở Việt Nam, thì con biết thêm về lịch sử Việt Nam, vua chúa rồi có lính như thế nào…”
Cụ Đoàn Trúc Dư, 78 tuổi, quê ở Bình Định, đã ở Mỹ từ năm 75, hết lời khen ngợi tài tổ chức của giới trẻ trong Tổng Hội Sinh Viên:
Năm nay sinh viên tổ chức với cái tiêu đề là Hy Vọng, thì hy vọng Việt Nam mình sẽ có đa nguyên dân chủ
“Thật là tuyệt vời, tôi bữa nay là trọn ngày đi dạo tất cả ở trong chợ, không sót chỗ nào hết. Cái làng Việt Nam này chung quanh là Việt Nam là tất cả đều giống y như ở Việt Nam mình vậy. Năm nay sinh viên tổ chức với cái tiêu đề là Hy Vọng, thì hy vọng Việt Nam mình sẽ có đa nguyên dân chủ”
Trong khi người Việt ở Nam California tưng bừng vui Xuân thì tại Việt Nam đã là mùng 7 Tết và mọi sinh hoạt đang trở lại bình thường. Nhiều người cho rằng thời khắc của ngày Xuân thực ra không quan trọng, điều quan trọng là, qua việc tổ chức và cử hành những nghi thức ngày lễ Tết thiêng liêng mỗi năm, các thế hệ của người Việt tha hương đã đến gần nhau hơn trong một tinh thần cộng đồng gắn bó.
Mỗi một dịp như vậy, giới trẻ được dịp tìm về nguồn cội và học hiểu thêm về bản sắc của mình, còn những cụ già ấm lòng với niềm tin là văn hóa Việt Nam sẽ được những thế hệ mai hậu không những bảo tồn, mà còn quảng bá rộng rãi đến cho người bản xứ.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
In bản tin này Email bản tin này
Ý kiến của Bạn
Click here to add your own comment
Xem tất cả ý kiến.
Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được RFA xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến.
Người Hà Nội đón Tết trong giá rét ra sao?
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2011-01-28
Người Hà Nội năm nay chịu cái rét lạnh bất thường và dai dẳng suốt hơn một tháng nay và giờ đã là những ngày giáp Tết, chuẩn bị tiễn ông Táo về trời, mà cái rét vẫn chưa chịu buông tha.

AFP PHOTO
Một người dân dưới cái rét Hà Nội, ảnh chụp hôm 26-01-2011.

Đợt rét này chưa hết, thì đợt rét bổ sung khác đã bắt đầu. Hứng chịu thời tiết lạnh buốt ấy suốt một thời gian liên tục, sinh hoạt của người dân thủ đô đã phải tự thay đổi để thích nghi. Nhưng cái rét lạnh 7-8 độ C có làm thay đổi cách thức người Hà Thành sắm sửa đón Tết hay không?

Người dân ở mọi miền Tổ quốc, nhiều khi phải “ghen tị” với người dân ở miền Bắc vì họ thường được thiên nhiên ưu đãi, đón Tết bao giờ cũng có cái rét se lạnh, một chút ít mưa phùn, được mặc quần áo ấm du xuân. Thế nhưng năm nay, thì người dân miền Bắc mà nhất là người dân Thủ đô lại đang chuẩn bị đón Tết trong một thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ luôn xuống dưới 10 độ C. Ai đã ở Hà Nội những ngày rét cắt da cắt thịt, thì chẳng lạ gì cái rét ở đó, không chỉ lạnh rét do độ ẩm cao, làm cho mọi người thật lười biếng trong những chiếc áo dày và rộng. Mà còn do mưa phùn và gió mùa Đông Bắc thường đi kèm, làm cho cái tê tái như nhân lên gấp nhiều lần.

Nói gì thì nói, cái rét lạnh những dịp Tết vẫn là nét đặc trưng vốn dĩ chỉ có của ngoài Bắc, nhưng mưa lạnh kéo dài, nhiệt độ giảm sâu và tăng cường đã ảnh hưởng nhiều đến không khí sắm sửa đón Tết của người dân nơi này.
Từ chuyện ăn uống mùa lạnh
Với những gia đình có trẻ nhỏ thì chắc chắn sẽ hạn chế đưa con ra ngoài đường và phần lớn sẽ tập trung vào quây quần với gia đình.
Anh Xuân Vinh
Bắt đầu xuất phát từ đồ ăn uống ngày Tết. Việc chuẩn bị đồ Tết năm nay của các bà, các chị đã được chuẩn bị sớm hơn thường lệ, vì lý do năm nay, Nhà nước cho công chức nghỉ những 8 ngày thay vì 3 ngày như mấy năm trước. Bác Kim Loan, nhà ở đường Khâm Thiên cho biết:

“Tết Nguyên đán năm nay được nghỉ dài nên mọi người chuẩn bị mua sắm Tết mang tính chất cả dự trữ nữa. Thực tế là có đắt lên. Mọi năm tôi thấy thịt gà hoặc thịt lợn dao động khoảng 7-80 chục nghìn, con năm nay mới hỏi giá gà đã là 110.000 đồng/ cân. Tết cổ truyền ai cũng phải mua sắm, và người mua thêm dự trữ nữa vì năm nay được nghỉ rất là dài, không phải là 3 ngày Tết no đủ nữa mà là 8 ngày.

Các bà nội trợ như chúng tôi đã phải đi mua sắm dần rồi, những đồ khô như măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, bóng. Rồi những cái như mứt này, hạt bí, hạt dưa cứ phải chuẩn bị dần dần.”

Ngoài lý do nghỉ nhiều ngày, thì lý do chính mà khẩu phần mua sắm đồ ăn uống năm nay thay đổi vì trời rét, người Hà Nội luôn biết cách xoay xở trong mọi tình huống để vẫn đảm bảo được bữa tiệc vừa chất và vừa bổ, bác Kim Loan cho biết thêm:

Người Hà Nội mua Đào chơi Tết. AFP PHOTO.
“Mọi năm thì tôi thấy uống bia nhiều, nhưng năm nay thấy rượu tây bầy bát ngát luôn. Người ta có thể chuyển sang uống rượu. Mứt, thì năm nay thấy mứt gừng chắc là bán cũng chạy. Các loại chè (trà) năm nay rất là nhiều, chứ không cứ người ta chỉ uống trà mạn hay trà Thái Nguyên, mà năm nay các loại chè như chè hộp, hay chè nhúng , các loại chè thơm như chè táo, chè dâu thì mọi người cũng mua nhiều.”

Xu hướng tiêu dùng hàng thay thế từ bia thành rượu, hay các món ăn cay nóng, cũng được anh Xuân Vinh, nhà trên đường Vĩnh Tuy, đồng quan điểm:

“Chắc chắn với tình hình thời tiết như thế này, thì nhu cầu đón Tết Tân Mão sẽ thay đổi rất là nhiều. Nếu mọi năm, điều kiện thời tiết mát mẻ, thì ngày Tết có những món ăn dân dã cổ truyền, nước ngọt, nước giải khát và bia. Năm nay mà như thế này thì mọi gia đình sẽ quây quần bên nồi bánh chưng và nhâm nhi những ly rượu để ấm.”
Mọi năm tôi thấy thịt gà hoặc thịt lợn dao động khoảng 7-80 chục nghìn, con năm nay mới hỏi giá gà đã là 110.000 đồng/ cân.
Bà Kim Loan

Ngoài chuyện đồ uống thay đổi, thì dường như người Hà Thành cũng thay đổi thực đơn các món ăn cho vừa phù hợp với không khí quây quần mà lại vừa tăng thêm tính ấm cúng cho bữa tiệc đầu xuân. Giờ đây những món ăn truyền thống kiểu xôi gà, đồ xào, măng miến được thay thế bằng những món ăn khá giản tiện và hiện đại như lẩu hay đồ nướng, lý giải về chuyện này, thì bác Loan cho rằng:

“Năm nay thời tiết lạnh quá, ra cửa hàng điện máy, mọi người mua nồi nướng. Công dụng rất là tốt, nhiều khi để ngay trên mâm, trên bàn , nướng đồ nướng ăn luôn: nướng thịt, rau củ quả, ăn nóng rất là tốt, nên năm nay thấy loại nồi ấy, nhiều người mua, phục vụ cho thời tiết giá lạnh này.”

Còn chị Bích Hường, nhà ở quận Hoàng Mai thì nhận xét thêm:

Năm nay trời rét lên, nên đồ ăn đồ uống cũng đắt hơn vì lượng tiêu dùng nhiều hơn. Trời lạnh như thế này, thì mọi người ăn lẩu và ăn đồ nướng nhiều.
Chuyện ăn uống được người Hà Nội lên kế hoạch từ sớm để vừa đón được Tết cổ truyền lại vừa chống lại được cái rét đang vây hãm.
Đến chuyện mua sắm Tết

Tuy vậy, nhắc đến Tết thì không ai lại không nhắc đến chuyện sắm sửa quần áo mới hay trang hoàng nhà cửa đón xuân về. Nói là vậy, nhưng do thời tiết rét bất thường và kéo dài, nên việc sắm sửa của người dân Hà Nội cũng bị đảo lộn ít nhiều. Cụ thể là, các mặt hàng quần áo len, dạ của Trung Quốc vẫn được ưa chuộng và giá thì cao lên gần gấp đôi nhưng vẫn không đủ đáp ứng được nhu cầu sắm sửa của người dân Hà Nội. Theo lời chị Bùi Thị Minh, nhà trên đường Quốc Tử Giám, thì chị Minh cho biết về kế hoạch mua sắm quần áo cho lũ trẻ nhà mình đón Tết như sau:

Bánh chưng Tết. Photo courtesy of asu.edu
“Năm nay đi sắm sửa cho bọn trẻ con toàn là cháy hàng và không có hàng thôi, mà đắt hơn bao nhiêu so với năm ngoái. Năm nay quần áo len của bọn nó không có mà đắt hơn nhiều. Giả dụ năm ngoái mua cái áo là 130.000 thì năm nay là 210.000 – 220.000.”

Còn theo lời chị Hường, thì chuyện sắm sửa quần áo chơi Tết cho bọn trẻ con, cũng là chuyện cần phải bàn:

“Đặc biệt là những đồ phục vụ cho thời tiết, chẳng hạn, quần áo , găng tay, phụ kiện mũ len, nói chung các thứ đều đắt lên. Nói chung, đến sát Tết, rét như thế này, thì đi mua vừa đắt mà gần như tranh nhau, mà lại không có nhiều đồ đẹp để mua.”
Du xuân cũng thay đổi

Theo tin mới nhất từ Cục Khí tượng thủy văn, thì đợt rét đậm này sẽ còn kéo dài đến tận 28-29/1 rồi có khả năng thuyên giảm chút ít, nhưng nhìn chung thì chắc chắn người Hà Nội sẽ khó có thể tránh khỏi một cái Tết rét lạnh như năm nay. Vì vậy, kế hoạch du xuân của người dân nơi này cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bắt đầu bằng lời chia sẻ của anh Xuân Vinh, người đang có kế hoạch Bắc tiến lên vùng Cao Bằng, Lạng Sơn đón xuân, nhưng do thời tiết lạnh đã phải thay đổi lịch trình của mình. Anh cho biết:

“Thời tiết miền Bắc, Hà Nội rét đậm rét hại kéo dài. Theo Trung tâm dự báo thời tiết thì từ nay đến Tết Nguyên đán vẫn còn rét đậm, rét hại, nên bà con ở quê nhà, cuộc sống bị đảo lộn rất nhiều. Như mọi năm, vào lúc này bà con đã hồ hởi sắm Tết, nhưng với tình hình thời tiết như thế này, tất cả các nhu cầu cuộc sống bị xáo trộn quá nhiều.

Có nhiều gia đình lên kế hoạch đi du xuân, Tết năm nay được nghỉ dài, nhiều gia đình lên kế hoạch đi du lịch, nhưng tình hình thời tiết như thế này, thì các chuyến du lịch lên phía Bắc chắc sẽ không thực hiện được, nếu các gia đình có điều kiện thì chắc là đi những tour du lịch vào miền Nam Trung Bộ, chắc sẽ đông khách.”
Nói chung, đến sát Tết, rét như thế này, thì đi mua vừa đắt mà gần như tranh nhau, mà lại không có nhiều đồ đẹp để mua.
Chị Hường

Chuyện du xuân bị thay đổi do thời tiết giá lạnh là như vậy, nhưng việc đón Tết ngay trong thành phố những ngày sắp tới cũng bị thay đổi ít nhiều. Cụ thể là các gia đình có người già và trẻ nhỏ sẽ hạn chế ra đường nhiều hơn, hay các ông bố bà mẹ cũng sẽ ít cho con cái ra những nơi vui chơi công cộng ngoài trời, nhằm tránh cái rét lạnh đang bủa vây.

Theo lời chị Bích Hường, gia đình có 2 con nhỏ, thì chị cho biết:

“Thường trời lạnh như thế này, thì các nhà chủ yếu quây quần trong nhà, cho trẻ con ra đường thì trời rét quá. Có những hôm nhiệt độ xuống tới 6-7 độ C, mà trẻ con ra ngoài chơi thì rất dễ bị ốm. Thì thường cho trẻ con vui chơi ở trong nhà hoặc những chỗ vui chơi ở trong nhà như Vincom hoặc đi thăm gia đình nội ngoại chứ không cho chơi ngoài trời.”

Còn anh Xuân Vinh, gia đình cũng có con nhỏ thì góp ý:

“Với những gia đình có trẻ nhỏ thì chắc chắn sẽ hạn chế đưa con ra ngoài đường và phần lớn sẽ tập trung vào quây quần với gia đình, họ hàng nội ngoại, và các bạn bè thân. Chứ còn kế hoạch đi những nơi vui chơi giải trí công cộng như công viên hay Cung thiếu nhi, thì các bậc phụ huynh có con nhỏ, chắc chắn họ sẽ phải cân nhắc rất nhiều bởi vì nhiệt độ có những hôm xuống tận 6-7 độ C, thì việc đưa trẻ nhỏ ra ngoài rất dễ gây trẻ nhỏ bị ốm.”

Với mỗi người dân Việt Nam thì Tết bao giờ cũng là thời khắc thiêng liêng, để con người được hòa mình vào thiên nhiên, được tận hưởng những giây phút đầu năm sảng khoái, và cũng là cơ hội để đón nhận không khí xuân trong lành và sạch sẽ. Cho dù, năm nay, người dân Thủ đô có thể sẽ không có một cái Tết toàn vẹn như ý vì trời rét lạnh, nhưng điều đó không có nghĩa là người dân Hà Thành sẽ thiếu vắng khoảng lặng giao hòa với thiên nhiên.

Như lời của bác Loan, thì ngày Tết dù có rét mướt thì gia đình bác cũng vẫn sẽ ra đường để đón xuân, để tận hưởng không khí xuân và hơn hết là để biết rằng mùa xuân đã về:

“Nói thế thôi, chứ không phải rét quá để mà không đi ra ngoài đuợc. Bởi vì đi ra ngoài hưởng không khí xuân, thời tiết se lạnh nhưng mà nhìn rất là Tết, nói chung tết nhất là đi ra ngoài đường, nói chung là không khí Tết làm người ta rất là phấn khởi, mặc dù là rét nhưng mọi người vẫn ra đường đấy.”
Chợ Hoa Tết
Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok
2011-01-27
Cũng như mọi năm, dịp đưa ông Táo về trời cũng là lúc các chợ hoa Tết tại TPHCM được mở ra để phục vụ cho nhu cầu trang trí nhà cửa của người dân.

Courtesy Nguyen Xuan Lai
Chợ Hoa Tết dọc đường Nguyễn Huệ, TPHCM
Thời tiết ảnh hưởng giá hoa
Năm nay, có đến 30 chợ hoa được khai trương đồng loạt vào ngày 26/1 tại khắp các quận, huyện trong thành phố.
Không chỉ gia tăng số lượng địa điểm chợ hoa, mà các loại cây trưng bày cho dịp Tết năm nay cũng phong phú hơn. Ngoài các loại hoa truyền thống như mai, đào, cúc… chợ hoa Tết năm nay còn xuất hiện những loại cây ăn trái kiểng như thanh long, bưởi, khế…
Tại TPHCM, giá mai ở mức từ 500.000 đồng đến vài chục triệu đồng/cây. Đào thường có giá khoảng từ 1 – 2 triệu đồng, trong khi cúc hay hoa vạn thọ có giá từ khoảng 100.000 – 200.000 đồng/cây.
Đào không nở hoa to như ở Hà Nội. Lan cũng đẹp lắm, có nhiều chậu kiểu như một dãy, một chậu như cái bể cá được làm 2, 3 dãy nhiều màu sắc khác nhau, giá có 2 triệu. Rẻ thì không rẻ, với người nghèo thì người ta không chơi nhưng cỡ trung trung thì được.
Chị Ánh, quận 3 TPHCM

Hoa Tết ở một góc phố Hà Nội. AFP
Chị Ánh, cư ngụ tại quận 3, cho biết:
"Năm nay, chị thấy cũng được, cũng nhiều hoa đẹp lắm. Nhưng mà ngay mai mới đông, cán bộ công nhân viên người ta nghỉ. Mình phải đi sớm để chọn mấy cây mai cho đẹp. Đào không nở hoa to như ở Hà Nội. Lan cũng đẹp lắm, có nhiều chậu kiểu như một dãy, một chậu như cái bể cá được làm 2, 3 dãy nhiều màu sắc khác nhau, giá có 2 triệu. Rẻ thì không rẻ, với người nghèo thì người ta không chơi nhưng cỡ trung trung thì được."
So với năm ngoái, giá hoa năm nay tăng từ 10 – 50%.
Trong khi đó tại Hà Nội, nhiều người nhận xét giá hoa cũng tăng khá cao trong khi chất lượng hoa lại không đẹp như các năm trước. Loại đào non có giá từ 1- 2,5 triệu đồng/cây, trong khi các loại đào nhiều tuổi hay đào ghép có giá từ 5 – 15 triệu đồng/cây.
Bên cạnh các loại hoa truyền thống của Việt Nam, năm nay các loại hoa nhập từ Trung Quốc như địa lan, lệnh bài, mai đỏ… cũng xuất hiện nhiều tại Hà Nội với giá từ vài trăm ngàn đến gần 20 triệu đồng/cây.
Theo một số nhà vườn cho biết, sở dĩ năm nay hoa đắt và không được đẹp là do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, rét bất thường vào cuối năm.
Ngày Xuân nói chuyện Tết
Quỳnh Như, phóng viên RFA
2011-01-28
Ở Việt Nam cứ đến khoảng 23 tháng Chạp Âm lịch, ngày đưa Táo Quân về chầu Trời là mọi nhà bắt đầu chuẩn bị đón Tết.

AFP PHOTO
Chợ Hoa Xuân.

Tuy nhiên cuộc sống bận rộn hiện nay khiến ai nấy cũng tất bật với công việc hàng ngày nên không có thời gian rảnh rổi để tìm hiểu về ý nghĩa của một số vấn đề liên quan đến dịp đầu năm trong văn hóa dân gian.
Quỳnh Như có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, người được mệnh danh là “Nhà Hà Nội học vĩ đại” để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến Tết ta. Mời quý vị theo dõi…
Tết trong văn hóa Việt
Tết tức là ngày bà con làng xóm tụ hội lại với nhau để vui chơi giải trí, ăn mừng thắng lợi của một vụ mùa. Ý nghĩa của Tết đầu tiên là như vậy.
Ô. Nguyễn Vinh Phúc
“Nhà Hà Nội học” là cách gọi trân trọng mà nhiều ngành dành cho ông Nguyễn Vinh Phúc, một người chuyên nghiên cứu về Hà Nội. Mặc dù đã bứơc sang tuổi thập bát ông vẫn say mê nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, và nhiệt thành chia sẻ kho kiến thức mà ông đã tích luỹ được. Đề cập đến khái niệm Tết trong văn hóa Việt Nam ông Nguyễn Vinh Phúc cho biết:
“Tết tức là ngày bà con làng xóm tụ hội lại với nhau để vui chơi giải trí, ăn mừng thắng lợi của một vụ mùa. Ý nghĩa của Tết đầu tiên là như vậy. Đó là một cái đốt, gần như một cái đốt tre, một cái mấu quan trọng trong một năm, đánh dấu mùa màng đã xong, mà thực tế là đến Tháng Chạp ta là đã cấy, đã cày xong rồi, đã thu hoạch lúa mùa rồi, bây giờ là lúc nghỉ ngơi, nông nhàn, cho nên bà con tổ chức ngày hội họp gia đình, làng xóm, để vui vẻ giải trí với nhau, là một dịp để mọi người vui chơi, để mọi người tỏ lòng biết ơn thiên nhiên, biết ơn trời đất đã giúp cho mình, cho mình một cái vụ mùa gọi là "mưa thuận gió hòa". Đầu tiên là lễ ăn mừng thắng lợi về vụ mùa của người nông dân. Trước kia, chín mươi mấy phần trăm dân số ta là nông dân, cho nên đầu tiên ý nghĩa của cái Tết chính là như vậy.”
Với ý niệm đó người xưa tổ chức nhiều hoạt động lễ hội trong năm để ăn mừng và đều gọi đó là Tết. Ông Phúc nói:

Hoa mai ngày Tết. Photo courtesy of ChaobacsyBlog.
“Ở Việt Nam thì mình có rất nhiều Tết. Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết Cả, rồi thì nào là Tết Hàn Thực mùng 3 tháng 3 âm lịch, rồi nào là Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, rồi thì Tết Trung Thu là rằm tháng 8, rồi Tết Hạ Nguyên là rằm tháng 10, nhưng mà tất cả các tết kia đó thì đều là đàn em của Tết Nguyên Đán. Theo cách nói của người Việt Nam ngày xưa, các cụ ta gọi Tết Nguyên Đán là Tết Cả. Khi tiếp xúc với văn hóa Hán thì các cụ dùng cái từ ngữ Hán gọi là Nguyên Đán.”
Quan trọng nhất là Tết Nguyên Đán vì nó được xem như cái Tết Cả. Cụ Nguyễn Vinh Phúc giải thích chữ Nguyên Đán như sau:
“Nguyên tức là khởi đầu, là bắt đầu và Đán là buổi sáng, tức là sớm đầu tiên của một năm. Tết Nguyên Đán là như cái Tết bắt đầu; mở đầu một buổi sáng sáng sủa, đẹp đẽ, bởi lẽ rằng bắt đầu từ đó là hết một năm cũ và sang một năm mới, nên Tết Nguyên Đán là cái Tết tổ chức vào ngày mùng Một tháng Giêng âm lịch của chúng ta.”
Đêm Giao thừa
Giao thừa: giao là giao lại, còn thừa tức là tiếp lấy, có nghĩa là cái năm cũ giao lại và năm mới tiếp nhận lấy, kế thừa là thế.
Ô. Nguyễn Vinh Phúc
Nói đến Tết ai cũng nghĩ đến những thời khắc thiêng liêng của năm mới mà mọi người đều không thể bỏ sót là đêm Giao thừa, thế nhưng có đôi khi người ta còn gọi là đêm Trừ tịch. Vậy Giao thừa và Trừ tịch có nghĩa là gì trong tiếng Hán Việt. Ông Phúc diễn giải.
Trước tiên thế nào là đêm Trừ tịch:
“Trừ là trừ hết đi, tịch là một tối, một đêm. Trừ tịch là cái đêm trừ hết những cái cũ để thay đổi, thay đổi sang cái mới. Đêm Trừ tịch, đêm ba mười tết đó là cái đêm mà mọi người quan niệm rằng là sẽ trừ hết đi, bỏ hết đi những cái cũ kỹ, và thay vào đó là những cái mới, cho nên gọi là Trừ tịch.”
Còn hiểu thế nào là đêm Giao thừa?
“Bởi vì lúc nửa đêm, 12 giờ đêm của ngày 30 tháng Chạp là lúc gọi là Giao thừa: giao là giao lại, còn thừa tức là tiếp lấy, có nghĩa là cái năm cũ giao lại và năm mới tiếp nhận lấy, kế thừa là thế. Chữ Giao thừa bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ. Thường các cụ ta ngày xưa quan niệm rằng mỗi một năm có một vị quan trên trời gọi là quan Hành khiển coi sóc năm đó, cứ đến giờ phút cuối cái năm này, mở đầu năm kia, quan hành khiển của năm cũ bàn giao công việc cai trị của mình trong cõi nhân gian này cho ông Hành khiển của năm mới; ông mới tiếp thu lấy, cho nên gọi là đêm Giao thừa. Khoảnh khắc ấy có tính chất thiêng liêng. Đối với người dân chúng ta thì thấy đó là giờ phút trời đất giao hòa. Cả một vụ Đông Hàn đến đây là chấm dứt, và từ đây sẽ mở ra một mùa Xuân nồng ấm, cho nên những cái gì lạnh buốt, những cái gì thê lương, những cái gì khô úa của mùa đông đến đây coi như chấm dứt. Thế cho nên đối với mọi người dân Việt Nam chúng ta đêm Giao thừa mang tính chất thiêng liêng. Thế cho nên Tết Nguyên Đán, Đêm Giao Thừa và chữ Trừ Tịch nó là một cụm với nhau. Điểm đỉnh của Tết Nguyên Đán là tối Trừ Tịch.”
Nhân dịp đầu năm không thể nào không nhắc tới ngày Rằm Tháng Giêng, còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Ông Nguyễn Vinh Phúc cho biết:

Ngày Tết mua chữ cầu may. AFP PHOTO.
“Mười lăm ngày sau Tết, người Việt chúng ta nôm na gọi là Rằm Tháng Giêng, nhưng theo chữ Hán thì người ta gọi là Tết Nguyên Tiêu, hay là Tết Thượng Nguyên. Nguyên Tiêu là gì? Tiêu đồng nghĩa với chữ "dạ" là đêm. Nguyên tiêu là cái đêm đầu tiên. Tại sao gọi là đầu tiên? Là vì đêm này là đêm đầu tiên chúng ta chứng kiến mặt trăng tròn trịa. Trước kia chúng ta cũng tôn thờ trăng, coi mặt trời là dương – là cha, trăng là mẹ – là âm, cho nên đêm Nguyên Tiêu mà ta gọi là Rằm Tháng Giêng. Đầu tiên Rằm Tháng Giêng hay đêm Nguyên Tiêu là để cho mọi người hưởng thụ ánh trăng rằm đẹp đẽ mát mẻ của trời xuân. Thế rồi từ đó mới chuyển thành một ngày hội, người ta chăng đèn kết hoa. Các nhà văn hóa học thì cho rằng đó là sự chuyển hóa từ dương sang âm.”

Giải thích màu sắc tôn giáo của ngày Rằm Tháng Giêng, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nói thêm:
“Sau đó thì tín ngưỡng Phật Giáo mới gia nhập vào nước ta thì nó chuyển thành một tín ngưỡng về Phật Giáo, tức là theo kinh của Phật thì ngày rằm tháng giêng chính là cái ngày mà chư Phật ở trên cõi Cực Lạc xuống dưới trần gian này xem xét mọi việc để cân phúc cân tội cho người ta. Thế cho nên người xưa bảo rằng "Lễ Phật quanh năm không bằng Lễ Rằm Tháng Giêng" là như vậy. Vào ngày Rằm Tháng Giêng, ngày Nguyên Tiêu các chùa đều tổ chức lễ cả, rồi thì các tín đồ Phật tử đến lễ để cầu may cầu phúc và xin tránh họa, và nhiều khi nam nữ đến lễ để xin cầu duyên. Ít lâu sau tín ngưỡng Đạo Giáo xuất hiện, Đạo Giáo thì quan niệm rằng ngày Rằm Tháng Giêng là ngày vía Thiên Quang. Đó là ngày vía – ngày kỵ húy của ông Thiên Quang. Cho nên đó là ngày Đạo Giáo dùng để dâng sao giải hạn, các đạo sĩ tổ chức dâng sao giải hạn. Và nhà chùa cũng bắt chước như vậy, cũng lấy ngày Rằm Tháng Giêng là ngày dâng sao giải hạn để trừ các tật ách. Đó là nguồn gốc tinh thần của Tết Nguyên Tiêu.”
Người Việt luôn nghĩ rằng gìn giữ truyền thống ngày Tết là nét đẹp của dân tộc nhưng hình như càng ngày người ta càng rời xa ý nghĩa đích thực, mà lại chạy theo những xa hoa bề ngoài, đây là cách giết lần mòn nét truyền thống mà ông cha hàng ngàn năm qua bồi đắp.
Ôn cố tri tân là cách ghi lại những nét đẹp cổ xưa hầu chia sẻ cho lớp trẻ cũng là những việc tuy nhỏ, nhưng nên làm trong ý nghĩa đích thực của một cái Tết Việt Nam.
Người Việt ở Mỹ đón Tết Canh Dần
Việt Hà, phóng viên RFA
2010-02-09
Tết Canh Dần đã cận kề, mặc dù là ở Mỹ, xa Việt nam đến nửa vòng trái đất, người Việt cũng đang háo hức chuẩn bị để đón Tết cổ truyền với nhiều sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

Photo courtesy nuocviet.info
Biểu diễn tại Hội chợ Xuân hàng năm tại Cali.
Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin được gửi tới quý vị một số nét về Tết của người Việt tại Mỹ năm nay.
Tết nguyên đán là một hoạt động văn hoá quan trọng của người Việt hàng năm. Trên đất Mỹ, nơi định cư của hơn 1,6 triệu người Việt, tức hơn một nửa cộng đồng Việt trên toàn thế giới, Tết nguyên đán từ rất lâu đã luôn được tổ chức và đón chào, mặc dù quy mô, và hình thức có khác nhau từ tiểu bang này sang tiểu bang khác.
Tết Cali
Orange county, hay quận Cam ở nam California là nơi có đông người Việt sinh sống nhất, với khoảng hơn 150.000 người. Tết tại vùng này năm nào cũng rất nhộn nhịp. Ông Đỗ Dũng, chủ bút nhật báo Việt Herald, người đã sống ở vùng này 16 năm cho biết về không khí Tết tại đây như sau:
Tôi có may mắn là ở California, vùng Little Sài gòn chỗ có đông người Việt nhất ở hải ngoại, thành thử không khí Tết vui hơn bất cứ chỗ nào khác trên nước Mỹ này.
Ô. Đỗ Dũng.
"Tôi có may mắn là ở California, vùng Little Sài gòn chỗ có đông người Việt nhất ở hải ngoại, thành thử không khí Tết vui hơn bất cứ chỗ nào khác trên nước Mỹ này. Năm nào cũng có hội chợ, và diễu hành Tết là hai mục mà người ta chú ý nhất.
Từ ngày 12 đến 14 có một hội chợ tất niên. Hội chợ này họ làm từ hai mấy năm nay rồi, họ làm ở Garden Grove Park, một năm cũng thu hút được mấy chục ngàn người. Đó là hội chợ lớn nhất. Riêng ngày 30 Tết thì có diễu hành trên đại lộ Bolsa là đại lộ nằm ngay trung tâm khu little Sài gòn. Diễu hành Tết chỉ kéo dài nửa dặm thôi.
Nhưng đó là sinh hoạt được mọi người chú ý vì năm nào cũng có cả mấy chục ngàn người đến dự. Ngoài ra trước những ngày Tết,(năm nay thì) bắt đầu từ tuần trước, đã có các chợ hoa. Chợ hoa lớn nhất vùng này là chợ hoa phước lộc thọ. Năm nay họ làm rộng ra nữa mặc dù kinh tế khó khăn.
Đó là chợ hoa ở khắp miền nam California đổ về. Họ đi mua hoa, bánh mứt, đến chụp hình. Rồi trước một số cửa tiệm nhỏ, họ dựng những rạp nho nhỏ buôn bán các chậu hoa, rồi đêm họ ngủ lại đó, không khí rất nhộn nhịp."
Đáng chú ý là trong các hội chợ Tết ở đây, bà con người Việt có thể chơi bầu cua, cá cọp. Thậm chí việc đốt pháo cũng khá phổ biến trong mấy ngày Tết. Ông Dũng cho rằng vì là ngày Tết của người Việt nên dường như chính quyền địa phương cũng chiếu cố hơn, còn ngày thường thì đây là các hoạt động bị cấm.

Bánh chưng của người Việt ở Mỹ. Photo courtesy ifood.tv
Không khí Tết của Little Sài gòn được thể hiện rõ không chỉ qua những hội chợ Tết mà còn ở các chùa trong vùng.
Theo ông Đỗ Dũng thì nội trong vùng Little Sài gon cũng có đến khoảng hơn 20 chùa. Tại các chùa lớn, những năm gần đây năm nào cũng tổ chức văn nghệ trong các ngày Tết thu hút mấy chục ca sĩ đến phục vụ mang lại không khí Tết tươi vui cho bà con.
Little Sài gòn cũng là nơi có nhiều báo người Việt nhất trên toàn nước Mỹ. Dịp Tết cũng là dịp để các tờ báo quảng bá cho mình qua số báo Tết.
Tết năm nay, từ khoảng hai tuần trước Tết, 4 tờ nhật báo lớn nhất trong vùng của người Việt là Người Việt, Việt Báo, Việt Herald và Viễn đông đều đã ra số báo xuân.
Thêm vào đó là một số tờ tuần báo cũng đã có số Tết. Các báo Tết này được bán rộng rãi trên các sạp báo của người Việt và tại chợ Tết.
Năm 2009 cũng là năm kinh tế Mỹ lao đao, California là một trong các tiểu bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Người Việt ở đây cũng gặp muôn vàn khó khăn. Và vì thế Tết năm nay có phần nào không bằng các năm trước. Ông Đỗ Dũng cho biết:
"Năm nay chợ Tết không có được mạnh cho lắm mặc dù họ làm rộng hơn, nhưng tôi thấy hàng hoá không xôm tụ như các năm trước nữa, sức mua bán cũng yếu hẳn đi, vì người ta cũng tiết kiệm nhiều bởi vì người ta còn đang lo sang năm tới không biết như thế nào.
Ví dụ mấy năm trước chúng tôi làm báo chúng tôi thấy nó quảng cáo rất nhiều, các chợ nhập hàng về rất nhiều, năm nay mức quảng cáo xuống thấp hẳn so với các năm trước, điều đấy cho thấy là năm nay kinh tế khó khăn."
Tại Mỹ, một nơi khác cũng có rất đông người Việt sinh sống và các sinh hoạt Tết cổ truyền của người Việt cũng được tổ chức hết sức nhộn nhịp, đó là Houston, Texas. Đây là nơi có khoảng 100.000 người Việt đang sinh sống. Bà Ngô Quý Linh, người đã ăn hơn 30 cái Tết tại đây nói về Tết ở vùng này như sau:
"Có lẽ phải nói là đa dạng, ví dụ như các hội chợ Tết của các nhà thờ, chùa, hội ái hữu, cộng đồng, rồi sau đó ngày Tết tổ chức giữa thân hữu với nhau. Thường mở hoạt động nhiều nhất từ 2 đến 3 tuần trước tế. Có nhiều hàng hoá về, bánh mứt kẹo, bánh chưng."
Gói bánh chưng
Điều hết sức thú vị theo bà Linh thì ở đây càng ngày càng có nhiều người quay lại gói bánh chưng Tết. Trước kia, khi mới sang Mỹ, người Việt còn bận rộn đi làm kiếm sống nên thường chỉ đi mua bánh chưng.
Giờ đây, lớp người đó đã lớn tuổi , có người về hưu, họ có thời gian để làm sống lại truyền thống lâu đời này của người Việt. Bà nói:
"Gói bánh chưng là một kỷ niệm vui vì tôi đọc những sách hồi ký của các nhà văn Việt Nam thì người nào cũng có kỷ niệm vui về gói bánh chưng nên tôi nghĩ đó là điều hay. Nhất là mình luộc xong, mình lấy bánh ra, mở vung, mùi bánh chưng thơm phức, thì dó là một cái rất là đặc biệt của ngày Tết."
Đặc biệt là các chùa vẫn rộn ràng hơn trước. Vì trước đây tôi thấy có 1 chùa mà bây giờ đếm có đến mười mấy chùa. Vẫn ăn Tết to.
Ô. Nguyễn Ngọc Châu.
Năm nào gia đình bà Linh cũng gói bánh chưng, mối lần gói khoảng 20 cái. Bánh chưng của người Việt ở đây cũng rất ngon, chỉ có khác là lá để gói bánh được dùng là lá chuối thay vì lá dong. Nhưng theo nhiều người thì hương vị cũng vẫn rất đậm đà.
Georgia, một tiểu bang khác ở miền đông nam hoa kỳ, cũng là nơi có khá đông người Việt sinh sống. Chủ yếu đa số người Việt ở đây sống tập trung ở quanh khu vực Atlanta, thủ đô của tiểu bang này.
Theo một thống kê không chính thức thì toàn tiểu bang có khoảng 85.000 người Việt và vùng Atlanta hiện có khoảng 30.000 người Việt định cư.
Vì thế cái Tết của người Việt tại đây cũng được chuẩn bị hết sức chu đáo. Ông Nguyễn Ngọc Châu, người đã định cư tại đây 23 năm nói về Tết người Việt tại Atlanta:
"Các hội đoàn, tôn giáo đều tổ chức các hội chợ Tết, hội đoàn ở các tỉnh họ đều làm trước Tết hết, rất ít những hội đoàn các tỉnh làm sau Tết, đa số trước Tết, cũng đông lắm. Mỗi tỉnh cũng có từ 200 đến 300 người đến tham dự. Cũng có đủ loại, có quà cho thiếu nhi, hát ca, rồi có giải thưởng, chẳng hạn về thi sắc đẹp, hay phát phần thưởng cho các cháu học văn hoá giỏi."
Ông Châu cho biết, kinh tế suy thoái có ảnh hưởng đến cuộc sống người Việt tại đây. Tuy thế, việc đón Tết cổ truyền không vì thế mà bị ảnh hưởng nhiều, vì Tết là lễ hội thể hiện tâm linh của người Việt.
"Nếu có xa sút thì chỉ 1/10 hay 2/10 thôi. Nhưng mà đặc biệt là các chùa vẫn rộn ràng hơn trước. Vì trước đây tôi thấy có 1 chùa mà bây giờ đếm có đến mười mấy chùa. Vẫn ăn Tết to. Về tôn giáo họ tiến mạnh lắm, với lại sức mạnh của người Việt hải ngoại là tôn giáo nên nó duy trì, cuộc sống về tâm linh còn mạnh lắm."
Hội chợ Tết
Tết năm nay, ông Châu cũng tham gia vào lớp dạy văn hoá cho các em nhỏ Việt nam. Ông nói ngoài việc dạy chữ, ông sẽ chú trọng dạy cho các em về văn hoá truyền thống của người Việt trong dịp Tết.

Hội chợ Tết tại Cali. Photo courtesy nuocviet.info
Tết của người Việt tại Mỹ còn có một nét đặc biệt nữa là ngoài những hội chợ Tết được tổ chức trước Tết thì còn có những hội chợ làm sau Tết một tuần.
Hầu như ở bất cứ tiểu bang nào có người Việt sinh sống thì đều có các hội chợ Tết này. Những hội chợ Tết này làm cho người Việt ở đây có được cảm giác không khí Tết được kéo dài ra hơn chỉ 2 hay 3 ngày Tết.
Ở một số nơi chẳng hạn ở Chicago, tiểu bang Ilinois, nơi có khoảng 20.000 người Việt sinh sống, những ngày Tết cổ truyền thường có sự góp vui của cộng đồng người Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật bản, và Philippines. Các cộng đồng này cũng lập các gian hàng Tết, biểu diễn văn nghệ góp vui.
Đối với người Việt Nam tại Mỹ, thì Tết của người Việt giờ đây đã nhộn nhịp hơn cách đây khoảng vài chục năm rất nhiều. Lúc đó những người Việt đầu tiên mới chân ướt chân ráo đến Mỹ để định cư. Bà Ngô Quý Linh ở Houston, Texas nhớ lại:
"Sự thực ra từ khi bắt đầu sang Mỹ đến nay thì việc ăn Tết, đón Tết của người Việt Nam mình càng ngày càng thay đổi nhiều hơn, càng vui hơn, vì những ngày mới sang Mỹ thì cái gì cũng thiếu. Món ăn Việt nam là không bao giờ có. Tết thường chỉ làm trong gia đình, nhưng đến bây giờ chúng tôi không chỉ ăn Tết trong gia đình đầy đủ mà trong cộng đồng cũng nhiều sinh hoạt đón Tết."
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người Việt cho rằng, dù vui đến mấy, cái Tết ở Mỹ vẫn không thể so sánh với Tết ở quê nhà. Lý do là bởi vì Tết ở bên Mỹ thì mọi người vẫn phải đi làm như bình thường.
Mặt khác, Tết chỉ được chào đón trong cộng đồng người Việt, nên vùng nào không có nhiều người Việt sinh sống thì không thể cảm thấy không khí Tết trên đường phố như vẫn thường thấy ở Việt nam.
Những năm gần đây, khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và khuyến khích kiều bào về quê hương làm ăn, ngày càng có nhiều người Việt đã về Việt nam ăn Tết. Có người dù chỉ là một lần để biết sau nhiều năm xa cách.
Theo thống kê của tổng cục du lịch Việt nam thì số Việt kiều về Việt nam ăn Tết là hơn 400 ngàn người. Việt nam dự kiến đón khoảng nửa triệu Việt kiều trong dịp Tết Canh dần năm nay.

Pháo Tết. Photo courtesy trandinhblog.
Riêng với tạp chí “Câu chuyện hàng tuần”, thì kỳ này là kỳ cuối của năm Kỷ Sửu. Việt Hà kính chúc quý vị một năm mới Canh Dần an khang thịnh vượng, và xin tặng quý vị một tràng pháo Xuân…
Quan niệm “Ăn Tết” ngày nay
Quỳnh Như, phóng viên RFA
2011-01-24
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đời sống vật chất của người dân cũng được cải thiện phần nào.

AFP photo
Người dân mua cây tắc về nhà chưng vào dịp Tết nguyên đán.
Như vậy bây giờ người dân trong nước đón Tết ra sao, Tết có còn là một sinh hoạt mang giá trị phong tục cổ truyền hay chỉ đơn thuần là những ngày nghỉ kéo dài?
Quỳnh Như có cuộc trò chuyện với nhà sử học, Giáo sư Lê Văn Lan về vấn đề này.
Ăn Tết, chơi Tết
Giáo sư Lê Văn Lan là một chuyên gia nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc tại Hà Nội, đồng thời ông cũng là một trong những người sáng lập Viện Sử học Việt Nam. Đề cập đến ngày Tết cổ truyền của người Việt, Giáo sư cho biết:
“Để chỉ việc đón Tết, ở Việt Nam lâu nay đều dùng từ ngữ là ăn Tết, chơi Tết. Việt Nam có hai chữ ăn, chơi. Bây giờ người ta ăn Tết, chơi Tết cũng giống như ngày xưa. Nhưng việc lễ Tết cũng là một bộ phận của việc ăn Tết, chơi Tết, thì bây giờ chữ lễ đã bị quên đi rất nhiều, và người ta tập trung vào việc ăn. Đặc biệt là chuyện chơi, ví dụ trong những ngày này thì các tour du lịch đi chơi nước ngoài đều đã cháy hết rồi. Trong khi đó cái Tết cổ truyền là người ta tập trung về gặp gỡ, hội tụ gia đình. Còn bây giờ người ta bỏ gia đình, bỏ quê hương đi chơi. Thì đó là một cái khác của chuyện ăn, chơi ngày Tết mà quên mất chữ lễ Tết.”
Để chỉ việc đón Tết, ở Việt Nam lâu nay đều dùng từ ngữ là ăn Tết, chơi Tết. Việt Nam có hai chữ ăn, chơi. Bây giờ người ta ăn Tết, chơi Tết cũng giống như ngày xưa.
Giáo sư Lê Văn Lan
Theo nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa này, hiện nay người ta đang quên dần các phong tục ngày Tết và không hiểu được hết các ý nghiã tinh thần của việc đón Tết. Giáo sư giải thích:
“Đặc biệt cái chữ lễ Tết ngày xưa nó làm cho ngày Tết trở nên linh thiêng. Thì bây giờ người ta gần như quên hết. Hỏi sự tích về ông Công, ông Táo thì chẳng mấy người bây giờ biết nữa. Thậm chí họ còn biết lệch đi, biết những biến tướng.

Phố Ông Đồ ở Hà Nội trong những ngày cận Tết Canh Dần. AFP Photo.
Ví dụ, cái gốc của ông Công, ông Táo thì vốn là tục thờ Thần Bếp, Thần Nhà trong các gia đình người Việt xưa, thì bây giờ thành ra là chuyện sắm sửa để cho ông Công, ông Táo – hai ông, một bà lên chầu Giời. Và trước đây người ta dùng con cá chép làm lễ để ông Công, ông Táo làm phương tiện đi chầu Giời, thì bây giờ người ta lại dùng con rùa tai đỏ thả nó xuống nứơc để làm lễ phóng sinh vào ngày đó. Ví dụ bây giờ người ta đem rùa tai đỏ thả xuống Hồ Gươm. Và như thế là làm hại môi trường và làm hại cho cả Cụ Rùa linh thiêng đang sống ở đấy.”
Sử gia Lê Văn Lan cũng đưa ra những ví dụ cụ thể để minh chứng cho điều ông vừa nói:
“Nếu hỏi về đêm Giao thừa. Thế nào là Giao thừa, thế nào là Trừ tịch. Cũng chẳng mấy ai biết nữa. Hỏi về việc vì sao phải bắc cây mía, mà phải là miá tím, ở hai bên bàn thờ để cho ông bà, tổ tiên dùng những nấc thang của các đốt miá, mà về ngự ở bàn thờ. Thì bây giờ cũng chẳng mấy ai biết vì sao lại làm như thế.”
Ông Nguyễn Hồng Phúc một nhà giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng nói lên suy nghĩ về phong tục ăn Tết của người Việt xưa như sau:
“Cái Tết cổ truyền của Việt Nam ngày xưa thì thiên về những nghi thức, những tính cách gia đình đối với ông bà. Chẳng hạn như bắt đầu từ ngày 23 Tết mình tiễn ông Táo về Trời. Đến đêm Giao Thừa mình phải có mâm cúng ông bà, rước ông bà về đón Tết. Xong rồi sau Tết lại tiễn ông bà đi, chẳng hạn như vậy. Trong những ngày Tết, dù ở xa xôi đến đâu thì mọi người cũng đều về thăm gia đình của mình, xum họp trong đại gia đình lớn của mình, về thăm cha mẹ, xong rồi tất cả anh em quay quần với nhau bên mâm cơm.”
Quan niệm mới
Quan sát cách đón Tết hiện nay của bà con trong nước, Giáo sư Lê Văn Lan nhận định:
“Theo hướng bây giờ đó là một cái biến tướng thiên về vật chất. Ví dụ lì-xì, là tiếng du nhập từ ngôn ngữ Quảng Đông vào miền Nam, bây giờ thì nó lan ra khắp nước.
Chẳng ai biết lì-xì là cái quái gì, nhưng vẫn dùng rất phổ biến. Và điều quan trọng là lì-xì bây giờ, từ trẻ con đến người lớn đều rất thích được lì-xì vào dịp Tết. Trong khi đó nguồn gốc lì-xì chính là tục mừng tuổi – người ta tặng cho nhau một chút ít tiền, có giá trị tượng trưng thôi, để mừng cho anh năm mới này được thêm một tuổi.

Dâng lễ cúng chùa. AFP photo
Con cháu thì mừng tuổi cha mẹ, ông bà. Ông bà thì mừng tuổi cho trẻ nhỏ trong nhà, nhưng bây giờ thì nó biến thành những phong bì dầy cộp. Trẻ con thì hết sức háo hức, rất thích được lì-xì để nhận càng nhiều tiền càng tốt. Như vậy việc ăn, chơi, và lễ Tết ở Việt Nam năm nay và những năm gần đây đang biến hóa, biến tướng và thiên về văn hoá vật chất hưởng thụ, mà quên mất những ý nghiã thiêng liêng sâu xa, những giá trị tinh thần của ngày Tết gói lại trong chữ Lễ ngày xưa.”
Ông Hồng Phúc cũng đưa ra nhận xét về cách đón Xuân “cách tân” hiện nay. Ông này nói:
“Đặc biệt, từ xa xưa đêm Giao thừa thông thường ngoài đường rất vắng, bởi vì mọi người ở nhà – đêm Giao thừa không phải là đêm để đi chơi, mà là cái đêm để tập trung tất cả ai nấy đều về nhà mình. Nhưng bây giờ nó mang tính cách thực dụng hơn nhiều, và ngược lại những nghi thức rườm rà ngày xưa – những cây nêu thì bây giờ gần như chẳng nơi nào có nữa.
Thậm chí về đến vùng quê cũng không còn cây nêu nữa. Rồi những thức ăn cho ngày Tết thì có bánh chưng. Ngày xưa thường mỗi gia đình tự nấu nồi bánh chưng.
Vào những đêm trước ngày Tết ngồi canh nồi bánh chưng rất vui. Còn bây giờ thì người ta coi những việc đó là cực khổ. Không còn niềm vui nấu bánh chưng nữa. Thực tế là ra các cửa hàng có sẳn bánh chưng, mua về nhà ăn, và thậm chí chưa chắc thanh niên bây giờ họ thích ăn bánh chưng nữa.
Ngày xưa Tết người ta thường hay ăn mứt, bây giờ thì có những cái mới thuận tiện hơn. Còn trong chuyện tiếp khách thì nhiều khi có những loại bánh, chứ không phải những loại mứt cổ truyền như ngày xưa.”
Và vấn đề vật chất hiện đang được coi trọng hơn những giá trị tinh thần. Ông Phúc chia sẻ:
“Ngày xưa Mùng Một Tết đi ra đường rất vắng, vì mọi người đều về nhà, nhưng bây giờ ngày Mùng Một Tết nếu đến các chỗ vui chơi giải trí công cộng thì thấy rất đông đảo. Mấy ngày Tết trở thành những ngày nghỉ ngơi vui chơi, chứ không còn mang tính cách nghi thức như ngày xưa nữa. Dần dần, lớp trẻ mới lớn lên không còn chú trọng nhiều đến các giá trị ăn hoá cổ truyền ngày xưa nữa, và Tết chỉ còn mang tính cách của những ngày vui chơi. Chỉ có mỗi phong tục lì-xì thì hình như là vẫn còn hơi nhiều. Người ta không bỏ qua – đi đâu cũng có phong tục lì xì cho con cháu.”
Ông bà thì mừng tuổi cho trẻ nhỏ trong nhà, nhưng bây giờ thì nó biến thành những phong bì dầy cộp. Trẻ con thì hết sức háo hức, rất thích được lì-xì để nhận càng nhiều tiền càng tốt.
Giáo sư Lê Văn Lan
Như vậy, làm thế nào để duy trì và gìn giữ những giá trị tôn vinh đang bị xao lãng. Nhà Sử học Lê Văn Lan băn khoăn trước hiện trạng này. Ông nói:
“Tôi thấy đây không chỉ là điều bất lực, mà là sự xao nhãng của những người cầm cân nẩy mực cho tình hình văn hóa của đất nước Việt Nam hiện nay. Chính họ cũng đang bị lôi cuốn theo trào lưu hưởng thụ vật chất của những ngày nghỉ, mà bây giờ được lồng vào cho dịp Tết. Chính họ cũng đã đua nhau đi du lịch, đi ăn chơi. Cho nên không trông mong gì vào họ trong việc giáo dục, dạy dỗ, chỉnh sửa lại các ý nghĩa, giá trị của ngày Tết cổ truyền mà bây giờ đang bị biến tướng.”
Quan niệm ăn Tết ngày một trôi theo với đời sống và phương tiện hiện đại, chính những thay đổi này góp phần thay đổi diện mạo những cái Tết cổ truyền và không ai dám đoan chắc rằng, bao lâu nữa thì những cái Tết năm xưa còn ở lại với những tấm lòng luôn trăn trở với những ngày Tết truyền thống Việt Nam.
Khúc Nhạc Ngày Xuân
Việt Long, biên tập viên RFA
2011-01-23
Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết, nhưng miền Bắc và miền Trung đang đẫm trong một mùa cuối đông giá rét lạ thường. Cơn rét lạnh còn kéo dài đến mãi ngày 30 Tết trước khi bước sang năm Tân Mão.

RFA Files
Sắc Xuân
Tuy vậy nơi nơi có người Việt sinh sống vẫn tưng bừng không khí Xuân Tết rộn rã lòng người, nơi thị thành cũng như thôn xóm, giữa lòng quê hương hay nơi hải ngoại. Hoa Xuân chưa đến thì nở rộ, nhưng phố phường Sài Gòn, Hà Nội, Washington, quận Cam, San Jose, Paris, Đức Quốc, Ba Lan, những khu phố của người Việt đã tưng bừng màu sắc mai đào cúc trúc vàng đỏ tím xanh rực rỡ. Và không gian vang vang những bài hát của mùa Xuân trong những giai điệu nhịp nhàng tươi vui khiến những người ngoại quốc quanh đây cũng cảm thấy mủa Xuân Việt Nam đang về với họ cùng những khúc nhạc ngày Xuân.
Khúc Nhạc Ngày Xuân
Khúc Nhạc Ngày Xuân của Nhật Bằng sáng tác trong thập niên 1960 đã được trình diễn mãi tới ngày nay, với nhìều thể điệu trẻ trung và sôi động của mỗi thời gian ngày càng mới, nhưng điệu swing khởi thủy của nhạc phẩm nghe ra vẫn không nhường bước mà còn lấn lướt những thể điệu trẻ hơn nó đến mấy chục năm tuổi… như chúng ta đang nghe Đoan Trang trình bày.
Bến Xuân

Hoa đào Nhật tân. Photo courtesy of wikipedia
Một bài nhạc Xuân mà hầu như mọi người Việt Nam đều biết đến và ngợi ca, là nhạc phẩm Bến Xuân của Văn Cao. Sáng tác năm 1942 với Phạm Duy cùng viết lời, tác phẩm đã làm say đắm lòng người suốt bốn thế hệ. Phạm Duy cũng là người hát bài này đầu tiên giữa buổi hội ngộ của nhóm nghệ sĩ trong thời kháng chiến, trong số đó có người con gái đã khiến Văn Cao viết nên tác phẩm diễm tuyệt này.
Mối tình không thể thành toàn, vì người đó đã là người yêu của một người bạn trong cùng nhóm nghệ sĩ ấy. Văn Cao chỉ đành ôm ấp mối tình và nâng niu kỷ niệm bằng những dòng nhạc để chúng ta được thưởng thức mãi về sau. Nhưng danh tài chẳng may đã là nạn nhân của chế độ miền Bắc trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, nên chỉ có một tác phẩm của ông được phổ biến ở miền Bắc vì chế độ không thể xóa bỏ. Đó là bài Tiến Quân Ca, quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà sau trở thành CHXHCN Việt Nam.
Một bài nhạc Xuân mà hầu như mọi người Việt Nam đều biết đến và ngợi ca, là nhạc phẩm Bến Xuân của Văn Cao. Sáng tác năm 1942 với Phạm Duy cùng viết lời, tác phẩm đã làm say đắm lòng người suốt bốn thế hệ.
Từ đó đến nay hằng trăm ca sĩ nổi tiếng hàng đầu của nhiều thế hệ ở khắp toàn cõi Việt Nam và hải ngoại đã hát bài Bến Xuân. Một bài Bến Xuân đăng trên website nhaccuatui.com đã ghi chú là do Thái Thanh trình bày, nhưng nghe ra không đúng, nhưng nhờ thế chúng tôi mới biết được giọng hát trong sáng tinh khiết trên âm vực thật cao, pha chất giọng và kỹ thuật opera của Bích Vân của ban The Friends ở California. Bích Vân, một giọng hát còn tương đối mới, đã thể hiện toàn hảo nhất nét nhạc bán cổ điển trang trọng mà đầy lãng mạn của danh tài âm nhạc Việt Nam khi ông viết về một tình yêu sáng ngời đầy trân trọng của đời ông.
Những ca khúc Xuân của Phạm Duy
Phạm Duy đã trở thành danh tài cân bằng với Văn Cao ở phía bên này đất nước. Nhưng tác phẩm của Phạm Duy có thể lên đến hằng ngàn, tuy rằng cũng bị cấm ở miền Bắc, mãi đến năm 2005 mới bắt đầu được dần dần cho phổ biến tại Việt Nam.

Đường Hoa Nguyễn Huệ Sàigòn năm 2009. Hình do thính giả Nguyễn Xuân Lai gửi đến Ban Việt Ngữ RFA.
Phạm Duy sáng tác cả một kho tàng âm nhạc Việt, trong khi Văn Cao bị trói tay từ sau ngày chia đôi đất nước. Mùa Xuân nào người ta cũng nhớ đến những Hoa Xuân, Đêm Xuân, Xuân Ca, Xuân Hành, dù rằng nhạc Xuân chỉ chiếm một tỉ lệ bé nhỏ trong gia tài âm nhạc đồ sộ của Phạm Duy. Thái Hiền, ái nữ của Phạm Duy, trình bày bản “Đêm Xuân” của thân phụ…
Người thiếu nữ của “Đêm xuân” đắm say trong mộng uớc tình yêu trong trắng bao nhiêu, thì hình ảnh người “Gái Xuân” trong thơ Nguyễn Bính nồng nàn trong uớc mơ tình yêu đôi lứa bấy nhiêu. Nhạc sĩ Từ Vũ đã phổ nhạc bài thơ này. Ý Lan trình bày.
Chương trình nhạc cuối tuần đến đây chấm dứt. Việt-Long hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình nhạc Xuân giáp Tết.
Đón Giao Thừa
Thy Nga, phóng viên đài RFA
2009-01-25
“Xuân đã về” nhạc bản của Minh Kỳ. Lệ Hằng và Thanh Vân cùng hát … “Âm nhạc cuối tuần” Thy Nga thân chào quý thính giả và các bạn. Chương trình kỳ này đến với quý vị vào khi chỉ hai tiếng rưỡi đồng hồ nữa là Giao Thừa.

Hình do Thy Nga cung cấp.
Các cháu tại hải ngoại đón Tết.
Lúc này bên nhà chắc mọi người đang rộn ràng, người lớn bận sửa soạn bàn thờ gia tiên và mâm cúng trong khi đàn trẻ nô đùa ngoài sân, nao nức chờ được diện tấm áo mới đón Tết. Từ các mái ấm gia đình, trổi lên những ca khúc báo tin Xuân sang.
“Xuân đã về” …
Kỷ niệm ngày xưa
Âm vang các bài hát Xuân làm Thy Nga nhớ lại những đêm Giao Thừa hồi còn ở Saigon. Khi đó còn nhỏ, Thy Nga được giao việc quét nhà cho sạch, để rồi sẽ kiêng quét nhà trong ba ngày Tết vì người Việt mình tin tưởng là Tết nhất mà quét nhà, đổ rác thì tiền của cũng sẽ ra theo!
Kế đến, Thy Nga sửa soạn áo quần để khoảng 11 giờ đêm, là theo Bố đi lễ. Mấy bố con đi hai chiếc xe gắn máy, nhưng ra khỏi nhà thì việc đầu tiên là phải thanh toán rác của năm cũ. Chả là mâm cúng chiều ngày cuối năm, gia đình Thy Nga thường có món vịt, là món mà người Việt cho là để xả xui. Bữa chiều xong thì phải gói tất cả vết tích của chú vịt đó như xương, và đám lông nữa để đi vứt tại bãi rác ở đầu phố, rồi bố con mới phóng xe trực chỉ chùa Vĩnh Nghiêm hay chùa Xá Lợi. Có các năm thì đi lễ đền Đức Thánh Trần, khói nhang cay xè cả mắt.
Giao Thừa điểm, lễ xong thì xin lộc, tức là hoa, quả, hoặc cành lá của nơi tôn nghiêm, mang về để trên bàn thờ.
Về đến cửa nhà thì cậu em của Thy Nga đốt tràng pháo để Bố long trọng vào xông nhà, mừng tuổi Mẹ của Thy Nga, rồi quay sang lì xì cho mấy đứa nhỏ. Trong tiếng ca hát vang lừng từ chiếc TV, cả nhà vào bàn ăn mừng Giao Thừa. Tụi nhỏ thì ham đốt pháo mãi mới chịu đi ngủ.
Kỷ niệm ngày xưa như thế, sau này lớn lên, rồi thì giòng đời qua bao nhiêu khúc quanh và rẽ nhánh. Vì vậy, chiều Giao Thừa, khi phố xá thưa dần, là lúc mà nhiều người cảm thấy nao lòng.
“Mộng đêm Xuân” nhạc bản của Tuấn Khanh, qua giọng hát Duy Trác …
Đón Giao Thừa
“Chỉ lát nữa thôi, Giao Thừa sẽ đến …” là một câu trong bài viết đề tựa là “Đón Giao Thừa” của Băng Sơn. Thy Nga đọc thấy hay nên xin trích lược để chia sẻ với quý thính giả.
“Mọi việc chuẩn bị đón Giao Thừa đã xong. Chỉ lát nữa thôi, Giao Thừa sẽ đến. Tàn mấy ấm trà, vẫn nghe xa vắng bước chân ai ngoài đường ngoài ngõ, đang hối hả về cho kịp đón xuân sang … Đêm ba mươi, trời tối đen như mực, làm gì có đêm nào chứa đựng được hai năm như đêm nay …”
Bài “Mừng Xuân, nhớ Tết năm xưa” của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ có các đoạn, Thy Nga xin trích như sau:
“Giao Thừa đến! Đài phát thanh, truyền hình, chùa, đình, ... thi nhau đánh hồi trống hay chuông để báo hiệu giờ tống cựu nghinh tân, tiễn đưa năm cũ, rước năm mới vào.
Lạ lùng thay! tất cả cảnh vật trở nên nghiêm trang, nhà nhà cúng lễ gia tiên giao thừa, rồi đốt pháo. Tiếng pháo vang rền khắp nơi để đuổi trừ những cái xui xẻo năm cũ và đón mừng năm mới, với hy vọng sang năm mới sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc, may mắn, phát đạt hơn năm cũ ...
“Tết Tết đến rồi” …
Trẻ con sau khi đốt pháo và ăn uống no nê thì đi ngủ, còn người lớn tuổi thì ngồi nhâm nhi bên tách trà xanh để thưởng thức cái linh thiêng huyền diệu của đêm trừ tịch với mùi trầm hương quyện lẫn mùi pháo, rồi tưởng nhớ những người thân đã khuất, hay nhắc nhở đến một vài đứa con, đứa cháu vì đi làm xa, không thể về chung vui, đón Tết bên tổ ấm gia đình.”
Lễ đầu Xuân
“Xuân yêu thương” Nhã Tâm hát …
Xuân đang nhẹ gót trở lại với muôn loài. Theo bước chân Nàng, là tia nắng ấm, xóa tan những lạnh giá cuối Đông. Xuân về, mang lại sức sống và niềm hy vọng. Sáng mai, mùng một Tết, buổi đầu Tân Niên, người ta chọn hướng tốt để xuất hành.
“Khúc nhạc mừng Xuân” của Nhật Bằng. Hồng Nhung hát …
Nơi đến có thể là chùa, đình hay đền vì người Việt quan niệm đi lễ đầu năm nhằm hướng tới “vạn sự hanh thông, nhất bản vạn lợi”.
Trên lối đi, kìa là cụ đồ khom lưng viết câu đối trên giấy hồng điều, hình ảnh ấy đã in đậm nét trong văn hóa Việt Nam, nào ai trong chúng ta quên được bài thơ “Ông đồ” của Vũ đình Liên.
“Ông đồ” Võ Tá Hân phổ nhạc, Khắc Dũng trình bày …
Nhập vào dòng người đi lễ dâng hương xin lộc, giữa thời khắc giao hòa của đất trời, tâm hồn rộng mở, con người cảm thấy như thương yêu nhau hơn, gần gũi với nhau hơn, cho nên đi lễ đầu Xuân là một trong những phong tục đáng quý của dân tộc Việt.
“Xuân lộc” …
Bên chiếc bánh chưng xanh, chúng ta hãy mở chai rượu mới, nâng chén chúc nhau vạn sự tốt lành.
“Ly rượu mừng” hợp ca …
Trong âm thanh rộn ràng của ca khúc “Ly rượu mừng” toàn ban cùng Thy Nga xin chúc quý vị và các bạn những ngày Tết thật vui!
Giới trẻ gốc Việt tìm về nguồn cội
Khoa Diễm, phóng viên RFA
2010-12-06
Đối với nhiều người trẻ Việt Nam sinh sống ở những quốc gia khác từ khi còn nhỏ, hay những bạn được sinh ra trên xứ người, thì một trong những mong ước của họ là hiểu rõ về nguồn cội.

Photo courtesy of ubvk.gov.vn
Ba học sinh lớp 3 gốc Việt đứng đầu Giải vô địch toán học Math Bee – 2010 tổ chức tại bang California

Trong chương trình Lối Sống Trẻ kỳ này, mời quý vị theo dõi một số bạn trẻ gốc Việt tại Hoa Kỳ đang có những nỗ lực học hỏi, bảo tồn văn hoá Việt nhằm thỏa niềm mơ ước thấu hiểu nguồn cội của bản thân.
Lịch sử và văn hóa Việt
Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ sau cuộc chiến kết thúc hồi năm 1975, nhiều bạn trẻ gốc Việt đang sinh sống tại xứ người hết sức mập mờ về lịch sử Việt Nam. Lý do vì họ không được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục Việt Nam riêng biệt, cũng như không có đủ tài liệu để nghiên cứu.
Bạn Nguyễn Lee, 24 tuổi, đến từ bang Texas cho biết khi còn nhỏ bạn ấy chỉ được nghe về những câu chuyện kể của ba mẹ nhưng khi đến học đường thì không hề có môn lịch sử Việt Nam để bạn biết về nguồn cội của gia đình, bản thân.
Lee cho biết bạn đã băn khoăn rất nhiều về vấn đề này, Lee nói:
“Lịch sử của mình không nhiều mấy nên em phải đi tìm sách vở và đọc sách báo nhiều thì mới biết về lịch sử mình. Em phải nói chuyện với những người lớn tuổi trong cộng đồng Việt Nam ở đây.”
Với những băn khoăn, trăn trở về nguồn cội như thế, một số bạn trẻ không chỉ ngồi chờ mà chủ động tham gia vào hoạt động bảo tồn văn hoá trong cộng đồng người Việt như là một cách thức để giúp cho bản thân thấu hiểu gốc gác của bản thân, cũng như giúp cho các bạn đồng trang lứa cùng gốc Việt khác.
Paul Nguyễn và Roger Lê là hai trong số những ngươì như thế. Họ tham gia một tổ chức mang tên hội Bảo Tồn Văn Hóa người Mỹ gốc Việt, tiếng Anh là Vietnamese American Heritage Foundation, viết tắt VAHF.
Vì khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt không khá, nên Paul và Roger chỉ giới thiệu sơ về mình sau đó giải thích kỹ hơn về công việc đang làm bằng Anh ngữ.
“Tôi tên là Paul Khang Nguyễn và đã tham gia với hội VAHF khoảng 1 năm rồi. Tên em là Lê Minh Khiết, tên Mỹ là Roger, em là kỹ sư điện toán, em ở thành phố Austin, Texas.”

Trẻ em VN. Photo courtesy of unicef.org
Hai bạn cho biết một trong những dự án lớn đầu tiên của hội là tiến hành thực hiện 1000 cuộc phỏng vấn đối với nhiều người từng tham gia cuộc chiến tại Việt Nam. Qua những phỏng vấn đó hội chọn được chừng 500 nhân vật từng trải qua những biến cố quan trọng tại Việt Nam.
Những người này được chia thành nhiều nhóm như: người Việt đến Mỹ từ trước năm 1975 để du học rồi ở lại, những người rời Việt Nam vào ngày 30/4/1975, những thuyền nhân, và các tù nhân chính trị. Những buổi phỏng vấn được ghi hình và thu âm nếu như được sự cho phép.
Một dự án lớn khác mà các thành viên VAHF thực hiện là vận động đưa chương trình giảng dạy lịch sử Việt Nam vào chính khoá của các trường đại học, bắt đầu tại Đại học Texas at Austin.
Một bạn trẻ từng tham gia khoá học đó là Diane Nguyễn cho biết đã học hỏi được rất nhiều từ lớp dạy về lịch sử Việt Nam; từ đó bắt đầu thích thú tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của cội nguồn Việt Nam.
Diane chia sẻ:
“Tôi tham dự lớp học về lịch sử Việt Nam vào học kỳ cuối của chương trình đại học. Trước đó tôi không quan tâm nhiều đến nguồn gốc của mình vì tôi sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Cha mẹ tôi không nói nhiều về điều ấy nhưng sau khi tham dự lớp này tôi đã bắt đầu tìm tòi và khám phá. Tôi thấy thích thú và muốn biết thêm về lịch sử thời cận đại cũng như rất khát khao được tham dự những ngày lễ hội trong không khí cộng đồng.
Hội VAHF giúp tôi cảm thấy tự tin hơn khi nói rằng tôi là người Mỹ gốc Việt Nam và có một kiến thức cơ bản về dân tộc mình. Trong tương lai tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và học hỏi thêm vì càng ngày tôi càng thấy lịch sử Việt Nam thú vị.”
Thêm vào đó, hàng năm, qua những sự kiện trong cộng đồng như dịp lễ Tết Nguyên Đán, Trung Thu các bạn đều tham gia. Đó là những thực nghiệm để các bạn có được những cảm nhận về sinh hoạt đời thường của người Việt.
Hội cũng kết hợp chặt chẽ với các tổ chức sinh viên Việt Nam, như Vietnamese Student Association, để quảng bá hình ảnh và văn hóa của Việt Nam đến các dân tộc khác trong trường như tham gia các đêm văn nghệ Asian Night với những điệu múa cổ truyền Việt Nam hay các hoạt động tương tự khác.
Bảo tồn văn hóa Việt
Một dự án mà các bạn trẻ trong VAHF nhắm đến là thành lập những thư viện Việt Nam trong các trường đại học và tại các thành phố lớn nhỏ trên toàn nước Mỹ. Đây là nguồn để các bạn trẻ gốc Việt có thể đến để tự tìm hiểu, nghiên cứu những điều muốn biết về Việt Nam.

Thảm cảnh vượt biển với rất nhiều thuyền nhân trẻ em. Photo courtesy UNHCR
Xin phép được nhắc lại, hội VAHF ra đời vào năm 2004. Một trong những người sáng lập hội là bà Nancy Bùi. Bà kể lại những nỗi niềm ấp ủ, trước khi có cơ hội thành lập hội Bảo Tồn Văn Hóa người Mỹ gốc Việt, hay còn gọi là Vietnamese American Heritage Foundation, VAHF như sau:
“Đến Mỹ như là một thuyền nhân, chúng tôi có 2 con nhỏ. Trong suốt thời gian các cháu đi học, những khi được học các bài học về Việt Nam thì chúng tôi thấy là rất sai sót về nước Việt Nam tự do của chúng ta. Phần lớn những tài liệu họ dùng là của Việt Nam bây giờ hay là một số bài viết của người Mỹ viết ở đây cũng rất là thiên lệch.
Tôi đã đến nhà trường để tranh cãi với họ thì họ có nói với tôi một câu làm tôi phải suy nghĩ.
Họ nói rằng tôi tin những gì bà nói với chúng tôi là sự thật nhưng chúng tôi không có gì để tra cứu cả và cách học ở đây là phải trích nguồn. Từ câu trả lới đó đã khiến cho tôi nung nấu trong lòng là một ngày nào đó phải làm một điều gì đó để sự thật của người Mỹ gốc Việt chúng ta.”
Điều đáng chú ý là ngoài những người thành lập hội, phần lớn các thành viên đang ở tuổi 20, đến với hội là do sự thúc đẩy tìm hiểu về cội nguồi như Nguyễn Paul và Lê Roger.
Một nét đặc biệt nữa của hội VAHF là không phải tất cả các hội viên đều là người Mỹ gốc Việt.
Jason Wang, sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ với cha mẹ gốc Trung Hoa; tuy nhiên, em cho rằng các dân tộc Á châu có nhiều nét tương đồng và việc tham gia vào một chương trình như hội Bảo Tồn Văn Hóa người Mỹ gốc Việt sẽ giúp em hiểu rõ hơn về cội nguồn của mình vì theo một khía cạnh nào đó, lịch sử Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến là một phần quan trọng trong lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Á châu nói riêng.
Trong tương lai tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và học hỏi thêm vì càng ngày tôi càng thấy lịch sử Việt Nam thú vị.
Diane Nguyễn
Đã có 4 năm thâm niên từ khi bén duyên với hội VAHF. Jason chia sẻ:
“Tôi nghĩ rằng một phần rất lớn của lịch sử người Mỹ gốc châu Á là lịch sử người Mỹ gốc Việt. Tôi tham gia vào hội là vì trong lúc còn học tại trường tôi đã họ lớp Văn hóa và Lịch sử người Việt gốc Mỹ và từ đó đã biết về hội. Tuy tôi không phải là người Việt Nam nhưng tôi cảm thấy rằng văn hóa Việt Nam và văn hóa cũng như lịch sử Trung Hoa có nhiều điểm tương đồng.
Đúng là tiếng Việt của tôi rất tệ và tôi không hiểu cặn kẽ những câu chuyện được kể lại như các người bạn gốc Việt của tôi, nhưng tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều khi tham gia vào chương trình này. Tôi nghĩ rằng phải hiểu biết lịch sử thì ta mới có thể hiểu được tại sao ta làm những việc ta đang làm và tương lai của ta sẽ ra sao dựa trên quá khứ của mỗi cá nhân, dân tộc hay một quốc gia nào đó.”
Những bạn trẻ này tham gia vào hội Bảo Tồn Văn Hóa người Mỹ gốc Việt vì muốn tìm hiểu về cội nguồn cho chính bản thân họ và qua đó truyền tải những gì tìm thấy được cho các bạn cùng trang lứa và có thể cho cả những thế hệ trẻ gốc Việt kế tiếp.

No comments:

Post a Comment