Sunday, December 19, 2010

Người phụ nữ gốc Việt tham gia đóng mẫu hạm USS George H.W. Bush

Người phụ nữ gốc Việt tham gia đóng mẫu hạm USS George H.W. Bush
Minh Anh
October 5, 20102 B�nh Luận
Chắc hẳn nhiều người Việt đã nghe đến cái tên Hàng không mẫu hạm USS George H. W. Bush của Hải quân Hoa Kỳ, tuy nhiên có lẽ còn khá ít người biết rằng trong số những người tham gia dự án đóng con tàu này có một phụ nữ gốc Việt. Người phụ nữ đó là bà Giao Phan, hiện là Phó Giám đốc cơ quan quản trị các chương trình tiếp thu quân dụng của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ. Trong câu chuyện phụ nữ kỳ này, bà Giao Phan sẽ chia sẻ với quí vị những điều mọi người ít biết đến về Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ.

Hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush là 1 trong 10 siêu Hàng không Mẫu hạm, chủng loại Nimitz class, của Hải quân Hoa Kỳ [Hình: United States Navy]

Hàng không mẫu hạm USS George H. W. Bush là một trong những tàu chiến lớn nhất trên thế giới và là hàng không mẫu hạm thuộc chủng loại Nimitz class thứ 10, hay còn được gọi là siêu Hàng không Mẫu hạm, của Hải quân Mỹ. Dự án xây dựng mẫu hạm này được bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc vào năm 2009.
Vào thời gian đó khi còn trên cương vị Trợ lý Giám đốc Dự án, bà Giao Phan được giao nhiệm vụ giám các hoạt động liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, kiểm tra, xác định và bàn giao chiếc tàu chiến được coi là niềm tự hào của Hải quân Hoa Kỳ này.
Bà Giao nói rằng bà cảm thấy may mắn vì được giao nhiệm vụ quan trọng như vậy và hơn nữa việc tham gia dự án xây dựng mẫu hạm này còn có một ý nghĩa quan trọng hơn.
“Lúc 30 tháng 4, Ba tôi với người Bác bay trên một máy bay trực thăng với ông phi công, chiếc máy bay đã cũ và không có đủ xăng. Lúc mà họ sợ máy bay bị rớt vì hết xăng cũng là lúc họ nhìn thấy một tàu của Hải quân Hoa Kỳ ở ngoài khơi, chính lúc đó họ đã cảm thấy dấu hiệu của sự sống và tự do. Bởi vậy, lúc nghe tôi nhận chức này, cả ba tôi và tôi đều sung sướng vì coi như đã trả được món nợ cho Hoa Kỳ, mà không có gì trả nợ cho xứng bằng là được tham dự vào dự án xây dựng một hàng không mẫu hạm tối tân nhất. Chiến hạm này còn là biểu tượng cho quyền tối cao của hải quân Hoa Kỳ, cho nên tôi rất thích.”
Bà Giao Phan và gia đình sang Mỹ định cư sau khi cuộc chiến tranh kết thúc lúc bà mới 15 tuổi. Bà còn nhớ đó là giai đoạn khó khăn nhất của gia đình mình. Bà kể rằng từ một gia đình thượng lưu ở Việt Nam, nhưng khi qua Mỹ gia đình bà đã phải sống nhờ vào các khoản tiền trợ cấp của chính phủ Hoa Kỳ, từ trợ cấp y tế cho tới quần áo, trong một thời gian dài, vì công việc duy nhất mà Ba của bà tìm được là công việc lao công trong khách sạn.
Bà nói rằng nếu không có sự giúp đỡ đó của chính phủ Mỹ thì chị em bà đã không có được sự thành công như ngày hôm nay. Chính vì luôn mang ơn sự cưu mang của nước Mỹ nên bà đã gia nhập Hải quân Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư công chánh tại Đại học Công nghệ Virginia (Virginia Polytechnic Institute) vào năm 1984 với mong muốn làm một điều gì đó để trả nợ cho quê hương thứ hai của mình. Bà Giao đã làm việc cho Hải quân Hoa Kỳ trong suốt hơn 20 năm sau đó.
Vào ngày xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001, bà cũng là người đã có mặt tại Ngũ Giác Đài, một trong những địa điểm bị tấn công. Sự kiện đó đã làm bà bắt đầu chú ý và ngưỡng mộ Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ vì những hoạt động đối phó với các hoạt động khủng bố của họ, rồi sau đó là các hoạt động đối phó với trận bão Katrina. Bà đã tự hỏi không biết mình có thể làm gì để đóng góp vào những công việc quan trọng như vậy.



Bà Giao nói không có gì trả nợ Hoa Kỳ cho xứng bằng việc được tham dự vào dự án xây dựng một hàng không mẫu hạm tối tân nhất.
Nhưng mãi tới năm 2007, cơ hội được làm việc cho Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ mới đến với bà khi bà được chọn vào vị trí lãnh đạo cao cấp cho cơ quan tiếp thu quân dụng (US Coast Guard’s Acquisition Programs).
Hiện tại, trên cương vị phó giám đốc, bà quản lý và giám sát dự án tiếp thu quân dụng trị giá 27 tỷ đôla, trong đó gồm việc duy trì và hiện đại hóa các loại máy bay, tàu chiến v..v để phục vụ cho nhiều hoạt động trên biển của lực lượng tuần duyên. Bà cũng đứng trong hàng ngũ những nhân viên dân sự cấp cao nhất trong Lực lượng Bảo vệ Bờ biển, đơn vị quân sự duy nhất trong khuôn khổ Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ.
Bà cho biết thêm về các hoạt động hiện tại của chương trình tiếp thu quân dụng mà bà chịu trách nhiệm:
“Lực lượng bảo vệ bờ biển muốn đạt được kết quả mỹ mãn trong các nhiệm vụ cao cả, thì chúng tôi cần được trang bị với các phi cơ, phản lực, trực thăng, tàu bè mới và tối tân, nhưng hiện nay các tàu bè và máy bay này cũ quá. Vì vậy công việc chúng tôi làm là cơ quan quản trị là phải theo dõi các hoạt động từ việc đấu thầu cho tới việc kiểm tra diễn tiến đóng tàu của nhà thầu, rồi sau đó bàn giao cho tàu mới hay máy bay mới. Mới đây chúng tôi cũng vừa hoàn tất hai tuần dương hạm lớn nhất và tối tân nhất chưa từng có trong lực lượng, cùng hàng trăm chiếc tàu nhỏ để thay thế những chiếc tàu cũ, rồi cũng hoàn thành 10 phi cơ và trực thăng để bổ sung vào tổng số máy bay mà hiện nay được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động ngày càng gia tăng của lực lượng.”
Bà Giao cho biết mặc dù phải đảm trách rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, nhưng lực lượng bảo vệ bờ biển lại được ít người biết tới:
“Tôi nhận thấy so với những binh chủng khác của quân đội Hoa Kỳ thì Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ không được nhiều người biết tới cho lắm, tuy rằng chúng tôi đã gặt hái được nhiều thành quả trong nhiều lĩnh vực và có rất nhiều trách nhiệm đối với người dân Hoa Kỳ. Nhất là mới đây lực lượng đã được chính phủ Hoa Kỳ giao cho vai trò lãnh đạo tất cả các cơ quan của chính phủ liên bang trong việc đối phó với dầu loang ở vịnh Mexico. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ, tức U.S Coast Guard, được thành lập vào năm 1790 và hiện có hơn 40 ngàn nhân viên đang phục vụ khắp mọi nơi trên Hoa Kỳ. Tuy nhiên, rất ít người biết là lực lượng này đã ra đời trước cả hải quân Hoa Kỳ.”
Bà Giao Phan giải thích thêm rằng sở dĩ bà gọi U.S Coast Guard là Lực lượng Bảo vệ Bờ biển thay vì Lực lượng Tuần duyên vì nhiệm vụ của lực lượng này vượt ra ngoài các hoạt động tuần duyên thông thường. Bà nói thêm về tầm quan trọng của lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ:
“Tôi thấy ngoài nhiệm vụ tuần duyên để ngăn chặn các vụ phạm pháp dọc bờ biển, bảo toàn an ninh, lực lượng Hoa Kỳ này còn có nhiệm vụ bảo vệ môi sinh ngoài biển cũng như cứu hộ nhiều người lâm nạn ở đại dương. Bởi vì những nhiệm vụ cao cả này mà lực lượng còn được gọi là người bảo vệ bờ biển. Và khẩu hiệu của chúng tôi là ‘Semper Paratus’ tức là ‘Luôn luôn sẵn sàng’.”

Không chỉ nắm giữ nhiều chức vụ cao cấp trong Hải quân cũng như Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ, bà Giao Phan cũng đã nhận được những giải thưởng cao quí nhất mà Hải quân Mỹ trao tặng cho những nhân viên dân sự có thành tích và những đóng góp suất sắc nhất, trong đó gồm có những huân chương như Superior Civilian Service Award vào năm 2006, và Navy Meritorious Civilian Award vào năm 2004.
Bà Giao Phan khiêm tốn nói về những thành tích mà bà đạt được:
“Được vinh danh những giải thưởng này thì thực sự tôi rất mắc cỡ vì bối rối. Ai cũng biết đâu có người nào có thể đạt được thành công một mình đâu. Bởi vậy, tôi rất ngạc nhiên và rất vinh dự nhưng cũng biết là mình đã may mắn được làm việc chung và được học hỏi trong nhiều năm qua lúc phục vụ hải quan và lực lượng bờ biển Hoa Kỳ, tôi cảm thấy mình còn mang nợ nhiều hơn nữa với những giới lãnh đạo cao cấp của mình, cũng như các bạn đồng nghiệp và nhân viên của mình. Những lúc như vậy tôi cảm thấy mình may mắn và được nhiều người trợ giúp quá.”
Bà Giao cho biết có rất nhiều cơ hội để các bạn trẻ gốc Việt có thể tham gia vào lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ cũng như cơ hội để các bạn thăng tiến tại đơn vị này, nhưng điều quan trọng là phải có niềm tin và quyết tâm cao:
“Tôi tin tưởng rất mạnh vào câu châm ngôn của Việt Nam ‘Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi cách, sông ngăn’. Do đó với lớp trẻ thì tôi có một lời nhắn nhủ các em là điều quan trọng nhất là dù có đi đường nào chăng nữa thì cũng phải đạt được một trình độ đại học, phải học thật tốt vì đó là một nền tảng vững chắc đưa tới sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Cho dù các em có chọn bất cứ ngành nào thì cũng phải có lòng đam mê với công việc và phải linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi.”
Quí vị có thể tìm hiểu thêm về bà Giao Phan cũng như các hoạt động của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ tại trang web: www.uscg.mil.

Minh Anh
04 tháng 10 2010

Sự cám dỗ của Phật Giáo tại Pháp

Sự cám dỗ của Phật Giáo tại Pháp: La “tentation » bouddhiste en France

Khanh Hai Trieu Quang
December 18, 20100 Bình Luận
Với khoảng 2 triệu rưỡi tín đồ tại Âu Châu và ít nhất là 5 triệu tại Hoa Kỳ, Phật Giáo đã thật sự bén rễ ở Tây Phương. Sự phát triển của Phật Giáo rất rõ rệt, đặc biệt là ở lục địa Âu Châu, nơi mà 30 năm trước đây chỉ được xem như là một tôn giáo ngoại nhập hay chỉ là một thứ triết học dành cho các nhà thông thái nghiên cứu. Thời đó đã qua rồi, thí dụ như là trường hợp nước Pháp.Thất vọng trên lảnh vực chánh trị hay là nạn nhân của sự bất ổn tinh thần càng ngày càng tăng, nhiều người đã đến với Phật Giáo với hy vọng tìm thấy một giải đáp cho cuộc sống.

Tại Âu Châu, nước Pháp là nơi Phật Giáo phát triển ngoạn mục và đa dạng nhất. Trong vòng 20 năm có gần 200 tự viện và trung tâm Phật Giáo được thành lập.(1). Số lượng tín đồ cũng tăng theo cùng một nhịp độ: số Phật tử gấp đôi trong vòng 10 năm: năm 1976 với 200,00 tín đồ, đến năm 1986 tăng lên 400,000. Đến năm 1997 con số này lên tới 600,000. Bộ Nội Vụ và Sở Thống Kê đều đồng ý với con số này. Phần lớn tín đồ của Liên Hiệp Phật Giáo tại Pháp, quy tụ chừng 80% các hiệp hội Phật Giáo. Phật Giáo hiện là tôn giáo lớn thứ 5 tại Pháp (2). Về phương diện tâm linh, Phật Giáo là tôn giáo được người Pháp ưa chuộng vào hàng thứ ba. (3)
Bắt đầu từ thập niên 1960, ‘sự thành công của Phật Giáo trước nhất là nhờ công của các Thiền Sư Nhật Bản và Tây Tạng. Phật Giáo may mắn có mấy ‘mạnh thường quân’ theo Phật Giáo, như nhà tỷ phú gốc Anh, Bernard Benson, khi đến lập nghiệp tại Dordogne (Pháp) từ đầu thập niên 1970, đã mới các nhà sư Tây Tạng đang tỵ nạn đến giảng pháp’. Một nhà xã hội học, Frederic Lenoir, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Liên Ngành Về Tôn Giáo, Tại Trường Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội đã xác nhận như thế. Sau đó cuộc di dân vĩ đại của sắc dân Á Châu, nhất là Việt Nam và Cam Bốt đã làm con số thống kê tín đồ Phật Giáo tăng nhanh. Hai phần ba tín đồ Phật Giáo tại Pháp là người Á Châu. Tuy nhiên số lượng tăng trưởng nhanh chóng này không che khuất được sự kiện quan trọng: số lượng người Pháp chính gốc theo đạo Phật cũng tăng gia nhanh chóng, dù chỉ chừng vài mươi ngàn.
Số người theo đạo Phật thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau: từ người bị mất việc đến các chuyên viên cao cấp của các đại xí nghiệp. Tuy nhiên thành phần chính theo đạo Phật là thành phần thị dân trung lưu. Hiện tượng này phản ảnh rõ ràng trong 2 cuộc nghiên cứu sâu rộng của Bruno Etienne và Raphael Liogier (4). Hai ông ghi nhận là các người theo Phật Giáo nổi bật nhất là thành phần Bác Sĩ, các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, các người trong ngành truyền thông (nhà giáo, ký giả) và chuyên viên xí nghiệp. F Lenoir nghiên cứu rộng rãi hơn cho biết là phần lớn những người theo đạo Phật có trình độ Đại Học và một số đông đảo trong nghề Y Khoa và các nghề liên hệ. Số lượng nữ giới chiếm 60% và họ cho biết hai lý do chính yếu khiến họ đến với Đạo Phật là bất bạo động và tránh tranh chấp.
Động lực khiến Đức Phật đi tìm một con đường giác ngộ là vì muốn làm giảm bớt đau khổ của con người. Đặc tính này của Đạo Phật đã làm cảm hóa được những người hành các nghề y khoa. Chính họ cũng là những người đối diện thường xuyên với những nỗi đớn đau của con người. Triết lý buông xả của Đạo Phật cũng giúp họ giải tỏa những phiền não của cuộc tồn sinh và giảm những khủng hoảng thầm kín riêng tư như mất việc, mất địa vị trong xã hội…Như các tín đồ của Soka Gakkai ‘phần lớn chừng 55 , 56 ngàn người đều ở trong tình trạng bấp bênh, khủng hoảng chức vị….Sinh hoạt nội bộ khiến họ tiết lộ những kinh nghiệm riêng tư, thường được thể hiện như phương cách thích ứng, nếu không muớn nói là một thứ tâm lý trị liệu bổ túc’, như Louis Hourmant, thuộc nhóm Xã Hội Học Tôn Giáo ở Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học, một chuyên viên nghiên cứu về giáo phái này nhấn mạnh.
Một điểm khác nữa là, việc không thỏa mãn về tình huống chính trị cũng là bước đầu để người Pháp đến với đạp Phật. B Etiene và R Lioger viết:’Tư tưởng của Phật Giáo được những người muốn thoát khỏi những bế tắc của sụ đối nghịch giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, xem đó như là một ước vọng giải thoát để đem lại hạnh phúc cho loài người’. Lenoir nhận xét là:‘Tất cả những Phật Tử Pháp đầu tiên trong các thập niên 60-70 tiếp nhận Đạo Phật như là một đối lực với văn hoá đương hành. Nhiều người đã đoạn tuyệt với văn hóa cũ bằng cách trở thành một Phật Tử. Một số về ẩn cư trong các tự viện. Họ đi sâu vào các hệ thống triết lý Tây Phương và cả những lễ nghi tinh tế của truyền thống mà họ đã chọn’. Như trường hợp của Matthew RICARD, nhà nghiên cứu sinh học bào tử danh tiếng, đột ngột từ bỏ con đường công danh quy y Phật Giáo Tây Tạng và đã trở thành một người thuần thành. Ông là thông dịch viên cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và là một phật tử Pháp tiên phong.

Một Dẫn Lực Kết Hợp Xã Hội
Các tu sĩ bản xứ, Tây Tạng hay Thiền Tông lần lược đóng vai trò truyền bá chánh pháp cho thế hệ Phật Tử thứ hai, đông đảo hơn nhưng có lẽ ít dấn thân hơn. F Lenoir phát biểu tiếp:‘Từ đó ít có Phật Tử nào đi vào đạo Phật như thế hệ trước. Họ không muốn ra khỏi thế giới của họ và yêu cầu một lối thực hành đơn giản, thích hợp với lối sống quen thuộc của họ‘, Việc dịch thuật các kinh luận nền tảng và sự uyển chuyển văn hoá của đạo Phật có thể đủ thỏa mãn đòi hỏi của họ. Thêm vào đó các thực hành linh động của đạo Phật rất hữu ích trong việc hình thành mô thức cho Phật Giáo Pháp. Sự ra đời của Ủy Ban Liên Hiệp Phật Giáo Pháp được chanh phủ thừa nhận ngay vào năm 1986, cùng với thái độ cởi mở của Phật Giáo với các tôn giáo khác, đã xóa được nhãn hiệu ‘giáo phái phương Đông’ (6). Sự thành công của Phật Giáo còn cho thấy sự khủng hoảng của Ky Tô Giáo. Jack MARTIN, chủ tịch UBF ghi nhận:‘Gần 90% Phật Tử người Pháp trước đây theo Ky Tô Giáo, đa số là Thiên Chúa Giáo. Sau khi thất vọng não nề về các tôn giáo truyền thống, người Phật Tử Pháp tìm thấy nơi Phật Giáo như con đường tâm linh’. Các Giáo Hội Ky Tô bị phê phán là không có đối thoại (tất cả đều chỉ thị từ trên xuống dưới). Michel BOVAY chủ tịch Hội Thiền Học Quốc Tế nói:‘Tôi luôn luôn có cảm tưởng là có cái gì không lành mạnh trong xã hội này, ở trường học cũng như trong gia đình, người ta không nói cho tôi sự thật. Tôi đặt câu hỏi về sự chết và khi tôi hỏi các giáo sĩ giải thích cho tôi về chúa Ky Tô hay Thiên Đàng, tôi không được ai trả lời’. Tư cách của các tăng sĩ Phật Giáo làm giảm giá trị của các giáo sĩ phục vụ chúa. Thầy Trí Tín ( người Pháp) tu tại Tu Viện Linh Sơn (Phật Giáo Việt Nam) ở Joinville Le Pont vùng ngoại ô Paris nhớ rõ những kinh nghiệm của mình ‘Trong giáo lý người ta dạy tôi tình yêu đối với người đồng loại. Vào năm 1939 khi tôi thấy các Giám Mục làm lễ ban phép lành cho các khẩu đại bác, tôi chẳng hiểu ra làm sao !”.Khi đó Thầy mới 12 tuổi, bậy giờ Thầy đã 70 tuổi. Thầy trầm tĩnh dạy giáo lý của Đức Phật cho những người Pháp nào muốn khám phá một “tôn giáo duy nhất không hề đòi hỏi tín đồ gây chiến tranh để vinh danh”.
Sự bất lực càng ngày càng lớn của các tôn giáo truyền thống lâu đời trong lỉnh vực tâm linh khiến nhiều người càng đến gần Đức Phật:’ Ông Patrick, 53 tuổi, cựu chuyên viên của hảng IBM đang sinh hoạt tại Trung Tâm Phật Giáo Tây Tạng Rigpa ở Paris nói:‘Trước kia tôi theo Tin Lành và gia đình của tôi là một gia đình Tin Lành thuần thành. nhưng tôi đã không tìm thấy ý nghĩa về đức tin của tôi.Tôi đã sống trong tinh thần tư bản chủ nghĩa, trong thế giới Tư Bản Chủ Nghĩa (Ông muốn nói đến luận đề của Max Weber cho là Tin Lành là nền tảng của tư bản chủ nghĩa) nhưng không còn bận tâm về những điều mà tôn giáo tôi đã giảng dạy. Chính nhờ Phật Giáo mà tôi đã thực sự bước vào mối quan hệ với chính tôi’. Cũng trong chiều hướng này B, Etienne và R. Liogier phát biểu:’ Phật Giáo chứng tỏ là thế kỷ thứ 21 không phải là thế kỷ của tôn giáo truyền thống như Andre Malraux nói mà là sự trở về con đường tâm linh. Tâm linh không biến mất trong hoá trình hiện đại hóa, nhưng chỉ biến dạng và có thể đưa ra những giải đáp khả tín cho những lo âu xã hội phát sinh từ xã hội hiện đại’.
Trên bình diện thứ yếu hơn, Phật Giáo cho thấy giới hạn của chánh sách hội nhập tại Pháp.Thí dụ như những người trẻ gốc Á Châu thất vọng với những kiểu mẫu xã hội phương Tây, quay lại gắn bó với những sinh hoạt cộng đồng của bậc cha mẹ. Ước mơ tiêu thụ và làm giàu bị cơn khủng hoảng kinh tế làm tiêu tan, đẩy họ lại với cội nguồn. L. Harmant xác nhận :‘Sự bất an về ý nghĩa tồn sinh thấy rõ ràng trong giáo phái Soko Gakkai. Ở đây người ta gặp các người trẻ đến từ những vùng xa xôi của nước Pháp, những thiếu nữ Hồi Giáo, nhất là từ Algeria, họ tìm thấy nơi Đạo Phật một phương cách giải thoát họ khỏi những sự kềm kẹp gia đình mà không phải bị cái cảm giác phản bội văn hoá truyền thống của họ vì không ai bắt họ cải đạo khi sinh hoạt với Phật Giáo’.
Phật Giáo do đó thể hiện như là một dẫn lực kết hợp xã hội như F. Lenoir nhận xét: ‘Phật Giáo tạo điều kiện cho những cá nhân vụn vỡ đơn độc (vì mất nền tảng gia đình, trao truyền những kinh nghiệm riêng tư để cùng nhau học hỏi, Truyền thống được thực hành nhiều nhất là Đại Thừa nhấn mạnh đến lòng từ bi phổ quát không phân biệt, được diễn dịch như áp dụng một lý tưởng bao dung vào đời sống của mỗi cá nhân. Qua đó chúng ta thấy lòng quảng đại trở thành giá trị then chốt của xã hội’. Nói một cách khác, không những rủ bỏ hình ảnh tiêu cực lẫn trốn thực tại mà trước đây người ta hay gán ép, Phật Giáo góp phần tích cực vào trong việc tái phối tri xã hội. Jean-Pierre, 52 tuổi, trước đây theo Cộng Sản kiểu Mao, hiện là giáo sư Vật Lý tại Đại Học Toulon, phát biểu:‘ Tôi vẫn tiếp tục dính líu đến chính trị. Nhưng tôi tin tưởng vào những mối liên hệ gần gũi hơn là các buổi họp, những đoàn đại biểu, những hoạt động này nọ’. Và do đó không còn phải bận tâm về việc làm tan biến cá thể của mình trong khối đông những người cùng phe phái. Theo vị Giáo Sư khả kính này, việc làm cụ thể và có ích là ngăn chặn trào lưu chủ nghĩa quá khích đang khuấy động tại Pháp và Tây Âu chính là ‘việc giảng dạy vật lý học không phải là thực tại, mà là một cách nhìn về thực tại. Nói một cách khác, là dạy cách phân biệt những hình ảnh người ta đưa ra về thực tại với chính thực tại’.
Là ‘tôn giáo theo yêu cầu’ Phật Giáo đang phục vụ những nhu cầu tâm linh của thời đại. Người ta cũng thấy sự kiện này nơi các tôn giáo độc thần mới (7) Nhưng trong Phật Giáo còn một hiện tượng phụ khác. B. Etinne và R. Liogier viết:‘Chúng tôi giả thiết rằng khối lượng sách báo công trình nghiên cứu của Tây Phương cho những vấn đề của chính mình, cũng phù hợp với yêu cầu của Phật Giáo’. Và hai ông thấy là các nhà xã hội học đang nghiên cứu về hiện tượng này.

Khánh Hải Triều Quang chuyển ngữ
Nguyên bản: Alain Renon, La “tentation » bouddhiste en France, in Le Monde Diplomatique, 12, 1997 . Paris 1.98

Chú thích:
* Ở đây chúng tôi dịch sát nghĩa chữ ‘de’ vì tiếng Pháp phân biệt 3 loại Phật Giáo, như tiến trình : từ Bouddhisme en France (Phật Giáo Tại Pháp- có thể là Phật Giáo Tây Tạng đang sinh hoạt tại Pháp) thành Bouddhisme de France (Phật Giáo của Pháp do dân Pháp mở ra và quản lý theo luật của nước Pháp) và có lẽ không bao lâu nữa, sẽ thành Bouddhisme Francais (Phật Giáo Pháp- có sắc thái văn hóa Pháp).
(1)Trong đó Tây Tạng có 84 trung tâm, Thiền Nhật Bản có hơn 90
(2) Sau Thiên Chúa Giáo , Hồi Giáo (4 triệu rưỡi), Tin Lành (950,00) và gần bằng Do Thái Giáo
(3) Theo thống kê thăm dò dư luận cũa hãng Sofret: Khi được hỏi tôn giáo nào được ông bà ưa thích nhất, 5% trên 2 triệu người Pháp trên 18 tuổi trả lời là Phật Giáo.
(4) Trong quyển Être Bouddhiste en France, nxb Hachette, Paris, 1997 nhiều tác giả, chủ trì bởi Bruna Etienne, Giám Đốc Cơ Quan Quan Sát Các Vấn Đề Tôn Giáo thuộc Viện Nghiên Cứu Chính Trị Đại Học Aix-en-Provence
(5) Luận Án trên đề tài Phật Giáo tại Pháp và tại Âu Châu, sẽ phát hành vào năm 1998.
(6) Ngoài Sokko Gakkai bị xem là một giáo phái từ năm 1984, trong báo cáo đầu tiên trình quốc hội Pháp.
(7) Trong bài ‘Vers une Religiosité Sans Dieu’ (Tiến tới một tôn giáo tính không Thượng Đế) trên báo Le Monde Diplomatique tháng 9 1997 của Florence BEAUGÉ.

Tôi Nói Với Tôi

Tôi Nói Với Tôi
TS. Mai Thanh Truyet
November 26, 2010One Bình Luận
Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Tạ Ơn vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu phong ba bão táp hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát và nở rộ trên quê hương.
Hôm nay đúng ngày Lễ Tạ Ơn, tôi quyết định ngừng tất cả mọi sinh hoạt trong 11 tháng qua để tự chiêm nghiệm lại chính mình. Trước hết, xin cám ơn Trời Đất, Tổ Tiên đã cho tôi còn sáng suốt, năng động, còn trí tuệ để chuyển tải những thông tin cần thiết qua bài viết, paltalk, internet, phỏng vấn trên truyền thanh, truyền hình khắp nơi đến bà con bên nhà…
Xin Tạ Ơn tất cả.
Ngay từ giờ phút đầu tiên của Ngày Tạ Ơn, tôi đã nghĩ gì?
Xin thưa, tôi đã nghĩ đến bông sen.
Tại sao tôi dùng chữ “bông” mà không dùng chữ “hoa”. Vì một lẽ rất dễ hiểu, tiếng “bông” là tiếng nói má tôi dạy lúc đầu đời, và tôi cũng biết tiếng “hoa” dùng trong văn chương có vẻ “văn hoa” hơn(?).
Bây giờ tôi nói về Hoa Sen.


Lịch sử hoa sen
Năm 1952, tại một địa điểm gần thủ đô Tokyo (Nhựt Bổn), TS Ooga, nhà sinh vật học, đã thành công làm nẩy mầm và nở hoa một trong 3 hột sen 2000 năm tuổi đã được khám phá ra một năm trước đó. Và cái tên Ooga Hasu tức Ooga Lotus được dùng từ đó đến nay ở Nhựt.
Tại Trung Hoa, hột sen cũng đã được khám phá dưới đáy một hồ khô cạn ở vùng đông bắc nước nầy và có 1300 năm tuổi.
Theo dòng lịch sử, sen đã được nói đến qua huyền thoại thời Ai Cập và dự phần không nhỏ trong Ai cập giáo.
Chúng ta hãy nhìn hoa sen lúc đang rực nở với 15 cánh hoa trắng hay hường lợt và một túi hột ở trung tâm. Đây là biểu tượng của mặt trời, sự sáng tạo (creation) và sự tái sinh (rebirth). Biểu tượng trên rất giản dị vì vào ban đêm các cánh hoa khép lại và chìm xuống dưới mặt nước để rồi ngày hôm sau lại vương lên và mờ ra như mặt trời mọc. Theo huyền thoại sáng tạo Ai Cập, từ thuở tạo thiên lập địa, có một hoa sen thật lớn vươn ra ngoài một vùng nước mênh mông. Và từ đó, mặt trời ló dạng….Đó là ngày đầu tiên của trái đất theo huyền thoại Ai Cập. Câu chuyện quá dài từ Heliopolis tới Nun rồi tới Atum (con người đầu tiên sinh ra từ một cánh hoa sen…)

Họ nhà sen
Hoa sen có 5 chủng loại trong đó 3 thuộc họ Nymphacea, và 2 thuộc Nelumbonacea. Nymphacea trắng được xem như là thủy tổ của loài sen đối với truyền thuyết Ai Cập. Tất cả đều nằm trong họ thủy sen (water-lily). Trong truyền thuyết còn có sen Nymphacea xanh (caerulea) ở Ai Cập tìm thấy trong các bức tranh cổ của xứ nầy.
Hiện tại, sen chúng ta thường thấy chính là họ Nelumbonacea nucifeta (thường gọi là sen Nhựt Bổn) có lá nổi trên mặt nước và hoa chỉ cao hơn mặt nước vài phân. Từ rễ sen đến hoa có thể dài từ 150 đến 200 phân và se có thể tỏa rộng đến 3 thước đường kính. Sen Việt Nam thuộc họ Nymphacea, lá mọc cao hơn mặt nước và hoa cũng cao trên 20 phân.
Một điểm kỳ thú của hoa sen là khả năng điều tiết nhiệt độ. TS S. Seymour thuộc Đại học Adelaide, Úc chứng minh rằng hoa sen luôn giữ nhiệt độ từ 30-350C mặc dù nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 100C vì sen có đặc tính tạo nhiệt (heat-producing) có trong một vài loại cây đặc biệt mà thôi.

Khía cạnh văn hóa của sen
Từ ngàn xưa, văn hóa Á đông xem hoa sen là một tượng trưng của sự trong sạch (purity), tinh khiết (virtues) và buông xả (non-attachment).
Phật Bà Ấn Độ Lakshmi đứng trên hoa sen và Phật “Ông” Vishnu tọa trên đài sen hồng một tay cầm búp sen và một tay cầm cánh hoa. Cánh hoa tượng trưng cho sự lan tỏa của tâm hồn (expansion of the soul), còn búp sen tượng trưng cho một kết ước trí tuệ (spiritual promise).
Kinh Bhagavad Gita 5.10 của Ấn Độ có nói rằng:” Người nào trong khi thi hành nhiệm vụ mà không vương vấn (non-attachment), thì kết quả dù tốt hay xấu cũng được Đấng tối cao ghi nhận, không xem là một tội lỗi giống như hoa sen đã được miễn nhiễm trong nước dơ vậy”.
Đối với Phật giáo, hoa sen tượng trưng cho sự trong sạch (purity) của cơ thể, lời nói và tâm hồn trong khi “bơi lội” trong bùn đen của sự vướng bận (attachment) và ham muốn (desire). Theo truyền thuyết, sau mỗi bướ chân của Phật Buddha là một đóa sen rở rộ!
Chữ sen (lotus) trong ngôn ngữ Sanskrit là padma, tượng trưng cho sự đẹp đẻ (beauty), hài hòa (elegance), tuyệt kỷ (perfection), tinh khiết (purity), và quý phái (grace).

Công dụng của sen
Trong tất cả bộ phận của sen đều được con người sử dụng từ rễ (rhizomes-củ) đến than là và hoa sen cùng hột sen.
Lá sen được dung để gói các loại bánh cúng đạc biệt theo truyền thống của một số các dân tộc Á châu như Trung Hoa, Nhựt bổn, Đại Hàn và Việt Nam. Người Đại Hàn dùng cánh hoa sấy khô (Yeonkkotcha) và lá sen khô (Yeonipcha) thay thế trà để đãi khách. Trong lúc đó, người Việt mình dùng cánh hoa tươi hoặc để trang trí, hoặc để làm salad. Củ sen khô cắt mỏng dùng để nấu chè và được xem là một loại dược thảo trong các bài thuốc.
Cánh hoa, lá sen non, cộng sen, củ sen có thể được ăn sống như rau ghém nhưng cần phải thận trọng và rửa cho thật kỹ vì ký sinh trùng Fasciolopsis buski thường hay ẩn náo trong đó.
Khi phân tích, củ sen cấu tạo và cho ra nhiều sợi (fiber), sinh tố C, nguyên tố potassium, thiamin, riboflavin, B6, phosphor, đồng (copper), và mangan, cũng như rất ít chất béo (fat).
Nhụy sen đặc biệt được phơi khô và là một loại trà được thảo ở Việt Nam và Trung hoa (lianhua cha).

Đôi lời chia sẻ
Đồng Tháp Mười!
Đồng Tháp Mười!
Bảy trăm ngàn mẫu đất
Sớt chia bốn tỉnh miền Nam
Khắng khít biên thùy chùa Tháp
Nằm bên cánh trái Cửu Long Giang

Hình ảnh mô tả của một bài thơ thời thơ ấu vào những năm 40 của thế kỷ trước nói lên tính bao la của Đất Mẹ, của Đồng Tháp Mười, nơi dung chứa hàng ngàn, hàng vạn hoa sen một thời. Không biết bây giờ, sau cuộc biển dâu, sau nỗi can qua của đất nước, Đồng Tháp Mười có còn những đầm sen bạt ngàn như ngày xưa, hay chỉ là những ao nuôi cá basa, nuôi tôm sú với biết bao hóa chất độc hại như chloramphenicol, nitrifurans, malachite green v.v… đã làm cho hoa hoa sen của tôi biến mất?
Nhưng tôi vẫn có một niềm tin bất diệt cho hoa sen là, hoa không bị tiêu diệt mà hoa chỉ ẩn tàng đâu đó để rồi một ngày đẹp nắng trong tương lai, sẽ nở rộ tràn Đồng Tháp Mười, tỏa ngát hương thơm khắp miền Nam yêu thương của tôi.
Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Tạ Ơn vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu oan nghiệt của chế độ hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát vả nở rộ trên quê hương.

HOA SEN, một đóa hoa mọc hoang dại trên một vùng đất sình lầy, đầy rẩy những cây cỏ, súc vật thúi rữa, muc nát sau mỗi lần lụt lội của quê hương tôi, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhưng hoa sen vẫn tươi sắc trắng, vẫn tỏa hương thơm, vẫn vương mình ngất ngưỡng dưới bầu trời nắng chói chang rực rỡ.
Hoa Sen hôm nay được xưng tụng trong tôi, được có một chổ đứng trọn vẹn nơi tôi và cũng là một biểu tượng tôi muốn hướng đến trong bước đường dong ruổi đó đây.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Tôi thành tâm ước vọng mình được làm bông sen dù trong giây phút để giũ sạch tất cả những vương bận của cuộc sống hàng ngày.
Làm bông sen để buông xả tất cả tục lụy trần gian.
Và cũng làm bông sen để có được một tâm hồn thanh thoát hướng về cái Thiện, cái Đạo đúng nghĩa.
Cám ơn Ngày Lễ Tạ Ơn để tôi có một vài giây phút nhìn lại mình.

TS. Mai Thanh Truyết
Kính tặng GS Nguyễn Văn Trường
Ngày Tạ Ơn 25/11/2010

Tôi Nói Với Tôi

Tôi Nói Với Tôi
TS. Mai Thanh Truyet
November 26, 2010One Bình Luận
Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Tạ Ơn vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu phong ba bão táp hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát và nở rộ trên quê hương.
Hôm nay đúng ngày Lễ Tạ Ơn, tôi quyết định ngừng tất cả mọi sinh hoạt trong 11 tháng qua để tự chiêm nghiệm lại chính mình. Trước hết, xin cám ơn Trời Đất, Tổ Tiên đã cho tôi còn sáng suốt, năng động, còn trí tuệ để chuyển tải những thông tin cần thiết qua bài viết, paltalk, internet, phỏng vấn trên truyền thanh, truyền hình khắp nơi đến bà con bên nhà…
Xin Tạ Ơn tất cả.
Ngay từ giờ phút đầu tiên của Ngày Tạ Ơn, tôi đã nghĩ gì?
Xin thưa, tôi đã nghĩ đến bông sen.
Tại sao tôi dùng chữ “bông” mà không dùng chữ “hoa”. Vì một lẽ rất dễ hiểu, tiếng “bông” là tiếng nói má tôi dạy lúc đầu đời, và tôi cũng biết tiếng “hoa” dùng trong văn chương có vẻ “văn hoa” hơn(?).
Bây giờ tôi nói về Hoa Sen.


Lịch sử hoa sen
Năm 1952, tại một địa điểm gần thủ đô Tokyo (Nhựt Bổn), TS Ooga, nhà sinh vật học, đã thành công làm nẩy mầm và nở hoa một trong 3 hột sen 2000 năm tuổi đã được khám phá ra một năm trước đó. Và cái tên Ooga Hasu tức Ooga Lotus được dùng từ đó đến nay ở Nhựt.
Tại Trung Hoa, hột sen cũng đã được khám phá dưới đáy một hồ khô cạn ở vùng đông bắc nước nầy và có 1300 năm tuổi.
Theo dòng lịch sử, sen đã được nói đến qua huyền thoại thời Ai Cập và dự phần không nhỏ trong Ai cập giáo.
Chúng ta hãy nhìn hoa sen lúc đang rực nở với 15 cánh hoa trắng hay hường lợt và một túi hột ở trung tâm. Đây là biểu tượng của mặt trời, sự sáng tạo (creation) và sự tái sinh (rebirth). Biểu tượng trên rất giản dị vì vào ban đêm các cánh hoa khép lại và chìm xuống dưới mặt nước để rồi ngày hôm sau lại vương lên và mờ ra như mặt trời mọc. Theo huyền thoại sáng tạo Ai Cập, từ thuở tạo thiên lập địa, có một hoa sen thật lớn vươn ra ngoài một vùng nước mênh mông. Và từ đó, mặt trời ló dạng….Đó là ngày đầu tiên của trái đất theo huyền thoại Ai Cập. Câu chuyện quá dài từ Heliopolis tới Nun rồi tới Atum (con người đầu tiên sinh ra từ một cánh hoa sen…)

Họ nhà sen
Hoa sen có 5 chủng loại trong đó 3 thuộc họ Nymphacea, và 2 thuộc Nelumbonacea. Nymphacea trắng được xem như là thủy tổ của loài sen đối với truyền thuyết Ai Cập. Tất cả đều nằm trong họ thủy sen (water-lily). Trong truyền thuyết còn có sen Nymphacea xanh (caerulea) ở Ai Cập tìm thấy trong các bức tranh cổ của xứ nầy.
Hiện tại, sen chúng ta thường thấy chính là họ Nelumbonacea nucifeta (thường gọi là sen Nhựt Bổn) có lá nổi trên mặt nước và hoa chỉ cao hơn mặt nước vài phân. Từ rễ sen đến hoa có thể dài từ 150 đến 200 phân và se có thể tỏa rộng đến 3 thước đường kính. Sen Việt Nam thuộc họ Nymphacea, lá mọc cao hơn mặt nước và hoa cũng cao trên 20 phân.
Một điểm kỳ thú của hoa sen là khả năng điều tiết nhiệt độ. TS S. Seymour thuộc Đại học Adelaide, Úc chứng minh rằng hoa sen luôn giữ nhiệt độ từ 30-350C mặc dù nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 100C vì sen có đặc tính tạo nhiệt (heat-producing) có trong một vài loại cây đặc biệt mà thôi.

Khía cạnh văn hóa của sen
Từ ngàn xưa, văn hóa Á đông xem hoa sen là một tượng trưng của sự trong sạch (purity), tinh khiết (virtues) và buông xả (non-attachment).
Phật Bà Ấn Độ Lakshmi đứng trên hoa sen và Phật “Ông” Vishnu tọa trên đài sen hồng một tay cầm búp sen và một tay cầm cánh hoa. Cánh hoa tượng trưng cho sự lan tỏa của tâm hồn (expansion of the soul), còn búp sen tượng trưng cho một kết ước trí tuệ (spiritual promise).
Kinh Bhagavad Gita 5.10 của Ấn Độ có nói rằng:” Người nào trong khi thi hành nhiệm vụ mà không vương vấn (non-attachment), thì kết quả dù tốt hay xấu cũng được Đấng tối cao ghi nhận, không xem là một tội lỗi giống như hoa sen đã được miễn nhiễm trong nước dơ vậy”.
Đối với Phật giáo, hoa sen tượng trưng cho sự trong sạch (purity) của cơ thể, lời nói và tâm hồn trong khi “bơi lội” trong bùn đen của sự vướng bận (attachment) và ham muốn (desire). Theo truyền thuyết, sau mỗi bướ chân của Phật Buddha là một đóa sen rở rộ!
Chữ sen (lotus) trong ngôn ngữ Sanskrit là padma, tượng trưng cho sự đẹp đẻ (beauty), hài hòa (elegance), tuyệt kỷ (perfection), tinh khiết (purity), và quý phái (grace).

Công dụng của sen
Trong tất cả bộ phận của sen đều được con người sử dụng từ rễ (rhizomes-củ) đến than là và hoa sen cùng hột sen.
Lá sen được dung để gói các loại bánh cúng đạc biệt theo truyền thống của một số các dân tộc Á châu như Trung Hoa, Nhựt bổn, Đại Hàn và Việt Nam. Người Đại Hàn dùng cánh hoa sấy khô (Yeonkkotcha) và lá sen khô (Yeonipcha) thay thế trà để đãi khách. Trong lúc đó, người Việt mình dùng cánh hoa tươi hoặc để trang trí, hoặc để làm salad. Củ sen khô cắt mỏng dùng để nấu chè và được xem là một loại dược thảo trong các bài thuốc.
Cánh hoa, lá sen non, cộng sen, củ sen có thể được ăn sống như rau ghém nhưng cần phải thận trọng và rửa cho thật kỹ vì ký sinh trùng Fasciolopsis buski thường hay ẩn náo trong đó.
Khi phân tích, củ sen cấu tạo và cho ra nhiều sợi (fiber), sinh tố C, nguyên tố potassium, thiamin, riboflavin, B6, phosphor, đồng (copper), và mangan, cũng như rất ít chất béo (fat).
Nhụy sen đặc biệt được phơi khô và là một loại trà được thảo ở Việt Nam và Trung hoa (lianhua cha).

Đôi lời chia sẻ
Đồng Tháp Mười!
Đồng Tháp Mười!
Bảy trăm ngàn mẫu đất
Sớt chia bốn tỉnh miền Nam
Khắng khít biên thùy chùa Tháp
Nằm bên cánh trái Cửu Long Giang

Hình ảnh mô tả của một bài thơ thời thơ ấu vào những năm 40 của thế kỷ trước nói lên tính bao la của Đất Mẹ, của Đồng Tháp Mười, nơi dung chứa hàng ngàn, hàng vạn hoa sen một thời. Không biết bây giờ, sau cuộc biển dâu, sau nỗi can qua của đất nước, Đồng Tháp Mười có còn những đầm sen bạt ngàn như ngày xưa, hay chỉ là những ao nuôi cá basa, nuôi tôm sú với biết bao hóa chất độc hại như chloramphenicol, nitrifurans, malachite green v.v… đã làm cho hoa hoa sen của tôi biến mất?
Nhưng tôi vẫn có một niềm tin bất diệt cho hoa sen là, hoa không bị tiêu diệt mà hoa chỉ ẩn tàng đâu đó để rồi một ngày đẹp nắng trong tương lai, sẽ nở rộ tràn Đồng Tháp Mười, tỏa ngát hương thơm khắp miền Nam yêu thương của tôi.
Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Tạ Ơn vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu oan nghiệt của chế độ hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát vả nở rộ trên quê hương.

HOA SEN, một đóa hoa mọc hoang dại trên một vùng đất sình lầy, đầy rẩy những cây cỏ, súc vật thúi rữa, muc nát sau mỗi lần lụt lội của quê hương tôi, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhưng hoa sen vẫn tươi sắc trắng, vẫn tỏa hương thơm, vẫn vương mình ngất ngưỡng dưới bầu trời nắng chói chang rực rỡ.
Hoa Sen hôm nay được xưng tụng trong tôi, được có một chổ đứng trọn vẹn nơi tôi và cũng là một biểu tượng tôi muốn hướng đến trong bước đường dong ruổi đó đây.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Tôi thành tâm ước vọng mình được làm bông sen dù trong giây phút để giũ sạch tất cả những vương bận của cuộc sống hàng ngày.
Làm bông sen để buông xả tất cả tục lụy trần gian.
Và cũng làm bông sen để có được một tâm hồn thanh thoát hướng về cái Thiện, cái Đạo đúng nghĩa.
Cám ơn Ngày Lễ Tạ Ơn để tôi có một vài giây phút nhìn lại mình.

TS. Mai Thanh Truyết
Kính tặng GS Nguyễn Văn Trường
Ngày Tạ Ơn 25/11/2010

Chiến Tranh Triều Tiên (1950-53)

Chiến Tranh Triều Tiên (1950-53)
Pham Van Tuan
December 8, 20100 Bình Luận

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến đầu tiên mà Liên Hiệp Quốc (LHQ), một tổ chức quốc tế, đã đóng vai trò quân sự. Tổ chức này mới được thành lập 5 năm về trước.

Chiến Tranh Triều Tiên bùng nổ vào ngày 25/6/1950 khi quân đội Bắc Triều Tiên theo chế độ Cộng Sản, đã tràn qua biên giới, xâm lăng Nam Triều Tiên. LHQ đã gọi cuộc xâm lăng này là một vi phạm vào nền hòa bình thế giới và đã đòi hỏi quân đội Cộng Sản phải rút ra khỏi Nam Triều Tiên. Nhưng sau khi quân đội Cộng Sản Bắc Triều Tiên tiếp tục tấn công, Hoa Kỳ phải kêu gọi các quốc gia hội viên LHQ giúp đỡ quân sự cho Nam Triều Tiên. 16 quốc gia đã gửi quân tham chiến tới đây và 41 nước khác cũng đã chuyển tới các dụng cụ, thực phẩm và các tiếp liệu khác, trong khi đó Hoa Kỳ cung cấp 90 phần trăm binh lính, dụng cụ quân sự và các tiếp tế khác cho Nam Triều Tiên. Phía Cộng Sản, ngoài Bắc Triều Tiên còn có Trung Cộng, trong khi Liên Xô trợ giúp Bắc Triều Tiên bằng các dụng cụ quân sự.


1. Các nguyên nhân của cuộc chiến

Vào năm 1895, Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên và từ năm 1910 đã biến miền đất này thành một phần đất bảo hộ của Nhật Bản. Sau khi lực lượng Đồng Minh đánh thắng Nhật Bản trong Thế Chiến Thứ Hai (1939-45), các lực lượng quân sự Hoa Kỳ và Liên Xô đã tiến vào bán đảo Triều Tiên và quân đội Nhật Bản đã đầu hàng, mạn bắc trước quân đội Liên Xô còn phía nam trước quân đội Hoa Kỳ. Hai cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ đã thiết lập trên bán đảo này hai chế độ chính trị tương phản nhau, miền bắc theo Cộng Sản còn miền nam theo nền dân chủ. Đất nước Triều Tiên từ này bị chia đôi, dọc theo biên giới tạm thời gần vĩ tuyến 38.

Vào năm 1947, Đại Hội Đồng LHQ tuyên bố rằng cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trên khắp đất nước Triều Tiên để chọn ra một chính quyền cho cả nước. Liên Xô đã phản đối đề nghị này và không cho phép bầu cử tại miền bắc. Vào ngày 10/5/1948, dân chúng Nam Triều Tiên đã bầu ra một quốc hội rồi từ đây có chính phủ của nước Cộng Hòa Triều Tiên (the Republic of Korea), với Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) làm Tổng Thống và nền cai trị dân chủ này bị tham nhũng và không hữu hiệu. Tới ngày 9/9, các người Cộng Sản tại miền bắc Triều Tiên cũng lập nên nước Dân Chủ Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên (the Democratic People’s Republic of Korea) bị cai trị dưới sự độc tài của Kim Nhật Thành (Kim Il Sung). Cả hai miền này đều coi là mình hợp pháp trên toàn lãnh thổ và quân đội của hai phía đã từng nhiều lần đụng độ với nhau dọc theo miền biên giới trong thời gian từ 1948 tới 1950. Trong năm 1949, Hoa Kỳ đã di chuyển quân lực khỏi Nam Triều Tiên và cho biết rằng từ đầu năm 1950, Triều Tiên nằm bên ngoài ảnh hưởng của lực lượng phòng thủ của Hoa Kỳ tại châu Á. Vì thế các người Cộng Sản tin rằng đây là lúc phải hành động quân sự.


2. Cuộc chiến bùng nổ

Khi xâm lăng Nam Triều Tiên, quân đội Miền Bắc có vào khoảng 135,000 lính. Nhiều binh lính này đã từng chiến đấu cho Trung Hoa và Liên Xô trong thời Thế Chiến Thứ Hai. Bắc Triều Tiên cũng có máy bay, súng đại bác và xe bọc thép. Quân lực Nam Triều Tiên khi đó vào khoảng 95,000 người, với một số máy bay và súng hạng nặng nhưng thiếu xe thiết giáp vì vậy vào thời gian đầu, quân lực Nam Triều Tiên không chống nổi sức tấn công của quân địch.

Khi cuộc chiến lên tới cao độ mạnh nhất, quân Bắc Triều Tiên lên tới 260,000 lính và Trung Cộng phái qua giúp 780,000 lính trong khi đó, Nam Triều Tiên và các lực lượng LHQ gồm 1,110,000 binh sĩ, với 590,000 thuộc Nam Triều Tiên, 480,000 của Hoa Kỳ, và 39,000 binh lính từ các nước Úc, Bỉ, Canada, Colombia, Ethiopia, Pháp, Anh, Hy Lạp, Luxembourg, Hòa Lan, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Nam Phi, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào ngày chiến tranh bùng nổ, Hội Đồng Bảo An LHQ đã ra một nghị quyết đòi hỏi các toán quân Cộng Sản phải ngưng chiến và rút về vĩ tuyến 38. Khi đó Liên Xô là một trong 11 quốc gia thành viên của Hội Đồng Bản An, đã có thể phủ quyết nghị quyết kể trên, nhưng Liên Xô đã tẩy chay các buổi họp của Hội Đồng Bảo An vì phản đối thành viên Trung Hoa Quốc Gia trong Hội Đồng này và các đại biểu của Liên Xô đã vắng mặt khi cuộc bỏ phiếu diễn ra.

Bắc Triều Tiên đã không quan tâm đến đòi hỏi của Liên Hiệp Quốc, vẫn tiến quân và vào ngày 27/6, đã tiến gần ngoại ô của thủ đô Hán Thành (Seoul) của Nam Triều Tiên. Vào thời điểm này, chính quyền Hoa Kỳ sẵn sàng đối phó với tình thế vì sau đó 24 giờ, Tổng Thống Hoa Kỳ Harry S. Truman xác nhận lại chủ thuyết ngăn chặn làn sóng Cộng Sản của ông, áp dụng tại cả châu Á lẫn châu Âu, đã đòi hỏi quân Cộng Sản phải ngưng tiến quân.

Tổng Thống Truman đã ra lệnh cho Hạm Đội thứ 7 đi tuần trong vùng biển ngăn cách lục địa Trung Hoa và hòn đảo Đài Loan, tăng thêm viện trợ cho binh lực Pháp chống lại lực lượng Việt Minh tại Đông Dương, ra lệnh cho Tướng Douglas MacArthur gửi các tiếp liệu cho miền nam Triều Tiên và gửi đi một nghị quyết phản đối tới Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Khi Không Quân và Hải Quân Mỹ tới bán đảo Triều Tiên, lực lượng Bộ Binh Hoa Kỳ bắt đầu hành động từ ngày 30 tháng 6 và các máy bay Hoa Kỳ đã oanh tạc để làm chậm lại đà tiến của các đạo quân cộng sản. Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia thành viên giúp đỡ xứ Nam Triều Tiên. Quốc Hội Hoa Kỳ cũng yểm trợ các hành động của Tổng Thống Truman và các chính sách của LHQ nhưng không chính thức tuyên chiến với Bắc Triều Tiên.

Vào ngày 1 tháng 7, một phần của Sư Đoàn 24 Bộ Binh Hoa Kỳ được không vận tới Pusan là thành phố tại mỏm phía nam của Triều Tiên. Ngày hôm sau, các toán quân bắt đầu di chuyển tới các vị trí chiến đấu gần Taejon, vào khoảng 121 cây số (75 dặm) phía nam của Hán Thành, còn các đạo quân của các quốc gia thành viên LHQ khác tới Nam Triều Tiên sau đó. Vào ngày 5/7, do quân Cộng Sản đã chiếm xong Hán Thành, các toán quân Mỹ đầu tiên đụng trận với quân Bắc Triều Tiên tại Osan, 48 cây số (30 dặm) phía nam của Hán Thành.

Qua ngày 8 tháng 7, với sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An LHQ, Tổng Thống Hoa Kỳ Truman đã bổ nhiệm Tướng Douglas MacArthur làm Tổng Tư Lệnh của Lực Lượng Quân Sự LHQ gồm các lực lượng quân sự của Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ và các đoàn quân từ các nước khác. Tướng MacArthur đã chỉ huy mọi cuộc hành quân từ tổng hành dinh của ông tại Tokyo, Nhật Bản. Ngày 13/7, Trung Tướng Walton H. Walker, chỉ huy trưởng của Lộ Quân thứ 8 của Hoa Kỳ, trở nên tư lệnh chiến trường của các lực Đồng Minh trên bộ tại Triều Tiên.

Các đơn vị của Quân Đoàn 1 Kỵ Binh và Sư Đoàn 25 Bộ Binh đã đổ bộ lên đất Triều Tiên vào ngày 19/7 để trợ giúp các binh lính của Sư Đoàn 24 đang bị áp đảo nhưng rồi thành phố Taejon rơi vào tay quân cộng sản vào ngày 21/7.


3. Vòng Đai Fusan

Trung Đoàn Thủy Quân Lục Chiến thứ nhất và Sư Đoàn Bộ Binh thứ hai của Lục Quân Hoa Kỳ tới Nam Triều Tiên trễ vào cuối tháng 7 rồi các lực lượng Đồng Minh bị đẩy lui về Vòng Đai Pusan vào ngày 2 tháng 8. Vòng đai này là chiến tuyến ở góc đông nam của Nam Triều Tiên, được kéo dài từ thành phố Pohang nằm trên bờ biển đông nam, phía tây tới Taegu và phía nam và đông nam tới Pusan. Con sông Naktong là biên giới của vùng chiến địa này.

Các trận đánh nhau tại Vòng Đai Pusan đã là một khúc quanh của cuộc chiến. Phe Bắc Triều Tiên thiệt hại vào khoảng 58,000 quân và rất nhiều quân dụng khi tiến tới vùng này. Việc tăng nhanh lực lượng quân sự Hoa Kỳ đã giúp cho Tướng Walker cách dùng quân uyển chuyển. Quân Bắc Triều Tiên đã cố gắng chọc thủng vòng đai trong khi Tướng Walker đã dùng các lực lượng trừ bị duy trì tuyến phòng thủ chính. Trên không, các máy bay Mỹ đã oanh tạc các đường tiếp tế của địch quân. Các chiến xa và đại bác Hoa Kỳ tới Pusan càng nhiều, khiến cho việc phòng thủ Pusan được củng cố.

Quân Bắc Triều Tiên thấy lực lượng Đồng Minh đạt được ưu thế quân lực, nên đã mở cuộc tấn công chính, vượt qua được con sông Naktong vào ngày 6/8 nhưng lực lượng Mỹ đã phản công và tránh cho phòng tuyến không bị chọc thủng khi quân Bắc Triều Tiên tới gần thành phố Taegu và rồi các tổn thất nặng nề khiến cho đạo quân Cộng Sản miền Bắc này phải rút ra vào ngày 25/8. Quân Cộng Sản còn tấn công Vòng Đai Pusan một lần nữa vào ngày 3 tháng 9, chiếm được Pohang 3 ngày sau rồi lực lượng Đồng Minh ngăn chặn được họ vào ngày 8/9.


4. Cuộc đổ bộ Inchon

Cuộc đổ bộ Inchon là một chiến thuật làm thay đổi cục diện của chiến trường. Vào giữa tháng 9 năm 1950, binh lính Hoa Kỳ thuộc Quân Đoàn 10 (the 10th Corps) có Thủy Quân Lục Chiến cùng đi, được chuyển vận từ Nhật Bản, đã đổ bộ lên Inchon, một địa điểm trên bờ biển tây bắc của Nam Triều Tiên. Tướng MacArthur đã chỉ huy cuộc hành quân này. Chiến thuật này đòi hỏi phải trù liệu rất tỉ mỉ bởi vì mực nước biển tại Inchon thay đổi hơn 9 mét, khi mực nước thủy triều lên cao, một con tầu đổ bộ sẽ lên tới gần bờ nhưng khi mực nước thủy triều xuống, con tầu sẽ mắc cạn trên lớp bùn dầy. Đoàn quân đổ bộ từ Inchon này đã cắt ngang đội quân Cộng Sản tại miền Bắc và đang vây hãm miền Pusan, khiến cho quân Cộng Sản hoàn toàn rối loạn, phải tìm cách sớm rút lui về miền bắc bởi vì đường tiếp tế đã bị cắt đứt. Cuộc đổ bộ Inchon là một trong các cuộc hành quân táo bạo và thành công nhất trong lịch sử chiến tranh, đã xác nhận “thiên tài quân sự” của Tướng MacArthur, vị tướng 5 sao và 71 tuổi.

Sau đó, Thiếu Tướng Edward M. Almond thuộc Quân Đoàn 10 đã điều động quân tiến về thủ đô Hán Thành (Seoul). Sau một trận đánh ác liệt, Tướng MacArthur công bố Hán Thành đã được chiếm lại vào ngày 26/9. Đồng thời, các đạo quân của Tướng Walter đánh ra ngoài vòng đai Pusan, gây nên các tổn thất rất nặng nề cho quân địch. Vào ngày 28/9, hai đạo quân Đồng Minh đã tiếp xúc được với nhau gần Hán Thành. Tướng MacArthur đã thông báo cho Bắc Triều Tiên phải đầu hàng, nhưng phía quân địch bác bỏ đề nghị.


5. Quân Đồng Minh tiến lên mạn Bắc

Vào cuối tháng 9/1950, quân Đồng Minh chuẩn bị tiến vào Bắc Triều Tiên. Đạo quân Nam Triều Tiên băng qua biên giới trước vào ngày 01 tháng 10 và đã chiếm được các thành phố Wonsan, Hungnam và Hamhung. Lộ Quân thứ 8 của Hoa Kỳ (the Eight Army Troops) tiến qua Bắc Triều Tiên vào ngày 8/10, đã đẩy lui quân Cộng Sản về phía Bình Nhưỡng (Pyongyang) rồi chiếm đóng thủ đô miền bắc này vào ngày 19/10. Từ Bình Nhưỡng, Lộ Quân thứ 8 đã tiến về phía tây bắc, theo hướng sông Yalu (Áp Lục) là biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Hoa, trong khi một phần của Lộ Quân này đánh sang phía đông bắc.

Vào thời điểm này, cuộc Chiến Tranh Lạnh đã đi vào một giai đoạn mới, nguy hiểm hơn. Cuộc tiến quân sang phần đất miền bắc của phe Cộng Sản có thể khiến cho Liên Xô trả đũa tại châu Âu. Ngày 12/9, Bộ Trưởng Ngoại Giao mới của Hoa Kỳ là ông Dean Acheson, đã đề nghị tăng cường khối Nato và tái võ trang Tây Đức. Qua tháng 12/1950, Tướng Dwight D. Eisenhower được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Tối Cao của lực lượng Đồng Minh Nato.

Ngày 10/10, Trung Cộng đã cảnh cáo rằng quân đội của họ sẽ tham dự vào cuộc xung đột nếu phe Đồng Minh còn tiếp tục tiến về biên giới, nhưng Tướng MacArthur muốn chấm dứt chiến tranh sớm trước khi mùa đông bắt đầu, nên đã ra lệnh tăng thêm áp lực. Vào cuối tháng 10, Tổng Thống Truman đã gặp Tướng MacArthur trên đảo Wake, nằm trong vùng Thái Bình Dương và vị tướng này đã làm cho Tổng Thống Truman tin rằng sẽ không có sự can thiệp trên quy mô rộng lớn của lực lượng Trung Cộng. Nhưng Trung Cộng đã cảnh cáo Hoa Kỳ, coi các vận chuyển của Hải Quân Mỹ trong eo biển Đài Loan và cách tiến quân gần biên giới Trung Hoa là các hành động chống lại Trung Cộng. Quân Mỹ và quân Trung Cộng đụng độ với nhau vào ngày 25/10 gần đập nước Changjin (Chosin) và tại Onjong, gần Pukchin. Trận chiến tiếp diễn cho tới khi quân Trung Cộng bỗng nhiên rút lui vào ngày 6/11, quân Mỹ cũng lui về để tổ chức lại vị thế.

Vào lúc này, Tướng MacArthur và các nguồn tin tình báo đã đánh giá thấp sức mạnh của quân đội Trung Cộng, khả năng chịu thiệt hại to lớn của đội quân này, khi các máy bay của lực lượng Đồng Minh bay dễ dàng trên dải đất Triều Tiên và các tầu chiến chạy dọc theo bờ biển mà không bị ngăn chặn, trong khi Tướng MacArthur tưởng rằng quân số của Hoa Kỳ nhiều hơn quân Cộng Sản và cho rằng không lực Hoa Kỳ có thể ngăn cản quân Trung Cộng băng qua biên giới. Đồng thời, các nhà lãnh đạo chính trị tại Washington cũng đồng ý với Tướng MacArthur là chiến tranh sẽ chấm dứt vào dịp Lễ Giáng Sinh 1950. Tướng MacArthur đã ra lệnh tiến thêm vào ngày 24/12.


6. Quân Đội Đồng Minh rút lui

Các hy vọng chấm dứt nhanh chóng chiến tranh đã sớm tiêu tan bởi vì Trung Cộng đã chuyển qua một lực lượng quân sự khổng lồ với hơn 300,000 quân chống lại lực lượng Đồng Minh vào ngày 26 và 27 tháng 11 năm 1950, khiến cho lực lượng Đồng Minh chịu thiệt hại lớn. Vào cuối tháng 11, sức mạnh của quân Cộng Sản đã phóng vào giữa hai đạo quân, Quân Đoàn 10 ở phía đông và Lộ quân thứ 8 ở phía tây.

Từ ngày 4/12, lực lượng Đồng Minh bắt đầu rút lui. Bốn ngày hôm sau, 20,000 quân Mỹ kể cả Thủy Quân Lục Chiến và Bộ Binh, bị quân Trung Cộng bao vây, đã rút lui từ đập nước Changjin tới hải cảng Hungnam. Vào chiều 24, 105,000 binh lính Hoa Kỳ và Triều Tiên, 91,000 người tỵ nạn và 17,500 xe quân sự đã được di tản bằng đường biển từ Hungnam. Tại mặt trận phía tây, quân Cộng Sản tiến vào Nam Triều Tiên, chiếm Korangpo, cách Hán Thành 45 cây số (28 dặm). Trong cuộc rút lui này, Tướng Walker bị chết vì tai nạn xe, Trung Tướng Mathew B. Ridgway lên làm tư lệnh Lộ Quân thứ 8 vào ngày 27/12.

Tối ngày 01/01/1951, quân Cộng Sản bắt đầu tấn công dữ dội vào thủ đô Hán Thành, chiếm thành phố này vào ngày 4/01/1951 trong khi quân Đồng Minh đào hầm hố chống cự cách 40 cây số (25 dặm) về phía nam và cuộc rút lui tạm ngưng. Sự can thiệp quân sự của Trung Cộng vào cuộc chiến Triều Tiên một phần do tại miền bắc của sông Yalu, có nhiều đập nước và nhà máy thủy điện cung cấp điện lực cho cả vùng Mãn Châu lẫn Bắc Triều Tiên. Một phần khác cũng do sự thiếu cương quyết trong cách giải quyết của chính quyền Hoa Kỳ khi ra lệnh cho Tướng MacArthur. Các chiến thắng của quân đội Trung Cộng khiến cho Hoa Kỳ chịu thiệt hại nặng nề và phải rút lui về dưới vĩ tuyến 38 đã gây ra một chấn động trong thế giới tây phương.

Từ cuối tháng 11/1950, Tổng Thống Truman đã đe dọa rằng ông có thể dùng các võ khí nguyên tử để tiêu diệt quân Trung Cộng, sự việc này đã khiến cho Thủ Tướng Anh là ông Clement Attlee phải bay qua Washington. Cuối cùng, Tổng Thống Truman đã dùng giải pháp chiến tranh giới hạn và cổ điển, gia tăng chi phí quốc phòng từ 13.5 tỉ mỹ kim lên 50 tỉ mỹ kim, tăng cường không lực và tăng gấp hai số quân nhân lên 3.5 triệu binh lính.


7. Trận Chiến giành các Ngọn Đồi

Tướng Ridgway sớm phục hồi được tinh thần chiến đấu của binh lính Đồng Minh, đã gây ra các tổn thất lớn cho địch quân. Từ ngày 16/01, quân Đồng Minh bắt đầu tiến lên phía bắc, tới gần và có thể bắn vào Hán Thành. Quân Đồng Minh lúc này dùng chiến thuật tiến chậm, quét sạch các lực lượng địch thay vì bỏ sót vì tiến quá nhanh.

Ngày 14/3/1951, quân Đồng Minh chiếm được Hán Thành mà không gặp chống cự, sau đó tiến thêm vào một phần đất của miền bắc Triều Tiên vào tháng 6. Từ nay, cuộc chiến đã diễn ra dọc theo trận tuyến phía bắc của vĩ tuyến 38. Tới giai đoạn này, chính sách của Tổng Thống Truman là ngăn chặn làn sóng Cộng Sản tại biên giới hiện tại, mà không phải là đánh thắng Trung Cộng. Một trong các biến chuyển quan trọng nhất xẩy ra là vào ngày 11/4/1951, Tổng Thống Truman đã cất chức Tướng MacArthur và thay thế bằng Tướng Ridgway. Sở dĩ có sự việc này là do sự tranh cãi giữa Tướng MacArthur với các nhà lãnh đạo quốc phòng tại thủ đô Washington về cách giải quyết chiến tranh. Tướng MacArthur đã muốn oanh tạc Mãn Châu là một phần đất của Trung Cộng và dùng “biện pháp mạnh”. Tổng Thống Truman cùng các cố vấn khi đó e sợ rằng các hành động như vậy có thể dẫn tới Thế Chiến Thứ Ba và không thể chấp nhận việc Tướng MacArthur không theo đúng chính sách quốc gia. Sau đó, Tướng Ridgway tới Tokyo để nhận chức tổng tư lệnh và Trung Tướng James A. Van Fleet trở nên tư lệnh Lộ Quân Thứ 8.

Các cuộc đàm phán đình chiến đã bắt đầu từ tháng 7/1951 nhưng các trận chiến vẫn còn tiếp tục trong hai năm. Cả hai phía không thực hiện được bước tiến nào quan trọng mà chỉ giành nhau các vị trí chiến lược quan trọng. Trong thời gian kéo dài này, cuộc chiến được gọi là “Trận Chiến Giành các Ngọn Đồi” (the Battle for the Hills).


8. Chiến tranh trên không và trên biển

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến đầu tiên mà các máy bay phản lực xung trận. Ngay từ khi cuộc chiến bắt đầu, các máy bay thả bom và chiến đấu của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh, từ các căn cứ đặt tại Nhật Bản, Okinawa và Nam Triều Tiên, đã bay tự do trên miền Bắc Triều Tiên để yểm trợ các lực lượng bạn dưới đất, oanh tạc căn cứ và các toán quân địch. Nhưng sau đó, Liên Xô đã cung cấp cho Bắc Triều Tiên các phi cơ Mig-15 và các trận không chiến đã diễn ra với các phi cơ này của Liên Xô và các máy bay F-86 của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên bởi vì các máy bay Đồng Minh không được phép bay qua sông Yalu (Áp Lục) và các phi cơ Mig-15 ít khi bay xuống phía dưới vĩ tuyến 38.

Về sau, các máy bay oanh tạc của Đồng Minh được trang bị bộ phận “shoran” (short range navigation), một kỹ thuật hàng không mới, cho phép ném bom chính xác vào ban đêm. Cũng trong giai đoạn này, các máy bay trực thăng lần đầu tiên được dùng để chuyên chở binh lính ra trận tuyến và thực hiện việc giải cứu các phi công lâm nạn.

Trong cuộc chiến này, Không Quân, Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã thiệt mất hơn 2,000 máy bay, phần lớn do các súng phòng không của địch. Các phi công Đồng Minh cũng phá hủy hơn 1,000 máy bay của phe Cộng Sản, giết hại hơn 284,000 địch quân.

Trên mặt biển, lực lượng Đồng Minh gồm 80 khu trục hạm, 16 hàng không mẫu hạm, 8 tuần dương hạm và 4 tầu chiến. Hải Quân Hoa Kỳ đã giúp các toán bộ binh đổ bộ, oanh tạc các mục tiêu trên bờ. Wonsan là thành phố kỹ nghệ và lọc dầu của Bắc Triều Tiên, đã bị phong tỏa do hải quân trong hơn hai năm.


9. Cuộc Chiến chấm dứt

Các hy vọng về hòa binh gia tăng khi đại biểu của Liên Xô là ông Jacob Malik đề nghị tại Liên Hiệp Quốc cuộc ngưng chiến vào ngày 23/6/1951. Tới ngày 30/6, theo chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn, Tướng Ridgway đã cho thi hành các buổi gặp gỡ giữa các nhân viên quân sự Đồng Minh và Cộng Sản để thảo luận việc ngưng chiến.

Cuộc thảo luận ngưng chiến bắt đầu vào ngày 10/7 tại Kaesong rồi được dời về Panmumjom (Bàn Môn Điếm) vào ngày 25/10. Sự ổn định gần kề vào ngày 27/11 khi cả hai bên đồng ý rằng chiến tuyến hiện tại là lằn chia đôi giữa hai miền Bắc và Nam nếu cuộc ngưng chiến đạt được trong vòng 30 ngày. Sự thỏa thuận này cũng khiến cho cuộc chiến bớt dữ dội.

Nhiều vấn đề đã được đặt ra, đặc biệt việc các tù binh tự nguyện hồi hương đã làm cản trở sự thỏa thuận kể trên. Bộ Chỉ Huy Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng tù binh thuộc cả hai phía phải được tự do chọn lựa trở về quê hương hay không, trong khi nhiều tù binh Trung Cộng đã phản đối việc bắt họ trở về sống dưới chế độ Cộng Sản. Một số tù binh Bắc Triều Tiên cũng từ chối trở về miền Bắc cũ của họ trong khi các người Cộng Sản không chấp nhận rằng các binh lính của họ đã thiếu trung thành.

Vào cuối tháng 4/1952, cuộc thảo luận bị bế tắc vì vấn đề tự nguyện hồi hương. Cuộc chiến lại tiếp diễn. Qua tháng 5/1952, Tướng Mark W. Clark thay thế Tướng Ridgway làm Tổng Tư Lệnh quân đội Đồng Minh rồi vào tháng 1 năm 1953, ông Dwight D. Eisenhower trở nên Tổng Thống Hoa Kỳ. Vào ngày 5/3/1953, lãnh tụ của Liên Xô là Joseph Stalin qua đời. Sau cái tang này, các nhà lãnh tụ Xô Viết bắt đầu nói tới sự cần thiết phải ổn định trong hòa bình. Vào ngày 28/3, phe Cộng Sản đồng ý trao đổi các tù binh bị bệnh và bị thương và cho thấy họ muốn nối tiếp lại cuộc ngưng chiến. Các thương thảo tiếp tục vào hai tháng 4 và 5. Phe Đồng Minh nhận lại 684 tù binh bị thương và bị ốm đau, trong đó có 149 người Mỹ, và đã hoàn trả 6,670 tù binh Cộng Sản.

Vào ngày 26/4/1953, phe Cộng Sản chấp nhận việc tự nguyện hồi hương qua sự kiểm soát của Ủy Ban Hồi Hương của các quốc gia trung lập, gồm có các đại diện của Tiệp Khắc, Ấn Độ, Ba Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ.

Cuối cùng, Chiến Tranh Triều Tiên chấm dứt vào ngày 27/ 7/1953 khi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên ký tên vào bản đình chiến trong khi đó Bắc và Nam Triều Tiên không hề ký một bản văn hòa bình vĩnh viễn nào và quân lực Hoa Kỳ vẫn còn đóng tại Nam Triều Tiên để ngăn cản các thù nghịch giữa hai phía. Một vùng trái độn, được gọi là vùng phi quân sự, đã chia cách hai miền. Vùng này rộng 4 cây số (2.5 dặm) dọc theo chiến tuyến cuối cùng. Nam Triều Tiên được lợi 3,880 cây số vuông (1,500 dặm vuông). Một ủy ban đình chiến quân sự gồm các đại diện thuộc cả hai phía, đã theo dõi việc đình chiến.

Sau khi đình chiến, cả hai phe đều tố cáo phe bên kia là đã hành hạ các tù binh và là các tội phạm chiến tranh. Bắc Triều Tiên và Trung Cộng còn bị tố cáo là đã “tẩy não” các tù binh. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết kết án tất cả các hành động vô nhân đạo.

Chiến Tranh Triều Tiên là một trong các cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử. Vào khoảng một triệu người dân thường của Nam Triều Tiên bị giết hại, nhiều triệu người trở thành không nhà cửa. Hơn 560,000 quân lính LHQ và Nam Triều Tiên bị giết trong khi đó vào khoảng 1,600,000 binh lính Cộng Sản bị giết, bị thương hay bị mất tích.

Hoa Kỳ đã chi phí 67 tỉ mỹ kim vào cuộc chiến này. Hầu như tất cả các miền của Nam Triều Tiên đều bị thiệt hại nặng nề. Vào khoảng 1 triệu người dân thường bị giết tại Nam Triều Tiên và thiệt hại về tài sản vào khoảng 1 tỉ mỹ kim. Các thống kê không ghi số thiệt hại về dân sự của Bắc Triều Tiên.

Vào tháng 9/1953, phe Đồng Minh và Cộng Sản đã hoàn thành việc trao đổi 88,559 tù binh còn các tù binh không chịu hồi hương đều do Ủy Ban Hồi Hương của các nước trung lập cai quản và cuối cùng, đã có số tù binh từ chối về nước như sau: 14,227 người Trung Hoa, 7,582 người Bắc Triều Tiên, 325 người Nam Triều Tiên, 21 người Mỹ và 1 người Anh.

Vào năm 1954, các viên chức Liên Xô và các đại diện các nước tham chiếm tại Triều Tiên đã hội họp tại Geneva, Thụy Sĩ, nhưng các nhà thương thuyết đã thất bại khi tìm ra một kế hoạch hòa bình vĩnh viễn cho xứ Triều Tiên.

Sau Chiến Tranh Triều Tiên, thế giới bị chia thành ba khối: tư bản, cộng sản và thế giới thứ ba (the Third World), gồm các nước nhỏ, trung lập, dễ dàng bị lôi cuốn vào một trong hai khối trên.

Chiến Tranh Triều Tiên đã không giải quyết được vấn đề thống nhất đất nước, là giấc mơ của dân tộc Triều Tiên. Sau chiến tranh, miền Nam Triều Tiên đã phục hồi và trở nên thịnh vượng, được coi là một trong bốn con Hổ của châu Á, trong khi miền Bắc vẫn sinh sống trong cảnh nghèo đói, lạc hậu, bị đàn áp khổ cực vì chính sách tàn bạo của chế độ Cộng Sản do nhà độc tài Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) rồi sau này do người con là Kim Chính Nhật (Kim Jong-Il).



Phạm Văn Tuấn

Con gái Nguyễn Tấn Dũng

Con gái Nguyễn Tấn Dũng Có chửa đã 3 tháng cưới Việt kiều Mỹ
Đúng như TT Bush đã tiết lộ:
Con gái Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam lấy con trai Người Tỵ Nạn Cộng Sản Việt Nam

• Mõ SF

Trong lúc đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC vào cuối năm 2006 Tổng Thống George W. Bush đã công khai nhắc đến mối tình của người con gái của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và con trai của một gia đình người Việt đến Hoa Kỳ tỵ nạn cộng sản như là một dấu hiệu hòa giải giữa người cộng sản tại VN và nạn nhân của họ đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

Lúc đó, dư luận hơi sửng sốt, nhất là phía quan chức nhà nước CSVN lúc nào cũng đặt nặng vấn đề lập trường đấu tranh. Họ đã lờ đi sự kiện trái khoáy này và giới truyền thông trong nước có lẽ đã nhận được "chỉ đạo" nên hầu hết đều im re, không hề dám viết về nguồn tin nóng bỏng độc đáo này mà chỉ lo chạy theo khai thác scandal sex Vàng Anh. Mọi sự tưởng chừng trôi vào quên lãng, nhưng hôm 18-11 vừa qua, giữa rừng báo hơn 600 tờ, người ta thấy có một mẫu tin khá khiêm nhường được đăng trên tờ báo điện tử Saigon Tiếp Thị như sau:

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên xe hoa.

Hôm qua 16-11, doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thành hôn với Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam.

Ở tuổi 27, Phượng hiện là chủ tịch hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (Việt Capital Fund Management. Trước đó Phượng đã làm việc cho tập đoàn Hocim (Thụy Sĩ) sau khi tốt nghiệp thạc sĩ quản trị tài chính tại Geneva (Thụy Sĩ).

Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng là một doanh nhân trẻ, năm nay 36 tuổi với nhiều thành tích ấn tượng. Trước khi về Việt Nam quản lý quỹ IDG Ventures Capital, ông đã từng làm giám đốc điều hành cho VITC, một công ty viễn thông Mỹ tại khu vực Châu Á và ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại New York, ông tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển hạng xuất sắc tại đại học Harvard vào năm 1995, sau đó tiếp tục lấy bằng bác sĩ y khoa tại đại học Northwestern và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại đại học kinh doanh Kellogg tại Mỹ. Mặc dù lớn lên ở Mỹ và từng mang quốc tịch Mỹ, ông Bảo Hoàng hiện là công dân Việt Nam.

Lễ tổ chức đám cưới được cho biết là tổ chức giản dị tại khách sạn Caravelle vào tối chủ nhật, 16-11 với hơn 200 người gia đình cô dâu và chú rể".. (hết trích)

Nguyễn Bảo Hoàng

Nguyễn Bảo Hoàng là ai? Con ai? Cháu ai?

Theo tờ Tuổi Trẻ số ra ngày 2 tháng 5 năm 2007 khi lăng xê Bảo Hoàng trong bài viết Hoàng là "Người tìm kiếm ông chủ Google Việt Nam" thì "Là con út trong gia đình có 4 anh chị em, Nguyễn Bảo Hoàng cùng gia đình sang sống ở ngoại ô Washington từ năm 1975 khi mới 22 tháng tuổi".

Tờ Tuổi Trẻ & Khoa Học trong bài viết "Bảo Hoàng và quỹ đầu tư 100 triệu UDS" số ra ngày 26 tháng 2 năm 2007 viết: "Nguyễn Bảo Hoàng là con trai út trong gia đình có 4 anh chị em. Anh theo gia đình "xuất ngoại" sang Mỹ khi mới 22 tháng tuổi tại ngoại ô thủ đô Washington, bang Virginia của nước Mỹ."

Cả hai tờ báo này đều tìm cách tránh né, không dám viết lên một sự thật là Nguyễn Bảo Hoàng theo gia đình trốn chạy cộng sản tìm tự do tại Hoa Kỳ vào năm 1975 khi cộng sản từ Bắc tràn vào chiếm trọn miền Nam. Lúc đó Hoàng mới được 22 tháng mà chỉ lấp liếm là "sang sống" hay "xuất ngoại" sang Mỹ.

Tuy ca ngợi Hoàng nhưng cả ba tờ báo này cũng không nói rõ bố mẹ của Nguyễn Bảo Hoàng là ai? Có phải là "ngụy quân", "ngụy quyền" không? Mà nếu quả là con của ngụy quân ngụy quyền đã "trốn chạy quê hương, khi tổ quốc đã được hoàn toàn giải phóng mà nay lại vác xác về ? rồi cưới luôn con gái của ông thủ tướng nữa thì không biết phải xử lý như thế nào? Xử lý ra làm sao và xử lý ai đây?"

Có lẽ vì "tình huống khó nói" này mà đám cưới của con gái ông thủ tướng VC được tổ chức giản dị chỉ khoảng 200 người tham dự và truyền thông báo chí thì mới thấy có một mẩu tin khá khiêm nhường được lọt sổ, đăng trên tờ Saigon Tiếp Thị thôi, mà cũng không thấy nhắc đến quan viên hai họ, đàng trai đàng gái có những ai? Nhất là các lãnh tụ trung ương đảng cộng sản có tới không và chúc tụng những gì. Còn hơn 600 cơ quan ngôn luận khác thì lờ đi xem như không biết chuyện này, dầu đã được Tổng thống Bush căn cứ theo tin tình báo Mỹ công khai tiết lộ từ hai năm trước.

Hơn 30 năm trước đây khi vượt biên trốn chạy chế độ bạo tàn Việt cộng những người tỵ nạn CS còn bị chế độ Việt cộng chửi vói theo là "Việt gian". Gần đây khi túi rủng rỉnh đô la trở về thì những người tỵ nạn này được đảng o bế chuyển thành "khúc ruột nghìn trùng".

Nay có người lại còn leo lên tới chức "phò mã" của chế độ thì quả là độc đáo. Từ đó, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã làm bài thơ "Khúc ruột ngàn trùng" như sau:

Khúc ruột ngàn trùng

Ngày đi, đảng gọi "Việt gian",
Ngày về thì đảng chuyển sang "Việt kiều"
Chưa đi: phản động trăm chiều,
Đi rồi, thành khúc ruột yêu ngàn trùng,
Trốn đi, đảng bắt đến cùng,
Trở về mời gọi, săn lùng đô la,
Đảng ta ân đức bao la,
Làm cụ thằng đểu, làm cha thằng lừa.

(Trần Khải Thanh Thủy)

http://www.vietvungvinh.com



Con gái Nguyễn Tấn Dũng Có chửa đã 3 tháng cưới Việt kiều Mỹ
Con gái Nguyễn Tấn Dũng Có chửa đã 3 tháng cưới Việt kiều Mỹ?

ks thấy chỉ có một tờ báo đăng tin ni nhưng không dám nói nàng dâu có chửa đã 3 tháng

==

Con Gái Nguyễn Tấn Dũng Lấy Chồng Việt Kiều Mỹ Việt Báo Thứ Tư, 11/19/2008, 5:18:00 PM

Con Gái Nguyễn Tấn Dũng Lấy Chồng Việt Kiều Mỹ

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên xe hoa... theo bản tin trên báo Sài Gòn Tiếp Thị hôm 18-11-2008.

Bản tin viết rằng vào ngày 16.11, “doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã thành hôn với Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam.”

Bản tin cho biết rằng cô Phượng, 27 tuổi, hiện là chủ tịch hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (Việt Capital Fund Management – VCFM). Trước đó, Phượng đã làm việc cho tập đoàn Holcim (Thuỵ Sĩ) sau khi tốt nghiệp thạc sĩ quản trị tài chính tại Geneva (Thuỵ Sĩ).

Báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết ông Nguyễn Bảo Hoàng là một doanh nhân 36 tuổi, “trước khi về Việt Nam quản lý quỹ IDG Ventures Capital, ông đã từng làm giám đốc điều hành cho VITC, một công ty viễn thông Mỹ tại khu vực châu Á và ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại New York... Mặc dù lớn lên ở Mỹ và từng mang quốc tịch Mỹ, ông Bảo Hoàng hiện là công dân Việt Nam.”

Báó naỳ cho biết, đám cưới được cho biết là tổ chức “giản dị” tại khách sạn Caravelle, TP. Sài Gòn tối chủ nhật, 16.11, với hơn 200 khách mời là những người thân của hai gia đình cô dâu và chú rể.





Con gái Nguyễn Tấn Dũng Có chửa đã 3 tháng cưới Việt kiều Mỹ
Đúng như TT Bush đã tiết lộ:
Con gái Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam lấy con trai Người Tỵ Nạn Cộng Sản Việt Nam

• Mõ SF

Trong lúc đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC vào cuối năm 2006 Tổng Thống George W. Bush đã công khai nhắc đến mối tình của người con gái của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và con trai của một gia đình người Việt đến Hoa Kỳ tỵ nạn cộng sản như là một dấu hiệu hòa giải giữa người cộng sản tại VN và nạn nhân của họ đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

Lúc đó, dư luận hơi sửng sốt, nhất là phía quan chức nhà nước CSVN lúc nào cũng đặt nặng vấn đề lập trường đấu tranh. Họ đã lờ đi sự kiện trái khoáy này và giới truyền thông trong nước có lẽ đã nhận được "chỉ đạo" nên hầu hết đều im re, không hề dám viết về nguồn tin nóng bỏng độc đáo này mà chỉ lo chạy theo khai thác scandal sex Vàng Anh. Mọi sự tưởng chừng trôi vào quên lãng, nhưng hôm 18-11 vừa qua, giữa rừng báo hơn 600 tờ, người ta thấy có một mẫu tin khá khiêm nhường được đăng trên tờ báo điện tử Saigon Tiếp Thị như sau:

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên xe hoa.

Hôm qua 16-11, doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thành hôn với Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam.

Ở tuổi 27, Phượng hiện là chủ tịch hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (Việt Capital Fund Management. Trước đó Phượng đã làm việc cho tập đoàn Hocim (Thụy Sĩ) sau khi tốt nghiệp thạc sĩ quản trị tài chính tại Geneva (Thụy Sĩ).

Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng là một doanh nhân trẻ, năm nay 36 tuổi với nhiều thành tích ấn tượng. Trước khi về Việt Nam quản lý quỹ IDG Ventures Capital, ông đã từng làm giám đốc điều hành cho VITC, một công ty viễn thông Mỹ tại khu vực Châu Á và ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại New York, ông tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển hạng xuất sắc tại đại học Harvard vào năm 1995, sau đó tiếp tục lấy bằng bác sĩ y khoa tại đại học Northwestern và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại đại học kinh doanh Kellogg tại Mỹ. Mặc dù lớn lên ở Mỹ và từng mang quốc tịch Mỹ, ông Bảo Hoàng hiện là công dân Việt Nam.

Lễ tổ chức đám cưới được cho biết là tổ chức giản dị tại khách sạn Caravelle vào tối chủ nhật, 16-11 với hơn 200 người gia đình cô dâu và chú rể".. (hết trích)


Con gái Nguyễn Tấn Dũng Có chửa đã 3 tháng cưới Việt kiều Mỹ
Cũng có lý là CIA gài vụ này mà cũng có thể là các đồng chí Bộ Chính Trị gài độ thằng Dũng để hại Dũng là mất lập trường chính trị để hất đám phe cánhh thằng Dũng.Con Phượng là gái Nam kỳ thì nó dù ở Hà Nội nhưng không thích tụi con trai Bắc Kỳ Hà Nội.Thằng Bảo đi năm 1975, lạ 1 cái với bằng cấp như thế mà không lấy được 1 con vợ vn hay Mỹ tại Mỹ mà phải về VN lấy vợ.Thằng Dũng có tiền thì biết khôn gởi ngân hàng Thuỵ Sĩ từ khuya, chớ không ngu gì mà nó đợi cho con nó lấy thằng Việt kiều Mỹ để đáp cánh an toàn, chuyển tiền theo sau.
Giả thuyết là CIA lựa người khéo léo vì gia đình thằng Hoàng đã di tản khỏi VN năm 1975 thì khó có thể là dân HO, dân tị nạn CS, dân bị đánh tư sản, mua con lai , mau giấy tờ ghép HO và không biết gì về đời sống VNCH hay sau 1975 để hiểu rõ cộng sản (thì làm cho thằng Dũng ít bị khó xử là mất lập trường CM đối với đám lãnh tụ VC và bọn CS khác), năm 1975 thằng việt kiều này chỉ 22 tháng tuổi. Nếu CIA gài được người làm rễ thằng Dũng thì chuyện cũng là kế sách hay của CIA làm cho bọn VC trong Bộ Chính Trị ít nghi kỵ hơn.
Chuyện còn hấp dẫn gay cấn vì lý lịch thằng Bảo Hoàng không ai tại Mỹ biết rõ là theo VC hay QG, nhưng cho dù như thế nào mà người ta gài nó vào được gia đình thằng Dũng thì cũng là siêu rồi.

Người ta nói cho tới giờ đám VC vẫn còn thân thiết với đám lãnh tụ Bắc Hàn hay Cu Ba, đó mới là giải đáp cho việc hạ cánh an toàn nếu vn bị biến động thì tụi nó chạy qua các nước đó sống đời đế vương như ông hoàng lưu vong của Cam Pu Chia là Xi Ha Núc trước đây khi bị KhMer đỏ và Lon Non Lật đổ, thằng Dũng có tiền trong băng Thuỵ Sĩ thì cho dú có sống tại nước CS khổ cực như Cu Ba hay Bắc Hàn thì cũng còn sướng chán

Con gái Nguyễn Tấn Dũng Có chửa đã 3 tháng cưới Việt kiều Mỹ
Một chuyến đò ngang…
2008-11-25


“Hôm qua, doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã thành hôn với Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng Giám đốc Điều hành Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam.

Ở tuổi 27, Phượng hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt (Việt Capital Fund Management - VCFM). Trước đó, Phượng đã làm việc cho tập đoàn Holcim (Thuỵ Sĩ) sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ quản trị tài chính tại Geneva (Thuỵ Sĩ).


Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng là một doanh nhân trẻ, năm nay 36 tuổi, với nhiều thành tích ấn tượng. Trước khi về Việt Nam quản lý Quỹ IDG Ventures Capital, ông đã từng làm Giám đốc Điều hành cho VITC, một công ty viễn thông Mỹ tại khu vực châu Á và Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs tại New York. Ông tốt nghiệp Cử nhân văn học cổ điển hạng xuất sắc tại Đại học Harvard vào năm 1995, sau đó tiếp tục lấy bằng Bác sĩ y khoa tại đại học Northwestern và Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học kinh doanh Kellogg tại Mỹ. Mặc dù lớn lên ở Mỹ và từng mang quốc tịch Mỹ, ông Bảo Hoàng hiện là công dân Việt Nam.

Lễ cưới được cho biết là tổ chức giản dị tại khách sạn Caravelle, TP. HCM tối Chủ nhật 16.11, với hơn 200 khách mời là những người thân của hai gia đình cô dâu và chú rể.”

Bữa nay qưỡn, nhưng Dân Vệ chẳng thiết chèo chống gì hết mà chỉ muốn ngồi tán phét về… một chuyến sang ngang. Vừa tán vừa buồn… cười. Bổn đò được phép đăng lại nguyên con mẩu tin trên từ một nguồn trong nước, không thêm bớt một dấu phẩy, để bà con “khúc ruột ngàn dặm” giải khuây mối sầu xa xứ… xứ...

Nè, dzô một ngụm để lấy trớn chớ bạn,

Mẩu tin ngắn nhưng ly kỳ hơn phim xi-nê kinh dị, hén! Hổng biết người viết tin vì quá hăng hái “nâng bi” (hoặc “nâng bưởi”) mà đã tiết lộ nhiều chi tiết thuộc hạng “thâm cung bí sử” trong nhà của siêu đại gia quyền lực hàng đầu cả nước như vậy. Hay ông/bà phóng viên này đang thi triển tuyệt chiêu “lăng ba vi bộ” để… chữ một đàng nghĩa một nẻo? Bổn đò nghi ngờ cái trò “đi theo lề bên phải” của quý đồng nghiệp làm báo ở trong nước lắm, bạn ạ!

Này nhé, (nữ) doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng năm nay 27 tuổi, tức sinh năm 1981, khi “đồng chí bố” Nguyễn Tấn Dũng đang là… trùm công an ở miệt Cà Mau. Bạn nhớ lại xem, 10 năm đầu sau ngày… phỏng dế 1975 là giai đoạn đói khổ cùng cực nhất, cả nước đụng con gì cũng ăn – trừ con bù-loong – vậy mà chú “Ba Dũng” sung sức sản xuất ra được hai nhóc phổng phao mủm mỉm (1 gái, 1 trai), nuôi dạy thành tài… ở tuốt bên trời Tây thì cũng đủ hiểu “tình Bác sáng đời ta” đến mức nào. Ai nghi ngờ về lòng trung thành của chú Ba với chế độ thì… bà bắn chết đi, hoặc ai mang ảo tưởng chú Ba là người “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” như lời Bác (chôm của người khác và) dạy cho cán bộ thì hình như trong hộp sọ của họ chỉ chứa toàn… đậu hũ!

Này nhé, ái nữ của chú Ba Dũng được đặt vào ghế Chủ tịch HĐQT một Công ty Quản lý Đầu tư có tầm vóc quốc tế với số vốn hàng tỷ Mỹ kim từ 2 năm nay, làm việc với một tập đoàn tư bản cỡ bự ở nước ngoài (có lẽ cũng nhờ “bóng” của bố) 2 năm sau khi dùi mài kinh sử (ít nhất) 5 năm mới giật được mảnh bằng Thạc sĩ ở Thụy Sĩ. Vị chi, cô được bố “gửi ra ngoài” khi mới độ trăng tròn 16-17 tuổi. Quả chú Ba Dũng đã “nhìn xa trông rộng” biết bao, đã “nắm bắt tình hình” từ khi chưa ngồi vào ghế Tể tướng, và đã cẩn thận chuẩn bị “bãi đáp an toàn” cho tương lai bấp bênh của chính mình nếu chẳng may...

Một ghi chú thú vị: Tác giả của mẩu tin chỉ viết trỏng là Phượng (chẳng có được chữ lót cho… êm tai, dù cô giữ chức rất to) trong khi luôn gọi chồng cô một cách kính cẩn là ông Bảo Hoàng (với cả tên đệm đàng hoàng, dù điều đó không mấy quan trọng đối với… đàn ông). Chẳng biết ông/bà nhà báo này thuộc cánh đàng trai hay đàng gái đây?

Với tuổi đời ấy, với chức vụ ấy, với tiền của ấy, ai dám bảo với bạn “nữ doanh nhân trẻ” này không cậy oai bố mới có được những thứ mà nhiều người khác lao tâm khổ trí cả đời mà chưa chắc đã đạt được, thì kẻ đó đích thị là… tổ sư bốc phét! Không, bổn đò chẳng nghi ngờ gì cả về khả năng xuất chúng của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay – cả trong lẫn ngoài nước – nhưng riêng trường hợp này thì… khó tin cô ấy “tay trắng làm nên” lắm!

Ủa, sao mặt bạn cứ nghệch ra vậy, mới khúc dạo đầu thôi mà, dzô ngụm nữa nghe để bổn đò… luận tiếp.

Bây giờ đến phần… chú rể. Ồ, thân thế cũng môn đăng hộ đối ra phết. Chẳng thấy ông/bà nhà báo nói gì về anh chị sui của chú Ba Dũng, nhưng chàng rể Bảo Hoàng (chỉ riêng cái tên cũng thấy… hoành tráng rồi) được giới thiệu có phần long trọng hơn: một doanh nhân trẻ với “nhiều thành tích ấn tượng”, bằng cấp đầy mình, sự nghiệp lừng lẫy... Chàng học hành thuộc hạng khá, tốt nghiệp từ những trường danh tiếng, lấy mảnh bằng cử nhân văn chương để… lộng kiếng ngắm chơi, cả mảnh bằng bác sĩ y khoa cũng chỉ… trang trí cho vui, trước khi “chuyển sang” nghề làm giàu cái rụp.

Có lẽ quyết định chọn nghề của anh chàng này hơi... vấp váp, vì trong cả ba lãnh vực học hành đó dường như chẳng ăn nhậu gì với nhau. Ban đầu, chàng mê chữ nghĩa (tốt nghiệp cử nhân hạng xuất sắc tại Đại học Havard chứ bỏ sao!), rồi muốn cứu người (lấy mảnh bằng Bác sĩ ở Mỹ cũng khó trần ai!) nhưng rốt cuộc lại muốn... cứu mình bằng quyết định dấn thân làm giàu (bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh cũng đâu phải dễ!). Xem ra, chàng Bảo Hoàng đã “trăn trở” dữ lắm - và đã phí cả chục năm học hành - mới tìm được cái nghề lý tưởng. Và, như một lương duyên “tiền định”, trong môi trường ăm ắp đô-la này, chàng đã gặp nàng!

Ừ, thì bạn cứ trách kẻ đưa đò này “quét nhà ra rác”, thanh niên ngày nay thay đổi nghề nghiệp như người ta... thay áo mưa, có hề gì! Nhưng trong lý lịch trích ngang (cứ cho là đúng tất đi) của chàng rể, có một chi tiết rất ly kỳ: “Mặc dù lớn lên ở Mỹ và từng mang quốc tịch Mỹ, ông Bảo Hoàng hiện là công dân Việt Nam.”

A, nửa phần đầu của chuyện này thì bàng dân thiên hạ biết tỏng từ lâu rồi, nhưng nửa phần sau mang nặng… tính thời sự.

Bảo Hoàng năm nay 36 tuổi, “lớn lên ở Mỹ” (chớ không phải sinh ra ở Mỹ) có nghĩa là chàng (có thể đã) cùng cha mẹ chạy ra nước ngoài với dòng người di tản phản động sau khi các đồng chí của (bố vợ tương lai) chú Ba Dũng mang dép râu nón cối tràn vào Sài Gòn năm 1975. Cũng chẳng sao, vì tình yêu (thường thường) vượt qua các rào cản về chủng tộc, tôn giáo và cả chính trị nữa. Nhưng “từng mang quốc tịch Mỹ” có nghĩa là bây giờ chàng không còn đặt bàn tay phải lên ngực trái để cầu xin “God bless America” nữa, mà “hiện là công dân Việt Nam” để gào lên khẩu hiệu “Đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch vĩ đại”. Cũng tốt thôi, ăn cây rào phải rào cây ấy chớ, ai đời con rể của Tể tướng của nước CHXHCNVN (nhà văn Trần Khải Thanh Thủy dịch nôm 8 chữ viết tắt này là chẳng-hề-xấu-hổ-chút-nào-vì-ngu) mà “xin nhận Hoa Kỳ làm quê hương” thì coi sao được! Có ngu 10 phương thì cũng phải chừa một nẻo để còn... bịp được người khác chớ!

Vụ đính chính gián tiếp về “nhân thân” của chàng rể Bảo Hoàng khiến người ta nhớ lại giai thoại “cứng đầu” của con gái của cố Tổng bí thư Lê Duẫn hơn hai chục năm trước. Hồi đó, chế độ chẳng-hề-xấu-hổ-chút-nào nghiêm cấm mọi sự quan hệ tình yêu và không công nhận bất cứ một cuộc hôn nhân nào giữa thanh niên VN với người ngoại quốc. Đùng một cái, trưởng nữ của đồng chí Tổng bí thư đòi... lấy chồng Tây! Cô nàng khăng khăng cưới cho được anh chàng người Nga học chung trường ở Liên Xô, nếu không thì sẽ... nhảy lầu. Cả Bộ Chính trị lo sốt vó và cố bịt kín mọi thông tin cho khỏi rò rỉ ra ngoài trong khi tìm kế cứu giá cho “Anh Ba Duẫn”. Nhưng mấy chục bộ óc siêu việt của đảng cũng phải thua nước liều của một người đàn bà! Cô nàng có bầu và dọa sẽ sẽ công bố tác giả của bào thai đó với... báo chí Liên Xô. Rốt cuộc, “nhà nước ta” khẩn cấp sửa đổi luật pháp để công nhận các cuộc hôn nhân quốc tế và... hợp pháp hóa cái bụng “chuyển sang mập phì” của ái nữ của “Anh Ba Duẫn”. Ôi, nhờ sự ngang ngạnh chống bố của nàng mà hàng chục ngàn thanh niên nam nữ thế hệ Hồ Chí Minh sau đó được cưới vợ gả chồng với... bạn bè thế giới!

Vụ hôn phối “Phượng - Bảo Hoàng” diễn ra nhẹ nhàng hơn. Dẫu gì, chàng cũng là người gốc Việt, chỉ cần xổ toẹt cái quốc tịch Mỹ là xong, là danh chánh ngôn thuận để về làm rể nhà quan. Lỡ sau này có... đổi đời, chắc hẳn Nữ thần Tự Do cũng không hẹp lượng đưa tay đón chàng trở lại (bề gì, chàng cũng có đến ba mảnh bằng đại học Mỹ lận lưng chớ bộ!). Nhưng - oái oăm cái chữ “nhưng” - miệng đời lại không khoan dung như vậy. Vụ chàng rể “hoàn tịch” diễn ra giữa lúc chú Ba Dũng xoa tay khoái chí vì Quốc hội vừa công nhận tình trạng song tịch của “kiều bào”. Theo sự công nhận này, “Việt kiều” có thể giữ quốc tịch đang có và cũng có thể xin phục hồi quốc tịch Việt Nam. Khi mang tư cách song tịch, họ có những quyền lợi và nghĩa vụ như những công dân Việt Nam (trong nước) khác, nghĩa là được mua nhà đất, được đóng thuế, được vào bộ đội, được xử theo luật pháp Việt Nam v.v...

Sướng nhé, chú Ba! Dân thường như kẻ chèo đò này “được” hưởng nhiều thứ quá! Quan lớn như ông chỉ hớt chút bọt bèo; như tài sản của ông trong các ngân hàng ngoại quốc được bảo vệ, con cái ông được hưởng những đặc quyền của công dân Mỹ nếu muốn hồi tịch v.v...

Một lần nữa, kẻ nhà quê này bái phục tầm nhìn xa trông rộng của ông! Ngày trước, cả Bộ Chính trị phải điên đầu để kiếm kế giúp Anh Ba Duẫn gỡ rối chuyện nhà. Bây giờ, chỉ cần Quốc hội do Chú Ba Dũng giật giây đưa tay nhất trí thì tất cả đều trở thành... chuyện nhỏ. Phải vậy mới đáng mặt lãnh đạo chớ, hơi đâu để ý đến mấy vụ lẻ tẻ như Hoàng Sa - Trường Sa!

Rồi hén, ngụm thứ ba này để chúc cô dâu chú rể “lên đàng”…

Ừ, gì thì gì, đám cưới là ngày vui mà, bạn hãy cùng qua nâng lên ngụm này để chúc cho tía má đôi trẻ một tiếng…

Nhớ xưa, Tông tông bá chủ của miền nam nước Việt trước năm 1975, còn gọi thân mật là Anh Sáu Thiệu, cũng chu toàn nhiệm vụ làm cha, gã con gái cho quý tử của Tổng Giám đốc Hàng không Việt Nam. Đám cưới cũng rình rang ra phết: người ta thấy cả hàng đoàn xe hơi bóng loáng nối đuôi vào Phủ Đầu Rồng với những mâm quả nặng trĩu và trụ sở trung ương của hãng Air Con Rồng Lộn trên đường Phan Đình Phùng cũng đèn đuốc sáng trưng, giai nhân tài tử tấp nập. Chỉ khổ cho mấy anh cảnh sát gác đường và bọn học trò đi xe đạp như tụi tui phải chạy vòng vòng cả đổi mới ra khỏi… khu vực cấm.

(Hồi đó, khách khứa của Đệ nhất Gia đình này còn… quê thấy mồ! Quà mừng bằng gấm Thượng Hải, sâm Cao Ly, xe Huê Kỳ… vừa lỉnh kỉnh, vừa kềnh càng, làm sao “sang” bằng vài chiếc nhẫn lấp lánh nhỏ xíu hoặc một cú chuyển ngân nhẹ nhàng vào ngân hàng Thụy Sĩ, vừa an toàn vừa kín đáo, như ngày nay.)

Kịp đến ngày loạn lạc, trong lúc những đoàn nạn nhân chiến cuộc từ miền trung ùn ùn kéo vào Sài Gòn bằng bất cứ phương tiện gì để chạy giặc, hai bên sui gia sẵn máy bay vù tuốt sang Đài Bắc, quẳng lại cả triệu quân cán chính vào… trại tù cộng sản. Hổng biết Nguyễn tông tông có tính trước nước cờ thượng sách trong tam thập lục kế này không, nhưng rõ ràng, nếu không có bên đàng trai chuẩn bị sẵn phương tiện, e “Anh Sáu” khó lòng nói lọt tai các chiến hữu không quân trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng đó để xí vài chỗ trên một chiếc máy bay quân sự vù ra ngoại quốc để trở thành… người di tản buồn.

Chuyện ấy cách đây đã hơn 33 năm, cô dâu chú rể ngày ấy hẳn bây giờ đã có cháu nội ngoại rồi, và cũng có thể đang đóng vai khán giả của vở “đám cưới con gái quan Tể tướng” ngày nay.

Hẳn nhiên, đám cưới của các thiếu gia và công nương 5C (“con cháu các cụ cả”) trong thời đại “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” ưu việt gấp triệu lần… chế độ tư bản. Khách khứa chỉ lèo tèo 200 mạng, chả bỏ! Trong cộng đồng bé tí ở cái xứ kangaroo xa tít này, con số đó chỉ… xoàng thôi, huống là ngày lên xe bông của ái nữ của quan Tể tướng! Nhưng vải thưa che mắt thánh sao được. Màn “Lễ cưới được cho biết là tổ chức giản dị tại khách sạn Caravelle, TP. HCM tối Chủ nhật 16.11, với hơn 200 khách mời là những người thân của hai gia đình cô dâu và chú rể” chỉ là màn trình diễn phần nổi của tảng băng ngầm để… thiên hạ khỏi chưởi thôi, chứ ai cũng biết những người mừng cưới không phải là… xoàng.

Chỉ riêng “thân phận xã hội” của tân lang và tân giai nhân thôi cũng “hội đủ điều kiện” để lái xe vận tải đến mà... chở phong bì. Nói chi đến bóng vía của nhà vợ. Thử tính “nhẹ” thôi nhé: khoảng 20 Bộ trưởng và hơn 60 quan đầu tỉnh (do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm), mỗi “em” chỉ “mừng ngày vui của hai cháu chút quà mọn” thì cũng đủ xây hàng ngàn ngôi nhà tình nghĩa cho người nghèo, cô nhi và tàn tật trên cả nước. Ừ, phải chi như vậy, ước gì được thế... Cô dâu và chú rể hẳn sẽ được công đức vô lượng, con cháu họ sẽ hãnh diện biết mấy...

Mà thôi, vớ vẩn chi vậy cho mất vui đêm động phòng của đôi trẻ. Họ – dù có núp bóng ông bố – gặp nhau và cưới nhau cũng do lương duyên tiền định thôi mà. Ông Tổng Mỹ Giooc Bu-xơ (mèn ơi, tui chịu thua kiểu phiên âm này của báo Nhân Dân, hiểu chết liền!) há chẳng từng tiết lộ “bí mật quốc phòng” này bằng cú xỏ ngọt “cựu Việt cộng” Ba Dũng trong chuyến viếng thăm Việt Nam năm ngoái đó sao! Chỉ tội nghiệp cho mấy chú công an – cả chìm lẫn nổi – chầu chực cả đêm chung quanh khách sạn Caravelle mà chả được cô dâu chú rể tặng cho chiếc phong bì còm. Cũng chẳng thấy mống nhà báo tự do nào đến săn tin xe cán chó hoặc mấy cô cậu sinh viên xuống đường biểu tình đòi lại Hoàng Sa – Trường Sa cho ngắn bớt đêm dài…

Này bạn, mình cùng nâng ly tặng họ một chùm thơ Bút Tre trong “đêm xuân đáng giá ngàn vàng” nhé:

Một ngụm nàng sưởi buồng tim,

Hai ngụm thắp lửa con... chim của chàng,

Ba ngụm chú rể "lên đàng",

Bốn ngụm, năm ngụm... đầu hàng cô dâu!

Bạn ơi, Dân Vệ tui “quắc cần câu” rồi, chuyện đám cưới của nhà quan mà mình nói chi cho thêm… bực.



Dân Vệ

Ngưòi Đàn Bà Vẽ Hoa

Ngưòi Đàn Bà Vẽ Hoa
Duong Nhu Nguyen
November 23, 2010One Bình Luận

“Tiếc thay một buổi soi gương cũ ,
Đã lệch bao nhiêu mặt chữ điền.”

Nếu Georgia O’Keefe đã đến với thế giới này( hay nói đúng hơn thế giới đến với bà ta ) qua những bông hoa, thì trong phạm vi nhỏ bé riêng tư của tôi, tôi cũng đã tìm được một phụ nữ vẽ hoa.

Cô đến với tôi , và tôi đến với cô từ quá khứ tuổi thơ, một thế giới mà có lúc tôi tưởng đã đổ nát, vậy mà khi gặp lại nhau mới biết thế giới tuổi thơ đó bây giờ vẫn luôn hiện hữu.

Tôi muốn nói đến những bông hoa của Hoàng Thị Lương Ngọc.

(Tôi dùng chữ “Cô” ở đây để nói lên tư thế độc lập của người sáng tạo , thay vì tiếng xưng hô nói lên tình trạng gia đình hay tuổi tác của một phụ nữ Việt Nam.)

Cô đã mang đến chia xẻ với tôi những bông hoa của một góc trời riêng tư mà tôi tưởng rằng tôi đã bỏ lại sau lưng sau năm 1975.

Quãng đời của những năm tháng tuổi thơ ở Sài Gòn: tôi gặp Lương Ngọc khi còn là một cô bé gái bím tóc hai bên. Cũng như tôi, lúc đó, cô vẽ lưu bút bằng bút mực nguyên tử hay bút máy. Là nữ sinh ưu tú còn phải học để thi đậu..v.v. hình như những cô bé gái như chúng tôi thuở ấy chẳng bao giờ nghĩ đến việc cầm cọ, đừng nói đến việc lớn lên vẽ tranh, rồi mang tranh…đi bán???

Tuy nhiên, những bức tranh nho nhỏ phác thảo bằng bút nguyên tử hay bút máy lúc đó rõ ràng cũng đã phảng phất tính cách của người vẽ và nét bút. Vì thế, tôi không hề ngạc nhiên khi bắt gặp sự chuyển tiếp và trưởng thành của những đặc tính trẻ thơ đã thể hiện rất chân thực từ bút máy bút nguyên tử, lúc đó, từ ngày xưa, cho đến những bức tranh với đường nét công phu của cô ngày hôm nay , khi chúng tôi gặp lại nhau sau nhiều thập niên.

Ở đây tôi tránh dùng chữ “họa sĩ” , mà trái lại chỉ dùng chữ “người vẽ”. Lý do: làm sao để định nghĩa một “họa sĩ”? Người vẽ để bán, để triển lãm, để tìm chỗ đứng trong nhân sinh? Người đã học qua tất cả của thế giới mỹ thuật để rồi bứt phá tất cả? Người tự đi tìm cái đẹp trong thế giới của màu sắc và đường nét, cái đẹp qua định nghĩa của chính mình? Hay là người vẽ tranh sáng lập cả một trường phái , như nhà triệu phú Picasso?

Hơn thế nữa, nghệ sĩ (artist) là tư chất , là tâm hồn. Nghệ nhân (artisan) mới chính là người tạo hình. Trong thế giới mỹ thuật ,artisan và artist phải trở thành một thì mới có tác phẩm. Dù rằng có nhiều khi tác phẩm mãi mãi là một thế giới riêng tư. Khi đó, chúng ta đã có tác phẩm, mà vẫn chưa có “họa sĩ” à?

Trái lai ,khi đã có tác phẩm, thì bắt buộc phải có “người vẽ”. Vì thế chữ “người vẽ” đối với tôi rộng rãi hơn là chữ “họa sĩ,” ngoài vấn đề Nôm , Hán.



Điển hình thế giới của người vẽ tranh
Hoàng Thị Lương Ngọc

1) (Phụ bản : Thủy Tiên) : Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học , có ba đóa tiểu thủy tiên (Narcissus) — trilogy? Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này cô nói với tôi , cô đã nhìn thấy chúng lớn dần và trổ hoa ở khu vườn trước ngôi nhà mới chào đón cô đến ở tiểu bang California. Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên, nhưng cô lại vẽ bằng màu acrylic.


2) (Phụ bản : Sen (Lotus): Trong khung trời màu sắc của cô , có những cuống sen, lá sen dày mà thanh , làm tôi nhớ đến bình sứ phòng khách nhà bà ngoại tôi ở Hội An , bên cạnh khung cửa sổ cũng màu xanh rất cũ, che rèm lơ thơ màu trắng ngà. Ở đó cũng có những cuống sen mới cắt cắm trong bình sứ. Cũng mềm mại và cổ điển vô cùng trong thế giới của phấn tiên. Một lần nữa cô không dùng phấn tien, mà lại dùng màu nước.

Màu nưóc (watercolor) cũng như màu dầu(oil paint) là những sản phẩm , vật liệu gắn liền với mỹ thuật Tây Phương.Cô dùng những chất liệu ấy để diễn tả những hình ảnh rất Á Đông qua đề tài thực vật, lên trên giấy thay vì lụa. Cô vẽ những cánh hoa với tất cả sự mong manh cẩn trọng của tranh lụa Đông Phương. Ở đó có mặt phẳng và sự tĩnh lặng hoàn toàn , làm tôi liên tưởng đến những bức tranh thêu của Việt Nam , ngoài những bức tranh lụa.

(Nói về mặt phẳng , từ thế giới bứt phá của Tây Phương , Matisse cũng đã dẫn chúng ta về mặt phẳng khi ông đem Đông Phương tính và sự cầu kỳ của những tấm thảm Châu Á vào hội họa của mình — Matisse nổi tiếng cũng nhờ ông mô tả gập ghềnh trên mặt phẳng, bất chấp thông lệ của hội họa Tây Phương.)

Rõ ràng trong thế giới của Lương Ngọc , người đàn bà vẽ hoa , chúng ta nhận ra mặt phẳng.

Hình ảnh những bông hoa sen , hoa súng trong thế giới riêng tư của Lương Ngọc đối với tôi khác hẳn những lyly pads của Monet.( Khi được coi một bức tranh nền trước khi Monet vẽ hoa súng du`ng cảnh trí nước Pháp , tôi mới biết rằng hoa súng của ông khởi đầu chỉ là những nét ngoằn ngoèo của màu sắc, cũng như tôi đã ngoằn ngoèo trong khi đi tìm chính bản ngã của mình bằng tâm thức của một người không hoặc chưa biết vẽ). Nếu lyly pads của Monet là những nàng khiêu khích (nymphs) , thì những cánh hoa của người phụ nữ Việt Nam là một sự ẩn náu khép kín(sublime). Nếu Monet đã khai phóng cho chúng ta , những người thích cầm cọ , thì theo tôi những bông hoa nắn nót của Lương Ngọc chính là sự bảo tồn , quay về phương trời Á Đông , một thời yêu quý , qua những nét đẹp thuần hậu thanh tú mà hình như chúng ta đã lãng quên , khi bất chợt tìm thấy lại chỉ còn là một hoài niệm.

Ngưòi đàn bà vẽ hoa giúp chúng ta nhìn lại nét đẹp của một thời ở Phương Đông, và hoài niệm dẫn chúng ta về một lối sống cổ truyền , ngăn nắp của ngày xưa. Sự bão bùng nếu có , sẽ phải đến ,extrinsic , từ người kể chuyện : Mỗi bông hoa , cô nói , đều có một câu chuyện ở đằng sau từ cuộc sống và tâm thức của người vẽ.



3) (Phụ bản : Úa tàn (The withered): Lại có thêm cánh hoa nhài , hoa huệ nào đó mang màu úa của ngà, nét tiêu điều của ngọc trai khi không còn sáng , khi cánh hoa không còn được tưới nước. Khi ngọc ngà không được chùi cho bóng , lụa là không được giữ cho thơm…Cánh hoa của cô tàn tạ nằm chơ vơ trên mặt đất.

Lương Ngọc giải thích cho tôi hay, đó là hình ảnh những người đàn bà nghèo đây đó bị hất hủi, dày vò, khổ sở sống trong cái nghèo cái cực của kiếp người bất hạnh. Sinh ra làm phụ nữ trong kiếp nghèo , kiếp bần hàn , thì nỗi bất hanh một hóa hai hay một hóa thành mười.

Trong hình ảnh úa tàn đó vẫn là chân dung cổ truyền của cái đẹp.(Lương Ngọc nói với tôi rằng khi cầm chiếc cọ , chẳng có người vẽ tranh nào là không mơ ước mình nắm bắt được cái đẹp. Cái đẹp vẫn được giử lại ngay cả trong mục rữa tang thương như cánh hoa tàn úa mà rất đẹp này.)

Nhìn lại quá trình hội họa Tây Phương và ngay cả chính bản thân mình ,khi đi tới với thế giới kỳ bí của hội họa , tôi đã bao lần nhìn thấy hình ảnh tượng trưng của cái xấu , cái hư qua tay nắm cọ sơn? Cái xấu , cái hư ươm mầm thành cái đẹp? Đẹp mà xấu? Xấu mà đẹp?

Cái chân gượng gạo của người vũ nữ ballet trong tranh Edgar Degas, cẳng chân quá lớn lệch nghiêng một bên , so với khổ người ,đến nỗi trông như cái chân giả , trái vòng luật lệ của khoa học thân thể???

Từ vòng tay ôm quái dị của Picasso, không ra vẻ bàn tay đủ năm ngón , cho đến khuôn mặt ác quỷ trong người đàn bà v.v.

Tất cả chỉ có thể tượng trưng cho cái đẹp khi thế giới bi bẻ nát rồi vá chấp lại , không còn là thế giới cổ truyền nguyên thủy trong đó cái đẹp quá dễ dàng được nhận diện , chính là vẽ đơn sơ mà chăm chút rất cổ truyền.

Vì thế , ngược lại với hội họa Tây Phương , trong thế giới rất riêng tư của Lương Ngọc , mỗi nét tỉ mỉ là ngón tay vươn tới cái đẹp , quay lại với thế giới ngăn nắp cổ truyền của sự vật. Cái đẹp mà ai cũng có thể công nhận khi hướng về phương Đông , trước khi gương vỡ “làm lệch bao nhiêu mặt chữ điền” , như thế giới đẹp xấu lẫn lộn của Picasso chẳng hạn. Lương Ngọc không muốn thí nghiệm với cái xấu để nhận thức ra cái đẹp bao giờ cả . Vì thế , như người vẽ tranh lụa , cô cẩn thận , tỉ mỉ , và trân trọng từng nét vẽ như để bảo tồn và nâng niu cái đẹp. Hình như cô không muốn đập nát mặt gương để tìm lập thể , khi tất cả mặt chữ điền đã lệch , đổ máu trơ xương , thần kinh căng thẳng ,trong tranh có tiếng gào thét đến rợn người như Edward Munch , khi mà la’ hướng dương biến thành rắn rết ,và tất cả hoa lá cành như chuyển động trong thế giới tĩnh vật của Van Gogh , tất cả pha trộn và hỗn loạn ấy , chỉ để cho người sáng tạo nhận ra cái thiên hình vạn trạng của thế giới mỹ thuật trên hành trình đi tìm cái đẹp.

Không , thế giới của Lương Ngọc rất chân chất. Không có sự hỗn loạn , ngay cả khi cô vẽ trận bão miền Trung.

Từ bông hoa tàn tạ của Lương Ngọc , chúng ta chỉ thấy sự yên lặng.

Mặt phẳng của sự yên lặng , tính đồng nhất , vừa trong vừa đặc của màu sắc phấn tiên (pastel) , và sự nghiêm túc của đường nét là cá tính của người vẽ tranh Lương Ngọc.

Đó là thế giới của người cầm cọ do sự thôi thúc của chính mình. Kỷ luật của nghệ nhân cũng như tâm hồn của nghệ sĩ. Thế giới của người đàn bà tự học vẽ đến với cọ màu và những bông hoa, hình như để bảo tồn những gì còn lại của một phương Đông đã bị lãng quên , bỏ mất.

Khi cần nói đến chân dung một người đàn bà vẽ hoa , tôi muốn nói đến Lương Ngọc , tiêu biểu cho những người đàn bà Việt Nam đâu đó đã và đang cầm cọ vì yêu quý cái đẹp (kể cả những nghệ nhân cầm kim chỉ thêu thùa của tiểu công nghệ Việt Nam ) , hơn là nói đến thế giới huy hoàng của danh họa Georgia O’Keefe.

Khi được hỏi, O’Keefe trả lời , bà không hề có ý định vẽ chân dung sâu kín của thế giới đàn bà , bà cũng không hề có ý định vẽ hoa truyền thần. “Hoa thật đâu có to khổng lồ , quá khổ , như tôi đã vẽ???” O’Keefe đã vạch ra cho ký giả điều này.



4) (Phụ bản : Kỷ Niệm (Memory): Thập niên 70 , thời điểm kết quả của sự khai phóng phụ nữ ở Châu Âu và Bắc Mỹ , trong đó có sự góp mặt những bức tranh kiệt tác của O’Keefe: cũng vào khoảng thời gian đó những thiếu nữ mới vào đời, như tôi , như Lương Ngọc, trải qua cuộc đổi đời 1975. Tôi ở Mỹ, và Lương Ngọc lúc đó còn ở Việt Nam… Lương Ngọc kể với tôi rằng, trong những năm tháng đầu tiên của giai đoạn đổi đời đó , cô và các em gái (con cháu của công chức miền Nam , miền Trung..v.v.) đã ngồi thêu thâu đêm để kiếm sống. (Có lẽ đây là lý do tại sao trực giác của tôi đã mường tượng thấy hình ảnh những mũi kim thêu khi nhìn thấy mặt phẳng trong tranh hoa của cô.)

Vì thế , trong giai đoạn đầu của cuộc hành trình vẽ vời, cô đã vẽ lại hình ảnh các chị em ngồi thêu.( Lúc đó cô vẽ bằng computer mouse khi chưa có môi trường và thời gian để luôn luôn cầm cọ ).

Cách vẽ người trong trạng thái tĩnh của cô làm tôi nhớ đến cách vẽ người như vẽ búp-bê của họa phẩm chân chất (naive art) — cũng là thế giới vẽ tranh của những người tự học , trong đó có cả nguoi phu nu nhu con búp-bê nằm trong nhà thương của nữ danh họa Mễ Tây Cơ Frida Cahlo , hay hình ảnh người đàn bà du mục(gypsy) nằm thẳng cẳng dưới đất bên cạnh con sư tử của Henri Rousseau (một người hoàn toàn tự học , mà lại khai phá ra trường phái siêu thực (surrealism) cho Châu Âu.)



5) (Phụ bản: Tre và lá (Bamboo and leaves): Đi ra ngoài hình ảnh tranh thêu , và đi ra ngoài những hình ảnh bông hoa trong trí tưởng tượng , Lương Ngọc có khuynh hướng pha trộn sự tưởng tượng (fantasia) với tính truyền thần trong thế giới thực vật. Lấy thí dụ : một khóm tre già bên cạnh những lá chuối non rất tiêu biểu cho hình ảnh thân quen ở quê nhà. Phía dưới la.i là những rong rêu của trí nhớ, không nhất thiết phải theo truyền thần nữa , mà tự do tạo hình với suy tư và những nỗi niềm riêng. Đối với tôi , rong rêu đó là những bông hoa trừu tượng sinh ra từ ký ức đôi lúc làm lòng nhói đau , được chấm phá cho trọn vẹn một bức tranh xanh ngắt.

Đó cũng là đặc điểm của người cầm cọ tự học , họ dẫu có đặt ra ranh giới cho mình, cũng thành ra vô biên cương , không ranh giới.



Phụ Nữ và Những Bông Hoa

Hãy trả O’Keefe trở về với Santa Fe và văn hóa mỹ thuật vùng Tây Nam nước Mỹ (Southwest) , trả nhà danh họa trở về với trường Mỹ Thuật nổi tiếng ở Chicago, với người chồng nhiếp ảnh gia kiêm chủ phòng triển lãm , với sự táo bạo công khai của một phụ nữ trí thức tiên phong đã làm rạng danh thế giới mỹ thuật của Hoa Kỳ trong khoảng thời gian mà chỗ đứng của người phụ nữ Bắc Mỹ vẫn còn phôi thai. O’Keefe đã chọc thủng những bức tường kiên cố tạo dựng bởi đàn ông , chỉ đàn ông mà thôi , khi đàn ông dùng biểu tượng phụ nữ cho căn phòng ăn chơi của riêng họ. Phía sau những bức tường kiên cố đó , trong những căn phòng cách biệt đó , biểu tượng của phụ nữ trở thành trò vui của đàn ông. Những bông hoa rực rỡ , quá khổ của O’Keefe đã đem những biểu tượng cho thú vui của đàn ông trở thành thế giới mỹ thuật của nhân loại. Sự táo bạo của O’Keefe cũng chẳng khác chi ngòi bút cua Anais Nin đã tiên phong đi khơi khơi vào thế giới của literary erotica. Trong cuộc rong chơi đó Nin đã để lại cho thế kỷ 20 một khung trời chữ nghĩa quá đẹp cho những kẻ bị mê hoặc bởi văn chương được viết bởi tính nhạy cảm của phụ nữ.

Sống qua thập niên 70 và 80 ở Hoa Kỳ , tôi bắt buộc phải nêu câu hỏi : Nếu O’Keefe và ngay cả Anais Nin , là những phụ nữ tiên phong cho tự do nữ quyền bằng cách dùng mỹ thuật hay nghệ thuật cua but pha’p, thì sau thế kỷ 20, trong đời sống cá nhân , phụ nữ Hoa Kỳ đã tiến triển tới đâu , hay họ chỉ đi từ tạp chí Penthouse cho đến những thảm cảnh buồn đau của những hộp đêm , được mô tả trong cuốn film “Looking for Mr. Goodbar” (Diane Keaton, Richard Gere), chiếu ở thập niên 70 , đoạn cuối của phong trào giải phóng nữ quyền ở Mỹ?

Ngược lai , cũng vào thời gian đó , những cô gái rất trẻ như chị em Lương Ngọc cặm cụi mưu sinh bằng đường kim mũi chỉ , ngoài những bông hoa rực rỡ , còn thêu lên những hình ảnh lịch sử hào hùng trong đó có bóng dáng của những anh hùng dân tộc, những người đàn ông lẫm liệt nhất trong sử sách.

Tôi nhìn thấy “trilogy” khác hơn ba nhánh tiểu thủy tiên của Lương Ngọc: Một bên là những bông hoa cu?a nữ tính được giải phóng , tiêu biểu phụ nữ Bắc Mỹ của O’Keefe. Một bên là bức tranh thêu tôn vinh anh hùng dân tộc(thần tượng của nam giới ), mà hình ảnh đầy nam tính ấy lại gói ghém sức lao động cua những phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mà Việt Nam cũng qua một bước đường “giải phóng”. Và cuối cùng là bức tranh màu nước vẽ cánh hoa tàn úa đơn độc của Lương Ngọc: người phụ nữ Việt Nam vẽ hoa cất giữ những câu chuyện buồn vui trên những cánh hoa ấy.

Sự tương phản làm tôi ngậm ngùi.

Và vì thế , tôi xin trả Georgia O’keefe về cho Georgia O’keefe , Anais Nin về cho Anais Nin. Tôi sẽ quay về căn phòng tối có giá vẽ đơn sơ , trong bóng tối đã nẫy sinh những bông hoa trên mặt phẳng , không phải mặt phẳng của Matisse , mà là mặt phẳng của người phụ nữ tự học vẽ tranh, Hoàng Thị Lương Ngọc.

Những bông hoa đã sinh ra bài viết này.



© Dưong Như Nguyện
March 2010, đăng lại November 201