Monday, March 7, 2011

Giọng Hát Cao Vút Vang Vọng Núi Đồi Đà Lạt

Diễm Liên: Giọng Hát Cao Vút Vang Vọng Núi Đồi Đà Lạt

Diễm Liên tâm sự: “Thật sự hôm nay nhìn lại những ngày tuổi thơ của mình thì nghĩ rằng mình đã khổ và vất vả vì lúc nào cũng phải làm việc cùng với mẹ để kiếm sống cho gia đình, nhưng nhớ lại thì Diễm Liên thấy mình đã có những ngày tháng khá êm đềm và hạnh phúc. Vì khi đó, Diễm Liên không biết về một cuộc sống nào khác hơn, và chung quanh mình, dù mình có cực khổ nhưng cũng có những bạn bè còn cực khổ hơn mình. Kỷ niệm nhớ nhất về quê hương vẫn là thành phố thơ mộng Đà Lạt với núi đồi, với màu xanh, với căn nhà nhỏ, có bộ ván gỗ, nơi mà 6 mẹ con ăn ngủ và làm việc. Nhà có 6 người nhưng chỉ có một chiếc xe đạp. Tất cả mọi người phải chia nhau để xử dụng. Có những ngày mẹ con phải ăn khoai nhưng vẫn vui vì có nhau. Nhà chỉ có 6 người đàn bà. Cuộc sống bình thản và an vui. Rồi bố trở về. Bỗng dưng có một người đàn ông trong nhà. Mọi thứ tự bị đảo lộn. It’s kind of weird. Bố em đã bị cầm tù tới 13 năm nên ông cũng có những cái sốc riêng của ông. Gia đình cũng đã có những tháng ngày sóng gió. Nhưng mọi chuyện cũng qua đi…”


Than Nhan lần đầu tiên đến Austin
với Đại Nhạc Hội “Nỗi lòng Người Đi” do hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) tổ chức tại Hendrickson, Pfuggerville vào ngày 26 tháng 4 sắp tới. Đưọc hỏi Diễm Liên nghĩ gì và muốn nói gì với khán thính giả hằng yêu mến Diễm Liên tại Austin, Diễm Liên cười và bảo:
Buổi Đại nhạc hội còn có sự đóng góp của ca nhạc sĩ MC Nam Lộc, Thiên Thùy, ca sĩ Nguyên Khang, Thái Hà, Thanh Nhàn, Tuấn Duy, cùng các màn vũ và hoạt cảnh xuất sắc do Đoàn Thanh Thiếu Niên Phật Tử chùa Linh Sơn và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể của Nhà thờ Các Thánh Tử đạo Việt Nam tại Austin trình diễn.






Lam Phương, Vì Sao Khiêm Tốn
những bài hát mang người nghe về cái nắng ấm của miền nam tự do
chan chứa cái ước mơ của cuộc sống họ thật bình dị với cái hạnh phúc của trăng thanh bình, của mơ mùa lúa mới, của gạo trắng trăng thanh như:

Người nông dân vất vã đổ mồ hôi, nhoc nhằn cho thửa ruộng mà họ bám víu để sinh sống. Ngày mùa gặt hái thu hoạch dưới ánh trăng vàng là niềm hạnh phúc của đời sống thôn quê.
LP diển tả niềm vui sướng của người nông gia qua bài “Khúc Trăng Ngày Mùa” với tiếng chày khua giã gạo, xen lẫn tiếng hát hoan ca ngày mùa:
LP diển tả nét đẹp của miền nam, nơi bao người dân hiền hòa, yêu chuộng tự do được may mắn sống dưới ánh sáng của thiên nhiên, của tình người, qua bài “Nắng Đẹp Miền Nam”:
Năm 1954 khi miền nam hân hoan tiếp nhận hai triệu người di cư từ miền bắc vượt vĩ tuyến 17 để tìm tự do nơi phương nam, Lam Phương sáng tác nhạc phẩm “Chuyến Đò Vĩ Tuyến”, nói lên mối tình chia cách bởi định mệnh khắt khe của quê hương phân ly:
Ngày trước năm 75, tôi nghe chị Hoàng Oanh hát bài “Tình Anh Lính Chiến”, tôi thích lắm, bài hát nói lên tình đẹp nên thơ khi người trai đi chiến đấu bảo vệ sơn hà, nơi hậu tuyến yên vui người em gái xây ước mơ, xây mộng đẹp ngày đoàn viên:

Tôi cũng nghe chị Thanh Tuyền cất tiếng ca vang bài hát “Đêm Đài Chiến Tuyến” khi xưa tại Sài Gòn. Một nhạc phẩm nói lên giờ phút xa xôi nơi chiến trường người chinh nhân đang đồn trú nơi xa xăm, nhớ về người em gái nhỏ, rồi biên những dòng thơ nhung nhớ gởi về từ chiến tuyến:

Âm nhạc có những bản nhạc được quảng đại quần chúng trong dân gian tiếp nhận rộng rãi khi nó thực sự nhập tâm hay đi vào lòng người vì nó nói lên nỗi lòng của họ hay một cảm nhận mà nhân gian gần gủi trong các tiết tấu, nhịp điệu của bài hát đó. Bài “Duyên Kiếp” là một trong các bài điển hình khi tôi nghe anh bạn hàng xóm nhà tôi trong cơn bị tình phụ, tối tối buồn tình vác đàn ra trước bao lơn nhà hát nghêu ngao kiểu chế lại lời bài hát:
“Em ơi nếu mộng không thành thì sao
Mua chai thuốc chuột uống vô là rồi
Đường đời mịt mời vạn nẻo về đâu
Mong chờ duyên kiếp đưa lối niết bàn...”
Thay vì lời đúng là:
“Em ơi nếu mộng không thành thì sao
Non cao đất rộng biết đâu mà tìm
Đường đời mịt mời vạn nẻo về đâu
Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu...”
Trong biến cố mất miền nam LP ra đi, rồi đem gia đình sang sau và định cư tại Cali. Nhưng vì có những khó khăn của tình cảm tại Mỹ, anh bỏ sang Pháp sinh sống. Khi anh ra nhạc phẩm “Lầm”, nó tiêu biểu cho hàng ngàn con tim trắc trở khi ân hận đưa em sang đây. Không phải nó chỉ đúng cho khối người di tản đợt năm 75 không thôi, mà gần đây nhiều anh “Việt Kiều” về bên nhà cưới vợ, rồi mang sang Mỹ, để rồi các anh cảm thấy lời bài “Lầm” thật ai oán, thật phũ phàng như lời tiên tri và nó rất gần gủi với họ hơn bao giờ hết.
xxx
Anh cho biết trong hơn 200 ca khúc anh sáng tác trong đời thì thời gian lưu trú bên Pháp nguồn cảm hứng phơi phới đến với anh tại kinh đô ánh sáng Ba Lê đã cho anh hơn phân nửa tổng số nhạc đó.
Vui say với tình yêu mới nơi kinh thành Paris, LP sáng tác nhạc phẩm “Mùa Thu Yêu Đương”, nhịp điệu tươi vui, lời nhạc thật tình tứ. Paris đem những mùa thu của LP thêm ngọt ngào trong hạnh phúc qua lời ca, tiếng hát:

Khi anh hay tin ca sĩ Họa Mi vượt thoát tìm tự do, xin tị nạn chính trị tại Pháp, LP cho ra nhạc phẩm “Em Đi Rồi” làm xúc động hàng triệu thính giả khi xem video mà Họa Mi ca bằng nước mắt oan khiên của hoàn cảnh nghiệt ngã vì gia đình phân ly:
“Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh?
Lá hoa còn xanh, hay tàn theo tháng ngày ?
Giờ một mình anh, lẻ bước trong sương mai
Người tình còn đâu, chỉ đớn đau con tim
Em đi rồi từ đây tiếng hát cô đơn
Biết chia cùng ai nỗi buồn trên xứ người
Một lần biệt ly chẳng biết nói năng chi
Lệ tràn bờ mi thì đã quá chia ly
Dù tình thật xa tình vẫn còn đây
Khóe mắt u hoài vì ngấn lệ chưa vơi
Trời buồn tình ngâu trời đêm bão tố
Mưa tuôn thành giòng thuận gió biển đông
Tình buồn tình xa tình không mờ xóa
Hai phương trời rộng tình vẫn mênh mông.”
Lời Kết:
Có lẽ không ai chối cải LP là một nhạc sĩ tài danh vì những nhạc phẩm của anh đã đi vào lòng dân gian, những lời ca từ các bài hát của LP đã đi vào quảng đại quần chúng.

LP trải qua ba thử thách trong cuộc đời là: Sự nghèo khó lúc thiếu thời, Sự bấp bênh của hạnh phúc cá nhân khi ra hải ngoại, và Sự nguy hiểm của vấn đề sức khỏe đe dọa đời anh. Đến nay anh đang hướng về cái tuổi “Cổ Lai Hy” 70, một khúc quanh quan trọng trong cuộc sống đối với người Việt Nam. Chúng tôi vui khi gặp anh và xin cầu chúc sức khoẻ anh thêm dồi dào, người nhạc sĩ của của những tình tự yêu đương, của những tiếng lòng quê hương.

Khi ra về trên freeway hướng về Los Angeles, anh Morita hỏi tôi sẽ viết gì và có kỷ niệm gì với nhạc sĩ Lam Phương. Tôi đáp lời anh Morita là bài viết tôi sẽ kể nhiều về những nhạc phẩm của anh Lam Phương mà tôi thích. Lam Phương cho tôi niềm lạc quan, sức phấn đấu bền bỉ và nụ cười hiền hòa như những mùa trăng thanh bình trong bài hát của anh. Và điều trên cao hơn hết mà chúng tôi quí anh vì:
"Lam Phương là một vì sao khiêm tốn."
Việt Hải Los Angeles

No comments:

Post a Comment