Monday, March 14, 2011

Bài văn tả nhạc sĩ Trần Tiến

Bài văn tả nhạc sĩ Trần Tiến
Đề bài: Nhân dịp năm mới em hãy viết thư cho người thân (Ông bà, cô giáo, bạn cũ) để hỏi thăm và chúc mừng năm mới.



Hà Nội ngày 1 tháng 2 năm 2010
Ông bà kính yêu!
Đầu thư, cháu xin chúc ông bà một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, dồi dào sức khỏe.
Ông bà ăn Tết có to không ạ? Ông bà và các bác, các cô vẫn khỏe phải không ạ? Ông và bà cho cháu gửi lời hỏi thăm tới các bác và các cô chú nhé!
Đợt vừa qua, bố mẹ cháu bận công tác đến gần tết mới được nghỉ nên không kịp về quê thăm ông bà. Chúng cháu nhớ ông bà lắm nên viết thư thăm ông bà.
Trong đấy chắc không rét, ông bà sẽ không bị lạnh, sẽ không bị tê thấp như mọi năm nữa phải không ạ?
Ngoài này trời rét lắm, chúng cháu phải mặc quần áo ấm nếu không sẽ bị ốm ngay. Nhưng rét như vậy ăn bánh chưng ngon lắm ông bà ạ.
Giá như ông bà còn ở đây, chúng cháu lại được xem ông gói bánh chưng và nghe bà kể chuyện, vui biết mấy.
Bố mẹ cháu bận rộn nhưng cũng sắm cho cháu bánh kẹo rất tươm tất. Chúng cháu đều được mặc quần áo mới, trông ai cũng lớn hẳn lên ông bà ạ. Cháu mong sớm được về quê thăm ông bà.
Thôi thư đã dài, cháu xin phép ông bà được dừng bút nhé. Mong sớm được gặp lại ông bà.
Cháu ngoan của ông bà
Bài văn tả nhạc sĩ Trần Tiến
Cập nhật lúc 06/03/2011 07:05:00 AM (GMT+7)
Chú giả vờ nhìn ngó rồi lấy năm ngón tay làm mắt trong giống như lời bài hát, thật buồn cười và ngộ nghĩnh. Trong khi chú Trần Tiến hát em thầm hát theo. Giọng chú dần trầm xuống. Cái đầu chú lắc lắc, hai bàn tay đặt lên ngực vẻ hóm hỉnh.
Bài văn học sinh tiểu học tả Mỹ Tâm
Bài văn hẹn bạn ngộ nghĩnh của bé lớp 3
Bài văn bé tả 'người anh tham nhất Việt Nam'
Bài văn tả trường dí dỏm của HS lớp 4

Bé trai tả đầu rô-bốt to như cam sành

Bé lớp 4 tả đồ chơi dân gian


Đề bài: Tả một ca sĩ đang biểu diễn.


Bài văn tả nhạc sĩ Trần Tiến của Đàm Thùy Dương.
Đang ngồi chơi, bỗng em nghe thấy tiếng giới thiệu trên ti vi nhà mình: “ Các bạn thân mến! Để mở đầu chương trình ca nhạc ngày hôm nay, nhạc sĩ Trần Tiến sẽ biểu diễn bài “ Mặt trời bé con”.

Em vội bật dậy, chạy ra xem. Hay quá! Bài hát mà em thích đây mà!

Em chăm chú nhìn lên màn ảnh nhỏ. Chú Trần Tiến ôm cây đàn ghi – ta nhanh nhẹn bước ra sân khấu. Em hồi hộp chờ đợi.

Chú nhạc sĩ, ca sĩ bắt đầu gảy đàn. Điệu nhạc quen thuộc vọng vào tai em. Một giọng hát trầm trầm vang lên: “Ngoài kia có cô bé”.

Chú giả vờ nhìn ngó rồi lấy năm ngón tay làm mắt trong giống như lời bài hát, thật buồn cười và ngộ nghĩnh.

Trong khi chú Trần Tiến hát em thầm hát theo. Giọng chú dần trầm xuống. Cái đầu chú lắc lắc, hai bàn tay đặt lên ngực vẻ hóm hỉnh.

Chợt chú hát cao lên, mắt chú nháy nháy: “Trời mưa quá em ơi...”. Thật là vui nhộn, em vỗ tay cùng với những lời tán thưởng: “Tuyệt quá! Tuyệt quá!”.

Em trai em thấy em vui liền toét miệng cười rồi vừa nhún vừa vỗ tay cùng em. Hát xong, chú cúi người chào khán giả.

Khi nhìn thấy mọi người có vẻ hài lòng về bài hát của mình, chú mỉm cười, em nghĩ chú đang rất hài lòng thoải mái.

Em rất vui vì đươc nghe lại bài hát “Mặt trời bé con” do chú Trần Tiến trình bày. Em mong sẽ thêm một lần nữa được tận hưởng sự hài hước của chú Tiến và bài hát này.

Đàm Thùy Dương (Lớp 5C – Trường tiểu học Quang Trung )
Bài văn tả trường dí dỏm của HS lớp 4
Cập nhật lúc 05/03/2011 06:31:00 AM (GMT+7)
Trước đây, có hai phòng vệ sinh, một dành cho nam, một dành cho nữ. Tất cả học sinh trong trường đều đi vệ sinh ở hai phòng vệ sinh đó. Nhưng bây giờ, mỗi khối đều có hai phòng vệ sinh, không cần phải chạy một quãng dài để đi vệ sinh nữa.

Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em nhiều năm qua.


Bài văn tả ngôi trường của em Thảo.

Em học ở trường Tiểu học Quang Trung. Trường Tiểu học Quang Trung của em nằm ở phố Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Vào ngày khai trường, nhà trường vẫn chưa tổ chức được vì còn bừa bộn, gạch đá ngổn ngang khắp sân trường.

Vì vậy, vào đầu năm học, nhà trường đã cho sửa sang lại trường. Lúc đó, trường em như một công trường lớn. Thời gian cứ thế trôi qua, cuối cùng cũng hoàn thành.

Nhà trường trồng thêm nhiều cây xanh và còn có cả những công trình măng non cho khối 3, 4, 5 chăm sóc.

Hồi trước, trường vẫn chưa có thư viện. Nhưng bây giờ, nhà trường đã xây thư viện đọc truyện, sách hoặc báo tùy ý.

Trước đây, có hai phòng vệ sinh, một dành cho nam, một dành cho nữ. Tất cả học sinh trong trường đều đi vệ sinh ở hai phòng vệ sinh đó.

Nhưng bây giờ, mỗi khối đều có hai phòng vệ sinh đó, không cần phải chạy một quãng dài để đi vệ sinh nữa.

Sau khi được sửa sang lại thì trường em đã trở nên khang trang và sạch đẹp hơn.. Em rất vui khi thấy trường mình được đổi mới và các bạn cũng rất có ý thức bảo vệ môi trường. Em thấy sau khi trường mình được đổi mới lại thì em càng yêu quý ngôi trường này hơn.

Nguyễn Phương Thảo (Lớp 4A – Trường tiểu học Quang Trung, Hà Nội)

Đọ sức giáo dục Trung Quốc và Mỹ
Cập nhật lúc 06/03/2011 02:11:39 PM (GMT+7)
Cũng không hẳn vậy. Nếu ai đó muốn tìm những dấu hiệu về sự suy giảm vị thế của Mỹ trong những năm đầu thế kỷ 21, chẳng cần tìm đâu xa mà hãy xem xét kết quả kỳ thi giáo dục quốc tế gần đây nhất.
Mẹ Hổ dạy con làm nước Mỹ sửng sốt
Theo Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)- một thước đo được thế giới quan tâm nhất, học sinh trung học Mỹ xếp thứ 31 trong số 65 vùng kinh tế trong lĩnh vực toán học, xếp thứ 13 trong lĩnh vực khoa học và xếp thứ 17 về kỹ năng đọc. Trong khi đó, học sinh từ Thượng Hải, Trung Quốc vươn lên đứng đầu trong cả ba lĩnh vực trên dù đây là lần đầu tiên các em tham gia cuộc thi này.



Ảnh có tính chất minh họa

Ông Arne Duncan- Bộ trưởng Giáo dục, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Washington Post vào tháng 12 năm ngoái khi kết quả cuộc thi được công bố: “Đối với tôi, kết quả này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh. Đã bao giờ người Mỹ chúng ta hài lòng với vị trí trung bình? Đó là khát vọng của chúng ta sao? Nền giáo dục của chúng ta phải đứng đầu trên toàn thế giới”.
Kết quả này cũng khiến người Mỹ nhận thức được rằng, họ đang phải đối mặt với một “khoảnh khắc Sputnik” như lời của tổng thống Barack Obama trong bài phát biểu với người dân cả nước.
Thưc tế thì hệ thống giáo dục Mỹ đã “nếm trải” khoảnh khắc Sputnik đó ngay từ giây phút có sự hiện diện của Sputnik. Sáu tháng sau khi Nga bắn vệ tinh vào năm 1957 làm rung chuyển thế giới, một bài viết trên tạp chí Life đã cảnh báo người Mỹ về thách thức “khủng hoảng giáo dục” đang diễn ra trên đất nước của họ.
Một bài viết khác có ảnh minh họa đi kèm: một nam sinh Chicago 16 tuổi nhởn nhơ ngồi trong lớp học, đi chơi với bạn gái, tham gia lớp học bơi theo đội, vv…trong khi một bạn cùng trang lứa người Nga- một nhà vật lý đầy hoài bão, lại dành tới sáu ngày trong tuần tiến hành các thí nghiệm hóa học, vật lý nâng cao; đồng thời cũng không quên dành thời gian “cảm thụ” hai nền văn học Nga - Anh.
Do vậy, có thể dễ dàng rút ra được bài học: Giáo dục là một cuộc cạnh tranh quốc tế.
Quan ngại những chủ nhân tương lai của Mỹ bị rớt lại phía sau vẫn có cơ sở khi đối thủ hiện nay đã thay đổi. Trước đây là những nhà khoa học tên lửa tài năng của Nga, và bây giờ sẽ là những kỹ sư tương lai đến từ Thượng Hải.
Thành thích của những em học sinh Mỹ 15 tuổi trong cuộc thi không phải là điều gì đó có thể khoe khoang. Kết quả này cực kỳ đáng lo ngại nếu chúng ta đánh giá thành tích học thuật là một cuộc đua trí thức công bằng, và khi một quốc gia nào đó giành được chiến thắng thì có nghĩa là Mỹ đã thua cuộc.
Dù có bản năng cạnh tranh mạnh mẽ nhưng người Mỹ cũng không có lý do nào để tự đánh giá mình quá khắc nghiệt, chỉ đơn thuần dựa vào vị trí của họ trên các bảng xếp hạng. Chỉ cần giới trẻ Mỹ đừng quá tụt lại phía sau, vị thế so sánh của các em trên bảng xếp hạng các kỳ thi quốc tế sẽ không còn quan trọng bằng việc người Mỹ xây dựng được phương pháp dạy và học hiệu quả, nhằm tạo nguồn nhân lực cần thiết cho quá trình phát triển.
Và cũng với thước đo này, hệ thống giáo dục Mỹ- chắc chắn vẫn cần thêm những tiến bộ đáng kể, không có vẻ như đã bị tụt hậu quá xa. Trên thực tế, kể từ kỳ thi quốc tế được tổ chức vào năm 2006, kết quả của học sinh Mỹ trong lĩnh vực khoa học và toán học đã được cải thiện ít nhiều, vươn lên vị trí trung bình trong lĩnh vực khoa học trong khi vẫn duy trì dưới mức trung bình một chút trong lĩnh vực toán học. Kết quả môn đọc của học sinh Mỹ gần như không thay đổi kể từ kỳ thi năm 2003.
Sẽ là không thực tế nếu đòi hỏi nhiều tiến bộ mau chóng hơn. Cũng giống như lời Stuart Kerachsky- phó ủy viên Trung tâm thống kê giáo dục quốc gia-: “Không thể có chuyện “ăn sổi” trong ngành giáo dục”.
Lơ Nguyễn (Foreign Policy)
PISA có thể đúng với các quốc gia khác nhưng với Trung Quốc thì không chính xác. Vì sao ư, những học sinh Trung Quốc tham gia PISA đều là những học sinh thiểu số xuất sắc, được đào tạo chỉ để qua các kỳ thi. Nó không thể phản ánh được chất lượng chung của giáo dục Trung Quốc.
Việt Anh, gửi lúc 08/03/2011 17:12:52
Mẹ Hổ dạy con làm nước Mỹ sửng sốt
Cập nhật lúc 26/02/2011 08:01:34 PM (GMT+7)
Amy Chua tự xưng là "Mẹ Hổ" có thể vì bà sinh năm Hổ (1962) hoặc có thể vì bà cho rằng mình đã dạy con như một Hổ mẹ – nghiêm khắc đến tàn nhẫn để chúng có thể sinh tồn trong một xã hội cạnh tranh quyết liệt không có chỗ cho kẻ yếu hèn. Cách dạy con ấy được một số người ủng hộ, nhưng đa số sửng sốt, kinh hãi.

Bài "Vì sao các bà mẹ người Hoa giỏi thế? (Why Chinese Mothers Are Superior) đăng trên bản điện tử Nhật báo Phố Wall số ra ngày 8/1 năm nay đã lập kỷ lục hơn 1 triệu lượt người truy cập và 7743 lời bình luận đã lôi cuốn các tờ báo lớn như Time, New York Times... và các đại gia truyền thông như NPR, NBC, BBC vào cuộc.

Bên kia Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, các tờ The Times, The Daily Telegraph, The Guardian... cùng hàng trăm báo đài Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan vào cuộc, cùng hàng trăm nghìn cư dân mạng người Hoa trên toàn thế giới phát biểu ý kiến.

Bài báo nói trên giới thiệu về cuốn sách Battle Hymn of the Tiger Mother (Chiến ca của Mẹ Hổ) dày 256 trang tiếng Anh này kể lại chuyện dạy con trong một gia đình người Mỹ có mẹ gốc Hoa và bố gốc Do Thái.
XEM THÊM:
Sốt du học từ trong bụng mẹ
Có một phụ huynh tên Châu
Mỹ Linh nhìn cuộc đời qua đôi mắt các con
Trương Đình Anh tiêu tiền và dạy con ra sao?


Tác giả bài báo và cuốn sách là bà Amy Chua – còn gọi là Mẹ Hổ người Hoa (Chinese Tiger Mother) – thực sự đã làm rung chuyển nước Mỹ, chủ yếu vì bà dám công khai trình bày cách dạy con độc đáo có phần cực đoan của mình.

Amy Chua tự xưng là Mẹ Hổ có thể vì bà sinh năm Hổ (1962) hoặc có thể vì bà cho rằng mình đã dạy con như một Hổ mẹ – nghiêm khắc đến tàn nhẫn để chúng có thể sinh tồn trong một xã hội cạnh tranh quyết liệt không có chỗ cho kẻ yếu hèn.

Cách dạy con ấy được một số người ủng hộ, nhưng đa số sửng sốt, kinh hãi.
Một người viết: Tôi không thể tin bài báo này. Nhiều người gọi bà là “yêu quái”, kết tội bà “ngược đãi” con, là một “mẫu người nguy hiểm” cho xã hội...
Trong hàng chục nghìn bức thư gửi về địa chỉ Amy Chua, một số người còn đe dọa tính mạng bà, khiến bà phát hoảng và cảm thấy rất khổ tâm. Đã mấy lần Amy Chua xuất hiện trên đài, báo thanh minh về bài viết ấy.

Ngay trong ngày đầu tiên phát hành, Chiến ca của Mẹ Hổ được xếp hạng bestseller thứ 6 trên mạng Amazon. Trên Facebook xuất hiện khoảng 100 nghìn lời bình sách này.

Tiếng tăm Amy Chua càng nổi hơn khi trang bìa tạp chí TIME số cuối tháng 1/2011 in hình ảnh tượng trưng “Mẹ Hổ” cao lớn đứng khoanh tay trước cô con gái nhỏ bé tay cầm chiếc vĩ cầm đang e sợ ngước nhìn mẹ; chính giữa in dòng chữ Sự thật về các Mẹ Hổ (The Truth About Tiger Moms) – tên một bài viết dài trong tạp chí này.

Khi Amy Chua sang Thụy Sĩ dự Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (26-31/2011), các nhà báo khắp thế giới bám riết bà.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV có phát đi một đoạn băng video ngắn phỏng vấn Amy Chua.
Bà xuất hiện trước ống kính, tươi cười thoải mái trả lời bằng tiếng Anh, đại ý:
Tôi không phải là chuyên gia giáo dục. Cuốn sách của tôi chỉ là một bản hồi ký chuyện gia đình. Một tờ báo trích dẫn vài đoạn trong sách của tôi và đặt tên là “Vì sao các bà mẹ người Hoa trội hơn?” Tôi đọc rồi và rất không thích cái tên bài báo ấy. Mỗi gia đình có một cách dạy con riêng, tôi không định nêu lên một hình mẫu dạy con cho ai cả ...

Hấp dẫn du lịch sinh thái Cà Mau
Thứ ba, 17 Tháng tám 2010, 08:23 GMT+7




Tags: Cà Mau, U Minh Hạ, Hòn Khoai, Mũi Cà Mau, Việt Nam, Hệ sinh thái rừng, khách thập phương, du lịch, của biển, hấp dẫn, du khách, đặc trưng, quốc gia, đất, cảnh

Tình đất hiền hòa, tình người hào sảng, mến khách Cà Mau luôn nồng nhiệt chào đón khách thập phương đến tham quan, thưởng ngoạn cảnh sắc đặc trưng của biển, rừng đất mũi.
Độc đáo cảnh quan rừng
Hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ và rừng đước Mũi Cà Mau, cùng những nét văn hóa của người dân nơi đây ngay từ thời khai hoang mở cõi, đã tạo nên bản sắc đặc trưng của đất và người Cà Mau. Rừng tràm U Minh Hạ với diện tích khoảng 30.000ha, trải dài ở 3 huyện U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời, là hệ sinh thái rừng ngập nước phong phú, đa dạng về chủng loài động-thực vật. Tiêu biểu cho hệ sinh thái này là Vườn Quốc gia U Minh Hạ và Lâm ngư trường Sông Trẹm, được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, nhằm bảo tồn, tái tạo cảnh quan thiên nhiên, các nguồn gien động - thực vật quý hiếm; sử dụng bền vững tài nguyên rừng, các sản phẩm dưới tán rừng... Đã có rất nhiều du khách đến với Cà Mau thích thú khi được bơi xuồng dưới dòng nước nâu đỏ len lỏi vào rừng với ríu rít tiếng chim và thơm dịu hương tràm. Hay có thể dừng chân nghỉ ngơi dưới bóng tràm, thưởng thức các món đặc sản xứ rừng bên ly rượu mật ong thơm cay, ngẫu hứng cất lên vài câu vọng cổ, hòa mình với thiên nhiên để dễ dàng rũ bỏ những ưu tư, muộn phiền, để thấy cuộc sống thêm phần ý nghĩa. Nếu có cơ hội gặp những ông già phong ngạn, hay những cựu chiến binh, du khách sẽ được nghe những câu chuyện huyền thoại về nghề rừng, về chiến trường xưa…


Khu du lịch sinh thái tại rừng U Minh Hạ
Tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập mặn là Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh trùng trùng điệp điệp rừng mắm, rừng đước, được tận mắt nhiều chủng loài động vật quý hiếm. Nơi đây có chế độ thủy triều khác nhau, tạo nên một vùng lắng đọng phù sa cứng dần thành bãi bồi, là nơi duy nhất trên cả nước có thể nhìn thấy mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở phía biển Tây. Sinh cảnh tự nhiên nơi đây và rừng ngập mặn thi nhau lấn biển, tạo nên những bãi bồi độc đáo rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái. Đến với Đất Mũi, du khách sẽ được ngắm nhìn mốc tọa độ quốc gia - biểu trưng cho sự toàn vẹn của đất nước Việt Nam, thưởng thức những món ngon đậm đà hương biển: Hàu, sò huyết, ốc len, tôm, cua… mà chắc hẳn khó lòng quên được.


Làng quê rừng U Minh Hạ
Vẻ đẹp của biển đảo
Hệ thống biển-đảo Cà Mau gồm các cụm đảo nổi tiếng: Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc… Các cụm đảo này vừa có vị trí quan trọng trong an ninh quốc gia, vừa là thắng cảnh thơ mộng, đã và đang được khơi nguồn phát triển du lịch.

Hòn Khoai là thắng cảnh nằm ngoài biển Đông, cách đất liền khoảng 15km, là đảo có rừng và đồi gần như còn nguyên vẹn, với quần thể động-thực vật phong phú và nhiều loài gỗ quý, cảnh quan thiên nhiên hoang dã luôn hấp dẫn khách du lịch. Hòn Khoai còn là vị trí đèn biển quan trọng của biển Đông và Vịnh Thái Lan. Tháp Hải đăng nơi đây là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Hòn Khoai còn có ý nghĩa lịch sử quan trọng, là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ, được đánh dấu bằng cuộc khởi nghĩa của anh hùng Phan Ngọc Hiển năm 1940.


Vườn dâu Cái Tàu - U Minh
Xung quanh Hòn Đá Bạc có nhiều tảng đá nối liền, cây cối rậm rạp bao phủ. Trên triền núi là bộ xương cá ông, vị cứu tinh của người dân xứ biển. Hòn Đá Bạc lúc nào cũng rì rào sóng biển. Tại đây, du khách được hiểu thêm về thắng lợi của Kế hoạch phản gián CM12, đó là kết quả của trí tuệ, bản lĩnh chính trị, lòng dũng cảm và sự sáng tạo của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam; thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết chiến đấu. Cụm đảo Hòn Chuối thuộc vùng biển Sông Đốc (Trần Văn Thời). Đây là thắng cảnh giàu tiềm năng thủy sản, là điểm nghỉ chân, trú bão của nhiều ngư dân, với đặc sản mít, xoài…


Đất mũi Cà Mau
Khai Long nằm gọn trong vành đai rừng đước ngập mặn của Mũi Cà Mau, có bãi biển cát vàng tương đối bằng phẳng, được tạo nên bằng sự phân hủy của vỏ sò, vỏ ốc… Nơi đây có bờ biển bao bọc, đất đai màu mỡ thích hợp cho nhiều loài cây ăn trái phát triển. Thơ mộng và thú vị hơn nếu bạn chọn chuyến đi vào những đêm trăng, con nước ròng sẽ làm cho bãi biển dài hơn. ở đây còn ẩn giấu huyền thoại Khai Long, nơi gặp nhau của biển, trời và đất để sinh ra rồng của vùng biển hoang sơ.
Không những thế, Cà Mau còn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng: Lâm ngư trường 184, hay Lâm viên Cà Mau có vườn chim nhân tạo và các loài chim khác bay về trú ngụ ngay giữa lòng thành phố; các dịch vụ du lịch tư nhân như vườn dâu Cái Tàu - U Minh… cũng đang lấy lòng được du khách gần xa.
Vietbao (Theo: Đất Mũi)
Từ TPHCM, đi chừng 70 cây số, xuyên ngang thành phố Mỹ Tho qua cầu Rạch Miễu, du khách sẽ vào địa phận tỉnh Bến Tre. Tỉnh Bến Tre được hình thành từ 3 cù lao (Minh, Bảo và An Hóa). Cù lao Bảo là một trong ba cù lao lớn.
Năm 1900, tỉnh Bến Tre được thành lập gồm hai cù lao Minh và Bảo. Đến năm 1948, cù lao An Hóa tách ra khỏi tỉnh Mỹ Tho, nhập thêm vào tỉnh Bến Tre. Cù lao Bảo hiện nay, gồm một phần huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm, huyện Ba Tri và thành phố Bến Tre. Ranh giới tự nhiên của cù lao Bảo và cù lao An Hóa là dòng sông Ba Lai uốn lượn lững lờ giữa đôi bờ lá xanh mướt. Cù lao Bảo ngăn cách với Cù lao Minh bởi con sông Hàm Luông dài ra tới biển Đông.


Hồ Chung Thủy
Đến trung tâm thành phố Bến Tre, du khách dạo chơi quanh hồ Chung Thủy để cảm nhận được sự thanh bình của thành phố trẻ bên bờ Trúc Giang thơ mộng. Hồ Chung Thủy rộng chừng 2 héc ta, nước trong xanh biêng biếc. Dọc chung quanh hồ là những hàng me, hàng phượng cổ thụ và một ngôi trường nổi tiếng có từ khá lâu đời - trường trung học Nguyễn Đình Chiểu.
Chuyện xưa kể rằng, có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết, nhưng do gia đình hai bên ngăn cản không cho hai người nên duyên vợ chồng, nên họ đã nắm tay nhau nhảy xuống hồ tự vẫn! Cảm thương cho đôi tình nhân ấy, dân gian đặt tên cho hồ là “Chung Thủy”. Buổi sớm tinh sương hoặc khi chiều xuống, du khách có thể đi bộ, hít thở không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim hót líu lo, ríu rít trên những hàng cây soi bóng bên hồ. Những ngày hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực ven hồ trông rất lãng mạn.
Từ xa về thăm Bến Tre, du khách không nên bỏ qua dịp ngắm nhìn cây bạch mai trên 300 tuổi ở đình làng Phú Tự, xã Phú Hưng, cách thành phố Bến Tre 3 cây số.
Đình Phú Tự xây dựng trên gò đất xưa gọi là gò Xoài. Thời Minh Mạng, khi dân chúng chọn nơi này dựng đình, đã thấy có cây bạch mai cao lớn rồi. Cây mai này sinh sôi, nảy nở mọc thành bụi dày với khoảng 50 thân lớn nhỏ, cao 5-7m, trong đó có 16 thân lớn, đường kính từ 20-30cm. Các nhánh lớn vươn mình trong tư thế nằm ngang mặt đất, dài từ 7-8m, tỏa thành tán rộng chiếm diện tích khoảng 250 mét vuông. Hằng năm, vào dịp tết Nguyên Đán, cây mai cổ thụ nở hoa trắng xóa, tỏa hương thơm ngát cả một vùng.

Xuôi theo tỉnh lộ 26 xuyên giữa lòng cù lao Bảo, du khách ghé thăm khu di tích bà Nguyễn Thị Định (1920-1992) tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà Định là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc đồng khởi lịch sử năm 1960 tại huyện Mỏ Cày; năm 1965 bà giữ chức Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam và trở thành phụ nữ Việt Nam đầu tiên mang quân hàm thiếu tướng (1974); từ 1987 đến 1992, bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Khu di tích bà Nguyễn Thị Định tọa lạc trên một khu đất thoáng đãng. Ngôi đền được xây dựng giản dị, với các hoa văn, họa tiết đẹp và trang trọng. Từ ngoài cổng bước vào, du khách sẽ gặp bức tượng đồng của nữ tướng Nguyễn Thị Định cao 1,75m, nặng hơn 1 tấn. Trong phòng triển lãm, bên phải là tủ kính với những di vật của bà. Ở góc trái của phòng có một tấm bảng lớn ghi lại tiểu sử oanh liệt của vị nữ tướng.

Về Ba Tri, huyện cuối cùng của dải đất cù lao Bảo, du khách ghé thăm lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), nhà thơ yêu nước, tác giả truyện thơ Lục Vân Tiên. Đây là một công trình kiến trúc có quy mô hoành tráng, tọa lạc trên diện tích hơn 1,5 héc ta.


Lăng mộ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
Qua cổng tam quan có hai mái chồng, hình thuyền, lợp ngói âm dương giả cổ màu đỏ. Đi vài mươi mét ta sẽ gặp tiền đình với hai mái chồng, lợp ngói âm dương xanh. Giữa tiền đình là một tấm bia to, kể sơ lược thân thế, tiểu sử, sự nghiệp của cụ Đồ Chiểu.

Không gian chính điện lăng có hình khối lăng trụ với ba tầng lợp ngói âm dương xanh, mái dốc, đầu vút cong lên. Bên trong, giữa chính điện là tượng đồng bán thân của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Hai bên cột có chạm khắc hai câu thơ nổi tiếng:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Dạo chơi, đi một vòng qua cù lao Bảo của đất Bến Tre, du khách sẽ cảm thấy yêu mến thêm vùng đất được mệnh danh là “ba đảo dừa xanh” giữa bốn bề sông nước mênh mông, bát ngát.
Vietbao (Theo: TBKTSG)
Grant Thornton Việt Nam vừa công bố kết quả cuộc khảo sát “Đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam: Quan điểm và triển vọng đầu tư” thực hiện trong quý 2/2010. Cuộc khảo sát cho thấy 81% người tham gia có nhận định tích cực về nền kinh tế Việt Nam.
Cuộc khảo sát này lấy ý kiến từ hơn 200 người ra quyết định đầu tư tại Việt Nam hoặc những người có quan tâm lớn tới đầu tư vào Việt Nam và được thực hiện hai lần trong một năm.
Theo Grant Thornton, những phản hồi này có thể trái ngược với kết quả hai cuộc khảo sát trước đây của công ty này khi chỉ có 59% và 36% người tham gia có quan điểm tích cực về triển vọng nền kinh tế Việt Nam.


87% ý kiến phản hồi cho rằng Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đầu tư hơn các nơi khác, tăng 20% so với kết quả khảo sát trước đây.
Trong số các lĩnh vực được khảo sát, các nhà đầu tư cho rằng ngành giáo dục và bán lẻ là hai trong số các lĩnh vực hấp dẫn đầu tư nhất.
Trong khi đó, xăng dầu, khí đốt và tài nguyên thiên nhiên là lĩnh vực kém hấp dẫn nhất.
Ông Ken Atkinson, Giám đốc điều hành Grant Thornton Việt Nam nhận định đây là lần thứ ba liên tiếp công ty này nhận thấy lĩnh vực bán lẻ được cho là một trong những lĩnh vực hấp dẫn đầu tư nhất.
Với tốc độ tăng trưởng liên tục của thị trường bán lẻ tại Việt Nam và sự phát triển của thị trường theo xu hướng thương mại hiện đại, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước để giành được thị phần trong thị trường bán lẻ ở Việt Nam.
Cũng theo nhận định của các đối tượng được khảo sát, vấn đề tham nhũng đã tăng từ vị trí thứ hai lên vị trí hàng đầu trong các yếu tố cản trở việc đầu tư vào Việt Nam.
Trong các cuộc khảo sát trước đây, cơ sở hạ tầng từng là trở ngại lớn nhất, nhưng nay trở ngại này đã giảm xuống vị trí thứ tư.
Thủ tục quy trình đầu tư và hệ thống pháp lý là những rào cản chính khác khi đầu tư vào Việt Nam./.
Vietbao (Theo: TTXVN/Vietnam+)

No comments:

Post a Comment