Wednesday, March 2, 2011

Việt Nam sau Châu Âu 100 năm ánh sáng?

Việt Nam sau Châu Âu 100 năm ánh sáng?
Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2009-02-01
Tuần lễ đầu năm mới, hãy cùng nhau nói về chủ đề giáo dục và âm nhạc tại Việt Nam hiện nay.

Photo courtesy of VietNamNet
Tình trạng phổ biến nhất của nhạc Việt hiện nay vẫn là lấy hình thể, vũ đạo, kĩ thuật phòng thu thay cho giọng hát thật, che lấp cho những “khoảng trống” của chất giọng (Ảnh minh họa)
Trong blog của tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn mà chương trình của chúng tôi đã nhiều lần trích dẫn, người trí thức nặng lòng với đất nước không chỉ nói về khoa học và giáo dục. Ông nói về nhiều đề tài khác nữa.
Chính sách quản lý âm nhạc
Trong một bài viết đăng ngày 11 tháng Giêng, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn bàn qua về âm nhạc và chính sách quản lý âm nhạc của Việt Nam hiện nay. Ông thú nhận ngay, rằng “phải thú nhận một điều là mấy bản nhạc hip hop rất thịnh hành ngày nay không thể lọt tai” ông, đồng thời đề cập đến hiện tượng nhà nước thì tiếp tục cấm, trong khi quần chúng thì vẫn tiếp tục hát những ca khúc của các tác giả trước 1975.
Cách quản lí văn hóa ở nước ta và châu Âu cách nhau đến cả trăm năm ánh sáng.
GS Nguyễn Đăng Hưng
(Nhạc)
“Trước 1975, âm nhạc ở trong tình hình “trăm hoa đua nở.” Bên cạnh những sáng tác “tào lao,” cũng có rất nhiều những hạt ngọc lấp lánh. Những sáng tác của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, v.v… nằm trong những “viên ngọc” đó.
Ấy thế mà một thời gian dài sau 1975 những ca khúc trữ tình đó không được phép lưu hành! Trên giấy tờ là như thế, nhưng trong quần chúng thì người dân vẫn ca những ca khúc này. Thật ra, những ngày mới sau giải phóng, tôi còn thấy bộ đội từ Bắc vào mê nhạc … Chế Linh như điếu đổ. Tôi thấy chẳng có gì sai, vì nghệ thuật là xuyên biên giới và phi chính trị mà. Ngày nay, thử vào những quán karaoke sẽ thấy “sức sống” của những ca khúc bị cấm như thế nào.”
Trong bài viết hồi đầu năm ngoái, và cũng đã được đề cập trên các chương trình của Đài chúng tôi, tờ Thanh Niên viết rằng có khoảng trên 10 ngàn bài hát được sáng tác trước 1975 trở ngược về thời điểm 1945, nhưng đến thời điểm hiện nay, chỉ mới có khoảng 1 ngàn bài được cấp giấy phép biểu diễn. Nói nôm na, cứ 10 được sáng tác thì hết 9 bài bị cấm.
Nhưng còn những bài tình ca thì sao? Cần gì phải cấm đoán và phải xin phép? Tôi không biết nước nào trên thế giới (ngoại trừ Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam) mà Nhà Nước quản lí đến từng ca khúc!
TS Nguyễn Văn Tuấn
Một hoạ sĩ hiện vẫn còn đang sinh sống tại Việt Nam, là ông Trịnh Cung, đã từng nói với chúng tôi, rằng người Sài Gòn “hát cho nhau nghe” đủ loại nhạc, nhưng giấy phép thì vẫn phải có … “chủ trương.”
“Bây giờ thì đã nghe được nhiều. Các phòng trà, các tụ điểm hát cho nhau nghe, người ta nghe và hát đủ loại nhạc của Sài Gòn cũ. Tuy nhiên, trên thị trường thì chưa được cho phép. Muốn cho phép thì phải đợi một chủ trương. Mà điều này thì gây khó khăn cho những nhà sản xuất băng đĩa nhạc.”
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn nhận định trên bài viết của ông, rằng trong khi thông cảm với chính sách cấm một số ca khúc do tình hình giai đoạn hiện nay, ông không hiểu tại sao các tình khúc cũng bị cấm luôn.
“Thật ra, tôi cũng thông cảm với chính sách này, vì chắc chắn trong giai đoạn hiện nay, chính quyền không muốn những ca khúc tuyên truyền thời trước 75 (kiểu như “lòng súng nhân đạo”) lưu hành trong dân chúng. Mà, nếu những ca khúc tuyên truyền thời trước 1975 lưu hành thì chắc chắn quân đội sẽ phản đối. Có thể hiểu và thông cảm được. Nhưng còn những bài tình ca thì sao? Cần gì phải cấm đoán và phải xin phép?
Tôi không biết nước nào trên thế giới (ngoại trừ Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam) mà Nhà Nước quản lí đến từng ca khúc! Cách quản lí văn hóa của Việt Nam là cách làm của những thế kỉ đã qua. Mượn cách nói như GS Nguyễn Đăng Hưng, rằng “cách quản lí văn hóa ở nước ta và châu Âu cách nhau đến cả trăm năm ánh sáng.”
Lãnh vực giáo dục, đào tạo
“Cách quản lí văn hóa ở nước ta và châu Âu cách nhau đến cả trăm năm ánh sáng!” Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một Việt kiều tại Bỉ, là sáng lập viên, điều phối viên chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ Châu Âu giữa Đại Học Liege của Bỉ với một số đại học kỹ thuật tại Việt Nam, trong đó có Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chương trình của giáo sư Hưng kéo dài 15 năm, rất thành công, và đã đào tạo được hàng trăm thạc sĩ và hàng chục tiến sĩ trong ngành kỹ thuật cho Việt Nam.
Thật ra, những ngày mới sau giải phóng, tôi còn thấy bộ đội từ Bắc vào mê nhạc … Chế Linh như điếu đổ.
TS Nguyễn Văn Tuấn
Trong một bài viết đăng trên blog của ông gần đây, giáo sư Hưng cho biết ông vừa dành một cuộc trả lời phỏng vấn cho số báo xuân Kỷ Sửu của một tờ báo tại Sài Gòn.
Ông cũng cho đăng nguyên văn nội dung trả lời phỏng vấn với lời nhắc: “Bài phỏng vấn đề cập đến nhiều vấn đề thời sự khá tế nhị. Tôi không chắc nguyên văn sẽ được in tuy tôi đã cố gắng, theo thói quen, rất nhẹ nhàng trong cách phát biểu.”

GS TSKH Nguyễn Đăng Hưng. Photo courtesy of VietNamNet.
Bài trả lời phỏng vấn của giáo sư Hưng có đoạn:
“Tôi đã luôn luôn ý thức đến tính bấp bênh và phức tạp của việc mình thực hiện tại Việt Nam, đến tính giới hạn của nó trước những đòi hỏi cấp bách và to lớn của một quốc gia hơn 80 triệu dân đã quá lâu ngày bị khép kín và chệch hướng. Biết trước như thế nhưng vẫn lao vào công việc như là một bức bách của số phận, của hoàn cảnh, của tình thế. Chờ đợi không được nữa vì tuổi già đã vụt đến rồi. Phải có hành động cụ thể để bức xúc nguôi ngoai.
Tôi có cảm giác như dù phải yêu người tình không được trọn vẹn nhưng không thối lui được, không chối từ được. Và dĩ nhiên sau những thành quả ban đầu, mối tương quan thân thiết với đám học trò đã đem lại cho tôi vô vàn niềm vui, những bài học xã hội, những tấm tình ấm áp. Những phần thưởng này đối với tôi quý giá hơn bao nhiêu lần những bằng khen, những huân chương từ hai phía!”
Giáo sư Hưng cũng nói đến “những hạt sạn, những đố kỵ, dèm pha từ những phía không ngờ được, những người phe “bạn!”” Có kẻ vu khống ông với cơ quan chức năng, ngay cả với công an an ninh!
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói với phóng viên rằng, ông “hằng mong đợi đợt đổi mới lần thứ hai nhưng có cảm tưởng việc này ngày càng lùi xa ra!” Sau đó tình trạng tham nhũng không những không giảm thiểu mà ngày càng trầm trọng, tác hại đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế … những phương tiện cần thiết để chống tham nhũng như báo chí, lại bị vô hiệu hóa một cách nhức nhối xót xa.
Thành lập tổ chức một cơ sở quốc tế giảng dạy tại Việt Nam sao khó thế. Còn chấm dứt thì vèo, chỉ một bức thư là xong!
GS Nguyễn Đăng Hưng
Và ông băn khoăn cả vấn đề quốc phòng của Việt Nam, khi viết rằng điều khiến ông lo lắng nhất “là thế đứng chiến lược; tuy đã là thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, nhưng vị thế an ninh quốc phòng Việt Nam, tương quan lực lượng vẫn còn quá chênh vênh trước những thế lực bành trướng tại biển Đông.”
Trở lại với lãnh vực giáo dục và đào tạo mà giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã giúp Việt Nam trong thời gian qua. Viết về thời điểm rút lui sau 15 năm làm việc, ông nói rằng ông “đã chấm dứt đúng lúc và trao lại những gì cần thiết cho các cơ quan chúc năng đôi bên. Sớm hơn thì hơi uổng, trễ hơn thì không tiện! Âu cũng là một quyết đinh khá sáng suốt!”
Ông nói thêm, một điều rất ngắn nhưng có thể khái quát được thực trạng đào tạo tại Việt Nam, là “thành lập tổ chức một cơ sở quốc tế giảng dạy tại Việt Nam sao khó thế. Còn chấm dứt thì vèo, chỉ một bức thư là xong!”
(Nhạc)
Vừa rồi là những nhận định về mặt âm nhạc, giáo dục và xã hội Việt Nam, được ghi nhận bởi 2 nhà khoa học gốc Việt nổi tiếng, là tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn và giáo sư Nguyễn Đăng Hưng. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau.
Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.

Hà Nội cấm chở gia cầm bằng xe máy




Cho tới nay, Việt Nam có 52 người chết vì cúm gia cầm
Thủ đô Hà Nội mới đề xuất cấm vận chuyển gia súc, gia cầm bằng xe máy và xe đạp nhằm ngăn ngừa dịch cúm bùng phát tại đây.
Theo đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống cúm gia cầm tại Hà Nội đưa ra hôm 2/2/09, tất cả gia súc, gia cầm đưa vào thành phố phải được vận chuyển bằng các xe chuyên dụng.
Họ cũng phải có giấy chứng nhận kiểm dịch, dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem kiểm tra vệ sinh thú y của các chi cục thú y địa phương.
Dịch cúm gia cầm với virus H5N1 cho đến nay chưa xảy ra tại Hà Nội, nhưng Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp tuần này cho biết dịch cúm gia cầm mới xảy ra tại huyện Trần Văn Thời ở Cà Mau, làm hàng trăm vịt bị nhiễm dương tính với virus cúm.
Lệnh cấm này có thể sẽ khó thực hiện vì rất nhiều khu vực lớn của Hà Nội là các vùng nông thôn và xe máy vẫn là phương tiện di chuyển chính của hàng triệu người dân tại đây.
Việt Nam đã khẳng định ca nhiễm cúm gia cầm ở người đầu tiên trong năm nay tại tỉnh Thanh Hóa, liên quan đến một em gái 8 tuổi bị ốm vì ăn vịt và gà bị bệnh. Em gái này sau đó đã khỏi bệnh.
Virus cúm H5N1 xuất hiện chủ yếu ở gia cầm, nhưng các chuyên gia lo ngại nó có thể biến đổi gen để truyền từ người sang người, mà như vậy, có thể gây đại dịch cúm gây tử vong lớn trên thế giới.
Kể từ khi xuất hiện năm 2003, virus này đã giết chết 254 người, trong đó có 52 người ở Việt Nam.
Vịt nhiễm H5N1 ở Cà Mau




Đàn vịt nhiễm bệnh đã không được tiêm vaccine ngừa cúm gia cầm
Hàng trăm con vịt bị giết ở Cà Mau vì bị phát hiện có virus H5N1 gây cúm gia cầm, theo lời quan chức địa phương nói với báo chí.
Hãng thông tấn DPA và cả Tân Hoa Xã hôm 02/02/2009 đưa tin rằng 450 con vịt ở một trại tại Cà Mau nhiễm virus cúm gia cầm sau đợt xác nghiệm hôm thứ Sáu tuần qua.
Quan chức địa phương nói họ đã cho giết đàn gia cầm và 'làm vệ sinh quanh khu vực nhiễm bệnh'.
Giới chức địa phương cũng cho hay chủ đàn gia cầm biết có vịt chết từ hôm 19/01 nhưng đến hôm 29 mới thông báo.
Gia đình này may mắn là đã không có ai ăn vịt bị bệnh nhưng đàn vịt đó cũng không được tiêm vaccine ngừa cúm gia cầm.
Đầu năm nay, một em gái 13 tuổi ở tỉnh Thanh Hoá bị chết vì nhiễm H5N1, là trường hợp tử vong đầu tiên trong 2009 vì bệnh này tại Việt Nam sau giai đoạn bùng phát bệnh năm 2003, làm chết 52 người.
Từ 2005, chính phủ Việt Nam bắt buộc mọi gia cầm nuôi trong các trại và tại nhà vùng nông thôn phải được ngừa virus bằng vaccine.
Tuy nhiên việc thực hiện quy định này tại các trại gia cầm nhỏ hoặc gia đình nuôi gà, vịt số lượng ít là khó thực hiện triệt để.
Hồi tháng Ba 2007, cúm gia cầm đã tái xuất hiện ở thành phố Cần Thơ, khu vực thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long bị dịch cúm tấn công trong vòng chưa đầy một tuần.
Trước đó cũng đã xuất hiện ổ dịch ở tỉnh Hải Dương và huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Tiếp tục chết người do cúm gia cầm




Các ổ dịch xuất hiện nhiều nhất tại khu vực miền bắc đồng bằng sông Hồng
Một phụ nữ 28 tuổi đã tử vong hôm Thứ Năm do bị cúm gia cầm H5N1.
Đây là ca chết người thứ nhì trong tháng này tại Việt Nam.
Trường hợp tử vong trước đó là một thanh niên 20 tuổi.
Một quan chức từ Viện Nghiên Cứu Các Bệnh Truyền Nhiễm Và Nhiệt Đới cho biết bệnh nhân Phan Thị Xuyên từ tỉnh Hà Nam nhập viện hai tuần trước.
Kết quả xét nghiệm cho thấy chị Xuyên bị nhiễm virus H5N1.
Được biết, bệnh nhân không ăn thịt gia cầm, thủy cầm trong thời gian 10 ngày trước khi bị nhiễm virus, nhưng gia đình có nuôi 16 con gà.
Tin tức trên truyền thông quốc gia nói vịt ở làng chị Xuyên bị chết không rõ lý do.
Hà Nam là một trong số 16 tỉnh thành bị virus cúm gia cầm hoành hành kể từ khi dịch bệnh tái phát tại Việt Nam hồi năm ngoái và năm nay.
Chương trình tiêm vaccine phòng bệnh cho gia cầm, thủy cầm cùng các biện pháp khác mà Việt Nam áp dụng được các chuyên gia y tế quốc tế đánh giá là mô hình thích hợp nhằm kiểm soát virus H5N1.
Mối đe dọa thủy cầm
Tuy nhiên, năm nay bệnh dịch đã trở lại lan tran rộng rãi trên các đàn gà vịt trên cả nước.



Mùa gặt cũng là mùa các đàn vịt được chăn thả trên đồng ruộng, làm tăng khả năng lây lan bệnh dịch
Số các điểm được phát hiện có dịch bệnh tăng cao tới mức bất thường trong dịp hè, đặc biệt là tại vùng phía bắc đồng bằng sông Hồng trong mấy tuần qua.
Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO) gần đây nói tình trạng gia tăng dịch bệnh là do người dân nuôi thả vịt chưa tiêm phòng trên các ruộng lúa, sau khi Việt Nam bỏ lệnh cấm ấp nở thủy cầm hồi tháng Ba.
Giới chuyên gia cảnh báo vịt có thể là các vật chủ "âm thầm chuyên chở" cúm gia cầm, gây lây lan virus trên diện rộng do chúng di chuyển qua các ruộng lúa, ao đầm trong lúc bản thân chúng không hề tỏ triệu chứng mắc bệnh.
Trong tuần, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua lệnh nhập thêm một lô 200 triệu liều vaccine nữa nhằm đối phó với việc dịch bệnh bùng phát.
Với ca tử vong mới đây, số người chết tại Việt Nam do cúm gia cầm tính từ cuối năm 2003 tới nay là 44 người trong tổng số 98 trường hợp mà giới chức y tế xác định được.
Theo Tổ chức y tế thế giới, virus H5N1 đã giết chết 191 người trong tổng số 313 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu.
Tiêm vaccine không đủ chống cúm gà




Việt Nam gần đây đã phát hiện các ổ bệnh tại các tỉnh phía bắc
Cục Thú Y Việt Nam cho hay dịch cúm gia cầm vẫn bùng phát ở các ổ dịch cũ và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Mới đây nhất dịch cúm xuất hiện tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Một số chuyên gia nói đó là do việc tiêm phòng không được hiệu quả như tiêm vacxin sai kỹ thuật, thiếu liều lượng hoặc bỏ tiêm.
Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Tiến sĩ Tô Long Thành xác nhận qua giám sát tỉ lệ tiêm phòng là thấp.
Tuy nhiên, ông nói không thể dựa hoàn toàn vào một biện pháp để đối phó với dịch cúm gia cầm.
Nghe phỏng vấn tiến sỹ Tô Long Thành
Theo tiến sỹ Thành, có nhiều lý do dẫn tới bùng phát dịch bệnh.
Một trong những nguyên nhân quan trọng là có quá nhiều virus trong môi trường, từ ruộng đồng tới các nguồn nước, tới ngay chính trong bản thân gia cầm, thủy cầm.
Gia cầm, thủy cầm thậm chí có thể mang mầm bệnh trong cơ thể nhưng vẫn khỏe mạnh và chỉ phát bệnh trong các trường hợp bất lợi, như do thời tiết, do vật chủ suy giảm sức đề kháng, v.v...
Theo tiến sỹ Thành, tiêm vaccine chỉ là biện pháp cuối cùng trong công tác phòng chống bệnh dịch, được xếp sau các biện pháp khác như an toàn sinh học, hạn chế vận chuyển, tiêu hủy số động vật nhiễm bệnh, tiêu độc khử trùng.



Nhiều cuộc họp quốc tế đã được tổ chức nhằm tìm biện pháp đối phó với bệnh cúm gia cầm
Ông Thành đánh giá việc tiêm vaccine được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác là do công tác tiêu hủy, giết bỏ hàng loạt đã không đem lại kết quả mong muốn.
Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là tại Việt Nam, người dân dường như rất tin tưởng vào công tác tiêm vaccine mà không mấy quan tâm tới các biện pháp phòng ngừa khác.
Dân Indonesia không biết sợ
Trong lúc đó, giới chức quốc gia láng giềng của Việt Nam là Indonesia thì nói cuộc chiến chống dịch cúm gia cầm tại nước này đang bị tổn hại bởi thái độ phớt lờ rộng khắp.
Indonesia đã có 79 trường hợp tử vong do cúm gia cầm, là quốc gia có số nạn nhân thiệt mạng cao nhất trên thế giới vì bệnh dịch này.
Chuyên gia theo dõi dịch cúm gia cầm Bayu Krisnamurthi nói các nỗ lực nhằm kiểm soát bệnh dịch nay phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của việc giáo dục công chúng.
Người đứng đầu ủy ban phòng chống cúm gia cầm Indonesia thừa nhận rằng trong lúc phần lớn người dân Indonesia biết về bệnh dịch nhưng cứ bảy người thì chỉ có một nhận thức được rằng bệnh này có thể gây tử vong.
Bởi vậy, người dân không cảnh giác, không chịu điều trị y tế sớm nếu tiếp xúc với gia cầm, thủy cầm bị bệnh.

Cúm gia cầm hoành hành ở Á châu




Bệnh cúm gia cầm đang xuất hiện tại nhiều nơi ởvùng Đông và Đông Nam Á
Bệnh cúm gà cùng lúc hoành hành tại nhiều quốc gia khu vực Đông và Đông Nam Á, gây quan ngại về nguy cơ bùng phát đại dịch.
Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện trở lại lần đầu tiên tại Thái Lan trong thời gian sáu tháng qua.
Tin được một quan chức Bộ Nông Nghiệp Thái Lan xác nhận sau khi có tin Việt Nam thông báo phát hiện các ổ dịch bệnh và tại Indonesia có bốn trường hợp tử vong trong năm nay.
Tại Việt Nam, bệnh cúm gia cầm đã được phát hiện tại tỉnh Sóc Trăng.
Ông Nguyễn Hữu Minh, phó giám đốc chi cục thú y tỉnh Sóc Trăng, cho BBC biết ổ bệnh được phát hiện ở xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, trên đàn vịt 200 con.
Phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Minh
Đến nay, đã có bảy tỉnh miền nam Việt Nam có các ổ bệnh, đe dọa lây lan ra cả vùng đồng bằng châu thổ sông Mekong.
Một trong hai bệnh viện ở thủ đô Jakarta của Indonesia hiện đang chật cứng các bệnh nhân mang các triệu chứng của bệnh cúm gia cầm.
Một bác sỹ của bệnh viện nhận xét tình hình khiến người ta phải dự đoán tới nguy cơ có nhiều ca mắc bệnh mới trong năm nay.
Nhật Bản tài trợ chống bệnh dịch



Một trang trại miền nam Nhật Bản đã phát hiện ổ bệnh hôm 12/01/2007
Tại kỳ họp thượng đỉnh các nước ASEAN đang diễn ra tại Cebu của Philippines, Nhật Bản cam kết sẽ cấp khoản hỗ trợ 67 triệu đô la cho cuộc chiến chống cúm gia cầm của các nước trong khối ASEAN.
Tuyên bố được đưa ra khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ với các nhà lãnh đạo ASEAN, Trung Quốc và Nam Hàn.
Tổng Thống Philippines, bà Gloria Arroyo nói rằng năm ngoái, Nhật Bản đã đóng góp 150 triệu đô la trong nỗ lực đa quốc gia nhằm kiểm soát bệnh cúm gia cầm, nhưng số tiền này đã được chi dùng hết.
Lãnh đạo 16 quốc gia trong khu vực họp tại Cebu đã bày tỏ quan ngại về cuộc chiến chống căn bệnh cúm gia cầm trong khu vực.
Trong lúc đó, giới chức ở khu vực đông nam Nhật Bản nói họ sẽ tiến hành thiêu hủy 12 ngàn con gà chết tại một trang trại vào cuối ngày hôm nay Thứ Hai, là một phần trong nỗ lực ngăn chặn việc lây lan bệnh dịch.
Cũng trong hôm Thứ Hai 15.01, chính quyền Hong Kong tuyên bố cấm toàn bộ việc nhập khẩu gia cầm từ Nhật Bản. Lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức, ngay sau khi có tin Nhật phát hiện bệnh dịch.
Hong Kong, nơi được cho là xuất phát điểm của trận dịch cúm gia cầm lớn ở người lần đầu tiên trên thế giới hồi năm 1997, là nơi nhập khẩu chừng 1800 tấn gia cầm đông lạnh từ Nhật chỉ riêng trong thời gian từ tháng Giêng tới tháng Chín năm ngoái.
Cúm gia cầm không phải là căn bệnh dễ dàng lây lan sang người, nhưng từ 2003 đến nay, nó đã cướp đi sinh mạng của 161 người trên toàn cầu.
Cúm gia cầm đe dọa miền nam Việt Nam




Việt Nam tiếp tục tiêm ngừa cho gà vịt
Dịch cúm gia cầm đang tiếp tục ở miền nam Việt Nam, và các viên chức cảnh báo dịch có thể lan ra trên toàn quốc.
Kiên Giang trở thành tỉnh mới nhất ở miền nam xảy ra tình trạng gia cầm chết rải rác.
Tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 9-1, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng bày tỏ quan ngại về việc xuất hiện các ổ dịch ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Cảnh báo
Ông Bổng cảnh báo dịch có thể lan ra nhiều tỉnh thành khác trong mấy tuần nữa, khi thời tiết dịu đi và Tết đến làm tăng các đợt vận chuyển gia cầm.
Trong một diễn biến khác, Hoa Kỳ nói sẽ tài trợ cho Việt Nam hơn 126.000 đôla giúp phòng ngừa dịch cúm gia cầm ở VN
Nhóm công tác phát triển khu vực châu Á thuộc Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) sẽ lập ra 2 liên minh với tổ chức Catholic Relief Services (CRS) và Quỹ Australia vì Nhân dân châu Á và Thái Bình Dương - Việt Nam (AFAP - VN) để thực hiện các dự án cấp cộng đồng ở Hoà Bình, Thanh Hoá và Nghệ An nhằm tăng cường giám sát và kiểm soát các hoạt động phòng chống cúm gia cầm ở Việt Nam.
Trước đó, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam lên tiếng báo động rằng đợt bộc phát dịch mới đây là một mối nguy to lớn cho sức khỏe con người.
Dr Hans Troedsson nói tháng lạnh và dịp Tết làm tăng nguy cơ dịch truyền sang cho người.
Việt Nam trong thời gian qua được khen ngợi nhờ khống chế được dịch cúm gia cầm.
Việt Nam đã không có ca nhiễm cúm gia cầm ở người từ khoảng một năm nay, nhờ chiến dịch tiêm ngừa và tiêu hủy gà vịt qui mô.
Dr Troedsson nói dịch tái phát ở đồng bằng sông Cửu Long không có nghĩa là chính sách hiện tại thất bại.
Nhưng ông cảnh báo rằng virút sống lâu hơn trong thời tiết lạnh, và dịp Tết đến, có thể gây tác động tiêu cực đến nổ lực phòng chống cúm gia cầm.
Nguy cơ cúm gia cầm tăng trước Tết




Việt Nam vẫn đang tiếp tục chiến dịch tiêm ngừa
Giới chức thú y của Việt Nam và Tổ chức Lương Nông, FAO, cảnh báo nguy cơ cúm gia cầm có thể gia tăng trong dịp cận Tết.
Cúm gia cầm đã bộc phát trong tháng 12 ở vịt tại 25 xã của 11 quận huyện ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang, khiến phải tiêu hủy gần 24.000 gà vịt.
Giới chức cho biết cũng phát hiện được dịch hồi đầu tháng 12 khi kiểm tra vịt chưa tiêm ngừa ở Quảng Nam.
Phó Cục trưởng Cục Thú y, ông Hoàng Văn Năm nói với AFP, "Chúng tôi rất quan ngại đến kết quả xét nghiệm ở Quảng Nam, và chúng tôi sẽ làm xét nghiệm thêm nữa."
Ông Năm cho biết Cục Thú y đã ban hành tình trạng báo động tại thêm 5 tỉnh ở miền trung và miền bắc.
Đại diện FAO tại Việt Nam, ông Andrew Speedy cho biết tổ chức này đang theo dõi sát sao và lấy mẫu virút đem xét nghiệm thêm, nhưng không cần phải hoảng sợ.
"Có vẻ là việc tiêm ngừa đang được thực hiện tốt và chính phủ đã làm hết những gì có thể để khống chế dịch và họ vẫn đang tiếp tục chiến dịch tiêm ngừa."
Trong mấy tuần qua kể từ lúc dịch tái phát, nhà chức trách đã tiêm ngừa cho 700.000 gà vịt.
FAO cảnh báo nguy cơ lây lan cúm gia cầm sẽ lên cao trong những tháng lạnh cuối năm và trong dịp Tết vì nhu cầu tiêu thụ gà vịt gia tăng.



Việc vận chuyển gà vịt ở miền bắc đang gây quan ngại
Cảnh giác ở người
Hôm thứ Tư, giới chức y tế cho biết kết quả xét nghiệm H5N1 của một gia đình ở Cà Mau cho thấy âm tính sau khi họ nhập viện vì bệnh đường hô hấp.
Một bà mẹ 36 tuổi và ba đứa con được đưa vô bệnh viện Năm Căn một tuần trước đó sau khi ăn thịt gà chết.
Bác sĩ Phan Văn Tú của Viện Pasteur ở Sài Gòn được AFP trích thuật cho biết cả bốn bệnh nhân xét nghiệm H5N1 âm tính hôm thứ Bảy.
"Họ chỉ bị viêm phổi thông thường mà thôi," bác sĩ Tú nói.
Tình hình ĐBSCL
Theo báo cáo ngày 2/1 của Cục Thú y, cúm gia cầm đã bộc phát tại 25 xã của 11 quận huyện ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang, khiến phải tiêu hủy gần 24.000 gà vịt.
Cục Thú y cũng cảnh báo nguy cơ dịch tái phát ở nhiều nơi khác, đặc biệt ở các tỉnh miền bắc, nơi không kiểm soát được xuất xứ của gia cầm được vận chuyển ra các chợ.
Hậu Giang trở thành tỉnh thứ ba có dịch cúm gia cầm xuất hiện trở lại, sau khi 450 con vịt tại huyện Long Mỹ của tỉnh bị chết do có virus H5N1.
Đầu tiên dịch bộc phát tại Bạc Liêu và Cà Mau từ 11/12, hơn 9.000 gà vịt được tiêu hủy. Đây là đợt bộc phát đầu tiên kể từ tháng 8/2006.
Làm chưa tốt
Hôm 31/12 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc họp với nhà chức trách của 7 tỉnh miền tây đã yêu cầu các nơi phải có biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn dịch tái phát.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh đến nhu cầu tiêm ngừa cho gà vịt mới nở.
Ông Dũng nói rằng các tỉnh làm chưa tốt vì dịch bộc phát lần này ở các các gia cầm chưa được chủng ngừa.
Ông Dũng phê phán ba tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang vì không cảnh giác và phát hiện dịch quá chậm.
Thủ tướng kêu gọi các địa phương mở các đợt tuyên truyền trong dân và hứa chính phủ sẽ giúp tài trợ cho việc phòng chống dịch tại bảy tỉnh này.

Tỉnh thứ ba xảy ra cúm gia cầm




Dịch đợt này bộc phát ở các đàn gà vịt mới nở
Hậu Giang trở thành tỉnh thứ ba có dịch cúm gia cầm xuất hiện trở lại, sau khi 450 con vịt tại huyện Long Mỹ của tỉnh bị chết do có virus H5N1.
Việt Nam cùng LHQ tuần rồi phát động chiến dịch truyền thông mới như là một biện pháp đối phó với việc tái bùng phát cúm gia cầm mới đây ở hai tỉnh miền nam Việt Nam.
Kể từ tháng 11-2005, Việt Nam đã không thấy có thêm trường hợp nhiễm cúm ở người, nhưng trong tuần qua, dịch đã bắt đầu lây lan sang ba tỉnh ở miền Nam.
Theo Cục Thú y, ngày 24-12, dịch cúm gia cầm phát ra tại ấp 6 xã Xà Phiên và ấp 3 xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ (Hậu Giang).
Cơ quan chức năng phát hiện 450 con vịt có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm H5N1
Dịch bộc phát tại Bạc Liêu và Cà Mau từ 11/12, hơn 9.000 gà vịt được tiêu hủy. Nhưng Cục Thú y hôm nay xác nhận cúm gia cầm vẫn còn hiện diện tại một số nơi trong hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Đây là đợt bộc phát đầu tiên kể từ tháng 8.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng cảnh báo nguy cơ dịch tái phát ở đồng bằng sông Hồng do tình trạng nhập lậu gà vịt từ Trung Quốc và nhu cầu tiêu thụ tăng trong dịp Tết.
Nhà chức trách đã ban lệnh kiểm soát gắt gao việc di chuyển gia cầm, đặc biệt tại các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc.
Tuy nhiên báo chí Việt Nam nói rằng các trạm kiểm dịch dường như chưa làm việc này một cách đồng bộ và triệt để.

VN cùng LHQ tuyên truyền chống cúm gà




Nguy cơ tăng cao khi gà tiêu thụ mạnh trong dịp Tết
Việt Nam cùng LHQ phát động chiến dịch truyền thông mới như là một biện pháp đối phó với việc tái bùng phát cúm gia cầm mới đây ở hai tỉnh miền nam Việt Nam.
Theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, thì tăng cường truyền thông “sẽ hỗ trợ Chính phủ rất nhiều trong các nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát cúm gia cầm.”
Hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu của Việt Nam là nơi đầu tiên phát hiện dịch bùng phát, và hiện đã có hơn 8.400 con gia cầm bị tiêu hủy, theo thông tin từ cục thú ý quốc gia.
Trước đó đã có một vài phát hiện lẻ tẻ từ hồi tháng Tám, với một số lượng nhỏ cò bị chết. Vừa qua, khi ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vào thăm TP Hồ Chí Minh, ông này đã phê phán các lãnh đạo ở mấy tỉnh này vì đã để “tình hình tái phát cúm gia cầm nghiêm trọng”.
Nhưng phó giám đốc cục thú y tỉnh Bạc Liêu chối bỏ việc họ đã lơ là chức trách.
“Khi hiện tượng mới xảy ra, chúng tôi đã nhanh chóng tiêu hủy gia cầm ngay thậm chí không chờ kết quả mẫu thử,” ông này nói với AFP.
Chiến dịch truyền thông này sẽ được tổ chức trước Tết Nguyên đán 2007, dịp mà hai cũng biết là số lượng gia cầm sẽ được tiêu thụ mạnh nhất trong năm, với việc truyền thống của nhiều gia đình chọn con gà để cúng lễ giao thừa.
“Bất chấp những biện pháp khống chế dịch bệnh….nguy cơ cúm gia cầm quay trở lại vẫn còn rất cao, đặc biệt là vào thời điểm Tết đang tới gần,” ông Andrew Speedy, đại diện của FAO tại Việt Nam nói.
Được biết trong chiến dịch truyền thông này, nhiều nhân vật và ca sĩ có tiếng như Hoa hậu Mai Phương Thúy, ca sĩ Thanh Lam, Lam Trường, diễn viên Quyền Linh sẽ tham dự.
Cảnh giác nguy cơ H5N1 trong dịp Tết




Việt Nam đã có chiến dịch tiêm ngừa qui mô trên toàn quốc
Nhà chức trách Việt Nam cho biết đã khống chế được đợt bộc phát cúm gia cầm ở Bạc Liêu và Cà Mau nhưng nguy cơ tái phát nơi khác vẫn cao.
Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát được trích dẫn trong một báo cáo của bộ nói rằng tình hình ở hai tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã được kiểm soát.
Dịch bộc phát tại Bạc Liâu và Cà Mau từ 11/12, hơn 9.000 gà vịt được tiêu hủy. Nhưng Cục Thú y hôm nay xác nhận cúm gia cầm vẫn còn hiện diện tại một số nơi trong hai tỉnh này.
Đây là đợt bộc phát đầu tiên kể từ tháng 8.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng cảnh báo nguy cơ dịch tái phát ở đồng bằng sông Hồng do tình trạng nhập lậu gà vịt từ Trung Quốc và nhu cầu tiêu thụ tăng trong dịp Tết.
Nhà chức trách đã ban lệnh kiểm soát gắt gao việc di chuyển gia cầm, đặc biệt tại các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc.
Cảnh giác nguy cơ H5N1 trong dịp Tết




Việt Nam đã có chiến dịch tiêm ngừa qui mô trên toàn quốc
Nhà chức trách Việt Nam cho biết đã khống chế được đợt bộc phát cúm gia cầm ở Bạc Liêu và Cà Mau nhưng nguy cơ tái phát nơi khác vẫn cao.
Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát được trích dẫn trong một báo cáo của bộ nói rằng tình hình ở hai tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã được kiểm soát.
Dịch bộc phát tại Bạc Liâu và Cà Mau từ 11/12, hơn 9.000 gà vịt được tiêu hủy. Nhưng Cục Thú y hôm nay xác nhận cúm gia cầm vẫn còn hiện diện tại một số nơi trong hai tỉnh này.
Đây là đợt bộc phát đầu tiên kể từ tháng 8.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng cảnh báo nguy cơ dịch tái phát ở đồng bằng sông Hồng do tình trạng nhập lậu gà vịt từ Trung Quốc và nhu cầu tiêu thụ tăng trong dịp Tết.
Nhà chức trách đã ban lệnh kiểm soát gắt gao việc di chuyển gia cầm, đặc biệt tại các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc.
Cảnh giác nguy cơ H5N1 trong dịp Tết




Việt Nam đã có chiến dịch tiêm ngừa qui mô trên toàn quốc
Nhà chức trách Việt Nam cho biết đã khống chế được đợt bộc phát cúm gia cầm ở Bạc Liêu và Cà Mau nhưng nguy cơ tái phát nơi khác vẫn cao.
Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát được trích dẫn trong một báo cáo của bộ nói rằng tình hình ở hai tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã được kiểm soát.
Dịch bộc phát tại Bạc Liâu và Cà Mau từ 11/12, hơn 9.000 gà vịt được tiêu hủy. Nhưng Cục Thú y hôm nay xác nhận cúm gia cầm vẫn còn hiện diện tại một số nơi trong hai tỉnh này.
Đây là đợt bộc phát đầu tiên kể từ tháng 8.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng cảnh báo nguy cơ dịch tái phát ở đồng bằng sông Hồng do tình trạng nhập lậu gà vịt từ Trung Quốc và nhu cầu tiêu thụ tăng trong dịp Tết.
Nhà chức trách đã ban lệnh kiểm soát gắt gao việc di chuyển gia cầm, đặc biệt tại các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc.

ột chiều nào đó...

know that...
"I love you so"...
There is a pink rose just pinned on his shirt...
There is a pink rose just pinned on her tunic...
I ask of him, I ask of her...
To join me in rejoice of a mother's love...

Listen to Khánh

No comments:

Post a Comment