Saturday, January 29, 2011

Bài học nào cho thế giới?

Dân Ả Rập bắc phi lật đổ các chế độ lỗi thời, bài học nào cho thế giới?
27.01.2011 14:16
Tác giả William J. Dobson giải thích những gì mà các nhà độc tài trên thế giới có thể học được từ Tunisia, có thể học được từ Ben Ali.
Cả thế giới như được cổ vũ khi họ nhìn vào người dân Tunisia, những người từ lâu phải chịu đựng một chế độ độc tài, đã tự giải thoát mình khỏi cái ách khốn khổ. Khi người biểu tình đổ về Thủ đô Tunis, điều không tưởng đã xảy ra: Chế độ chuyên quyền mà Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali cẩn thận xây dựng trong suốt 23 năm đã không còn an toàn với chính ông.
Giống như một kẻ phạm tôi, Ben Ali cố tìm cách thoát khỏi hiện trường tội ác, bay sang Ảrập Xêút với hy vọng có thể bắt đầu một cuộc sống mới trong cảnh lưu vong. Và người ta hướng tới Tunisia như một minh chứng, một bài học cần rút ra cho chế độ chuyên quyền đang diễn ra ở những nơi khác trên thế giới.
Cứng rắn, nhưng đừng quá tay
Một trong những thủ lĩnh sinh viên, người đã tham gia cuộc lật đổ của Slobodan Milosevic của Serbia vào năm 2000 gần đây đã nói với tôi: “Các nhà độc tài giỏi thực sự là có thể thoả hiệp bất cứ lúc nào”. Và đó là sự thật. Nhưng ngược lại, Ben Ali sở hữu các nhà tù chật ních và những kẻ “cung cấp tin tức” ở mọi nơi mọi chốn. Cái giá phải trả đã vượt quá lợi ích mang lại, khi ông bị dân chúng phản đối nhiều vấn đề ông có thể có sự lui gót. Nhà độc tài thông minh không từ bỏ quyền lực, mọi điều có thể đàm phán.

Đừng cố gắng thành Singapore
Sẽ là tốt đẹp nếu bạn có thể thức dậy như một con hổ trong nền kinh tế châu Á. Nhưng dường như không phải thế. Ben Ali tạo ra tỉ lệ tăng trưởng kinh tế 5%, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giáo dục đại học cho rất nhiều người và nâng tuổi thọ của người dân. Nhưng người dân Tunisia đáp trả ông ta? Nếu tính hợp pháp duy nhất của chế độ đến từ các hoạt động kinh tế sau đó thời khắc thịnh vượng trôi qua, toàn bộ hệ thống có thể bị tổn thương. Tunisia có thể có những con số tốt đẹp cho khu vực, nhưng các nhà cầm quyền châu Á không bao giờ để nền kinh tế của họ trở nên phụ thuộc vào những du khách châu Âu, như Tunisia đã làm. Sẽ an toàn hơn nếu là nơi tách biệt với những kỳ vọng thấp. Vì nếu bạn muốn trở thành Singapore và đi lên trong thời gian ngắn, chi phí sẽ rất cao, đặc biệt nếu tài năng duy nhất của bạn là trấn áp.
Cấp hộ chiếu cho những người trẻ tuổi
Nếu không thể mang lại việc làm cho tất cả mọi người, hãy khuyến khích di cư. Đó là cách tốt nhất để thoát khỏi gánh nặng làm đau đầu bạn khi những người trẻ tuổi được giáo dục hiểu rằng, họ không thể tìm việc làm hoặc sống nhờ cậy vào cha mẹ. Hugo Chavez và Mubarak đã nắm bắt điểm này: Người Venezuela và Ai Cập đang rời quê hương tìm kiếm những vùng đất mới. Và phần thưởng đem lại? Khi gặp cơ hội tốt nhất ở Mỹ, châu Âu hay các quốc gia vùng Vịnh, họ sẽ làm việc và mang theo nhiều tiền lúc trở về quê nhà.
Hãy để cho phe đối lập tồn tại – chỉ cần không để cho họ giành chiến thắng
Ben Ali xoá bỏ các đảng chính trị đố lập. Trong sự nhận thức muộn màng, đó là một sai lầm. Một phe chính trị đối lập cũng có thể là người bạn tốt nhất của một nhà độc tài. Bạn có thể tạo các phe phái giả, bạn có thể gây rối các bên hợp pháp, bạn có thể dẫn dắt những phe phái ấy vào chỗ xung đột lẫn nhau. Điều quan trọng là chúng tồn tại và rằng hệ thống được sắp đặt đầy đủ, chặt chẽ để phe phái ấy không bao giờ ngáng trở bạn. Những người chỉ trích sẽ nói điều này là giả dối, bề ngoài, họ đang sai lầm. Các đảng đối lập, nếu được quản lý phù hợp, sẽ là nơi hút đi những bất bình của công chúng. Tại Tunisia, người đã không có lựa chọn nào khác và phải đổ ra đường.
Mở rộng cánh cửa báo chí
Ở Tunisia, có hai điều bạn có thể tính được: Mặt trời mọc mỗi ngày và mỗi ngày Ben Ali ở trang nhất tin tức. Kiểm duyệt truyền thông là không tránh khỏi ở những chế độ chuyến chế, nhưng nó không đồng nghĩa với việc ém nhẹm, bao trùm. Kiểm soát tin tức truyền hình và đài phát thanh là chủ yếu, nhưng hãy để cho xuất hiện những lời phê bình, và cho một số ít phóng viên điều tra cung cấp thông tin cho những tờ báo độc lập với lượng phát hành không lớn. Đây là nơi mọi người có thể xả hơi, và chế độ sẽ có những nguồn thông tin cũng đáng tin tưởng.
Không bao giờ đàm phán với đám đông giận dữ
Khi Ben Ali xuất hiện trên truyền hình và cố gắng để cứu vớt quyền lực bằng cam kết cải tổ và hứa sẽ lui gót vào cuối nhiệm kỳ, ông đã vô tình khép kín lối thoát của mình. Bất kỳ người dân Tunisia nào cũng biết rằng quyền lực tổng thống đã chấm dứt. Trong giờ khắc xế tàn, lựa chọn cho một chế độ là rút lui hoặc phản ứng. Thật không may, đối với những chế độ tồn tại theo xu thế cứng rắn, bài học vào giờ phút cuối của Ben Ali có lẽ nên trông cậy vào những chiếc xe tăng hơn là đàm phán.
Con người mới thực sự quan trọng
Đây là một khái niệm đáng sợ cho chế độ độc tài, nhưng việc Ben Ali bị lật đổ không thể được gán cho bất kỳ ai ngoài chính bản thân người Tunisia. Không ai cáo buộc rằng, Mỹ, Pháp hay những cường quốc nước ngoài nào khác đứng phía sau. Trên thực tế, chế độ chuyên quyền Tunisia là một đồng minh đáng tin cậy của phương Tây và Mỹ không chỉ trích Ben Ali cho tới khi ông đóng gói hành lý tìm đường lưu vong.
Các chế độ Ả Rập không thể đổ lỗi cho người Hồi giáo; Ben Ali đã từ lâu đã vây bắt họ hoặc đuổi họ ra nước ngoài. Không có đảng chính trị đối lập kích động người dân, vì đây là điều không tồn tại ở thực tế. Một chế độ không thành công khi giải quyết các vấn đề cơm áo gạo tiền, nạn thất nghiệp, kinh tế, tham nhũng và kết hợp với những cuộc trấn áp đã đủ để bắt đầu một cuộc cách mạng.
Tunisia cũng đưa lại các bài học cho toàn bộ chúng ta. Đứng đầu trong số đó là: Hãy để người Tunisia tự giải thoát mình. Và giờ đây, khi họ làm được, thì đừng bỏ rơi họ lần nữa. Người Tunisia cần đảm nhận phần lớn công việc, nhưng họ không nên phải làm một mình.
Thuỵ Phương (Theo Washington Post)
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-01-25-dan-tunisia-lat-do-che-do-bai-hoc-nao-cho-the-gioi
Người Yemen đòi Tổng thống từ chức

Người biểu tình đòi Tổng thống Saleh từ chức
Hàng ngàn người Yemen đã xuống đường ở thủ đô Sanaa, kêu gọi Tổng thống Ali Abdullah Saleh, người tại nhiệm trong hơn 30 năm qua từ chức.
Tin tức trên truyền thông nói những người biểu tình tập trung tại ít nhất bốn địa điểm trong đó có Đại học Sanaa.
Họ hô các khẩu hiệu chống chính phủ và nhắc tới cuộc lật đổ tổng thống Tuynisia.
Những người tổ chức đã kêu gọi sinh viên và các nhóm xã hội dân sự biểu tình phản đối tham nhũng và các chính sách kinh tế sai trái.
Người Yemen than phiền về tình trạng nghèo đói gia tăng trong lực lượng thanh niên và thất vọng với việc thiếu tự do chính trị.
Hơn 40% dân số Yemen hiện sống với mức chưa tới hai đô la một ngày.
Đất nước này đã đang gặp nhiều khó khăn về một loạt các vấn đề an ninh trong đó có phong trào ly khai ở miền nam và cuộc nổi dậy của người Shia Houthi ở miền bắc.
Hiện đang có lo ngại rằng Yemen đang trở thành một trong những địa điểm an toàn cho al-Qaeda và những thanh niên thất nghiệp có thể là những thành viên tương lai của các nhóm Hồi giáo.
'Theo gương Tunisia'
Trước cuộc biểu tình lớn trong ngày thứ Năm cũng đã có một loạt các cuộc biểu tình nhỏ.
Hôm thứ Bẩy, hàng trăm sinh viên Đại học Sanaa đã tổ chức những cuộc biểu tình đối nghịch nhau, một số người muốn Tổng thống Saleh từ chức, một số khác muốn ông tại nhiệm.
Hồi cuối tuần, chính quyền Yemen đã bắt nhà hoạt động nhân quyền có tiếng Tawakul Karman sau khi cáo buộc bà tổ chức biểu tình chống chính phủ.
Vụ bắt bà Karman đã dẫn tới có thêm những cuộc biểu tình khác ở Sanaa.
Sau khi được trả tự do hôm thứ Hai, bà Karman nói với kênh truyền hình CNN rằng đang có cuộc cách mạng ở nước bà theo gương Cách mạng hoa Nhài ở Tunisia.
Các cuộc biểu tình ở Tunisia đã chấm dứt 23 năm cai trị của Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali, người hiện đang bị Tunisia truy nã quốc tế.
Tổng thống Saleh, một đồng minh của phương Tây, trở thành lãnh đạo Bắc Yemen năm 1978 và đã lãnh đạo Cộng hòa Yemen từ khi hai miền bắc và nam hợp nhất hồi năm 1990.
Ông tái đắc cử hồi năm 2006.
Người Yemen đang tức giận trước cố gắng của quốc hội nhằm nới lỏng quy định về nhiệm kỳ tổng thống, điều mà phe đối lập lo ngại ông Saleh có thể toan tự phong ông là tổng thống suốt đời.
Ba nhà dân chủ ở Trà Vinh sẽ ra tòa không có luật sư
Khoa Diễm, phóng viên RFA
2011-01-24
Cuối tháng 10-2010, ba nhà dân chủ trẻ Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương đã bị tuyên án phạt từ 7-9 năm tù giam với cáo buộc đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “gây rối trật tự công cộng”.

Photo courtesy of UBBV
Ba nhà dân chủ trẻ Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh.
< object id=audioplayer1 data="http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf" width=240 height=25 type=application/x-shockwave-flash>< /object>
Ngày 24 tháng Giêng tới đây sẽ diễn ra phiên tòa Phúc thẩm cho những bị cáo này tại Trà Vinh. Tuy nhiên, theo thông tin gia đình cho biết thì cả ba người đều không được tiếp xúc hay thuê luật sư biện hộ cho phiên tòa. Khoa Diễm có bài tìm hiểu thêm về vụ việc này như sau.
Bản án sơ thẩm quá nặng
Luật sư có xuống dưới đó hôm qua rồi nhưng chưa nghe nói gì cả. Chỉ cần có giấy cần luật sư của mấy đứa nhỏ nhưng trại giam nó không ký cho mình.
Ô. Nguyễn Kim Hoàng
Chị Đỗ Thị Minh Hạnh, hai anh Nguyễn Hoàng Minh Hùng và Đoàn Huy Chương là những người, theo ý kiến của ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền lơi Người Lao Động Việt Nam có trụ sở tại Ba Lan, luôn quan tâm đến đời sống của các công nhân và người dân nghèo, cũng như các dân oan để giúp đỡ họ.
Sau khi bị nghi ngờ là đã giúp các công nhân đình công tại công ty Mỹ Phong ở Trà Vinh, chính quyền đã bắt giam ba người này với cáo buộc là họ đã lợi dụng quyền tự do dân chủ và gây rối trật tự công cộng.
Trong thời giam tạm giam và sau phiên tòa Sơ thẩm, tổng cộng họ đã bi giam gần một năm, nhiều ý kiến cho rằng các bản án họ nhận được là quá nặng cho những việc làm không có gì là sai trái. Hiện, cả ba người đang chờ đến phiên tòa Phúc thẩm.
Tuy nhiên, trong thời gian chuẩn bị cho phiên tòa, gia đình của các bị cáo đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp xúc cũng như thuê các luật sư bào chữa cho họ. Ba gia đình luôn giữ mối quan hệ chăc chẽ trong việc tìm cách giúp đỡ thân nhân của họ thoát khỏi cảnh lao tù.
Ông Nguyễn Kim Hoàng, cha của anh Nguyễn Hoàng Minh Hùng cho biết về những khó khăn các gia đình đang gặp trong vấn đề pháp lý. Ông nói:
“Tôi đang đi qua gặp luật sư cùng với gia đình của Hạnh. Luật sư có xuống dưới đó hôm qua rồi nhưng chưa nghe nói gì cả. Chỉ cần có giấy cần luật sư của mấy đứa nhỏ nhưng trại giam nó không ký cho mình …”
Ai sẽ bảo vệ các em

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng tại phiên tòa sơ thẩm. Photo courtesy thongtinberlin.de
Bà Minh, mẹ của chị Đỗ Thị Minh Hạnh, cho biết là tiền của và thời gian ba gia đình bỏ ra cho việc thăm nuôi, chạy ngược xui để lo giấy tờ kháng án làm công việc làm ăn bị đình trệ, tinh thần cũng như sức khỏe suy sụt. Trong ba tháng qua các gia đình đã cố gắng xin đơn để xin mời luật sư nhưng không thành công.
Bà nhận thấy rằng những việc con gái bà cùng hai người bạn làm không chống đối nhà nước cũng không vi phạm luật pháp Việt Nam mà đơn giản là vì họ muốn giúp những người công nhân tại Trà Vinh đấu tranh cho giá trị cho công sức làm việc của họ. Bà Minh nói:
“Tội nó cũng không đáng gì mà bé Hạnh nó bị bảy năm, cháu Hùng bị chín năm và Chương thì bị bảy năm. Mà chuyện thì có gì đâu, các em cón ngây thơ chết đi được. Đây là lần đầu tiên nó ra tòa mà việc nó làm là chỉ bảo vệ người công nhân thôi. Người ta biểu tình xong nó mới đến, nó nói với người công nhân …”
Với thời gian quá gấp gáp, hiện luật sư không đủ thời gian chuẩn bị nếu như nhận được sự cho phép từ tòa án để thay mặt bào chữa cho các bị cáo. Bà Minh cho biết thêm:
“Bây giờ cũng không còn kịp nữa mà luật sư cũng rất là tức giận. Sáng nay chúng tôi đến làm đơn khiếu kiện, khiếu nại trại giam công an Trà Vinh và có lẽ là xin tạm hoãn phiên tòa vì phiên tòa không có luật sư thì ai sẽ bảo vệ cho các em, mà hôm xử các em ở phiên tòa Sơ thẩm thì như là một phiên tòa bí mật rồi.”
Bây giờ là luật sư trực tiếp xuống dưới luôn mà họ không cho vô. Họ nói là nếu chị nói phần luật sư là chúng tôi sẽ cắt luôn phần thăm nuôi, không cho vô nữa.
Chị Mạnh
Vợ của anh Đoàn Huy Chương kể lại rằng mỗi khi đi thăm chồng, chị chỉ được hỏi thăm sức khỏe vài câu chứ tuyệt nhiên không được nhắc gì đến chuyện thuê luật sư vì vừa mở lời dăm ba câu về các vấn đề đó là công an mời ra khỏi phòng ngay.
Dù vậy, các gia đình cũng đã thuê luật sư và trả 2/3 luật sư phí. Chị Mạnh nói thêm:
“Bây giờ là luật sư trực tiếp xuống dưới luôn mà họ không cho vô. Họ nói là nếu chị nói phần luật sư là chúng tôi sẽ cắt luôn phần thăm nuôi, không cho vô nữa. Hôm bữa ảnh hỏi phần luật sư tới đâu rồi là họ chặn lại, không cho nói nữa. ý của cả ba người là mướn luật sư kháng án nhưng họ không cho viết đơn.”
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là ba người: hai anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và chị Đỗ Thị Minh Hạnh sẽ có mặt tại tòa án cho phiên tòa Phúc thẩm không luật sư nếu những cố gắng của gia đình không được chính quyền chấp nhận.
Việt Nam đã từng có những phiên tòa mà các bản án dường như đã được viết sẵn và sự bào chữa của luật sư có cũng như không. Tuy nhiên, dầu gì đi nữa thì ba người này cũng cần được đối xử công bằng vì họ là những người công dân của nhà nước Việt Nam dù ý kiến cũng như hành động của họ có khác với đường lối chính sách của nhà nước vì đó là quyền tự do con người.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến mới nhất về phiên tòa này và gởi đến quý vị trong thời gian ngắn nhất.

Hàng ngàn người biểu tình bị bắt tại Ai Cập

Nhà cải cách Mohamed ElBaradei trả lời phỏng vấn báo giới, trước khi rời Vienne hôm nay, trở lại Ai Cập (27/1/2011)
REUTERS/Heinz-Peter Bader
Thụy My
Theo hãng tin AFP, một viên chức an ninh giấu tên đã cho biết có ít nhất cả ngàn người đã bị bắt, trong hai ngày biểu tình chống chế độ của Tổng thống Moubarak ở Ai Cập. Những người phản kháng vẫn kêu gọi tiếp tục xuống đường cho dù có lệnh cấm. Ông El Baradei, cựu giám đốc Cơ quan Năng luợng Nguyên tử Quốc tế AIEA, từ Áo cũng trở về Cairo tối nay để tham gia biểu tình vào ngày mai.
Lực lượng an ninh đang được huy động đông đảo tại trung tâm thủ đô Cairo, để đối phó với các cuộc biểu tình vốn đã làm cho 6 người thiệt mạng trong hai ngày qua, gồm 4 người biểu tình và 2 cảnh sát. Đây là những cuộc xuống đường có quy mô chưa từng thấy, từ khi Tổng thống Hosni Moubarak lên nắm quyền vào năm 1981 cho đến nay. Phe đối lập kêu gọi cải cách về chính trị, kinh tế và xã hội. Tổng thống Moubarak còn bị chỉ trích nhiều nhất về việc chưa bao giờ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, đã được ban hành từ gần 30 năm qua.
Một người thân của nhà đối lập Mohamed El Baradei, cựu giám đốc cơ quan AIEA cho AFP biết ông cũng sẽ trở về Cairo tối nay để tham gia các cuộc biểu tình ngày mai. Nhóm « Phong trào ngày 6 tháng tư », một tổ chức tập hợp các thanh niên đấu tranh cho dân chủ kêu gọi người dân Ai Cập tiếp tục xuống đường hôm nay, cũng như sau buổi cầu nguyện ngày mai.
Các cuộc biểu tình hôm qua được xem là dữ dội nhất. Thông tín viên của RFI Alexandre Buccianti đã tường thuật như sau :
« Ít biểu tình hơn nhưng bạo lực lại tăng lên. Ngày hôm qua, thứ tư, được đánh dấu bằng thái độ không khoan nhượng từ phía cảnh sát, và sự quá khích của một số người biểu tình. Phía cảnh sát đã sử dụng đạn cao su, lựu đạn cay và dùi cui, còn phe biểu tình dùng bom xăng tự chế và gậy gộc.
Tại Cairo, các cuộc xung đột dữ dội nhất đã diễn ra tại khu Bulak, nằm ở giữa khu trung tâm thành phố và sông Nil, đặc biệt là đã có một cuộc chạm trán ở lối vào tòa nhà Bộ Ngoại giao. Tại Suez, nơi đã có ba người biểu tình thiệt mạng hôm trước đó, các cuộc xung đột có sự tham gia của gia đình các nạn nhân là hết sức bạo lực. Một trụ sở cảnh sát, một chi nhánh của ủy ban hành chánh địa phương và trụ sở đảng ông Moubarak đã bị tấn công bằng các chai xăng và gạch đá.
Nhiều cửa hàng cũng bị đập phá, số người bị thương phải tính từ đơn vị hàng chục trở lên, có hàng trăm người đã bị bắt. Song song đó, Internet vốn được dùng để liên lạc giữa những người biểu tình nhân « Ngày phẫn nộ » hôm thứ ba, lần này đã bị trục trặc hàng loạt và chạy rất chậm, mà theo thông tin chính thức thì là do quá tải. »
Được biết, tập thể tin tặc Anonymous từng phong tỏa nhiều trang web chính phủ Tunisia hồi đầu tháng, vừa đe dọa sẽ tấn công vào các trang web của chính phủ Ai Cập, nếu chính quyền Cairo tiếp tục chặn đường truyền Internet nhằm ngăn trở các cuộc biểu tình.
Hôm nay, Pháp đã kêu gọi Ai Cập tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Thủ tướng Canada tỏ ý mong muốn tăng cường dân chủ tại Ai Cập bằng phương thức hòa bình, còn Bắc Kinh hy vọng Ai Cập giữ được ổn định.


Vì sao cải tổ chính trị ở Việt Nam sẽ không sửa chữa nổi một nền kinh tế đang vật vã?Geoffrey Cain từ Hà Nội
Thứ Tư, ngày 19-1-2011
Các nhà quan sát ưa mỉa mai nói đùa rằng cái sự kiện “phi sự kiện” buồn tẻ tổ chức 5 năm một lần mà gần đây là Đại hội Toàn quốc lần thứ 11 của Đảng ở Việt Nam – đã tổng kết toàn bộ hiện trạng lỗi thời của chính đảng cộng sản. Suốt một tuần, bắt đầu từ thứ tư tuần trước, 1400 đại biểu nhóm họp ở thủ đô Hà Nội để lập chiến lược cho Đảng và bỏ phiếu loại một số thành viên cao tuổi trong ban lãnh đạo tóc hoa râm của Đảng. Kết quà là gì? Nhìn chung vẫn thế, nhưng có được vài gương mặt trẻ hơn – một loại ngày càng hiếm có ở một đất nước nơi giới trẻ ham kinh doanh hơn nên không còn cần vào Đảng nữa. Một phần ba trong Bộ Chính trị 15 người đã thôi giữ chức, vài người (trong số đó) viện lý do tuổi tác và sức khỏe.
Thủ tướng 61 tuổi Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương – cơ quan bao gồm 175 quan chức cao cấp nhất trong Đảng, những người sẽ chọn ra Bộ Chính trị, cơ quan cao nhất trong tất cả các cơ quan của Đảng. Điều này nghĩa là, ông Dũng, vốn được nhiều người coi như một nhà cải cách theo hướng thị trường, chắc chắn sẽ giữ được cương vị Thủ tướng trong nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, việc bỏ phiếu sẽ được quyết định tại phiên họp Quốc hội tháng 5 tới. Nhưng hôm thứ ba vừa qua, nhà lý luận 66 tuổi mà nghe đồn là thân với Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là một người ôn hòa về chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng, đã được chọn làm Tổng Bí thư mới, trên danh nghĩa là vị trí quyền lực nhất nước. Tuy vậy theo các nhà phân tích, trên thực tế, Thủ tướng nắm nhiều quyền lực không chính thức hơn, vì thế cũng không chắc là chiến thắng của ông Trọng có dẫn tới thay đổi về chính trị hay không.
Thay đổi về nhân sự lãnh đạo được công bố một tuần sau khi phiên họp tự phê bình tại Đại hội khai mạc, tại đó các nhà lãnh đạo phê phán năng lực xử lý các vấn đề kinh tế quốc dân của Đảng họ, bất chấp việc đã có một thập niên tăng trưởng ở “con hổ kinh tế” Việt Nam. Mặc dù năm qua đất nước đạt mức tăng trưởng 6,8%, cao nhất kể từ năm 2007 – một bước phục hồi ngắn ngủn sau khủng hoảng kinh tế – lạm phát đã ngốn sạch mọi thành quả của tăng trưởng đối với phần lớn trong dân số 90 triệu của Việt Nam, đặc biệt với người nghèo. Suốt nhiều tháng, các quan chức đã che giấu chuyện lạm phát hai con số, nội tệ suy yếu, và về sự kiện đặc biệt đáng lo ngại đối với bộ máy quyền lực là sự sụp đổ của hãng đóng tàu quốc doanh “vững như bàn thạch” Vinashin. Do các đơn đặt hàng bị hủy sau khủng hoảng kinh tế 2008 và do quản lý nhiều sai lầm, tập đoàn nhà nước này đã tích tụ nợ 4,4 tỷ USD, tương đương 5% giá trị của nền kinh tế 102 tỷ USD. Các nhà làm chính sách đã hành động rất chậm chạp khi nhìn nhận vấn đề, đó là một quan điểm không chắc có thể thay đổi nếu các nhà lãnh đạo chủ chốt vẫn giữ nguyên chức vụ.
Tại Vinashin, nơi mà mô hình Nhà nước quản lý toàn diện được coi như cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam, tình hình chưa có gì cải thiện. Hồi tháng 8, vài quan chức điều hành tổng công ty này đã bị bắt giam do bị buộc tội quản lý yếu kém. Tháng trước, tập đoàn không trả được khoản nợ quốc tế 60 triệu USD, phần nào vì điều đó mà Moody hạ điểm tín dụng của Việt Nam. Người Việt Nam đã gọi đùa hãng đóng tàu này là “Vinasink”.
Cách đây ba tuần, ông Dũng đã trợ giúp cho tập đoàn đang chết ngụp này, bằng cách cấp cho tập đoàn một khoản vay miễn lãi suất từ chính phủ, để họ có thể trả lương công nhân. Tuy nhiên, trong thời gian vài tháng trước khi Đại hội khai mạc, các nhà phân tích nói rằng sự sụp đổ của Vinashin đẩy giới hoạch định chính sách vào thế hỗn loạn. “Đây là một tình huống mà làm cũng chết, không làm cũng chết” – Eddy Malesky, giáo sư về khoa học chính trị ở Đại học California, San Diego, nói. Ông cho rằng việc vỡ nợ có thể làm tăng chi phí cho vay của quốc tế đối với các công ty Việt Nam, điều này tiềm ẩn nguy cơ người ta sẽ hạn chế cho Việt Nam vay khoản vốn cần thiết để phát triển kinh tế dài hạn. Mặt khác thì, khoản hỗ trợ của Nhà nước cũng có ý chuyển tải thông điệp rằng các tập đoàn kinh tế được Nhà nước chống lưng có thể không phải đối mặt với hậu quả của những việc làm nhiều rủi ro.
Đối với Thủ tướng và những người ủng hộ ông, tình thế khó khăn hiện nay lại gây ra những rắc rối riêng của nó. Phe cải cách của Thủ tướng vốn mong muốn đẩy Vinashin lên như một mô hình phát triển tương tự các chaebol của Hàn Quốc, hay các tập đoàn như Samsung và Hyundai. Khi Vinashin thất bại, quan điểm này đã làm lung lay nền tảng chính trị của họ. Tháng 11, ông Dũng thừa nhận trên truyền hình quốc gia rằng ông phải chịu một phần trách nhiệm cho tình trạng gần như sụp đổ của Vinashin, và rằng ông và các bộ trưởng dưới quyền đang tiến hành “tự phê bình”. Phe đối thủ cũng công kích Dũng vì ông ta đã ủng hộ kế hoạch để cho một công ty Trung Quốc vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên, dự án mà theo họ là gây tổn hại về môi trường.
Ông Dũng vẫn giữ được chức thủ tướng bất chấp mọi sự công kích. “Cái chính là những người chỉ trích ông Dũng không hội đủ sự ủng hộ để có thể lật đổ ông ta” – Carl Thayer, chuyên gia Việt Nam học, Đại học New South Wales ở Australia, nói. “Mặc dù Dũng có nhiều hạn chế, nhưng trên cương vị Thủ tướng, ông đã đạt được thành tựu đáng kể”. Ông Thayer nhắc đến việc ông Dũng kiềm chế được lạm phát trong hai năm 2007, 2008, và gói cứu trợ đã góp phần đưa Việt Nam khỏi khủng hoảng kinh tế năm 2008. Giờ đây, các nhà làm chính sách lại đang chịu áp lực phải hạ lạm phát, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải chủ động làm chậm lại đà tăng trưởng mạnh của đất nước.
Ông Thayer cũng có ý nói rằng, dù Vinashin thất bại, mối ưu tiên Đảng dành cho các tập đoàn Nhà nước lớn vẫn sẽ tiếp tục. Ông trích dẫn các chiến lược được trình bày trong văn kiện Đảng trước ngày khai mạc Đại hội. Bất chấp nạn quan liêu, thủ tục hành chính cồng kềnh, những hoạt động kinh doanh nhiều nghi vấn, và khuynh hướng gạt các đối thủ cạnh tranh quốc tế hoặc các công ty nhỏ hơn ra ngoài, những người ủng hộ lập luận rằng các đảng viên vẫn trung kiên – và vẫn làm nên 40% GDP. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo trong Đảng cũng cổ súy cho thị trường mở, làm đối trọng với hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn vào hôm thứ tư, các đại biểu đã phê chuẩn một biện pháp cho phép các chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân được gia nhập Đảng Cộng sản. Việc này xảy ra tròn 9 năm sau khi Trung Quốc thông qua chính sách tương tự.
Bất chấp những bài nói về hiện đại hóa nền kinh tế, ngay từ đầu Đại hội, các nhà lãnh đạo đã tỏ dấu hiệu cho thấy họ không chấp nhận thảo luận về tự do dân chủ. Tổng Bí thư đương nhiệm Nông Đức Mạnh tuyên bố vào hôm thứ tư tuần trước rằng “các thế lực thù địch” đang sử dụng nhân quyền để lật đổ chủ nghĩa xã hội. Bài phát biểu của ông ra đời trong bối cảnh một phong trào kiểm duyệt áp chế vừa nổ ra ngay trước kỳ Đại hội, trong đó nhiều người sử dụng Internet phản ánh rằng họ rất khó truy cập Facebook. “Thách thức lớn nhất mà hàng ngày tôi phải đối mặt là kiểm duyệt”, một biên tập viên ở TPHCM (giấu tên vì sợ bị trừng phạt) đã than thở. “Báo chí lâu nay không có phóng sự điều tra nào đáng chú ý”. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, kể từ tháng 10-1009 tới nay, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ, truy tố 39 người bất đồng chính kiến. Một tuần trước ngày khai mạc Đại hội, công an Việt Nam xô đẩy và vật ngã một nhà ngoại giao Mỹ khi ông này cố gắng đi thăm một linh mục Công giáo bất đồng chính kiến ở miền Trung Việt Nam. Vụ việc làm Washinton rất tức giận.
Nhưng đối với nhiều người trong giai cấp trung lưu đang lên ở Việt Nam, chính trị vẫn là mối quan tâm quá xa vời so với những vấn đề kinh tế rất cụ thể của họ. Nguyễn Phương, một blogger ở TP HCM, người từng thường xuyên viết blog phê phán chính phủ, đã ngừng việc công bố suy nghĩ của mình trên mạng hai năm nay. “Không phải vì chúng tôi sợ”, anh nói. “Ngay vào lúc này, phần lớn chúng tôi phải tập trung vào kiếm tiền mua gạo và trả tiền thuê nhà, hơn là nghĩ về tự do ngôn luận và bầu cử”. Thái độ ấy phản ánh rằng tinh thần tự phê bình và các chiến lược đã chìm đi trong suốt kỳ Đại hội Đảng, nơi mà những lời nói vui về thị trường mở – chứ không phải về một nền chính trị mở – đã làm cho sự kiện chính trị được trông đợi nhiều này cũng giống như bất kỳ sự kiện nào khác.
Người dịch: Đan Thanh (BaSam)
Tự do báo chí bất ngờ ở TunisiaTác giả Ulrike Putz (Spiegel.de), viết từ Tunis, Hiếu Tân dịch

Người dân Tunizia say mê đọc báo. Ảnh AFP
Truyền thông Tunisian đã chứng kiến một thay đổi bất ngờ và sửng sốt: Sau nhiều năm kiểm duyệt ngột ngạt, tất cả các hạn chế bỗng dưng biến mất. các báo được tường thuật tự do, các nhà báo làm việc thâu đêm – và dường như mọi người dân Tunisa đều muốn nói chuyện chính trị.
“Những lâu đài ở Pháp, những Tài khoản Ngân hàng ở Thụy sĩ, Bất động sản ở Argentina!” Một đầu đề trên trang nhất một tờ báo Tunisia gào lên. “Chúng ta bắt đầu săn tìm tài sản của Ben Ali,” là phụ đề bài xã luận ngày thứ Tư của tờ Al Chourouk (“Rạng đông”).
Một tờ báo đua tranh muốn thu hút độc giả. Nó trưng bức ảnh một người đang bước đi trong lửa. Câu chuyện kể về một thanh niên có học nhưng thất nghiệp tự thiêu và châm ngòi cho một tháng biểu tình đường phố đã đánh đổ chính phủ Tunisia vào tuần trước – chỉ kích thích những hy sinh tương tự trong khắp thế giới A rập. Những cuộc tự sát ở nước ngoài đang có xu hướng khởi đầu những cuộc cách mạng, theo tờ báo As Sarih, có thể tạm hiểu là “không sơn phết” hay “sự thật trần trụi.”
Cả hai tờ báo lớn nhất Tunisia này đã trải qua một thay đổi triệt để từ Thứ Sáu tuần trước. Một bức chân dung của cựu lãnh đạo của đất nước, Zine Al Abidine Ben Ali, trước đây thường được dùng để tô điểm cho trang nhất của chúng. Hôm nay chúng thể hiện sự thù địch.
Mọi con đập đều vỡ
Việc Ben Ali chạy trốn khỏi đất nước vào cuối tuần trước là không giờ của nền tự do báo chí Tunisia. Bước quan trọng thứ hai do chính phủ lâm thời. “Bộ Thông tin sẽ không thay đổi nhân sự”, Ahmed Fria, bộ trưởng nội vụ mới của Tunisia tuyên bố. “Báo chí được tự do.” Tunisia nhảy vọt từ vị trí dưới cùng trong bảng xếp hạng hàng năm về tự do truyền thông trong thế giới A rập lên ngay hàng đầu. Lebanon – cho đến bây giờ – vốn là nơi tốt nhất cho các nhà báo hành nghề ở khu vực này.
“Tất cả các con đập đề đã vỡ,” Shekir Bísbes một người mắt mờ nói. Từ khi chế độ sụp đổ người phóng viên của Mosaique FM, đài truyền thanh tư nhân có nhiều thính giả nhất Tunisia, hiếm khi ở nhà. Đài này đã chuyển từ chỗ phát ba hay bốn bản tin mỗi ngày sang đưa tin sốt dẻo suốt ngày đêm. Các bài bình luận chính trị và tường thuật được thay bằng những hộp thư truyền thanh: Người nghe khao khát thông tin cũng như khao khát được trò chuyện. Sau 23 năm bị buộc phải im lặng, người Tunisia không mong muốn gì hơn là được nói chuyện chính trị.
Nhiều nhân viên đài Mosaique FM thậm chí không về nhà để ngủ. “Các nhân viên kỹ thuật của chúng tôi đã dọn đến đây ở.” Bisbes nói, chỉ cho tôi xem một gian phòng họp đầy những chiếc nệm.
Một người hạnh phúc
Mặc dầu thiếu ngủ, Bisbes là người hạnh phúc trong những ngày này. Cuối cùng anh đã được mang hết sức lực ra làm nghề của mình. “Khi tôi bắt đầu những bài tường thuật tại chỗ những cuộc biểu tình, tôi cảm thấy lần đầu tiên tôi được làm một nhà báo thật sự,” anh nói. Nhưng anh muốn giữ cho mình cái đầu điềm tĩnh. “Chúng tôi thận trọng tường thuật cho công bằng, bởi vậy chúng tôi không muốn chỉ nhào vào một phía,” anh nói. Nhưng trong một cuộc tranh cãi về tính hợp pháp của chính phủ lâm thời, chỉ có một lập trường đáng giá. “Chúng tôi đứng về phía nhân dân,” anh nói.
Bisbes thích thú với vai trò mới của anh nhưng anh cảnh giác với việc cường điệu quyền lực của các nhà báo Tunisia mới được giải phóng. Trong nhiều thập kỷ nhân dân đã quen với việc được biết mọi tình hình thực tế xảy ra trên mặt đất mà không có sự giúp đỡ của một phương tiện truyền thông đáng tin cậy. Bisbes than phiền rằng bây giờ mọi người đang bàn tán rằng đây là một “cuộc cách mạng Al-Jazeera”. “Nhưng điều đó đã bị thổi phồng không thể tin được. Facebook, Twitter và Al-Jazeera chỉ khuếch đại một xung lực đến từ bản thân nhân dân. Một thời gian ngắn sau khi các cuộc náo loạn bắt đầu, Al-Jazeera, kênh truyền hình có cơ sở ở nước vùng vịnh Qatar bắt đầu đưa tin dồn dập.
Nuredine Butar, tổng biên tập tại Mosaique FM, đã nhiều năm chịu áp lực nặng nề từ chính phủ. Những cuộc khám xét bất ngờ, những cuộc gọi đe dọa lúc nửa đêm, “một nỗi sợ thường trực về đi tù” anh nói. Chúng tôi cố gắng đào tạo ra càng nhiều nhà báo tốt càng hay, trong những giới hạn đặt ra cho chúng tôi. Đôi khi điều ấy không có tác dụng. Để cho một ví dụ, anh rút ra một tờ fax cũ.
Nó ghi tháng Mười, 2010, khi một vụ xì căng đan bắt cóc nổ ra. Cháu trai của tổng thống Ben Ali đang cãi cọ với một người cạnh tranh về một giấy phép xuất khẩu. Khi người cạnh tranh không chịu lùi, đứa cháu bố trí một vụ bắt cóc con trai của người ấy. Tin này đồn từ người nọ sang người kia và cuối cùng đài phát thanh nhảy vào câu chuyện. Sáng hôm sau một bức fax đến: một quan tòa cấm Mosaique FM tiếp tục theo đuổi câu chuyện ấy.
Vâng, nó đã từng là Tuyên truyền của Nhà nước.
Chỉ mới cách đây một tuần, chương trình tin tức chính của đài truyền hình nhà nước Tunisia là một thứ thuốc điều trị bệnh mất ngủ rất công hiệu. Mỗi buổi tối nó bắt đầu bằng những bài dài lê thê về ngày của Ben Ali: tổng thống gặp các bộ trưởng của ngài, đệ nhất phu nhân ăn tối với các phu nhân đại sứ. Dù sao cách đây 5 năm Walis Abdallah đã nhận một công việc ở kênh TV7. “Từ đó, gia đình tôi luôn luôn chửi tôi rằng đã bán linh hồn,” người phóng viên truyền hình nói.
Vì lý do này mà Thứ Bảy tuần trước là vô cùng đặc biệt đối với anh. Khi anh đi làm về sau khi Ben Ali đổ, mẹ anh quá đỗi vui mừng. “Bỗng nhiên bà trở nên đầy tự hào,” anh chàng 34 tuổi nói. Mấy giờ trước đó, đài truyền hình đã thay đổi lập trường chính trị của nó. Các đoàn viên công đoàn đến trước ống kính camera để thú nhận rằng trong nhiều năm họ đã chẳng làm gì khác ngoài tuyên truyền cho chính phủ. Bây giờ thì họ thôi làm chuyện đó rồi, họ nói. Họ cũng sẽ đổi tên của kênh truyền hình: thay vì TV7- nó nhắc nhở việc Ben Ali cướp chính quyền ngày 7 tháng Mười Một năm 1987 – kênh này sẽ được gọi là Truyền hình Quốc gia Tunisia.
Việc đổi tên đi ngược với ý muốn của các giám đốc công ty này. “Họ muốn mọi thứ cứ giữ như cũ.” Abdallah nói. Giống như nhiều ông chủ, các nhân viên cao cấp của đài cũng có nhiều liên hệ mật thiết với chế độ. “Bạn bè và họ hàng của các ông lớn trong đảng tất cả đều có những công việc nhàn hạ ở chỗ chúng tôi.” Abdallah than. Những ai đã trung thành với chính phủ bây giờ bỗng nhiên trở nên chịu thua thiệt. “Trước đây họ thường lên giọng dạy bảo ở đây, nhưng nay họ có vẻ nhu mì dễ bảo,” anh nói. Anh nghi ngờ họ sẽ chịu lâu. “Những người trung thành với chính phủ vẫn có công vệc ở đây.” Anh nói. “Vào lúc này.
Bản tiếng Việt (Blog Nguyên Trường)





Sức mạnh nhân dân thể hiện qua biểu tình: Lần đầu tiên một tổng thống Ảrập bị lật đổ sắp chạy tị nạn, lãnh đạo CSVN lo âu số phận chuyển tài sản và người thân qua Âu Mỹ
15.01.2011 04:01
Tổng thống Tunisia El Abidine Ben Ali đã phải chạy trốn khỏi quốc gia hôm qua sau một làn sóng biểu tình dữ dội nhằm chấm dứt 23 năm cầm quyền của ông. Đây là một sự kiện chưa từng có trong thế giới Ảrập

Ai ơi chớ có độc tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần !


Một người biểu tình bị cảnh sát kéo lê trên đường phố. Ảnh: AP.
Các cuộc biểu tình bạo động chống chính phủ, phản đối tình trạng tham nhũng và thất nghiệp trầm trọng của dân chúng Tunisia đã khiến cho Tổng Thống Zine El Abidine Ben Ali phải bỏ trốn hôm Thứ Sáu sau 23 năm cai trị.


Dân chúng nổi loạn ở thủ đô Tunis ném đá giao tranh với cảnh sát trong ngày Thứ Sáu 14 tháng 1, 2011. (Hình: AP/Christophe Ena)
Hàng ngàn người biểu tình từ mọi tầng lớp xã hội tràn ngập thủ đô Tunis để đòi ông Ben Ali phải từ chức, hồi chung cuộc sau nhiều tuần lễ xuống đường phản đối khắp nước. Thủ Tướng Mohammed Ghannouchi lên đài truyền hình nhà nước cho hay ông tạm thời nắm quyền tại quốc gia vùng Bắc Phi nổi tiếng về những bờ biển thơ mộng và các di tích cổ xưa này.
Sự sụp đổ của chế độ lãnh đạo tại Tunisia chắc chắn sẽ có tác động mạnh trong thế giới Ả Rập và xa hơn nữa, như một bằng chứng cho thấy một chế độ lâu đời và nhiều quyền uy như của Tổng Thống Ben Ali vẫn có thể bị sụp đổ do sự căm phẫn của quần chúng.
Tổng Thống Ben Ali tìm đủ mọi cách để cố bám lấy quyền lực trước các cuộc biểu tình rầm rộ của dân chúng, tuyên bố tình trạng khẩn trương hôm Thứ Sáu, giải tán chính phủ và hứa hẹn sẽ có cuộc bầu cử Quốc Hội trong vòng sáu tháng. Vào tối ngày Thứ Năm, ông xuất hiện trên đài truyền hình để hứa hẹn sẽ không ra tranh cử năm 2014 và ra lệnh giảm giá các món nhu yếu phẩm như đường, bánh mì và sữa.
Tuy nhiên, ngày Thứ Sáu vẫn có các cuộc biểu tình lớn lao chưa từng thấy từ nhiều năm qua. Những người biểu tình giao tranh với cảnh sát và một số leo tường tràn vào Bộ Nội Vụ, nơi được coi là chỗ tra tấn dân chúng từ nhiều năm nay. Khói lựu đạn cay và khói đen từ các đám cháy bao trùm thành phố này và các công ty du lịch vội vã di tản hàng ngàn du khách.
Không phận Tunisia bị đóng và các nguồn tin chưa được kiểm chứng nói rằng ông Ben Ali đã rời khỏi Tunisia. Hiện không ai biết ông Ben Ali đang ở đâu và chi tiết việc ông bị đẩy ra khỏi vị trí cầm quyền cũng không rõ ràng.


Tổng Thống Zine El Abidine Ben Ali, hiện nay đã bỏ trốn khỏi Tunisia, trong chuyến thăm Hoa Kỳ ngày 18 tháng 2 năm 2004, bắt tay Tổng Thống George W. Bush tại Phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc. (Hình: AP/Susan Walsh, File)
Thủ Tướng Tunisia không nói gì về việc có đảo chánh hay quân đội điều hành đất nước, chỉ nói rằng ông tạm thời nắm giữ quyền lãnh đạo để tái lập an ninh trật tự. Thủ Tướng Ghannouchi hứa sẽ tôn trọng hiến pháp, cải tổ kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Tổng Thống Ben Ali, năm nay 74 tuổi, lên cầm quyền sau cuộc đảo chánh không đổ máu năm 1987. Ông thay thế tổng thống trọn đời Habib Bourguiba, người được coi là sáng lập quốc gia Tunisia ngày nay sau khi có độc lập từ Pháp năm 1956.
Dưới thời Ben Ali, đa số các đảng phái đối lập đều bị coi là bất hợp pháp. Tổ chức nhân quyền quốc tế Amnesty International cho hay cơ quan an ninh nhà nước xâm nhập các nhóm tranh đấu nhân quyền và truy bức phía đối lập.


Các cuộc nổi loạn bùng nổ sau khi một thanh niên 26 tuổi, có bằng cấp nhưng thất nghiệp, tự tử hồi giữa tháng 12 năm ngoái sau khi cảnh sát tịch thu sạp trái cây và rau quả anh ta bán không có giấy phép. Hành động tuyệt vọng này tạo ra phản ứng căm phẫn trong quần chúng, gây ra một số các vụ tự tử tương tự, đưa sự bất mãn thành hành động nổi loạn chống lại chế độ ở khắp nơi trong nước.
Ở Washington, phát ngôn viên Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Mỹ, ông Mike Hammer cho hay chính phủ Mỹ, một đồng minh của Tunisia trong cuộc chiến chống khủng bố, đang theo dõi các biến chuyển ở quốc gia này. “Chúng tôi lên án các hành vi bạo động nhắm vào thường dân ở Tunisia, và kêu gọi giới hữu trách Tunisia hãy thực hiện những gì Tổng Thống Ben Ali hứa hẹn trong bài diễn văn ngày hôm qua với dân chúng Tunisia, kể cả tôn trọng nhân quyền và khởi sự tiến trình cải cách chính trị,” ông Hammer cho biết.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình sau cuộc đảo chính, Thủ tướng Mohammed Ghannouchi tuyên bố ông tạm thời nắm cương vị tổng thống. Ông dẫn ra một điều khoản trong hiến pháp cho thấy ông được phép tạm thời lên ngôi nếu tổng thống không đủ khả năng thực thi các trách nhiệm của mình.
"Tôi kêu gọi người dân Tunisia thuộc mọi tôn giáo và đường lối chính trị hãy thể hiện sự đoàn kết và lòng yêu nước", AFP dẫn lời Ghannouchi nói và hứa hẹn sẽ thực hiện cuộc cải cách xã hội chính trị trên toàn quốc.
Trước đó chính phủ cũng cam kết sẽ thực hiện cuộc bầu cử mới trong 6 tháng tới.
Nguồn tin của chính phủ Tunisia cho hay Ben Ali đã trốn đi từ sân bay ở thủ đô Tunis và hạ cánh tại Ảrập Xêút.
Ben Ali lên nắm quyền trong vào năm 1987 vào thời điểm Tunisia đang bị trì trệ. Ban đầu ông được rất nhiều người ca ngợi vì thực hiện cuộc cải cách kinh tế tự do. Ghannouchi, 69 tuổi, từng là một trong những đồng minh thân cận nhất của Ben Ali.
Các nhà phân tích cho rằng cuộc hoán vị quyền lực bất ngờ này rất có thể tạo ra cơn chấn động tại khu vực chuyên được thống trị bởi các nhà lãnh đạo kỳ cựu, như Ben Ali, 74 tuổi.
Cuộc đảo chính ở Tunisia là sự kiện lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Ảrập buộc phải từ bỏ cương vị dưới sức ép của dân chúng.
Chính phủ Tunisia đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước và ban lệnh giới nghiêm rộng rãi.
Những cuộc biểu tình hiếm hoi tại đất nước đặt kiểm soát chặt chẽ như Tunisia bắt đầu nổ ra kể từ sau cuộc tự sát công khai của Mohamed Bouazizi vào tháng trước. Anh này đã tự châm lửa thiêu mình sau khi cảnh sát ngăn không cho anh bán trái cây và rau củ để kiểm sống. Chàng thành niên 26 tuổi sau đó chết vì các vết thương trong bệnh viện vào tuần trước.
Các nguồn tin cho hay ít nhất 66 người chết trong các cuộc biểu tình. Theo AFP, 13 người bị bắn chết chỉ riêng trong tối hôm 13/1 bất chấp lệnh của tổng thống cấm cảnh sát dùng đạn thật.
Sáng qua, bạo loạn bùng lên tại trung thâm thủ đô khi hàng nghìn người đổ ra đường phản đối việc bắn giết người biểu tình và kêu gọi Ben Ali phải từ chức. Những người biểu tình ném đá vào cảnh sát và đốt lửa trên các con phố trong khi cảnh sát bắn hơi cay. Cảnh tương tự cũng xảy ra tại các thành phố trên khắp Tunisia.
Binh lính đã dựng lên các trạm kiểm soát khắp cả nước trong những ngày qua và quân đội cũng chiếm đóng sân bay chính của thủ đô.


Tunisia: Làn sóng phản đối: nó đến từ đâu có ý nghĩa làgì?
Christopher Alexander

Quy tắc Ben Ali đã dựa trên sự kết hợp khéo léo của các lựa chọn về hợp tác và đàn áp. Bằng cam kết trung thành của ông với nền dân chủ và nhân quyền sớm trong nhiệm kỳ của mình, ông khéo léo cướp cốt lõi của thông điệp phản đối của tự do. Đồng thời, ông đã sử dụng các thao tác bầu cử, hăm dọa, và ủng hộ cho đồng lựa chọn các nhà lãnh đạo của đảng cầm quyền, các cơ quan, tổ chức xã hội dân sự. Những người vẫn còn ngoài tầm với của những công cụ này cảm thấy các lực lượng của một bộ máy an ninh nội bộ đã tăng trưởng đáng kể trong những năm 1990. Hầu hết các Tunisians miễn cưỡng chấp nhận nặng Ben Ali-thuận tay thông qua năm 1990. Độc tài cai trị là giá mà họ phải trả cho sự ổn định mà có thể thu hút khách du lịch và nhà đầu tư. Ben Ali là một hiệu quả, nếu những cán bộ, kỹ người đánh lại người Hồi giáo, tạo ra tăng trưởng, và lưu lại đất nước từ tình trạng bất ổn mà cản Algeria.

Trong một đất nước nổi tiếng về sự ổn định độc đoán, nó rất dễ dàng để xem tình trạng bất ổn này là một báo hiệu của sự thay đổi đáng kể. Trong thực tế, các cuộc biểu tình đã được xây dựng ít nhất là hai năm. thất vọng này là bắt nguồn từ một lịch sử sâu sắc về tăng trưởng kinh tế không cân bằng. Nhiều tổ chức đã giúp chuyển đổi này thất vọng vào cuộc biểu tình tập thể. Đến nay, các cuộc biểu tình tháng mười hai đã tạo ra một cải tổ nội các, một thống đốc của sa thải, và một cam kết mới để tạo việc làm ở các vùng khó khăn. Cho dù họ dẫn đến sự thay đổi lớn hơn vẫn còn để được nhìn thấy. Nếu Ben Ali của quy tắc là không nguy hiểm ngay lập tức, các cuộc biểu tình ít nhất là cho thấy chiến lược của ông quản đang gặp rắc rối nghiêm trọng.

Trong năm năm qua, tuy nhiên, loại vải của độc Ben Ali đã bị sờn. Một khi nó trở nên rõ ràng rằng người Hồi giáo không còn là mối đe dọa nghiêm trọng, nhiều Tunisians trở nên ít sẵn sàng chấp nhận nặng nề của chính phủ-thuận tay. Các chế độ cũng bị mất một số không khéo tay trước đó của nó. phương pháp của nó trở nên kém sáng tạo hơn và minh bạch tàn bạo. Chính phủ dường như chưa sẵn sàng ít nhất là chơi ở bất kỳ cuộc đối thoại với các nhà phê bình hay các đảng đối lập. bắt bớ tùy tiện, kiểm soát của các phương tiện in và truy cập Internet, và các cuộc tấn công vật lý vào các nhà báo và nhân quyền và phe đối lập của bên nhà hoạt động đã trở thành phổ biến hơn. Vì vậy, quá, đã làm câu chuyện về tham nhũng - không phải là bình thường lại quả và thiên vị mà người ta có thể mong đợi, nhưng thực sự cấp mafia tội phạm có lót những túi tiền của người vợ của Ben Ali và gia đình cô. Sự tăng trưởng của Facebook, Twitter, và thế giới blog một Tunisia - phần lớn là dựa ngoài nước - đã làm cho nó ngày càng dễ dàng cho Tunisians để tìm hiểu về vụ bắt giữ mới nhất, đánh đập, hoặc hợp đồng kinh doanh bất hợp pháp liên quan đến gia đình của tổng thống.

Tháng một truyền thống đã được tháng Tunisia cho bộ phim truyền hình chính trị - một cuộc tổng đình công vào tháng Giêng năm 1978; một cuộc nổi dậy Libya-hỗ trợ trong tháng 1 năm 1980; cuộc bạo động bánh mì vào tháng Giêng năm 1984. Năm nay, tuy nhiên, tháng sẽ khó có đầu tháng mười hai trước đó. Hai tuần cuối cùng của năm 2010 đã chứng kiến làn sóng mạnh mẽ nhất của tình trạng bất ổn xã hội ở Tunisia kể từ những năm 1980. Điều gì đã bắt đầu với cuộc biểu tình tuyệt vọng của một thanh niên trẻ chống thất nghiệp ở Sidi Bouzid, Tunisia ở phía tây của trung tâm, lan truyền nhanh chóng đến các vùng khác và các vấn đề khác. Trong vòng vài ngày tự sát đã cố gắng Mohamed Bouazizi ở phía trước của cơ quan chính quyền địa phương, học sinh, giáo viên, luật sư, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, công đoàn viên, và các chính trị gia đối lập đã xuống đường tại nhiều thành phố, bao gồm Tunis, để lên án chính sách kinh tế của chính phủ , đàn áp của mình của tất cả các nhà phê bình, và tham nhũng là một mafia-phong cách làm phong phú thêm các thành viên trong gia đình của tổng thống.

Ngay trước khi các cuộc biểu tình tháng mười hai bắt đầu, WikiLeaks phát hành nội bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông tin liên lạc trong đó mô tả đại sứ Mỹ Ben Ali như lão hóa, mất liên lạc, và bao quanh bởi tham nhũng. Với danh tiếng Ben Ali như là một đồng minh của Mỹ mạnh me, nó là quan trọng rất lớn đến nhiều Tunisians - đặc biệt đến chính trị tham gia Tunisians người được cắm vào phương tiện truyền thông xã hội - các quan chức Mỹ nói rằng những điều tương tự về Ben Ali rằng họ cứ nói về anh ta. Những tiết lộ đóng góp cho một môi trường mà đã chín muồi cho một làn sóng phản đối rằng tập hợp ủng hộ rộng rãi.

Chính phủ đầu tư chuyển đổi các vùng nông thôn trong việc tiếp cận với nước sạch, điện khí hóa, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, y tế, và giáo dục. Nhưng chính phủ không bao giờ thành công trong việc tạo ra công ăn việc làm đủ nội thất cho một dân số ngày càng tăng nhanh. Trong thực tế, hai khía cạnh của chiến lược phát triển của chính phủ thực sự đã làm cho nó khó khăn hơn để tạo ra công ăn việc làm. Trước tiên, chiến lược phát triển của Tunisia kể từ đầu những năm 1970 đã dần dần dựa vào xuất khẩu và đầu tư tư nhân. Đối với một nước nhỏ với một cơ sở tài nguyên giới hạn và mối quan hệ gần gũi với châu Âu, chiến lược này tạo ra một sự nhấn mạnh về du lịch và có tay nghề thấp sản phẩm sản xuất (chủ yếu là quần áo và các sản phẩm nông nghiệp) cho thị trường châu Âu. Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, hạn chế khí hậu, và sự cần thiết để giảm thiểu chi phí vận chuyển làm cho nó khó khăn để thu hút số lượng đáng kể khách du lịch hoặc các nhà sản xuất định hướng xuất khẩu với nội địa. Do đó, 80 phần trăm sản xuất quốc gia hiện nay vẫn tập trung ở vùng ven biển. Chỉ có một phần năm sản xuất quốc gia diễn ra ở phía tây nam và trung tâm vùng Tây, nhà đến 40 phần trăm dân số.

Giáo dục các vấn đề phức tạp thêm vấn đề. Chính phủ Tunisia đã từ lâu được đánh giá cho cam kết của mình để giáo dục rộng. Các nền văn hóa hiện hành nắm giữ lên giáo dục đại học là quan trọng đối với an ninh và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, các trường đại học không sản xuất những người trẻ tuổi với đào tạo đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế phụ thuộc vào việc làm có tay nghề thấp về du lịch và sản xuất quần áo. Điều này không phù hợp giữa giáo dục và kỳ vọng về một mặt, và những thực tế của thị trường mặt khác, tạo ra nỗi thất vọng nghiêm trọng cho những người trẻ, những người đầu tư vào giáo dục đại học nhưng không thể tìm được việc làm xứng. Thách thức là đặc biệt nghiêm trọng cho những người trẻ tuổi ở bên trong. Trong khi ước tính của nhiều quốc gia thất nghiệp 13-16 phần trăm, tỷ lệ thất nghiệp trong số các sinh viên tốt nghiệp đại học trong phạm vi Sidi Bouzid từ 25 đến 30 phần trăm.

Mặc dù tất cả điều này, điều quan trọng là để nhớ lại rằng Bourguiba không đột nhiên rơi vào một phong trào quần chúng là tập hợp rộng hỗ trợ phổ biến. Chính phủ của ông bị mục nát dần trong hơn một thập kỷ. Ngoài ra, cuộc đảo chính không đổ máu Ben Ali và quy tắc tiếp theo của ông đã lợi dụng tuyệt vời của vô tổ chức trong lớp học chính trị của Tunisia. Tunisia của xã hội dân sự, bao gồm các đảng đối lập, là nổi tiếng là dễ dàng để chia để trị. Nếu Ben Ali khả năng đàn áp và co-opt đã xấu đi, nó không biến mất. Với các cuộc biểu tình tháng mười hai, Tunisia có thể đã chuyển một góc quan trọng. Tuy nhiên, không có gì trong lịch sử của đất nước hoặc nhà nước hiện nay là vấn đề làm cho nó dễ dàng để tin rằng các cuộc biểu tình sẽ dẫn nhanh chóng đến một phong trào, mạch lạc đối lập thống nhất với một thông điệp rõ ràng, một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn, và hỗ trợ một cơ sở quốc gia. Ngoài ra, một, chậm trượt dài đối với sự hỗn loạn chỉ đơn giản là có thể tạo tiền đề cho một Ali Ben - một tổng thống không được bầu những người nắm lấy quyền lực ở đầu và thay đổi nhỏ bên dưới.

Còn quá sớm để biết được những tín hiệu phản đối sự bắt đầu của kết thúc cho Ben Ali. Tuy nhiên, Tunisia của cảnh chính trị hiện nay trông giống như nó đã làm trong năm 1975 và 1976, khi bắt đầu trượt dài cho người tiền nhiệm của Ben Ali, Habib Bourguiba. Một lần nữa, chúng ta thấy một tổng thống cao tuổi có vẻ như ngày càng mất liên lạc và có khả năng lựa chọn đồng và đàn áp đã bị xuống cấp. Chúng tôi vẫn còn thấy một hệ thống chính trị mà thiếu kế mạnh mẽ nhất có thể và một cơ chế rõ ràng để lựa chọn một. Chúng tôi có một tập hợp các lời than phiền kinh tế và chính trị gắn với sự hỗ trợ của một loạt các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm một số với khả năng huy động số lượng lớn người biểu tình. Trong trung hạn và dài hạn, đây là khía cạnh quan trọng nhất của các cuộc biểu tình tháng mười hai. Thực tế là người thất nghiệp trẻ đã xuống đường là ít quan trọng hơn so với thực tế là nguyên nhân của họ đã được đưa lên - và bổ sung - do các tổ chức xã hội dân sự mà đã dành hầu hết các quy tắc của Ben Ali dưới ngón tay cái của mình hoặc quá sợ hãi để hành động.

Tunisia đã xây dựng một danh tiếng như nền kinh tế lành mạnh của Maghreb từ Ben Ali nắm quyền, như cải cách theo hướng thị trường mở cửa đất nước để đầu tư tư nhân và tích hợp nó sâu hơn vào nền kinh tế khu vực. Hàng năm tăng trưởng GDP trung bình 5 phần trăm. Nhưng chính sách của chính phủ đã làm ít để giải quyết mối quan tâm lâu dài về sự phân bố của tăng trưởng trên toàn quốc. Kể từ thời kỳ thuộc địa, hoạt động kinh tế của Tunisia đã được tập trung ở phía bắc và dọc theo bờ biển phía đông. Hầu như mọi kế hoạch phát triển kinh tế kể từ khi độc lập vào năm 1956 đã cam kết chính phủ để thực hiện đầu tư rằng sẽ tạo ra công ăn việc làm và nâng cao mức sống ở trung tâm, phía nam, và phía tây. Làm xói mòn sự bất bình đẳng trong khu vực sẽ xây dựng tình đoàn kết quốc gia và làm chậm tốc độ di dân đô thị. Sau này trở thành một quan tâm đặc biệt như phản đối xã hội được tổ chức bởi công đoàn viên, sinh viên, và Hồi giáo được gắn vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980.

No comments:

Post a Comment