Monday, March 7, 2011

Gửi Cô Hoàng-Chi-Lan

KIM PHAN
Gửi Cô Hoàng-Chi-Lan,
Tôi sinh ra trong một gia đình Công giáo, bố mẹ tôi rất sùng đạo. Có thể nói hai ông bà là hai vị “super-Christian”, nhưng bản thân tôi thì không. Tôi vẫn vâng lời bố mẹ lo đi nhà thờ, xem lễ, để bố mẹ được vui lòng. Tôi tin Thượng đế và cố gắng sống theo mười điều răn của Thánh Moise, tôi không thể nào “practice” theo cách thức như bố mẹ làm được.
Tuy nhiên, từ lâu nay, chưa có sự xung khắc nào đáng kể xảy ra giữa bố mẹ và tôi về vấn đề tôn giáo và các ngày lễ lớn. Gia đình vẫn yên vui và hòa hợp cho đến khi tôi gặp được một chàng trai mà tôi thấy rất perfect và chàng đã trở thành bạn trai của tôi.
Cả hai chúng tôi đều có niềm tin vào Thượng đế. Nhưng chàng cũng như tôi chỉ giữ đức tin trong lòng nhiều hơn là bộc lộ ra bên ngoài bằng những hình thức tôn giáo cổ truyền. Vừa rồi đây, bố mẹ tôi tỏ ý muốn tôi phải đem bạn trai của tôi về nhà trong các dịp lễ lớn của Chúa. Tôi lấy làm lo lắng rằng bố mẹ tôi sẽ tức bực, không vui, khi thấy tôi và bạn trai của tôi đều không phải là những tín đồ ngoan đạo như bố mẹ mong muốn. Điều mà tôi lo âu nhiều nhất, đó là bố mẹ sẽ tưởng rằng hai đứa chúng tôi không hề giữ đạo, không hề tuân theo những điều mà bốỉ đã rao giảng và sự việc này sẽ trở thành một cơn ác mộng đối với cả bố lẫn mẹ, vì họ đã tìm cách thuyết phục hai chúng tôi phải mỗi ngày một sùng đạo hơn, phải kính Chúa hết lòng hơn.
Tôi thật rất hoang mang và bối rối không biết phải làm thế nào. Chúng tôi không thể nào đóng kịch trong việc này được. Là những thanh niên tuổi 30, chúng tôi quen với lối sống hồn nhiên, trung thực với lòng mình.
Vậy xin Cô vui lòng cho biết là bằng cách nào, tôi có thể vừa tôn trọng quan điểm của bố mẹ và đồng thời cũng giúp cho bố mẹ hiểu được tâm trạng của tôi và chấp nhận quan điểm của tôi.
Rất mong sớm nhận được lời chỉ dẫn của Cô.
Thành thật cảm ơn Cô.
ĐÁP:
Cô Bé Âu-Lo thân mến,
Vấn đề của Phan rất nhậỉy cảm và tế nhị. Trong xã hội chúng ta, có hai đề tài rất nhậỉy cảm khi người ta bàn đến, đó là chính trị và tôn giáo. Kinh nghiệm cho biết là đây là hai chủ đề đã thường làm mất thời gian nhiều và nhanh chóng hơn những đề tài khác trong một bữa ăn tối hoặc một tiệc trà. Ngoài ra, các cuộc luận bàn về chính trị hoặc tôn giáo, đôi khi còn đưa tới những xung khắc tư tưởng, gây rạn nứt tình cảm trầm trọng: bạn bè xa nhau, cha con hờn giận, vợ chồng bất hòa vân vân.
Vì vậy, tôi gợi ý rằng, Phan phải tìm cách chuẩn bị “mặt trận” để có dịp trình bầy những điều lo âu của mình với bố mẹ trước khi các ngày lễ đến.
Có thể sẽ có những cái mà Phan không muốn nghe, nhưng đó là những gì mà Phan phải cố gắng làm. Tại sao? Bởi vì Phan đã muốn rằng “bố mẹ hiểu được tâm trạng của con và chấp nhận quan điểm của con”. Điều này có nghĩa là Phan sẽ có bổn phận nói cho bố mẹ biết Phan đã thực hành nghi thức tôn giáo như thế nào. Việc này thường không nên bàn đến khi mọi người cùng ngồi vào bàn ăn, nhưng phải chọn lúc này vì theo tâm lý, dù cuộc nói chuyện này có vẻ vụng về và lạc đề, nhưng vì có nhiều người, bố mẹ sẽ không có cơ hội bộc lộ sự bất mãn mạnh mẽ.
Vào đề, hãy thưa với bố mẹ cái lý do tại sao Phan lại muốn nói đến chuyện đó. Rồi kết thúc bằng một lý lẽ vững vàng: “Thưa bố mẹ, con muốn đưa người bạn trai của con về với gia đình mình trong các ngày lễ trọng để mọi người cùng được vui và hưởng ơn Chúa.” Sau đó, hãy nói với bố mẹ những điều mà Phan đã lo lắng bấy lâu nay.
Tuyệt đối tránh những lời có thể đụng chạm đến những gì mà bố mẹ đã làm, đã nghĩ về mình trước đây, Phan chỉ nên trình bầy ra những gì mà Phan đang quan tâm mà thôi. Và không nói thêm một điều gì.
Đó là phần khó khăn nhất – nhưng rất quan trọng. Bởi vì, rốt cuộc, nó cũng chỉ là một ước nguyện. Nếu bố mẹ cho đây là một cuộc trao đổi, thì bố mẹ sẽ nói ra những gì họ đang nghĩ trong đầu. Có một điều, đó là có lẽ bạn không biết rõ bố mẹ chờ đợi cái gì. Mặc dù bạn không chuyên cần đi lễ ở nhà thờ mỗi ngày Chúa Nhật, nhưng hình như bạn vẫn sống theo Thánh Kinh, đo đó, có thể ông bà sẽ không phản ứng một cách tệ hại.
Có thể bạn sẽ bị cuốn trôi hết mọi sự một cách nghiêm trọng. Nhưng, nếu không, thì bạn hãy chăm chú lắng nghe những điều quan tâm của bố mẹ. Có như vậy, bạn mới có thể có một cơ hội tốt nhất để trình bầy với bố mẹ những lo âu trong lòng mình.
Trong cuộc đời này, tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn cho con cái của họ trở nên tốt đẹp nhất. Và trong thâm tâm, hầu hết mọi đứa con cũng đều muốn được như thế. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có một số con cái không làm như thế. Thật vậy, hầu hết chúng ta đều không bao giờ giống hoàn toàn với cha mẹ – nhất khi đi vào lãnh vực đức tin và thế hệ. Trong cùng một tôn giáo, mỗi thế hệ sẽ đón nhận đức tin một cách khác nhau và thực hiện cũng không giống nhau. Hầu hết các bậc cha mẹ cũng nhận thức sự kiện này.
Các bậc cha mẹ đã có thời gian gần gũi và nhìn con cái lớn khôn. Họ biết là bạn khác hơn họ, và trong nhiều trường hợp, họ có thể tự hào về sự khác biệt ấy. Tuy vậy, họ không sẵn sàng nhận biết sự thực ấy cho đến khi bạn trình bầy với họ.
Do đó, bạn hãy mạnh dạn tìm cơ hội để nói với bố mẹ. Tuy khó khăn, nhưng rất cần thiết để nói cho bố mẹ biết mình đã “sống đạo” theo phương thức nào. Chẳng hạn, bạn ít đi lễ vào Chúa Nhật, nhưng lại dành thời gian giúp đỡ những kẻ khó khăn theo lời dạy “Kính Chúa yêu người”.
Bạn đã nói rằng “bố mẹ là người “super-Christian” nhưng tôi không giống như thế”. Vậy thì, phải chứng tỏ bạn là loại “Christian” nào? Đức tin và cách thể hiện của bạn là gì? Bạn có thể làm như thế nào để người ra nhận ra bạn là người theo đạo Thiên Chúa?
Hy vọng là, nếu bố mẹ bạn đã hiểu, thì họ đã tự hào về bạn từ ngày bạn được sinh ra. Theo tôi, trên mặt thực hành sống đạo, những sự khác biệt của bạn phải là không quá lớn. Và dù cho nó quá lớn, thì bạn cần phải có một nền tảng vững chắc của đức tin để có cơ sở thuyết phục về sự khác biệt ấy.
Tôi hiểu được sự lo âu của bạn. Xin kể bạn nghe câu chuyện này. Tôi có một người bạn. Bà ta là cháu nội của một mục sư. Một hôm, bà bạn tôi cho ông nội biết là bà không thường xuyên đi nhà thờ ngày Chúa Nhật. Bạn tưởng tượng xem cái gì sẽ xẩy ra? Bạn tôi chờ đợi một cơn thịnh nộ. Nhưng, trái lại không có gió mưa, sấm sét gì cả. Ông nội nói: “Ông mong cháu đi lễ đều đặn, nhưng ông biết cháu là một con chiên trung thành đang dành thì giờ cố gắng làm những điều phước thiện – vậy cũng tốt rồi.”
Qua câu chuyện này, chắc Phan có thể hiểu mình phải làm gì và làm như thế nào để bố mẹ không “rơi vào ác mộng”. Hãy tin tưởng. Nếu không dám nói một mình, thì hãy gọi thêm “các con chiên khác” đến cùng nói với bố mẹ. Cùng lắm, Phan có thể viết thư để trình bày và tâm sự với bố mẹ. Đó cũng là cách tốt nhất để truyền đạt và cảm thông.
Chúc Phan can đảm và nhiều may mắn.
Hoàng-Chi-Lan

No comments:

Post a Comment