Monday, March 14, 2011

Mẹo tìm việc part-time

Mẹo tìm việc part-time
Submitted by mickey on Thứ Bảy, 08/12/2007 - 15:27
• Tìm việc làm
Vào một thời điểm nào đó, bạn thấy mình cần phải tìm một công việc làm thêm ngoài giờ hành chính. Nhu cầu này có thể xuất phát từ rất nhiều lý do: công việc chính quá nhàn rỗi, muốn kiếm thêm thu nhập, muốn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới,…
Điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới, đó là lướt qua các công ty bạn muốn làm việc để hỏi xem họ hiện có những công việc kiểu đó hay không.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một vài mẹo sau đây.
Hỏi chính sếp cũ của bạn
Nếu trước đây bạn đã từng có một công việc tốt và không ngại phải quay lại làm việc ở công ty cũ trong vai trò một nhân viên part-time, bạn có thể liên hệ với một người quen của mình tại đó hoặc với ông chủ cũ để hỏi thăm những vị trí còn để ngỏ. Kể từ thời gian bạn nghỉ làm ở đó tới nay nếu bạn đã tích luỹ được thêm các kỹ năng mới, trong việc sử dụng máy tính chẳng hạn, bạn đừng quên đề cập điều này trong khi trò chuyện. Nếu quả thực trong công ty còn những vị trí part-time phù hợp với trình độ và khả năng của bạn thì hãy hỏi về việc nộp đơn xin việc và sơ yếu lý lịch.
Liên hệ với công ty cung cấp những việc phù hợp với sở trường của bạn
Chẳng hạn, nếu bạn đã quen đảm nhiệm công việc của một copywriter, bạn có thể liên hệ với các công ty quảng cáo để tìm xem bạn có thể làm việc vài giờ hay vài ngày mỗi tuần cho công ty nào đó. Để được thuận lợi, nhiều khi bạn phải chấp nhận thời gian đầu chỉ làm vài ngày trong một tháng, sau này, khi đã chứng tỏ được năng lực bạn có thể kiếm được những công việc thường xuyên và lâu dài hơn.
Tìm những tổ chức muốn khai thác lợi ích từ những kỹ năng của bạn
Rất nhiều công ty, viện nghiên cứu và các quỹ không đủ tiền thuê toàn bộ số nhân viên cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc mong muốn. Do đó, họ cần tìm một số nhân viên part-time để phủ lấp khoảng trống công việc cần làm hoặc chỉ để làm vài ngày một tuần để họ không phải thanh toán các khoản trợ cấp cũng như thêm giờ của nhân viên.
Bất kể bạn có những kỹ năng làm việc nào, hãy gọi điện tới các công ty được niêm yết trên Những trang vàng trong danh bạ điện thoại hoặc những rao vặt trên báo để hỏi xem họ có cần những kỹ năng của bạn trong các vị trí part-time hay không.
Liên hệ với các công ty môi giới việc làm
Đó có thể là các dịch vụ cung cấp nguồn việc tạm thời, các đơn vị việc làm trực tuyến hoặc các tổ chức quốc gia trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn. Những đơn vị, tổ chức đó sẽ giúp bạn cập nhật các thông tin về việc làm part-time phù hợp với chuyên ngành của bạn.
Tham dự một vài lớp học bổ sung các kỹ năng mới để đáp ứng tốt hơn cho công việc
Nếu bạn thấy mình còn thiếu một số kỹ năng sử dụng máy tính, hãy đăng ký theo học lớp vi tính vì rất nhiều công ty hiện nay muốn tuyển dụng những nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm phổ thông. Trường hợp bạn đã ấp ủ trước một dự định việc làm cụ thể nào đó trong đầu, chẳng hạn là một trợ giảng, bạn cần tìm hiểu những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu và được thuê làm người hỗ trợ giáo viên trong lớp.
Một vài tuần đầu tư công sức, trí tuệ sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để tìm được công việc làm thêm phù hợp với kỹ năng cũng như sở thích của bạn.
Nói chung tìm việc part-time luôn dễ dàng hơn tìm việc full-time. Hãy chuẩn bị một bản sơ yếu lý lịch đáng tin cậy và tự đào tạo mình những kỹ năng cần thiết để có thể gây được ấn tượng tích cực với các giám đốc công ty, những người bạn mong muốn được cùng làm việc.
Danong/Essortment
Lời thú nhận của nhà tuyển dụng
Submitted by admin on Chủ Nhật, 28/10/2007 - 01:38
• Phỏng vấn
Trong cuộc phỏng vấn, ứng viên rất muốn biết nhà tuyển dụng đang nghĩ gì về mình. Chúng tôi có một vài tiết lộ cho bạn đây.
Họ thật sự thích bạn
“Tôi luôn có xu hướng bước vào một cuộc phỏng vấn với mong muốn sẽ nhận ứng viên đó”, Christine Peterson, Phó Chủ tịch Marketing của Công ty TripAdvisor nói. Bà cho biết, ngoài các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp, các ứng viên tỏ ra tốt bụng, nhanh trí và thú vị… sẽ “rất dễ dàng thuyết phục được tôi”.
Bà Peterson kể về một ứng viên, đáp ứng mọi yêu cầu về chuyên môn, nhưng đã bị loại khỏi sự quan tâm của bà khi cô này đòi nhân viên lễ tân thay một cốc cà phê hoàn toàn ngon lành bằng một cốc mới nóng hổi.
Họ không muốn nghe những gì bạn nghĩ họ muốn nghe
“Nhà tuyển dụng đủ thông minh để hiểu câu trả lời của ứng viên chỉ là do sách dạy” - Mary Gormandy White, một cố vấn nghề nghiệp của Công ty MobileAla - nói. Trong những câu trả lời giáo điều đó, nhà tuyển dụng đọc được sự không chân thành. “Bạn phải là chính mình trong một cuộc phỏng vấn”, bà White khẳng định.
Họ không mong đợi bạn sẽ trả lời được tất cả các câu hỏi

“Nhà tuyển dụng quan tâm nhiều hơn đến cách bạn tìm ra câu trả lời cho những vấn đề chưa biết thay vì giả vờ biết cái mà bạn không biết”, Linda Finkle thuộc công ty tư vấn quản lý ở Potomac cho biết. Cũng theo bà Finkle, trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng có thể đặt một câu hỏi mà họ không hy vọng bạn có thể trả lời. Họ chỉ đơn giản muốn xem cách bạn giải quyết nó thế nào thôi.
Nếu bạn bí câu trả lời, tốt nhất là hãy thừa nhận điều đó, nhưng hãy thêm rằng bạn có thể đưa ra một gợi ý hay hoặc một cách để tìm ra câu trả lời. Quan trọng nhất, đừng giả vờ biết cái bạn không biết. “Không biết là chuyện bình thường. Bịa đặt hay giả vờ biết thì không ổn chút nào” - Finkle nhấn mạnh.
Họ tôn trọng nhiệt huyết của bạn
Theo bà Michele Minten, giám đốc tuyển dụng của một công ty ở Chicago, một trong những điều tệ hại nhất mà ứng viên có thể làm là không thể hiện sự quan tâm thực sự đối với công việc họ đang dự tuyển. “Khi tôi nghe ứng viên thể hiện nhiệt huyết và năng lượng cho công ty và các sản phẩm của chúng tôi, tôi muốn nhận họ”.
Theo CareerBuilder

No comments:

Post a Comment