Monday, March 7, 2011

Vì sao nước Mỹ lại quá giàu?

Vì sao nước Mỹ lại quá giàu?
________________________________________
• Nhìn ra thế giới
Tinman
Câu hỏi này tui cũng tự hỏi rất nhiều lần nhất là sau khi đặt chân tới xứ sở này... Tại sao nước Mỹ giàu trong khi nhiều người Mỹ cũng chỉ ở mức độ thông minh bình thường chẳng hơn người châu Á mình bao nhiêu?

Nước Mỹ giàu vì nhà nước của Mỹ luôn tạo điều kiện cho dân chúng làm giàu.

Chúng ta cũng biết, nước Mỹ luôn luôn khuyến khích dân chúng làm giàu một cách lương thiện để góp phần đóng thuế vào nuôi chính phủ và các thành phần nghèo trong xã hội Mỹ. Chỉ cần một khối óc, sự làm lụng chăm chỉ thì một người dân Mỹ đã có thể sống tương đối đầy đủ.

Nếu bạn là người có tài, có học thức và có khả năng kinh doanh thì bạn có thể có cơ hội trở thành người giàu.

Người càng giàu thì tiền thuế sẽ thu càng nhiều, nhiều tiền thuế thì xã hội, môi trường, giáo dục và các chương trình phúc lợi xã hội nâng cao góp phần tạo thêm điều kiện cho những người khác làm giàu và cái vòng lẫn quẩn này cứ xoay mãi, ngày càng lớn.

Chẳng những công tác phát triễn làm giàu là nhiệm vụ của trung ương mà cũng chính là nhiệm vụ hàng đầu của các quan chức cấp địa phương kể từ những nghị viên của thành phố.

Hội đồng thành phố luôn luôn tạo ra những luật lệ dể dàng để khuyến khích sự buôn bán thương mại trong địa phương của họ đồng thời tao những điều kiện thuận lợi cũng như thu hút dân cư tài giỏi ở mọi nơi đến vùng của họ lập nghiệp để có thể thúc đẩy kinh tế đia phương.

Khác với cái lối chính quyền hành dân và luôn kiểm soát chặt chẽ người dân từ cái ăn, cái mặt, lối suy nghĩ, chính quyền của Mỹ chỉ làm nhiệm vụ hổ trợ và phục vụ nhân dân là chính cho nên người dân có nhiều điều kiện thuận lợi dể phát triển cho cá nhân mình.

Nước Mỹ giàu vì chính sách nhập cư của Mỹ.

Nếu hỏi mục địch của một người dân nhập cư tới Mỹ ở dạng phi chính trị là gì? Thì 10 người sẽ hết 9 người nói là họ muốn làm giàu, hay họ muốn thực hiện một American dream.

Chính ước muốn mãnh liệt này thúc đẩy con người cố gắng phấn đấu và làm việc hết mình để thực hiện được ước mơ của họ. Khi sang nước Mỹ với 2 bàn tay trắng, vốn sinh ngữ kém hơn dân bản xứ thì người nhập cư sẻ cố gắng, cố gắng và cố gắng hết mình để theo đuổi kip dân bản xứ hay những người đã sinh sống ở đất nước này lâu hơn. Sự cố gắng đó tạo ra 1 sự cạnh tranh giữ cũ và mới, tạo ra 1 môi trường cạnh tranh trong mọi lãnh vực khiến cho cã người cũ, lẫn người mới phải cố gắng để có thể bắt kịp nhau.

Ngoài số lượng nhập cư vài trăm ngàn người mỗi năm, nước Mỹ còn có những lời mời đặc biệt tới những nhân tài của các quốc gia khác, thu hút họ đến nước Mỹ để làm việc và sinh sống, góp phần làm cho quốc gia này càng thêm phôn vinh và thịnh vượng.

Nước Mỹ giàu là vì xã hội Mỹ là xã hội cạnh tranh, cạnh tranh trong mọi lãnh vực từ kinh doanh, giáo dục, đến ngay cả trong công việc làm.

Đơn cữ một chuyện đơn giản như đi xin việc, một ứng viên phải biểu lộ một cách xuất sắc nhất để đạt được vị trí cao nhất để có khả năng được tuyển dụng.
Trong kinh doanh thì càng khốc liệt, sự cạnh tranh mạnh mẽ tới mức sống còn của một doanh nghiệp theo quy luật phần thắng thường thuộc về bên nào giỏi hơn. Điều này làm cho các công ty luôn phải có những chính sách để tuyển dụng những nhân tài, thậm chí có những công ty chỉ chủ trương mướn những người xuất sắc và tài giỏi để họ có thể đứng vững, phát triễn mạnh và luôn thắng thế đối phương.

Trong công việc làm cũng vậy, mọi cá nhân luôn biểu hiện mình rất cao để có thể được lên chức, lên lương, hay được giữ lại nếu chẳng may công ty phải giảm nhân viên trong thời kỳ khó khăn.

Chắc chắn bạn sẻ đặt câu hỏi... vậy thi những người dở thì sao? Theo quan niệm người Mỹ thì chẳng có ai là người dở cả, một người tìm đúng công việc thích hợp với năng khiếu, trình độ thì sẻ làm việc đó tốt nhất. Nếu bạn không làm tốt công việc hiện tại thì sẻ bị xã hội đào thải, cho tới khi kiếm được một việc làm phát huy khả năng cao nhất.

Người Mỹ giàu vì họ biết sử dụng hiệu quả và hiểu rỏ giá trị thời gian của họ.

Thời gian là tiền bạc và đó là châm ngôn của người Mỹ.
Tiền lương của họ được tính theo từng giờ $5, $10, $20, $50... thậm chí vài trăm đô hay vài ngàn đô 1 giờ vì vậy ý thức về thời gian của họ rất cao.

Sự chậm trễ hay bỏ hẹn là hầu như khó có thể được chấp nhận trong kinh doanh và trong công việc trừ những yếu tố khẩn cấp. Chính ở điểm này khi họ làm việc thì sẽ có hiệu quả cao.

Người Mỹ lại càng chẳng bao giờ "lãng mạn" hay "tốn nhiều thì giờ" như người Á châu chúng ta, sẳn sàng vì chinh phục một cô nàng nào đó, bỏ cả tháng, vài tháng, thậm chí cả năm để lấy được trái tim của nàng!

Những chuyện tốn kém thì giờ và thiếu hiệu quả như vậy họ thường không làm... và đôi lúc chúng ta thấy họ rất thực dụng trong những chuyện tình cảm giao tiếp khác. Họ thường lấy thì giờ quy ra tiền, và lấy tiền quy ra thời giờ và sẽ cân nhắc trước một công việc là nên dùng tiền hay dùng thì giờ để làm sao cho có hiệu quả cao.

Ví dụ nếu mổi ngày bỏ ra 1/2 giờ để giặt đồ, và mỗi giờ người đó đi làm được $10. Vậy thì nếu mua 1 bộ máy giặt sấy có thể xài được 5 năm giá là $600 thì người đó sẻ tiết kiệm được: 1/2 giờ * 5 USD * 365 * 5 năm = 4562.5 - $600 + 1500 điện nước cho 5 năm thì người đó sẻ tiết kiệm được $2500 cho 5 năm hay $500 cho mỗi năm. Với thời gian tiết kiệm đó họ có thể dùng nó để đi làm ra tiền.

Xã hội Mỹ là xã hội tiêu thụ.

Xã hội tiêu thụ là xã hội luôn khuyến khích sự phát triển của những sản phẩm mới và vì sản phẩm luôn phát triển, cải tiến đưa tới nhiều công ăn việc làm và doanh nghiệp được tao ra khiến cho kinh tế xã hội càng nâng cao đáng kể.

Xã hội Mỹ cũng là xã hội đòi hỏi cao về dịch vụ, điều này cũng sinh ra một số lượng công việc khổng lồ để đáp ứng cho những nhu cầu này của người dân Mỹ.

Vì sự phát triển không ngừng của khoa học kỷ thuật, sự tìm tòi ra cái mới, trình độ tự động hóa cao nên năng suất lao động rất cao, vì năng suất lao động cao thúc đấy các mặt xuất khẩu tại Mỹ. Điều này tạo ra một nguồn lợi nhuận khổng lồ trong các công nghệ cao cấp vì dụ như sản phẫm điện tử và tin học khiến cho nước Mỹ có thể thu được lợi nhuận rất cao trong những lãnh vực này.

Nước Mỹ giàu có là vì đa số dân Mỹ sống hướng về tương lai.

Người Mỹ luôn đặt nặng giá trị tương lai hơn giá trị hiện thực, điều này khiến dân Mỹ thường lạc quan và sống tiến về tương lai hơn.
Ví dụ khi bạn tốt nghiệp hay bạn đi làm thì lập tức bạn có thể mượn nợ mua xe, mua nhà... vì bạn tiên đoán trong tương lai bạn có thể trả hết những nợ nần này. Điều này khuyến khích kinh tế của quốc gia trong hiện tại.

Các công ty của Mỹ cũng vậy, khi người đầu tư vào cổ phiếu của chúng, người ta chỉ nghĩ tới giá trị tương lai của nó.. điều này khiến cho nhiều công ty, sản phẩm có giá trị ảo. Giá trị ảo này góp phần làm cho dân Mỹ cảm thấy họ giàu hơn ở tương lai và thúc đẩy họ tiêu thụ và gián tiếp ảnh hưởng tới kinh tế.

Ngoài ra giá trị ảo này làm cho dân Mỹ trở nên "giàu hơn" những dân ở nước khác.

Nhưng nếu lấy những người Mỹ thông thường ra mà tính toán kỹ lưỡng thì người Mỹ nào cũng là những con nợ khổng lồ từ việc mượn nợ và xài cho tương lai... Nhìn vào tổng thể nước Mỹ thì cũng vậy, nước Mỹ có một số nợ khổng lồ nhất thế giới, nếu số nợ đó phải trả ngay lập tức thì nước Mỹ liệu còn có thể là một nước giàu?

Cuối cùng thì sự giàu có và thinh vượng của xã hội Mỹ là do nền móng dân chủ của nó khiến cho nước Mỹ có một thể chế chính trị ổn định.

Tuy là những kỳ bầu cử tổng thống hàng 4 năm có thể do đảng này, đảng kia thắng cử, nhưng toàn bộ nền tảng về chính trị, luật pháp và hành pháp Mỹ hoàn toàn không hề thay đổi hay suy xuyển.
Từ ổn định về chính trị và hành chánh đưa tới sự ổn định và vững chắc trong kinh tế vào phát triễn xã hội.
Đôi lúc nước Mỹ trải qua các thời kỳ khủng hoảng về kinh tế do sự mất cân đối giữa cung và cầu, do sự mất cân đối trong đầu tư và sản xuất, do sự bùng nổ của các bọt bong bóng kinh tế ở một ngành nghề nào đó, nhưng ngay sau đó, họ lại tiếp tục khởi tạo lại mọi việc từ đầu...

Xã hội Mỹ là xã hội dân chủ và ý muốn của dân Mỹ là làm giàu cho nên những đại diện dân cử của họ là những người giúp cho họ có điều kiện phát triển và làm giàu.

Khác với những nườc độc tài khi những kẻ lãnh đạo là những kẻ lợi dụng quyền lực để làm giàu cho chính bản thân họ mà thôi và họ luôn làm mọi cách, thậm chí kềm chế xã hội để họ luôn được nắm quyền và làm giàu cho bản thân của chính họ, mặc kệ đến sự phát triển của xã hội và của người dân trong xã hội do họ cai trị.

Có lẽ còn nhiều nguyên nhân khác, nhưng nếu so sánh Mỹ và Việt Nam thì đó là những điểm nổi bật mà tôi thấy được từ kinh nghiệm của bản thân.

No comments:

Post a Comment