Monday, March 14, 2011

Công nhân và cô dâu Việt tại Đài Loan hiện nay

Công nhân và cô dâu Việt tại Đài Loan hiện nay
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2010-06-03
Văn phòng Hỗ trợ Pháp lý cho công nhân và cô dâu Việt tại Đài Loan có giám đốc sáng lập là linh mục Nguyễn Văn Hùng.

Photo courtesy of vieclamvietnam.gov.vn
Công nhân Nghệ An lên đường sang Đài Loan xuất khẩu lao động năm 2009.
Văn phòng này được thành lập nhằm giúp đỡ những lao động tha phương cầu thực gặp cảnh bức xúc đáng thương, hay những cô dâu Việt chẳng may bị ngược đãi trên quê chồng.
Từ năm 2006, để tránh tai tiếng, chính phủ Đài Loan cũng đã cấm các công ty môi giới nhận phụ nữ Việt qua đó để giúp việc nhà cho người bản xứ.
Những câu chuyện như thế từng được trình bày nhiều lần trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi nhằm mục đích thông tin cho những người ôm giấc mơ theo chồng về Đài Loan, sang Đài Loan lao động hay ở đợ để kiếm tiền gọi là để cải thiện cuộc sống cho gia đình ở quê nhà.
Khi công nhân bị như vậy thì công ty môi giới Việt Nam, các người phiên dịch của công ty môi giới Việt Nam và công ty môi giới Đài loan vẫn không giúp đỡ cho những người công nhân bị hại như thế.
LM Nguyễn Văn Hùng

Với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay, linh mục Nguyễn Văn Hùng nói về hiện trạng của công nhân, cô dâu và người giúp việc Việt Nam ở Đài Loan hiện nay.
Tình hình hiện nay
Thanh Trúc: Tình hình công nhân lao động Việt Nam sang Đài Loan có gì thay đổi, tốt hơn hay xấu đi, qua cái nhìn của người thường giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý như linh mục Nguyễn Văn Hùng đã thực hiện với các công nhân Việt Nam mấy năm nay?
LM Nguyễn Văn Hùng: Về tình hình của công nhân Việt Nam đến Đài Loan trong thời gian qua, thì tôi thấy có sự thay đổi. Thứ nhất là vì nền kinh tế của Đài Loan không có triển vọng khá hơn cho nên số người qua Đài Loan có phần giảm đi, nhưng mà không giảm đáng kể.
Điểm thứ hai là kể từ tháng Sáu năm ngoái đến giờ, chúng tôi nhận thấy tiền môi giới Việt Nam có giảm xuống. Trước thì 7.500 đô la đến 9.000 đô la để qua đến đây. Bây giờ chỉ chừng 6.000 đến 7.000 đô la để qua đến đây.
Điều thứ ba là đối với công nhân đến từ Việt Nam thì tình trạng bị đưa qua Đài Loan đi làm mà không đúng với hợp đồng, bị chủ bóc lột và thái độ của các người phiên dịch Việt Nam cũng như các công ty môi giới Việt Nam đối với công nhân lao động Việt vẫn không có gì thay đổi cả.
Tối hôm nay trong chương trình phát thanh tin tức của chính phủ ở Đài Loan thì có ba chị công nhân Việt Nam được đưa đến một cái nhà chủ và ở trong nhà đó, chủ bắt đi làm việc một ngày mười ba, mười bốn tiếng mà không được nghỉ ngơi, sau đó về thì bị chủ nhốt trong phòng khoá cửa lại, không cho đi ra ngoài. Ba chị phải đi tiểu tiện tại nơi mình ở luôn. Đêm đi làm việc về thì chủ bắt phải làm công việc trong nhà giống nô lệ lúc trước.
Khi công nhân bị như vậy thì công ty môi giới Việt Nam, các người phiên dịch của công ty môi giới Việt Nam và công ty môi giới Đài loan vẫn không giúp đỡ cho những người công nhân bị hại như thế.

Cô dâu Việt và chú rể Đài tại trung tâm TPHCM tháng 4/2000. AFP photo/Hoang Dinh Nam
Thanh Trúc: Thưa linh mục, mặc dù thái độ của các công ty môi giới và ngay cả giới chủ nhân nữa đều không mấy thay đổi, nhưng theo chỗ chúng tôi được biết, thì chính sách của chính phủ Đài Loan đối với công nhân và người lao động Việt Nam có thay đổi. Linh mục có thể trình bày và phân tích những thay đổi này không?
LM Nguyễn Văn Hùng: Đối với chính phủ Đài Loan là một quốc gia tự do dân chủ thì họ làm việc với các tổ chức phi chính phủ như chúng tôi, đồng thời là chúng tôi cũng tạo áp lực với các dân biểu nghị sĩ của các đảng phái để nêu lên những vấn đề gây nhiều thiệt hại cho các công nhân lao động nước ngoài, đặc biệt là công nhân lao động Việt Nam tại Đài Loan.
Qua những áp lực đó thì chính phủ Đài Loan có thay đổi. Thí dụ những tình trạng bị bóc lột sức lao động hay là bị buôn bán con người, dạo này bên Sở Di Dân đã áp dụng Luật Chống Buôn Người. Cũng nhờ Luật Chống Buôn Người đó nên chúng tôi cũng đã giúp đỡ được rất nhiều anh chị em bị làm việc bị đối xử như nô lệ trong các viện dưỡng lão.
Và qua việc sử dụng Luật Buôn Người như vậy thì chúng tôi nhận thấy có một số thay đổi liên quan đến những sự giúp đỡ của phía chính phủ Đài Loan. Đối với chính phủ địa phương, giải quyết những vụ án mà chúng tôi yêu cầu họ giải quyết mà không đến nơi đến chốn thì chúng tôi đưa lên Viện Kiểm Sát. Viện Kiểm Sát cũng đã rất tích cực điều tra trở lại.
Văn phòng của chúng tôi cũng được sự giúp đỡ đó, và Viện Kiểm sát đã đưa ra những bằng chứng để chứng minh là một vài chính quyền địa phương ở Đài Loan trong thời gian qua đã không làm việc đúng với nhiệm vụ của họ. Viện Kiểm Sát đã bắt buộc họ phải điều tra trở lại. Đó là một số những thay đổi về thái độ cũng như công việc của chính phủ Đài Loan trong thời gian vừa qua.
Thanh Trúc: Về mặt lao động giúp việc nhà, còn gọi là ô sin, thưa linh mục, tại sao chính phủ Đài Loan lại ngưng nhận những phụ nữ giúp việc nhà người Việt Nam từ năm 2006 đến giờ?
LM Nguyễn Văn Hùng: Lý do mà chính phủ Đài Loan cấm không cho lao động Việt nam qua Đài Loan giúp việc nhà nữa là vì họ bị áp lực của các tổ chức phi chính phủ tại Đài Loan. Chúng tôi đã nêu ra những trường hợp của lao động Việt Nam đi qua Đài Loan làm việc nhà mà không được luật pháp Đài Loan bảo vệ. Thứ hai là họ đã bị công ty môi giới bên Việt Nam bóc lột trước khi rời Việt Nam bằng cách người nào có tiền thì phải trả một số rất là lớn cho môi giới ở Việt Nam.
Trường hợp người nào không có tiền thì họ bắt ký khống vào một bảng nợ và người công nhân không bao giờ nhìn thấy tiền và cũng không biết đã vay một số lớn như vậy. Cho nên khi đến Đài Loan làm việc thì họ không nhận được tiền lương mỗi tháng đúng như qui định của chính phủ Đài Loan mà họ bị trừ mỗi tháng như vậy là mười ngàn cho đến mười hai ngàn tiền Đài Loan.

Người đàn ông Đài Loan và phụ nữ VN bên ngoài văn phòng cấp Visa tại VN năm 1999. AFP PHOTO/FREDERIK BALFOUR
Bị trừ số tiền lớn như vậy nên họ đã không còn đủ tiền để trả số nợ ở Việt Nam. Vì vậy đại đa số người giúp việc nhà đã bỏ trốn ra ngoài. Với con số bị bóc lột nhiều như thế, trốn ra ngoài nhiều như vậy, chúng tôi yêu cầu chính phủ Đài Loan phải xem lại chính sách này. Cũng vì bị áp lực nên chính phủ Đài Loan đã cấm không cho các công ty thu nhận công nhân giúp việc nhà người Việt Nam từ năm 2006 đến bây giờ.
Thanh Trúc: Về vấn đề phụ nữ Việt nam kết hôn với người Đài Loan, thưa linh mục Nguyễn Văn Hùng, theo như ông nhận xét thì con số các cô dâu Việt Nam, đi qua Đài Loan để xum họp với người chồng bản xứ, có cao như những năm 2003, 2004, 2005, có nghĩa là năm bảy năm trước?
LM Nguyễn Văn Hùng: “Chúng tôi không có được những con số thống kê của chính phủ Đài Loan để có thể khẳng định là con số đó lên hay xuống. Nhưng mà với kinh nghiệm làm việc, qua sự liên lạc với các cô dâu đến văn phòng trong thời gian qua có giảm xuống. Có nghĩa là số cô dâu mới qua sau này mà chúng tôi hỏi thì họ nói chính phủ Đài Loan đã khắt khe rất nhiều so với trứơc kia trong việc phỏng vấn những cặp mà chồng là người Đài Loan và vợ là phụ nữ Việt Nam.
Bởi vì khắt khe cho nên số lượng cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan giảm đi. Đó là cái điều mà đúng hơn cả là do các tổ chức phi chính phủ cũng như áp lực quốc tế đối với Đài Loan trong một thời gian dài vì họ đã không làm đủ để bảo vệ các người con gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan.
Với những áp lực như vậy thì họ phải chứng tỏ thiện chí của họ bằng cách là khắt khe hơn trong tiến trình phỏng vấn, cũng như không cho phép các công ty môi giới quảng cáo hôn nhân ở nơi công cộng, hoặc là cấm luôn công ty môi giới làm mai mối hoặc cưới hỏi nữa.”
Những chương trình hỗ trợ
Thanh Trúc: Chúng tôi biết ông đã cố gắng thành lập một Hội Phụ Nữ Việt Nam tại thành phố Đào Viên. Xin ông trình bày về công việc của Hội Phụ Nữ Việt Nam, mục đích thành lập và tầm hoạt động của tổ chức này?
LM Nguyễn Văn Hùng: “Hội Phụ Nữ Việt Nam có đăng ký với chính phủ và có giấy phép hoạt động. Hội được thành lập cách đây ba năm, mục đích là tạo sự liên kết trong chị em cô dâu Việt Nam để qua đó hỗ trợ cho nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khốn khó, đồng thời vận động với chính phủ Đài Loan để họ thay đổi một số chính sách liên quan đến cô dâu ngoại quốc, đặc biệt là cô dâu Việt Nam đang sinh sống tại Đài Loan.
Các anh chị em công nhân gặp khó khăn hoạn nạn đến văn phòng của chúng tôi thì chúng tôi giúp đỡ cho họ. Khi những người này trở về VN thì bị công an VN sách nhiễu, đe dọa. Tôi không hiểu lý do họ không làm được mà lại còn hành xử một cách không văn minh như vậy.
LM Nguyễn Văn Hùng

Ngoài ra chúng tôi cũng muốn là qua hội thì chúng tôi giúp đỡ chị em trong vấn đề bạo động gia đình, hoặc giúp đỡ con em của các cô dâu có cơ hội học tiếng Việt, hoặc là nâng đỡ những người khó khăn trong đời sống gia đình.
Hội phụ nữ đã tổ chức những cuộc gặp gỡ khi có dịp, thí dụ Trung Thu hoặc ngày Phụ Nữ Quốc Tế. Sắp tới đây họ tổ chức một buổi đi chơi cuối tuần cho cả gia đình của các chị em. Đã có bốn mươi đến năm mươi gia đình đăng ký để tham dự cuộc dã ngoại. Hội chính là nơi để chị em đến với nhau, chia sẻ nâng đỡ nương tựa nhau để sống. Hy vọng trong thời gian tới khi đủ mạnh thì tính tự lập của chị em sẽ cao hơn, rất tốt cho chị em phụ nữ Việt Nam tại Đào Viên cũng như các nơi khác trên đất nước này.”
Thanh Trúc: Trở lại chuyện gần đây nhất về lao động Việt Nam tại Đài Loan, thưa linh mục, chúng tôi biết hiện Văn phòng hỗ trợ pháp lý cho công nhân và cô dâu Việt Nam ở Đào Viên đang cưu mang khoảng mười mấy anh chị em từ công ty điện tử Tổng Giai cũng ở Đào Viên. Xin ông trình bày thêm về trường hợp này và cho biết văn phòng đang tìm cách nào để giúp đỡ họ?
LM Nguyễn Văn Hùng: “Những người công nhân này đã làm việc trong một công ty điện tử gần văn phòng của chúng tôi. Từ năm ngoái họ đã đến nhờ giúp đỡ. Theo thủ tục làm việc thì chúng tôi yêu cầu họ viết tường trình lại cái sự kiện họ bị ngược đãi và những yêu cầu của họ, sau đó uỷ quyền cho văn phòng. Văn phòng đã phát công văn gởi chính phủ và yêu cầu chính phủ mở phiên họp với những người công nhân này mà có sự tham dự của chúng tôi.

Một người nước ngoài trong trang phục truyền thống VN đem heo sữa quay đi hỏi vợ VN thời điểm 2002. AFP photo/Hoang Dinh Nam
Chúng tôi đã làm việc với anh chị em công nhân để giúp cho họ thấy những điểm chính trong đòi hỏi của họ. Văn phòng đã được chính phủ tại Đào Viên sắp xếp mở ít nhất ba cuộc họp. Trong cuộc họp đó chúng tôi dựa vào luật pháp của Đài Loan để yêu cầu công ty có những thay đổi. Thí dụ thay đổi cách ứng xử giữa chủ quản với công nhân, vấn đề tiền làm thêm phải trả cho họ, không được cấm họ đi ra ngoài từ thứ Hai đến thứ Sáu, tiền lương phải trả cho họ.
Công ty cũng có hứa nhưng không làm, cứ nhiều lần như vậy và cuối cùng thì những người công nhân này bức xúc quá đã đến Cục Lao Động Đài Loan.
Trong cuộc họp vừa rồi thì chúng tôi đã yêu cầu công ty phải sửa đổi theo luật pháp để công nhân làm việc trong một nơi mà họ cảm thấy không bị đè nén, bị áp lực, và tiền bạc được trả cho họ sòng phẳng.
Ngay lúc đó thì ông chủ quản tức người cơ trưởng của bộ phận quản lý nhân sự đã la hét tại buổi họp và đã không cho những công nhân này trở lại công ty. Sau đó thì văn phòng thương lượng với chính phủ địa phương để cho những người công nhân đến văn phòng của chúng tôi và tạm thời cư trú ở đây trong thời gian chờ giải quyết vấn đề của họ. Những công nhân này yêu cầu được đổi chủ và trả lại những gì mà công ty thiếu của họ từ trước đến giờ. Chúng tôi mong chính phủ sẽ đứng ra giải quyết chuyện này đến nơi đến chốn.
Các anh chị em công nhân gặp khó khăn hoạn nạn đến văn phòng của chúng tôi thì chúng tôi giúp đỡ cho họ. Khi những người này trở về Việt Nam thì bị công an Việt Nam sách nhiễu, đe dọa. Những việc như vậy không giúp ích gì được cho người đang bị hại ở đây. Công việc này đáng lẽ chính phủ Việt Nam phải làm từ trước đến giờ. Tôi không hiểu lý do họ không làm được mà lại còn hành xử một cách không văn minh như vậy.”
Những lời này kết thúc mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi tối nay, câu chuyện về những công nhân, những người giúp việc, những cô dâu lấy chồng bên xứ lạ. Thanh Trúc xin cảm ơn linh mục Nguyễn Văn Hùng về những trình bày của ông.

Bảo vệ quyền lợi lao động Việt ở nước ngoài ra sao?
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2010-09-20
Hôm thứ Ba vừa qua Ủy Ban Thường Vụ trong Quốc Hội Việt Nam báo cáo kết quả giám sát về việc tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật về lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Photo courtesy of vinaconex
Công nhân trong khóa huấn luyện chờ đi XKLĐ ở cty Vinaconex.
Một số hạn chế
Dịp này quốc hội cũng nêu lên một số hạn chế đáng lưu ý liên quan đến trình độ của người lao động ra nước ngoài, chính sách bảo hộ lao động cho họ cũng như việc quản lý hay thực hiện chính sách từ các cơ quan chức năng đối với người lao động chưa được gọi là thích đáng.
Trao đổi với Thanh Trúc, Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cục trưởng Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước , thuộc Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, giải thích những điểm chính:
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Vừa rồi quốc hội có một đoàn giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nghĩa là xem xét chính sách thức hiện trên thực tế có vấn đề gì không, đấy là mục đích của đợt giám sát vừa rồi.”
Thanh Trúc: Thưa ông, các đại biểu quốc hội nhận định là mặc dù điều 59 và 60 của Luật Lao Động, liên quan đến người đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng, qui định hỗ trợ việc làm cũng như khuyến khích tạo việc làm cho lao động sau khi về nước, nhưng trên thực tế thì các bộ, ngành, địa phương chưa có chính sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng này. Các đại biểu cũng nhìn nhận đưa người đi lao động ở nước ngoài là lãnh vực khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Thưa ông thấy cái nhìn của quốc hội có đúng hay không?
Quốc hội sẽ xem xét tất cả những việc liên quan đến người đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, kể cả vấn đề tuyển chọn đưa người ta đi.
Ô. Nguyễn Ngọc Quỳnh
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh:“Việc mà bây giờ những người đi làm ở nước ngoài về nước mà vấn đề việc làm của họ thì đúng là chưa làm được nhiều. Bộ Lao Động hiện đang xây dựng một cơ sở dữ liệu về lao động việc làm. Trong cơ sở dữ liệu đó cũng có những người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà về nước với trình độ chuyên môn nghiệp vụ thế nào đó, để giới thiệu cho những công ty xí nghiệp ở Việt Nam. Thì cái đó cũng đã làm, nhưng mà chưa làm được nhiều.”
Thanh Trúc: Thưa ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, vấn đề bảo hộ lao động làm việc ở nước ngoài là nhắm tới những đối tượng đã về nước rồi chứ không phải là những đối tượng đang làm việc ở bên ngoài phải không?
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Không, tất cả chứ ạ. Quốc hội sẽ xem xét tất cả những việc liên quan đến người đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, kể cả vấn đề tuyển chọn đưa người ta đi, xong rồi là bảo về quyền lợi cho người ta ở nước ngoài đã tốt hay chưa, và sau khi người ta về nước thì sử dụng người ta như thế nào. Đấy là quốc hội sẽ giám sát tất cả chứ không chỉ việc người ta về nước thì bố trí việc làm thế nào.
Việt Nam có một luật gọi là luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó qui định rất rõ việc bảo hộ bảo về quyền lợi của người lao động ở nước ngoài được thực hiện ra làm sao. Tất cả các thứ đó đều được qui định trong luật, được thực hiện từ ngày 1 Tháng Bảy năm 2007 đến nay.”

Công nhân trong khóa huấn luyện chờ đi XKLĐ ở cty Vinaconex. Photo courtesy of vinaconex.
Thanh Trúc: Trong tư cách cục trưởng Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước thì ông thấy sự thực hiện đó đã đến nơi đến chốn chưa hay còn lỏng lẻo khiến nhiều công ty chuyên trách xuất khẩu lao động đã lợi dụng những kẻ hở đó để đưa lao động đi một cách bừa bãi, đôi khi trình độ hay kiến thức của người ta không tương xứng với công việc?
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Nhìn chung thì các công ty được cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì đã thực hiện nghiêm túc các qui định của pháp luật. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện, thì cũng có những sai sót những vi phạm. Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội thường xuyên tổ chức những đợt thanh tra và kiểm tra các công ty đó về việc thực hiện. Thực hiện sai thì bị xử lý theo qui định của pháp luật. Ngoài ra, chỗ cục chúng tôi cũng có một bộ phận chuyên tiếp nhận ý kiến của người lao động. Người lao động từ nước ngoài hay trong nước đều có thể hỏi chúng tôi và chúng tôi phải kiểm tra và xử lý, nếu người ta gặp những khó khăn thì đều phải giúp đỡ bảo hộ. Còn nếu người ta bị đối xử không đúng thì chúng tôi cũng phải xử lý và xử phạt người gây ra những việc đó.”
Chính phủ nên tạo điều kiện
Thanh Trúc: Đã có những trường hợp lao động ra nước ngoài theo hợp đồng, họ chỉ được ký hợp đồng một ngày trước khi đi, họ không nắm vững được những điều trong hợp đồng. Khi qua đó chủ sử dụng lao động đã trả lương không đúng như hứa hẹn. Người ta lại không biết phải báo cáo về Bộ Lao Động hay Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước mà lại báo cáo cho công ty trung gian, công ty môi giới đưa họ đi.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Người ta phải báo cáo cả cho công ty đó cả cho đại sứ quán Việt Nam ở nước đó và người ta có thể báo cáo cả cho Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước hoặc là Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Chúng tôi đều nhận được những báo cáo đó, và trong những trường hợp làm không đúng hợp đồng trước khi đi thì chúng tôi đều yêu cầu phải thực hiện đúng hợp đồng.
Còn trong những tranh chấp mà buộc phải đưa lao động về nước thì có những chính sách hỗ trợ cho người lao động nếu không phải lỗi của người lao động.”
Thanh Trúc: Theo số liệu của bên Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội thì từ năm 2001 đến nay, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa trên 60.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thưa ông Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội có định mở rộng thị trường lao động sang Châu Âu hay Châu Mỹ không?
Các công ty mà đưa người ta đi làm việc nước ngoài có thể là làm đúng pháp luật, nhưng mà ngoài cái số đi hợp pháp thì còn có những trường hợp các tổ chức lừa đảo.
Ô. Nguyễn Ngọc Quỳnh
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Nói chung việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một trong những cái nhu cầu, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi nước ngoài nếu người ta có nguyện vọng hợp pháp. Nếu những nước nào có nhu cầu và lao động Việt Nam đáp ứng được nhu cầu đó, phù hợp với luật pháp ViệtNam và luật pháp nước nhận thì chính phủ Việt Nam đều tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đi làm việc ở nước ngoài.”
Thanh Trúc: Thưa ông các công ty môi giới, khi tuyển mộ người lao động đi Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Ả Rập Xê Út hay Chypre chẳng hạn, thì họ buộc công nhân phải đóng một số tiền mà thường thì công nhân than là phải đóng nhiều lắm, đi thì bằng cách nào cũng phải lấy lại vốn hoặc phải trả hết nợ ở bên Việt Nam?
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Vâng, trong luật qui định rất rõ là các công ty được phép thu của người lao động một khoản phí dịch vụ. Khoản phí dịch vụ đó được qui định rất là rõ cái mức cao là bao nhiêu. Ngoài ra người lao động cũng phải chẳng hạn như là vé máy bay thì lao động phải tự lo, có qui định cụ thể trong luật. Nếu công ty nào mà thu quá cái chỗ đó thì người lao động có thể khiếu nại.”
Thanh Trúc: Thế thì rõ ràng hay có thể nói rằng lâu nay đã có một sự khá là trống đánh xuôi kèn thổi ngược giữa các công ty môi giới đưa người đi lao động nước ngoài và những công nhân ao ước được đi nước ngoài làm việc. Rõ ràng hai bên đã có những điểm không hiểu nhau?
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Cái này thì có! Nó có những trường hợp thế này, tức là các công ty mà đưa người ta đi làm việc nước ngoài có thể là làm đúng pháp luật, nhưng mà ngoài cái số đi hợp pháp thì còn có những trường hợp các tổ chức lừa đảo, không có quyền làm việc này không được cấp giấy phép làm việc này, nhưng người ta lừa người lao động. Trong những trường hợp đó người lao động có thể phải mất nhiều tiền. Chính phủ Việt Nam, cơ quan công an và các cơ quan chức năng đã phải cố phát hiện, xử lý. Đã có rất nhiều vụ án thực sự về những việc lừa đảo này.
Thanh Trúc: Trong khoản thời gian từ 2001 đến 2004, nhiều công nhân đi làm việc bên Đài Loan, Nam Hàn, Malaysia, Nhật, đã tự phá hợp đồng tự trốn ra ngoài để kiếm việc khác. Ông nhìn vấn đề này như thế nào?
Tổng hợp tất cả những điều kiện như vậy thì cái tỷ lệ lao động bỏ trốn đã giảm xuống rất nhiều. Một số thị trường thì hầu như không còn lao động bỏ hợp đồng.
Ô. Nguyễn Ngọc Quỳnh
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Cái tình trạng bỏ hợp đồng ra ngoài để làm việc không hợp pháp thì nó có, trước đây là tương đối phổ biến tương đối nhiều. Những nguyên nhân của nó, kể cả nguyên nhân ở nước nhận lao động nữa, ví dụ nước nhận lao động còn có nhiều chủ sử dụng lao động bất hợp pháp. Nếu người ta không tìm được việc thì người ta sẽ không bỏ ra ngoài.
Rồi có cả nguyên nhân của một số người lao động là cũng không tuân thủ các qui định cho nên tùy tiện bỏ hợp đồng ra ngoài. Cái đó cũng có.
Nhưng mà từ 2004 , chúng ta đã kiểm soát , đã đào tạo giáo dục cho người lao động tốt hơn, cho nên ý thức của người lao động được nâng lên. Và rồi chúng ta cũng hợp tác chặc chẽ với các nước để xứ lý những trường hợp các chủ sử dụng lao động nước đó mà nhận lao động bất hợp pháp. Tổng hợp tất cả những điều kiện như vậy thì cái tỷ lệ lao động bỏ trốn đã giảm xuống rất nhiều. Một số thị trường thì hầu như không còn lao động bỏ hợp đồng nữa.”
Thanh Trúc: Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Đoàn Xuân Hưng đề nghị Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội hình thành các địa chỉ, trung tâm hỗ trợ lao động nói chung và lao động nữ nói riêng tại các nước có đông lao động Việt Nam. Cái đề nghị này ông thấy có khả thi không, bao giờ có thể xây dựng được?
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Thực ra cái này đã làm từ nhiều năm nay. Ví dụ hiện nay chúng tôi có Ban Quản Lý Lao Động tại đại sứ quán Việt Nam ở trên tám nước có đông lao động chẳng hạn như Mã Lai, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Đông… Đó là những cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Tất nhiên tới đây, nếu thị trường tiếp tục mở rộng, chúng tôi sẽ mở thêm các trung tâm các Ban Quản Lý Lao Động ở các nước khác. Việc bảo vệ quyền lợi của người lao động rất là quan trọng và sẽ tiếp tục được tăng cường.”
Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước, đã trả lời những câu hỏi của chúng tôi.

1001 cách chiêu dụ công nhân của các Cty. môi giới
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2011-03-02
Từ năm 2009, Công Ty Cổ Phần Xuất Khẩu Lao Động, Thương Mai và Du Lịch, gọi tắt là TTLC, khởi sự tuyển người đi Thụy Điển làm công việc hái dâu với đồng lương hứa hẹn.

Ảnh do Ô.Văn Vũ cung cấp
Công nhân lao động VN biểu tình ở Sarna- Sweden (4)

Đây là công việc mùa hè ở Thụy Điển, kéo dài từ tháng Bảy, tháng Tám cho đến tháng Chín, khi dâu chín tới để có thể thu hoạch.
Theo cam kết của công ty Cổ Phần Xuất Khẩu Lao Động Thương Mại Và Du Lịch TTLC, một công nhân qua Thụy Điển chỉ cần hái được tám mươi kí lô dâu một ngày thì được trả lương từ 2.500 đến 3000 đô la một tháng.
Sự tắc trách của công ty môi giới
Để đưa người qua Thụy Điển làm công việc này, TTLC ký hợp đồng với Lomsjo Bar là doanh nghiệp sẽ thu mua hết tất cả dâu mà công nhân Việt Nam hái được.
Trung tuần tháng Bảy 2010, hơn hai trăm năm chục công nhân Việt đến Thụy Điển. Đến thủ đô Stockholm rồi được chuyển bằng xe về thị trấn Sarna cách đó tám trăm kilômét, các công nhân Việt mới biết họ được đưa sang sớm một tháng, nghĩa là chưa đến thời vụ thu hoạch. Mọi người lâm cảnh ăn không ngồi rồi vì không có việc gì để làm.
Đã vậy, công ty đối tác bên Thụy Điển còn dồn tất cả hai trăm mấy chục người vào một căn nhà trước kia là trường học, sau được dùng làm nhà già nhưng rồi vì xuống cấp quá nên không sử dụng được đã mấy năm nay.
Sau ba tuần trong cảnh ăn ở thiếu thốn, tiền bạc cạn dần, các công nhân này đứng ra phản đối. Hậu quả là bốn công nhân bị cảnh sát bản xứ bắt giữ vì có hành động gọi là đe dọa những người hướng dẫn cũng như chủ sử dụng lao động.
Sau ba tuần trong cảnh ăn ở thiếu thốn, tiền bạc cạn dần, các công nhân này đứng ra phản đối. Hậu quả là bốn công nhân bị cảnh sát bản xứ bắt giữ vì có hành động gọi là đe dọa những người hướng dẫn cũng như chủ sử dụng lao động.
Một người Việt cư ngụ tại thành phố Helsingborg miền Nam Thụy Điển ông Văn Vũ, trình bày vì sao ông biết và để ý đến chuyện này:
Tôi xem thời sự thì tôi thấy thông tin có người biểu tình mà có chữ Việt Nam, tôi mới bật đài lên, bật computer lên, tìm vào coi thì thấy ở quận Sarna có 298 người Việt của tỉnh Bắc Giang, sang đó để hái trái dâu và trái sim rừng, nhưng họ không có việc làm và ở một nơi tệ hại và không đủ thức ăn cho nên họ mới nhốt bốn người đại diện của công ty từ Việt Nam đưa sang

Công nhân lao động VN biểu tình ở Sarna- Sweden (1)-Ảnh do Ô.Văn Vũ cung cấp
cho công ty Thụy Điển để hướng dẫn họ đi làm. Thì họ nhốt bốn người đó để họ ra bên ngoài cầu cứu. Nếu mà bốn người đó cứ canh chừng họ thì họ không ra được.
Tôi muốn đưa thông tin này, tôi vào Net tôi tìm đài Á Châu Tự Do nên tôi viết email gởi cho đài Á Châu Tự Do. Những người phỏng vấn ở đây để viết báo thì nói là ở tỉnh Bắc Giang với lại những tỉnh lân cận đa số là đồng bào nghèo ở thôn quê, họ có viết rõ như vậy.
Chuyện này xảy ra tại nơi tôi ở và gần như ai cũng biết cả. Các công nhân này tới Thụy Điển sớm một tháng, có nghĩa là đến tháng Tám thì dâu mới chín nhưng họ lại đến giữa tháng Bảy. Họ được hứa hẹn nhiều lắm nhưng khi tới nơi thì không có việc để làm.
Phóng viên Nils Schmidt
Sự việc mà ông Văn Vũ kể được đang tải trên hai tờ báo ở Thụy Điển là nhật báo Mora và báo Varmlands Folkblad.
Phóng viên Nils Schmidt, người tiếp xúc trực tiếp với công nhân Việt và đưa tin này lên báo, cho biết:
Chuyện này xảy ra tại nơi tôi ở và gần như ai cũng biết cả. Các công nhân này tới Thụy Điển sớm một tháng, có nghĩa là đến tháng Tám thì dâu mới chín nhưng họ lại đến giữa tháng Bảy. Họ được hứa hẹn nhiều lắm nhưng khi tới nơi thì không có việc để làm.
Và thế là mọi người qui trách nhiệm cho công ty TTLC đã đưa họ sang quá sớm, không có dâu để hái. Họ kể là phải tiêu nhiều tiền vào thức ăn cùng những tốn phí khác trong lúc chỗ ở thì rất tệ.
Ông Nils Schmidt cũng xác nhận nơi những người này tạm trú là ngôi nhà do công ty Lomsjo Bar bố trí, tuy lớn những không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện an toàn, hai trăm mấy chục người sống chen chúc và nhiều người phải ngủ dưới tầng hầm.
Hiện một nửa trong số những công nhân Việt này đã trở về Việt Nam, còn gần một nửa khác thì bỏ đi sang các nước Âu Châu khác rồi.
Môi giới chủ động “nắm dao đằng cán”
Với câu hỏi là nếu qua trúng mùa dâu chín thì liệu mỗi người có khả năng hái được tám chục kí lô một ngày hay không, phóng viên Nils Schmidt nói đó là chuyện không thể, huống nữa trong thời điểm không có dâu để hái thì chuyện một người hái tám mươi kilo dâu xem ra rất khó.
Tuy nhiên, từ Hà Nội, cô Hương là nhân viên chuyên trách phòng Châu Âu trong Công Ty Cổ Phần Xuất Khẩu Lao Động Thương Mại Và Du Lịch TTLC, khẳng định:
Nếu hái được một ngày tám chục ký dâu thì hai ba ngàn đô la là chuyện đương nhiên. Cái này chúng tôi không phải hứa mà làm phép tính cho người ta nếu hai được tám chục ký dâu.
Cty.môi giới TTLC
Nếu hái được một ngày tám chục ký dâu thì hai ba ngàn đô la là chuyện đương nhiên. Cái này chúng tôi không phải hứa mà làm phép tính cho người ta nếu hai được tám chục ký dâu. Chị cứ nhân cái giá dâu bình quân thì sẽ ra ngay khoản lương thu đó. Điều đó là thực tế. Còn chuyện có dâu hay không có dâu thì chính phủ bên đó, đại diện công ty và người lao động cũng đã trao đổi nhiều rồi.
Vậy có thể nào ở Thụy Điển chỉ đi hái dâu mà một tháng được trả hai ba ngàn đô la không. Ông Văn Vũ, sống tại quốc gia này gần ba mươi năm, giải thích:
Không có, tôi ở đây lâu, mùa hè tôi cũng từng đi hái trái dâu hái trái sim rừng. Một tháng trung bình khoảng một ngàn đô la.

Công nhân lao động VN biểu tình ở Sarna- Sweden (2)-Ảnh do Ô.Văn Vũ cung cấp
Người làm giỏi lắm là kiếm được cỡ ngàn hai ngàn ba. Đó là đi xe nhà, không phải mướn xe, còn những người bên Việt Nam qua phải mướn xe đi, trả 20 đô la một ngày, trả thêm tiền nhà tiền ăn nữa thì trong thời gian ở đây làm họ chỉ đủ chi phí ở đây, dư ra một hai trăm đô thôi.
Còn chuyện có dâu hay không có dâu thì chính phủ bên đó, đại diện công ty và người lao động cũng đã trao đổi nhiều rồi.
Cty.môi giới TTLC
Vì theo dõi tin tức thường xuyên, ông Văn Vũ biết khá rõ về diễn biến câu chuyện sau đó:
Sau khoảng một tháng thì trên đài truyền hình có bản tin là còn lại một trăm hai mươi sáu người phải đi tứ tán trên Âu Châu, và họ phải làm hết ba năm mới trả được số nợ mà họ vay mượn ở Việt Nam. Hết nợ mới quay về nước được. Theo thông tin với phỏng vấn của cảnh sát với của Văn Phòng Xã Hội của Thụy Điển thì tôi tính rõ trong thời điểm đó là một người phải đóng tương đương chín mười ngàn đô la, họ bao cả tiền chi phí tiền ăn ở bên này rồi khi về thì họ trả lại phân nửa gọi là tiền bảo hiểm.
Còn những người quyết định trở về thì được Cơ Quan Xã Hội Thụy Điển giúp đặt vé cho chuyến về, tiền máy bay do công ty môi giới TTLC thanh toán.
Phóng viên Nils Schmidt cũng cho biết ông nghe các công nhân Việt Nam kể rằng trước khi đi họ phải đóng nhiều chi phí mà gộp lại thì người nào người nấy chi tới sáu, bảy hoặc tám ngàn đô la:
Vẫn theo cô Hương thuộc phòng chuyên trách Châu Âu của TTLC Công Ty Cổ Phần Xuất Khẩu Lao Động, Thương Mại và Du Lịch ở Hà Nội, thì số tiền công nhân xuất khẩu phải trả cho TTLC để qua Thụy Điển hái dâu là hai ngàn hai trăm năm chục đô la một người mà thôi:
Thứ nhất là công ty chúng tôi, nếu có thu tiền một khoản nào đó, thì đều phải có chứng từ hết. Vì vậy khi người ta phản ánh như vậy thì chúng tôi cũng phải chắt lọc xem cái người ta phản ánh là đúng hay sai.
Thứ hai, chuyện sang sớm không có dâu thì chúng tôi cũng đã giải thích nhiều lần chính vì có những lỗi kỹ thuật trong trao đổi thông tin giữa chúng tôi và phía công ty đối tác cho nên dự đoán mùa vụ dâu không chính xác. Việc đưa người ta sang sớm thì không ảnh hưởng gì đến kinh tế của người lao động cả, tại vì hoàn toàn chi phí ăn ở trong lúc đợi dâu chín và có thể hái được là người lao động không phải trả một đồng nào hết.
chuyện sang sớm không có dâu thì chúng tôi cũng đã giải thích nhiều lần chính vì có những lỗi kỹ thuật trong trao đổi thông tin giữa chúng tôi và phía công ty đối tác cho nên dự đoán mùa vụ dâu không chính xác.
Cty.môi giới TTLC
Còn những người mà chúng tôi đã tổ chức đền bù là mua vé máy bay cho người ta về nước, và những người cố tình ở lại là đã vi phạm hợp đồng lao động của chúng tôi và luật pháp của Việt Nam rồi. Ngưởi ta có thể là vì những lý do muốn ở lại hay lý do gì đó mà có thể là nói quá lên thì việc này chị nên kiểm chứng lại, yêu cầu người ta đưa bằng chứng. Tại vì công ty chúng tôi là công ty nhà nước, chúng tôi không thể thu tiền mà không có chứng từ được.
Công nhân thì “nắm dao đằng lưỡi”
Thưa chị có thể cho biết chính xác một người đi qua Thụy Điển hái dâu thì phải đóng cho TTLC bao nhiêu tiền?
Tôi không trực tiếp thực hiện hợp đồng này nhưng hợp đồng này chúng tôi đăng ký với Cục và báo cáo với Bộ Lao Động, đồng thời thu của người lao động không quá hai ngàn hai trăm năm mươi đô. Dù với lý do nào thì công ty chúng tôi cũng đã chịu trách nhiệm với người lao động.
Khi những người đó về nước thì họ nói rằng TTLC sẽ trả lại cho họ năm ngàn tiền bảo hiểm. Thế thì cho dù là họ không đóng cho TTLC mười ngàn đi nữa nhưng khi họ phải trở về thì TTLC có trả lại cho họ số tiền nào khả dĩ không họ đi như vậy là họ bị thiệt thòi?
Cái việc có trả lại, thứ nhất, cái chi phí tôi noí chỉ hai ngàn hai trăm đô là toàn bộ chi phí mà người lao động đóng cho TTLC. Ngoaì ra người ta có thể thế chấp để đảm bảo là hết thời vụ thì người ta quay về Việt Nam chứ không trốn ở lại Thụy Điển, không vi phạm hợp đồng với chúng tôi. Người lao động còn phải đặt cọc giấy tờ nhà đất hoặc một khoảng tiền nào đó gọi là tiền thế chấp chứ không phải tiền bảo hiểm.
Ngoaì ra người ta có thể thế chấp để đảm bảo là hết thời vụ thì người ta quay về Việt Nam chứ không trốn ở lại Thụy Điển, không vi phạm hợp đồng với chúng tôi. Người lao động còn phải đặt cọc giấy tờ nhà đất hoặc một khoảng tiền nào đó gọi là tiền thế chấp chứ không phải tiền bảo hiểm.
Những lao động đã về thì toàn bộ tiền thế chấp gởi công ty đương nhiên chúng tôi trả. Tôi không nói đấy là chi phí, đấy cũng không phải tiền của chúng tôi, chúng tôi chỉ giữ hộ thôi.
Còn những người đã vi phạm hợp đồng mà bây giờ mới quay trở về thì trước mắt người ta linh hoạt với đại sứ quán Việt Nam, thông qua đại sứ quán Việt Nam để liên hệ trực tiếp với công ty, chúng tôi sẽ tổ chức đưa về và tuỳ theo hợp đồng giữa người lao động với công ty chúng tôi sẽ tiến hành thanh lý.
Phóng viên Nils Schmidt của tờ Mora Tidning bên Thụy Điển cũng báo cho biết tới giờ hãy còn hai mươi tám trong số những công nhân quay lại Việt Nam chưa nhận được tiền thanh lý từ TTLC.

Công nhân lao động VN biểu tình ở Sarna- Sweden (3)-Ảnh do Ô.Văn Vũ cung cấp
Đây không phải lần đầu công nhân Việt Nam qua Thụy Điển hái dâu gặp những vấn đề gây tranh cãi. Tháng Tám năm 2009, một bản tin của ký giả Peter Vinthagen Simson đăng trên The Local Online, báo điện tử tiếng Anh ở Thụy Điển, cho hay một trăm hai chục công nhân người Việt ở Branas tổ chức bãi công mà nguyên nhân là không có đủ dâu hái để có thể kiếm được số tiền tương đương đã trả cho môi giới khi rời Việt Nam.
Họ cũng là những người do TTLC Công Ty Xuất Khẩu Lao Động, Thương Mại Và Du Lịch tuyển qua Thụy Điển với mức lương cam kết hai nghìn đô la một tháng nếu một ngày hái được từ sáu chục đến một trăm hai chục ký dâu.
Những công nhân này nói với báo chí Thụy Điển là thực tế một ngày chỉ hái được mười đến ba chục kilo là nhiều. Đã vậy, họ phải đóng 15.000 kronor, khoảng 2000 đô la, tiền cư trú hai tháng ở Thụy Điển, chưa kể 9.000 kronor khác tính vào tiền ăn tiền ở.
Những công nhân này nói với báo chí Thụy Điển là thực tế một ngày chỉ hái được mười đến ba chục kilo là nhiều. Đã vậy, họ phải đóng 15.000 kronor, khoảng 2000 đô la, tiền cư trú hai tháng ở Thụy Điển, chưa kể 9.000 kronor khác tính vào tiền ăn tiền ở.
Khi đó, báo chí, cảnh sát địa phương, những người thông dịch và đại diện sứ quán Việt Nam ở Stockholm , đã có mặt để giải quyết vụ việc. Điều tệ hại là đã có sáu công nhân bị bắt vì chống lại cảnh sát Thụy Điển. Công ty dịch vụ bản xứ Rabema, lãnh trách nhiệm thuê mướn và thu mua dâu, ra tối hậu thư cho công nhân Việt hoặc đi làm lại thì sẽ được bố trí đủ dâu để hái, không thì phải trở về Việt Nam.
Vẫn theo Báo điện tử The Local Online, khi ấy có một nhóm những công nhân đi từ miền Nam không tham gia đình công thì đã bị nhốt và bị đe dọa bởi các công nhân miền Bắc tức những người tổ chức đình công. Hậu quả là nhóm công nhân miền Nam được cảnh sát giải cứu và đưa đến một nơi khác an toàn cho họ hơn.
Sau cùng năm người trong số những công nhân đình công bị buộc trở về nước, một trăm mười lăm người tiếp tục đi làm việc trở lại.
Phóng viên của báo The Local Online, ông David Landes, nói với Thanh Trúc:
Hái dâu ở Thụy Điển là một công việc theo thời vụ, không nặng nhọc nhưng không phải là một nghề ổn định, rất ít người bản xứ chịu làm. Vì thế các công ty chế biến và sản xuất dâu phải cần đến lao động nước ngoài là vậy.
Với ông Văn Vũ, định cư tại Thụy Điển hơn ba mươi năm:
Tôi chỉ muốn nhắn gởi với bà con lao động ở Việt Nam là đừng tin những công ty môi giới. Tại vì tôi thường theo dõi trên mạng trong và ngoài nước, tôi thấy vấn đề các công ty môi giới không có trách nhiệm, đem con bỏ chợ rất nhiều, tôi đau lòng mà không thể giúp gì được.
Dưới mắt những người trẻ vùng nông thôn Việt Nam, đi lao động qua các nước Tây Âu là một giấc mơ có thể thành hiện thực, dẫu phải cầm nhà và vay ngân hàng, cực khổ một thời gian trả hết nợ rồi thì cải thiện cuộc sống cho gia đình giống bao nhiêu người đi trước.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
Công nhân Việt ở Malaysia: Môi giới Mã xử tệ, môi giới Việt Nam bỏ mặc.
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2011-02-22
Malaysia là nước nhập khẩu công nhân Việt Nam nhiều nhất so với các quốc gia khác ở Châu Á. Khi có vấn đề khúc mắc với công ty môi giới nội địa, lao động Việt không thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ công ty môi giới bên Việt Nam.

Source Wikipedia
Thành phố KualaLumpur, Malaysia. Source Wikipedia

Đó là lý do khiến người lao động nghĩ là công ty môi giới bên nhà đã bán khoán họ cho công ty môi giới bên Malaysia, và có người đã nhờ đến các tổ chức bênh vực quyền lao động ở bên ngoài giúp đỡ.
Đa số lao động Việt từ trong nước qua Malaysia kiếm việc làm đều là người ở nông thôn và vùng sâu vùng xa, nơi những thông tin về xuất khẩu lao động mà các công ty môi giới đưa ra chỉ đơn giản là xoá đói giảm nghèo, có tiền cải thiện cuộc sống cho gia đình.
Môi giới Malaysia bóc lột, môi giới Việt Nam lặng thinh
Những trường hợp công nhân Việt gặp khó khăn ở Malaysia, được trình bày trước đây, thường là do chủ sử dụng lao động vi phạm hợp đồng, bắt làm việc quá tải và không trả đủ lương như cam kết.
Tuy nhiên lần này thì không phải giới chủ nhân mà là công ty môi giới, cơ sở tại Malaysia tiếp nhận lao động trong nước sang rồi phân phối họ đến các hãng xưởng đang cần người.
Anh Lực, quê ở Ninh Bình, sang bang Johor của Malaysia lao động theo trung gian của công ty môi giới Bảo Việt, bị công ty môi giới Malaysia là Vital Manpower trừ lương :
Họ trả một tháng hai mươi sáu ngày công nhưng mà môi giới chỉ trả cho những ngày đi làm, còn những ngày lễ công ty cho nghỉ nhưng môi giới chỉ trả những ngày đi làm thôi. Nghỉ họ cũng không cho tiền, ốm đau bọn em cũng phải lo hết.
Anh Đinh Thế Lực

Một cư xá cho công nhân ở Malaysia. Source CAMSA
Em đi thì em vay vốn của công Ty Bảo Việt, trả hết khoảng bốn nghìn ringgit, khoảng hai chục triệu tiền Việt Nam. Sang năm 2008 thì đầu tiên làm công ty cơ khí, giờ thì qua làm công ty điện tử, cứ chuyển quanh quẩn như vậy đến bây giờ là tám công ty.
Công ty môi giới Vital Manpower còn nhiều lần khấu trừ đầu lương mà họ lãnh từ chủ sử dụng lao động để trả cho anh Lực:
Công ty trả cho tụi em tiền nhưng lại đưa cho môi giới rồi môi giới trả cho bọn em. Họ trả một tháng hai mươi sáu ngày công nhưng mà môi giới chỉ trả cho những ngày đi làm, còn những ngày lễ công ty cho nghỉ nhưng môi giới chỉ trả những ngày đi làm thôi. Nghỉ họ cũng không cho tiền, ốm đau bọn em cũng phải lo hết.
Em làm một ngày mười hai tiếng thì công ty trả cho môi giới 60 ringgit một ngày, nhưng môi giới trả em chưa đến 30 ringgit, chỉ 29 ringgit thôi. Em đang nhờ luật sư giúp đỡ đòi tăng lương, đòi tiền thuốc khám sức khỏe mà môi giới họ phải trả.
Anh Lực đã nhiều lần gọi về cho công ty Bảo Việt để nhờ giúp đỡ nhưng không được:
Thì công ty đấy là công ty ty tư nhân, bây giờ hỏi ra mới biết kiểu như là công ty bị phá sản, em gọi về không thấy gì cả, số của giám đốc các thứ không biết là thay số hay sao đó.
Gọi về số của ông Khánh, phó giám đốc công ty Bảo Việt, cũng không ai nhấc máy:
Môi giới Malaysia ăn chặn tiền tới hai phần ba lương công nhân
Nhờ quen biết một số người Việt sinh sống ở bang Johor, anh Lực được giới thiệu đến văn phòng của CAMSA Liên Minh Bài Trừ Nạn Nô Lệ Mới Ở Á Châu, trực thuộc CAMSA với trụ sở chính ở bang Virginia, Hoa Kỳ.
Luật sư Daniel Lo, giám đốc văn phòng CAMSA ở Kuala Lumpur, cho biết:
cái chính là giấy tờ của anh Lực bị môi giới cất giữ khiến anh không thể đi đâu cũng không thể ra khỏi Malaysia để trở về Việt Nam
Trường hợp anh Lực cho thấy anh ta bị công ty môi giới khấu trừ tiền lương một cách vô tội vạ từ những ngày đầu, chuyển đi chuyển lại từ công ty này đến công ty khác, căn bản là đối xử với anh như một nô lệ. Nhưng trên tất cả những chuyện đó thì cái chính là giấy tờ của anh Lực bị môi giới cất giữ khiến anh không thể đi đâu cũng không thể ra khỏi Malaysia để trở về Việt Nam.
Luật sư Phan Quốc Cường, giám đốc về truyền thông và vận động quần chúng tại trụ sở CAMSA ở Virginia, trình bày kết

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Liên Minh CAMSA tiếp xúc các công nhân Spektra Alucast, Mã Lai. Ảnh minh họa (ảnh CAMSA)
quả sau một thời gian làm việc phối hợp với văn phòng CAMSA ở Malaysia:
Trong vụ việc liên quan đến anh công nhân Đinh Thế Lực, qua Malaysia làm việc thì trong một khoảng thòi gian từ sáu đến tám tháng tiền lương của anh bị trừ rất nhiều, có tháng một phần ba và có tháng là trên hai phần ba. Những câu trả lời phía Manager hay phía đại diện cho công ty môi giới lao động không rõ ràng.
xem xét những cùi check mà anh ta nhận được mỗi tháng thì thấy rõ ràng anh bị trừ những khoản tiền rất lớn mà không giải thích rõ ràng.
Khi nhân viên của CAMSA bên Malaysia xem xét những cùi check mà anh ta nhận được mỗi tháng thì thấy rõ ràng anh bị trừ những khoản tiền rất lớn mà không giải thích rõ ràng. Chúng tôi thu thập những bằng chứng cụ thể để từ đó xúc tiến vụ kiện ra trước toà lao động tại tiểu bang của Malaysia.
Toà lao động đã phán là công ty môi giới vi phạm quyền lao động cũng như lấy tiền của công nhân một cách bất công và họ phải bồi thường lại hoàn toàn số tiền đó. Thêm vào đó, nếu người công nhân này muốn hồi hương thì công ty phải chịu trách nhiệm đài thọ cho chuyến hồi hương đó.
Malaysia khẳng định công ty môi giới bên họ chịu trách nhiệm pháp lý
Đây là lần đầu tiên, luật sư Phan Quốc Cường nói tiếp, một toà án lao động ở Malaysia, quốc gia nhận nhiều công nhân Việt nhất vùng Châu Á, khẳng định một công ty môi giới nước họ phải chịu trách nhiệm pháp lý về những sự việc bất công đối với công nhân Việt Nam:
Còn trước kia những vụ truy tố hay trừng phạt chỉ là đối với những cá nhân trong những vụ buôn bán về tình dục hay phạm pháp nhỏ nhoi mà thôi. Điều này có ảnh hưởng pháp lý lâu dài để những người công nhân khác có điều kiện dành lại quyền lợi cho họ.
Ngoài anh Lực, nhiều công nhân Việt khác khi đến Johor của Malaysia cũng được công ty môi giới Vital Manpower tiếp nhận. Chị Long, quê ở Thanh Hoá, sang Malaysia qua trung gian Hasuco trong nước, cho hay không bị Vital Manpower trừ lương như anh Lực nhưng cũng bị chuyển nơi làm việc đến bốn lần:
Bảo sang bên này cải thiện được đời sống thì thà rằng em ở Việt Nam chẳng phải mất đồng vốn mà chẳng phải bất đồng ngôn ngữ gì cả. Biết sang Malaysia vất vả thế này thì thà rằng em ở Việt Nam kiếm đồng tiền ít ỏi của Việt Nam vẫn hơn.
Em qua ba năm rồi, môi giới Việt Nam cho vay trước, sang bên này trả hai mươi tám triệu. Công ty của bọn em thì không bị sao cả, nhưng công ty của anh Lực thì hỏi công ty công ty bảo hỏi môi giới hỏi môi giới thì môi giới bảo hỏi công ty.
Bảo sang bên này cải thiện được đời sống thì thà rằng em ở Việt Nam chẳng phải mất đồng vốn mà chẳng phải bất đồng ngôn ngữ gì cả. Biết sang Malaysia vất vả thế này thì thà rằng em ở Việt Nam kiếm đồng tiền ít ỏi của Việt Nam vẫn hơn.
Ở thành phố thì nói thật ít người sang lắm, chỉ có nông thôn vùng sâu vùng xa với người dân tộc thiểu số chưa có hiểu biết về thông tin bảo là sang Malaysia kiếm sống làm giàu và xoá đói giảm nghèo, chỉ có những người vùng sâu vùng xa mới sang thôi.
Cũng là dân Thanh Hoá, đi Malaysia theo công ty Traximexco chi nhánh Hà Nội, anh công nhân tên Hà than thở là môi giới Malaysia đối đãi với công nhân Việt không tốt, còn môi giới bên Việt Nam thì bất biết:
Sang thì nó chuyển nhiều công ty lắm, anh em bên này than với nhau là đều bị môi giới ép buộc cả, chuyển công ty rồi trừ tiền này tiền nọ, nghỉ ốm một ngày mà báo nó vẫn cắt không báo nó cũng cắt. Môi giới bên này không có trách nhiệm gì đâu, mình phải bỏ tiền túi đi khám. Còn công ty bên nhà tụi em gọi điện về thì họ cũng thay số hết, không có thì họ đóng cửa đâu rồi ấy…
Đây là tình trạng mà công nhân Việt ở Malaysia gọi là mang con bỏ chợ hoặc gọi là môi giới bên nhà bán đứng công nhân của mình cho môi giới bên này.
có nhiều vấn đề tiêu cực chồng chéo trong việc xuất khẩu lao động, các công ty con thường bị công ty mẹ đóng cửa, do đó khi công nhân ở nước ngoài gặp vấn đề thì không kiếm ra đường liên hệ với cơ sở môi giới đã đưa họ đi xuất khẩu.
Theo qui định của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, công ty môi giới xuất khẩu lao động, còn gọi là doanh nghiệp dịch vụ, phải có sự chấp thuận của Bộ. Một công ty môi giới có giấy phép hoạt động, tức công ty mẹ, có thể lập thêm tối đa là ba công ty chi nhánh hay ba công ty con để giúp công nhân làm giấy tờ đi xuất khẩu lao động.
Hậu quả là vì có nhiều vấn đề tiêu cực chồng chéo trong việc xuất khẩu lao động, các công ty con thường bị công ty mẹ đóng cửa, do đó khi công nhân ở nước ngoài gặp vấn đề thì không kiếm ra đường liên hệ với cơ sở môi giới đã đưa họ đi xuất khẩu.

No comments:

Post a Comment