Monday, March 14, 2011

Câu chuyện Quốc hội nước ta

Câu chuyện Quốc hội nước ta
Posted on Tháng Ba 10, 2011 by truongthondlb1

Phạm Quế Dương – Lại sắp có bầu cử Quốc hội, cho nên đài phát thanh, đài truyền hình, báo giấy… ngày ngày nói đến Quốc hội và bầu cử Quốc hội. Báo chí không chỉ đăng công khai yêu cầu chọn người tài để nâng cao chất lượng Quốc hội mà còn ghi cả những thắc mắc về tỷ lệ phần trăm người ngoài đảng trong Quốc hội.
Cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An qua những ý kiến phát biểu rất tiên tiến, một mặt đòi hỏi Quốc hội phải được thực thi quyền lực giám sát tối cao đối với chính phủ; một mặt yêu cầu tước bỏ quyền lập hiến để trả lại quyền phúc quyết Hiến pháp cho nhân dân như Hiến pháp 1946 của ta đã ghi. Ông An bảo rằng Quốc hội vừa lập hiến, vừa lập pháp tức là vừa đá bóng vừa thổi còi.


Ông Nguyễn Văn An – cựu Chủ tịch Quốc Hội
Không khí sôi nổi đó làm cho nhiều người thấy như ta đang “dân chủ gấp triệu lần hơn” và ngỡ ngàng trước một số ý kiến vừa mới lạ, vừa mạnh bạo. Tuy nhiên mấy bạn trẻ giỏi intơnet thì bảo rằng tất cả những ý kiến ấy đã được các nhà dân chủ kỳ cựu như Nguyễn Văn Trấn, Trần Độ, Nguyễn Hộ, Trần Lâm… nói từ lâu rồi. Người nói nhiều nhất về vấn đề này là Nguyễn Thanh Giang.
Một bạn trẻ công phu sưu tầm mấy bài viết từ thư viện mạng của ông Nguyễn Thanh Giang cho tôi đọc lại. Tôi đã đọc chăm chú và thích thú. Tôi xin trích dẫn hầu bạn đọc một số ý kiến đã trình bày trong đó như sau:
a) Cách đây 19 năm, trong thư gửi lãnh đạo đề ngày 08/01/1992 đề thảo luận về dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt Nam 1980, ông Nguyễn Thanh Giang đã đề nghị nên rạch ròi giữa lập pháp và hành pháp:
“Nên bỏ hai chữ “nhất thiết” trong câu: “Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu quốc hội” (trong Điều 107 của Hiến pháp). Muốn có sự phân biệt tương đối rõ giữa quyền lập pháp và hành pháp thì đại biểu quốc hội không nên kiêm nhiệm những chức vụ lãnh đạo trong hệ thống hành pháp và tư pháp. Vả chăng từ khóa tới, đại biểu quốc hội cần hoạt động thực sự, nên phải dành thời giờ thỏa đáng cho công việc của quốc hội, không còn đủ thời gian và tâm trí để làm việc của chính phủ”.
Lúc này Thanh Giang đang vừa phải làm công tác quản lý, vừa tham gia cùng 2 nhà khoa học Mỹ trong đề án nghiên cứu Địa Vật lý thềm lục địa Nam Việt Nam (Tôi biết việc này qua chú em tôi tên là Thịnh cùng công tác ở Tổng cục Địa chất với Thanh Giang ).
Điều kỳ lạ là ngay từ bản thảo luận về Hiến pháp cách đây 19 năm ấy Thanh Giang đã đề nghị cho đồng bào ta ở nước ngoài được giữ quốc tịch Việt Nam, trong khi Đảng coi họ nếu không là kẻ thù thì cũng nhìn nhận bằng con mắt rất kỳ thị. Đặc biệt hơn, ông Nguyễn Thanh Giang còn đả phá chủ trương chỉ nhăm nhe lợi dụng, khai thác Việt Kiều mà yêu cầu Nhà nước phải đặt vấn đề quan tâm bảo vệ, đùm bọc bà con mình ở nước ngoài:
“Vấn đề đồng bào ta định cư ở nước ngoài phải được xem là một trong những vấn đề lớn của quốc gia, của dân tộc. Cần đặt vào đây những nhiệm vụ chiến lược và đưa vào phạm trù của những quốc sách. Đồng bào ta đã ra đi từ năm 1975 và lại đang ra đi từ khi Đông Âu tan rã và Liên Xô sụp đổ. Bởi vậy, vấn đề này đã và đang phát sinh và phát triển rất mới lạ. Muốn hạn chế sự xuất hiện của các lực lượng chống đối, đồng thời tranh thủ sức đóng góp to lớn của những cộng đồng người Việt Nam này, cần quan tâm thực sự đến họ với tấm lòng ưu ái của máu mủ ruột thịt. Cần tỏ ra rằng chúng ta vẫn xem cộng đồng những người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của nhân dân Việt Nam.
Đề nghị tách Điều 5 Chương 1 thành hai điều. Một trong hai điều đó sẽ được ghi là: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc. Nhà nước tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ với gia đình, quê hương, được giữ quốc tịch Việt Nam và được trở về tái định cư trên đất nước Việt Nam khi có nguyện vọng”.
b) Bàn về tỷ lệ người ngoài Đảng trong Quốc hội, Thanh Giang cùng từng trình bày rất thuyết phục:
“Tại sao lại ấn định tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng chỉ được 10% trong khi số người ngoài Đảng chiếm tới hơn 90% mà đảng viên chỉ khoảng chưa đầy 4% dân số ? Đây là biểu thị sự khinh miệt nhân dân hay sự ngạo mạn quá đáng của những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam? Quốc hội này là quốc hội của cả nước hay chỉ của đảng Cộng sản Việt Nam?
Điều 53 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương …”. Điều 63 còn bổ sung thêm: “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”.
Ba triệu đảng viên được quyền chiếm 450 ghế Quốc hôi, trong khi khoảng 50 triệu cử tri ngoài Đảng chỉ được 50 nghế. Có nghĩa là mỗi đảng viên được hưởng quyền “tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước ” lớn gấp (450/3 triệu : 50/50 triệu =) 150 lần một công dân ngoài đảng. Thế thì còn gì có “quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị…” như điều 63 của Hiến pháp quy định ! Riêng trong lĩnh vực này đã thấy Đảng ngang nhiên vi phạm Hiến pháp để tự cho mình mặc sức tham nhũng quyền lực”()(Bài “Phải thật sự đổi mới cuộc bầu cử Quốc hội khóa 12” – viết ngày 12/03/2007).
“Nghĩ cũng lạ, một khối nhân dân đã sinh ra Ðảng, từng giúp Ðảng lập nên tất cả các chiến tích, là nguồn bổ sung nhân sự cho Ðảng, có số lượng gấp mấy chục nghìn phần trăm Ðảng mà trầy trật không có nổi vài chục phần trăm đại diện trong cái tổ chức biểu hiện quyền lực chính trị của mình.
Nhớ lại Quốc hội đầu tiên của chúng ta, trong số 333 đại biểu tiêu biểu cho nhân dân cả nước, đã cử ra được nội các chính phủ gồm 20 thành viên, trong đó chỉ có 6 là cộng sản. Vậy mà Quốc hội khóa 1 với chính phủ đa số ngoài Ðảng ấy đã tập hợp được nhân dân cả nước làm nên được những kỳ tích đáng ghi nhận nhất trong lịch sử hơn nửa thế kỷ qua của nước mình” (Bài “Bầu cử và Quốc hội” – viết ngày 09/06/1997).
c) Về vấn đề chất lượng Quốc hội:
“ Những người quan tâm việc nước không khỏi thất vọng và bức bối khi thấy các nhà lãnh đạo tỏ thái độ không nghiêm túc và có chủ trương không được đúng đắn đối với cuộc bầu cử Quốc hội khóa 12 sắp tới. Đối với cuộc bầu cử quan trọng này, tại sao chỉ thị của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nêu tiêu chí cơ bản là: “Dân chủ, An toàn và Tiết kiệm”? An toàn và tiết kiệm là những nhắc nhở thông thường cho mọi hoạt động xã hội, chẳng nhẽ về cuộc bầu cử mang ý nghĩa trọng đại đối với vận mệnh quốc gia này mà lại không có tiêu chí nào lớn lao hơn cần nêu lên để chỉ đạo thực hiện cho bằng được hay sao?
… Cho nên tiêu chí cuộc bầu cử khóa 12 này, nên chăng, cần được sửa lại là: “Đổi mới phương thức ứng cử và bầu cử, phát huy tự do dân chủ thật sự để bầu được một Quóc hội xứng tầm với tình hình và nhiệm vụ mới ”(“Phải thật sự đổi mới cuộc bầu cử Quốc hội khóa 12” – 12 tháng 3 năm 2007).
Ông đề nghị cụ thể:
“Trong ba chức năng của quốc hội, thứ nhất, quốc hội là cơ quan lập hiến, lập pháp cao nhất; thứ hai, quốc hội là cơ quan giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước thì chức năng thứ ba, quốc hội là cơ quan cao nhất quyết định các vấn đề trọng đại quốc gia đòi hỏi đại biểu quốc hội phải là những chính khách sáng giá.
Tình hình thực tế ngặt nghèo chưa cho phép hy vọng những người như nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Trung, luật sư Lê thị Công Nhân, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, kỹ sư Nguyễn Phương Anh… có thể được đưa vào danh sách bầu để trúng cử đại biểu Quốc hội mặc dù quả nhiên họ là những người có tư chất chính khách, có lòng ưu tư quốc sự mãnh liệt, nhưng, những người như: tiến sỹ Nguyễn Quang A, tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nhà báo Phan Thế Hải, tổng giám đốc cà phê Trung Nguyên … rất xứng đáng và cần thiết được tham gia vào cơ quan đại biểu cao nhất của nước ta hiện nay” (“Phải thật sự đổi mới cuộc bầu cử Quốc hội khóa 12” – 12 tháng 3 năm 2007).
d) Về vấn đề trẻ hóa Quốc hội:
“Quốc hội ta không chỉ có quá nhiều đảng viên Cộng sản mà còn rất già. Năm 1945, vận nước ở thế ngàn cân treo sợi tóc, một quốc hội trứng nước nhưng lại rất trẻ, rất tôn trọng người trẻ, được thiết lập. Anh Nguyễn Ðình Thi lúc ấy mới ngoài 20, không những chỉ được cử làm thư ký hội nghị mà ngay sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc báo cáo về tình hình và nhiệm vụ, đã được thay mặt Quốc hội đọc đáp từ, xác nhận những thành tích của Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Cuối hội nghị anh còn được nhân danh đại diện Quốc hội đọc lời chào mừng Chính phủ mới.
Nước ta ngày nay không ở thế trứng nước như 1946 nhưng lại rất non trẻ trước thế giới kinh tế thị trường, trước cái ngỡ ngàng của yêu cầu hiện đại hóa trong làn sóng của nền văn minh thứ ba. May sao, qua bao nhiêu dập vùi bão táp, dân tộc ta cứ vẫn là một dân tộc trẻ. Chính ngoại trưởng Hoa Kỳ Warren Christopher cũng phải ngỡ ngàng khi ông phát biểu hôm đến thăm Việt Nam tháng 8 năm 1995: “Một điều ngạc nhiên là 3/5 người nước các bạn là dưới 25 tuổi. Việt Nam là một nước lâu đời, nhưng lại là một dân tộc trẻ. Tương lai của nó, và cái vị trí đang chuyển động của nó trong cộng đồng các dân tộc, là do các bạn nhào nặn”.
Phải ra sức trẻ hóa quốc hội nước ta. Nên chăng cần quyết tâm đạt chỉ tiêu trung bình độ tuổi quốc hội chúng ta ngày nay chỉ chừng 40. Cần cảnh giác một số người chỉ do công thần hoặc tham quyền cố vị mà ra sức hù dọa bằng luận điểm hoàn toàn không đúng đắn: cán bộ lãnh đạo trẻ thì dễ bị “diễn biến hòa bình”.
Tôi không đồng ý với điều 70 luật bầu cử quốc hội ở điểm ghi: “Trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là trúng cử”. Ở đây cứ nên để tất cả cùng trúng cử vì: một là, trường hợp này hiếm khi xảy ra nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tổng số đại biểu quốc hội; hai là, như vậy mới bảo đảm nguyên tắc công dân bình đẳng trước quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Tin rằng, trong tình hình hiện nay, trí tuệ và tinh thần bảo vệ công lý sẽ tăng theo tỷ lệ nghịch với độ tuổi trung bình của quốc hội ta” (“Bầu cử và Quốc hội” – 09/06/1997).
e) Về vấn đề cơ cấu các thành phần trong Quốc hội:
“Chủ trương xem nặng cơ cấu đã đẻ ra thảm cảnh này: một đại biểu Quốc hội tâm tình với một đại biểu Quốc hội khác: “Em muốn xin thôi làm đại biểu Quốc hội có được không? Có làm sao không? Chứ mỗi kỳ họp Quốc hội là em sợ lắm. Lên đây em không hiểu cái gì. Không phát biểu được cái gì!” (Theo ông Trần Quốc thuận – phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội)
Rõ ràng vấn đề cơ cấu không thể đặt trên, đặt trước vấn đề chất lượng đại biểu Quốc hội. Vì lệ thuộc vào cơ cấu mà phải đưa cả những người kém phẩm chất vào thì cơ cấu có hợp lý đến mấy Quốc hội cũng không vận hành tốt được, nhưng nếu có những bậc tài trí, uyên thâm, uyên bác trong Quốc hội rồi thì việc sắp xếp lại để thích ứng với cơ chế hợp lý sẽ không khó khăn gì.
Cho nên, điều quan trọng là phải đưa ra được những quy định rõ ràng, chặt chẽ nhưng thông thoáng và đồng đều để mọi người có tài đức và xứng đáng đều có thể được đưa vào danh sách đề cử và ứng cử viên.
Quy định rõ ràng, chặt chẽ đề hạn chế tình trạng ứng cử xô bồ, gây khủng hoảng thừa trong danh sách ứng cử viên, với sự hiện diện cả nhiều ứng cử viên kém phẩm chất.
Quy định phải tạo điều kiện thông thoáng một cách đồng đều để công dân không ngại ứng cử và không bị gây khó dễ nếu “không hợp cơ cấu”.
Rỡ bỏ tình trạng “bao cấp”, “kế hoạch hóa cứng nhắc” trong nhân sự, chính trị-xã hội, trên cơ sở tin tưởng nhân dân, tôn trọng nhân dân, mạnh dạn ứng dụng “ cơ chế thị trường tự do có lãnh đạo” cả trong lĩnh vực này, thực sự đổi mới cuộc bầu cử sắp tới là yêu cầu bức thiết không chỉ cho nhu cầu phát triển của đất nước mà còn vì sự tồn vong của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tạo nên một “sân chơi phẳng” trong cuộc bầu cử sẽ giải quyết êm thấm sự đôi co, mặc cả bao nhiêu phần trăm đảng viên, bao nhiêu phần trăm người ngoài Đảng được “ cơ cấu ” vào Quốc hội. Quy định 10% đại biểu là người ngoài Đảng đã quá chừng phi lý, nhưng cơ sở nào để đòi phải nâng lên hai phần ba, hay chỉ … 30%, 20% đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng?” (“Phải thật sự đổi mới cuộc bầu cử Quốc hội khóa 12” – 12/03/2007).
g) – Về việc tự ứng cử Quốc hội:
“Ở các nước, điều kiện tự ứng cử thường khá nghiêm ngặt. Một số nước quy định công dân phải từ 25 tuổi trở lên mới được ứng cử vào Hạ viện, từ 30 hoặc 40 mới được ứng cử vào Thượng viện. Người tự ứng cử muốn được lập danh sách ứng cử viên thì phải lấy được một số lượng chữ ký ủng hộ của cử tri nhất định. Ở Bỉ đòi hỏi từ 200 đến 500 chữ ký. Ở Canada, 2 chữ ký… Ngoài chữ ký, người tự ứng cử còn phải nộp một khoản tiền cược trước vào ngân sách nhà nước. Ở Nhật là 100.000 Yen; Ở Anh 150 Bảng; ở Pháp 1000 Franc. Số tiền này sẽ bị xung vào ngân quỹ nhà nước nếu ứng cử viên không nhận được một lượng phiếu bầu nhất định tùy theo quy định của từng nước: như ở Pháp là 5%, ở Italia là 1,5% tổng số phiếu bầu…
Ở Việt Nam, cực kỳ đơn giản, bất kỳ ai muốn tự ứng cử chỉ cần nộp vào Ủy ban bầu cử nơi mình ứng cử 3 loại giấy sau: (1) Ðơn xin ứng cử; (2) Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú; (3) Tiểu sử tóm tắt và 3 ảnh màu cỡ 4×6.
Ðiều kỳ lạ là, ở các nước, điều kiện nghiêm ngặt là thế nhưng rất nhiều ứng cử viên tự do đã được cử tri chọn bầu thật sự. Bầu vào Quốc hội, thậm chí bầu làm Tổng thống. Ở Việt Nam, ghi trên giấy thoải mái như vậy, nhưng suốt bao nhiêu khóa gần đây, người dân nói chung chẳng bao giờ được bỏ phiếu cho người tự ứng cử. Kỳ tổng tuyển cử Quốc hội khóa IX, trong số 32 người tự ứng cử chỉ 2 người được ghi vào danh sách ứng cử viên. Tuy nhiên, do thủ thuật lập danh sách, cả hai người được miễn cưỡng ghi tên đó cũng thất cử nốt.
Tôi đã từng trải nghiệm một thực tế. Năm 1992, do nghe anh em trong cơ quan khuyến khích, do được một vài vị thượng cấp gợi ý, do chân thành tin vào những lời hô hào trong các văn bản của Ðảng và Nhà nước, tôi đã làm thủ tục đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa IX. Sau khi báo Ðại Ðoàn Kết đăng bài phỏng vấn tôi, rất nhiều anh chị em trong và ngoài ngành địa chất, cả các cụ lão thành cách mạng hơn 40 tuổi đảng mà tôi chưa hề quen biết dồn dập gửi thư hoặc gọi điện thoại tới hoan nghênh, bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành và hy vọng tôi sẽ đắc cử. Tại hội nghị cử tri địa phương tôi được 96% phiếu thuận. Năm ấy trong khu dân cư Thanh Xuân Bắc có 4 ứng cử viên quốc hội, chị Phạm Thị Trân Châu, giáo sư tiến sĩ của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được nhân dân địa phương bỏ phiếu bầu 100%, tôi 96%, còn hai vị trung ương ủy viên đảng CSVN, một người trên 70%; một người trên 80%.
Ở địa phương, cán bộ đến từng nhà động viên bà con ra họp, cơ quan tôi có hơn 400 người nhưng chỉ 16 người có tên ghi trong sổ mời mới được đến họp. Và thật kỳ lạ, chính tại nơi đã “xui” tôi ra ứng cử, chỉ có 1/3 số người dám bỏ phiếu thuận. Sau này tôi mới được nghe kể về sự chỉ đạo ngầm rất quyết liệt sau bài phỏng vấn của báo Ðại Ðoàn Kết và sau kết quả bỏ phiếu thăm dò nhân dân địa phương đối với tôi. Họ buộc anh em cơ quan tôi phải làm điều trái lương tâm và phi pháp. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn xấu hổ khi thấy nhiều người không biết tình tiết sự thật, cứ nghĩ rằng tôi hoặc là người tin tưởng ngây thơ, hoặc quá hám chức sắc. Ðiều tôi không thể nào hiểu nổi là vì sao đất nước đã của mình, nhân dân đã của mình và ta thường nói đảng dựa vào dân, dân tin ở đảng nhưng rồi lại cứ phải thớ lợ, lọc lừa, quay quắt, gian xảo như vậy!” (“Bầu cử và Quốc hội ” – 09/06/1997).
h) – Đề xuất rất hợp lý về vấn đề tự ứng cử Quốc hội:
“Để tránh tình trạng ứng cử tùy tiện, dẫn đến số ứng cử viên quá đông, cần đưa ra một số điều kiện nhằm khống chế số lượng thông qua một quy trình bầu cử sơ bộ tự nhiên. Theo thiển ý chúng tôi, quy trình đó được quy định bởi các điều kiện sau:
– Ứng cử viên phải lấy được ít nhất 120 chữ ký tin nhiệm của các công dân. Con số 120 này chỉ là ước định về một khả năng sẽ có không nhiều quá, cũng không ít quá số lượng ứng cử viên sẽ có. Khi số ứng cử viên tự ứng cử quá đông thì chỉ chọn đến người có số thứ tự bằng số đại biểu Quốc hội dự kiến sẽ bầu. ( Danh sách ứng cử viên được xếp từ trên xuống theo số lượng chữ ký tín nhiệm).
– Số chữ ký trong một khu vực lấy phiếu tín nhiệm (tạm gọi là đơn vị ứng cử ) không được quá 40. Điều kiện này nhằm đảm bảo ứng cử viên phải có uy tín trong một cộng đồng tương đối lớn chứ không chỉ khu biệt trong một địa phương, một dòng tộc, một cơ quan, một doanh nghiệp …
– Đơn vị ứng cử là một huyện, quận, một bộ, ngành, một tổ hợp các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất hay nghiên cứu có it nhất 500 người. Đối với Việt Kiều, đơn vị ứng cử là một quốc gia có Việt Kiều sinh sống. Các tổ chức chính trị mới thành lập ở trong nước nếu trình bầy được chính cương điều lệ rõ ràng trước ngày Hội đồng bầu cử đuợc thành lập, có số thành viên trên 40 cũng được xem là một đơn vị ứng cử.
– Đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam cũng được ứng cử tự do (Cần hủy bỏ ngay “Mười chín điều cấm kỵ dảng viên CSVN”).
– Người được một cá nhân, một tổ chức đề cử nếu thỏa mãn những điều kiện trên cũng được chấp nhận.
– Việt Kiều chỉ được ứng cử chứ không bầu cử” (“Để lựa chọn được người xứng đáng vào cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân” – 30/01/2007).
i) – Về vấn đề tăng cường chức năng giám sát tối cao của Quốc hội:
“Quốc hội khóa X sẽ phải làm thế nào để tăng cường một trong những chức năng quan trọng nhất của mình là “giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước”. Ðặc biệt là đối với chính phủ! Rất nên tổ chức các cuộc bỏ phiếu trưng cầu, tức là bỏ phiếu phúc quyết để tạo điều kiện cho nhân dân được trực tiếp tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia. Trước mắt mấy vấn đề sau đây cần được đưa ra bàn thảo nghiêm túc và công khai trên báo chí rồi sau đó tổ chức bỏ phiếu trưng cầu trong toàn thể quốc dân:
1. Có nhất thiết phải chủ trương giành vị trí chủ đạo cho kinh tế quốc doanh ngay trong những năm tới không?
2. Có nên cho các nhà xuất bản tư nhân và báo chí tư nhân hình thành và hoạt động không?
3. Có nên kiến tạo đường Trường Sơn công nghiệp hóa và xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Dung Quất không?
Những gì đang tới cũng khiến người ta trông mong. Mong rằng rồi đây chúng ta sẽ có một quốc hội trí tuệ hơn, trẻ trung hơn, biểu hiện rõ rệt hơn ý chí phấn đấu cho một nền dân chủ thật sự, xóa bỏ những thế lực chính trị đặc quyền, đặc lợi, góp phần tích cực thực hiện nguyên tắc “ tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân”.
Mong lắm lắm. Mong cháy lòng” ( “Bầu cử và Quốc hội” – 09/06/1997 ).
Đọc lại những lời bàn bạc, góp ý tha thiết, đầy trí tuệ này tôi thấy vừa cảm phục, quý mến vừa thương Thanh Giang vô cùng. Những câu, những đoạn trích dẫn nguyên văn như trên, thấy như bây giờ Đảng mới đang viết trên các báo của mình.
Thế mà người ta đã làm tình làm tội con người này thật dã man tàn bạo: khám nhà gần chục lần; rồi bỏ tù; rồi tổ chức cho bọn côn đồ giả danh thương binh xông vào nhà gây sự hành hung; rồi dựng chuyện đánh lừa anh em dân chủ để kích động họ quay mũi nhọn đả kích rất nặng lời; rồi thuê tiền bọn bồi bút bịa đặt, xuyên tạc để bôi bẩn, xỉ nhục thậm tệ trên mặt các báo của Đảng…!
Dẫu sao, như Thanh Giang, ta cũng mong lắm lắm, mong cháy lòng, sao cho Quốc hội kỳ tới nhờ thành khẩn tiếp thu những ý kiến chí lý, chí tình trên đây mà sẽ thực sự khá lên đôi phần.
Phạm Quế Dương
Từ cuối năm 2010 đễn nay, sự kiện biến động chính trị mang tên cách mạng Hoa Nhài ở khu vực Bắc Phi và Trung đông đã trở thành một trong những đề tài nổi bật trên câc nhật báo của các quốc gia trên toàn thế giới, kể cả báo chí trong nước và hải ngoại bằng tiếng Việt. Đề tài này không chỉ thu hút và tạo nguồn cảm hứng cho không ít những cá nhân nào quan tâm tới vấn đề chính trị, mà nó còn là đề tài được không ít các tổ chức hội đoàn, đảng phái chính trị đối lập triệt để khai thác dưới các hình thức khác nhau với hy vọng tạo nên một cuộc xuống đường của đông đảo quần chúng nhân dân trong nước tạo áp lực với chính quyền của đảng CSVN với mục đích để lật đổ chính quyền, không thì buộc họ phải chấp nhận tiến hành cải cách chính trị theo xu hướng dân chủ, tự do và đa nguyên đa đảng.
Trong những ngày vừa qua, đặc biệt sau khi Hoa Nhài đã “nở” thành công ở Tuynisia, Ai cập và nhanh chóng lan rộng sang các nước láng giềng lân cận như Barain, Yemen, Angeria… và lan mãi sang khu vực Đông Á , ở Trung quốc thì cũng là lúc các cá nhân và tổ chức hội đoàn, đảng phái chính trị đối lập cho rằng “Thời điểm đã đến!”. Và ngay sau đó trên mạng internet người ta thấy xuất hiện hàng loạt các văn bản hiệu triệu, lời kêu gọi, Kế hoach xuống đường v.v… của mọi thành phần cá nhân cũng như tổ chức thi nhau phát động. Nhưng kết quả của các lời kêu gọi, lời hiệu triệu nói trên ở trong nước thế nào thì ai cũng đã rõ.
Tóm lại là im như thóc.
Tình trạng đó buộc chúng ta phải có trách nhiệm tìm hiểu để trả lời câu hỏi “Vì sao lại có kết quả thất vọng như vậy?”, nhưng cá nhân tôi cho đó là điều may mắn vì nó chưa xảy ra. Bởi bỏ qua việc làm sao để huy động số lượng người tối đa cho cuộc biểu tình, thì vấn đề các diều kiện dịch vụ ăn uống, vệ sinh, y tế v.v… là những vấn đề đảm bảo cho cuộc biểu tình dài ngày của rất nhiều người không đơn giản chút nào. Thử hình dung xem, mấy chục nghìn con người tham gia biểu tình không được đảm bảo cơm ăn, nước uống, nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng v.v.. những nhu cầu thiết yếu như thế thì họ sẽ ở lại tham gia cùng chúng ta mấy giờ đồng hồ? Mà đương nhiên để buộc giải tán một chính quyền thì thời gian không chỉ ngắn ngủi như vậy được.
Tôi rất tâm đắc với một nhận xét khá sắc sảo của thầy giáo Nguyễn Thượng Long về cuộc cách mạng Hoa Nhài nếu có ở Việt nam trong bài viết “ Cách mạng không đơn giản chỉ là hiệu ứng của đám đông “, có đoạn viết rằng “Nếu cách mạng chỉ đơn giản là hiệu ứng của đám đông thì dù đám đông có nhiều đến đâu cũng chỉ gây nên được những huyên náo không đáng ngại cho nhà cầm quyền. Có thể lắm, một đám đông cực kỳ phấn khích nhưng lại vô cùng nghèo đói về chính trị thì đám đông đó sẽ rất nhanh chóng tự biến mình thành món “thịt nướng” bất đắc dĩ trên bàn ăn của những thể chế toàn trị và độc tài đã có thâm niên cùng năm tháng.”. Xin được trích ra đây để mọi người, nhất là các cá nhân hay tổ chức đã ban hành các Lời kêu gọi hay Lời hiệu triệu để cùng suy ngẫm.

Biểu tình chống thịt Bò Mỹ ở Soul năm 2008 với 80.000 người
Tất cả chúng ta những ngày này đang nói nhiều về chuyện kêu gọi quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình, nhưng ít có ai đã từng trải hay biết cái gì là những yếu tố quyết định cho một cuộc biểu tình bất bạo động kéo dài từ nhiều ngày tới nhiều chục ngày giành được thắng lợi. Xin thưa đó là công tác tổ chức, chứ không như một số người cho rằng các cuộc biểu tình vừa qua ở Tuynisia, Ai cập, Libia … là do quần chúng tự phát dùng twiter, facebook để liên kết rồi xuống đường, nên hiểu đó là sự hiểu biết hết sức ấu trĩ và phi thực tế vì các quốc gia trên luôn tồn tại phe đối lập hợp pháp. Thử hỏi trường hợp của Libia quân nội dậy hiện nay có phải là những người dân tự phát hay không?
Cần phải thấy rằng, mục đích chung duy nhất của nhưng lời kêu gọi hay bản hiệu triệu nói trên không ngoài việc hô hào đông đảo quần chúng nhân dân trong nước xuống đường biểu tình nhằm tạo áp lực với chính quyền. Theo từ điển tiếng Việt có định nghĩa từ biểu tình là một động từ để chỉ việc tụ họp đông đảo một cách có tổ chức để biểu dương lực lượng và/hoặc để đấu tranh, bày tỏ ý chí, nguyện vọng. Như vậy cho thấy điều quan trọng của biểu tình là phải có sự tổ chức ở mức cao, đây là một điều hết sức cần thiết và tối quan trọng, không có nó không thể đảm bảo sự thắng lợi của một cuộc xuống đường bất bạo động của một khối người khổng lồ từ hàng ngàn tới hàng chục vạn người. Bởi chỉ một sơ xuất nhỏ nhất cho dù là khách quan hay chủ quan cũng là lý do để chính quyền ra tay tiến hành trấn áp. Bản thân tôi đã từng có vinh dự một vài lần được lưng đeo ba lô, miệng bịt khẩu trang phòng lựu đạn cay tham dự với tư cách quan sát viên ở các cuộc biểu tình bất bạo động quy mô lớn ở thủ đô Soul – Hàn quốc chống thịt bò Mỹ mùa hè năm 2008, hay Áo đỏ chống độc tài ở Bang kok – Thái lan mùa hè 2010, nên có chút ít kinh nghiệm.
Măc dù các cuộc biểu tình này là bất bạo động không sử dụng vũ khí, phù hợp với hiến pháp và luật pháp của các quốc gia nói trên nhưng mục đích chung của họ cùng là yêu cầu chính phủ đương nhiệm buộc phải từ chức. Điều lo lắng nhất của Ban lãnh đạo các cuộc biểu tình là làm sao quản lý được để tránh xảy ra xung đột với các lực lượng cảnh sát chống bạo động, vì để giải tán một cuộc biểu tình lý do duy nhất của chính phủ cầm quyền mong muốn là có sự xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát. Đó là cái cớ duy nhất để chính phủ có thể sử dụng lực lượng cảnh sát hay quân đội ra tay can thiệp để giải tán cuộc biểu tình ở các mức độ cần thiết khác nhau. Do đó chuyện chính phủ sử dụng một số thành phần quá khích trà trộn vào đoàn biểu tình kích động, dùng vũ khí gậy gộc, gạch đá tấn công cảnh sát để hòng hâm nóng không khí biểu tình nhằm triệt tiêu yếu tố bất bạo động hợp pháp của cuộc biểu tình để chính quyền có cớ ra tay là chuyện phổ biến, vì vậy Ban lãnh đạo các cuộc biểu tình phải đặc biệt quan tâm tới vấn đế này.

Biểu tình tại Thái Lan.
Trong không khí sôi sục của một khối người biểu tình khổng lồ tới hàng vạn con người, với tâm lý căng thẳng, cộng với cái nắng thiêu đốt và nhiệt độ bên ngoài từ 30-40 độ C thì bất kể chuyện gì cũng có thể xảy ra. Để khống chế và làm được việc này Ban lãnh đạo cuộc biểu tình phải có hàng ngàn nhân viên staff mặc đồng phục chịu trách nhiệm xếp thành hàng rào bao bọc đoàn biểu tình để bảo vệ. Ngoài ra cũng phải nói thêm, ở xứ họ biểu tình phản đối chính phủ là quyền hợp pháp của công dân, với tổ chức theo dạng hình tháp từ trung ương tới địa phương mà vai trò chủ trì là các đảng đối lập, tổ chức tôn giáo, nghiệp đoàn v.v… nên con số tham dự có thể tới một triệu người. Vậy mà Ban lãnh đạo cuộc biểu tình vẫn đảm bảo cho mỗi cá nhân hàng ngày cơm hộp ăn 3 bữa, cafe hộp, chỗ ngủ, còn có biểu diễn văn nghệ hàng ngày nhiều xuất với nhiều sân khấu, đó là còn chưa nói đến tiền tiêu vặt (Thái lan) 500-1.000 bahth/người-ngày/(tương đương 17-35$/ngày). Còn chuyện nhà tắm, nhà WC lưu động hay thu gom rác thải là chuyện đương nhiên chính quyền phải lo thu xếp theo luật định.
Các cuộc biểu tình của họ được chuẩn bị tỷ mỷ, kỹ lưỡng và rất chuyên nghiệp nhưng kết cục khó tránh nổi là sự đàn ấp của chính quyền ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên cơ hội thành công cho một cuộc biểu tình thường không cao. Bởi đây là một cuộc đấu tranh một mất một còn của quyền lực, do vậy bên phía chính quyền rất cần có cớ ra tay đàn áp. Sự thất bại của các cuộc biểu tình tôi được chứng kiến thì hầu hết diễn ra theo kịch bản như sau:
Mục tiêu của bất kể của cuộc biểu tình cũng là gây ra sự xáo trộn và bất ổn, phá vỡ sinh hoạt bình thường hàng ngày của địa phương được chọn làm nơi biểu tình nhằm mục đích tạo áp lực lên chính quyền. Do vậy Ban lãnh đạo cuộc biểu tình sẽ bằng mọi cách dể di chuyển đưa khối người khổng lồ của mình tới để bịt các nút giao thông quan trọng trong thành phố. Khi rào chắn của lực lượng cảnh sát chống bạo động không cho đoàn người tiến vào một khu vực cấm, thì đoàn biểu tình áp sát hàng rào người của cảnh sát. Sau khi thương lượng đề nghị mở đường không được người biểu tình bắt đầu xô đẩy, khi đó cảnh sát sẽ dùng dùi cui để tấn công đoàn người biểu tình. Lập tức người biểu tình tiến tới dùng gậy gộc, cậy gạch đá lát vỉa hè tấn công cảnh sát, hàng rào cảnh sát vỡ thì hai bên ẩu đả. Người biểu tình phẫn khích cùng nhau tiến hành đập phá, đốt cháy xe cộ, cửa hàng gây bạo loạn. Thế là cắn câu của chính quyền, lập tức các phương tiện chống bạo động như xe phun vòi rồng, súng bắn lựu đạn cay được sử dụng và dần dần được nâng lên theo thực tế tình hình cụ thể. Cuối cùng là xe bọc thép và lực lượng đặc biệt của quân đội vào cuộc là xong phim, phe biểu tình thua và toàn bộ Ban lãnh đạo cuộc biểu tình bị bắt giữ chờ ngày ra tòa.
Điều đó cho thấy tầm quan trọng của công tác tổ chức trong việc tổ chức biểu tình, nhưng quan trọng hơn cả là sự ủng hộ của quân đội, khi quân đội đứng về phía nào thì thắng lợi thuộc về phe đó. Cảnh sát chỉ là vai trò thứ yếu, quân đội không gật thì cảnh sát cũng không dám ra tay.
Việc tổ chức thành công một cuộc biểu tình để phế truất chính phủ làm thì rất khó, nói mồm không thì rất dễ, để huy động được một khối quần chúng khổng lồ xuống đường không phải là dễ nếu không biết tổ chức, cài cắm chân rết từ trước ở mọi cấp mọi tầng lớp. Mạng internet, các mạng xã hội Twiter, Facebook chỉ là các phương tiện truyền tin có tính chất xử lý cục bộ về mặt thời gian và địa điểm cho các cuộc chơi, nhưng thông tin trên các mạng đó không có tác dung với những người thờ ơ, vô cảm hay còn sợ hãi. Quan trọng hơn cả là sự chuẩn bị kỹ lưỡng mọi điều kiện mang tính tổ chức cao của một ban lãnh đạo là điều không thể thiếu được.
Các cá nhân hay tổ chức phát hành các lời hiệu triệu, lời kêu gọi xuống đường thì cũng phải có trách nhiệm với vai trò của người tổ chức và phải chịu trách nhiệm với quần chúng nhân dân tham gia từ đầu đến cuối. Chứ đừng núp sau màn hình computer để mà làm trò thánh tướng cho có, thì đừng có có khi còn có lợi hơn. Bởi không như thế, các cá nhân hay các tổ chức chính trị sẽ tự mình làm mất uy tín của bản thân. Qua việc này xin các vị cũng ngó qua mà học cách làm của các nhà bất đồng Trung quốc đã và đang làm. Họ chỉ có duy nhất một lời kêu gọi ẩn danh, kêu gọi mọi người tụ tập theo định kỳ ở các địa điểm đã định chứ không hô hào xuống đường đông đảo đồng loạt. Vậy mà kết quả của nó đã đã làm cho chính phủ Trung quốc phải điên đầu và bước đầu đã buộc phải biểu thị thái độ cụ thể.
Còn Việt nam đến hôm nay thì sao và tại sao?
Xem chừng đường về nhà còn rất xa!
Hà nôi, ngày 07/03/2011
Cưỡi trên hàng triệu chiếc xe gắn máy, người Việt Nam đang lao vào một đại liên đoàn kinh tế.
DANIEL HENNINGER
Ngày 3-3-2011
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam –– Hai tuần trước đây, trên màn hình tivi trong một căn phòng khách sạn ở Singapore, tràn ngập những hình ảnh đáng sợ về một cơn động đất xảy ra tại thành phố Christchurch, New Zealand. Một tuần sau đó, ở Sài Gòn, động đất đã phải nhường vị trí thời sự cho những hình ảnh giao tranh trên đường phố Lybia. Như vậy là nơi đây cũng thế, là ngôi làng toàn cầu, nơi cả thế giới cùng theo dõi những tai họa ấy, những thảm kịch ấy, trong lúc ăn tối.
Nhưng “Lybia” ở Việt Nam là chuyện khác với ở Mỹ. Vị thế siêu cường của Mỹ bắt buộc đòi hỏi trung tâm của sự chú ý phải là “phản ứng của Mỹ thế nào”. Ở một nước Việt Nam đang phát triển, với dân số 89 triệu người khiến cho đây là quốc gia lớn thứ 13 thế giới, mối quan tâm lớn nhất là liệu đồng nội tệ của họ, Việt Nam đồng, đang mất giá nhanh chóng, với tỷ giá 20.000 đồng ăn một đôla, có làm chậm lại cuộc hành quân của đất nước đến vị thế một cường quốc về kinh tế không.
Đừng tin điều ấy. Ở Việt Nam, không có ai đang “hành quân” đi tới tương lai cả. Một cô bồi bàn trong một nhà hàng ở Sài Gòn giải thích: “Ở đây có chỗ nào mà đi đâu. Vỉa hè toàn xe máy”. Sài Gòn được mô tả là một thành phố 9 triệu dân và có 30 triệu xe máy. Như thế là đánh giá thấp hơn thực tế. Phải có một lượng xe máy vô tận. Hãy tưởng tượng toàn bộ số dân trong thành phố cưỡi trên một chiếc Honda hay Yamaha 100 phân khối. Không thể hình dung nổi nếu bạn chưa tận mắt trông thấy.
Chỉ vài giây là ta sẽ bị nuốt chửng bởi những chiếc xe máy sau khi rời sân bay Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM là tên chính thức của thành phố, và mặc dù tượng cùng chân dung Bác Hồ nhan nhản trong các tòa nhà công cộng, nhưng tôi chưa từng nghe bất cứ ai ở Sài Gòn gọi nơi này là Thành phố Hồ Chí Minh). Sài Gòn mở rộng tràn lan, giống như Los Angeles, và gần như mọi con đường, từ đầu này tới đầu kia, từ sáng tới đêm, đều tràn ngập những người ngồi trên một chiếc xe máy – thường là có một đứa bé ngồi đằng trước – tay nắm chặt ghi đông, mặt đeo khẩu trang chống bụi, đang đi đâu đó, tốc độ 35 dặm/giờ (gần 60km/h – ND).
Có cả xe con, ô-tô tải, nhưng trông chúng như những con cá voi giữa hàng đàn cá nhỏ bơi rất nhanh. Chào mừng các bạn tới Việt Nam, nền kinh tế xe máy – thông thạo, lanh lẹ, luôn luôn đạp số tiến.
Đất nước nằm dưới sự cai trị của một trong những đảng Cộng sản cuối cùng trên thế giới. Đảng này cách đây 20 năm đã cảm thấy phải mở cửa nền kinh tế ra thế giới, nhưng lại có thói quen xấu là hay phá giá đồng tiền. Tuy nhiên, người ta vẫn không hoàn toàn tin là dòng lũ thanh khoản của ông Bernanki (Bernanki là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, dòng lũ thanh khoản ở đây chỉ dòng đôla – ND) sẽ đánh sập nền kinh tế xe máy trong một thời gian ngắn.
Tôi đã không đến Việt Nam để ngắm xe máy (mặc dù mọi người đều có thể như thế). Tôi đến đây để thăm một biểu tượng của sự phát triển của Việt Nam – nhà máy thử nghiệm và lắp ráp vi mạch Intel rộng 500.000 feet vuông (46.451 m2, tức gần 5 hecta – ND), được xây mới, ở ngoại ô thành phố. Intel hy vọng trong vòng 5 năm sẽ thuê 5.000 công nhân. Trong một bữa pho ga (phở gà) buổi trưa, tôi đã nói chuyện với 6 công nhân trong số đó. Tự nhiên tôi lại hỏi về xe máy.
Nguyễn Thị Bích Lan, người từng lấy bằng thạc sĩ về kỹ thuật công nghiệp và điều hành ở Đại học Michigan, đã nhận xét: “Chúng tôi bây giờ có một nền văn hóa xe máy. Tôi không thể đợi đến khi về nhà mới đi xe máy được”.
Đi đâu? “Chúng tôi đi chơi với bạn” – Đỗ Hoàng Trâm, quản lý logistics, nói. “Chúng tôi cưỡi xe đi khắp thành phố, tìm những hàng café mới, những nhà hàng tốt mới”.
Đó là tầng lớp trung lưu đang nổi lên ở Việt Nam – trong độ tuổi 20, 30, làm việc cho một công ty công nghệ với một thương hiệu nổi tiếng nào đó (household name: cái tên nổi tiếng đối với nhiều hộ tiêu dùng – ND). Hai người từng học ở nước ngoài. Tất cả đều nói tiếng Anh (tỷ lệ biết chữ của Việt Nam là hơn 90%) với sự tự tin thoải mái đến mức chỉ sau khoảng một tiếng đồng hồ trò chuyện với họ, một ý nghĩ kỳ quặc xuất hiện trong đầu bạn rằng nếu 6 người này đang ngồi ở một quán cà phê nào đó, trong một tòa nhà nào đó ở New York, bạn sẽ tưởng là họ ở đó hàng năm rồi.
Sài Gòn, thành phố 36 năm về trước đã từng hỗn loạn, là nơi đậm chất Việt Nam đến mức gần như không thể hiểu nổi, nhưng cũng hoàn toàn mở cửa đón nhận những nhịp điệu mới của thế giới. Ở đây có cái gì đó, còn hơn cả tiền bạc, đang chuyển động.
Chúng tôi đã trò chuyện về y tế. Đó là hệ thống y tế công, tuy nhiên các bệnh viện và phòng khám tư do bác sĩ tư điều hành cũng có thể làm hóa đơn cho bảo hiểm của Intel. Chúng tôi nói về những bộ phim Mỹ. “Ở đây có cả” – Lâm Bình Thanh, kỹ sư cao cấp, nói.
6 người này đại diện cho phần tốt đẹp nhất trong câu chuyện hiện nay về Việt Nam. Rời nhà máy hiện đại nhất của Intel, một chuyến xe đến Đồng Bằng Sông Cửu Long đưa ta đi qua hàng dặm đường với những cửa hàng, những ngôi nhà và quầy bán thực phẩm có mái tôn lượn sóng và hơi tồi tàn. Hãy cứ nhìn đi khi bạn có thể nhìn. Indochina Capital, một hãng đầu tư đóng trụ sở tại Việt Nam, tuần này đã ra báo cáo dự đoán là trước năm 2050, Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới căn cứ trên GDP tính theo sức mua – trước cả Canada, Ý, Hàn Quốc và Tây Ban Nha. Ngày hôm qua, Nokia cho biết họ sẽ xây một nhà máy sản xuất điện thoại di động gần Hà Nội, “sau này sẽ có mức đầu tư nhiều hơn nữa”. Indochina Capital ước tính tỷ lệ tăng trưởng hàng năm từ nay cho tới 2025 khoảng 7%.
Chưa mất tất cả đâu, nước Mỹ ạ. Các kỹ sư công nghệ ở nhà máy của Intel tại Sài Gòn phần lớn đều có bằng thạc sĩ hoặc chứng chỉ dạy nghề. Đối với các nhà máy mới ở Oregon (sản xuất IC) và Arizon (sản xuất vi chip siêu nhỏ 14 nanomet), Intel cần hàng loạt công nhân làm cả ngày (lunch-bucket, nghĩa là có ăn trưa) có bằng tiến sĩ – nếu Intel có thể tìm thấy những người như thế ở Mỹ.
Hàng triệu người Việt Nam, di chuyển không ngừng về phía trước trên chiếc xe máy nhanh nhẹn của họ, dường như đều biết họ muốn đi đâu. Câu hỏi tiếp theo là: Chúng ta như có thế không?
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

No comments:

Post a Comment