Sunday, March 20, 2011

Làm Từ Thiện tại Việt Nam: Nên Hay Không Nên

Làm Từ Thiện tại Việt Nam: Nên Hay Không Nên
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2011-03-17
Làm Từ Thiện Tại Việt Nam: Nên Hay Không? Là chủ đề một cuộc thăm dò dư luận người Việt hải ngoại do báo Người Việt có nhiều độc giả ở Nam California khởi xướng.

AFP
Những người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương. AFP

Chỉ trong vòng hai tuần, từ 19 tháng Hai đến ngày 5 tháng Ba, kết quả cho thấy số người trả lời không nên nhiều gấp đôi số người cho là nên làm.
Nói một cách khác, tỷ lệ người Việt hải ngoại nói nên làm từ thiện ở Việt Nam là 32,32%, trong lúc số người nói không nên là 60,58%.
Rất nhiều độc giả còn gởi thư vào Trang Diễn Đàn của Người Việt Online kèm theo lý lẽ chứng minh vì sao họ ủng hộ hoặc chống lại việc làm từ thiện ở Việt Nam.
Ăn Trái Nhớ Kẻ Trồng Cây
Tổng thư ký Người Việt Online, nhà báo Khôi Nguyên, trực tiếp phụ trách và theo dõi trang diễn đàn Làm Từ Thiện Tại Việt Nam: Nên Hay Không, cho biết:
Làm việc từ thiện tại Việt Nam đối với người Việt ở hải ngoại, là một vấn đề khá lớn mà cũng là một vấn đề rất nhậy cảm. Chính vì vậy mà Người Việt Online mở diễn đàn thăm dò ý kiến của độc giả. Đây cũng là diễn đàn để mọi người nêu lên ý kiến của mình.
Người Việt Online đã nhận được khoảng năm trăm ý kiến của độc giả, đồng thời khoảng hai ngàn người vào để vote nên hay không nên, và cũng đã có hơn mười hai ngàn độc giả vào đọc diễn đàn này.
Có thể nói bên cạnh những ý kiến khen chê, ủng hộ hoặc chống, bài viết của một người ký tên Nguyễn Mỹ Linh, được post lên diễn đàn, đã gây sự chú ý cũng như phản hồi nhiều nhất.
Làm việc từ thiện tại Việt Nam đối với người Việt ở hải ngoại, là một vấn đề khá lớn mà cũng là một vấn đề rất nhậy cảm.
Để có thể đưa quí thính giả vào câu chuyện Làm Từ Thiện Ở Việt Nam: Nên Hay Không, Thanh Trúc xin phép tóm lược bài viết của Nguyễn Mỹ Linh, tựa đề “ Đừng Hành Xử Như Những Kẻ Vô Ơn: Ăn Cây Táo Nhưng Lại Đi Rào Cây Soan”:
Chưa bao giờ người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ lại có đầy dẫy cơ hội làm việc từ thiện như những lúc gần đây.
Tuần trước tôi nhận được email của cô bạn học cũ xin tiền giùm một vị linh mục ở Việt Nam để lo cho trẻ em nghèo bên đó. Hôm sau tôi lại nhận được một email khác của một người bạn mời đi xem anh ta hát với một số bạn trẻ khác ở ở Star

Chương trình phát xe đạp cho các em học sinh nghèo của I Can. Source I Can.org
Performing Art Centerkèm theo lời nhắn gởi là 80% tiền thu được sẽ gởi về Việt Nam giúp người nghèo. Sau hôm đó thì tôi nhận được cú điện thoại mời đi ăn tối ở một nhà hàng nhằm mục đích gây quĩ từ thiện cũng để giúp đỡ người nghèo bên Việt Nam. Chiều đi làm về ghé qua chợ mua tờ báo thì thấy hình ảnh bão lụt miền Trung trong đoạn phim dài khoảng ba phút, và kết thúc bằng lời kêu gọi rất não lòng: “máu chảy ruột mềm, hai chục đồng cho một bao gạo, một ngàn cho một tấn gạo, xin đồng bào gởi tiền giúp cho.
Sau đó, tác giả Nguyễn Mỹ Linh viết tiếp, để thay đổi không khí bà đã bật sang chương trình truyền hình Mỹ, nghe bản tin hệ thống các ống dẫn nước uống tại nhiều trường tiểu học ở quận Cam bị ô nhiễm từ lâu, giới hữu trách nhìn nhận đang thiếu tiền để thay hoặc sửa chữa mà có lẽ trong tình hình kinh tế suy trầm hiện tại thì chắc phải đợi đến hai ba năm mới đủ tiền để làm việc đó.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên nhìn lại con bò sữa Mỹ quốc đang càng ngày càng cạn kiệt bơ sữa mà chúng ta thi nhau vắt để cắc củm gởi về Việt Nam cả ngàn tỷ đô la trong hơn ba chục năm qua. Có lẽ đến lúc chúng ta nên chú tâm tới cộng đồng mà chúng ta đang sống, với bổn phận công dân đối với đất nước đã và đang cứu mạng chúng ta
Tác giả Nguyễn Mỹ Linh còn nhắc đến những người vô gia cư mà bà nhìn thấy hàng ngày khi lái xe đi làm, rồi bao nhiêu kẻ sa cơ lỡ vận vì chẳng may bị mất việc, trong lúc tìm được việc khác quả là rất khó.
Thật chưa bao giờ tôi thấy bức tranh xã hội và kinh tế của Mỹ lại ảm đạm và thê lương như bây giờ.
Tác giả than như vậy rồi tự hỏi trong số những gia đình homeless đó có bao nhiêu là học sinh nhỏ mang họ Lê Lý Nguyễn Trần. Cuối cùng, bà kết luận:
Hoàn cảnh Việt Nam bây giờ khác hai mươi năm trước quá nhiều rồi. Tuy hơi muôn màng nhưng có lẽ vẫn chưa quá muộn để chúng ta thức tỉnh khỏi cơn sốt làm việc từ thiện cho Việt Nam. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên nhìn lại con bò sữa Mỹ quốc đang càng ngày càng cạn kiệt bơ sữa mà chúng ta thi nhau vắt để cắc củm gởi về Việt Nam cả ngàn tỷ đô la trong hơn ba chục năm qua. Có lẽ đến lúc chúng ta nên chú tâm tới cộng đồng mà chúng ta đang sống, với bổn phận công dân đối với đất nước đã và đang cứu mạng chúng ta bao nhiêu năm qua. Nơi đây mới là nơi chúng ta phải vun đắp, tưới bồi, không phải chỉ cho tương lai chúng ta mà còn cho đời con cháu của chúng ta.
Hơn bao giờ hết đây là thời điểm mà cộng đồng tị nạn Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới có cơ hội thực hiện tinh thần “Uống Nước Nhớ Nguồn, Ăn Trái Nhớ Kẻ Trồng Cây”.
Bài viết hãy còn dài với những lý lẽ mà nhiều người cho là rất nhân bản và có sức thuyết phục cao. Nhưng cũng lắm lời chê là cực đoan và thiếu tình người, dù như số chê đã bị áp đảo bởi số biểu đồng tình rất xa.
Trên trang phản hồi, độc giả ký tên Da Vàng viết:
Bài viết của Nguyễn Mỹ Linh rất hay, xin hãy gởi đến tất cả các nhà lãnh đạo tinh thần đang làm việc từ thiện tại Việt Nam.
Độc giả ký tên Việc Thiện:
Tôi đồng ý với ý kiến của tác giả Nguyễn Mỹ Linh. Vì sao các tỷ phú trên thế giới sẵn sàng dành phân nửa tài sản cho người nghèo, còn các đại gia Việt Nam thì chỉ viết bo bo tích luỹ, không dám bỏ tiền ủng hộ từ thiện nhưng dám mua máy bay, tàu thủy, cây cảnh hàng triệu đô la, thật buồn cười.
Từ thiện không phân biệt chủng tộc
Độc giả Shortyboy thì chống đối mạnh mẽ hơn:
Từ thiện là điều ai cũng sẳn sàng không phân biệt chủng tộc, nhưng với Việt Nam bao nhiêu tiền gởi về giúp dân nghèo thì cộng sản ăn quỵt lừa đảo để có lợi cho bản thân và cho chế độ.

Hình ảnh 1 show bán xe BMW tại Tp HCM. AFP
Trong lúc một người ký tên Thu Diệp viết gởi vào diễn đàn Người Việt Online:
Theo tôi khi làm việc từ thiện thì nên bỏ qua chính trị đi, không phải hơn bảy chục triệu người dân ở Việt Nam đều là cộng sản hết đâu. Đừng sử dụng việc chống cộng để bào chữa cho sự lạnh nhạt của bản thân mình đối với sự đau khổ của người dân ở Việt Nam…
Thì độc giả Tâm Thảo góp ý:
Quan điểm cá nhân của tôi là không giao tiền hoặc vật chất từ thiện cho bất cứ cơ quan hay cá nhân nào cả . Chính tôi đi mua cho từng người những phần quà cá nhân như sửa, mì goí, dầu xanh, bút chì cho em nhỏ… Chính tay tôi ngồi gói những phần quà đó lại…
Một độc giả ký tên Phạm Phú Quốc thì dứt khoát rằng làm từ thiện ở Việt Nam là tiếp tay cho cộng sản, độc giả Henry Ma nói rằng lấy danh nghĩa làm từ thiện ở Việt Nam là lạm dụng lòng tốt của nhiều người cho những mục đích không chính đáng. Độc giả John Q góp ý một cách ôn hòa hơn:
Tôi bảo đảm những người lên tiếng tẩy chay chuyện làm việc thiện ở Việt Nam là những người chưa một lần giúp đỡ được ai đến một xu nào. Thế giới này không thiếu những con người ích kỷ, và diễn đàn này đã chứng minh điều đó. Không muốn móc hầu bao để giúp người bất hạnh hơn mình thì sẽ có cả trăm ngàn lý do để biện hộ
Độc giả Phạm Hùng
Từ thiện thấy đâu thì giúp đỡ thôi, nhưng bà con xa không bằng láng giềng gần. Nếu phải ưu tiên một thì láng giềng vẫn hơn. Người Việt mình có câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây, tình hình kinh tế như thế này chính người địa phương cũng trong tình trạng màn trời chiếu đất, tại sao chúng ta không hô hào để giúp đỡ họ. Còn máu chảy ruột mềm hả??? Cũng là người Việt Nam mà anh em tương tàn phải bỏ nước ra đi kìa!
Dưới mắt của độc giả ký tên tắt DN, làm từ thiện ở Việt Nam là điều tốt, nhưng:
Tôi nghĩ bạn có thể trực tiếp làm từ thiện tại các làng cô nhi hay ngay cả ngoài đường phố mà không qua trung gian ai cả. Ở Việt Nam cán bộ cộng sản rất ư là giàu có, họ nên làm từ thiện trước để làm gương. Tôi nghĩ các bạn không nên thông qua hội đoàn nào cả ở nước ngoài để làm việc từ thiện.
Độc giả Nguyễn Văn Châu:
Làm từ thiện là điều nên làm nhưng đưa tiền cho một cá nhân hoặc một hội đoàn nào đó là không nên. Người lương thiện quá ít làm sao biết ai tốt mà trao gửi?
Độc giả Phạm Hùng:
Người nghèo khổ ở Việt Nam không phân biệt ai là người giúp họ. Họ chỉ biết là cuộc đời họ tốt đẹp hơn nhờ những người tuy không quen biết nhưng đầy tình thương giữa người và người.
Tôi bảo đảm những người lên tiếng tẩy chay chuyện làm việc thiện ở Việt Nam là những người chưa một lần giúp đỡ được ai đến một xu nào. Thế giới này không thiếu những con người ích kỷ, và diễn đàn này đã chứng minh điều đó. Không muốn móc hầu bao để giúp người bất hạnh hơn mình thì sẽ có cả trăm ngàn lý do để biện hộ, giản dị là vậy. Người nghèo khổ không phân biệt tiền cứu trợ từ đâu đến, đừng mang chính trị vào đây!
Với độc giả Phan Diệp, điều tốt nhất và chắc ăn nhất là dùng tiền của mình để làm từ thiện chứ không kêu gọi xin xỏ ai cả:

Nước Mỹ . AFP
Nếu làm được điều này thì mới đúng nghĩa làm từ thiện. Thời đại núp bóng từ bi là kêu gọi lòng nhân đạo nhưng bản thân người kêu gọi lại mang trong mình những toan tính ẩn chứa cao siêu nên khó có ai mà không cảm động trước lời nói của họ.
Một người ký tên TTrần viết:
Đa số người làm từ thiện cho Việt Nam là người lớn tuổi. Họ hưởng trợ cấp nhưng được con cái nuôi nên du dã để giúp người nghèo ở quê nhà. Những người chống đối việc làm từ thiện ở Việt Nam thì cũng chẳng bao giờ làm việc từ thiện ở hải ngoại vì tính nghi ngờ và ích kỷ.
Xin đừng để người bản xứ nhìn chúng ta như những kẻ “Ăn Cháo Đá Bát”, và cũng đừng phải đối diện với những câu hỏi đơn giản nhưng không kém phần nhức nhối của con em chúng ta là tại sao chỉ giúp đỡ người Việt Nam còn người bản xứ thì không đoái hoài đến…
Năm Căn Cà Mau
Thêm một ý kiến của độc giả Năm Căn Cà Mau, với câu hỏi tại sao phải nhất thiết về Việt Nam làm từ thiện trong lúc ở Hoa Kỳ này cũng có rất nhiều người đang cần sự giúp đỡ của chúng ta, tại địa phương chúng ta cư ngụ có biết bao hội đoàn từ thiện như Food Bank, Homeless Shelter, đang kêu gọi chúng ta góp một bàn tay giúp người vô gia cư đói ăn thiếu uống:
Tình thương và lòng vị tha không có biên giới, cho nên lòng tốt của chúng ta nếu không đặt đúng chổ thì mục đích của nó chỉ là vô nghĩa. Ông bà chúng ta có câu “Bán Bà Con Xa Mua Láng Giềng Gần” hay “Ăn Cây Nào Rào Cây Ấy”, đem so sánh trong trường hợp này chẳng ngoa tí nào. Xin đừng để người bản xứ nhìn chúng ta như những kẻ “Ăn Cháo Đá Bát”, và cũng đừng phải đối diện với những câu hỏi đơn giản nhưng không kém phần nhức nhối của con em chúng ta là tại sao chỉ giúp đỡ người Việt Nam còn người bản xứ thì không đoái hoài đến…
Một độc giả của người Việt Online, hẳn tuổi còn trẻ , nêu thắc mắc:
Báo Người Việt đặt câu hỏi kỳ quá!!! Làm từ thiện chỗ nào cũng nên cả, tại sao cứ nhắm vào Việt Nam để tranh cãi chuyện nên hay không nên?
Làm từ thiện cho vừa lòng hay cho đúng
Đó là quan điểm của người Việt hải ngoại trước câu hỏi nên hay không nên làm từ thiện ở Việt Nam, mà qua đó ý kiến không nên xem ra gấp đôi ý kiến nên làm.
Từ California, nhà báo Trần Lam Giang, tương đối thông hiểu tâm tư của người Việt tại mảnh đất trước được gọi là tạm dung, sau trở thành quê hương thứ hai của người tị nạn, phân tích:
Về giúp Việt Nam đó là giúp người Việt Nam chứ không phải giúp chính quyền. Vả lại chính quyền hiện tại ở Việt Nam họ có cần sự giúp đó hay không? Đó là chuyện bàn ở lẽ khác.
Cho nên tôi thấy chuyện giúp những người cùng khổ những người thiếu thốn ở Việt Nam là một điều rất cần thiết và rất nên làm. Đó là lẽ sống tình người. Nếu không thương yêu được máu mủ ruột rà mà đi yêu người xứ khác quả đó mới là bỏ gần đến xa
Trần Lam Giang
Còn giữa cái tình máu mủ cái tình thiết tha, ở xa mà quên thì chẳng hoá xa mặt cách lòng hay sao? Cho nên tôi thấy chuyện giúp những người cùng khổ những người thiếu thốn ở Việt Nam là một điều rất cần thiết và rất nên làm. Đó là lẽ sống tình người. Nếu không thương yêu được máu mủ ruột rà mà đi yêu người xứ khác quả đó mới là bỏ gần đến xa .

Kinh tế Mỹ rơi vào suy trầm, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, mức tiêu thụ giảm, nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản.
Còn chuyện ở bên Mỹ phải đóng góp ở Mỹ là lẽ tự nhiên mà người có lương tri phải làm. Khi chúng ta đi làm việc đó cũng là đóng góp, chúng ta đóng thuế đó cũng là đóng góp, những việc thiện nguyện chúng ta vẫn chia xẻ được với người bản xứ.
Đi về không phải cắt đứt đường tương quan với Mỹ ở trong lòng mà chính là làm công việc nhân bản mà những người Mỹ lương thiện và chính sách lương thiện ở Mỹ đều đồng ý. Chẳng phải chính quyền Mỹ cũng đến Việt Nam để tìm cách đóng góp cho xứ sở đó đỡ bị đau thương đỡ bị đàn áp hay sao? Máu mủ của mình mà mình không thương, mình nói mình thương người hàng xóm, thì làm sao tin?
Cũng với những suy tư không mấy khác, từ câu hỏi nên hay không nên làm từ thiện ở Việt Nam, nhà báo Nguyễn Cần đưa vấn đề lên bình diện rộng hơn:
Đa số người Việt hải ngoại vẫn giữ quan niệm chống cộng của thời chiến tranh lạnh, dùng áp lực kinh tế quân sự để bắt buộc cộng sản phải thay đổi. Nhưng thế giới ngày hôm nay đã thay đổi rồi, tổng thống Kim Đại Trọng tuyên bố rằng từ trước đến nay chưa hề có một biện pháp cấm vận kinh tế nào làm cộng sản sụp đổ cả.
người nghèo không bao giờ nghĩ đến nhân quyền hay dân chủ gì cả. Họ chỉ nghĩ đến miếng ăn và có khi bán cả nhân phẩm của mình để kiếm miếng ăn hay làm cho cuộc sống khá hơn. Thành ra Liên Hiệp Quốc dự trù đến năm 2015 tới đây thì làm sao cho người dân nước nào cũng phải có mức sống trên hai đô la một ngày.
Liên Hiệp Quốc thì đưa ra tuyên ngôn Thiên Niên Kỷ để áp dụng trong thế kỷ XXI, cách nhìn của họ hoàn toàn khác cách nhìn của một số người Việt bây giờ. Quan niệm của họ là phải làm sao nâng cao mức sống của người dân và trình độ kiến thức của họ lên, lý do là vì người nghèo không bao giờ nghĩ đến nhân quyền hay dân chủ gì cả. Họ chỉ nghĩ đến miếng ăn và có khi bán cả nhân phẩm của mình để kiếm miếng ăn hay làm cho cuộc sống khá hơn. Thành ra Liên Hiệp Quốc dự trù đến năm 2015 tới đây thì làm sao cho người dân nước nào cũng phải có mức sống trên hai đô la một ngày. Họ yêu cầu các nước đóng tiền cho Liên Hiệp Quốc tại vì chương trình đó có yêu cầu những tổ chức NGO góp phần vào công việc này. Trong cộng đồng người Việt cũng đã có nhiều tổ chức đứng ra làm công việc đó.
Quí vị vừa theo dõi mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi với cuộc thăm dò ý kiến trên báo Người Việt Online về chuyện làm từ thiện ở Việt Nam, nên hay không nên.
Cũng xin khẳng định một lần nữa, mọi ý kiến đăng tải ở đây đều phát xuất từ độc giả của Người Việt Online, cũng là báo trên mạng có nhiều người đọc nhất tại Nam California.
Thanh Trúc tạm chấm dứt chương trình ở đây, không quên chân thành cảm ơn Người Việt Online đã giúp Thanh Trúc hoàn tất bài này. Hẹn gặp lại quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.

No comments:

Post a Comment