Sunday, March 20, 2011

Thảm họa Nhật ảnh hưởng kinh tế Việt Nam

Thảm họa Nhật ảnh hưởng kinh tế Việt Nam
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-03-18
Thảm họa động đất, sóng thần và rò rỉ phóng xạ ở Nhật Bản không chỉ là nỗi đau của xứ Phù Tang, nhiều nền kinh tế trong đó có Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về ngoại thương với nước Nhật.

AFP
Hình ảnh thành phố Otsuchi bị san bằng sau trận sóng thần

Báo Công thương điện tử phân tích, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ Tư của Việt Nam, năm 2010 các doanh nghiệp đã xuất sang Nhật hơn 7,7 tỉ USD hàng hóa chiếm tỷ lệ 10,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 72 tỉ USD của cả nước Việt Nam.
Giảm cả xuất khẩu lẫn ODA?
Qua trao đổi với chúng tôi, TS Lê Đạt Chí Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định:
“Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật bản có tỷ trọng rất lớn, bên cạnh trao đổi thương mại dòng vốn ODA do Nhật đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ khá lớn. Khủng hoảng rò rỉ hạt nhân, động đất sóng thần ở Nhật Bản có tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng không có nghĩa chính phủ phải cơ cấu lại thị trường xuất khẩu.
Tác động từ thảm họa ở Nhật Bản được đánh giá là trong ngắn hạn, ảnh hưởng trực tiếp thương mại xuất khẩu của Việt Nam nhưng khi kinh tế Nhật tái thiết ổn định trở lại thì các đơn hàng sẽ tiếp tục, bởi vì doanh nghiệp Việt Nam và Nhật có truyền thống làm ăn hiểu biết lẫn nhau. Theo tôi nếu khủng hoảng ở Nhật kéo dài hơn 6 tháng thì các doanh nghiệp Việt Nam phải giải bài toán đầu ra, tuy nhiên từ một thị trường khắt khe thì việc tìm kiếm chuyển dịch thị trường mới có phần dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp.”
Khủng hoảng rò rỉ hạt nhân, động đất sóng thần ở Nhật Bản có tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng không có nghĩa chính phủ phải cơ cấu lại thị trường xuất khẩu. Tác động từ thảm họa ở Nhật Bản được đánh giá là trong ngắn hạn
TS Lê Đạt Chí

Nhà máy điện nguyên tử Fukushima tiếp tục rò rỉ phóng xạ sau trận động đất. AFP
TS Lê Đạt Chí tin rằng Nhật Bản sẽ thực hiện các cam kết về vốn đầu tư ODA năm nay trị giá 1,76 tỷ USD cho Việt Nam, dù việc giải ngân có thể bị chậm. Tuy nhiên ông quan ngại là về dài hạn nguồn vốn này sẽ giảm, khi chính phủ Nhật có thể bắt đầu thời kỳ hạn chế chi tiêu để kiểm soát vấn đề nợ công và ưu tiên đầu tư vào nền kinh tế Nhật sau thảm họa 11/3.
Theo báo chí Việt Nam, dệt may đứng đầu danh mục 13 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nhật Bản. Đất nước mặt trời mọc là một trong những bạn hàng lớn của sản phẩm may mặc Việt Nam.
Trả lời chúng tôi, ông Diệp Thành Kiệt Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM nhận định, về dài hạn đơn hàng từ Nhật chắc chắn sẽ giảm.
“Thị trường Nhật bản chiếm 16 đến 18% của xuất khẩu dệt may Việt Nam đi ra thế giới, trong khi thị trường Mỹ vẫn có thể mở rộng thêm để lấp vào khoảng trống. Bình diện chung sẽ không ảnh hưởng lớn nhưng có những doanh nghiệp chỉ chuyên làm hàng Nhật thì họ sẽ bị ảnh hưởng nặng, vì chuyển sang làm hàng đi Mỹ hay Châu Âu thì cần thời gian làm quen với những tiêu chuẩn do Mỹ và các nước Châu Âu đặt ra. Hội chúng tôi đang tìm hiểu và tât cả chỉ là dự báo vì mọi việc mới chỉ diễn ra.”
Bình diện chung sẽ không ảnh hưởng lớn nhưng có những doanh nghiệp chỉ chuyên làm hàng Nhật thì họ sẽ bị ảnh hưởng nặng, vì chuyển sang làm hàng đi Mỹ hay Châu Âu thì cần thời gian làm quen với những tiêu chuẩn do Mỹ và các nước Châu Âu đặt ra.
Ô.Diệp Thành Kiệt
Đáp câu hỏi là tiến độ xuất khẩu hàng dệt may đi Nhật đối với các hợp đồng đã ký kết sẽ có ảnh hưởng hay không, giữa khi nước Nhật đang đối diện nguy cơ rò rỉ phóng xạ hạt nhân sau động đất và sóng thần cướp đi sinh mạng hàng ngàn người và tàn phá một vùng rộng lớn miền đông bắc. Ông Diệp Thành Kiệt phát biểu:
“Hiện nay điều chúng tôi lo là những lô hàng đã xuất rồi, xuất vào những vùng có vấn đề thì theo luật quốc tế kể cả bảo hiểm nếu thiệt hại do thiên tai thì không bồi thường. Trong trường hợp này thì đúng là khó cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy

Quân đội Nhật được điều động để tiếp cứu các nạn nhân của trận động đất lịch sử 2011. AFP
nhiên đối với những lô chuẩn bị xuất thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ bàn luận kỹ hơn, hoặc chỉ xuất đến những cảng an toàn hơn hoặc là yêu cầu trả tiền. Riêng đối với thị trường Nhật hầu như các doanh nghiệp Việt Nam làm gia công 100%, thành ra đó không phải là một khoản chi phí lớn để các doanh nghiệp phải lo. Trong kinh doanh chúng tôi nhận được các thông tin rất tốt về người Nhật, dù có khó khăn họ không bao giờ bỏ rơi các doanh nghiệp Việt Nam. Dĩ nhiên sẽ có thiệt hại nhưng không phải là 100% mà chỉ là 60%-70% còn lâu dài thì phải có đàm phán cho an toàn và phải mua bảo hiểm.”
Nhiều ngành xuất khẩu gặp khó
Theo lời ông Diệp Thành Kiệt ngành dệt may được thuận lợi vì bên Trung Quốc cơ cấu lại nên một lượng lớn đơn hàng được chuyển qua Việt Nam. Tuy vậy ông Kiệt cho rằng, có những ngành xuất khẩu khác của Việt Nam không dễ dàng trong việc chuyển hướng thị trường, thí dụ như thủy sản, nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ.
Theo mạng CafeF, cổng thông tin điện tử của Công ty cổ phần truyền thông trụ sở ở Hà Nội, trước khi có thảm họa động đất sóng thần và rò rỉ hạt nhân ở Nhật Bản, dự kiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật năm 2011 sẽ tăng 18% từ mức 7,7 tỉ USD của năm 2010. Mọi dự báo giờ đây cần được tính toán lại.
Thảm họa động đất sóng thần rò rỉ phóng xạ hạt nhân ở Nhật Bản có thể ảnh hưởng lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Năm 2010 trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tỷ US
Danh mục hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản được ghi nhận theo thứ tự: hàng dệt may, dây điện và cáp điện, than đá, máy móc thiết bị và phụ tùng, hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản phẩm cao su, sản phẩm chất dẻo, giấy và sản phẩm từ giấy, hàng thủy sản, sản phẩm từ sắt thép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sau hết là sản phẩm mây tre cói và thảm.
Thảm họa động đất sóng thần rò rỉ phóng xạ hạt nhân ở Nhật Bản có thể ảnh hưởng lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Năm 2010 trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tỷ USD, thì ba thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam nhiều nhất là Mỹ với 971 triệu USD, Nhật Bản 897 triệu USD thứ ba là Hàn Quốc 386 triệu USD.
thị trường cao su lao dốc không phanh, tờ báo nhận định: “Sau khi tăng giá lập kỷ lục vào giữa tháng 2, giá cao su trên thị trường trong nước lẫn thế giới liên tục giảm. Đà giảm này dường như chưa tìm thấy điểm dừng nhất là trong bối cảnh Nhật, thị trường tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới
Thời báo kinh tế Saigon
Nhật Bản còn là một trong các thị trường quan trọng nhập khẩu cao su của Việt Nam, mặt hàng thuộc nhóm có trị giá xuất khẩu toàn ngành ở mức tỷ đô la. Thảm họa Nhật Bản làm giảm giá cao su tự nhiên trên thế giới trong đó Việt Nam là nhà sản xuất lớn, chỉ tính riêng 3 ngày sau động đất sóng thần ở Nhật, cao su đã mất 28% giá trị và đang ở mức thấp nhất. Nếu ngày 3/3 cao su SVR20 giá xuất khẩu 98 triệu đồng 1 tấn thì ngày 16/3 chỉ còn 79 triệu đồng.
Tuy vậy, qua trao đổi với chúng tôi bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam nhận định, Trung Quốc mới là bạn hàng nhập khẩu cao su Việt Nam nhiều nhất.
hầu hết các công ty du lịch lữ hành hủy bỏ tour xem hoa anh đào ở Nhật Bản. Không những thế những tour từ Nhật đến Việt Nam cũng bị hoãn.
VnExpress
“Ảnh hưởng nếu có chỉ trong ngắn hạn thôi chứ không phải lâu dài, về cơ bản nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên vẫn đang tăng dần.”
Mặt khác theo Thời báo kinh tế Saigon Online, thị trường cao su lao dốc không phanh, tờ báo nhận định: “Sau khi tăng giá lập kỷ lục vào giữa tháng 2, giá cao su trên thị trường trong nước lẫn thế giới liên tục giảm. Đà giảm này dường như chưa tìm thấy điểm dừng nhất là trong bối cảnh Nhật, thị trường tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới, đang phải trải qua những thảm họa liên tục bao gồm động đất, sóng thần và nổ lò phản ứng hạt nhân.”
Một trong những ảnh hưởng tức thời về thảm họa 11/3 ở Nhật Bản liên quan tới ngành du lịch Việt Nam. VnExpress đưa tin, hầu hết các công ty du lịch lữ hành hủy bỏ tour xem hoa anh đào ở Nhật Bản. Không những thế những tour từ Nhật đến Việt Nam cũng bị hoãn. Năm 2010 ngành du lịch tiếp đón 5 triệu khách quốc tế trong đó có một số lượng lớn từ Nhật Bản.

No comments:

Post a Comment