Sunday, March 20, 2011

Việt Nam cần tôn trọng Hiến pháp

Việt Nam cần tôn trọng Hiến pháp
Giới hữu trách Việt Nam đang chuẩn bị ráo riết cho cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 5, và theo dự kiến, sửa đổi hiến pháp là một trong những công tác quan trọng hàng đầu của quốc hội khóa mới. Trong khi đó, một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Ðài nói rằng ông đã phải ngồi tù một cách oan uổng trong 4 năm qua bởi vì tất cả những hành động của ông mà nhà chức trách đã dùng để kết án ông đều hoàn toàn phù hợp với các qui định trong luật cơ bản của Việt Nam hiện nay. Ban Việt Ngữ VOA đã tiếp xúc với luật sư Ðài để tìm hiểu thêm về vấn đề này và những ý kiến của ông liên quan tới vấn đề sửa đổi hiến pháp. Xin mời quí vị theo dõi cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.
Duy Ái - VOA | Washington, DC Thứ Sáu, 18 tháng 3 2011

Luật sư Nguyễn Văn Ðài

VOA: Thưa luật sư, trong những cuộc phỏng vấn của báo đài nước ngoài trong những ngày vừa qua sau khi ông được thả khỏi nhà giam, ông nhất mực nói rằng ông không có tội vì những gì ông làm là phù hợp với hiến pháp. Xin ông giải thích thêm về việc này.

Nguyễn Văn Ðài: Cá nhân tôi cũng như đại đa số nhân dân Việt Nam, trong đó có rất nhiều người là đảng viên đảng cộng sản đều hiểu và nhận thức rằng thể chế chính trị độc đảng hiện nay không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập toàn diện của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Sự không phù hợp của thể chế chính trị độc đảng đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho đất nước và nhân dân như: tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là giặc nội xâm của dân tộc; đạo đức, lối sống bị suy đồi, tệ nạn xã hội ngày một gia tăng; môi trường ô nhiễm, rừng bị tàn phá; qui hoạch và kiến trúc đô thị thiếu cái tâm và tầm nhìn dẫn đến ách tắc giao thông nghiêm trọng ở các thành phố lớn, bộ mặt kiến trúc đô thị méo mó; hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm kém chất lượng nhập lậu không được kiểm soát đã ảnh hưởng đến sức khỏe của các thế hệ người Việt Nam ngày hôm nay và các thế hệ sau này, quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến những thiệt hại to lớn cho nền kinh tế như vụ Vinashin, chính sách ngoại giao không phù hợp làm cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đang bị đe doạ nghiêm trọng..., còn có quá nhiều những sai lầm và khuyết điểm mà chính Ðảng Cộng Sản đã thừa nhận trong các kỳ hội nghị trung ương gần đây và tại đại hội đại biểu toàn quốc của họ mà tôi không thể nêu lên hết trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngắn như thế này. Tôi chưa từng thấy trên thế giới có một đảng cầm quyền nào có nhiều sai lầm và năng lực yếu kém như vậy.

Mọi công dân phải có trách nhiệm với thực trạng của đất nước. Do vậy tôi cùng với nhiều công dân khác sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được qui định tại điều 69 Hiến Pháp Việt Nam năm 1992 và được qui định tại điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Việt Nam đã gia nhập ngày 24 tháng 9 năm 1982) để bày tỏ quan điểm của mình một cách công khai và ôn hòa, phê phán những chính sách đối nội và đối ngoại không phù hợp của Ðảng Cộng Sản, đòi hỏi Ðảng Cộng Sản phải dân chủ hóa xã hội, tôn trọng các quyền công dân đã được nghi nhận trong Hiến pháp và Công ước quốc tế. Đó là những việc làm phù hợp với tinh thần của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được hiến định và Công ước quốc tế công nhận. Còn chính quyền sử dụng Ðiều 88 Bộ luật hình sự là một trong những điều luật vi hiến và vi phạm Công ước quốc tế để đàn áp và giam giữ tôi cũng như rất nhiều những bạn bè tôi trong nhiều năm qua là một việc làm sai trái và bất công. Họ không những đã vi phạm các quyền con người đã được nghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam mà còn vi phạm Công ước quốc về các quyền dân sự và chính trị. Việc làm trên của chính quyền đã gây ra sự bất bình của đông đảo người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước. Việc làm trên của chính quyền Việt Nam cũng đã bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ nhiều nước và cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Tôi luôn luôn khẳng định rằng những việc làm của mình là phù hợp với Hiến pháp, phù hợp Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự. Đồng thời tôi cũng thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mình với nhân dân và đất nước.

VOA: Trong thời gian trước khi bị bắt vào tù, nếu tôi nhớ không lầm, ông đã đôi lần nói tới việc nên quay lại với bản Hiến pháp 1946. Và trong thời gian gần đây, trên báo chí Việt Nam một số chuyên gia luật học và quan chức chính phủ cũng đã lên tiếng đề cao giá trị của bản Hiến pháp 46. Xin ông cho biết những đặc điểm của Hiến pháp 46, và theo ông, việc sửa đổi hiến pháp mà giới hữu trách Việt Nam dự định tiến hành trong thời gian tới đây nên được thực hiện như thế nào và sau khi sửa đổi có nên tổ chức trưng cầu dân ý không?

Nguyễn Văn Ðài: Trước tiên tôi xin đề cập những đặc điểm của Hiến pháp 1946. Tôi cũng có cùng quan điểm với một số chuyên gia luật học và quan chức chính phủ là đánh giá rất cao giá trị của bản Hiến pháp 1946. Ở đây chúng ta không đủ thời gian để nêu lên hết mọi ưu điểm của Hiến pháp 1946. Tôi chỉ muốn nêu lên một số ưu điểm nổi bật của Hiến pháp 1946 về các quyền công dân được qui định trong chương II.

Tại điều 6 qui định: “Tất mọi công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”. Điều này có nghĩa là mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng và ngang quyền nhau khi tham gia hay thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị. Không cho phép một nhóm công dân nào được đặc quyền về chính trị, đặc quyền thành lập một đảng chính trị duy nhất.

Trong các điều qui định về quyền công dân không có cụm từ: “ theo qui định của pháp luật” như trong các bản Hiến pháp được sửa đổi sau này. Điều này có nghĩa là các quyền công dân là quyền đương nhiên và trực tiếp do Hiến định, không phải là sự ban cho hay bố thí của đảng cầm quyền. Vì vậy các văn bản luật dưới Hiến pháp không được hạn chế hay tước bỏ các quyền đã được Hiến pháp qui định. Tất cả các điều luật hay bất cứ một văn bản pháp luật nào được làm ra sau Hiến pháp mà hạn chế quyền công dân thì đều là vi hiến.

Điều 20 qui định nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra. Điều này thể hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân khi mà đại biểu do nhân dân bầu ra không còn được nhân dân tín nhiệm, đại biểu không làm được những điều mà họ đã hứa với người dân khi ra ứng cử thì nhân dân có quyền bãi miễn họ.

Điều 21 qui định nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia; tức là mọi sửa đổi và bổ sung Hiến pháp mà nhân dân chưa phúc quyết thì những sửa đổi và bổ sung ấy không có giá trị. Đây là những qui định thể hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân để quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia trong đó nhân dân có quyền quyết định về chế độ chính trị. Thật đáng tiếc là việc sửa đổi các bản Hiến pháp sau này không những đã không tôn trọng quyền phúc quyết của nhân dân mà còn tước bỏ quyền này.

Một ưu điểm nổi bật của Hiến pháp 1946 là phi đảng phái chính trị: Hiến pháp năm 1946 không qui định đặc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội cho một đảng phái hay tổ chức chính trị nào. Điều này thể hiện quyền bình đẳng về chính trị của mọi công dân; mọi công dân đều có quyền và cơ hội ngang nhau để tham gia chính quyền (qui định tại điều 6 và 7) khi họ có đủ tài năng, đức hạnh, có mong muốn được cống hiến phụng sự Tổ quốc và nhân dân.

Tóm lại theo quan điểm của cá nhân tôi thì Hiến pháp 1946 là một bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ hơn tất cả các bản Hiến pháp đã được sửa đổi và bổ sung sau này, thậm chí nó có giá trị ngang tầm với các bản Hiến pháp của các nước dân chủ, văn minh trên thế giới.

Thứ hai là tôi đề cập đến vấn đề sửa đổi Hiến pháp: Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên khai sinh ra nước Việt nam dân chủ Cộng hoà. Tại điều 70 qui định như sau:

“Điều 70 Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:

a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng thuận thì phải được đưa ra toàn dân phúc quyết.”

Trong những lần sửa đổi Hiến pháp vào các năm 1959, 1980 và 1992 đều không được thông qua sự phúc quyết của toàn dân. Như vậy việc sửa đổi nói trên đều vi phạm vào điểm c điều 70 Hiến pháp 1946 và như thế, theo quan điểm của tôi, các bản Hiến pháp này không có giá trị.

Theo quan điểm của tôi thì việc tiến hành sửa đổi Hiến pháp phải gắn liền với tiến trình dân chủ hóa xã hội tức là một ủy ban sửa đổi Hiến pháp được thành lập phải có sự tham gia của các chuyên gia pháp lý và đại diện của các đảng phái, tổ chức chính trị, tôn giáo. Sau khi ủy ban sửa đổi Hiến pháp được thành lập thì ủy ban này phải đề nghị quốc hội hiện hành ra một nghị quyết chấm dứt hiệu lực của Hiến pháp 1992 và lấy Hiến pháp 1946 làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung. Sau khi hoàn tất việc sửa đổi, bổ sung thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết. Tôi mong rằng chúng ta sẽ có một cuộc trao đổi khác về nội dung cần có của một bản Hiến pháp mới.

VOA: Trung tuần tháng 2 vừa qua, tờ Tuần Việt Nam ở Việt nam của mạng VietnamNet cho đăng một bài viết về hiến pháp được nhiều người chú tâm bàn luận – đó là bài “Những ngộ nhận về hiến pháp” của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Phương. Ông có nhận xét hay bình luận gì về bài viết này?

Nguyễn Văn Ðài: Sau khi đọc bài viết của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Phương tôi rất thích bài viết của ông. Ông đã nêu lên và phân tích những bất cập trong suy nghĩ và nhận thức của chính quyền về việc sửa đổi Hiến pháp. Ông cũng nêu những vấn đề không còn phù hợp của Hiến pháp 1992 và đó là những vấn đề cần phải sửa đổi. Cuối bài viết ông có nêu lên việc thành lập một tòa án Hiến pháp độc lập là đòi hỏi bức bách và ông cho rằng có tòa án Hiến pháp độc lập sẽ có những tranh luận và như vậy sẽ có những sửa đổi có ý nghĩa. Tôi đồng ý rằng cần phải có một tòa án Hiến pháp độc lập, nhưng tòa án Hiến pháp này, theo quan điểm của tôi, không thể hoạt động độc lập trong một thể chế chính trị độc đảng. Do vậy việc sửa đổi Hiến pháp để đáp ứng nguyện vọng và đòi hỏi dân chủ của người dân sẽ không đạt được. Có một điều mà tôi tin là tiến sĩ Nguyễn Sĩ Phương cũng như đại đa số người ở Việt Nam đều hiểu mà chưa dám nói ra đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc sửa đổi Hiến pháp cũng như trong bản Hiến pháp 1992 có quá nhiều các qui định không phù hợp đó là do thể chế chính trị độc đảng không còn phù hợp. Tôi cho rằng Ðảng Cộng Sản Việt Nam nên rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu trước đây và những gì đã và đang diễn ra ở các nước Bắc Phi và Trung Ðông hiện nay tức là họ phải tôn trọng các quyền con người đã được nghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị mà họ đã ký kết và cam kết thực hiện. Và họ nên lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng và đòi hỏi dân chủ của nhân dân, chủ động thực hiện dân chủ hóa xã hội trước khi quá muộn.

VOA: Chân thành cám ơn Luật sư Nguyễn Văn Ðài đã dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Cầu chúc ông mọi sự tốt đẹp và mong sẽ có dịp được phỏng vấn ông trong tương lai gần đây.
Lời nói đầu Hiến pháp 1946
Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới.
Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.
Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
- Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
Với tinh thần đoàn kết, phấn đấu sẵn có của toàn dân, dưới một chính thể dân chủ rộng rãi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hoà bình của nhân loại.

Làm Từ Thiện tại Việt Nam: Nên Hay Không Nên

Làm Từ Thiện tại Việt Nam: Nên Hay Không Nên
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2011-03-17
Làm Từ Thiện Tại Việt Nam: Nên Hay Không? Là chủ đề một cuộc thăm dò dư luận người Việt hải ngoại do báo Người Việt có nhiều độc giả ở Nam California khởi xướng.

AFP
Những người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương. AFP

Chỉ trong vòng hai tuần, từ 19 tháng Hai đến ngày 5 tháng Ba, kết quả cho thấy số người trả lời không nên nhiều gấp đôi số người cho là nên làm.
Nói một cách khác, tỷ lệ người Việt hải ngoại nói nên làm từ thiện ở Việt Nam là 32,32%, trong lúc số người nói không nên là 60,58%.
Rất nhiều độc giả còn gởi thư vào Trang Diễn Đàn của Người Việt Online kèm theo lý lẽ chứng minh vì sao họ ủng hộ hoặc chống lại việc làm từ thiện ở Việt Nam.
Ăn Trái Nhớ Kẻ Trồng Cây
Tổng thư ký Người Việt Online, nhà báo Khôi Nguyên, trực tiếp phụ trách và theo dõi trang diễn đàn Làm Từ Thiện Tại Việt Nam: Nên Hay Không, cho biết:
Làm việc từ thiện tại Việt Nam đối với người Việt ở hải ngoại, là một vấn đề khá lớn mà cũng là một vấn đề rất nhậy cảm. Chính vì vậy mà Người Việt Online mở diễn đàn thăm dò ý kiến của độc giả. Đây cũng là diễn đàn để mọi người nêu lên ý kiến của mình.
Người Việt Online đã nhận được khoảng năm trăm ý kiến của độc giả, đồng thời khoảng hai ngàn người vào để vote nên hay không nên, và cũng đã có hơn mười hai ngàn độc giả vào đọc diễn đàn này.
Có thể nói bên cạnh những ý kiến khen chê, ủng hộ hoặc chống, bài viết của một người ký tên Nguyễn Mỹ Linh, được post lên diễn đàn, đã gây sự chú ý cũng như phản hồi nhiều nhất.
Làm việc từ thiện tại Việt Nam đối với người Việt ở hải ngoại, là một vấn đề khá lớn mà cũng là một vấn đề rất nhậy cảm.
Để có thể đưa quí thính giả vào câu chuyện Làm Từ Thiện Ở Việt Nam: Nên Hay Không, Thanh Trúc xin phép tóm lược bài viết của Nguyễn Mỹ Linh, tựa đề “ Đừng Hành Xử Như Những Kẻ Vô Ơn: Ăn Cây Táo Nhưng Lại Đi Rào Cây Soan”:
Chưa bao giờ người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ lại có đầy dẫy cơ hội làm việc từ thiện như những lúc gần đây.
Tuần trước tôi nhận được email của cô bạn học cũ xin tiền giùm một vị linh mục ở Việt Nam để lo cho trẻ em nghèo bên đó. Hôm sau tôi lại nhận được một email khác của một người bạn mời đi xem anh ta hát với một số bạn trẻ khác ở ở Star

Chương trình phát xe đạp cho các em học sinh nghèo của I Can. Source I Can.org
Performing Art Centerkèm theo lời nhắn gởi là 80% tiền thu được sẽ gởi về Việt Nam giúp người nghèo. Sau hôm đó thì tôi nhận được cú điện thoại mời đi ăn tối ở một nhà hàng nhằm mục đích gây quĩ từ thiện cũng để giúp đỡ người nghèo bên Việt Nam. Chiều đi làm về ghé qua chợ mua tờ báo thì thấy hình ảnh bão lụt miền Trung trong đoạn phim dài khoảng ba phút, và kết thúc bằng lời kêu gọi rất não lòng: “máu chảy ruột mềm, hai chục đồng cho một bao gạo, một ngàn cho một tấn gạo, xin đồng bào gởi tiền giúp cho.
Sau đó, tác giả Nguyễn Mỹ Linh viết tiếp, để thay đổi không khí bà đã bật sang chương trình truyền hình Mỹ, nghe bản tin hệ thống các ống dẫn nước uống tại nhiều trường tiểu học ở quận Cam bị ô nhiễm từ lâu, giới hữu trách nhìn nhận đang thiếu tiền để thay hoặc sửa chữa mà có lẽ trong tình hình kinh tế suy trầm hiện tại thì chắc phải đợi đến hai ba năm mới đủ tiền để làm việc đó.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên nhìn lại con bò sữa Mỹ quốc đang càng ngày càng cạn kiệt bơ sữa mà chúng ta thi nhau vắt để cắc củm gởi về Việt Nam cả ngàn tỷ đô la trong hơn ba chục năm qua. Có lẽ đến lúc chúng ta nên chú tâm tới cộng đồng mà chúng ta đang sống, với bổn phận công dân đối với đất nước đã và đang cứu mạng chúng ta
Tác giả Nguyễn Mỹ Linh còn nhắc đến những người vô gia cư mà bà nhìn thấy hàng ngày khi lái xe đi làm, rồi bao nhiêu kẻ sa cơ lỡ vận vì chẳng may bị mất việc, trong lúc tìm được việc khác quả là rất khó.
Thật chưa bao giờ tôi thấy bức tranh xã hội và kinh tế của Mỹ lại ảm đạm và thê lương như bây giờ.
Tác giả than như vậy rồi tự hỏi trong số những gia đình homeless đó có bao nhiêu là học sinh nhỏ mang họ Lê Lý Nguyễn Trần. Cuối cùng, bà kết luận:
Hoàn cảnh Việt Nam bây giờ khác hai mươi năm trước quá nhiều rồi. Tuy hơi muôn màng nhưng có lẽ vẫn chưa quá muộn để chúng ta thức tỉnh khỏi cơn sốt làm việc từ thiện cho Việt Nam. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên nhìn lại con bò sữa Mỹ quốc đang càng ngày càng cạn kiệt bơ sữa mà chúng ta thi nhau vắt để cắc củm gởi về Việt Nam cả ngàn tỷ đô la trong hơn ba chục năm qua. Có lẽ đến lúc chúng ta nên chú tâm tới cộng đồng mà chúng ta đang sống, với bổn phận công dân đối với đất nước đã và đang cứu mạng chúng ta bao nhiêu năm qua. Nơi đây mới là nơi chúng ta phải vun đắp, tưới bồi, không phải chỉ cho tương lai chúng ta mà còn cho đời con cháu của chúng ta.
Hơn bao giờ hết đây là thời điểm mà cộng đồng tị nạn Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới có cơ hội thực hiện tinh thần “Uống Nước Nhớ Nguồn, Ăn Trái Nhớ Kẻ Trồng Cây”.
Bài viết hãy còn dài với những lý lẽ mà nhiều người cho là rất nhân bản và có sức thuyết phục cao. Nhưng cũng lắm lời chê là cực đoan và thiếu tình người, dù như số chê đã bị áp đảo bởi số biểu đồng tình rất xa.
Trên trang phản hồi, độc giả ký tên Da Vàng viết:
Bài viết của Nguyễn Mỹ Linh rất hay, xin hãy gởi đến tất cả các nhà lãnh đạo tinh thần đang làm việc từ thiện tại Việt Nam.
Độc giả ký tên Việc Thiện:
Tôi đồng ý với ý kiến của tác giả Nguyễn Mỹ Linh. Vì sao các tỷ phú trên thế giới sẵn sàng dành phân nửa tài sản cho người nghèo, còn các đại gia Việt Nam thì chỉ viết bo bo tích luỹ, không dám bỏ tiền ủng hộ từ thiện nhưng dám mua máy bay, tàu thủy, cây cảnh hàng triệu đô la, thật buồn cười.
Từ thiện không phân biệt chủng tộc
Độc giả Shortyboy thì chống đối mạnh mẽ hơn:
Từ thiện là điều ai cũng sẳn sàng không phân biệt chủng tộc, nhưng với Việt Nam bao nhiêu tiền gởi về giúp dân nghèo thì cộng sản ăn quỵt lừa đảo để có lợi cho bản thân và cho chế độ.

Hình ảnh 1 show bán xe BMW tại Tp HCM. AFP
Trong lúc một người ký tên Thu Diệp viết gởi vào diễn đàn Người Việt Online:
Theo tôi khi làm việc từ thiện thì nên bỏ qua chính trị đi, không phải hơn bảy chục triệu người dân ở Việt Nam đều là cộng sản hết đâu. Đừng sử dụng việc chống cộng để bào chữa cho sự lạnh nhạt của bản thân mình đối với sự đau khổ của người dân ở Việt Nam…
Thì độc giả Tâm Thảo góp ý:
Quan điểm cá nhân của tôi là không giao tiền hoặc vật chất từ thiện cho bất cứ cơ quan hay cá nhân nào cả . Chính tôi đi mua cho từng người những phần quà cá nhân như sửa, mì goí, dầu xanh, bút chì cho em nhỏ… Chính tay tôi ngồi gói những phần quà đó lại…
Một độc giả ký tên Phạm Phú Quốc thì dứt khoát rằng làm từ thiện ở Việt Nam là tiếp tay cho cộng sản, độc giả Henry Ma nói rằng lấy danh nghĩa làm từ thiện ở Việt Nam là lạm dụng lòng tốt của nhiều người cho những mục đích không chính đáng. Độc giả John Q góp ý một cách ôn hòa hơn:
Tôi bảo đảm những người lên tiếng tẩy chay chuyện làm việc thiện ở Việt Nam là những người chưa một lần giúp đỡ được ai đến một xu nào. Thế giới này không thiếu những con người ích kỷ, và diễn đàn này đã chứng minh điều đó. Không muốn móc hầu bao để giúp người bất hạnh hơn mình thì sẽ có cả trăm ngàn lý do để biện hộ
Độc giả Phạm Hùng
Từ thiện thấy đâu thì giúp đỡ thôi, nhưng bà con xa không bằng láng giềng gần. Nếu phải ưu tiên một thì láng giềng vẫn hơn. Người Việt mình có câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây, tình hình kinh tế như thế này chính người địa phương cũng trong tình trạng màn trời chiếu đất, tại sao chúng ta không hô hào để giúp đỡ họ. Còn máu chảy ruột mềm hả??? Cũng là người Việt Nam mà anh em tương tàn phải bỏ nước ra đi kìa!
Dưới mắt của độc giả ký tên tắt DN, làm từ thiện ở Việt Nam là điều tốt, nhưng:
Tôi nghĩ bạn có thể trực tiếp làm từ thiện tại các làng cô nhi hay ngay cả ngoài đường phố mà không qua trung gian ai cả. Ở Việt Nam cán bộ cộng sản rất ư là giàu có, họ nên làm từ thiện trước để làm gương. Tôi nghĩ các bạn không nên thông qua hội đoàn nào cả ở nước ngoài để làm việc từ thiện.
Độc giả Nguyễn Văn Châu:
Làm từ thiện là điều nên làm nhưng đưa tiền cho một cá nhân hoặc một hội đoàn nào đó là không nên. Người lương thiện quá ít làm sao biết ai tốt mà trao gửi?
Độc giả Phạm Hùng:
Người nghèo khổ ở Việt Nam không phân biệt ai là người giúp họ. Họ chỉ biết là cuộc đời họ tốt đẹp hơn nhờ những người tuy không quen biết nhưng đầy tình thương giữa người và người.
Tôi bảo đảm những người lên tiếng tẩy chay chuyện làm việc thiện ở Việt Nam là những người chưa một lần giúp đỡ được ai đến một xu nào. Thế giới này không thiếu những con người ích kỷ, và diễn đàn này đã chứng minh điều đó. Không muốn móc hầu bao để giúp người bất hạnh hơn mình thì sẽ có cả trăm ngàn lý do để biện hộ, giản dị là vậy. Người nghèo khổ không phân biệt tiền cứu trợ từ đâu đến, đừng mang chính trị vào đây!
Với độc giả Phan Diệp, điều tốt nhất và chắc ăn nhất là dùng tiền của mình để làm từ thiện chứ không kêu gọi xin xỏ ai cả:

Nước Mỹ . AFP
Nếu làm được điều này thì mới đúng nghĩa làm từ thiện. Thời đại núp bóng từ bi là kêu gọi lòng nhân đạo nhưng bản thân người kêu gọi lại mang trong mình những toan tính ẩn chứa cao siêu nên khó có ai mà không cảm động trước lời nói của họ.
Một người ký tên TTrần viết:
Đa số người làm từ thiện cho Việt Nam là người lớn tuổi. Họ hưởng trợ cấp nhưng được con cái nuôi nên du dã để giúp người nghèo ở quê nhà. Những người chống đối việc làm từ thiện ở Việt Nam thì cũng chẳng bao giờ làm việc từ thiện ở hải ngoại vì tính nghi ngờ và ích kỷ.
Xin đừng để người bản xứ nhìn chúng ta như những kẻ “Ăn Cháo Đá Bát”, và cũng đừng phải đối diện với những câu hỏi đơn giản nhưng không kém phần nhức nhối của con em chúng ta là tại sao chỉ giúp đỡ người Việt Nam còn người bản xứ thì không đoái hoài đến…
Năm Căn Cà Mau
Thêm một ý kiến của độc giả Năm Căn Cà Mau, với câu hỏi tại sao phải nhất thiết về Việt Nam làm từ thiện trong lúc ở Hoa Kỳ này cũng có rất nhiều người đang cần sự giúp đỡ của chúng ta, tại địa phương chúng ta cư ngụ có biết bao hội đoàn từ thiện như Food Bank, Homeless Shelter, đang kêu gọi chúng ta góp một bàn tay giúp người vô gia cư đói ăn thiếu uống:
Tình thương và lòng vị tha không có biên giới, cho nên lòng tốt của chúng ta nếu không đặt đúng chổ thì mục đích của nó chỉ là vô nghĩa. Ông bà chúng ta có câu “Bán Bà Con Xa Mua Láng Giềng Gần” hay “Ăn Cây Nào Rào Cây Ấy”, đem so sánh trong trường hợp này chẳng ngoa tí nào. Xin đừng để người bản xứ nhìn chúng ta như những kẻ “Ăn Cháo Đá Bát”, và cũng đừng phải đối diện với những câu hỏi đơn giản nhưng không kém phần nhức nhối của con em chúng ta là tại sao chỉ giúp đỡ người Việt Nam còn người bản xứ thì không đoái hoài đến…
Một độc giả của người Việt Online, hẳn tuổi còn trẻ , nêu thắc mắc:
Báo Người Việt đặt câu hỏi kỳ quá!!! Làm từ thiện chỗ nào cũng nên cả, tại sao cứ nhắm vào Việt Nam để tranh cãi chuyện nên hay không nên?
Làm từ thiện cho vừa lòng hay cho đúng
Đó là quan điểm của người Việt hải ngoại trước câu hỏi nên hay không nên làm từ thiện ở Việt Nam, mà qua đó ý kiến không nên xem ra gấp đôi ý kiến nên làm.
Từ California, nhà báo Trần Lam Giang, tương đối thông hiểu tâm tư của người Việt tại mảnh đất trước được gọi là tạm dung, sau trở thành quê hương thứ hai của người tị nạn, phân tích:
Về giúp Việt Nam đó là giúp người Việt Nam chứ không phải giúp chính quyền. Vả lại chính quyền hiện tại ở Việt Nam họ có cần sự giúp đó hay không? Đó là chuyện bàn ở lẽ khác.
Cho nên tôi thấy chuyện giúp những người cùng khổ những người thiếu thốn ở Việt Nam là một điều rất cần thiết và rất nên làm. Đó là lẽ sống tình người. Nếu không thương yêu được máu mủ ruột rà mà đi yêu người xứ khác quả đó mới là bỏ gần đến xa
Trần Lam Giang
Còn giữa cái tình máu mủ cái tình thiết tha, ở xa mà quên thì chẳng hoá xa mặt cách lòng hay sao? Cho nên tôi thấy chuyện giúp những người cùng khổ những người thiếu thốn ở Việt Nam là một điều rất cần thiết và rất nên làm. Đó là lẽ sống tình người. Nếu không thương yêu được máu mủ ruột rà mà đi yêu người xứ khác quả đó mới là bỏ gần đến xa .

Kinh tế Mỹ rơi vào suy trầm, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, mức tiêu thụ giảm, nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản.
Còn chuyện ở bên Mỹ phải đóng góp ở Mỹ là lẽ tự nhiên mà người có lương tri phải làm. Khi chúng ta đi làm việc đó cũng là đóng góp, chúng ta đóng thuế đó cũng là đóng góp, những việc thiện nguyện chúng ta vẫn chia xẻ được với người bản xứ.
Đi về không phải cắt đứt đường tương quan với Mỹ ở trong lòng mà chính là làm công việc nhân bản mà những người Mỹ lương thiện và chính sách lương thiện ở Mỹ đều đồng ý. Chẳng phải chính quyền Mỹ cũng đến Việt Nam để tìm cách đóng góp cho xứ sở đó đỡ bị đau thương đỡ bị đàn áp hay sao? Máu mủ của mình mà mình không thương, mình nói mình thương người hàng xóm, thì làm sao tin?
Cũng với những suy tư không mấy khác, từ câu hỏi nên hay không nên làm từ thiện ở Việt Nam, nhà báo Nguyễn Cần đưa vấn đề lên bình diện rộng hơn:
Đa số người Việt hải ngoại vẫn giữ quan niệm chống cộng của thời chiến tranh lạnh, dùng áp lực kinh tế quân sự để bắt buộc cộng sản phải thay đổi. Nhưng thế giới ngày hôm nay đã thay đổi rồi, tổng thống Kim Đại Trọng tuyên bố rằng từ trước đến nay chưa hề có một biện pháp cấm vận kinh tế nào làm cộng sản sụp đổ cả.
người nghèo không bao giờ nghĩ đến nhân quyền hay dân chủ gì cả. Họ chỉ nghĩ đến miếng ăn và có khi bán cả nhân phẩm của mình để kiếm miếng ăn hay làm cho cuộc sống khá hơn. Thành ra Liên Hiệp Quốc dự trù đến năm 2015 tới đây thì làm sao cho người dân nước nào cũng phải có mức sống trên hai đô la một ngày.
Liên Hiệp Quốc thì đưa ra tuyên ngôn Thiên Niên Kỷ để áp dụng trong thế kỷ XXI, cách nhìn của họ hoàn toàn khác cách nhìn của một số người Việt bây giờ. Quan niệm của họ là phải làm sao nâng cao mức sống của người dân và trình độ kiến thức của họ lên, lý do là vì người nghèo không bao giờ nghĩ đến nhân quyền hay dân chủ gì cả. Họ chỉ nghĩ đến miếng ăn và có khi bán cả nhân phẩm của mình để kiếm miếng ăn hay làm cho cuộc sống khá hơn. Thành ra Liên Hiệp Quốc dự trù đến năm 2015 tới đây thì làm sao cho người dân nước nào cũng phải có mức sống trên hai đô la một ngày. Họ yêu cầu các nước đóng tiền cho Liên Hiệp Quốc tại vì chương trình đó có yêu cầu những tổ chức NGO góp phần vào công việc này. Trong cộng đồng người Việt cũng đã có nhiều tổ chức đứng ra làm công việc đó.
Quí vị vừa theo dõi mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi với cuộc thăm dò ý kiến trên báo Người Việt Online về chuyện làm từ thiện ở Việt Nam, nên hay không nên.
Cũng xin khẳng định một lần nữa, mọi ý kiến đăng tải ở đây đều phát xuất từ độc giả của Người Việt Online, cũng là báo trên mạng có nhiều người đọc nhất tại Nam California.
Thanh Trúc tạm chấm dứt chương trình ở đây, không quên chân thành cảm ơn Người Việt Online đã giúp Thanh Trúc hoàn tất bài này. Hẹn gặp lại quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.

Thảm họa Nhật ảnh hưởng kinh tế Việt Nam

Thảm họa Nhật ảnh hưởng kinh tế Việt Nam
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-03-18
Thảm họa động đất, sóng thần và rò rỉ phóng xạ ở Nhật Bản không chỉ là nỗi đau của xứ Phù Tang, nhiều nền kinh tế trong đó có Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về ngoại thương với nước Nhật.

AFP
Hình ảnh thành phố Otsuchi bị san bằng sau trận sóng thần

Báo Công thương điện tử phân tích, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ Tư của Việt Nam, năm 2010 các doanh nghiệp đã xuất sang Nhật hơn 7,7 tỉ USD hàng hóa chiếm tỷ lệ 10,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 72 tỉ USD của cả nước Việt Nam.
Giảm cả xuất khẩu lẫn ODA?
Qua trao đổi với chúng tôi, TS Lê Đạt Chí Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định:
“Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật bản có tỷ trọng rất lớn, bên cạnh trao đổi thương mại dòng vốn ODA do Nhật đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ khá lớn. Khủng hoảng rò rỉ hạt nhân, động đất sóng thần ở Nhật Bản có tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng không có nghĩa chính phủ phải cơ cấu lại thị trường xuất khẩu.
Tác động từ thảm họa ở Nhật Bản được đánh giá là trong ngắn hạn, ảnh hưởng trực tiếp thương mại xuất khẩu của Việt Nam nhưng khi kinh tế Nhật tái thiết ổn định trở lại thì các đơn hàng sẽ tiếp tục, bởi vì doanh nghiệp Việt Nam và Nhật có truyền thống làm ăn hiểu biết lẫn nhau. Theo tôi nếu khủng hoảng ở Nhật kéo dài hơn 6 tháng thì các doanh nghiệp Việt Nam phải giải bài toán đầu ra, tuy nhiên từ một thị trường khắt khe thì việc tìm kiếm chuyển dịch thị trường mới có phần dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp.”
Khủng hoảng rò rỉ hạt nhân, động đất sóng thần ở Nhật Bản có tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng không có nghĩa chính phủ phải cơ cấu lại thị trường xuất khẩu. Tác động từ thảm họa ở Nhật Bản được đánh giá là trong ngắn hạn
TS Lê Đạt Chí

Nhà máy điện nguyên tử Fukushima tiếp tục rò rỉ phóng xạ sau trận động đất. AFP
TS Lê Đạt Chí tin rằng Nhật Bản sẽ thực hiện các cam kết về vốn đầu tư ODA năm nay trị giá 1,76 tỷ USD cho Việt Nam, dù việc giải ngân có thể bị chậm. Tuy nhiên ông quan ngại là về dài hạn nguồn vốn này sẽ giảm, khi chính phủ Nhật có thể bắt đầu thời kỳ hạn chế chi tiêu để kiểm soát vấn đề nợ công và ưu tiên đầu tư vào nền kinh tế Nhật sau thảm họa 11/3.
Theo báo chí Việt Nam, dệt may đứng đầu danh mục 13 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nhật Bản. Đất nước mặt trời mọc là một trong những bạn hàng lớn của sản phẩm may mặc Việt Nam.
Trả lời chúng tôi, ông Diệp Thành Kiệt Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM nhận định, về dài hạn đơn hàng từ Nhật chắc chắn sẽ giảm.
“Thị trường Nhật bản chiếm 16 đến 18% của xuất khẩu dệt may Việt Nam đi ra thế giới, trong khi thị trường Mỹ vẫn có thể mở rộng thêm để lấp vào khoảng trống. Bình diện chung sẽ không ảnh hưởng lớn nhưng có những doanh nghiệp chỉ chuyên làm hàng Nhật thì họ sẽ bị ảnh hưởng nặng, vì chuyển sang làm hàng đi Mỹ hay Châu Âu thì cần thời gian làm quen với những tiêu chuẩn do Mỹ và các nước Châu Âu đặt ra. Hội chúng tôi đang tìm hiểu và tât cả chỉ là dự báo vì mọi việc mới chỉ diễn ra.”
Bình diện chung sẽ không ảnh hưởng lớn nhưng có những doanh nghiệp chỉ chuyên làm hàng Nhật thì họ sẽ bị ảnh hưởng nặng, vì chuyển sang làm hàng đi Mỹ hay Châu Âu thì cần thời gian làm quen với những tiêu chuẩn do Mỹ và các nước Châu Âu đặt ra.
Ô.Diệp Thành Kiệt
Đáp câu hỏi là tiến độ xuất khẩu hàng dệt may đi Nhật đối với các hợp đồng đã ký kết sẽ có ảnh hưởng hay không, giữa khi nước Nhật đang đối diện nguy cơ rò rỉ phóng xạ hạt nhân sau động đất và sóng thần cướp đi sinh mạng hàng ngàn người và tàn phá một vùng rộng lớn miền đông bắc. Ông Diệp Thành Kiệt phát biểu:
“Hiện nay điều chúng tôi lo là những lô hàng đã xuất rồi, xuất vào những vùng có vấn đề thì theo luật quốc tế kể cả bảo hiểm nếu thiệt hại do thiên tai thì không bồi thường. Trong trường hợp này thì đúng là khó cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy

Quân đội Nhật được điều động để tiếp cứu các nạn nhân của trận động đất lịch sử 2011. AFP
nhiên đối với những lô chuẩn bị xuất thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ bàn luận kỹ hơn, hoặc chỉ xuất đến những cảng an toàn hơn hoặc là yêu cầu trả tiền. Riêng đối với thị trường Nhật hầu như các doanh nghiệp Việt Nam làm gia công 100%, thành ra đó không phải là một khoản chi phí lớn để các doanh nghiệp phải lo. Trong kinh doanh chúng tôi nhận được các thông tin rất tốt về người Nhật, dù có khó khăn họ không bao giờ bỏ rơi các doanh nghiệp Việt Nam. Dĩ nhiên sẽ có thiệt hại nhưng không phải là 100% mà chỉ là 60%-70% còn lâu dài thì phải có đàm phán cho an toàn và phải mua bảo hiểm.”
Nhiều ngành xuất khẩu gặp khó
Theo lời ông Diệp Thành Kiệt ngành dệt may được thuận lợi vì bên Trung Quốc cơ cấu lại nên một lượng lớn đơn hàng được chuyển qua Việt Nam. Tuy vậy ông Kiệt cho rằng, có những ngành xuất khẩu khác của Việt Nam không dễ dàng trong việc chuyển hướng thị trường, thí dụ như thủy sản, nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ.
Theo mạng CafeF, cổng thông tin điện tử của Công ty cổ phần truyền thông trụ sở ở Hà Nội, trước khi có thảm họa động đất sóng thần và rò rỉ hạt nhân ở Nhật Bản, dự kiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật năm 2011 sẽ tăng 18% từ mức 7,7 tỉ USD của năm 2010. Mọi dự báo giờ đây cần được tính toán lại.
Thảm họa động đất sóng thần rò rỉ phóng xạ hạt nhân ở Nhật Bản có thể ảnh hưởng lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Năm 2010 trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tỷ US
Danh mục hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản được ghi nhận theo thứ tự: hàng dệt may, dây điện và cáp điện, than đá, máy móc thiết bị và phụ tùng, hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản phẩm cao su, sản phẩm chất dẻo, giấy và sản phẩm từ giấy, hàng thủy sản, sản phẩm từ sắt thép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sau hết là sản phẩm mây tre cói và thảm.
Thảm họa động đất sóng thần rò rỉ phóng xạ hạt nhân ở Nhật Bản có thể ảnh hưởng lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Năm 2010 trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tỷ USD, thì ba thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam nhiều nhất là Mỹ với 971 triệu USD, Nhật Bản 897 triệu USD thứ ba là Hàn Quốc 386 triệu USD.
thị trường cao su lao dốc không phanh, tờ báo nhận định: “Sau khi tăng giá lập kỷ lục vào giữa tháng 2, giá cao su trên thị trường trong nước lẫn thế giới liên tục giảm. Đà giảm này dường như chưa tìm thấy điểm dừng nhất là trong bối cảnh Nhật, thị trường tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới
Thời báo kinh tế Saigon
Nhật Bản còn là một trong các thị trường quan trọng nhập khẩu cao su của Việt Nam, mặt hàng thuộc nhóm có trị giá xuất khẩu toàn ngành ở mức tỷ đô la. Thảm họa Nhật Bản làm giảm giá cao su tự nhiên trên thế giới trong đó Việt Nam là nhà sản xuất lớn, chỉ tính riêng 3 ngày sau động đất sóng thần ở Nhật, cao su đã mất 28% giá trị và đang ở mức thấp nhất. Nếu ngày 3/3 cao su SVR20 giá xuất khẩu 98 triệu đồng 1 tấn thì ngày 16/3 chỉ còn 79 triệu đồng.
Tuy vậy, qua trao đổi với chúng tôi bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam nhận định, Trung Quốc mới là bạn hàng nhập khẩu cao su Việt Nam nhiều nhất.
hầu hết các công ty du lịch lữ hành hủy bỏ tour xem hoa anh đào ở Nhật Bản. Không những thế những tour từ Nhật đến Việt Nam cũng bị hoãn.
VnExpress
“Ảnh hưởng nếu có chỉ trong ngắn hạn thôi chứ không phải lâu dài, về cơ bản nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên vẫn đang tăng dần.”
Mặt khác theo Thời báo kinh tế Saigon Online, thị trường cao su lao dốc không phanh, tờ báo nhận định: “Sau khi tăng giá lập kỷ lục vào giữa tháng 2, giá cao su trên thị trường trong nước lẫn thế giới liên tục giảm. Đà giảm này dường như chưa tìm thấy điểm dừng nhất là trong bối cảnh Nhật, thị trường tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới, đang phải trải qua những thảm họa liên tục bao gồm động đất, sóng thần và nổ lò phản ứng hạt nhân.”
Một trong những ảnh hưởng tức thời về thảm họa 11/3 ở Nhật Bản liên quan tới ngành du lịch Việt Nam. VnExpress đưa tin, hầu hết các công ty du lịch lữ hành hủy bỏ tour xem hoa anh đào ở Nhật Bản. Không những thế những tour từ Nhật đến Việt Nam cũng bị hoãn. Năm 2010 ngành du lịch tiếp đón 5 triệu khách quốc tế trong đó có một số lượng lớn từ Nhật Bản.

Không thể dùng luật rừng với luật sư Cù Huy Hà Vũ!

Bùi Tín Blog
Không thể dùng luật rừng với luật sư Cù Huy Hà Vũ!
Bùi Tín viết riêng cho VOA Thứ Sáu, 18 tháng 3 2011

Hình: Cù Huy Hà Vũ
Luật sư Cù Huy Hà Vũ, người nổi tiếng với những vụ khởi kiện chính quyền, bị bắt hồi tháng 11 năm ngoái vì tội 'tuyên truyền chống phá nhà nước'
Ngày 24-3 tới, tòa án Hà Nội mở phiên tòa xét xử luật sư Cù Huy Hà Vũ về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngày 10-3 vừa qua tòa án Hà Giang đã sử dung “luật rừng” để xử án 2 em nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy, cố tình lẫn lộn nạn nhân và tội phạm, biến 2 em nạn nhân vị thành niên thành tội phạm, chạy tội cho nhóm quan chức cộng sản. Nhóm này do viên chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô cầm đầu thật sự là bọn tội phạm đầu sỏ của vụ án, và vụ án lẽ ra phải gọi chính xác là “Dùng quyền lực ép các nữ sinh vị thành niên làm nô lệ tình dục”.
Đây là sự đổi trắng thay đen hèn hạ, trị người ngay, bênh bọn gian manh, để lại một vết nhơ lớn không sao gột rửa trong nền tư pháp đảng trị bẩn thỉu và nhục nhã.
Rất có khả năng chế độ độc đảng lại áp dụng “luật rừng” với luật sư Hà Vũ.
Luật sư Ngô Bá Thành, luật sư dưới 2 chế độ, từng là đại biểu Quốc hội ở Hà Nội từng thốt lên:“Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”. Năm 2008, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Trịnh Ngọc Dương tuyên bố xanh rờn ngay trước Quốc hội: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được”, quả là một nền tư pháp tùy tiện, xoay như chong chóng !
Thế nhưng tình hình đã thay đổi. Phiên tòa ở Hà Giang là ở tỉnh nhỏ, xa Hà Nội. Các em nữ sinh ngây thơ non dại, gia đình các em không có thanh thế xã hội, quốc tế không hề biết đến. Tuy vậy vụ án phi lý này vẫn có thể bị xã hội đòi hỏi phải xem xét lại một cách quang minh chính đại, khó mà dập cho tắt ngấm được.
Vụ án Hà Vũ là vụ án lớn. Hà Vũ là một nhân vật ngay thật, có tính cách mạnh mẽ, học vấn uyên thâm, từng tốt nghiệp ở Pháp, từng nghiên cứu ở Hoa Kỳ, thuộc dòng họ lớn, có quá khứ trong sáng, yêu nước đằm thắm, thương dân sâu đậm. Giới trí thức quý anh. Giới trẻ phục anh. Giới luật sư tin anh. Người tốt bênh anh, chỉ có kẻ xấu ghét bỏ anh.

Ra tòa, tự anh thừa sức cãi lý để bảo vệ mình vô tội. Vợ anh, chị luật sư Dương Hà tin chồng, thấu hiểu luật, cũng thừa sức bảo vệ anh vô tội. Lão tướng luật sư Trần Lâm, từng là thẩm phán Tòa án Tối cao, cũng thừa đủ tâm và tầm để biện hộ cho anh. Luật sư Trần Đình Triển từng phá án tại toà án Hà Giang, buộc chánh án hủy bỏ phiên tòa sơ thẩm để mở lại cuộc điều tra từ đầu, cũng sẵn sàng biện hộ cho anh. Hơn thế, dư luận quốc tế rất quan tâm đến phiện tòa này. Luật sư Nguyễn Xuân Phước ở Hoa Kỳ đã chuyển hồ sơ và đơn khiếu kiện của gia đình anh Hà Vũ đến Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Ngày 13-3, luật sư nổi tiếng Lewis Gordon Chủ tịch Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường – Environmental Defender Law Center – đã gửi thư cho chính phủ Việt Nam yêu cầu hủy bỏ việc xử án phi lý này.
Mong rằng dư luận nước ta, nhất là các công dân của thủ đô Hà Nội, hãy tỏ rõ sự quan tâm đến vụ án này. Bạn Kami trên mạng thông tin của mình kêu gọi bạn bè và nhân dân mấy ngày tới, mỗi người hãy mang một bó hoa, gửỉ một lá thư, một tờ thiếp đến nhà anh Hà Vũ trên đường Điện Biên, tỏ rõ sự ủng hộ anh. Cử chỉ nhỏ nhưng tác dụng lớn, không ai ngăn cấm nổi.

Sáng thứ năm 24-3, hãy đến đông đảo trước trụ sở Tòa án Hà Nội, 43 Hai Bà Trưng, với yêu cầu tòa án xử đúng luật, công khai, để báo chí trong và ngoài nước tham dự, yêu cầu bắc loa ra ngoài tòa án, truyền hình tại chỗ cho đông đảo đồng bào theo dõi. Các bạn trong ngành tư pháp nên theo dõi chặt chẽ từng thái độ, cử chỉ, lời nói của từng thẩm phán, của đại diện Viện kiểm sát, đặc biệt là Chủ tọa Hội đồng xét xử, để xem các nhân vật này có theo đúng Luật tố tụng hình sự hay không, có luận án nghiêm chỉnh, khách quan, công bằng hay không, có chỉ tuân theo pháp luật hay không? có kết tội theo chứng cứ hay không, có lắng nghe lời trình bày của bị cáo và các luật sư hay không. Nghĩa là nhân dân cần đóng đúng vai trò là trọng tài, giám sát kỹ xem bộ máy xét xử có công tâm, có cầm cân nảy mực thật sự trong quá trình xử án hay không?
Xin chúc anh luật sư Cù Huy Hà Vũ khỏe, vui, cứ việc làm thơ, rung đùi, ung dung thư thái, tâm hồn luôn tự do. Tôi biết 14 người trong Bộ Chính trị đang lo nghĩ hơn anh nhiều. Họ rất sợ công luận đang thức tỉnh, sợ dư luận thế giới đối với vụ án này. Bộ máy xét xử anh đang lo ngại, vì tìm mãi mới có người liều nhận tham gia phiên tòa, họ rất sợ đóng vai thẩm phán, công tố viên và nhất là chủ tọa Hội đồng xét xử.
Ở Liên Xô cũ và Đông Đức cũ, sau khi chế độ độc đảng sụp đổ, đã có nhiều “thẩm phán nhân dân” tìm gặp các chiến sỹ dân chủ từng bị họ kết án để tỏ lòng kính trọng, ăn năn hối lỗi; năm 1993, có một nguyên chánh án ở Odessa từng xử án đưa nhiều trí thức đi trại cải tạo khủng khiếp ở Siberia còn tự sát vì bị lương tâm cắn rứt.
Nguyễn Hưng Quốc Blog
Thời của những kẻ nhỏ bé
Nguyễn Hưng Quốc Thứ Năm, 17 tháng 3 2011

Trong bài “Một kiểu cách mạng mới” đăng ngày 22 tháng 2 năm 2011, tôi nêu lên một số đặc điểm nổi bật trong các nổi dậy tranh đấu cho tự do và dân chủ ở Trung Đông và Bắc Phi gần đây: một, thực sự mang tính quần chúng; hai, không gắn liền với một đảng phái hay một ý thức hệ nào cả; và ba, cũng không có cả lãnh tụ. Trong bài này, tôi xin khai triển thêm đặc điểm thứ ba ấy.
Nhiều nhà bình luận chính trị trên thế giới cho đó là sự khác biệt căn bản giữa sinh hoạt chính trị của thế kỷ 21 này với thế kỷ 20 vừa qua; đồng thời, đó cũng là món quà có ý nghĩa nhất mà internet đã mang lại cho nhân loại.
Trước, cuộc cách mạng nào cũng gắn liền với những tên tuổi lớn, đầy những huyền thoại, và có sức cuốn hút mãnh liệt đối với quần chúng. Ở nửa đầu thế kỷ 20, có Lenin ở Nga, sau đó, Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Hồ Chí Minh ở Việt Nam, Fidel Castro ở Cuba, Gamal Abdel Nasser ở Ai Cập, Mustafa Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mahatma Gandhi ở Ấn Độ. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 có Nelson Mandela ở Nam Phi, Lech Walesa ở Ba Lan, Václav Havel ở Tiệp Khắc, Aung San Suu Kyi ở Miến Điện, v.v...
Còn bây giờ, trong cuộc cách mạng được mệnh danh là “cách mạng hoa nhài” ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi, những hình ảnh nổi bật nhất, được giới truyền thông chú ý nhất và xem như là biểu tượng của các cuộc nổi dậy, là những ai?
Đó là:
Thứ nhất, Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, làm nghề bán trái cây ở Tunisia. Anh thuộc loại người ít học, nghèo nàn và không có tham vọng chính trị gì cả. Anh sống bằng một cái nghề rất ư khiêm tốn và chỉ mong được sống qua ngày. Vậy thôi. Đến lúc bị cảnh sát bức bách và nhục mạ đến mức không thể chịu đựng được nữa, anh cũng chẳng biết làm cách gì khác hơn là tự hại bản thân mình: tự thiêu. Nhưng ngọn lửa thiêu cháy đó đã được lan truyền đi khắp nơi qua internet, thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong cả nước Tunisia, cuối cùng, làm đổ nhào chế độ độc tài Zine el-Abidine Ben Ali; hơn nữa, còn lan sang tận Ai Cập.
Thứ hai, Khaled Said, 28 tuổi, một chuyên viên về computer, bị cảnh sát Ai Cập bắt và đánh chết khi anh tìm cách tung lên mạng hình ảnh một số cảnh sát ăn cắp cần sa. Bạn bè anh đã nhanh chóng tung bức ảnh thân thể bầm dập của anh lên internet, và cũng giống như Mohamed Bouazizi ở Tunisia, Khaled Said đã trở thành mồi lửa làm bùng cháy cuộc cách mạng ở Ai Cập, cuối cùng, thiêu rụi cả sự nghiệp kéo dài cả ba chục năm của Tổng thống Hosni Mubarak.
Thứ ba, Wael Ghonim, 31 tuổi, kỹ sư computer, trưởng phòng tiếp thị của Google ở Trung Đông và Bắc Phi. Xúc động trước cái chết thảm thương của Khaled Said, Ghomin đã lập trang Facebook “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said” được rất đông thanh niên và sinh viên theo dõi. Cảm thấy nguy hiểm, cảnh sát Ai Cập bắt anh. Việc bắt bớ ấy đã làm dấy lên làn sóng tranh đấu không những tại Ai Cập mà còn cả khắp thế giới qua nhiều tổ chức quốc tế khác nhau. Cuối cùng, chính quyền Ai Cập buộc phải thả anh. Nhưng lúc ấy đã quá muộn. Cuộc cách mạng dân chủ ở Ai Cập đã tiến đến cao trào, không ai có thể ngăn chận được nữa.
Trước cuộc cách mạng hoa nhài ở Tunisia và Ai Cập, một phụ nữ vô danh ở Iran, Neda Agha-Soltan, cũng suýt làm sụp đổ chính phủ Mahmoud Ahmadinejad khi cô bị cảnh sát đánh chết ngoài đường phố vào ngày 20 tháng 6 năm 2009. Cho đến nay, không ai biết chắc lý do tại sao cô bị cảnh sát đánh chết: Cô tham gia một đoàn biểu tình hay chỉ là khách bàng quan tình cờ đi ngang qua đó? Nhưng hình ảnh cô quằn quại dưới trận đòn ác nghiệt của cảnh sát đã được nhiều người qua đường chụp và tung lên mạng khiến dân chúng căm phẫn và tạo nên những cuộc biểu tình rầm rộ ở Iran.
Tất cả những người trở thành trung tâm của các cuộc cách mạng, hoặc đã hoàn thành (ở Tunisia và Ai cập) hoặc còn dang dở (ở Iran) đều có một số điểm chung:
Một, họ đều còn trẻ và hoàn toàn vô danh trước đó.
Hai, họ tuyệt đối không có tham vọng hay toan tính gì về chính trị cả.
Ba, với những mức độ khác nhau, họ đều là những nạn nhân của các chính quyền bạo ngược.
Tuy vậy, tất cả đều trở thành những hình ảnh trung tâm, góp phần làm bùng nổ cách mạng (trường hợp của Mohamed Bouazizi, Khaled Said và Neda Agha-Soltan) hoặc đẩy cách mạng đến chỗ toàn thắng (trường hợp của Wael Ghonim). Dù còn sống hay đã chết thì họ cũng không hề là “lãnh tụ”, bất kể ở phạm vi hay với tầm vóc nào. Mà, thật ra, nói cho cùng, ngay cả khi cách mạng đã thành công, người ta cũng không hề thấy bóng dáng một lãnh tụ nào.
Có thể nói, khác với mọi cuộc cách mạng khác trong lịch sử, cuộc cách mạng hoa nhài ở Trung Đông và Bắc Phi gần đây và có lẽ, hiện nay nữa, đều xuất phát từ và hoàn tất bởi những con người hoàn toàn vô danh. Nhiều nhà nghiên cứu chính trị cho rằng, với các biến động ấy, chúng ta đang giã từ một kỷ nguyên - kỷ nguyên chính trị gắn liền với các vĩ nhân (big-man theory of politics) để bước vào một kỷ nguyên mới trong lịch sử - kỷ nguyên của những người nhỏ bé (small-person era of history).
Thật ra, kỷ nguyên ấy đã manh nha và có thể được nhìn thấy ngay ở các quốc gia dân chủ và phát triển nhất. Như Mỹ, chẳng hạn. Chiến thắng của Barack Obama vào năm 2008 cũng là chiến thắng của những con người nhỏ bé: thay vì vận động sự tài trợ của các đại công ty và đại tư bản như tất cả các ứng cử viên khác, Obama và ủy ban tranh cử của ông đã khôn khéo, qua các phương tiện truyền thông hiện đại, từ email đến facebook và twitter, vận động quần chúng rải rác khắp nơi. Số tiền mỗi người đóng góp rất khiêm tốn, trung bình chỉ khoảng 80 đô la. Nhưng có đến trên ba triệu người hiến tặng. Nhân lên: hơn nửa tỉ! Trở thành kỷ lục trong lịch sử tranh cử tại Mỹ. Trong cuộc vận động tranh cử vào năm 2012 sắp tới, có lẽ ông cũng tiếp tục theo đuỗi chiến lược ấy nhưng với một mục tiêu nhiều tham vọng hơn: đạt được khoảng một tỉ đô.
Nhờ đâu những con người nhỏ bé ấy làm nên lịch sử?
Câu trả lời hầu như ai cũng xác nhận: internet!

Phạm Công Thiện, nhà tùy bút xuất sắc

Phạm Công Thiện, nhà tùy bút xuất sắc
Nguyễn Hưng Quốc Thứ Ba, 15 tháng 3 2011

• Nguyễn Hưng Quốc Blog
Phạm Công Thiện ao ước trở thành một nghệ sĩ lớn, như Rimbaud, trong khi nhiều người cầm bút khác lại ca tụng Phạm Công Thiện như là một triết gia. Tôi thì tôi coi Phạm Công Thiện chủ yếu là một nhà thơ và một nhà tuỳ bút. Nói cách khác, theo tôi, Phạm Công Thiện là một nhà thơ trước khi là một nhà tuỳ bút; là một nhà tuỳ bút trước khi là một nhà văn; là một nhà văn trước khi là một nhà tư tưởng; là một nhà tư tưởng trước khi là một người phá phách và là một người phá phách trước khi là một kẻ lập dị. Suốt mấy chục năm nay, Phạm Công Thiện luôn luôn chịu đựng một sự đánh giá bất công cũng như những sự khen ngợi oan ức khi người ta nhìn ông theo một chiều hướng khác, ngược lại.
Phạm Công Thiện có một cái tài đặc biệt rất hiếm người có là ông có thể làm cho độc giả đọc ông một cách thích thú, say mê và thán phục mặc dù, khi gấp sách lại, người ta hoàn toàn không hiểu là ông nói cái gì cả. Bởi vậy, mặc dù tác phẩm của ông nổi tiếng là khó hiểu, ông vẫn có một lượng độc giả khá lớn, khá trung thành, và đôi khi khá bình dân. Nói như thế cũng có nghĩa là nói thế mạnh đầu tiên và nổi bật nhất của Phạm Công Thiện chính là ở khả năng diễn đạt, hay nói cách khác, ở giọng văn của ông. Đó là một giọng văn có sức hấp dẫn lạ lùng, một giọng văn vừa uyên bác vừa sôi nổi, vừa rất trí tuệ và lại rất giàu chất thơ.
Đã đành trong giọng văn của hầu hết các nhà văn của Việt Nam đều ít nhiều có chất thơ, tuy nhiên, có lẽ, ít ở đâu mà chất thơ lại đậm đặc như là trong văn xuôi của Phạm Công Thiện. Có điều, Phạm Công Thiện làm thơ không nhiều. Đến nay, ông chỉ có một tập thơ duy nhất được xuất bản: Ngày sinh của rắn, trước, do Hoa Nắng in tại Paris, sau, An Tiêm in lại tại Sài Gòn năm 1966 và, Trần Thi in lại tại California năm 1988. Ở lần in nào, tập thơ ấy cũng đều mỏng manh, chỉ có 12 bài, phần nhiều là ngắn và tự do. Nói chung, bài nào cũng có nét riêng, có thể nói là khá hay, đặc biệt là một bài thơ hai câu có sức ngân rất sâu:
Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông.
Tuy nhiên, đó không phải là những cái hay lớn đủ để biến Phạm Công Thiện thành một nhà thơ có tầm vóc nổi bật so với những nhà thơ cùng thời. Tôi thích hơn, ở Phạm Công Thiện, là những bài thơ ông hoàn thành sau này, chủ yếu là sau năm 1975. Chúng không nhiều, về số lượng, và cũng không đều, về chất lượng, nhưng trong đó, có hai bài rất hay, theo tôi, xứng đáng được xếp ngang hàng với những bài thơ hay nhất trong nền thơ Việt Nam hiện đại: 'Trường giang Mỹ tho' và 'Thơ cho khoảng trống'. Cả hai bài đều đẹp, trong ngôn ngữ và mới mẻ, trong kỹ thuật.
Làm thơ ít, hồn thơ của Phạm Công Thiện tràn vào cõi văn xuôi của ông. Biện pháp tu từ được ông sử dụng nhiều nhất trong văn xuôi là ẩn dụ. Mặt trời không bao giờ có thực là một ẩn dụ. Bay đi những cơn mưa phùn là một ẩn dụ. Trùng trùng ẩn dụ trong từng trang viết của Phạm Công Thiện. Điều đó làm cho hầu hết các bài viết văn xuôi của Phạm Công Thiện đều trở thành những bài tuỳ bút. Tôi nghĩ, rất nhiều tác phẩm triết lý của Phạm Công Thiện sẽ trở thành dễ hiểu và tuyệt vời vô cùng nếu chúng được đọc như những bài tuỳ bút. Ví dụ tập Bay đi những cơn mưa phùn trong đó có bài ‘Thấp thoáng bóng huỳnh trên con sông tàn bạo’ cứ làm cho tôi, khi đọc lại - gần đây - thấy ngẩn ngơ thật lâu. Giọng văn của ông thật phóng khoáng, thật độc đáo và thật đẹp. Từ bài văn ấy, đọc lại các tác phẩm khác của Phạm Công Thiện, tôi phát hiện ra một điều khá bất ngờ, hình như chưa ai nói đến: không chừng Phạm Công Thiện là một trong những nhà tuỳ bút xuất sắc của Việt Nam.
“Thiền học và Thiền tông là gì?"
Câu hỏi không được trả lời. Tất cả còn lại chỉ là những câu thần chú chữ Phạn và một con bướm màu trắng băng qua đại dương.”
Đoạn văn trên, tôi tình cờ nhặt được ở trang cuối của quyển Bay đi những cơn mưa phùn. Câu thần chú chữ Phạn. Cánh bướm trắng bay qua đại dương. Rồi đây, có lẽ sẽ có người có thẩm quyền hơn tôi tìm hiểu và đánh giá câu thần chú chữ Phạn ấy. Hôm nay, tôi chỉ muốn dừng lại và giới thiệu Phạm Công Thiện như một cánh bướm bay qua cái cõi đại dương thơ bao la của Việt Nam.
***
Xin giới thiệu với quý bạn đọc hai bài thơ của Phạm Công Thiện được nhắc ở trên: bài 'Trường giang Mỹ Tho', vốn thoạt đầu, được đăng trên tạp chí Quê Mẹ tại Paris, và bài ''Thơ cho khoảng trống' được đăng trên tạp chí Hợp Lưu số 21 (tháng 2.1995), sau, được in lại trong tuyển tập 20 năm văn học Việt Nam hải ngoại do Đại Nam xuất bản vào cuối năm 1995. Phòng hờ hai bài này có thể bị xem là tối tăm nên tôi xin trích thêm bài thứ ba, dễ hiểu hơn, in trong tập Ngày sanh của rắn (không có nhan đề, chỉ đánh số là VIII).
Trường giang Mỹ Tho
Phạm Công Thiện
(Tặng Bùi Ngọc Đường ở Thái Lan)
1
Thôi nôi con trường giang mọi rợ
tôi mọi mãi mỗi trường an
con diều hâu chạy bắt con chim
con chim lòn qua kẽ núi
lọt ra gió Hải Nam thổi hiu hắt về trường sơn
nước trường giang mẹ ru chim ngủ
con lớn khôn rồi bỏ mẹ bay xa
Cha con già trường sơn con ơi
trường giang đi chảy mãi nửa đời
trường sơn già ngồi đứng hứng mưa
mưa đi từ dưới chân đỏ bồ câu thượng thuỷ tây hồ
con lớn khôn rồi quên đất quên sông
con sông nào Cửu Long chảy từ thượng tứ
Mỹ Tho buồn thây chết trôi sông
Súng nổ bên cầu quay
Mẹ bồng con đóng cửa
Lính Tây dương đang say rượu giao thừa
Bông cúc vàng đầy sân ướt máu
Ba con già con trẻ đi xa
Súng nổ trên mái lầu
Nhà cháy bên hông
Mấy dì con chơi tứ sắc
Con còn nhỏ quá con ơi.
2
Thôi nôi thằng trường giang mọi rợ
tôi mọi mãi nỗi lang thang
Con chim trĩ xưa đỏ nuôi cá lia thia
Cá phượng mái đẻ ra một bầy trứng
Và rong rêu xanh kì lạ ao hồ
Trốn học bị cha còng cẳng
Bầu cua cá cọp mỗi năm buồn
Càng lớn lên càng thấy Tết bơ vơ
Bông mai nở trên đầu cây chợ vắng
Dưa hấu làng hiu hắt nắng ba mươi
Súng nổ bên cầu quay
Mẹ tôi bồng con chạy trốn
Giặc Lê dương đang say rượu
Thằng bé con có biết gì đâu
Chim bay nhiều chiều nay Toulouse
Tôi uống từng chùm nho đỏ
Còng cẳng tôi trên thượng tuý thu hồ
Người dượng bị Tây bắn
Xác nơi đâu hai con nhỏ bơ vơ
Bà ngoại đi tìm thây chẳng thấy
Mười năm sau tôi bị còng cẳng ngục tù
Mẹ tôi đến thăm
đem theo một gà mên cơm nóng
Mẹ tôi khóc
Tôi nhìn sông Cửu Long chảy
Đừng như dượng con ơi
Tôi nhìn sông Cửu Long chảy
Tôi đúng rồi trường giang mọi rợ
Mẹ hãy về đi và hãy bỏ con đi
Mẹ tôi khóc
Đừng như dượng con ơi
Yêu nước làm gì để hai con nhỏ bơ vơ
Tôi nhìn trường giang chảy
Mẹ hãy về đi
người công an già gác cổng
Cậu rất lạ kì
Sau này cậu có làm lớn
Hãy nhớ đến tôi
Tôi nhìn trường giang chảy
Tôi chỉ muốn làm con chó
Chạy giỡn mưa trường giang sa
3
Rồi từ ấy trường giang lại càng mọi rợ
khi chảy khi bay
khi thượng đỉnh đìu hiu khi trác táng đến tận màn sân khấu
Vẫn nhớ những buổi hát bội quê nhà
Kèn trống cải lương đứa con nít ngó cô đào trang điểm
từng dưới hầm nhà hát Mỹ Tho
Cô đào chửi đụ má
Đứa con nít đéo hiểu gì hết
Mà chỉ nhớ tô hủ tiếu phổi bò
Nó bắt gặp một sáng khi cô đào chổng cẳng ăn gãi ngứa
Tấn tuồng sao quá lạ
Tôi không hiểu
Nhưng sao mà quá đỏ nóng
như một triệu côn trùng loé sáng
Tôi bắt mỗi đêm
trong bao diêm
Cho tôi những tràng dưa hấu
quá đỏ
quá đỏ
những ngày trước Tết
Biển Nha Trang trời sinh các hạ
Đọc thơ Ba Tiêu cho Quách Tấn nghe
Cây mận đẻ hoa thằng Mỹ Tho nằm võng
Từ ô y hạng Quách Tấn tỉa thơ
Ta đéo biết gì hết
Đạp xe đạp ngồi ra bãi biển
ngó cái gì chỉ thấy mây bay
Trường giang chảy đại dương bại trận
Quách Tấn buồn bông cúc đơm hoa
4
Thôi rồi thôi trường giang mọi rợ
tôi mọi mãi nắng chiều Ban Mê Thuột
Hoàng Kiều ơi em đã đi xa
Buồn xóm cũ chiều xưa chưa tỉnh dậy
Buon Brieng và Bon Sar Par
Kontum và Pleiku chiều nay cỏ mọc
Bu Prang và Ban Don ở nơi đâu
Tìm thượng tứ té ra hạ thế
Gió chiều nay Toulouse máu đỏ
Hai đứa con bây giờ ở nơi đâu?
Dượng của anh bị lê dương bắn chết
Người con gái nằm trôi thây trên bãi lạ
Chiều nay
Chim bay quá nhiều
Chuyện đời xưa không còn nữa
Như Mãn đã chết
Treo thây trên hàng rào
Hoàng Kiều ơi đâu nữa là Thu Uyên
Em còn quá nhỏ
Rừng xưa chim lặng tiếng
Hãy đóng cửa
Long Khánh
Hãy đóng cửa
Con trâu vừa bị chém
Trường giang ta sẽ ru em ngủ
Máu đêm xưa thương em từng trận mưa rào
Bồ câu buồn gáy lại năm xưa
Mái chùa cũ Đà Lạt chiều tận thế.
(16.7.1980)
Thơ cho khoảng trống
Phạm Công Thiện
Chim dồng dộc hong thơ trên cửa sài, gái thổ gài tổ chim trên lưng ngựa thồ. Vùng núi cao thổ phồn sinh sôi nẩy nở phôi châu của ngút ngàn bông đậu tía. Cơn giông tố rã rượi trên thiên đảnh tuyết sơn, hốt nhiên vùng dậy tung hoành, làm sụp ngã những cây tùng lạc diệp, và bao dong con chim dồng dộc hong thơ trên cửa sài. Tổ chim trên lưng ngựa thồ và rừng bông đậu tía tuyên chiến với tất cả ngôn ngữ loài người, phôi dựng khởi nguyên từ mút cùng cõi đất. Ban đầu là
phôi châu, bông đậu tía bên cửa sài, tổ chim dồng dộc được gài trên lưng ngựa thồ của gái thổ, thiên đảnh thổ phồn, giông tố ban đầu, lạc diệp tùng sụp đổ từ mút cùng cõi đất. Ban đầu là
phôi châu, thai mẹ, ngôn ngữ việt mường, tiếng nói thai tạng, cha, má, mẹ, mạ, cái, phôi châu bông đậu tía, bông trắng đậu hòa lan ở trước mặt bàn viết, gái thổ, đen và đẹp, gài tổ chim trên lưng ngựa thồ, thổ phồn, lan nhã ngút ngàn bông đậu tía. Ban đầu là giông tố nổi lên từ thiên đảnh tuyết sơn. Ban đầu là
chim dồng dộc hong thơ trên cửa sài. Gài tổ chim trên lưng ngựa!
Tuyên chiến với tất cả ngôn ngữ loài người!
... Mùa lúa chín vàng, chim dồng dộc bay về, luồng gió tuyết sơn thổi hiu hắt về nam phố. Luồng gió rì rào trên thiên cấm sơn, từ núi cấm thổi về mỹ tho, rồi thổi về đà lạt. Mùa lúa chín vàng, chim dồng dộc bay về nam phố. Giông tố vùng vẫy trên thị trấn cũ ven sông cửu long, giông tố làm sụp đổ những cây sao trên đường phố và tuổi thơ trốn biệt từ mút cùng cõi đất. Trở về thị trấn ven biển, đâu là hoài phố? phố hiến, hội an, hoài phố, nỗi sầu lãng đãng trên ba trăm năm ở những vùng thị trấn ven biển của quê hương, những cửa sài của vùng lan nhã đất mẹ từ một ngàn năm trước, những con dê con trên vùng núi đầy chim dồng dộc. Ban đầu là
dộng cửa sài của lãng sĩ tu hành, ẩn dật trên non cao, dộng đầu té lọt vào rừng bông đậu tía, chim dồng dộc bay về mùa lúa chín, lạc diệp tùng sinh sôi nẩy nở, từ mút cùng cõi đất, giông tố thổi về nam phố. Ban đầu là
hoài phố! hoài phố! Thị trấn buồn ven biển, ngút ngàn bông đậu tía.
Tuyên chiến với tất cả ngôn ngữ loài người!
Giông tố từ thiên đảnh tuyết sơn trở về bao dong tổ chim dồng dộc. Luồng gió buồn thổi về nam phố, những bông sao rụng trên con đường vắng, trời mưa lất phất, giàn đậu hoà lan trắng xoá, những con chim yểng học nói tiếng người, năm con dê con trên vùng núi đầy chim bói cá.
Người ta đã đốn những cây sao trên đường phố, và tuổi thơ sụp đổ. Giông tố thổi hiu hắt về nam phố. Mùa lúa chín vàng có sao phướn đi qua. Sao phướn đi qua
và có tiếng đóng đinh vào cái quan tài nhỏ bé của tuổi thơ.
Tuổi thơ đem những hột lúa ra ngâm nước trên ngược dòng sông cửu long.
A! Lúa đã nứt mộng! lô giang và triết sơn? (lô sơn bảng lảng khói mưa, triết giang con nước triều đưa rạt rào? Sống chưa đến đó nghẹn đau, tới rồi về lại thấy nào khác xưa? lô sơn bảng lảng khói mưa, triết giang con nước triều đưa rạt rào!) Ban đầu là
Nứt mộng! Lúa vừa nứt mộng, khi chim dồng dộc bay về mùa lúa chín vàng và rừng bông đậu tía phất phơ gần bên thị trấn ven biển. Luồng gió buồn từ tuyết sơn thổi hiu hắt về nam phố. Chim yểng bay đi và chim bói cá trở về trên mặt nước...
Ban đầu là?
Cơn sấm sét chấn động long vỡ cả trời đất. Không! Sấm hãy còn trong lòng đất vùng núi tuyết sơn. Có người lạ đến đẽo gỗ trên rừng đậu tía. Cả khu rừng đậu tía đã bị đẽo sạch, từ mút cùng cõi đất rã rượi, chim dồng dộc vụt bay về làm tổ. Một hạt phong châu bông đậu tía còn sót lại trong lông cổ vàng dợt chim nhỏ. Hạt phôi châu rớt giữa kẽ chân gái thổ, nường bước chậm rãi và giẫm chân đạp mạnh phôi châu lún xuống dưới bóng cây lạc diệp tùng và dương trở lại...
dần dần hưng thịnh và nuôi dưỡng tổ chim dồng dộc
sinh sôi nẩy nở ngút ngàn bông đậu tía.
Chim dồng dộc lại hong thơ trên cửa sài. Người con gái thổ lại trở về gài tổ chim trên lưng ngựa thồ.
Mưa rừng cao tưới tắm trên đôi vú đen và đẹp. Gái thổ bước ra và bước vào hang động tuyết sơn. Sau bảy ngày, ngựa thồ về đứng đợi bên giàn đậu hoà lan trắng xoá. Cửa ải thổ phồn đóng kín
và kẻ thương lữ không còn lên đường đẽo gỗ, và lãng sĩ ẩn dật núi cao không còn coi xét bốn phương, yên lặng nuôi dưỡng tổ chim dồng dộc
phôi dựng trở lại ban đầu.
Gái thổ đi giữa rừng lá đầy chim bói cá và trở lại một mình với lan nhã ngút ngàn bông đậu tía. Dê con vừa mới sinh ra đời
dộng đầu té lọt vào rừng bông đậu tía.
Luồng gió buồn thổi về nam phố, giông tố vùng dậy tung hoành trên những thị trấn ven biển. Mùa lúa chín vàng có sao phướn đi qua. Sao phướn đi qua
và có người lạ đóng đinh vào quan tài tuổi thơ.
Tuổi thơ ngâm lúa trên mặt nước cửu long. Nứt mộng! Gieo mạ trên vùng núi lô sơn, nhìn ngó nước triều triết giang rào rạt, và chim bói cá trở về thị trấn ven biển
hoài phố! hoài phố! Thị trấn buồn ven biển, ngút ngàn bông đậu tía...
Tuyên chiến với tất cả ngôn ngữ loài người!
Mùa lúa chín vàng có sao phướn đi qua. Sao phướn đi qua.
Chim dồng dộc hong thơ trên cửa sài. Gái thổ, đen và đẹp, gài tổ chim trên lưng ngựa thồ. Luồng gió thét gào trên núi cấm. Tuổi thơ trốn biệt từ mút cùng cõi đất. Bầy chim bói cá sinh sôi nẩy nở.
Bông đậu hoà lan trắng xoá trên bàn. Giông tố nổi lên từ đảnh tuyết sơn. Những bông sao rụng trên con đường vắng. Con chim yểng học nói tiếng người. Sau nỗi sầu lãng đãng trên ba trăm năm, có còn kẻ thương lữ nào trở lại phố hiến và hội an? Phố phường hoang vắng, có người lạ đóng đinh vào quan tài, và người đàn ông đã lìa bỏ hoài phố và đi đâu biệt tích. Mười năm tuyệt tích giang hồ.
Rồi trở về hà hơi trên tổ chim dồng dộc.
... Chim dồng dộc trở về hong thơ trên cửa sài, và gái thổ một mình trở lại gài tổ trên lưng ngựa thồ
và luồng gió buồn vẫn thổi hiu hắt về nam phố...
(California, ngày 19-2-1989)
Bài số VIII trong tập Ngày sanh của rắn:
mười năm qua gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay trắng cả rừng cây
gió thổi đồi tây hay đồi đông
hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
trong mơ em vẫn còn bên cửa
tôi đứng trên đồi mây trổ bông
gió thổi đồi thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược dòng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông

Chỉ cần không biết sợ

Chỉ cần không biết sợ
Nguyễn Hưng Quốc Thứ Sáu, 11 tháng 3 2011

Chung quanh các cuộc nổi dậy đã thành công cũng như chưa thành công ở một số quốc gia thuộc Trung Đông và Bắc Phi gần đây, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học, trong đó, theo tôi, bài học này là quan trọng nhất: Không biết sợ.
Khi được các phóng viên hỏi, những người xuống đường biểu tình ở Tunisia, Ai Cập, Bahrain, Yemen, Iran và Libya thường nói một câu giống nhau: Họ không còn thấy sợ nữa. Mà thật, nhìn mặt họ, trên tivi, chúng ta cũng không thấy có chút sợ hãi nào cả. Nếu không hò hét thì họ cũng bình thản đứng yên trên đường phố. Riêng ở Tunisia và Ai Cập, xe thiết giáp của quân đội đến, họ cũng vẫn đứng yên. Thậm chí, nhiều người còn vẫy chào, có khi tặng hoa cho lính đang ngồi trên xe. Ở Libya thì người ta chống trả kịch liệt khi bị phe thân Đại tá Muammar el-Qaddafi tấn công.
Có thể nói chính việc không-biết-sợ ấy vừa là nguyên nhân hình thành các cuộc nổi dậy và cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của các cuộc nổi dậy ấy.
Không phải chỉ bây giờ dân chúng các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi mới bị đối xử một cách bất công và tồi tệ. Ách độc tài và nạn tham nhũng đã đày đọa họ từ cả mấy chục năm nay. Thế nhưng, trong chừng ấy năm, họ vẫn câm lặng chịu đựng. Bị áp bức: họ cắn răng chịu. Bị nghèo đói: họ ra đường buôn bán lặt vặt hay thậm chí, ăn xin, ăn cắp để sống qua ngày. Nhìn giới cầm quyền sống giàu có và xa hoa một cách bất chính: họ vẫn im lặng. Rất hiếm, cực kỳ hiếm những người đủ can đảm lên tiếng kêu gọi hay tranh đấu cho một sự thay đổi theo hướng tốt lành và bình đẳng hơn. Hầu hết người dân, tuyệt đại đa số người dân, đều tiếp tục chịu đựng chỉ vì một lý do duy nhất: khiếp sợ.
Mà các nhà độc tài thì rất lão luyện trong việc củng cố những nỗi khiếp sợ ấy. Bằng tuyên truyền: lúc nào cũng đề cao sức mạnh của họ. Và bằng bạo lực: mật vụ, công an và cảnh sát có mặt hầu như khắp nơi để theo dõi mọi người, sẵn sàng ra tay trấn áp bất cứ ai bày tỏ chút phản đối nào đối với chính quyền.
Ai cũng tưởng sự khiếp sợ như vậy sẽ kéo dài mãi. Giới cầm quyền độc tài lại càng tưởng như thế. Chắc chắn trước khi dân chúng đổ xô xuống đường, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia và Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập không thể tưởng tượng được là người dân của họ lại có ngày không còn sợ như vậy. Đại tá Qaddafi, sau đó, cũng không tưởng tượng được. Ngay cả khi dân chúng đã xuống đường, đã giành quyền kiểm soát khá nhiều địa phương trong cả nước, trong một cuộc phỏng vấn của các ký giả phương Tây, Qaddafi vẫn còn dõng dạc tuyên bố: “Không ai xuống đường cả!”, “Dân chúng cả nước đều yêu mến tôi!”
Tôi tin là ngay chính dân chúng, những người đã hoặc đang xuống đường đòi tự do và dân chủ ở các nước ấy, trước đó, cũng không thể tưởng tượng nổi là có ngày họ lại không còn biết sợ.
Nói cho đúng, theo tôi, suốt cả mấy chục năm trước: họ sợ. Một ngày trước khi đổ xô xuống đường: chắc họ cũng sợ. Có lẽ chỉ một hai giờ trước khi xuống đường họ mới bớt sợ. Bớt chứ không phải là hết. Tôi tin họ chỉ không còn thấy sợ nữa khi chung quanh họ đã có trùng trùng điệp điệp những người cùng cảnh ngộ và cùng lý tưởng quyết tâm chống lại độc tài.
Sự phẫn nộ trước họa độc tài và tham nhũng khiến người ta bất chấp sợ hãi chứ bản thân sự phẫn nộ không đủ làm tiêu tan hẳn mọi sự sợ hãi. Yếu tố làm cho sự sợ hãi ấy biến mất nằm ở chỗ khác: đám đông.
Khi người ta đứng một mình, ngay cả lúc ở trong nhà của mình: sợ. Túm tụm với nhau vài ba chục hoặc vài ba trăm người: sợ. Nhưng khi đứng giữa đám đông gồm cả hàng ngàn, hàng chục ngàn người, nỗi sợ hãi sẽ tự nhiên biến mất. Lúc ấy, kẻ sợ không còn là những người biểu tình. Mà là giới cầm quyền. Cuối cùng, chính những kẻ từng thét ra lửa ấy đã bỏ chạy.
Dĩ nhiên, vẫn có những kẻ không sợ, vẫn ra lệnh bắn sả vào đám đông. Chuyện ấy đã từng xảy ra ở Thiên An Môn hơn hai chục năm về trước. Nhưng một chuyện như vậy có lẽ sẽ không thể xảy ra vào lúc này.
Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra ở thời điểm hiện nay, con số mấy chục ngàn sinh viên đổ xô xuống đường sẽ trở thành một lực lượng lớn hơn gấp bội, cả hàng chục hay thậm chí, hàng trăm, hàng ngàn lần, nhờ một yếu tố: truyền thông. Đã đành mọi diễn biến ở Thiên An Môn năm 1989 đều được các cơ quan truyền thông trên thế giới theo dõi và loan tải. Nhưng thời ấy chỉ có báo in, truyền hình và truyền thanh. Bây giờ thì có vô số các phương tiện khác. Không những đa dạng hơn mà còn phổ biến hơn và nhất là, nhanh chóng hơn. Bây giờ, mọi chiếc điện thoại di động đều có thể trở thành vũ khí: chúng không những được dùng để liên lạc mà còn dùng để chụp ảnh và những bức ảnh ấy dễ dàng được gửi đi khắp nơi. Nếu mỗi người chỉ gửi đi một bức ảnh và một tin nhắn, sự hiện diện của số người trên đường phố sẽ được nhân lên gấp cả hàng chục lần. Và họ có cả thế giới đứng sau lưng họ. Ủng hộ họ.
Tuy nhiên, ở đây, tôi không đi sâu vào những sự khác biệt giữa thời của Thiên An Môn và thời bây giờ. Tôi chỉ muốn trở lại với luận điểm nêu ở trên: Dân chúng ở các nước Trung Đông và Bắc Phi chỉ bớt sợ ở thời điểm quyết định và chỉ hết sợ khi họ đã thực sự xuống đường. Khi họ hết sợ cũng là lúc họ thành công.
Cần phân biệt mức độ bớt sợ và hết sợ ở các nước Trung Đông và Bắc Phi: chúng khác nhau. Những sự phân tích ở trên có lẽ chỉ đúng với hai quốc gia đầu tiên bùng nổ cách mạng dân chủ: Tunisia và Ai Cập. Ở các quốc gia khác, sau đó, kể cả ở Libya hiện nay, cảm giác bớt sợ có lẽ xuất hiện sớm hơn và với mức độ cao hơn nhờ những sự thành công vang dội của dân chúng các nước lân cận. Những sự thành công ấy cho thấy ý định nổi dậy của họ không còn là một cuộc phiêu lưu liều lĩnh hay dại dột và cũng không còn là một ước mơ viển vông nữa.
Người ta thường nói: đối với một người, không có gì giúp cho người ta thành công nhanh bằng chính sự thành công. Thành công nuôi dưỡng sự tự tin. Tự tin giúp người ta dám quyết định và dám đương đầu với thử thách. Có quyết định và có đương đầu thì mới có những thành công liên tiếp được. Với một cộng đồng, cũng vậy. Những sự thành công của dân chúng ở Trung Đông và Bắc Phi giúp người dân ở vô số các quốc gia đang chịu đựng nạn độc tài khác thấy được một điều: Chỉ cần bớt sợ, dù chỉ một chút, người ta có thể dấn thân; và khi đã dấn thân vào cuộc tranh đấu thì tự nhiên những nỗi sợ hãi sẽ không còn nữa.
Và khi họ không còn sợ hãi nữa thì đến lượt bọn độc tài sẽ khiếp sợ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nhân đọc bài thơ Những Chiếc Ghế Bỏ Trống của Trần Kiêu Bạc

Nhân đọc bài thơ Những Chiếc Ghế Bỏ Trống của Trần Kiêu Bạc
Nguyễn Xuân Hoàng Thứ Sáu, 18 tháng 3 2011

Tôi đã đọc Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống của Trần Kiêu Bạc vào những ngày tháng Ba 2011, những ngày “không như mọi ngày”. Bạn tôi, nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang, vừa hôm trước còn gọi điện thoại hẹn tôi sẽ lên San Jose, nhưng hôm sau đã vào bệnh viện ở Quận Cam, hoàn toàn hôn mê không nhận ra người quen, không nói được lời nào. Tuần sau, ngày 8 tháng Ba, Giáo sư - thi sĩ Phạm Công Thiện vừa qua đời ở Houston, Texas. Ông ra đi nhẹ nhàng, nhưng đầy bất ngờ. Tôi chưa kịp hoàn hồn trước hai tin trong màu trời “mùa động xám” của tháng Ba thì ngay liền bốn hôm sau, 12 tháng Ba, một tin khác đến với tôi từ Úc châu, bạn tôi giáo sư môn Triết và Đức văn ở trường Petrus Ký, Phạm Ngọc Đảnh cũng vừa ra đi… Đó là những người bạn mà chúng tôi mới vừa hẹn nhau qua điện thoại sẽ gặp nhau trong một quán cà phê ở San Jose [NĐQ], ở Houston [PCT], ở Bolsa hay ở Đức [PNĐ]… Trước sau gì tôi sẽ đến nơi đã hẹn, nhưng những chiếc ghế bên tôi giờ đã bỏ trống…Phạm Công Thiện, Phạm Ngọc Đãnh đã ra đi, Nguyễn Đức Quang còn trên giường bệnh…

Những chiếc ghế con còn bỏ trống
Xích lại gần nhau cũng lạnh thôi

Trong đời người bất ngờ một hôm thấy mình đang ngồi bên Những chiếc ghế bỏ trống… Và tôi chợt nghĩ ra các bạn tôi rồi một hôm cũng sẽ chợt khám phá ra chiếc ghế dành cho tôi trong buổi hẹn bên ly rượu ở một nơi nào đó sẽ không có tôi… Những chiếc ghế bỏ trống của bạn bè và một chiếc ghế bỏ trống cho chính mình!

Bài thơ của Trần Kiêu Bạc đến với tôi không chỉ là cái tựa, nó là những dòng chữ của một thi sĩ, khi anh nhìn ra cái khoảng trống của một người mà mình biết rõ và đang chờ đợi, một người mà không có họ, mình vẫn có thể hình dung ra đôi mắt và nụ cười, có thể thấy màu tóc và giọng nói, có thể…

Đối với tôi, Trần Kiêu Bạc còn quá trẻ, nhưng thơ anh đã bước vào thế giới của thi ca bằng những bước đi vững chải của người đồng điệu. Thơ không có tuổi và người làm thơ Trần Kiêu Bạc đã cho thấy tiếng nói của một thi sĩ nhìn ra được kiếp người.

Tuổi cũng chưa cao, chân chưa mỏi
Tình bạn còn nguyên chẳng bốc hơi
Sương sớm chưa tan trời buổi sáng
Đã chiều ớn lạnh tái vành môi

Đọc thơ Trần Kiêu Bạc trong một buổi chiều lạnh ở bắc California, giữa những tin bạn bè đứa vừa nằm bệnh viện, đứa vừa ra đi, giữa những breaking news về trận động đất và tsunami ở Nhật, về lửa và nước, về tan hoang, đổ nát và chết chóc, tôi thấy Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…

Trong khi Trần Kiêu Bạc viết:

Đưa tay vớt tuổi non xanh biếc

Còn tôi thì

Thấy lá vàng khô sắp rụng rồi

Cám ơn Trần Kiêu Bạc. Cám ơn những dòng chữ trong bài thơ của anh.
Tôi muốn chép lại hai câu thơ này gửi đến các bạn tôi: Phạm Công Thiện, Phạm Ngọc Đãnh đã ra đi. Và làm sao đọc cho Nguyễn Đức Quang nghe được những câu thơ này khi anh còn nằm trên giường bệnh?

Chỉ thương chiếc ghế còn bỏ trống
Bạn không về nữa biết ai ngồi?
…..
* Blog của Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
NHỮNG CHIẾC GHẾ
CÒN BỎ TRỐNG

Gặp nhau, đêm gió đẩy ngược xuôi
Ngồi xa một chút cũng thấy vui
Nhìn nét thân quen từng khuôn mặt
Đã thấy đổi thay giữa cuộc đời

Bạn của năm xưa không về được
Bạn của ngày nay cũng vắng rồi
Những chiếc ghế con còn bỏ trống
Xích lại gần nhau cũng lạnh thôi

Ly rượu mừng nhau vơi phân nửa
Chìm tận đáy ly những khóc cười
Thủy tinh trong suốt qua tầm mắt
Rượu một dòng lại chảy nhiều nơi

Tuổi cũng chưa cao, chân chưa mỏi
Tình bạn còn nguyên chẳng bốc hơi
Sương sớm chưa tan trời buổi sáng
Đã chiều ớn lạnh tái vành môi

Rót rượu cho nhau lòng đau buốt
Bưng ly rượu nhớ mắt ai cười
Gởi đến bạn xa tình chưa gởi
Chỉ còn hương rượu đã phai phôi

Có tiếc có thương dù ngắn ngủi
Cũng đành cho gió cuốn mây trôi
Đưa tay vớt tuổi non xanh biếc
Thấy lá vàng khô sắp rụng rồi

Ngợp trời muà Hạ hoa rung nắng
Lại chớm mây Thu xám đất trời
Biết đâu sẽ ập muà Đông đến
Để lá bay theo những ngậm ngùi

Dẫu biết ngàn năm sông vẫn chảy
Một bờ sông lở, một bên bồi
Vẫn nghe trong đám phù sa ấy
Một dây thân ái đã đâm chồi

Gặp nhau siết mạnh tay một chút
Thiêng liêng tình bạn đã lên ngôi
Giá như chưa hết bao nuớc mắt
Chắc ngàn giọt lệ vội tuôn rơi

Chỉ thương chiếc ghế còn bỏ trống
Bạn không về nữa biết ai ngồi
Biết đến khi nao mà hò hẹn
Hay là tay trắng sẽ buông xuôi?

Tôi viết bài thơ buồn độc vận
Như một mình giữa bóng trăng soi
Tôi nhặt miếng trăng rơi xuống cỏ
Kết nên tình bạn sáng muôn đời.

TRẦN KIÊU BẠC

Hạn chế của quyền lực nhân dân hay là sự thất bại của thế giới tiến bộ?

Hạn chế của quyền lực nhân dân hay là sự thất bại của thế giới tiến bộ?
Trần Vinh Dự Thứ Tư, 16 tháng 3 2011

Các chiến binh đối lập không được vũ trang đầy đủ, thiếu tổ chức, không đủ khả năng ngăn chặn bước tiến của quân đội trung thành với Gaddafi
Báo Time hôm 10 tháng 3 vừa rồi vừa đăng bài “Nội chiến ở Libya: Những hạn chế của quyền lực nhân dân (Libya's Civil War: The Limits of People Power) của Andrew Lee Butters viết từ Benghazi, Libya. Trong bài viết, Butters đưa ra một cái nhìn khá bi quan về tương lai của lực lượng đối lập ở Libya cũng như phong trào cách mạng ở các nước A-rập - vốn đã từng gây hết bất ngờ này đến bất ngờ khác cho thế giới bên ngoài.
Cuộc nổi dậy ở Libya bắt đầu từ ngày 14 tháng 2, 2011 và tới nay đã được đúng một tháng. Bắt đầu từ những cuộc biểu tình tuần hành hòa bình của phe đối lập, sự đáp trả bằng sung đạn của nhà cầm quyền Gaddafi đã châm ngòi cho hàng loạt các diễn biến mang tính bùng nổ. Thay vì bị đàn áp và chịu khuất phục, những người nổi dậy đã nhanh chóng giành được các kho vũ khí và tự vũ trang cho mình. Cùng với một số đơn vị quân đội của Libya từ bỏ hàng ngũ của Gaddafi, họ đã thành lập được một lực lượng đông đảo để tiến như vũ bão về phía Tripoli – nơi có các thành trì cuối cùng của nhà độc tài. Cuộc nổi dậy của phe đối lập cũng khiến hàng loạt quan chức trong chính phủ của Gaddafi rời bỏ hàng ngũ. Trong những ngày giữa tháng 2, làn sóng cách mạng ở Libya có lúc đã khiến nhiều người nghĩ rằng sự tồn tại của chính quyền Gaddafi chỉ còn được tính từng ngày.

Từ khoảng 1 tuần trở lại đây thì thế cờ đã đảo ngược. Các đơn vị quân đội trung thành với Gaddafi, được trang bị đầy đủ và chuyên nghiệp, được yểm trợ bởi vũ khí hạng nặng và không quân, đã lần lượt chiếm lại các thành phố trước đây rơi vào tay lực lượng đối lập – Az Zawiyah, Ras Lanuf, và Brega. Tới ngày 13 tháng 3, lực lượng đối lập còn chiếm giữ được một số thành phố, ngoài thành trì của họ là Benghazi, như Misurata. Tuy nhiên, có vẻ như phe đối lập cũng không còn giữ được Misurata trong bao lâu nữa. Nếu Benghazi rơi nốt vào tay Gaddafi thì coi như phong trào đối lập ở Libya thất bại. Và với những gì Gaddafi đã làm thì không có lý do gì để không tin rằng viên đại tá này sẽ dìm phong trào cách mạng này trong biển máu.

Và như thế, Lee Butters có lý do để nói về những hạn chế của quyền lực của nhân dân. Đứng trước một bạo chúa đang nắm trong tay một lực lượng quân đội hùng mạnh và sẵn sàng tàn sát người dân của chính mình, quyền lực của nhân dân quả thật có giới hạn. Và nếu phong trào cách mạng ở Libya thất bại thì đây cũng không phải là lần đầu tiên quyền lực của nhân dân bị khuất phục.
Thế nhưng trong câu chuyện của Libya, còn một vế khác nữa mà Lee Butters không nói đến. Đó là sự thất bại của thế giới tiến bộ trong việc phản ứng với những tình huống như thế này. Kênh truyền hình Al Jazeera hôm 12 tháng 3 đưa tin về Libya đã dùng cụm từ “global inaction” (sự bất động toàn cầu) để mô tả việc hầu như cả thế giới không có bất kỳ phản ứng đáng kể nào giúp cho phong trào cách mạng ở đất nước này.
Từ khi Gaddafi khởi động cỗ máy quân đội để tàn sát dân thường, đã có một số động thái từ thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, điểm lại thì vẫn chỉ gói gọn trong các hoạt động ngoại giao. Từ chuyện phản đối tới lên án, sau đó là cấm vận buôn bán vũ khí, phong tỏa tài sản ở nước ngoài, loại bỏ khỏi Ủy ban Nhân Quyền, tới chỗ kêu gọi Gaddafi ra đi. Đứng trước nguy cơ mất quyền lực, và có lẽ quan trọng hơn nữa là mất mạng, Gaddafi rõ ràng là không quá coi trọng các đe dọa mang tính ngoại giao kể trên. Chính vì thế mà cỗ máy chém của Gaddafi từng ngày không ngừng tiến dần về hướng Benghazi.
Có vẻ như thế giới sẽ không thể làm gì cho tới khi Benghazi thất thủ và phong trào đối lập ở đây bị dập tắt. Một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ về hành động quân sự ở Libya là chuyện xa vời nếu không muốn nói là gần như không khả thi. Ngay cả việc áp dụng lệnh cấm bay trên không phận Libya cũng khó được thông qua mặc dù Liên đoàn các Nước A-rập đã thông qua và đệ trình lên LHQ yêu cầu này.
Trong bối cảnh thế giới vẫn đang vật lộn tìm cách hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc Đại Suy Thoái, và trong một thời đại chính trị thực dụng, nơi các lợi ích cốt lõi của quốc gia được đặt lên trên hết trong khi những yếu tố thuộc về lý tưởng bị xem nhẹ, cách hành xử của các nước đối với tình hình ở Libya là cái có thể hiểu được. Tuy nhiên, dù sao thì thế giới này cũng vẫn có một LHQ và một Hội Đồng Bảo An, nơi mà lẽ ra có thể giải quyết những vấn đề như của Libya.
Ấy thế nhưng ngay cả chuyện tưởng như dễ dàng, và vẫn mang tính ngoại giao, như việc công nhận chính quyền mà phe cách mạng lập ra ở Benghazi là chính quyền hợp pháp của Libya thì LHQ chưa làm được. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, khi được hỏi về việc này vào hôm 12 tháng 3 chỉ nói chung chung rằng đó là việc của từng quốc gia thành viên của LHQ chứ không phải việc của ông.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguoi doi co cau "The Gian" chu khong phai "The Ngay", vi the khong phai luc nao "Chinh Nghia" cung thang duoc "Gian Ta", "Cai Thien" khong phai luon luon thang duoc "Cai Ac". Cu nhin lai lich su thi se thay ngay dieu nhan xet tren la dung. Co le Chan Ly cua Thien hay Ac chi duoc cuu xet cong bang o the gioi khac ma thoi
Thứ Tư, 16 tháng 3 2011 MT
Tôi bình chọn Trần Vinh Dự và Ngô Bảo Châu là hai blogger Việt có bài viết tuyệt vời nhất trong tuần này.Chữ nghĩa của họ không còn bình thường-Những dòng chảy từ lý trí,đi qua và nghẹn lại trong trái tim rồi tuôn trào vào chúng ta trong một Thế Giới chao đảo !... ...
Thứ Năm, 17 tháng 3 2011 Listener 1
Tôi đã từng bình về quyền hạn và sức mạnh của LHQ lần trước: Đây là một ông cha chung, không ai khóc và cũng không khóc cho ai được! LHQ thường chỉ bị nhóm chống Mỹ lôi kéo để gây khó cho Hoa Kỳ mà thôi. Khi cần hành động mạnh, chỉ có Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ còn do dự, thì LHQ chẳng làm được gì cả!
Thứ Năm, 17 tháng 3 2011 Listener 2
Quý vị có thường xem chương trinh TV “Animal Planet” không? Hãy quan sát một bầy trâu rừng, ngựa vằn hoặc một bầy hưu xem chúng phản ứng như thế nào khi bị một vài con sư tử vồ bắt một vài con. Năm khi mười họa chúng mới phản công, thường thì chúng tranh nhau chạy hoặc đứng nhìn khi thấy đồng loại bị bắt và ăn thịt ngay trước mặt mình.
Thứ Năm, 17 tháng 3 2011 Listener 2
Quý vị có thường xem chương trinh TV “Animal Planet” không? Hãy quan sát một bầy trâu rừng, ngựa vằn hoặc một bầy hưu xem chúng phản ứng như thế nào khi bị một vài con sư tử vồ bắt một vài con. Năm khi mười họa chúng mới phản công, thường thì chúng tranh nhau chạy hoặc đứng nhìn khi thấy đồng loại bị bắt và ăn thịt ngay trước mặt mình.
Thứ Năm, 17 tháng 3 2011 uncle.J (USA)
" Có thực mới giựt được lời " ! Gạo không có mà ăn thì lời nói, kêu gào, bị đè đầu cắt cổ, than thân trách phận, có mấy ai nghe ?
Thứ Sáu, 18 tháng 3 2011 MT
Nếu "tác phẩm" chỉ dừng lại như thế thì tôi đâu dám gọi nó là Đại Văn Hào của dân tộc.Sở dĩ nó xứng đáng là vì tôi hoàn toàn tin tưởng cả Thế giới này đã ,đang và sẽ biết rằng : vị cha già của bờm là một trong những người thông minh nhất Thế giới !
Thứ Sáu, 18 tháng 3 2011 MT
Riêng cái chương "Thằng bờm có cái quạt mo" cũng đủ chứng minh rằng Việt Nam mình đã đóng góp một Triết gia duy nhất vào ngôi nhà Triết học của TG dù nhà Triết gia này đã không lộ tên tuổi.

Việt Nam ‘chi bạo’ nhất thế giới

Việt Nam ‘chi bạo’ nhất thế giới
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011-03-19
“Người Việt Nam tiêu xài lạc quan nhất thế giới”, đó là tựa một bài viết đăng trên báo Saigon Tiếp Thị nói rằng ở Việt Nam, làm ra một đồng thì xài tới 2, 3, 4 đồng. Vì sao người Việt được đánh giá và xếp hạng cao như vậy?

AFP
Cửa hàng bán các loại xe hơi hạng sang
Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, năm nay người dân Việt mình ăn Tết Tân Mão lớn chưa từng thấy. Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp thẻ tín dụng toàn cầu Master Card Worlwide cũng phổ biến kết quả khảo sát cho thấy qua thăm dò ý kiến trên 10 ngàn người thuộc 24 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Phi, khu vực Trung Đông thì nói về ăn chơi, giải trí, người Việt dẫn đầu so với các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Australia.
Mặt khác, người Việt khi sang thăm người thân tại các nước Hoa Kỳ, Australia, Singapore đều nhận thức rõ về tinh thần tiết kiệm của dân chúng các quốc gia được xem là sung túc ấy.
Vẫn căn cứ vào những số liệu thống kê thì sức mua, tiêu xài tiền của người Việt Nam tăng rất nhanh, mỗi năm tăng tới 20% tương đương với 53 tỷ đô la, thị trường bán lẻ đứng thứ tư trên thế giới chỉ sau các nước được xem là “cường quốc” có đông dân, gồm có Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Cũng có lẽ vì bản xếp hạng này mà người Việt Nam được đánh giá là “tiêu xài lạc quan nhất thế giới”.
Lời cảnh tỉnh, mỉa mai

Thương xá TAX. RFA photo.
Góp ý về sự đánh giá này, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh:
“Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn; họ nói đúng ‘chi bạo’ hay nói cách khác là nhiều khi không lượng được sức mình, trong nhiều chuyện lắm.
Cái cách của mình không phù hợp với thực lực mà mình có, Việt Nam hiện nay là một đất nước đứng thứ 13 về dân số, trên thế giới. Ở một nước mà thiên nhiên không lấy gì làm ưu đãi cho lắm, nếu muốn phát triển thì có lẽ phải học như người Nhật, dạy cho con em họ biết rằng, Nhật là một nước nghèo về tài nguyên, khoáng sản, vì vậy chỉ có một cách là phải cắn răng lại để mà làm việc, lao động, có như vậy nước họ mới phát triển được.
Trong lúc đó, Việt Nam, dân số rất đông, trình độ kinh tế rất thấp so với các nước khác trong khu vực và so với thế giới, muốn phát triển, người Việt Nam phải cần cù, biết cách vừa làm, vừa dành dụm để tạo nên cơ nghiệp.”
Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn.
GS Tương Lai
Giáo sư Tương Lai tự đặt cho mình câu hỏi : “Ai chi bạo…”?
Và chính ông cũng tự đi tìm cho mình lời giải đáp:
“Nói cho cùng, không phải tất cả mọi người đều ‘vung tay quá trán như thế đâu’, nhưng nếu nhìn một cách thật nghiêm khắc thì phải nói đây là một nhược điểm của riêng mình, vì vậy khi người ta nhận định về mình như thế, là người ta chê và sự chê bai đó là đúng, người Việt cần phải thấy rõ cái nhược điểm ấy của mình, để biết cách tằn tiện, biết lượng sức để mà đưa đất nước mình đi lên. Trong chuyện đó, phải giáo dục cho con em mình ngay từ khi còn bé, ở ghế nhà trường cần phải có ý thức đó, nếu không làm được như vậy, thì Việt Nam khó mà đuổi kịp được với thế giới.”
Kẻ ăn không hết, người lần không ra

Người bán hàng rong ngồi an trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.
Chi xài quá mức vốn liếng mà mình làm ra được, dễ đưa tới những tệ đoan xã hội, ăn xài hoang phí, ông Quý một người dân sinh trưởng ở Bồng Sơn, Miền Trung VN thấy rõ điều đó, khi đón nhận tin “người Việt tiêu xài lạc quan”:
“Câu này có ý mỉa mai, bản chất của người Việt Nam là ăn tiêu dè xẻn, dùng sức lao động và mồ hôi để làm ra tiền, như người ta thường nói ‘khéo ăn thì no, khéo co thì ấm’.
Phải dành dụm, tiết kiệm, để lo xây dựng gia đình, lo cho con cái ăn học. Tuy nhiên trong thời buổi bây giờ, có nhiều giới chức kiếm được tiền rất dễ dàng, hoặc vì có chỗ ngồi rất tốt, nhận được tiền hối lộ, lo lót, họ tiêu xài tiền như ‘ném qua cửa sổ’. Thứ hai là có những người ‘móc ngoặc’ công việc làm ăn suông sẻ, kiếm được rất nhiều tiền nên ăn chơi, một đêm có thể tiêu xài hai, ba chục triệu đồng tiền Việt Nam.”
Theo ông, có những địa phương trên đất nước Việt Nam, dù làm việc cật lực, người dân cũng chưa đủ ăn:
“Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng, vậy mà ở thành phố con ông, cháu cha, những người móc ngoặc đã vung tiền, tiêu xài.
“Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng.
Ông Quý
Nếu là người hiểu biết, họ cho đó là một câu chế nhạo, bởi vì đồng tiền kiếm được không do mồ hôi, nước mắt, là một . Thứ hai là họ không tin ở ngày mai, bây giờ có tiền thì cứ xài, không biết rằng ngày mai, họ còn ngồi ở chỗ đó nữa hay không, còn xài được tiền hay không, xài được ngày nào hay ngày ấy.”
Theo báo chí nước ngoài thì hình như người Việt Nam đang sống theo kiểu cách ‘ném tiền qua cửa sổ’, vì dư luận vẫn thường nghe kể lại rằng, có bao cây cầu xây mà không ai đi qua, bến cảng dựng lên mà không tàu thuyền nào cập vào, sân bay thẳng tấp không máy bay nào tới đáp, hàng lô biệt thự, cao ốc vô chủ ở Hà Nội và Saigon bỏ trống lâu nay.
Còn người dân ‘thấp cổ bé họng’ thì thường nói ‘có những món hàng mà người mua không bao giờ dám đụng tới’ và ‘có những thứ hàng cao cấp bạc triệu mà người dùng không bao giờ phải mua sắm cả’.

Lybia đang chờ Obama

Lybia đang chờ Obama
Tuesday, March 08, 2011

Ngô Nhân Dụng

Một nhà báo Trung Quốc viết trên blog của tạp chí Tài Kinh (Caijing) kêu gọi chính phủ nước ông hãy “ủng hộ Mỹ đưa quân vào Lybia!” Lý do: “Khi một bạo chúa nô lệ hóa cả nước, đàn áp và sát hại các công dân” thì chính sách “không can thiệp” trở thành vô nghĩa! Nên nhớ: Bắc Kinh xưa nay vẫn đưa ra nguyên tắc “không can thiệp vào nội bộ các quốc gia” để bênh vực các chế độ độc tài từ Bắc Hàn, Sudan, Zimbabwe cho tới Miến Ðiện. Nhà báo còn mạnh miệng hơn nữa, hô hào: “Quyền Làm Người quan trọng hơn Nguyên tắc Bất Can thiệp!”
Lời kêu gọi trên cho thấy cả thế giới đang ngóng về nước Mỹ, chờ Tổng Thống Barack Obama “động thủ.” Nước Mỹ đã hoan nghênh và ủng hộ những cuộc nổi dậy lật đổ các chế độ chuyên chế tại các nước Á Rập Hồi Giáo như Tunisie, Ai Cập, và có thể cả ở Yemen, Bahrain, vân vân. Do đó, lẽ tự nhiên Mỹ phải ủng hộ dân Lybia lật đổ bạo chúa Moammar Gadhafi! Chính Tổng Thống Obama cũng nói: “Gadhafi phải đi” giống như ông đã nói về Cựu Tổng Thống Ai Cập Mubarak trước đây. (Ông Obama chỉ nói lời đó sau khi các công dân Mỹ đã rút ra an toàn khỏi nước này).
Một bản kiến nghị đã thu được 500,000 chữ ký trên thế giới kêu gọi hãy cứu dân Lybia thoát cảnh bị Gadhafi tàn sát. Tại nước Mỹ, hai Nghị Sĩ John McCain và John Kerry, thuộc hai đảng đối lập, đều kêu gọi ông Obama hãy can thiệp - Bà Sarah Palin thì thế nào cũng cùng ý kiến như ông McCain, không cần nói. Các nhà chính trị có triển vọng ứng cử tổng thống năm 2012 bên đảng Cộng Hòa cũng còn giữ im lặng.
Nhưng tại sao ông Obama vẫn còn chưa ra tay?
Có hai lý do. Một là Afghanistan 1989. Hai là Iraq 2003.
Thế giới có hai cách để ngăn không cho ông Gadhafi tàn sát những người dân đang nổi dậy. Một là phong tỏa, cấm vận đối với chính quyền Gadhafi. Hai là công bố một chính sách “Cấm Bay” (a no-fly zone trong tiếng Anh, viết tắt NFZ, En Ép Zi); hoặc mạnh hơn, cấm không cho xe chạy, (a no-drive zone) trên những vùng mà dân quân nổi dậy đã chiếm được; để ngăn cản quân lính của Gadhafi. Lệnh Cấm Vận (sanction) đã được Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chấp thuận, cả Nga và Trung Quốc cũng đồng ý. Nhưng không chắc Trung Cộng đã chịu chấp nhận để Mỹ và các nước Âu Châu áp dụng chính sách “Cấm Bay” NFZ. Vì cho phép tức là ủy quyền cho Anh, Mỹ, có thể cả Pháp và Ý đem quân vào Lybia thay đổi một chế độ đã cầm quyền trên 40 năm. Việc đó có thể sẽ thành một tiền lệ.
Nghị Sĩ John Kerry rất hùng biện, nêu lên những thảm họa của dân Kurd và người theo phái Shia ở Iraq bị Hussein giết (năm 1991), cũng như dân các nước Rwanda, Bosnia và Herzegovina đã bị tàn sát chỉ vì quân Mỹ không can thiệp hoặc can thiệp quá trễ. Nghị Sĩ John McCain nói việc áp dụng một vùng Cấm Bay NFZ ở Lybia là chuyện làm rất dễ dàng. Ông Stephen Hadley, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống George Bush đề nghị Mỹ ném vũ khí và tiếp tế cho dân quân nổi dậy. Nhưng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates không đồng ý. Bộ Trưởng Gates, thuộc đảng Cộng Hòa, cảnh cáo Quốc Hội Mỹ rằng chỉ nên áp dụng chính sách NFZ đối với Lybia nếu nước Mỹ chấp nhận một cuộc chiến lâu dài ở xứ Bắc Phi này.
Trên lý thuyết, các nước Âu Châu và Mỹ có thể dùng không lực ngăn chính quyền Gadhafi không được cho tầu bay thả bom, bắn giết dân, hoặc chở quân đi tấn công các thành phố nằm trong tay quân nổi dậy. Nhưng ngăn cản được các trực thăng tấn công do Nga cung cấp, và các trực thăng Chinook chở quân của hãng Boeing, làm việc suốt đêm ngày, là một điều rất khó. Gadhafi hiện có 18,000 lính Không Quân, với 13 căn cứ máy bay, 100 chiếc MiG 25 của Nga và 15 Mirage của Pháp. Giàn hỏa tiễn SAM của Nga vẫn còn đó và mới được cải thiện tốt hơn. Nhà độc tài đã chuẩn bị đối phó với tình huống này từ nhiều chục năm qua. Ngoài 50,000 quân chính quy, Gadhafi còn đội quân đặc biệt với 20,000 lính do con trai ông chỉ huy; và đám lính đánh thuê người Chad và Niger; cộng với những dân quân thuộc bộ lạc của ông và các bộ lạc ông liên kết được.
Bộ Trưởng Gates nói trước Quốc Hội Mỹ rằng, việc cho máy bay Mỹ đi bắn tất cả các chuyến xe di chuyển quân đội của Gadhafi là việc rất phức tạp. Trong hai tuần qua chắc các vệ tinh nhân tạo của Mỹ đã chụp và gửi về hàng triệu bức hình cảnh chuyển quân của Gadhafi; và ông Gates vẫn chưa thay đổi ý kiến. Muốn chính sách NFZ thành công thì cuối cùng phải cho quân đội Mỹ đổ bộ, với các cố vấn quân sự, và lực lượng đặc biệt. Nghĩa là đưa quân Mỹ vào một chiến trường mới ở Bắc Phi, trong khi vẫn tham chiến tại Afghanistan và Iraq.
Afghanistan và Iraq là hai trường hợp mà chính quyền Mỹ phải nhớ lại và suy ngẫm trước khi quyết định dính vào Lybia. Lybia giống các quốc gia trên trên một điểm là nước “Cộng Hòa Ðại Xã Hội Chủ Nghĩa Nhân Dân Lybia” trong thực tế vẫn chỉ là tập hợp các bộ lạc bị ông Gadhafi cai quản suốt 4 thập niên; trong khi ông khai thác tài nguyên dầu lửa xứ này, sản lượng chiếm 1% số xuất cảng dầu trên thế giới. Trong 7 triệu người dân có tới hơn một triệu công nhân ngoại quốc. Bộ lạc của ông Gadhafi đông nhất, khoảng một triệu người. Hai bộ lạc lớn ở phía Ðông vẫn bị Gadhafi bỏ rơi không chia phần lợi tức dầu lửa, họ là lực lượng chính trong cuộc nổi dậy hiện nay.
Trong số những người đứng lên chống Gadhafi có những thương gia, luật sư, các sinh viên đại học, nhưng cũng có những lãnh tụ tôn giáo và bộ lạc, và cả những người đã tham gia “thánh chiến Hồi Giáo.” Khi phong trào “thánh chiến” chống Mỹ còn hoạt động ở Iraq, một phần năm các thanh niên tham dự trong đó là những người từ Lybia tới. Cho nên trong khi một số lãnh tụ nổi dậy kêu gọi Mỹ và các nước Tây phương giúp đỡ họ thì cũng có những người như Luật Sư Abdul Hafidh Gogha, đại diện một tổ chức chống Gadhafi, cảnh cáo rằng Mỹ và các nước Âu Châu không nên can thiệp. Cuộc cách mạng ở đây do người Lybia khởi sự, hãy để người Lybia kết thúc. Trong tình thế hiện nay, cuộc nội chiến ở Lybia có thể kéo dài. Nếu phe nổi dậy thành công lật đổ được Moammar Gadhafi thì hy vọng sẽ có một chế độ dân chủ tự do thành hình. Nhưng cũng có thể sẽ tới ngày một nhà độc tài khác lên nắm chính quyền; hoặc các bộ lạc sẽ tiếp tục đánh nhau rất lâu. Ðó là tình trạng đã xẩy ra ở Afghanistan sau năm 1989, khi các bộ lạc liên kết đánh đuổi được quân Nga. Họ đều được tình báo quân đội Pakistan giúp với tiền và vũ khí do CIA Mỹ cung cấp, nhưng cuối cùng phe Taliban tiêu diệt các nhóm khác. Liệu nước Mỹ có nên tham dự vào một cuộc nội chiến phức tạp tương tự hay không?
Muốn tránh một vụ Afghanistan thì quân Mỹ và các nước Âu Châu phải tiến quân vào Tripoli giống như năm 2003 đã đánh thẳng vào Baghdad ở Iraq. Họ sẽ phải giết Gadhafi và thành lập một chính quyền mới, thể thức bầu cử, tuyển lựa do họ chọn. Nhưng một chính quyền do người ngoại quốc dựng lên sẽ khó được dân Lybia ủng hộ, và chắc sẽ bị các nước Á Rập và Hồi Giáo coi thường hoặc phản đối. Hơn nữa, sau khi lật đổ chính quyền Gadhafi rồi, Mỹ cùng các nước Tây phương sẽ chịu trách nhiệm về việc “thành lập quốc gia” cho các bộ lạc ở Lybia, với tất cả các vấn đề lương thực, an ninh, y tế, giáo dục, vệ sinh, vân vân. Kinh nghiệm Iraq cho thấy đó là một loạt những công tác rất tốn tiền và “hại sức khỏe!”
Với những kinh nghiệm Afghanistan 1989 và Iraq 2003, ông Barack Obama có rất nhiều lý do để dè dặt chưa quyết định đem quân vào Lybia ngay, như các ông McCain và Kerry yêu cầu. Ông McCain than phiền rằng Obama đã nói “Gadhafi phải ra đi,” nhưng chưa đủ; cần phải hành động quả quyết hơn. Ðiều khác nhau giữ một lời tuyên bố và hành động quân sự là “Lời nói không mất tiền mua.” Nga và Trung Quốc có thể muốn Mỹ bước vào Lybia, gánh thêm một cuộc chiến thứ ba; nhưng nước Mỹ có thể chọn những phương cách ít tốn tiền hơn, dù hậu quả rất chậm.
Dù sao, chủ trương “không can thiệp” không phải là hoàn toàn bác bỏ việc can thiệp ở mức tối thiểu, ở mức độ tương đối an toàn, gây ít thiệt hại cho mình. Như binh thư Tôn Tử nói, nếu chỉ đe dọa thôi mà đạt được mục tiêu thì không cần lâm chiến làm gì. Mẫu hạm USS Enterprise vẫn được lệnh tiến vào Hồng Hải, sẵn sàng qua Ðịa Trung Hải, đến gần Lybia hơn. Mỹ cũng sẵn sàng làm những cử chỉ tượng trưng ủng hộ phe nổi dậy, như phá sóng hệ thống truyền tin của quân đội Gadhafi. Ðiều nguy hiểm phải tránh là các nước Âu Châu và Mỹ hoàn toàn vắng mặt ở Lybia. Bởi vì tránh mặt như vậy sẽ để Lybia cho những lực lượng Hồi Giáo cực đoan tiến vào thao túng. Nếu không thiết lập được quan hệ với phe nổi dậy tức là để một khoảng trống cho al Qaeda vào hoạt động. Can thiệp vào Lybia một cách dè dặt là phương cách an toàn trong lúc này.
Hai điều kiện để Mỹ can thiệp, như ông Obama nêu ra, là hành động đó phải được khối NATO và các nước Á Rập ủng hộ. Ngày mai các bộ trưởng quốc phòng khối NATO sẽ họp để quyết định chính sách chung. Hiện nay trong khối NATO chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chống lại mọi can thiệp của Mỹ vào Lybia. Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư hàng chục tỷ Mỹ kim vào xứ này và vẫn chưa hồi hương hết các công nhân của họ về nước. Họ có thể sợ ông Gadhafi trả thù. Trong khi đó, (sau khi gần 30,000 công nhân Trung Hoa khác đã ra thoát khỏi Lybia từ trước) Trung Quốc đã đưa một chiến hạm và cho 4 phi cơ vận tải bay từ Tân Cương sang, đưa 1000 công nhân còn lại về nước, trong đó có cứu một số công nhân Việt Nam. Ðây cũng là một hành động nhằm “biểu dương lực lượng” có thể do phe quân sự ở Trung Quốc thúc đẩy.
Sau buổi họp khối NATO, Bộ Trưởng Robert Gates sẽ cho biết chính phủ Mỹ sắp làm gì. Ðiều tối thiểu mà các nước Tây phương có thể làm ngay là phong tỏa tài sản của gia đình Gadhafi ở ngoại quốc; cấm vận bán vũ khí cho chế độ Gadhafi, với sự ủng hộ của Nga và Trung Cộng; tuyên bố sẽ đưa gia đình Gadhafi ra tòa án quốc tế về tội ác tàn sát dân. Trong khi đó, cần thiết lập những vùng an toàn cho dân Lybia tị nạn trên bờ biển nước này, hay bên các nước Ai Cập và Tunisie.
Quyết định sau cùng của ông Obama sẽ chỉ được công bố sau khi bà Hilary Clinton thăm dò các quốc gia Á Rập. Xã hội các nước Á Rập đang chuyển động, ý thức công dân và tinh thần dân tộc của họ đang dâng cao; chính phủ Mỹ nào cũng phải chứng tỏ cho người dân trong vùng này thấy là người Mỹ biết tôn trọng ý kiến và khát vọng dân chủ của họ. Tương lai mối giao thiệp giữa Mỹ và các nước Á Rập tùy thuộc các bước đi của chính quyền Mỹ trong giai đoạn ngắn ngủi, những ngày, tháng sắp tới. Quyền lợi chính trị và kinh tế của Mỹ ở Lybia rất nhỏ, nhưng nước Mỹ không thể bỏ qua cả vùng dầu lửa Trung Ðông. Khi nào dân các nước Á Rập phải chứng kiến cảnh quân lính của Moammar Gadhafi tàn sát dã man người dân đến mức họ thấy kinh tởm, khi đó họ sẽ hoan nghênh bất cứ quân đội nước nào vào cứu dân Lybia.

Thế giới lo lắng cùng Nhật Bản

Thế giới lo lắng cùng Nhật Bản
Tuesday, March 15, 2011 6:43:14 PM

Ngô Nhân Dụng


Thế giới xúc động trước ba thảm kịch đến với người Nhật: Động đất, sóng thần tsunami, rồi phóng xạ nguyên tử đang đe dọa. Nhưng không ai nói mình thương hại dân Nhật; như trước đây nghe tin động đất ở Haiti hoặc bão lụt ở Miến Điện. Nhật Bản là một dân tộc được kính trọng, không chờ đợi được ai mở lòng thương hại. Họ sẽ cắn răng nhẫn nhục, đứng dậy ngay để xây dựng lại giữa cảnh tàn phá. Trong tinh thần kỷ luật, đức tự tin, chia sẻ, đùm bọc nhau, và trên dưới một lòng.

Cũng giống như năm 1945, người Nhật đã cho cả thế giới thấy câu “không lấy thành bại mà luận anh hùng” rất đúng. Chưa đầy dăm bẩy năm sau khi thua trận, vua và dân nước Nhật đã nghiêm chỉnh thi hành bản hiến pháp dân chủ hóa, xó bỏ chế độ quân chủ cổ truyền. Xe Honda bắt đầu được xuất cảng. Akira Kurosawa lại làm phim khiến cả thế giới kinh ngạc; Kawabata vẫn ngồi viết những tiểu thuyết rồi được tặng Giải Nobel.

Bây giờ, Nhật Bản lo sẽ gặp rất nhiều khó khăn kinh tế trong vài năm sắp tới. Nhưng cả thế giới cũng lo ngại. Vì khi guồng máy cường quốc kinh tế thứ ba này tạm ngưng chạy một thời gian thì kinh tế toàn cầu sẽ bị ngưng trệ. Trong bài này chúng tôi sẽ chú ý đến những mối lo lắng đó.

Mối lo biểu lộ qua thị trường chứng khoán: Chỉ số Nikkei của thị trường Tokyo ngày Thứ Hai mở ra lần đầu sau trận động đất đã mất hơn 6%, ngày hôm sau lại tụt giảm hơn 10% khi nghe tin về phóng xạ nguyên tử. Trong hai ngày thị trường Tokyo đã xóa đi khoảng 620 tỷ đô la Mỹ tổng cộng giá trị cổ phần của các công ty, lớn hơn 6 lần Tổng sản lượng nội địa của Việt Nam trong năm 2010.

Ảnh hưởng trên thế giới thấy rõ ràng khi giá dầu lửa sụt giảm. Giá xuống 97 đô la một thùng, mà tuần trước có lúc đã lên tới 105 đô la Mỹ. Cùng với dầu lửa, các kim loại như vàng, bạc, đồng đều xuống giá vì mọi người chờ đợi các xí nghiệp sẽ bớt hoạt động và người ta bớt tiêu thụ ở khắp nơi. Các thị trường Thượng Hải ở Trung Quốc, Hang Seng ở Hồng Kông, DAX ở Đức đều xuống từ một rưỡi đến 3%. Tại Mỹ, Chỉ số Dow Jones mất 51 điểm trong ngày Thứ Hai, sáng Thứ Ba khi mới mở cửa đã sụt 300 điểm rồi lên lại, sau cùng chỉ mất 138 điểm; trong 2 ngày đã giảm hơn 1%. Chỉ có thị trường Bolsa ở Mexico giảm rất nhẹ, nửa phần trăm.

Hậu quả kinh tế trực tiếp, tính trên những thiệt hại vật chất do sự tàn phá của động đất và sóng thần sẽ lên tới 73 tỷ mỹ kim. Cộng thêm những thiệt hại do các tai họa trên gây ra vì hoạt động kinh tế cả nước Nhật bị ngưng trệ thì tổng số có thể lên tới 183 tỷ mỹ kim, bằng hơn 3% GDP nước Nhật. Có thể so sánh với với trận động đất ở Kobe trước đây, khi đó tổng số thiệt hại kinh tế vào khoảng 100 tỷ. (Trận bão Katrina ở Mỹ đã gây thiệt hại kinh tế khoảng 45 tỷ đô la, nhưng chỉ bằng 3 phần mười của một trăm GDP của Mỹ). Kobe là một hải cảng nằm tại trung tâm các vùng công nghiệp của Nhật Bản cho nên ảnh hưởng trên thiệt hại kinh tế rất nặng trong khi lần này động đất xẩy ra tại Fukushima, một vùng chỉ đóng góp khoảng 6% vào Tổng sản lượng nội địa Nhật Bản. Tuy nhiên, số thiệt hại về nhân mạng lớn hơn lần trước: Năm 1995 động đất ở Kobe làm chết 6,000 người; lần này đã kể tới con số 10 ngàn người chết và hàng chục ngàn người khác mất tích, với nửa triệu người mất nhà cửa.

Ngay sau khi có tin động đất, giới đầu tư quốc tế đã “bỏ chạy” khỏi thị trường Nhật Bản vì biết kinh tế nước này sẽ giảm sụt tức khắc. Nhiều người rút tiền ra, bán các chứng khoán rồi đua nhau đổi đồng yên lấy đô la Mỹ, khiến cho giá đồng yen giảm xuống nhanh. Nhưng ngay sau đó, dòng tiên tệ đã đổi chiều. Nước Nhật cần tiền, các công ty và chính phủ Nhật Bản phải rút tiền đầu tư ở nước ngoài về; họ cũng bán các chứng khoán rồi đổi tiền euro hay mỹ kim lấy yên. Giá đồng yen lại tăng lên.

Trước trân động đất này, người Nhật đang giữ trong tay 882 tỷ đô la các trái khoán và công trái của Mỹ, gần 10% tổng số nợ của nước Mỹ. Khi cần tiền người ta đem bán các công trái sớm nhất, vì đó là thứ chứng khoán có thị trường lưu hoạt, tức là dễ bán, bán được nhanh nhất. Năm 1995 sau trận động đất Kobe, các công ty bảo hiểm Nhật Bản đã đem bán công trái ngắn hạn của Mỹ vì họ cần tiền bồi thường các thân chủ. Năm nay, số tiền bồi thường sẽ còn lớn hơn nữa.

Nhiều người có thể lo rằng khi người Nhật đua nhau rút tiền về nước thì giá công trái Mỹ và trái khoán nói chung sẽ sụt giảm. Trong thị trường trái khoán (giấy nợ), khi giá giảm xuống tức là lãi suất thật tự động tăng lên. Nhưng trong ngày hôm qua, điều đáng chú ý là giá các công trái của chính phủ Mỹ lại lên cao; tức là lãi suất, luôn đi ngược chiều, đã giảm. Lý do chính vì thị trường cổ phiếu trên cả thế giới đang tụt xuống. Khi thấy tương lai việc đầu tư vào các cổ phiếu có vẻ ít lời vì kinh tế yếu đi, giới có tiền đã bán bớt cổ phiếu để đi tìm nơi “trú ẩn an toàn.” Và cho tới nay vẫn không món đầu tư nào được coi là an toàn hơn là giấy nợ của chính phủ Mỹ.

Ảnh hưởng của động đất trên nền công nghiệp của nước Nhật sẽ rất nặng, đặc biệt là xe hơi. Những công ty Nhật nổi tiếng như Toyota, Honda, và cả Sony đều phải tạm ngưng sản xuất. Các nhà máy của Toyota, Honda không bị thiệt hại bao nhiêu nhưng hệ thống sản xuất các món đồ để ráp thành chiếc xe hơi bị ngưng trệ. Một chiếc xe hơi cần có từ 20 ngàn đến 25 ngàn món phụ tùng để ráp thành; chỉ cần một phần nhỏ trong số đó ngừng không cung cấp là cả hệ thống phải đứng lại. Các công ty xe hơi Nhật đã phân tản việc sản xuất ra khắp thế giới nên ảnh hưởng được giảm nhẹ. (Thị trường xe hơi ở Mỹ chắc không thấy ảnh hưởng quan trọng, vì các nhà bán xe ở Mỹ thường giữ đủ số xe bán trong 30 ngày. Không ai lo các hãng xe và phụ tùng xe ở Nhật Bản xẽ phải đóng cửa cả tháng).

Nói chung, tài sản của nhiều xí nghiệp và tư nhân Nhật Bản đã bị mất mát nặng. Người ta lo số tiêu thụ vốn rất thấp của dân Nhật sẽ còn giảm nữa. Nhu cầu kích thích kinh tế rất gay gắt. Ngân hàng trung ương Nhật Bản không thể giảm bớt lãi suất nhiều nữa; vì hiện đã ở mức gần số không. Nhưng họ đã phản ứng nhanh chóng bằng cách bơm thêm tiền vào nền kinh tế, qua hệ thống ngân hàng thương mại, để kích thích tiêu thụ và sản xuất. Ngày Thứ Hai họ đã mua 15 ngàn tỷ yen các chứng phiếu ngắn hạn, khoảng 184 tỷ đô la. Ngày Thứ Ba lại đổ thêm 8 ngàn tỷ yen, 98 tỷ đô la nữa, vào thị trường tiền tệ.

Một điều mọi người lo ngại là tinh thần kinh doanh của dân Nhật sẽ bị ảnh hưởng. Vì trước một thiên tai lớn lao, trông thấy con người nhỏ bé trước thiên nhiên, ai cũng sinh lòng dè dặt và e ngại trước các mối rủi ro khác. Một sức mạnh của kinh tế thị trường là óc mạo hiểm của người đầu tư. Nếu người ta sợ rủi ro hơn trước thì công cuộc phục hồi kinh tế sẽ chậm trễ.

Mọi người có thể làm an lòng là trong cơn nguy khó, chính phủ Nhật đã chứng tỏ họ có khả năng đứng mũi chịu sào. Ông Thủ tướng Naoto Kan đã có mặt tại những nơi nguy hiểm và xuất hiện trên ti vi nhiều lần để trấn an dân chúng. Chính phủ của ông đang ở thế yếu, sau khi ông bộ trưởng ngoại giao từ chức vì xì căng đan, và tuần trước ông vẫn bị báo chí cũng như phe đối lập chỉ trích nặng nề. Nhưng khi có động đất thì tất cả người Nhật đã bỏ qua những bất đồng ý kiến để cùng nhau xây dựng lại. Chính phủ Naoto Kan có thể đứng vững thêm nhiều tháng nữa.

Thử thách của ông Kan là việc phục hưng kinh tế; nhưng ông có thể làm nhiều hơn thế nữa. Nhiều người thấy trận động đất mới này có thể là một cơ hội để “câu điện” cho bộ máy Nhật Bản chạy lại (jump-start). Trong khi đó, người lãnh đạo Nhật có thể thay đổi cơ cấu nền kinh tế mà không lo bị các phe nhóm quyền lợi ngăn cản.

Kinh tế Nhật đã trì trệ từ hơn hai chục năm nay, vì cơ cấu nặng nề cổ lỗ. Nước Nhật chỉ chú trọng đến xuất cảng, việc tiêu thụ trong nước bị coi nhẹ. Từ năm 2008 đến nay Nhật Bản vẫn sống trong khung cảnh kinh tế trì trệ, giá cả bị đe dọa với mối nguy giảm phát (khiến mọi người ngưng tiêu thụ để chờ giá xuống sẽ mua); tình trạng lương bổng ngưng không lên (một nguyên do nữa khiến số tiêu thụ giảm) và chính phủ càng ngày càng mang nợ nhiều hơn (số nợ lớn gấp đôi GDP, nhưng may mắn đa số chủ nợ là người Nhật Bản chứ không phải nước ngoài). Các đại công ty, ngân hàng và bộ máy hành chánh của nhà nước cùng lo bảo vệ quyền lợi của nhau, không chịu thay đổi nhanh chóng. Nước Nhật Bản cần những luật lệ mới để kích thích cạnh tranh trong thị trường nội địa, thay đổi các thủ tục hành chánh để giảm bớt quyền giới thư lại, tăng quyền tự do cho giới kinh doanh.

Đối với người Đông phương, các thiên tai thường là điềm xấu, cho thấy những người đang cầm quyền đang làm phật lòng “trời đất.” Năm 1855 một trận động đất lớn xẩy ra trước khi chính quyền Mạc Phủ Tokugawa sụp đổ. Sau trận động đất năm 1923, giới quân phiệt ở Nhật bắt đầu lên, tiến tới giai đoạn xâm lăng xưng bá xưng hùng, rồi gây ra cuộc đại chiến đưa tới bại trận.

Nhưng trong nghề bói toán người ta có thể giải thích các hiện tượng trên theo cách khác. Có thể nói trận động đất năm 1855 thay đổi chính trị để chuẩn bị công cuộc duy tân của thời Minh Trị Thiên Hoàng. Cũng có thể nói trận động đất năm 1923 mở đầu công cuộc kỹ nghệ hóa nước Nhật.

Việc tái thiết nước Nhật sau trận động đất năm nay sau cùng có thể là một cơ hội để đưa nền kinh tế Nhật Bản lên cao, chứ không phải chỉ chịu cảnh tàn phá. Bao nhiêu vốn liếng được hồi hương để đầu tư. Bao nhiêu người sẽ có việc làm thêm vì công việc nhiều quá, riêng việc xây cất không thôi đã đủ kích thích kinh tế hàng chục năm. Thủ tục, luật lệ sẽ phải được nới lỏng cho thị trường chạy nhanh hơn, thay vì phải chờ các bàn giấy nhà nước từ từ cứu xét rồi mới đóng con dấu. Tất cả sẽ thúc đẩy kinh tế lên nhanh. Người Nhật Bản cũng nhìn thấy đây là một cơ hội để thay đổi mạnh và lâu dài.


Nếu ông Thủ tướng Naoto Kan đủ đảm lược ông có thể đưa ra những biện pháp cải tổ mạnh mẽ để thay đổi cơ cấu tài chánh và hành chánh nước Nhật, mở đầu một thời kỳ thịnh vượng mới. Muốn vậy, ông phải vượt qua những chướng ngại do những nhóm có quyền lợi riêng bầy đặt ra, từ hai chục năm nay. Các ngân hàng rất ngần ngại không muốn cải tổ. Giới quan chức thư lại không muốn giảm bớt quyền. Đảng Dân Chủ Tư Do đã nắm quyền nửa thế kỷ từ sau Đại Chiến, họ có những quyền lợi tương đồng với hai giới trên. Ông Naoto Kan phải thuyết phục được dân chúng Nhật để “đổi mới kinh tế!” Vì hơn 20 năm trì trệ kể từ sau trận động đất Kobe đã quá dài. Nếu không thì ông đáng được dân Nhật cho về nghỉ hưu sớm nội trong năm nay.