Monday, March 14, 2011

Bến Mơ - Aloha

Bến Mơ - Aloha
(03/04/2011) (Xem: 3252)
Tác giả : Võ Tâm Huy
Bến Mơ - Aloha

Tác giả: Võ Tâm Huy
Bài số 3134-28434 vb6030411

Sau hơn 10 lần vượt biển hụt, tác giả đến được tị nạn và định cư tại Hoa Kỳ từ 1981. Võ Tâm Huy thuộc lớp tuổi 30, cùng tuổi với cộng đồng Việt tại Mỹ, hiện là một kỹ sư làm việc tại tiểu bang Utah, đã góp một số bài và nhận giải danh dự Viết Về Nước My 2008. Bài viết mới của Huy lần này là một chuyện kể pha trộn giữa mơ và thực.

*

Tôi sắp kể cho bạn một câu chuyện về một người bạn mà chúng tôi thường gọi hắn là Sáu Vạng. Phải nói Vạng có một cá-tính rất ư là dị-thường đến nổi tôi cho là hắn bệnh hoạn. Vạng có một óc tưởng tượng rất là phong phú như trẻ nhỏ và thần thái của một tiên tri. Vì vậy hắn thường là đề tài cho cuộc đùa cợt, tán láo của chúng tôi. Nhưng một sự kiện dị ký đã đến như một giấc mơ làm thay đổi mọi ý nghĩ của chúng tôi về hắn.
Dạo đó, chúng tôi cư ngụ ở vùng Beachwild, tiểu bang Florida. Cũng như bao kẻ khác, chúng tôi rất bận rộn với những công việc thường ngày và chỉ mong cuối tuần mau đến để có dịp rãnh rỗi họp mặt, đùa giỡn. Vào những chiều Chủ Nhật buồn nãn, Vạng thường đưa ra một ý kiến chán phèo là đi dạo theo bờ biển để ngắm mặt trời lặn. Cho đến khi những tia sáng cuối cùng còn lẽ loi ở chân trời, Vạng đứng lặng người , hấp hối, xúc động mãnh liệt như kẻ từng chờ đợi và bất chợt được thấy tia xanh huyền bí. Và cũng đúng lúc đó, chúng tôi cùng la hét om tòm lên, tôi ù té chạy để phá vỡ giấc mộng du khó hiểu của Vạng.
Rồi đến khi gió sớm Thu về, trời biển đổi màu tím ngắt và thật buồn, chúng tôi về quay quần bên lò sưởi, cuốn mình trong chăn, nhâm nhi ly ca phê nóng, tỏa hương thơm phức và thật ấm áp. Vạng chợt đến, khoát áo da, dao găm lủng lẳng, hối chúng tôi sữa soạn một cuộc hành trình xa-xăm. Vạng chưa dứt lời, chúng tôi đã la bãi hại phãn đối. Vạng ra tài trấn áp, thuyết phục va hứa hẹn một cuộc viễn du kỳ thú vào cõi mộng. Có kẽ đứng dậy lục đục sữa soạn. Thuyền của bố Vạng được trưng dụng, bọn chúng tôi chỉ mang theo mùng mền, ít lương thực, và thuốc hút.
Chiều hôm đó, dưới hàng phi lao vi-vút, chúng tôi kéo thuyền ra khơi. Gió êm êm, sóng nhè nhẹ, Vạng cho thuyền chạy theo hướng Dông Nam, chung tôi tụ tập trên boong ca hát và ngắm chim trời cá bể.
Mặt trời vừa lặn, thuyền đã đến Ribon Island. Vạng bèn đổi theo hướng sao Hôm. Mây từ đâu kéo về giăng phủ. Sóng đẫy gập ghềnh. Chúng tôi phải vào ca-bin và nguyền rủa. Gió mỗi lúc thật lớn, rít ghê người và mưa tuôn xối xã. Mặt cho chúng tôi mệt lã vì sóng nhồi, như một thủy thủ đầy đặn, Vạng vận dụng bên bánh lái, lẫm bẫm tựa như phù thủy đọc thần chú.
Khi bình yên trở lại, thuyền vào một vùng sương mù đầy đặc, có kẽ dựa vào thành tàu mà ngủ. Vạng chợt réo mọi người dậy và phóng mình ra boong. Khi vừa ra khỏi ca-bin, tôi bàng hoàng chìm trong một vùng ánh sáng lung linh huyền ảo. Mình đã vào Biển Bắc rồi, Vạng lẫm bẩm. Phải! Chúng tôi đang đi rong giòng Ngân và chung quanh là hang động kỳ cùng. Tôi hứng chí tay khẽ chèo khua Ngọc Tuyền lung linh ngân cánh hạc. Sáu Hân già nua cũng khoan khoái hớp ngụm hồ-dào rồi trỏ Sao Ngưu, sao Chức mà vẽ con đường vũ trụ.
Ôi! Trời thu mênh mang.
Ôi! Chén Thu tàng tàng.
Thuyền về Bến Mơ, Vạng nói. Thuyền đang về Bến Mơ mày ạ!
Trời quang đãn, khuất sau hàng dừa, bãi cát vắng lạnh lẽo, vắng vẽ. Thuyền chưa neo, Vạng đã hăm hỡ, xăm xăm tiến vào rừng như vẽ rành rẽ lắm. Chúng tôi thì còn ngẩn ngơ khiếp sợ. Nhưng tôi biết…. Tôi biết có một giòng hồng-hạc bay về từ cõi mộng.
Nhưng đường rừng cheo leo quá, hiểm hóc quá, nhiều lúc phải vịn dây leo, đu mình qua gai góc như những kẽ ngậm ngãi tìm trầm. Cuối cùng chúng tôi bị lạc lối, hoang mang vô độ, dựa vào góc cây mà thở dốc. Đang dở khóc dở cười, Vạng bèn leo lên cây cao mà dò đường. Ba hồn chín vía, chúng tôi cũng tìm đến giếng Ngọc cho hận thỏa ước ba sinh hướng lữa. Bên bờ giếng, một thiếu nữ trong gấm hoa rực rỡ suối tóc xõa dài e ấp trên bộ bồng đào tươi thắm. Đóa trà mi khẻ nở khi bọn chúng tôi chợt đến, đúng hơn là khi thấy bóng Vạng đui, “ Thiếp đã chờ ở đây lâu rồi”.
Nàng vội đưa chúng tôi ra ngoài bìa rừng và chỉ cho chúng tôi trăng treo trên đỉnh núi. Hình như có hương hoa lan, hoa lài thì phải? Hay hương trầm từ thân thể ngọc ngà ngoài hai đạo xa xôi?
Chúng tôi theo đường đèo mà đi. Đường mỗi lúc một rộng mỡ và đã có khách bộ hành cùng theo về một hướng.
Từ đèo cao, đã nghe thấy tiếng trống di đùng đùng và thấy ngọn lữa cháy sáng cả một vùng. Gần về nơi dự hội, nhiều toán người ăn mặt thật rực rỡ, hân hoan đón tiếp khách nhàn du và trao tặng đóa thiên hoa hương làm ghi.
Người ta bồi tiếp mật ngọt trong sương, rồi dùng sơn hào hải vị. Bên đống lữa, nhiều thanh niên vạm vỡ mình trần và thiếu nữ che thân với hoa lá, nhảy múa những vũ điệu hoang đường, dập dờn theo nhịp trống bùng, vang vang trong sóng nghe thưởng. Say sưa trong hương vị ban sơ của thiên nhiên, chúng tôi cũng điên đão nhảy múa lọan cuồng.
Sau khi đã hả hê quay cuồng, chung tôi cùng những thiếu nữ chạy ào ra bờ biển, lăn dài trên cát. Tôi dựa vào một tản đá bên bờ, say sưa cùng người ngọc có đôi mắt hồ ly mộng mị, có bóng dừa hoang dại xa xăm, có nét đẹp Đông Dương huyền bí. Chúng tôi yên lặng bên nhau, lắng nghe tiếng gió tha hương đu đua trên rặng dừa rồi buông mình du viễn theo nhịp hải hà của sóng. Chúng tôi đê mê lặn theo những giòng cuồng lưu ấm áp ngắm trời trong biển cả. Tôi nghe băng hoại trong sự tha hỏa linh mãn của cảm giác. Trong sự biến thể của loài cá sâu, tôi rùng mình cảm nhận sát-na lưu tổn của bản thể trong đài nga. Tôi thiếp đi trong giấc ngủ êm đềm.
Trong giấc ngủ dài ủ ê đó, chợt có một lũ nhi đồng áo lam, đèn ngọn trên tay, mặt trắng nhợt như chết trôi, vừa đi vừa hát vọng tới:

Hán Dương đông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Tản Đà dịch thơ Hoàng Hạc Lâu củaThôi Hiệu)

Gió ở đâu thổi về lành lạnh làm tỉnh thần hồn… Người ngọc vẫn say sưa trong giấc ngủ thiên thần.. Tôi khẻ hôn nhẹ lên mặt để thức nàng dậy. Ôi! Chim đi nhớ nam khi gió lạnh về, thiêu thân tìm lữa mà tới, tôi tìm về với âu lo, tẻ nhạt. Tôi ghi chặt lấy nàng chỉ muốn được hòa nhập. Nàng hiểu sự thôi thúc bí ẩn trong tâm tưởng tôi. Nàng gạt nước mắt, khẻ lắc đầu khi tôi hẹn trở lại điều mà sau này tôi biết là không thể có được. Nàng dẫn tôi theo đường đèo, lặng lẽ cặp theo mé biển lẫn theo hướng Tây, sẽ có thuyền neo sẵn.
Phải hết hơi mới tìm được tụi nó. Vạng đui còn ngơ ngác hỏi đi đâu, về làm gì. Rồi nó đeo theo con bé trích tiên trên đường đào tẩu, lẽo đẽo tuốt đằng sau.
Tìm đựơc điểm thuyền neo không mấy khó khăn, nhưng khi quay lại thì không thấy bóng Vạng đâu nữa. Tôi nói tụi nó lên ca-bin trên thuyền sửa soạn, chờ tôi quay lại tìm Vạng.
Tôi lại đi vào rừng, tiến đến gần chân đèo. Dưới ánh trăng, đèo cao đìu hiu, vắng lặng, cây đổ bóng cheo leo trên dốc vắng. Tôi không có ý tìm đường lên, mà đi dọc theo chân đèo đến khi phải đứng lại vì suối chảy ngang. Tôi ngơ ngác nhìn quanh, chợt thấy vài bóng người trên đèo, tôi đánh bạo làm loa tay la lớn:
“Vạng! Vạng! Mày có về không? Phải mày đó không Vạng?”
Chỉ có tiếng vọng của núi rừng. Nhìn bóng đen trên đèo vụt biến mất.
Chúng tôi lên thuyền kéo neo mà không có Vạng. Khi thuyền đã ra khỏi bờ, mọi người ôm gói nhìn lại đảo tiên, theo đuổi những ý nghĩa riêng. Từ đâu, tôi còn thấy ánh lửa phản chiếu trên mặt biển. Lẫn trong tiếng sóng vỗ tới chợt nghe tiếng hát ai xa vắng:

Ta ở đâu hề, ta đi về đâu,
Trời đất mang mang hề, ta về chốn Đai-Hoang.

Tôi chợt bật khóc nức nở.
Chúng tôi thiếp đi khi thuyền vào vùng sóng dậy. Đến khi tỉnh, thuyền đã dạt vào một bãi vắng cách Beachwild 300 dặm về phía Nam.
Chúng tôi rã rượi lên bờ, trong hồn mênh mang nỗi buồn. Tay nâng niu cánh thiên hương còn tỏa hương… ngát mà cảm nhận một sự mất mát vĩnh viễn, sự gián đoạn của một đời sống cát lỡ. Vài cánh chim vỗ cánh về biển xa, còn thấp thoáng đám hòn đảo nhấp nhô trên sống gập ghềnh.
Võ Tâm Huy


Phất lớn nhờ nghề "làm thịt"... nhà cũ

Nhiều đại gia mới xuất hiện ở khu vực ngoại thành Hà Nội đi lên từ nghề "mổ nhà".
Mấy năm qua, nghề săn tìm những ngôi nhà, công trình cũ bị thanh lí, sau đó tháo dỡ, tận dụng tất cả những thành phần còn giá trị sử dụng về mông má rồi đem bán lại với giá cao hơn gấp nhiều lần (gọi chung là nghề mổ nhà) đang là công việc hốt bạc của nhiều gia đình ở Liên Cơ (Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội). Không ít những đại gia đã ra đời từ nghề mổ nhà đặc biệt này.
Thi nhau "săn" nhà cũ
Chúng tôi đến thôn Liên Cơ vào một buổi sáng sớm, tiếng máy cưa xẻ réo trong các lò mổ nhà suốt đêm ngày như báo hiệu đến mùa "hốt bạc" của người dân nơi đây. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, những chiếc ô tô đắt tiền không còn là ước mơ xa xỉ của người dân Liên Cơ nữa. Anh Nguyễn Văn ánh, một cư dân sống lâu năm thôn Liên Cơ cho biết, làng mổ nhà này mới chỉ thực sự thành hình cách đây chừng 4 - 5 năm.
Từ một vài xưởng mộc nhỏ ban đầu, công việc làm ăn khấm khá, nhiều người trong làng và khu vực lân cận đã đua nhau về đây thuê đất, lập xưởng. Đến nay, chỉ trên đoạn đường chưa đến nửa cây số chạy qua thôn Liên Cơ đã có tới vài chục "lò mổ" nhà lớn nhỏ đua nhau mọc lên.
Được biết, chính vì cái nghề chẳng giống ai này Liên Cơ xuất hiện nhiều đại gia, nhiều nông dân trước đây chân lấm tay bùn biến thành những ông chủ lớn. Bình quân mỗi xưởng lớn số lượng có thể lên tới vài ba chục người. Đội ngũ này vừa chịu trách nhiệm đi tháo dỡ nhà cũ, vừa làm nhiệm vụ mông má, tân trang lại nhà mới trước khi đem bán.


Những xưởng mổ nhà như thế này đang mọc lên ngày càng nhiều ở Liên Cơ.
Không phải ai cũng có thể mở "lò mổ" nhà. Để làm một ông chủ lớn thì cần phải 2 - 3 năm xây dựng "mối quan hệ". Mỗi chủ xưởng đều có một đội ngũ "chân rết" rải đều khắp các tỉnh thành, từ Bắc vào Nam. Mỗi khi nơi đâu có công trình nào cần thanh lí, đội ngũ "chân rết" này lại báo về. Chủ xưởng lúc ấy mới cho người đi ký hợp đồng tháo dỡ. Thậm chí, đám "chân rết" hoạt động như... trinh thám, phải nhanh nhạy để cạnh tranh với các "lò mổ" khác.
Anh Nguyễn Văn Ánh bảo: "Nếu không có những tay ấy, thì làm sao chúng tôi ở đây "đánh hơi" được những công trình tít tận miền Trung, miền Nam mà mò vào mua chứ?". Được biết, tất cả các đội ngũ "chân rết" đều được các chủ xưởng trả lương như công nhân làm trong xưởng (mức lương thấp hơn) và mỗi khi tay nào tìm được mối hàng lớn đều được hưởng hoa hồng.
Chúng tôi tìm đến nhà anh Lại Văn Tuyến, một tay săn nhà cũ có xưởng lớn có tiếng tại xã Đại Mỗ. Nói chuyện với chúng tôi, anh Tuyến kể về những chuyến hành quân đi lùng và phá nhà một cách say sưa. Trong suốt bốn năm làm công việc này, anh Tuyến cũng không nhớ là mình đã đi bao nhiêu tỉnh và "mổ" bao nhiêu công trình.
Có những chuyến theo xe vào tận miền Trung và Đông Nam Bộ. Được biết, trong mỗi chuyến đi phá nhà như thế, thông thường chủ xưởng chỉ bố trí khoảng 4 - 5 người. Đến nơi, nếu công trình nào lớn và khó phá, sẽ thuê thêm đội ngũ cửu vạn hoặc dân địa phương.
Mánh khoé làm ăn
Cách đây vài năm, khi nghề mổ nhà cũ mới manh nha, công việc của những tay "săn" nhà như anh Tuyến khá suôn sẻ. Nguồn hàng dồi dào, lại ít bị chia sẻ nên có tháng anh Tuyến có thể "làm thịt" được hàng chục công trình. Nhưng gần đây, các xưởng săn tìm nhà cũ mọc lên như nấm.
Không chỉ khu vực Liên Cơ mà nhiều nơi khác cũng xuất hiện nhiều "lò mổ" khiến việc cạnh tranh nguồn hàng trở nên gay gắt. Anh Tuyến cho hay, để giành được nguồn hàng, bên cạnh việc đặt chốt thông tin bằng đội ngũ "chân rết" ở khắp nơi, những tay săn nhà còn phải sử dụng rất nhiều mánh khóe. Kể cả việc tung tin đồn nhằm đánh lạc đối phương.
Trong việc xây dựng đội ngũ "chân rết", những ông "trùm" mổ nhà đặc biệt quan tâm đến đám cửu vạn. Đây là thành phần có số lượng đông đảo, tầm hoạt động rộng nên có khả năng nắm bắt thông tin rất nhanh. Nếu ai cung cấp được thông tin gì có giá trị đều được tiền thưởng. Đấy chính là cách hữu hiệu nhất để những tay săn nhà như anh Tuyến dù chỉ ngồi nhà nhưng vẫn có thể biết được những nguồn hàng cách xa mình vài trăm cây số.
Để mua những ngôi nhà cũ với giá hời và đảm bảo nhất, các chủ xưởng luôn có một đội ngũ chuyên trách đặc biệt, chuyên làm nhiệm vụ khảo sát và định giá nguồn hàng trước khi đưa ra mức thu mua cuối cùng. Thông thường, những công trình lớn, nhìn thấy được lợi nhuận cao, các chủ xưởng sẽ phải thân chinh đến để đàm phán, đấu giá với các lò mổ khác để mua hàng.
Nhưng nếu công trình nào không lớn họ có thể cử người đi thay. Tất cả đều là những người lâu năm trong nghề, hoặc là thợ mộc lão làng, hoặc là những tay có thâm niên buôn gỗ, vì thế việc định giá một công trình với họ đều không mấy khó khăn. Các ngôi nhà sẽ được xem xét, đo đếm kĩ lưỡng lượng gỗ, lượng sắt, gạch ngói kèm theo giá trị của từng loại. Thậm chí lượng sắt nằm trong tường hoặc trong các trụ bê tông cũng được tính toán chính xác đến khó tin.
Thường thì cái giá họ đưa ra bao giờ cũng bằng hoặc thấp hơn phân nửa giá trị thật mà họ tính được từ ngôi nhà. Nhưng cái giá ấy vẫn được chấp nhận. "Hầu hết các chủ sở hữu đều muốn nhanh chóng đập bỏ đi để xây mới nên giá cả không thành vấn đề. Mang tiếng thỏa thuận giữa hai bên nhưng chủ yếu quyết định giá là bọn tôi hết". - Anh ánh cho biết.
Sau khi thỏa thuận giá cả và đưa quân đến đập phá, các sản phẩm từ sắt, gạch, ngói thường được đem bán luôn với giá từ 1/2 đến 2/3 giá hàng mới. Riêng các sản phẩm từ gỗ như cửa, cột, kèo... sẽ được đem về xưởng, sơn sửa lại và bán với giá cao gấp 3, gấp 4 lần giá ban đầu. Một chủ lò mổ lớn có đội quân hùng mạnh, mỗi tháng có thể mổ được hàng chục căn nhà lớn nhỏ. Có công trình chỉ riêng phần đập phá đã mất cả tuần lễ.
Được biết, doanh thu của nghề mổ nhà cũ này tuỳ thuộc vào thời vụ. Có thời điểm cả chủ và công nhân "ngồi chơi xơi nước" cả tuần nhưng cũng có tháng họ làm không hết việc. Khi được hỏi, các chủ lò mổ nhà tại Liên Cơ cho biết, tháng đỉnh điểm trừ hết chi phí, mỗi lò mổ cũng thu được hàng trăm triệu đồng từ nghề độc đáo này.
(Theo Đời sống & Pháp luật)


Phim dài nhiều tập: "Chuyện rùa Hồ Gươm"!
Mon, 03/07/2011 - 11:12 — songchi
Song Chi.
Những ngày này, nếu ai theo dõi báo chí Việt Nam sẽ nhận thấy, bên cạnh những thông tin dày đặc về tình hình lạm phát, đồng tiền VN bị phá giá, vật giá leo thang khiến đời sống của người dân trở nên khó khăn hơn rất nhiều…là những thông tin xoay quanh vấn đề sức khỏe, chẩn đoán bệnh tật và cứu chữa cho rùa hồ Gươm mà từ báo chí cho tới người dân đều gọi bằng “cụ” và viết hoa: “Cụ Rùa”.
Phải nói là có đến hàng chục, thậm chí cả trăm bài báo về vấn đề này. Nhiều bài báo giật tít đọc cứ tưởng như đang nói đến chuyện một con người, một nhân vật nào đó đang bị ốm và cần phải cứu chữa: “Độ tuổi cao của rùa sẽ ảnh hưởng đến công tác chữa trị “(báo Đời Sống&Pháp Luật), "Tâm tình với cụ rùa Hồ Gươm" (Tuần Việt Nam), “Cụ Rùa cũng tuân theo quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” (VTCNews), "Sức khỏe của cụ rùa hồ Gươm thật đáng lo ngại" (VTCNews), “Nhiều sở, ban ngành, giáo sư, tiến sĩ… khẩn cấp cứu rùa” (báo SGTT), “Cụ rùa" chưa thể lên bờ vì “phòng khám” dở dang” (TTXVN). ..Báo Thể thao và văn hóa còn viết mạnh hơn “Cứu một huyền thoại”!

Rùa hồ Gươm với nhiều vết thương trên mình. Nguồn: laodong.com.vn

Chuyện bệnh tật cho “Cụ Rùa” thì càng rắc rối hơn, nhà nghiên cứu này thì bảo “cụ” bị viêm phổi, nhà nghiên cứu khác lại bảo “bị nhiễm trùng da”, bị nấm mốc…Việc cứu chữa được bàn thảo họp hành tới lui ròng rã, đủ phương án được đặt ra. Chỉ tính riêng trong năm 2011 việc họp hành lên kế hoạch, phương án tới nay là cả tháng trời, đến lúc tiến hành thì có đến cả chục ban, ngành khác nhau phối hợp, nào sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục Thuỷ sản, sở Xây dựng, công ty Thoát nước, công ty Công viên cây xanh, sở Khoa học và công nghệ, sở NN&PTNT, hội đồng chữa trị rùa hồ Gươm (do một lãnh đạo sở tại Hà Nội làm chủ tịch)… Phải “Lập Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hồ Gươm” trong đó Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi được giao làm Trưởng ban chỉ đạo. Đã lập xong rồi lại phải “Thay Chủ tịch Hội đồng cứu Rùa Hồ Gươm “(Bee.net.vn ngày 1.3): “Bác sĩ thú y Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội sẽ là chủ tịch Hội đồng chữa trị Rùa Hồ Gươm thay cho Giám đốc Sở Y tế Lê Anh Tuấn. Ông Tuấn giải thích, ngành y tế chỉ có thể xử lý những vấn đề liên quan tới sức khỏe con người. Việc chữa trị cho Cụ Rùa các bác sĩ thú ý đảm nhận là đúng chuyên môn nhất.”
Rồi lập một Hội đồng chữa trị, rồi thì một đội dẫn dắt cụ rùa với “Lưới sử dụng để dẫn dắt rùa Hồ Gươm là lưới đặc chủng, có một hệ thống phao nổi trên mặt nước. Trong trường hợp cụ rùa phản ứng mạnh gây khó khăn cho việc lai dẫn, những người thực hiện nhiệm vụ này sẽ sử dụng các công cụ nói trên để hoàn thành nhiệm vụ.” (“Đội dẫn dắt cụ rùa’ bắt đầu làm việc”, báo VNN ngày 6.3) v.v…Thật là long trọng, nhiêu khê và tất nhiên là tốn kém thời gian, nhất là tiền bạc!
Còn người dân? Mỗi lần rùa nổi hàng trăm người, thậm chí hàng ngàn người vây kín hồ để…chiêm ngưỡng. Nhiều bức hình chụp trên báo cho thấy khu vực chung quanh bờ hồ người người chen chúc, không còn một chỗ trống, leo cả lên cây để có thể trông thấy “Cụ”.

Người dân chen nhau xem rùa nổi sáng 6.3.2011. Nguồn: vietnamnet.vn
Con Rùa ấy như thế nào mà quan trọng vậy? Đã là người VN thì ai cũng thuộc lòng những câu chuyện truyền thuyết về rùa gắn với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc như Rùa Kim Quy tức sứ giả Thanh Giang đã giúp vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ thần đánh giặc, Rùa Vàng cho Lê Lợi mượn kiếm đánh thắng giặc Minh…Con Rùa vì vậy đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng, gợi nhớ đến lịch sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc. Rùa lại là một trong bốn linh vật “long, ly, quy, phụng” theo văn hóa của nhiều nước phương Đông, nhất là những nước ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Riêng rùa hồ Gươm, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là một giống rùa quý hiếm “Theo tài liệu của chương trình bảo tồn rùa châu Á (Asia Turle Propram), thế giới ghi nhận còn bốn con rùa Hoàn Kiếm (tên khoa học là Rafetus swinhoei). Trong đó, ở Việt Nam có hai cá thể, một sống ở hồ Gươm và một ở hồ Đồng Mô, hai con còn lại ở Trung Quốc.” (Bài “Tìm hậu duệ cho Rùa Hồ Gươm”, báo Vnexpress ngày 4.3, hoặc trong bài “25 loài rùa nguy cấp nhất”, trang Thiennhien.net ngày 4.3)…
Thế thì chuyện từ chính quyền cho tới người dân VN quý con rùa Hồ Gươm đến thế cũng là dễ hiểu. Rùa Hồ Gươm không chỉ là một biểu tượng văn hóa, biểu tượng tâm linh mà còn là một phần không thể thiếu của Hà Nội. Hà Nội mà không có Hồ Gươm, Hồ Gươm mà không có tháp Rùa và con rùa thật đang sống thì…đúng là mất đi ý nghĩa nhiều lắm.
Tuy nhiên, trong cái cách mà cả nhà nước, giới truyền thông báo chí cho tới người dân làm quá lên về chuyện tình trạng sức khỏe và các biện pháp cứu chữa cho rùa Hồ Gươm, thật tình nó có cái gì đó không ổn. Báo chí viết đến hàng chục, hàng trăm bài, theo sát từng diễn biến chung quanh sự việc, như nói về một con người. Chẳng hạn “Bất ngờ, đến cuối buổi sáng, dưới cơn mưa lất phất, "cụ" rùa lại nổi và tìm cách lên bờ. Như rất nhiều lần trước, toàn thân chằng chịt vết thương của cụ lại phơi hẳn lên mặt nước trước sự xót xa, lo lắng của rất nhiều du khách.” ( “Độ tuổi cao của rùa sẽ ảnh hưởng đến công tác chữa trị”, báo Đời sống và Pháp luật ngày 5.3). Người dân thì theo dõi từng động tác của rùa, cả khi rùa ăn mèo chết “Chen chân xem cụ Rùa ăn mèo chết” (báo Tiền phong ngày 6.3), cả quá trình tìm cách cứu chữa cho rùa. Cái sự “xôn xao, um sùm” ấy khiến báo chí nước ngoài cũng phải viết về đề tài này, bài “Sacred turtle's final lesson” (“Bài học cuối cùng của rùa thiêng”, trên trang Yumasun.com), hay “Vietnam scrambles to save Hanoi’s sacred turtle” mà Anh Ba Sàm dịch là “Việt Nam lăn lê bò càng ra để cứu chú rùa thiêng”, tin của AP và được đăng lại trên khoảng hai chục trang báo ngoại quốc!

Lời bình bên dưới bức hình trên báo Tiền Phong: chứng kiến cụ rùa thương tích đầy mình, nhiều người không khỏi xót xa. Nguồn: tienphong.vn
Không những thế, người ta đã huyền thoại hóa rùa Hồ Gươm, nhiều người còn “đánh đồng” rùa truyền thuyết trong lịch sử và rùa Hồ Gươm hiện nay khi tin rằng đây chính là con Rùa đã cho Vua Lê Thái Tổ mượn kiếm ngày xưa tức là rùa đã tồn tại khoảng 600 năm nay, rồi thì mỗi lần rùa xuất hiện là một điềm báo, điềm lành, gắn với một sự kiện có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, lịch sử, gắn với vận mệnh đất nước. Còn nhớ dịp khai mạc đại lễ 1000 năm Thăng Long chẳng hạn, hàng chục tờ báo đưa tin về sự kiện “linh thiêng rùa nổi đúng ngày đại lễ”, rồi bàn luận vì sao, có gì thần bí trong hiện tượng này v.v…
Ngay cả những người trí thức, quan chức cũng có những suy nghĩ rất lạ lùng. Một giáo sư mà theo báo chí “được nhiều người đặt cho các biệt danh “nhà rùa học”, “GS rùa”, thậm chí là “con trai của Thần Rùa”.... 20 năm qua, không ngày nào không theo dõi sát sao tình hình “cụ” rùa hồ Gươm, đã nói: “Tôi chiêm bao gặp “cụ” rồi khi ăn, khi làm việc cũng nghĩ đến cụ”. Từ đó, tôi biết đời mình sẽ gắn chặt cùng “cụ” rùa hồ Gươm” – ông tâm sự. (“Nỗi lòng “giáo sư rùa”, báo Lao Động ngày 26.2), một nhà nghiên cứu văn hóa thì nói rằng "Mỗi lần có nguyên thủ các nước đến, "cụ" đều xuất hiện; có nước là bạn của ta, có nước không phải là bạn của ta, "cụ" nổi lên là muốn nhắn nhủ chúng ta một điều gì đó. Tôi cũng thống kê, ngay cả Đại hội Đảng 10, khai mạc "cụ" lên, bế mạc "cụ" lên. Trước đại hội 10, Dạ Cách Lâm sang "cụ" lên, Hồ Cẩm Đào sang "cụ" lên, năm 2002 Giang Trạch Dân sang "cụ" lên". (“Cụ" rùa già, cụ chết là chuyện bình thường!”, báo SGTT ngày 4.3)
Người trí thức còn nói thế, chả trách gì người dân bình thường. Phía dưới một số bài báo về vấn đề chuyện cụ rùa Hồ Gươm, người ta thấy có nhiều người đọc viết trách mắng quan chức, chính quyền làm ăn chậm chạp, tắc trách thậm chí thiếu ý thức, vô cảm, “lỡ cụ có mệnh hệ gì”, có người còn bảo “Chữa được cụ rùa cũng là chữa được phần nào cách sống của bản thân mỗi người chúng ta.”
Cũng qua báo chí đưa tin, có những người phụ nữ đã khóc lóc, tình nguyện đi quyên tiền để cứu cụ rùa.
Và không còn là chuyện bình thường nữa khi báo Đại Đoàn Kết ngày 25.2 đưa tin một người phụ nữ đã “Nhảy xuống hồ Hoàn Kiếm mong làm sạch nước hồ”, gào khóc thảm thiết. “Khi được hỏi vì sao lại nhảy xuống hồ bà Thưởng cho biết: Bà muốn mọi người cải tạo hồ Hoàn Kiếm để nước hồ được trong sạch...” để đảm bảo sức khỏe cho cụ rùa! Dù trong bài báo có cho biết, theo lời người con trai của bà thì bà có vấn đề bất ổn về tâm thần, nhưng đây quả là một sự kiện cần phải suy nghĩ. Không phải chính báo chí đã thông tin, thậm chí qua cách đưa tin, đã tác động đến những suy nghĩ của người phụ nữ này về tình trạng sức khỏe của rùa Hồ Gươm đó sao?

Nhân viên an ninh, trật tự cứu người phụ nữ nhảy xuống hồ Hoàn Kiếm mong làm sạch nước hồ! Nguồn: daidoanket.vn
Nói dại, lỡ cụ rùa Hồ Gươm mà “có mệnh hệ nào”, chắc người ta sẽ kéo đến bên hồ khóc lóc ầm ỹ, quan chức thì đương nhiên là không dám xẻ thịt rùa đã chết mà chắc là phải làm tang lễ, kèn hoa đèn trống đàng hoàng và chắc là phải ướp xác đưa vào viện bảo tàng!
Cứu chữa rùa Hồ Gươm là chuyện cần thiết. Và quan trọng hơn là qua chuyện này, các cơ quan chức năng đã làm luôn một việc mà nếu không có chuyện rùa đau yếu chắc là họ vẫn chưa làm, đó là chuyện làm sạch Hồ Gươm! Một cái hồ ở ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội mà bẩn và ô nhiễm đến kinh khủng mà từ lâu nay người ta vẫn mặc kệ. Bởi “Ông Phạm Quang Nghị, bí thư Thành uỷ Hà Nội, trong một cuộc trả lời phỏng vấn đầu năm ngoái, có nói: “Nước hồ Gươm có dấu hiệu ô nhiễm đã lâu nhưng có nạo vét hồ Gươm hay không, qua nhiều năm thảo luận, nâng lên đặt xuống, cuối cùng vẫn tồn tại hai ý kiến: nạo vét và không nạo vét”. Theo ông Nghị: “Sở dĩ như vậy là vì hồ Gươm được nhìn nhận không chỉ là cảnh quan du lịch, sinh thái bình thường mà là hồ gắn liền với truyền thuyết, lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh… nên làm hay không làm đều có nhiều ý kiến và đều hết sức đắn đo”. (“Hồ Gươm sẽ được cứu nhờ rùa?”, báo SGTT ngày 4.3)
Thật hết ý kiến!
Nói gì đến bao nhiêu con sông, con kênh bị ô nhiễm khác ở Sài Gòn và ở khắp nơi trên đất nước, nhưng vì không có rùa thiêng nên có ai nghĩ đến chuyện làm sạch đâu?
Người Hà Nội xót xa khóc lóc vì rùa Hồ Gươm đau yếu, bệnh tật, nhưng vẫn cứ thản nhiên xả rác thải các loại xuống lòng hồ. Nói về chuyện “văn hóa xả rác” của người Hà Nội thì mất lòng nhưng đó là sự thật, cứ mỗi lần hội hè tại Hà Nội là sau đó cả một bãi chiến trường tan hoang, rác quẳng bừa bãi khắp nơi, chưa kể nạn bẻ cành, vặt hoa, bê cả chậu hoa cảnh về nhà trong những lần tổ chức hội hoa xuân mà báo chí đã phản ánh! Chưa sửa được thói quen xấu này thì có tốn bao nhiêu tiền, thời gian để làm sạch Hồ Gươm xong, một thời gian sau lại bẩn thỉu như cũ!
Nghĩ cũng lạ. Có mỗi một chuyện cứu chữa con rùa mà bao nhiêu ban bệ, bao nhiêu con người họp tới họp lui, bàn tính mãi hàng tháng trời, chả trách gì những chuyện to lớn như điều hành, quản lý nền kinh tế vĩ mô chẳng hạn mới nát bét ra, khiến người dân phải quay cuồng giữa cơn bão giá, bữa cơm ngày thường của tầng lớp nông dân, công nhân, sinh viên, dân nghèo thành thị cho tới viên chức chỉ còn lại rau và đậu, họa hoằn lắm mới dám…chạy qua hàng thịt cá!
Chuyện làm sạch hồ, bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sống trong lành cho con người, chuyện xây dựng một nếp sống văn minh, có ý thức giữ gìn cái sạch, đẹp chung cho mọi người mới là cái chính, thì người ta lại quá quan trọng chuyện rùa thiêng và những yếu tố đầy mê tín chung quanh con vật. Lại nhớ đến chuyện lá ấn đền Trần, hàng ngàn con người chen lấn nhau, giành giật xô đẩy kinh hoàng để có được lá ấn hầu may mắn về đường công danh trong lễ hội khai ấn đền Trần, Nam Định vào đêm 14 rạng ngày rằm tháng Giêng âm lịch vừa qua. Cũng lại các quan chức bày ra trò khai ấn, in, phát, ấn…Chả phải nhà nước này đang cổ xúy cho những trò mê tín dị đoan là gì. Một đất nước mà ông Thủ tướng thì có sáng kiến đúc tim cho tượng Thánh Gióng, quan chức từ trên xuống dưới chăm chỉ đi lễ chùa cúng bái cầu cho thăng quan tiến chức, lộc vô đều đều, báo chí và người dân thì bấn loạn cả lên về chuyện rùa bệnh …thì đừng mong có cách mạng hoa nhài, hoa mai, hoa sen hay hoa súng!
Ôi, Việt Nam, đất nước tôi, dân tộc tôi!

No comments:

Post a Comment