Wednesday, March 2, 2011

Tran Chau Cang

Tran Chau Cang

Trân Châu Cảng - 65 năm sau - Kỳ 1: Bình minh rực lửa
Thứ tư, 03 Tháng một 2007, 05:34 GMT+7


Tags: Trân Châu Cảng, USS Arizona, Pearl Harbor, Nhật Bản, Chiếc Boeing, hàng không mẫu hạm, đài tưởng niệm, trên máy bay, Quân đội Mỹ, 65 năm, chiến hạm, tấn công, sự kiện, sân bay, bình minh, đến



Đó là một vùng đất kỳ lạ. Đất Mỹ nhưng không nằm trong lục địa châu Mỹ mà chơi vơi giữa Thái Bình Dương bao la. Đó là nơi lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Mỹ bị tấn công với trận không kích Trân Châu Cảng kinh hoàng. Đó cũng là nơi tên gọi chiến tranh năm nào giờ đây luôn được nhắc đến với hình ảnh hòa bình: Hawaii - thiên đường hạ giới.

Tôi đến Hawaii đúng vào dịp người Mỹ tổ chức lễ 65 năm tưởng niệm sự kiện Trân Châu Cảng bị tấn công 7-12-1941. Chiếc Boeing 747 quá cảnh từ sân bay Narita (Tokyo, Nhật Bản) chở chúng tôi cất cánh trong đêm, sáng sớm hôm sau đáp xuống sân bay Honolulu (Hawaii, Mỹ) đúng vào thời khắc 65 năm về trước những chiếc máy bay Nhật bổ nhào oanh kích Pearl Harbor (Trân Châu Cảng). Mọi người đi trên máy bay ai cũng ưu tư về quá khứ.
>> Bấm vào đây để xem video clip
Ký ức đau buồn
Tôi đã nhiều lần xem các bộ phim về trận đánh Trân Châu Cảng như: Pearl Harbor, Tora - Tora - Tora, Chiến hạm Yamamoto..., cảm giác kinh hoàng về trận đánh năm nào xua tan trong tôi khi Trân Châu Cảng hiện ra trước mắt hôm nay thật thanh bình. Bình minh cũng rực rỡ ánh mặt trời như 65 năm trước, hàng đoàn người nhiều màu da từ khắp nơi về đây với hoa trên tay xếp hàng vào Căn cứ hải quân Trân Châu Cảng (Pearl Harbor Navy Base).

Đài tưởng niệm chiến hạm USS Arizona ở Trân Châu Cảng (đảo Oahu, bang Hawaii, Mỹ) - Ảnh: NPS
Ông Daniel Martinez - người phụ trách công viên quốc gia Trân Châu Cảng - tóm tắt lại cái ngày tủi buồn của quân đội Mỹ một cách trung thực, ông luôn cho rằng để xảy ra thảm họa một phần là do sự chủ quan của người Mỹ.
Ông nói: “Lúc 7g55 sáng 7-12-1941, người dân ở Hawaii thanh bình đang còn chìm trong giấc ngủ say nồng, những chiến hạm xếp hàng neo đậu dài suốt vùng vịnh thì bất ngờ 353 chiến đấu cơ từ các hàng không mẫu hạm Akari, Shokuka... của quân đội Nhật hoàng lao đến tấn công Trân Châu Cảng, nơi có đến 130 chiến hạm của Hạm đội 7 Thái Bình Dương - Mỹ đang thả neo. Thật đáng tiếc, bởi trước đó hải vọng đài Pali của Mỹ đã phát hiện qua vô tuyến số lượng máy bay khổng lồ này nhưng họ cho rằng đó là máy bay của Mỹ từ các hàng không mẫu hạm USS Enterprise đang đậu ở phía bắc Hawaii bay về tập trận nên không phát lệnh báo động. Lúc ấy chỉ huy phòng thủ Hawaii còn đang mải mê đánh golf”. Sáng sớm 7-12-1941 là một bình minh rực lửa không thể nào quên của người Mỹ.
Ông Daniel Martinez còn cho biết: “Sử sách Mỹ luôn khẳng định đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ bị tấn công. Nó giống như cuộc khủng bố ngày 11-9-2001, nước Mỹ bị tấn công từ máy bay. Sau sự kiện Trân Châu Cảng, nước Mỹ chính thức tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 mà trước đó Mỹ chỉ đứng ngoài lề như một nhà cung cấp khí tài quân sự, tiền bạc... cho phe đồng minh chống phát xít”.

Các cựu binh Trân Châu Cảng thả vòng hoa tưởng nhớ đồng đội trong lễ tưởng niệm 65 năm sự kiện Trân Châu Cảng - Ảnh: Binh Nguyên
Bài học hòa bình
Cảng Trân Châu nằm trên đảo Oahu hiện nay vẫn hoạt động bình thường, những con tàu chiến, những hàng không mẫu hạm vẫn ra vào cảng. Nhưng ở những vị trí các chiến hạm bị đánh chìm trước đây, người ta dựng lên những bia tưởng niệm là những khối bêtông trắng; nơi chiến hạm USS Arizona bị đánh chìm là một tòa nhà bêtông, phần trang trọng nhất trên đó đặt tấm bia cẩm thạch khổng lồ ghi danh 1.177 thủy thủ đã chìm theo con tàu xuống đáy vịnh.
Kể từ năm 1949, khi người Mỹ quyết định đặt đài tưởng niệm ở Trân Châu Cảng, số lượng người đến tham quan USS Arizona tăng rất nhanh. Nếu như năm 1981 chỉ có hơn 800.000 lượt người đến thăm thì năm 1991 đã có 1,4 triệu người từ khắp thế giới tìm về nơi này. Năm nay, kỷ niệm lần thứ 65 sự kiện Trân Châu Cảng, đơn vị quản lý công viên quốc gia Trân Châu Cảng cho biết có khoảng 1,5 triệu lượt du khách đặt chân đến đây. Đặc biệt trong tuần lễ tưởng niệm (từ 7 đến 13-12-2006), các cựu binh từng trú đóng ở Trân Châu Cảng còn sống trở lại tham gia nhiều hoạt động như họp mặt, tổ chức hội thảo, trao tặng kỷ vật, cung cấp thông tin...
Theo ông Daniel, năm 2006 có thể là năm cuối cùng tổ chức ngày lễ họp mặt cho các cựu binh Trân Châu Cảng, vì theo thống kê của Hoa Kỳ, số cựu binh Trân Châu Cảng hiện nay chỉ còn khoảng 500 người và đa số đã ở tuổi 80-90, việc tổ chức họp mặt rất khó khăn.
Đợt không kích đầu tiên ngày 7-12-1941 diễn ra với 183 máy bay đã thả bom và phóng ngư lôi làm nổ tung chiến hạm USS Arizona, mang theo xuống lòng biển 1.177 thủy thủ vừa tỉnh ngủ. Chiếc USS Oklahoma đậu gần đó cũng trúng thủy lôi và lật úp, mang theo 400 lính thủy chết kẹt trong lòng tàu.
Các chiến hạm khác như California, West Virginia, Maryland, Pennsylvania, Tennessee cũng trúng bom và ngư lôi. Riêng chiếc USS Nevada dự định thoát ra cửa vịnh nhưng viên chỉ huy tàu đã dũng cảm cho tàu nằm yên hứng bom vì nếu ra cửa cảng sẽ chặn lối ra vào cảng.
Đợt không kích thứ hai diễn ra vào lúc 9 giờ với 170 máy bay tham chiến, các căn cứ trên bờ, các sân bay phụ như Hickam, Wheeler, Bellow... cũng bị tấn công dữ dội.
Cuộc tấn công đồng loạt và bất ngờ kéo dài đến 9g50, chỉ trong vòng hai giờ tập kích quân đội Nhật đã tiêu diệt tám thiết giáp hạm, sáu tuần dương hạm và khu trục hạm, phá hủy 270 máy bay và 4.498 quân nhân Mỹ thiệt mạng.
Tôi cùng đoàn du khách có nhiều cựu binh Trân Châu Cảng theo tàu ra thăm đài tưởng niệm chiến hạm USS Arizona. Một không khí trầm mặc, lắng đọng bao trùm khối bêtông màu trắng. Ở khu vực bia ghi danh các quân nhân tử nạn, nhiều cựu quân nhân đã bật khóc khi tìm thấy tên đồng đội của mình trên tấm bia.
Ông Don StraTSn, 84 tuổi, cựu quân nhân tàu USS Arizona, nói: “Năm năm một lần, tôi và những đồng đội lại trở về đây cùng với con cháu. Ai đã từng trải qua chiến tranh mới thấy sự khát khao hòa bình. Cảm nhận sự khủng khiếp của chiến tranh để người Mỹ có được những bài học hòa bình”.
Năm nay, ông StraTSn cùng hơn 400 cựu binh Trân Châu Cảng tề tựu về đây, rải xuống lòng vịnh những vòng hoa tươi cho đồng đội đã nằm lại vĩnh viễn dưới lòng biển sâu. Nhiều người mang cả con, cháu cùng đi, những đứa trẻ Mỹ chưa một lần biết đến chiến tranh sau khi nghe những câu chuyện, lời kể từ cha ông đã không cầm được nước mắt.
Ông John, 83 tuổi, một cựu lính thủy sống sót trên con tàu USS San Francisco, cùng gia đình gồm hàng chục con, cháu, chắt đến từ tiểu bang California, cho biết: “Thoát khỏi biển lửa ngày ấy là một điều kỳ diệu, giá trị của sự sống là vĩnh cửu, tôi không bao giờ muốn con cháu mình phải lao vào cuộc chiến ở bất cứ nơi đâu. Tôi đến đây để cầu nguyện cho đồng đội và cầu nguyện cho hòa bình”.
Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, hằng ngày những người lính thủy ở Trân Châu Cảng vẫn làm lễ thượng cờ và hạ cờ trên đài tưởng niệm chiến hạm USS Arizona, bởi họ tin rằng trong lòng xác chiến hạm còn hàng ngàn quân nhân và con tàu vẫn đang hoạt động.
Một điều ít ai biết là khi chìm, chiến hạm này còn hàng triệu gallon dầu trong khoang và 65 năm qua mỗi ngày nó rỉ ra vài gallon dầu, những váng dầu cứ bồng bềnh trên mặt nước ở khu vực đài tưởng niệm. Người ta tin đó là linh hồn của những người lính nên họ không cho khóa van dầu lại, trừ khi những người sống sót cuối cùng đều ra đi, khi ấy con tàu mới hoàn tất sứ mạng buồn bã của mình...
BINH NGUYÊN
Hai chữ Pearl Harbor giờ đây có sức hút lạ kỳ. Lịch sử đau thương của Trân Châu Cảng năm nào được tái hiện thành một thương hiệu, một nền kinh doanh chuyên nghiệp. Chỉ tiếc là nhiều người đến đây biết rành rẽ về những địa chỉ vui chơi, mua sắm, thăm thú hơn là sự kiện làm nên Trân Châu Cảng.


Cuộc tấn công vào Trân Châu cảng là một sự kiện quan trọng trong đệ nhị thế chiến, trong đó Nhật Bản đã bất ngờ tân công vào cảng quân sự của Hoa Kỳ đóng tại quần đảo Hawaii vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 năm 1941. Đây là một cuộc tấn công với quy mô lớn, và thực sự bất ngờ với Hoa Kỳ; gây tổn thất nặng nề cho quân đội Hoa Kỳ tại Hawaii. Đặc biệt trong trận đánh này, quân Nhật đã sử dụng một đội phi công cảm tử (là lực lượng chủ yếu trong trận này) và một loại ngư lôi mới có khả năng di chuyển ở một mực nước khá thấp[cần dẫn chứng]. Đây cũng là các yếu tố mà phía Mĩ không lường trước được,nên hạm đội Trân Châu Cảng ở đây hầu hết đã bị tiêu diệt.Sau trận chiến này quân Nhật đã mở rộng khu vực chiến sự của mình ra cả vùng Thái Bình Dương
Size full 740x620. . . .HanhTrangSinhVien.Net

Cuộc chiến tranh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã mở đầu bằng thảm bại của quân đội Mĩ ở quân cảng Trân Châu. Ở đây tập trung chủ lực hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ nhắm gây sức ép đối với Nhật tại cuộc đàm phán ở Oasinhtơn. Nhưng đối với Nhật Bản, đó lại là 1 dịp tốt để giáng cho quân Mĩ một đòn quyết định Những ngày cuối năm 1940, 1 phái đoàn ngoại giao của Nhật Bản đến Oasinhtơn (Hoa Kỳ) để đàm phán với chính phủ Mĩ về giải pháp cho những vấn đề tranh chấp giữa Mĩ – Nhật tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Phái đoàn Nhật tỏ thái độ hòa nhã, nhân nhượng, nhưng lại nêu lên nhiều chi tiết khó giải quyết, nên cuộc đàm phán kéo dài. Lấy cớ nhằm làm cho mối quan hệ Mĩ – Nhật bớt căng thẳng, chính phủ Nhật đề nghị 1 số cảng ở Mĩ và tại Honolulu thuộc quần đảo Haoai. Đề nghị đó được chính phủ Mĩ chấp nhận.Ngày 1 -11 -1940, chiếc tàu buôn Nhật Taiyô Maru cập bến hữu nghị cảng Honolulu. Viên tổng lãnh sự Nhật tại Haoai lên thăm tàu và nhận được những tin tức tình báo mà bộ Tham mưu quân đội Nhật Bản đang mong đợi và tấm bản đồ chi tiết về Trân Châu Cảng (vũng tàu ở đảo Oahu thuộc Hạ Uy Di) do một điệp viên Nhật quốc tịch Mĩ (gốc Nhật) tên là Yosikaoa làm việc cho cơ quan tình báo Nhật. Tên này đóng vai nhân viên cho 1 công ti du lịch Mĩ, chuyên hướng dẫn cho khách du lịch đến thăm Haoai và nhờ thế đã có lần được đi máy bay cùng các quan chức Mĩ lượn trên đảo Oahu, nơi có bến cảng và sân bay quân sự, căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương thuộc hải quân Mĩ.

Chính phủ Nhật đã ra lệnh cho đô đốc Yamamôtô vạch kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng. Từ tháng 1- 1941 đến tháng 3 -1941, kế hoạch đó được thảo xong. Bắt đầu từ tháng 9 -1941 hạm đội đặc nhiệm tiến hành diễn tập tiến công trong những điều kiện tương tự như thực địa Trân Châu Cảng ở đảo Oahu.

Mặc dù đã có những biện pháp về ngoại giao nhưng mâu thuẫn quyền lợi giữa đế quốc Mĩ và đế quốc Nhật ở Châu Á – Thái Bình Dương đã sâu sắc tới mức không thể điều hòa được. Hội nghị của những nhân vật lãnh đạo nhà nước Nhật Bản do Nhật Hoàng chủ trì ngày 6 - 9 – 1941 đã quyết định : nếu đến giữa tháng 10 yêu sách của Nhật không được chấp nhận “ thì phải tiến hành ngay một cuộc chiến tranh chống Mĩ, Anh, Hà Lan”. Một cuộc hội nghị tiếp theo sau đó vào ngày 5-11-1941 của chính phủ Nhật đã quyết định sẽ mở 1 cuộc tấn công Mĩ, Anh vào đầu tháng 12 và ra lệnh cho hạm đội Nhật phải gấp rút hoàn thành việc sẵn sàng chiến đấu.Trong khi đó nhà ngoại giao Nhật Xaburô Curuxu được cử sang Oasinhtơn giúp sức với đô đốc Nômura trong cuộc đàm phán Nhật – Mĩ. Chính phủ Nhật làm ra vẻ muốn xúc tiến đàm phán nhưng thật sự là để đánh lừa Mĩ, giành lấy thế bất ngờ trong cuộc tấn công sắp tiến hành. Đêm 17, rạng ngày 18 -11 -1941, các tàu chiến Nhật lần lược ra khơi, chạy về hướng đảo Kurilơ, nơi được chọn làm địa điểm tập kết. Hạm đội đặc nhiệm của Nhật gồm 31 chiếc : gồm 6 tàu sân bay, 2 chiến hạm, 2 tuần dương hạm hạng nặng, 1 tuần dương hạm hạng nhẹ, 3 tàu ngầm, 9 khu trục hạm và 8 tàu chở dầu. Sáng sớm ngày 25 -11 -1941, hạm đội đặc nhiệm rời căn cứ hải quân Tancan ở quần đảo Kurilơ , chạy chếch về hướng đông bắc rồi chuyển dần về hướng đông nam. Hành trình đã được lựa chọn đi qua những vùng mây thấp, sương mù và ít tàu buôn qua lại. Các tàu chiến trong hạm đội đặc nhiệm bị cấm tuyệt đối không được sử dụng được sử dụng máy vô tuyến điện. Việc thông tin liên lạc được tiến hành bằng tín hiệu đèn hoặc cờ. Ban đêm, đèn trên các tàu tắt hết. Bảy ngày sau khi xuất phát, tư lệnh hạm đội đặc nhiệm là Phó đô đốc Nagumô nhận được bức điện : Hãy trèo lên đỉnh núi Niitaca”, mật ngữ đó có nghĩa là Bộ tham mưu quân đội Nhật ra lệnh cho hạm đội thực hiện kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng như dự kiến. Toàn hạm đội đặc nhiệm tăng tốc, rẽ hẳn xuống hướng đông nam, lao về phía Trân Châu Cảng

5 giờ sáng ngày 7 – 12 -1941, toàn bộ hạm đội Nhật đã tập kết ở 1 nơi cách Trân Châu Cảng 200 hải lí. 5 giờ 30 phút, 2 máy bay trinh sát cất cánh từ hai tuần dương hạm Nhật là Chikumê và Tônê, bay lượn 2 vòng trên Trân Châu Cảng nhưng không bị phát hiện. Hai máy bay trinh sát này thông báo vị trí chính xác của các tàu chiến Mĩ đang đỗ tại Trân Châu Cảng về cho Phó đô đốc Nagumô. 183 máy bay của Nhật Bản được lệnh cất cánh từ các tàu sân bay mở đầu đợt I của cuộc tấn công ; tiếp theo là 170 máy bay khác trong đợt II ; đồng thời 29 tàu ngầm Nhật đi theo 1 hướng khác cũng đã đến gần Trân Châu Cảng nhằm chặn đánh những tàu chiến Mĩ nào còn “ sống sót” , tìm cách chạy thoát ra biển. Một số tàu ngầm “bỏ túi” thực tế là loại ngư lôi do thủy binh quyết tử lái, đã lọt vào trong bến cảng để phối hợp tiến công với các máy bay.Loại máy bay mà quân đội Nhật chủ yếu sử dụng để tiến công là loại máy bay Zero.

Trong khi đó về phía Mĩ, bình minh trên đảo Haoai trong ngày chủ nhật 7-12-1941 này thật là tuyệt đẹp, bầu trời không một gợn mây, biển êm, sóng lặng. Nghỉ cuối tuần theo thường lệ từ chiều thứ bảy, phần lớn các sĩ quan và thủy quân các tàu chiến Mĩ tại Trân Châu Cảng đều lên bờ, say sưa đêm thứ 7 trong các hộp đêm. Đô đốc Kimmen, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, ăn cơm tối tại nhà 1 người bạn và hẹn đánh gôn với tướng Xoóc, tư lệnh lục quân Mĩ đóng trên đảo Haoai. Theo tài liệu của phía Mĩ thì lúc đó tại quân cảng Trân Châu có 86 tàu chiến (không kể các loại tàu nhỏ), bao gồm 8 tàu chủ lực, 7 tàu tuần dương, 28 tàu khu trục và 5 tàu ngầm…Đúng 7 giờ 55 phút, vừa lúc Đô đốc Kimmen bước lên xe ô tô để đến sân đánh gôn với người bạn như đã hẹn, thì những quả bom đầu tiên rơi xuống các tàu chiến Mĩ đang đỗ tại Trân Châu Cảng. Đô đốc Kimmen sửng sốt, ngạc nhiên kêu lên : “chuyện gì thế ?Có phá hoại à ? ”. Trong lúc đó, đại tá Môlixơn, tham mưu trưởng lục lượng không quân Mĩ tại Haoai gọi điện báo cáo cho đại tá Philíp, một sĩ quan không quân Mĩ khác cho biết máy bay Nhật bắt đầu tấn công. Một số sĩ quan và binh lính Mĩ ở lại trên tàu chiến cũng như các sĩ quan và binh lính trên bờ, cùng phần lớn sĩ quan, binh lính thuộc các lực lượng không quân, lục quân Mĩ trên đảo Oahu tất cả đều còn nằm trên giường ngủ, trong khi các máy bay Nhật đang bổ nhào trút bom xuống ngay đầu họ. Không một khẩu súng cao xạ nào trên đảo Oahu nổ súng bắn trả, không một máy bay chiến đấu nào của Mĩ kịp cất cánh.

Trận tập kích diễn ra từ 7 giờ 55 đến 9 giờ 45 sáng ngày 7-12-1941, qua 2 đợt tấn công chính vào bến cảng và các sân bay ở Trân Châu Cảng, hải quân và không quân Nhật đã đánh chìm và làm thiệt hại nặng 18 tàu chiến lớn của Mĩ, trong đó có 8 thiết giáp hạm bị phá hủy ; 5 tàu chủ lực bị chìm, 3 chiếc còn lại bị hỏng nặng ; 19 chiếc tàu chiến khác bị đánh đắm ; phá hủy 232 máy bay chiến đấu của Mĩ đỗ tại sân bay (gồm 80 máy bay của hải quân và 152 máy bay của lục quân Mĩ). Do sự tình cờ may mắn cho hải quân Mĩ, 3 chiếc tàu sân bay của hạm đội Thái Bình Dương hôm đó ở ngoài khơi diễn tập nên đã thoát khỏi số phận như các tàu chiến khác. Về phía Mĩ, số thiệt hại lên đến 3.581 người, trong đó có 2.435 người chết, 1.177 người chìm theo chiếc tàu chiến Arizona xuống đáy Thái Bình Dương khi họ đang bị mắc kẹt trong khoang tàu. Về phía Nhật, chỉ thiệt hại 29 máy bay, phần lớn bị tai nạn khi trở về hạ cánh trên tàu sân bay; 1 tàu ngầm và 5 tàu ngầm “túi”. Kết quả của trận đánh cũng bất ngờ với Bộ chỉ huy Nhật. Kế hoạch được vạch ra lúc đầu là “đánh nhanh, rút nhanh”. Phó đô đốc Nagumô đã chỉ huy trận đánh theo đúng kế hoạch. Tập kích xong, hạm đội Nhật rút nhanh theo hướng Tây Bắc. Nếu bấy giờ quân Nhật tiếp tục truy kích tàn quân Mĩ tháo chạy về hướng đông thì thiệt hại của quân Mĩ chắc chắn sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều. Tướng Mácsan của Mĩ từng cho rằng người Nhật đã sai lầm khi không lợi dụng thời cơ thuận lợi đó để chiếm lấy quân cảng Trân Châu. Cùng lúc cuộc tập kích Trân Châu Cảng đang diễn ra thì quân đội Nhật Bản cũng đã tiến hành hàng loạt các hoạt động quân sự tại nhiều nơi khác chống lại quân đội các nước thuộc khối Đồng Minh.
Trận Trân Châu Cảng là 1 trận đánh có ý nghĩa chiến lược lớn. Thắng lợi quan trọng này đã loại khỏi vòng chiến đấu hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ trong 1 thời gian, tạo điều kiện cho quân đội Nhật đánh chiếm nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và làm chủ vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ II
Theo hpchuvanan.forum3.biz/
Trân Châu Cảng - 65 năm sau (kỳ 2)

Những đứa trẻ tụ hội về đây từ bốn phương trời cùng hát câu hòa bình - Ảnh: Binh Nguyên
Dấu ấn về cuộc tấn công của người Nhật 65 năm trước vào Trân Châu Cảng là một vết cắt trong trái tim người Mỹ. Nhưng trong những ngày ở Hawaii, tôi luôn thấy một dấu ấn khác của chiến trường xưa, đó là dấu ấn của thương trường với sự hiện diện đầy uy lực của những người từ bên kia chiến tuyến trước đây.
>> Bấm vào đây để xem video
Kỳ 1: Bình minh rực lửa
“Nền kinh tế Pearl Harbor”
Khách đến thăm khu tưởng niệm Trân Châu Cảng đều được miễn phí vào cửa, với phương châm phục vụ “vào trước, tham quan trước”. Còn chuyện tính tiền sau tùy việc thăm thú của khách. Riêng việc tham quan tàu USS Missouri - con tàu chứng kiến sự đầu hàng của quân đội Nhật hoàng, kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945) - phải trả 16 USD/người. Các hoạt động tham quan nơi này do tư nhân điều hành (Sở Công viên quốc gia) và được quản lý bằng một khế ước với hải quân Hoa Kỳ. Sở Công viên quốc gia có cơ ngơi rất đồ sộ, ông Daniel Martinez - phụ trách Sở Công viên quốc gia - cho biết chỉ riêng tiền bảo trì các đài tưởng niệm như chiến hạm cũng tốn kém hàng triệu USD mỗi năm.
Ông Daniel cho hay tiền ủng hộ tự nguyện của du khách từ khắp thế giới đến thăm khu tưởng niệm hay của các cựu chiến binh Trân Châu Cảng từ mọi miền nước Mỹ cũng đã lên đến hàng chục triệu USD/năm. Số tiền này được công khai trên tờ báo Harbor Times của Sở Công viên quốc gia. “Chúng tôi không kinh doanh trực tiếp các đài tưởng niệm, mà bằng những dịch vụ cộng thêm bên ngoài. Các mô hình tham quan cần được tôn trọng như đúng nguyên bản của nó” - ông Daniel nói. Khá bất ngờ khi biết tôi là người VN, ông cho đưa đến những tờ gấp thuyết minh tóm tắt lịch sử Trân Châu Cảng bằng tiếng Việt!
Ở khu tưởng niệm, người ta không thu phí vào cửa, di chuyển tham quan, cho dù du khách được đưa ra đài tưởng niệm chiến hạm USS Arizona bằng chính con tàu cao tốc mà các đời tổng thống Mỹ đã từng sử dụng. Nhưng những “dịch vụ cộng thêm” như ông Daniel nói là những mô hình chiến hạm Arizona nhỏ bé nhưng tinh xảo được bán với giá 35 USD, những chiếc áo thun mang hình chiến hạm Missouri có giá 25 USD...
Đặc biệt, những tờ báo Honolulu số phát hành vào ngày 7-12-1941 được in trên giấy vàng đúng y như nguyên mẫu 65 năm về trước được bán với giá 1 USD trong khi giá bán của nó ngày xưa chỉ vài xu. Một bộ ảnh tư liệu nguyên gốc đen trắng do các phóng viên quân đội Mỹ chụp ngày 7-12-1941 được bán với giá 10 USD, một đĩa CD là 25 USD...
Bộ phim Pearl Harbor của Hollywood với dàn diễn viên Ben Affbck, Cuba Gooding, Kate Beckinsale... đã mang về cho công nghiệp điện ảnh Mỹ hàng trăm triệu USD, nay vẫn được bày bán ở hầu hết cửa hiệu tại Hawaii với giá 30 USD/DVD. Trên đường phố, những chiếc xe đời mới với hình vẽ chiến hạm Missouri cũng đủ để thu hút du khách chen chân đến chụp ảnh. Người ta tính toán rằng chỉ riêng tiền “dịch vụ cộng thêm” đủ để đóng mới vài chiến hạm USS Arizona!

Chiến hạm Missouri vẫn neo đậu ở Trân Châu Cảng, cũng là một cách kinh doanh của người Mỹ - Ảnh: Binh Nguyên
Người Nhật “đổ bộ” Hawaii
Tại sân bay Narita (Nhật), tôi có dịp trò chuyện với ông Mori Norio - tổng giám đốc Công ty Ximăng Nghi Sơn VN - sang Mỹ nghỉ cuối năm. Ở tuổi gần 50, trận đánh Trân Châu Cảng diễn ra khi ông chưa chào đời.
Ông nói: “Tôi đến thăm Trân Châu Cảng để hiểu hơn về lịch sử và để nhìn về một tương lai hòa bình. Tôi là một doanh nhân, đầu tư trong ngành xây dựng và đặc biệt là ở VN, một đất nước cũng đã từng trải qua chiến tranh, nên tôi hiểu rất rõ sự khủng khiếp của chiến tranh. Nghĩ về cuộc chiến hôm qua để chúng ta cùng nhau xây dựng những giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn”. Ông Mori nói rằng hầu như doanh nhân Nhật nào ngày nay cũng xem Hawaii như một thiên đường cần phải đến thăm.
Tôi cũng đã gặp nhiều người Nhật đi cùng với gia đình sang Mỹ để nghỉ Giáng sinh. Ông Takihisho, một doanh nhân Nhật đưa cả gia đình sang Hawaii đón Giáng sinh, nói: “Trận đánh Trân Châu Cảng ư? Tôi biết, nhưng đó là chuyện xa xưa, chúng tôi không muốn nhắc lại chuyện cũ, chúng tôi chỉ muốn đi thăm thiên đường”. Còn chàng trai trẻ Suzuki Kohta, một doanh nhân cũng sang Hawaii nghỉ cuối năm: “Tôi hầu như không biết gì về Trân Châu Cảng, chỉ biết Hawaii là thiên đường để mọi người khắp thế giới cùng đến nghỉ ngơi”. Lịch sử đã lùi xa, nhiều bạn trẻ người Nhật hiểu mảnh đất này là một nơi hưởng thụ hơn là ký ức, nhiều người biết rành rẽ về những địa chỉ vui chơi, mua sắm, thăm thú hơn là những di tích Trân Châu Cảng.
Tôi thật bất ngờ khi thấy ở sân bay quốc tế Honolulu (Hawaii) hầu hết những nhân viên cảnh sát, hải quan, an ninh cho đến người phục vụ sân bay đều mang gương mặt Á Đông và phần lớn nói tiếng Nhật như người Nhật! Đi khắp các đảo Hawaii, Oahu, Molokai, Maui…, ở đâu cũng tràn ngập những cửa hàng kinh doanh của người Nhật, xen kẽ giữa những tòa nhà chọc trời là những mái nhà kiểu Nhật và cả những ngôi chùa kiểu Nhật.
Các cửa hàng kinh doanh, nhân viên dù da trắng hay da đen đều sành sỏi tiếng Nhật. Tại Maui - đảo đứng thứ hai về diện tích cũng như dân số, nhưng lại là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp nhất không chỉ của Hawaii mà còn là cả nước Mỹ - hàng loạt biệt thự cao cấp có giá từ vài triệu đôla trở lên, mà người hướng dẫn bản địa có thể chỉ rõ đâu là tư dinh của các ông chủ tập đoàn kinh tế Nhật như Sony, Toshiba, Sanyo, Honda... Theo Công ty đầu tư tài chính First American, giá trị của nền kinh tế Nhật có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh giá biệt thự cao cấp ở “thiên đường Hawaii”. Ngay trong thời kỳ cực thịnh của Hawaii những năm 1990, khi Hawaii trở thành tiểu bang có dự trữ tiền tệ lớn nhất Hoa Kỳ thì đó cũng là thời điểm chính quyền đặt dưới sự điều hành của một thống đốc tiểu bang người Mỹ gốc Nhật.
Người Nhật luôn xem Hawaii như một “hòn đảo gần nhà” và người Mỹ tại đây lại xem người Nhật như một người anh em.
BINH NGUYÊN

Điện Biên Phủ & Hoa Kỳ

Lính Nhật bắt lính Pháp làm tù
TTCN - Có một thực tế hiển nhiên là cuộc chiến tranh Triều Tiên, bùng nổ năm 1950, đã khiến nổi lên một cách chính thức thuyết đôminô trên cơ sở cuộc xung đột giữa hai khối cộng sản và tư bản chủ nghĩa.
Thế nhưng, thực tế trên chỉ là bề nổi của một vấn đề lớn hơn: do Hoa Kỳ có một phía bờ biển nằm trên Thái Bình Dương nên nhu cầu quốc phòng buộc Mỹ phải “nắm” được bên kia bờ Thái Bình Dương, ngay từ thập niên 1940, khi Hoa Kỳ không còn có thể tiếp tục tự trói tay mình trong chủ thuyết “tự cô lập” của Monroe.
Hoa Kỳ và châu Á - Thái Bình Dương năm 2004
Trong cuộc điều trần hôm 26-6-2003 trước phân ban châu Á-Thái Bình Dương của Hạ viện Mỹ, trợ lý ngoại trưởng Peter Rodman đã tuyên bố: “Chúng ta bắt đầu với sự hợp tác an ninh mạnh mẽ với năm đồng minh qua các hiệp định an ninh với Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines cùng các đối tác thân cận như Singapore. An ninh và ổn định tại châu Á vẫn luôn là lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ do lẽ:
- Hơn 50% nền kinh tế thế giới và hơn phân nửa dân số thế giới đang sống tại châu Á.
- Giới kinh doanh Mỹ đang buôn bán hằng năm tại châu Á đến 500 tỉ USD.
- Nửa triệu công dân Hoa Kỳ đang sống, làm việc và học tập trong khu vực này.
- Châu Á là địa bàn của 4/7 quân đội mạnh nhất thế giới, trong số đó có cả sức mạnh nguyên tử.
- Có đến hơn 2 tá tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết...“.
(Nguồn: Hạ viện Hoa Kỳ)
Hoa Kỳ và châu Á - Thái Bình Dương những năm 1940
Lùi lại 60 năm trước sẽ thấy cũng cái nhìn đó, tuy có khác biệt về chi tiết.

Bích chương cô súy “Đại Đông Á thịnh vượng chung” của phát xít Nhật
Ngày 20-6-1940, toàn quyền Catroux bắt buộc phải đồng ý cho một phái bộ quân sự của Nhật Bản trú đóng tại biên giới Việt - Trung. Vào lúc đó, Nhật đang giao chiến mà không tuyên bố chiến tranh. Tướng Catroux, trong điện văn đề ngày 23-6-1940 gửi Chính phủ Pháp lúc đó đã chuyển từ Paris (bị Đức chiếm) xuống Vichy, đã giải thích rằng do lực lượng Pháp quá mỏng (chỉ 2 - 3 sư đoàn, lại không có không quân, phòng không, tàu ngầm... ) nên phải nhượng bộ Nhật.
Chính quyền Vichy cách chức Catroux, thay bằng phó đô đốc Jean Decoux, lúc đó đang là tư lệnh hạm đội Pháp tại Viễn Đông. 40 ngày sau, khi Catroux bàn giao chức vụ cho Decoux, tức vào ngày 30-8-1940, đến lượt chính quyền Vichy cũng đã đồng ý nhượng cho Nhật Bản một số cơ sở quân sự, đổi lại Nhật nhìn nhận chủ quyền của Pháp tại Đông Dương. Ngày 21-7 năm sau, thỏa thuận Darlan - Kato cho phép Nhật sử dụng các căn cứ quân sự, phi trường của Pháp trên toàn cõi Đông Dương, cũng như được thu gom lương thực và nguyên liệu tại chỗ. Đến tháng 11-1941, đã có đến 75.000 quân Nhật có mặt tại VN.
(Nguồn: QUID).
Tất nhiên, việc Nhật “ăn dầm nằm dề” tại Đông Dương thuộc Pháp không khiến Mỹ hài lòng. Việc chính phủ Vichy nhượng cho Nhật một số cơ sở quân sự vào năm 1940 đã khiến Mỹ lo ngại. Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 23-9-1940 đã ra thông cáo báo chí với nội dung:
“Các sự kiện diễn biến nhanh đến nỗi tại Đông Dương không thể nắm được tình hình một cách cập nhật và chính xác. Tuy nhiên, dường như tình thế đang bị đảo lộn và diễn biến một cách ép buộc. Lập trường của Hoa Kỳ là không đồng ý và không đánh giá tốt những diễn biến cứ lặp đi lặp lại đó. Chính phủ Hoa Kỳ đã không bao giờ và dưới bất cứ hình thức nào tán thành việc Pháp nhượng bộ Nhật”.
(Nguồn: U. S. Department of State, Publication 1983, Peace and War: Unites States Foreign Policy, 1931-1941, tr. 571-572).
Tại sao Mỹ, từ bên kia Thái Bình Dương, lại “khó chịu” vì việc Pháp “mở cửa” Đông Dương cho Nhật ngay từ cuối năm 1940? Cần nhớ rằng mãi đến tháng 12-1941 Nhật mới tấn công Mỹ tại Trân Châu cảng. Tuyên bố của quyền ngoại trưởng Mỹ Sumner Welles về “sự hợp tác Nhật - Pháp tại Đông Dương” đề ngày 26-7-1941 sẽ giải thích phần nào lý do của những bực tức này:
“Cần nhắc lại rằng vào năm 1940, Chính phủ Nhật đã nhiều lần phát biểu không muốn thấy rối loạn lan ra khu vực Thái Bình Dương đặc biệt là tại Đông Ân thuộc Hà Lan (tức Indonesia) và Đông Dương thuộc Pháp. Mong muốn này cũng là của nhiều chính phủ khác, kể cả Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ đã từng tuyên bố rằng bất cứ sự thay đổi nào trong tình hình hiện tại ở các khu vực này bằng phương cách không hòa bình nào cũng sẽ gây thiệt hại cho an ninh và hòa bình của các khu vực Thái Bình Dương.
Tình hình bất hạnh hiện tại của chính phủ Vichy và chính quyền Pháp tại Đông Dương, tất nhiên, là dễ hiểu: họ không trong tư thế có thể đối kháng những áp lực nơi họ. Thế nhưng, không nghi ngờ gì về thái độ của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ trước những hành vi xâm lược được tiến hành bằng cách sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực. Đối với Chính phủ Hoa Kỳ, không có cơ sở gì biện minh cho việc Chính phủ Nhật chiếm đóng Đông Dương hoặc thiết lập căn cứ ở đó mà lại bảo rằng để tự vệ”.
Các lý lẽ mà quyền ngoại trưởng Welles nêu ra rất “cao thượng”: hòa bình, an ninh khu vực... Thế nhưng, đoạn cuối của tuyên bố sẽ “đời thường” hơn:
“Chính phủ Hoa Kỳ chỉ có thể kết luận rằng hành động mà Nhật tiến hành là do giá trị của những căn cứ ở khu vực trong mưu đồ chinh phục các khu vực kế cận. Các hành động đó còn nhằm ngăn trở việc cung cấp các nguyên liệu thiết yếu như cao su, thiếc cho Hoa Kỳ, vốn là những mặt hàng cần thiết cho nền kinh tế bình thường của Hoa Kỳ và cho các chương trình quốc phòng của chúng ta.
Chính phủ và nhân dân đất nước này nhận thức đầy đủ rằng những diễn biến như thế chính là những vấn đề sinh tử đối với nền an ninh quốc gia của chúng ta”.
(Nguồn: Department of State Bulletin, 26-7-1941)
Tuyên bố này được đưa ra chỉ năm ngày sau khi có thỏa thuận Darlan - Kato. Có thể thấy ngay từ đầu những năm 1940, trong mắt của các nhà chiến lược ở Washington, một Đông Dương về tay Nhật sẽ đe dọa an ninh quốc phòng lẫn an ninh kinh tế của Mỹ. Tuyên bố trên của quyền ngoại trưởng Mỹ được công bố một ngày trước khi tổng thống Mỹ Roosevelt triệu đại sứ Nhật tại Washington vào Nhà Trắng. Cho đến nay sách sử và phim ảnh (các phim về trận Trân Châu cảng chẳng hạn) vẫn thường thuật lại rằng năm 1941 Mỹ và Nhật thương thuyết nhau liên tục cho đến ngày Nhật đột ngột tấn công Trân Châu cảng (7-12-1941).
Bản ghi nhớ dưới đây do quyền ngoại trưởng Welles ghi lại cuộc gặp này cho thấy khá rõ những ý muốn và tính toán của Mỹ. Nội dung các cuộc thương thuyết Mỹ - Nhật vào giờ thứ 23, trước trận Trân Châu cảng, thậm chí những chi tiết bất ngờ nhất, chưa từng thấy nhắc đến trong sách sử:
“Tổng thống nói rằng từ hơn hai năm qua Hoa Kỳ đã cho phép dầu hỏa từ Hoa Kỳ được xuất khẩu sang Nhật là do lẽ nếu như nguồn cung cấp này bị ngăn lại hoặc giảm đi, Nhật sẽ bị kích thích tràn xuống Đông Ấn thuộc Hà Lan (nay là Indonesia) để tự đảm bảo nguồn cung cấp dầu hỏa cho mình. Tổng thống nói tiếp rằng ngài đại sứ hẳn phải biết rằng miền Đông nước Mỹ hiện đang rất thiếu dầu hỏa, và rằng người dân Mỹ bình thường sẽ không tài nào hiểu được tại sao, trong khi họ phải dè sẻn tiêu thụ dầu hỏa, thì Hoa Kỳ lại cho phép tiếp tục cung cấp dầu hỏa cho Nhật vào lúc mà Nhật đang đeo đuổi một chính sách chinh phục bằng vũ lực phối hợp với chính sách chinh phục và cai trị thế giới của Hitler... Tổng thống nói rằng bất chấp những chỉ trích chống chính phủ và Bộ Ngoại giao, cho đến nay tổng thống vẫn cho phép chở dầu từ Mỹ sang Nhật.
Tổng thống nói tiếp rằng hành động mới của Nhật tại Đông Dương (tức thỏa thuận Darlan - Kato ngày 21-7-1941 chú thích của TTCN) đã gây ra một vấn đề nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ. Tổng thống nói rằng, cũng như tôi đã nói với đại sứ Nhật hôm qua, nếu chỉ cần cung cấp lương thực và nguyên liệu mà thôi từ Đông Dương thì Nhật vẫn có thể đạt được một thỏa thuận với Hoa Kỳ để được cung cấp một cách đồng đều so với bất cứ nước nào khác. Nếu Nhật tiến hành việc cung cấp đó từ Đông Dương một cách hòa bình, thì không những Nhật đã có được hằng hà sa số hàng hóa đó mà còn được cung cấp một cách an toàn tuyệt đối, không cần đến một cuộc chiếm đóng quân sự kèm theo”.
Những chi tiết “đổi chác” trong cuộc gặp trên cho thấy:
1- Từ trước Thế chiến thứ hai bùng nổ cho đến thời điểm tháng 7-1941, có vẻ như Mỹ đang “kính” Nhật, “sợ” Nhật... đến mức phải “nhịn” dầu để bán cho Nhật hầu giữ chân quân đội Thiên hoàng không cho tràn vào Đông Dương và Indonesia (mỏ dầu).
2- Đối với Mỹ, Đông Dương vào thời điểm đó đã là một vị trí chiến lược trong an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ.
3- Do Đông Dương đã lỡ thuộc Pháp nên Mỹ đành chịu đứng ngoài, chưa nhảy vào được.
4- Mỹ không vào được thì không một nước nào khác có thể nhảy vào... (trong khi Pháp ở mẫu quốc và ở Đông Dương đang yếu đi vì bị Đức quốc xã chiếm đóng).
5- Nếu cần, Mỹ sẵn sàng trao đổi bằng vật chất để tránh việc bất cứ cường quốc nào nhảy vào.
Sự đổi chác này còn tiến xa đến mức Mỹ đã nghĩ đến một giải pháp cho Đông Dương mà không thông qua mẫu quốc của Đông Dương là Pháp:
“Tổng thống nói có thể đã là quá muộn rồi để đưa ra đề nghị này, song cho dù có muộn ông cũng vẫn cố không để lỡ cơ hội. Tổng thống tuyên bố nếu Chính phủ Nhật tự kiềm chế không chiếm đóng Đông Dương bằng quân sự, hoặc giả sử như đã bắt đầu chiếm đóng rồi, song nếu như Nhật rút quân ra, tổng thống có thể đảm bảo với Chính phủ Nhật rằng ông sẽ làm mọi việc trong quyền hạn của ông để đạt được từ phía các chính phủ Trung Quốc (lúc đó còn trong tay Quốc dân đảng), Anh, Hà Lan, và tất nhiên là cả Hoa Kỳ nữa, nếu như Nhật cũng cùng cam kết một bản tuyên cáo long trọng có giá trị ràng buộc rằng Đông Dương sẽ trở thành một quốc gia trung lập giống như kiểu Thụy Sĩ”.
(Nguồn: U. S. Department of State, Publication 1983, Peace and War: Unites States Foreign Policy, tr. 699-702).
Đọc lại hồ sơ trên càng có thể thấy:
1/ Ngay từ đầu Thế chiến thứ nhì, Mỹ đã muốn khư khư giữ Đông Dương làm của riêng như thế nào, tuy trong thực tế vẫn còn “chủ nhân” Pháp mà nay đã suy yếu và bị chiếm đóng.
2/ Mỹ đã muốn nhân tình cảnh Pháp đang bị mất nước ở chính quốc, để hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương bằng cách bắt tay với các “chủ nhân” khác ở khu vực này và cả Nhật, mà không thông qua Pháp, nhằm đặt Đông Dương ra ngoài vòng tranh giành bằng một giải pháp gọi là “trung lập”.
3/ Giải pháp gọi là “trung lập” chỉ là một chiêu bài, một hư chiêu, mà mục đích chính là để ngăn không cho Nhật nhảy vào Đông Dương, hoặc đã vào rồi thì cũng dọn ra, tức đừng để Nhật biến Thái Bình Dương thành một trận tuyến thứ hai. Mọi chuyện sau đó sẽ tính sau, một khi đã rảnh tay ở mặt trận châu Âu với phát xít Đức.
Có thể khẳng định rằng ngay từ 1941, Mỹ đã muốn hất Pháp ra khỏi Đông Dương rồi, và cái gọi là “giải pháp trung lập” chẳng qua chỉ là để lấp liếm che đậy tình thế mà bản thân Mỹ chưa vào được Đông Dương nên muốn để trống chỗ. Cũng có thể hiểu rằng hứa hẹn “trung lập” này chỉ là một “đòn gió”, cầu âu xem họa may Nhật sẽ thay đổi thái độ.
Mọi giả đoán sẽ tan biến khi bản thông cáo chung về hợp tác quân sự Nhật - Pháp trong việc bảo vệ Đông Dương được công bố ngày 29-7-1941, tức ba ngày sau cuộc gặp giữa tổng thống Hoa Kỳ và đại sứ Nhật:
“Chính phủ đế chế Nhật Bản và Chính phủ Pháp... đã thỏa thuận các điều khoản sau:
1/ Hai chính phủ hứa sẽ hợp tác hỗ tương về quân sự trong việc cùng bảo vệ Đông Dương thuộc Pháp.
2/ Các biện pháp tiến hành sự hợp tác này sẽ được thỏa thuận riêng rẽ.
3/ Các điều khoản trên chỉ có giá trị cho đến khi nào tình hình còn hợp thời.
(Nguồn: Contemporary Japan, October, 1941)
Có thể thấy rằng Mỹ đã quan tâm sâu sắc đến Đông Dương ngay từ đầu những năm 1940, song chưa nhảy vào vì còn kẹt Pháp. Thế cho nên, cái gọi là “thuyết đôminô” - sợ rằng cộng sản sẽ lan theo “dây chuyền” chỉ là một cái cớ che đậy ý muốn nắm Đông Dương và châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
HỮU NGHỊ
Tags: Điện Biên Phủ, Hoa Kỳ, Tướng Ély, Việt Minh, hội đồng an ninh quốc gia, chiến tranh Đông Dương, tham mưu liên quân, Miền Nam Việt Nam, bộ ngoại giao, tổng tham mưu, cuộc chiến tranh, lên kế hoạch, đô đốc, mỹ

TTCN - Hoa Kỳ ở đâu trong chiến tranh Đông Dương lần 1, đặc biệt trong thời điểm trận chiến Điện Biên Phủ, để rồi sau đó từ việc đổ cố vấn vào miền Nam Việt Nam, đổ quân vào, đến can dự trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương lần 2?
Tướng Pháp Ély bay sang Washington

Lính Pháp dọn dẹp chiến trường sau đợt oanh kích bằng bom napalm Máy bay C-47 tại căn cứ không quân Đồ Sơn
Chỉ vài ngày sau khi trận Điện Biên Phủ bùng nổ với trận đánh chiếm căn cứ Béatrice (đồi Him Lam) đêm 13-3-1954, rồi sau đó là căn cứ hỏa lực Gabrielle..., với tốc độ trung bình 1 vị trí/ngày đêm, tướng tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp Paul Ély vội vã bay sang Washington cầu cứu Hoa Kỳ.
Sự cầu cứu này là có cơ sở của nó. Lúc đó, Hoa Kỳ đang là “nhà tài trợ chính” của Pháp trong chiến tranh Đông Dương, nếu không muốn nói là “chủ đầu tư” với một ngân sách lên đến 400 triệu USD cho tài khóa 1954 được Quốc hội Mỹ phê duyệt, cộng với 385 triệu USD quân viện bổ sung cho kế hoạch Navarre của Pháp theo đề nghị mới của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (nguồn: U. S. Involvement in the Franco-Viet Minh War, 1950-1954”, Boston: Beacon Press, 1971).
Qui đổi theo trị giá ngày nay, số viện trợ này tương đương 2,75 tỉ USD và 2,65 tỉ USD quân viện bổ sung, tổng cộng lên đến 5,4 tỉ USD (tính theo bảng qui đổi của American Institute for Economic Research, 1 USD năm 1954 tương đương 6,88476 USD năm 2004). Nếu so sánh với số viện trợ của Mỹ đang dành cho Israel hiện nay, 2,4 tỉ USD (nguồn: Haaretz 17-3-2004), sẽ thấy số viện trợ của Mỹ cho Pháp tại Đông Dương năm 1954 là hơn gấp đôi!
Tướng Ély đến Washington gặp đô đốc Arthur Radford, chủ tịch ủy ban tham mưu liên quân Hoa Kỳ, liên tiếp từ ngày 20 đến 24-3 để “yêu cầu Hoa Kỳ hành động khẩn cấp nhằm sớm cung cấp quân trang, quân dụng đã từng yêu cầu qua phái bộ cố vấn Mỹ MAAG tại Đông Dương”.
Đáp ứng của Mỹ được thể hiện trong báo cáo gửi tổng thống Eisenhower của đô đốc Radford đề ngày 29-3-1954: “Các yêu cầu này đã được thỏa mãn, ngoại trừ yêu cầu cung cấp thêm 14 máy bay vận tải C-47 và 20 chiếc trực thăng cùng 80 nhân viên bảo trì Hoa Kỳ bổ sung. Cần thiết song không khẩn cấp, Pháp cũng yêu cầu cung cấp thêm 26 oanh tạc cơ B-26 để thành lập một phi đoàn thứ ba.
Không nghi ngờ gì rằng Pháp sẽ khó lòng bảo trì và sử dụng một cách lâu dài các máy bay này cho đúng chuẩn, cũng như các máy bay này không phải là lời giải cho bài toán không quân ở Đông Dương. Song yêu cầu này đã được thỏa mãn để củng cố tinh thần (quân đội Pháp) vào thời điểm sinh tử ở Điện Biên Phủ hiện nay. Một số yêu cầu đã được đặt ra và tướng Ély đã đồng ý.
... Tướng Ély nêu vấn đề xin được phép sử dụng máy bay vận tải C-119 để thả bom xăng đặc (napalm) xuống Điện Biên Phủ. Cho dù không trông mong có những kết quả ngoạn mục, song chúng ta cũng đã chấp thuận với điều kiện: không có phi hành đoàn Mỹ nào dính líu và rằng tình hình ở Điện Biên Phủ phải là khẩn cấp.
... Tướng Ély cho biết tình hình Điện Biên Phủ là “5 ăn- 5 thua”. Ély thừa nhận rằng kết cuộc của Điện Biên Phủ sẽ là tối quan trọng về mặt chính trị và tâm lý cả tại Đông Dương lẫn tại Pháp, song Ély cho rằng ngay cả khi mất Điện Biên Phủ, thì đó cũng sẽ là một thắng lợi quân sự cho Pháp do lẽ Việt Minh sẽ tổn thất rất lớn.
...Tướng Ély đưa ra một số nhận xét “thẳng thắn” về các hành động của phía Mỹ chúng ta đã dẫn đến những xung đột, đặc biệt là: người Mỹ hành động như thể Hoa Kỳ muốn kiểm soát mọi thứ... người Mỹ thiếu tin tưởng nơi người Pháp... ”.
(nguồn: CM-74-54-29 March 1954)
Những tính toán của Washington
Một toán công tác đặc biệt do tướng G. B. Erskine cầm đầu với sự tham gia của đại diện bộ ngoại giao, bộ quốc phòng, bộ tổng tham mưu liên quân và CIA đã đúc kết từ đầu năm 1954 một bản báo cáo mang tên “Bản báo cáo Erskine” đề ngày 6-2-1954, nội dung như sau:
“Tại Đông Dương hiện có hay theo như đã dự trù, đủ số quân trang quân dụng và nhân lực cần thiết để đánh bại quân cộng sản một cách dứt khoát nếu như được sử dụng một cách thích đáng và có hiệu quả...
Đọc lại Paris Match

Cầu hàng không cứu thương Hà Nội - Điện Biên dưới lửa Hàng nghìn thùng napalm được thả xuống để tạo vành đai lưa ngăn bước tiến của Việt Minh

Trong tuần đầu giao chiến bị bao vây bốn mặt, quân Pháp chỉ còn một lối tiếp viện duy nhất là đường hàng không. Pháo binh Việt Nam cày nát tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, gây nhiều thương vong tổn thất cho quân Pháp. Các đường hào của Việt Minh cứ lấn dần về phía các cứ điểm quân Pháp. Điện Biên Phủ là cuộc chiến của các đường hào. Các trạm quân y dưới lòng đất của quân Pháp quá tải, phải lập cầu hàng không cứu thương Hà Nội - Điện Biên Phủ.
VÕ VĂN TẠO
... Phải:... 3/ Nâng nhóm cố vấn quân viện (MAAG) của Hoa Kỳ lên thành phái bộ quân sự, với số nhân viên đông hơn và có thẩm quyền trong công tác huấn luyện và lên kế hoạch - 4/ Bổ nhiệm thêm nhân viên Hoa Kỳ vào phái bộ này cả trong công tác huấn luyện lẫn vào những vị trí then chốt trong lực lượng Pháp”.
Có thể thấy qua đoạn trên Mỹ đánh giá Pháp là đánh đấm không ra gì trong khi vẫn đang có trong tay đủ súng đạn. Từ đánh giá đó, Mỹ đòi “nâng cấp” sự hiện diện và qui chế của mình tại Đông Dương. “Huấn luyện” ở đây tức là huấn luyện quân đội “quốc gia”, một vai trò vốn của Pháp, đương kim “chủ nhân” ở Đông Dương. Nói cách khác, qua thay thế Pháp “làm thầy” hôm nay cho “quân đội quốc gia”, Mỹ chuẩn bị cho tương lai “làm chủ”. “Lên kế hoạch” tức là trở thành “bộ tổng tham mưu” cho quân viễn chinh Pháp. Những đòi hỏi trên là của “người chủ” bỏ vốn đầu tư mà Pháp, nay khi ngửa tay nhận vốn, sẽ phải nhận vai trò “thừa hành”.
Ngày 17-3-1954, tức bốn ngày sau khi trận đánh Điện Biên Phủ mở màn với những tổn thất không ngờ từ phía Pháp, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ họp đặt vấn đề chọn lựa: chấp nhận (Pháp) mất Đông Dương, để từ đó Mỹ sẽ tung nỗ lực nhằm ngăn chặn mọi suy thoái tình hình an ninh tại Đông Nam Á hơn nữa; hoặc trực tiếp hành động quân sự để cứu Đông Dương, (nguồn: văn kiện mang số “phụ lục NSC 177”).
Tư lệnh lục quân Hoa Kỳ, tướng Mathew B. Ridgway, đã phúc đáp văn kiện này của Hội đồng An ninh quốc gia bằng những luận cứ sau:
- Không nên can thiệp bằng lực lượng chiến đấu vào Đông Dương.
- Không thể thắng lợi nếu chỉ can thiệp bằng không quân và hải quân mà thôi.
- Cho dù có sử dụng bom nguyên tử cũng sẽ không giảm số bộ binh cần thiết để chiến thắng.
- Sẽ cần đến 7-12 sư đoàn bộ binh Hoa Kỳ hoặc tương đương, cùng với sự yểm trợ thích hợp của không và hải quân để chiến thắng nếu như Pháp rút quân.
- Để yểm trợ cho bộ binh, sẽ cần đến 500 phi vụ oanh kích mỗi ngày, một khả năng không vận đáp ứng cho một sư đoàn lính dù, một lực lượng giang vận (hạm) tương đương một sư đoàn.
- Trong 30 ngày đầu có thể đưa vào Đông Dương hai sư đoàn bộ binh Mỹ, trong 120 ngày kế tiếp có thể đưa thêm năm sư đoàn nữa. Thời gian cần thiết để đưa 12 sư đoàn bộ binh Mỹ vào Đông Dương tùy thuộc các tiềm năng công nghiệp và nhân lực mà chính phủ có thể huy động được.
Có thể tóm tắt ý của tướng Ridgway: nhảy vào Đông Dương trong lúc này để cứu Pháp thì chớ nên, song một khi Pháp rút đi thì... sẵn sàng.
Cũng cùng những tính toán đó, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo: 1/ Mỹ không can thiệp quân sự vào lúc này, thậm chí cũng không hứa hẹn điều đó với Pháp - 2/ Tiếp tục lên kế hoạch can thiệp quân sự sau này- 3/ Thảo luận với các đồng minh tiêm năng về khả năng thành lập một tập hợp khu vực trong trường hợp hội nghị Geneva dẫn đến một giải pháp không thể chấp nhận được.
Từ những khuyến cáo đó, ngày 3-4-1954, tổng thống Eisenhower, sau cuộc họp với ngoại trưởng Dulles, đô đốc - chủ tịch ủy ban tham mưu liên quân Radford, chủ tịch thượng và hạ viện, đã quyết định Hoa Kỳ sẽ không một mình can thiệp. Biên bản của Bộ Ngoại giao Mỹ về cuộc họp quyết định này có chi tiết đáng chú ý: “Đô đốc Radford trả lời câu hỏi “Không lực có cứu được Điện Biên Phủ hay không? ” rằng đã quá trễ rồi, song nếu sử dụng không lực cách đây ba tuần thì chắc chắn sẽ đánh bại đối phương”. Giả tỉ rằng nếu không quân Mỹ can thiệp trước đó ba tuần, tức ngay sau khi trận Điện Biên Phủ bắt đầu, Pháp sẽ không thua, như theo ý đô đốc Radford, thế tại sao không quân Mỹ lại không can thiệp để khỏi “quá trễ”? Câu trả lời là: đó chính là điều mà Mỹ hoàn toàn không muốn.
Bức điện lúc 1 giờ sáng
Trước tình hình ngày càng nguy ngập tại Điện Biên Phủ, Chính phủ Pháp cuống cuồng cầu cứu Mỹ. 11g tối chủ nhật 4-4-1954, đại sứ Mỹ tại Paris, Dillon, được bộ trưởng ngoại giao Pháp Georges Bidault triệu vào điện Matignon, dinh thủ tướng Pháp, nơi đang diễn ra một cuộc họp nội các Pháp “bỏ túi”. Từ điện Matignon trở về, đại sứ Dillon thức trắng đêm. Bức điện của Dillon gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, mang số 3710, được đánh đi lúc 1 giờ sáng 5-4-1954, (trích đoạn):
Tướng Ély thuật lại rằng tại Washington, đô đốc Radford đã đưa ra bảo đảm cá nhân (tôi nhắc lại “cá nhân”) rằng nếu tình hình đòi hỏi không lực của hải quân Mỹ yểm trợ từ ngoài biển vào, đô đốc sẽ cố thuyết phục Chính phủ Hoa Kỳ ra tay giúp đỡ Pháp. Từ báo cáo đó của tướng Ély về lời hứa của đô đốc Radford, nay Chính phủ Pháp xin Hoa Kỳ yểm trợ bằng hàng không mẫu hạm vào Điện Biên Phủ. Tướng Navarre bảo ông có cảm giác rằng chỉ cần một chút cố gắng của Hoa Kỳ cũng đủ để lay chuyển tình thế, song ông vẫn mong Hoa Kỳ giúp nhiều hơn càng tốt.
Bộ trưởng Bidault nói lời cuối: Nay số phận Đông Nam Á tốt xấu thế nào là tùy thuộc nơi Điện Biên Phủ, rằng thắng hay thua ở hội nghị Geneva cũng tùy thuộc kết cuộc của Điện Biên Phủ, và rằng đó là lý do mà Pháp giờ đây mong đợi một hành động tối quan trọng từ phía chúng ta”.
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ đáp trả lời yêu cầu này của Chính phủ Pháp trong cuộc họp báo của tổng thống Eisenhower hai ngày sau, ngày 7-4-1954 ra sao”?
Chủ nhật, 28 Tháng ba 2004, 07:49 GMT+7


Tags: Hoa Kỳ, Đông Dương, Nhật Bản, Đông Nam Á, CHND Trung Hoa, Trung Quốc, Trận Điện Biên Phủ, Thế giới tự do, Thế chiến thứ Nhì, cuộc chiến tranh, cho đến khi, thái bình dương, Quân đội Mỹ, quân sự, châu Âu, năm

Điện Biên Phủ & Hoa Kỳ

Các chuyến tàu chở đồ tiếp tế từ cảng Hải Phòng về Hà Nội liên tiếp bị Việt Minh cài mìn lật nhào
TTCN - Như đã thấy trong số trước, cho đến khi trận Điện Biên Phủ bùng nổ, tiền của vẫn còn được Mỹ rót cho Pháp như nước: năm 1954 Mỹ viện trợ cho Pháp tổng cộng 785 triệu USD, theo thời giá hiện tại tương đương 5,4 tỉ USD. Tại sao Mỹ lại hào phóng với Pháp đến thế?
Cho đến nay vẫn có một cách giải thích khá phổ biến rằng Mỹ nhảy vào VN vì, theo các nhà chiến lược Mỹ, VN là một “con cờ đôminô” mà Mỹ nhất quyết bảo vệ trong cuộc chiến tranh ý thức hệ. Học thuyết “đôminô” đó là nguyên nhân hay là cái cớ?
Học thuyết đôminô
Tổng thống Mỹ Eisenhower trong cuộc họp báo ngày 7-4-1954, tức ba tuần sau khi trận Điện Biên Phủ nổ ra và đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho quân Pháp, đã phát biểu về học thuyết này (trích đoạn):
- Hỏi (phóng viên Robert Richards của Copley Press): Thưa tổng thống, xin ngài bình luận về tầm quan trọng chiến lược của Đông Dương đối với thế giới tự do? Tôi nghĩ rằng trong nước (Hoa Kỳ) đã có một sự thiếu hiểu biết nào đó về ý nghĩa của Đông Dương đối với chúng ta.

Phi cơ tiếp viện cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị bắn hạ ngay tại chỗ
- Tổng thống: Đề cập đến những vấn đề này chính là đề cập đến cái riêng và cái chung. Đầu tiên, đó là đặc điểm của khu vực đó trong góc độ sản xuất những nguyên vật liệu mà thế giới có nhu cầu. Kế đến là khả năng nhiều người sẽ phải tách ra khỏi thế giới tự do. Cuối cùng là khái niệm “những con cờ đôminô đổ”. Chúng ta có một dãy con cờ đôminô được xếp đứng, nếu gạt đổ con cờ đầu tiên, chắc chắn cả dãy sẽ đổ theo thật nhanh. Đó sẽ là khởi đầu cho một sự tan rã có tác động sâu xa.
Trở lại với ý thứ nhất. Đông Dương có hai món mà thế giới đang sử dụng, đó là thiếc và tungsten. Hai mặt hàng này rất quan trọng. Còn có những sản phẩm khác, tất nhiên phải kể đến cao su, vân vân và vân vân.
... Kế đến, một khi mất Đông Dương, hậu quả sẽ là mất Miến Điện (từ 1990 mới gọi là Myanmar), Thái Lan, cả bán đảo, kế đến là Nam Dương (Indonesia). Nói đến mất mát các khu vực này vừa là nói đến những mất mát tài nguyên, vừa nói đến mất mát con người. Cuối cùng, vị trí địa lý của khu vực này cũng tạo ra nhiều vấn đề. Cả dãy hòn đảo Nhật Bản, Đài Loan, Phi Luật Tân (Philippines) sẽ rơi vào thế phòng thủ, rồi xuống phía nam, Úc, Tân Tây Lan sẽ bị đe dọa.

Các binh sĩ Pháp tử trận ở Điện Biên Phủ may mắn được cầu hàng không đưa về Hà Nội, giờ đây giã từ “địa ngục” Đông Dương để về Pháp
Điều đó có nghĩa là, về mặt kinh tế, Nhật Bản sẽ hoặc mất đi một vùng đất để buôn bán hoặc sẽ hướng đến phía cộng sản để có thể sống còn. Từ đó sẽ không thể tính nổi các hậu quả cho thế giới tự do.
(Nguồn: Public Papers of the Presidents, 1954, tr. 382)
Cuộc họp báo đó, trong cái nhìn của ngày hôm nay, 50 năm sau, không có gì mới. Thế nhưng, vào thời điểm đó, VN vẫn còn là một terra incognita- một vùng đất “xa lạ”- đối với người dân Mỹ. Cả người đặt câu hỏi lẫn người trả lời đều chung mục đích: “giới thiệu” VN với dân chúng Mỹ, hay chính xác hơn lý do tại sao Mỹ sẽ nhảy vào VN “bằng xương bằng thịt”.
Các lý do mà tổng thống Eisenhower đưa ra vừa mang tính ý thức hệ, vừa mang tính quân sự, vừa mang tính thực dụng của đất nước được xem là thực dụng nhất thế giới. Thực dụng với những kê khai về các nhu cầu tài nguyên. Quân sự với những chỉ dẫn về một vành đai bị đe dọa. Ý thức hệ với sự phân cực “thế giới tự do/ cộng sản”.
Khi tổng thống Eisenhower thản nhiên nói rằng cần chống cộng để cho Nhật Bản, nước vừa bại trận trước Mỹ chín năm trước đó, còn có được Đông Nam Á để mà buôn bán, thì đó chính là biểu thị của tính thực dụng tối đa: Nhật Bản phải có một thị trường để buôn bán hầu đừng gây chiến nữa. Đổi lại, Nhật, trong một thời gian dài, sẽ để yên cho Mỹ làm chủ thị trường châu Âu - lục địa có nền kinh tế cao nhất thế giới sau Mỹ vào lúc đó. Thị trường Đông Nam Á nhường cho Nhật Bản, một Đông Nam Á còn chưa độc lập hết tất cả, còn nghèo, chẳng là gì cả đối với Mỹ vào thời điểm đó.

Những chiếc máy bay DC-3 của Pháp thả dù các bộ phận rời của tám chiếc xe tăng xuống Điện Biên Phủ để công binh lắp ráp, 1954 - Ảnh: Everette Dixie Reese
Nền tảng lý thuyết mà Eisenhower viện dẫn chính là thuyết “đôminô”. Thật ra khái niệm này do trung tướng không quân Mỹ Claire Chennault đề ra. Chennault đã là người đầu tiên đưa ra hình ảnh cỗ “đôminô” sụp đổ từ kinh nghiệm tham gia Thế chiến thứ nhì, chống Nhật Bản tại Trung Quốc (lúc đó do Quốc Dân đảng nắm chính quyền) và tại Miến Điện.
Từ kinh nghiệm xương máu với Nhật Bản - sau chiến thắng bất ngờ Trân Châu cảng, Nhật thắng như chẻ tre trên con đường “Đại Đông Á” của mình - Chennault đã liên tưởng đến một chiến thắng tương tự của Trung Quốc (lúc này đã là CHND Trung Hoa). Từ ý tưởng của Chennault, năm 1950 bộ tham mưu liên quân Mỹ mới chính thức đúc kết thành một văn kiện mang tên Lượng giá tầm quan trọng của Đông Nam Á, nhìn từ góc nhìn quân sự với một số ý chính như sau:
a/ Đông Nam Á là một đoạn then chốt của phòng tuyến ngăn chặn cộng sản tràn lan từ miền Nhật Bản xuống phía nam và đến quanh bán đảo Ấn Độ. An ninh của ba khu vực cơ bản của châu Á là Nhật Bản, Ấn Độ và Úc phần lớn tùy thuộc nơi việc Đông Nam Á từ khước chủ nghĩa cộng sản. Nếu mất Đông Nam Á, ba khu vực cơ bản trên sẽ bị cô lập với nhau.
b/ Mất Đông Nam Á sẽ không hồ nghi gì nữa dẫn đến mất các quốc gia Đông Nam Á trên đất liền khác.
c/ Mất Đông Nam Á sẽ dẫn đến hậu quả là Hoa Kỳ hầu như mất vùng duyên hải Thái Bình Dương. ...
g/ Đe dọa các hòn đảo ngoài khơi của Hoa Kỳ.
(Nguồn: The Pentagon Papers)

Quân đội Pháp và liên quân Pháp - Việt hành quân lên đỉnh đồi phía bắc Lai Châu, 1953 - Ảnh: Jean Peraud
Giữa “nguy cơ cộng sản” và nguy cơ mất mát các tài nguyên, lãnh thổ..., đặc biệt là duyên hải Thái Bình Dương, đâu là nguy cơ chính? Qua các trích đoạn trên, có thể nghĩ rằng đối với một nước thực dụng như Hoa Kỳ thì nguy cơ thứ nhì, mất vành đai Thái Bình Dương, chính là nguy cơ chủ yếu.
“Thuyết đôminô” ra đời và ngày càng được triển khai là vì lý do đó, nhất là từ sau khi CHND Trung Hoa ra đời vào năm 1949. “Ngăn chặn cộng sản”, “bảo vệ thế giới tự do”, xem ra đã xuất phát từ thực tế chiến tranh Triều Tiên (tháng 6-1950), chỉ là một cái cớ về mặt lý luận để “trang điểm” cho nhu cầu phòng thủ từ xa và kinh tế của Mỹ.
Ngay chính cuộc đời và sự nghiệp của “cha đẻ” khái niệm đôminô là tướng Chennault đã là một minh chứng sống cho nhu cầu quốc phòng của Mỹ. Viên tướng này, vốn đã từng là một “ngôi sao” phi công chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất, chủ trương rằng Hoa Kỳ chỉ cần lực lượng máy bay chiến đấu, chẳng cần phát triển lực lượng máy bay oanh tạc. Sở dĩ như thế là do Chennault đã chủ quan dừng lại ở “chuyên ngành hẹp” của mình là máy bay chiến đấu và ở hình ảnh các máy bay một chong chóng của Thế chiến thứ nhất ném vài quả bom bé tí teo..., nên không theo kịp đà phát triển của không quân Mỹ, không theo kịp tham vọng cường quốc của các nhà lãnh đạo quân đội Mỹ.
Từ những năm 1930, không quân Mỹ đã đầu tư vào các “pháo đài bay” hai rồi bốn động cơ sau này để từ phòng thủ chuyển sang tấn công. Thua cuộc trong cuộc tranh luận này, năm 1937 Chennault phải xin từ chức và giải ngũ. Sau Thế chiến thứ nhì, Mỹ bước qua giai đoạn máy bay phản lực song chủ trương phát triển đồng đều cả máy bay chiến đấu lẫn oanh tạc cơ.
Đến 1980, khi cuộc chiến tranh lạnh lên đến cao điểm, khi từ 20 năm qua vũ khí đã là các tên lửa liên lục địa, tổng thống Reagan cùng Bộ Quốc phòng Mỹ chủ trương phòng thủ từ không gian, với kế hoạch “chiến tranh các vì sao”. Hơn 20 năm sau, đầu năm nay Tổng thống Bush trở lại với chủ trương này sau khi cảm thấy sẽ bị Trung Quốc đuổi kịp trên không gian, chẳng cần đến một ưu tiên phòng thủ trên Trái đất nữa như trước đó nửa thế kỷ. (Sự thật chi tiết về nhu cầu của một vành đai Thái Bình Dương đối với Mỹ, ngay từ đầu Thế chiến thứ nhì, sẽ được vén lên trong số báo tới).
Pháp phòng thủ cho Mỹ

Quân chi viện Pháp nhảy dù xuống mặt trận Điện Biên Phủ ngày 16-3-1954 - Ảnh: Jean Peraud
Bernard Fall trong tác phẩm Last reflections on a war (Những suy nghĩ cuối cùng về một cuộc chiến), xuất bản năm 1967 sau khi đã qua đời, đã phân chính sách Mỹ tại Đông Dương thành năm giai đoạn: giai đoạn chống chính quyền đầu hàng phát xít Đức (1940-1945) - giai đoạn “làm quen với Việt Minh” (1945-1946) - giai đoạn không can thiệp (1946- tháng 6-1950) - giai đoạn ủng hộ Pháp (1950- tháng 7-1954) - giai đoạn không can thiệp quân sự (1954 - tháng 11-1961) - giai đoạn can thiệp trực tiếp và toàn diện (1961 trở đi).
Tất nhiên, phân loại của Bernard Fall không trùng hợp với phân loại của VN, nhưng cũng có thể tạm nhìn nhận các giai đoạn đầu: Mỹ đứng ngoài cuộc chiến tranh bảo vệ thuộc địa của Pháp trong hầu như suốt thập niên 1940, sau đó Mỹ đột ngột quay qua ủng hộ cuộc chiến tranh này.
Trong thực tế, ngay sau khi CHND Trung Hoa được thành lập vào tháng 10-1949, Mỹ đã nhanh chóng công nhận các quốc gia thuộc Liên hiệp Pháp, theo tinh thần “kịch bản” biến cuộc chiến tranh này thành cuộc chiến tranh “ngăn chặn cộng sản”: ngày 4-2-1950, Quốc hội Pháp loan báo vừa thông qua “độc lập của VN” (do Bảo Đại, được Pháp khôi phục từ năm 1948, lãnh đạo), thì ngay trong ngày hôm đó tổng thống Mỹ Truman cũng loan báo nhìn nhận Bảo Đại.
Ngay lập tức Pháp lên tiếng kêu gọi Mỹ viện trợ quân sự cho Pháp tại Đông Dương. Ngày 8-5-1950 Bộ Ngoại giao Mỹ loan báo sẽ viện trợ kinh tế và thiết bị quân sự cho các nước thuộc Liên hiệp Pháp và cho Pháp. Ngày 30-6-1950, chuyến tàu đầu tiên chở vũ khí và thiết bị quân sự viện trợ cho quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương cập bến.
Thật ra, sự viện trợ này là một sự đổi chác trong khuôn khổ một sự “phân công nhiệm vụ” lớn hơn. Pháp đóng vai trò tiền đồn của Mỹ không chỉ tại Đông Dương mà còn là và nhất là tại châu Âu, vào lúc mà quân đội Mỹ hầu như đang hoàn toàn kẹt cứng trong chiến tranh Triều Tiên vừa bùng nổ.
Biên bản các cuộc họp ngày 28-1-1951 và 30-1-1951 giữa phái đoàn Mỹ do tổng thống Truman và phái đoàn Pháp do thủ tướng Pleven dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Hoa Kỳ còn ghi:
“Thủ tướng Pleven nêu câu hỏi thứ nhì. Theo kế hoạch quốc phòng trung hạn, Pháp sẽ chịu đựng mũi dùi của trận đánh đầu tiên nổ ra tại châu Âu. Ông nói Pháp băn khoăn do lẽ không rõ đã có dự trù các bước kế tiếp gì nhằm lấp đầy khoảng trống lực lượng trong thời gian 90 ngày đầu tiên kể từ trận đụng độ đầu tiên. Phía Pháp muốn biết chúng ta sẽ làm gì để điền chỗ thế vào lực lượng sau giai đoạn mở màn này.
Sức mạnh của những bức ảnh tư liệu là tạo ra một cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại để có câu trả lời cho tương lai. Điều đó thể hiện trong những bức ảnh chụp ở Điện Biên Phủ cách đây 50 năm của nhà nhiếp ảnh Mỹ Everette Dixie Reese (1923-1955) và nhà nhiếp ảnh Pháp Jean Peraud (1923-1954).
Everette Dixie Reese chụp ảnh cho quân đội Mỹ và được phái tới Sài Gòn năm 1951 để ghi nhận diễn tiến cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Còn Jean Peraud là phóng viên ảnh của quân đội Pháp, có mặt ở Điện Biên Phủ từ tháng 3-1954 và trụ lại cho đến khi quân Pháp thất thủ vào ngày 7-5-1954 rồi mất tích luôn sau đó.
TRẦN ĐỨC TÀI
(Trích từ tập sách ảnh Requiem do Horst Faas và Tim Page chủ biên, NXB Random House, 1998)
Tướng Bradley (Hoa Kỳ) trả lời rằng chúng ta sẽ gửi thêm quân Mỹ sang châu Âu càng sớm càng tốt sau khi chiến tranh bùng nổ. Số quân gửi sang châu Âu trong 90 ngày đầu sẽ rất hạn chế do những vấn đề hậu cần. Tuy nhiên, khoảng trống lực lượng này sẽ được lấp đầy bởi các lực lượng dự trữ từ các nước châu Âu khác, cộng với quân Mỹ và Canada có thể được gửi qua.
Tướng Marshall (cha đẻ của kế hoạch hậu chiến Marshall) nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không thể tập trung tàu bè sớm do lẽ làm như thế hoạt động thương mại sẽ bị ảnh hưởng. Một sự huy động sớm như thế sẽ khiến phương Tây phá sản. Hiện đang thiếu thiết bị quân sự ở khắp nơi, song sau này, ông hứa, khi có thêm thiết bị, có lẽ Hoa Kỳ sẽ tìm ra được cách thức vận chuyển sang châu Âu trước khi chiến tranh nổ ra. Ông cũng ghi nhận rằng sẽ không có bao nhiêu sư đoàn Mỹ có thể gửi đi từ Hoa Kỳ trong 90 ngày giao tranh đầu tiên, song vấn đề là do thiếu tàu vận tải đủ số thiết bị mà quân đội Mỹ nhất thiết phải có đủ một khi được phái ra nước ngoài.
Tướng Bradley nói Hoa Kỳ sẽ yêu cầu Pháp cho lập kho tồn trữ các thiết bị này một khi có đủ thiết bị, nhằm giảm bớt thời gian cần thiết để xây dựng một lực lượng quân sự Mỹ đông đảo tại Pháp. Ông yêu cầu rằng các căn cứ không quân Pháp cần được chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng một khi chiến tranh xảy ra.
Thủ tướng Pleven đáp rằng các kho dự trữ thiết bị quân sự của Pháp trước chiến tranh đã bị Đức chiếm lấy hoặc phá hủy. Vấn đề thiết bị là nghiêm trọng nhất khi Pháp phải bắt đầu tất cả với tay không”.
Thế nhưng, phía Pháp trong khi “mở cửa” đón vai trò mới này, phần nào để được trang bị vũ khí, có thật sự tin rằng sẽ có một trận chiến với Liên Xô, trong đó Pháp sẽ là lực lượng tiền phong (Đức còn bị giải giới)? Biên bản cuộc họp này còn ghi:
“Thủ tướng Pleven nói rằng người dân Pháp bình thường không hiểu tại sao người Nga, vốn biết rõ cán cân lực lượng ở châu Âu, lại không ra tay tấn công châu Âu trước khi châu Âu xây dựng xong lực lượng quân sự?”.
(Nguồn: FRUS, Diplomatic Papers 1951)



Tags: Trân Châu Cảng, Thái Bình Dương, Hoa Kỳ, khắp thế giới, được mệnh danh, những hòn đảo, thiên đường, có thể, tiểu bang, du khách, bãi biển, thổ dân, Hawaii, người, đến

TS - Chỉ là những hòn đảo nằm chơ vơ giữa Thái Bình Dương mênh mông, vậy mà tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ này được mệnh danh là “thiên đường hạ giới”. Du khách khắp thế giới nô nức tìm đến, các tỉ phú chen nhau mua nhà, tậu đất để được sống ở thiên đường.
>> Bấm vào đây để xem video
>> Kỳ 1: Bình minh rực lửa
>> Kỳ 2: Thương trường trên chiến trường xưa
Duyên ngầm

Ở Hawaii ai cũng có thể gọi taxi VIP để vi vu - Ảnh: Binh Nguyên
“Thiên đường Hawaii” luôn thể hiện chất gần gũi, chân thật, chứ không phải trét phấn, thoa son. Dạo chơi trên bãi biển Waikiki không một hàng quán buôn bán, không một cọng rác hay mẩu thuốc lá, bỗng nghĩ về những bãi biển Nha Trang, Đại Lãnh, Non Nước, Mỹ Khê... của VN, “dung nhan” ban sơ còn đẹp gấp mấy lần Waikiki, nhưng qua bàn tay “phẫu thuật” của con người đã bị “tàn tạ nhan sắc” phần nào.
Với sân bay Honolulu (thủ phủ của tiểu bang Hawaii), những ai mơ tưởng đến một thiên đường hoành tráng, hoa lệ chắc hẳn sẽ thất vọng bởi nó nhỏ như sân bay Tân Sơn Nhất ở quê nhà, xe chở hành khách từ máy bay vào cổng kiểm tra an ninh nội địa giống như xe buýt chạy tuyến liên tỉnh Sài Gòn - Biên Hòa. Ấn tượng đầu tiên ở chốn thiên đường là... động đất! Lâu lâu lại thấy dưới chân mình rung lên như mấy lần TP.HCM bị động đất.
Quần đảo Hawaii được hình thành từ hoạt động của núi lửa, thế nhưng bây giờ đa số những ngọn núi lửa đã tắt, duy chỉ còn hai ngọn Mauna Kea (cao 4.169m) và Mauna Loa (cao hơn 4.000m) ở đảo Hawaii hoạt động trở lại từ nhiều năm qua. Người Hawaii xem chuyện đất rung dưới chân mình là chuyện... bình thường và thậm chí là “đặc sản” của nơi này!
Lại như mở cờ trong bụng khi đặt được khách sạn Prince Hawaii nằm gần bãi biển Waikiki (một trong những bãi tắm trứ danh của hòn đảo 10 năm liền được tạp chí Forbes bình chọn là “hòn đảo tuyệt vời nhất hành tinh” và “điểm du lịch trăng mật quyến rũ nhất hành tinh”), nhưng khi tận mắt mục sở thị bãi biển, có thể cam chắc rằng nếu gỡ bỏ tất cả những gì do con người tạo nên thì nó không thể nào sánh bằng những bãi biển xanh ngắt của Nha Trang, Đà Nẵng ở quê nhà.
Thế nhưng Hawaii lại nổi tiếng là “thiên đường hạ giới” của Trái đất bởi duyên ngầm của nó. Ở bất cứ nơi nào trên quần đảo này, tôi cũng được chào đón với câu nói đầu môi: Aloha! Thật thú vị khi chỉ một từ mà bao hàm ý nghĩa rộng mở, thân thiện: vừa là “Xin chào”, vừa là “Cảm ơn”, cũng có thể là “Tạm biệt” và “Tôi yêu bạn” - đó là biểu tượng của tinh thần nồng nhiệt, mến khách, khác xa với sự lạnh lùng, thực dụng của tính cách nhiều người Mỹ.
Thì ra ở Hawaii người ta luôn để cho du khách có cảm giác được sống trong không khí thiên đường hơn là tìm cách dựng lên một thiên đường vật chất. Người Hawaii luôn tự hào với tinh thần Aloha nên họ không gọi là tiểu bang Hawaii mà gọi là tiểu bang Aloha. Nhiều biển số xe hơi, cửa hiệu ghi “Aloha State” (tiểu bang Aloha) như một tinh thần sống của cộng đồng.
Thấp thoáng trên phố có những chiếc Limousine dài ngoằng, cứ tưởng xe đưa đón các triệu phú, nhưng đó lại là những chiếc taxi mà ai cũng có thể bước lên và tiền cước không đắt hơn taxi thường là bao. Sự chân thật, gần gũi luôn làm cho du khách muốn khám phá, muốn sống với cảm giác “thiên đường là của mọi người”.
Nếu muốn cảm giác phiêu lưu thì chỉ cần vài chục USD là có thể trở thành “người hùng” khi tham gia dịch vụ độc nhất vô nhị trên thế giới: leo núi quan sát núi lửa đang phun nham thạch ở cự ly gần nhất tại công viên núi lửa quốc gia Hosmer Grove. Muốn sống thật với cơn thịnh nộ của thiên nhiên thì có ngay tuyến du lịch đến vịnh Bắc ở vùng biển Makaha để xem cảnh tượng vòi rồng hút nước vô cùng ấn tượng, hay mục kích cận cảnh đàn cá voi Nam cực tìm về vùng biển ấm để giao hoan. Còn với những ai thích khung cảnh thanh bình của thiên nhiên không thể không đến Hilo - thủ đô của thế giới về hoa lan với hàng ngàn chủng loại hoa lan từ khắp thế giới đều có mặt nơi này.
Nhiều ngày lang thang ở Hawaii, tôi thử hỏi thăm cư dân nơi này những tiệm nhảy sexy nhưng ít ai biết, song họ sẵn sàng hướng dẫn tôi đến tận các bãi biển đẹp tuyệt trần như Waikiki, Yuchang, Wailea... với những bãi tắm tiên theo đúng nghĩa của nó. Rồi những đêm giữa thành phố không ngủ, hỏi tìm những quán nhậu thâu đêm, người Hawaii khó trả lời, song họ có thể chỉ tường tận phố nào có những đại siêu thị bán hàng giá rẻ, dịch vụ tốt nhất cho du khách.
Hôm tôi vào siêu thị ABC Store tìm mua một số quà lưu niệm, biết tôi là du khách nước ngoài, cô bán hàng trong siêu thị tận tình dẫn đi lựa từng món quà, thậm chí ngay cả những món như rượu, quẹt gas... được tôi chọn mua nhiều nhất nhưng cô cũng nhẹ nhàng khuyên không nên mua vì luật pháp Mỹ không cho phép mang lên máy bay. Đó là tinh thần Aloha.
Thiên đường bình an

Vũ điệu Hula cuồng nhiệt - một cách chào đón du khách ở bất cứ nơi đâu tại “thiên đường hạ giới” - Ảnh: N.P.S.
Có lẽ khung cảnh thanh bình ở Hawaii đã tạo ra tính cách hồn nhiên, phóng khoáng của người dân nơi đây. Trong những ngày ở tiểu bang đầy nắng này, tôi chưa từng thấy một gương mặt cau có hay khó chịu nào mà thường là hình bóng những “tiên nữ” hết sức gợi cảm với vũ điệu Hula hiện diện khắp nơi trên hòn đảo.
Đó chính là linh hồn văn hóa Hawaii, mỗi bước nhảy, cái lắc mông, ánh mắt hấp háy, cử động ngón tay... đều là những ngôn từ yêu thương, thân thiện và phản ánh cội rễ của người Hawaii chứ không khêu gợi, dung tục như nhiều người lầm tưởng. Bây giờ chưa phải mùa xuân - mùa lễ hội Merrie Monarch của những vũ điệu Hula cuồng say lớn nhất trên đảo Hilo, nhưng đâu đâu cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần tiên này, bởi những cô bé sinh ra và lớn lên ở Hawaii đều được dạy những vũ điệu này với hàng trăm trường dạy múa Hula.
Thật khó có thể quên không khí được sống trong những ngôi làng thổ dân khi đặt chân đến “Trung tâm văn hóa Polynesia” ở Wahu, trên con thuyền bằng gỗ đặc trưng của thổ dân đa đảo. Người ta đưa tôi trôi dần vào thế giới của những ngôi nhà thổ dân không chỉ Hawaii, mà còn là Samoa, Fiji, Tahiti... Ghé chơi khu vực nào cũng được mời chào, được ngắm nhìn những kiều nữ với cánh hoa hibiscus (một loài hoa dâm bụt đặc trưng của Hawaii) cài trên mái tóc quay cuồng trong vũ điệu Hula cực kỳ sinh động.
Ở đây không có khoảng cách giữa chủ và khách, mà lắm lúc cứ tưởng như đang ở một vùng quê ven biển miền Trung VN nào đó khi một anh chàng ở khu vực Samoa có thể bất ngờ nói những câu đơn giản bằng tiếng Việt. Hawaii thật gần gũi khi cùng các thổ dân đánh lửa bằng bùi nhùi như cách họ tồn tại hàng ngàn năm về trước, hay leo dừa bằng chân thưởng thức vị ngọt lịm của loài cây biểu tượng của Hawaii qua những chiếc áo chim cò sặc sỡ, và có gì tuyệt hơn khi thưởng thức cùng những thổ dân món đặc sản heo rừng nướng bằng đá hulua cực kỳ ấn tượng.
Đêm ở nước Mỹ mà trên nhiều con phố vẫn sử dụng ánh đuốc làm nguồn chiếu sáng. Trong ánh lửa lung linh, du khách có thể cảm nhận hết sự phóng khoáng của thiên nhiên, sự bình an trong một thiên đường không có sự bon chen, lừa lọc. Những ngôi nhà chọc trời theo phong cách Mỹ ở Hawaii chỉ còn là bóng mờ sau sự hồn hậu của thiên nhiên và con người nơi đây. Có phải vì thế mà Hawaii chỉ có hơn 1 triệu dân nhưng mỗi năm có đến 3 triệu du khách từ khắp năm châu tìm đến và nguồn thu chủ yếu vẫn là từ du lịch? Có phải vì thế mà dù nằm cách xa đất liền và là vùng đất sinh sau đẻ muộn, Hawaii bây giờ lại là một tiểu bang giàu có bậc nhất của Hoa Kỳ?…
BINH NGUYÊN
-------------------------
TS - Chỉ là những hòn đảo nằm chơ vơ giữa Thái Bình Dương mênh mông, vậy mà tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ này được mệnh danh là “thiên đường hạ giới”. Du khách khắp thế giới nô nức tìm đến, các tỉ phú chen nhau mua nhà, tậu đất để được sống ở thiên đường.
Duyên ngầm

Ở Hawaii ai cũng có thể gọi taxi VIP để vi vu - Ảnh: Binh Nguyên
“Thiên đường Hawaii” luôn thể hiện chất gần gũi, chân thật, chứ không phải trét phấn, thoa son. Dạo chơi trên bãi biển Waikiki không một hàng quán buôn bán, không một cọng rác hay mẩu thuốc lá, bỗng nghĩ về những bãi biển Nha Trang, Đại Lãnh, Non Nước, Mỹ Khê... của VN, “dung nhan” ban sơ còn đẹp gấp mấy lần Waikiki, nhưng qua bàn tay “phẫu thuật” của con người đã bị “tàn tạ nhan sắc” phần nào.
Với sân bay Honolulu (thủ phủ của tiểu bang Hawaii), những ai mơ tưởng đến một thiên đường hoành tráng, hoa lệ chắc hẳn sẽ thất vọng bởi nó nhỏ như sân bay Tân Sơn Nhất ở quê nhà, xe chở hành khách từ máy bay vào cổng kiểm tra an ninh nội địa giống như xe buýt chạy tuyến liên tỉnh Sài Gòn - Biên Hòa. Ấn tượng đầu tiên ở chốn thiên đường là... động đất! Lâu lâu lại thấy dưới chân mình rung lên như mấy lần TP.HCM bị động đất.
Quần đảo Hawaii được hình thành từ hoạt động của núi lửa, thế nhưng bây giờ đa số những ngọn núi lửa đã tắt, duy chỉ còn hai ngọn Mauna Kea (cao 4.169m) và Mauna Loa (cao hơn 4.000m) ở đảo Hawaii hoạt động trở lại từ nhiều năm qua. Người Hawaii xem chuyện đất rung dưới chân mình là chuyện... bình thường và thậm chí là “đặc sản” của nơi này!
Lại như mở cờ trong bụng khi đặt được khách sạn Prince Hawaii nằm gần bãi biển Waikiki (một trong những bãi tắm trứ danh của hòn đảo 10 năm liền được tạp chí Forbes bình chọn là “hòn đảo tuyệt vời nhất hành tinh” và “điểm du lịch trăng mật quyến rũ nhất hành tinh”), nhưng khi tận mắt mục sở thị bãi biển, có thể cam chắc rằng nếu gỡ bỏ tất cả những gì do con người tạo nên thì nó không thể nào sánh bằng những bãi biển xanh ngắt của Nha Trang, Đà Nẵng ở quê nhà.
Thế nhưng Hawaii lại nổi tiếng là “thiên đường hạ giới” của Trái đất bởi duyên ngầm của nó. Ở bất cứ nơi nào trên quần đảo này, tôi cũng được chào đón với câu nói đầu môi: Aloha! Thật thú vị khi chỉ một từ mà bao hàm ý nghĩa rộng mở, thân thiện: vừa là “Xin chào”, vừa là “Cảm ơn”, cũng có thể là “Tạm biệt” và “Tôi yêu bạn” - đó là biểu tượng của tinh thần nồng nhiệt, mến khách, khác xa với sự lạnh lùng, thực dụng của tính cách nhiều người Mỹ.
Thì ra ở Hawaii người ta luôn để cho du khách có cảm giác được sống trong không khí thiên đường hơn là tìm cách dựng lên một thiên đường vật chất. Người Hawaii luôn tự hào với tinh thần Aloha nên họ không gọi là tiểu bang Hawaii mà gọi là tiểu bang Aloha. Nhiều biển số xe hơi, cửa hiệu ghi “Aloha State” (tiểu bang Aloha) như một tinh thần sống của cộng đồng.
Thấp thoáng trên phố có những chiếc Limousine dài ngoằng, cứ tưởng xe đưa đón các triệu phú, nhưng đó lại là những chiếc taxi mà ai cũng có thể bước lên và tiền cước không đắt hơn taxi thường là bao. Sự chân thật, gần gũi luôn làm cho du khách muốn khám phá, muốn sống với cảm giác “thiên đường là của mọi người”.
Nếu muốn cảm giác phiêu lưu thì chỉ cần vài chục USD là có thể trở thành “người hùng” khi tham gia dịch vụ độc nhất vô nhị trên thế giới: leo núi quan sát núi lửa đang phun nham thạch ở cự ly gần nhất tại công viên núi lửa quốc gia Hosmer Grove. Muốn sống thật với cơn thịnh nộ của thiên nhiên thì có ngay tuyến du lịch đến vịnh Bắc ở vùng biển Makaha để xem cảnh tượng vòi rồng hút nước vô cùng ấn tượng, hay mục kích cận cảnh đàn cá voi Nam cực tìm về vùng biển ấm để giao hoan. Còn với những ai thích khung cảnh thanh bình của thiên nhiên không thể không đến Hilo - thủ đô của thế giới về hoa lan với hàng ngàn chủng loại hoa lan từ khắp thế giới đều có mặt nơi này.
Nhiều ngày lang thang ở Hawaii, tôi thử hỏi thăm cư dân nơi này những tiệm nhảy sexy nhưng ít ai biết, song họ sẵn sàng hướng dẫn tôi đến tận các bãi biển đẹp tuyệt trần như Waikiki, Yuchang, Wailea... với những bãi tắm tiên theo đúng nghĩa của nó. Rồi những đêm giữa thành phố không ngủ, hỏi tìm những quán nhậu thâu đêm, người Hawaii khó trả lời, song họ có thể chỉ tường tận phố nào có những đại siêu thị bán hàng giá rẻ, dịch vụ tốt nhất cho du khách.
Hôm tôi vào siêu thị ABC Store tìm mua một số quà lưu niệm, biết tôi là du khách nước ngoài, cô bán hàng trong siêu thị tận tình dẫn đi lựa từng món quà, thậm chí ngay cả những món như rượu, quẹt gas... được tôi chọn mua nhiều nhất nhưng cô cũng nhẹ nhàng khuyên không nên mua vì luật pháp Mỹ không cho phép mang lên máy bay. Đó là tinh thần Aloha.
Thiên đường bình an

Vũ điệu Hula cuồng nhiệt - một cách chào đón du khách ở bất cứ nơi đâu tại “thiên đường hạ giới” - Ảnh: N.P.S.
Có lẽ khung cảnh thanh bình ở Hawaii đã tạo ra tính cách hồn nhiên, phóng khoáng của người dân nơi đây. Trong những ngày ở tiểu bang đầy nắng này, tôi chưa từng thấy một gương mặt cau có hay khó chịu nào mà thường là hình bóng những “tiên nữ” hết sức gợi cảm với vũ điệu Hula hiện diện khắp nơi trên hòn đảo.
Đó chính là linh hồn văn hóa Hawaii, mỗi bước nhảy, cái lắc mông, ánh mắt hấp háy, cử động ngón tay... đều là những ngôn từ yêu thương, thân thiện và phản ánh cội rễ của người Hawaii chứ không khêu gợi, dung tục như nhiều người lầm tưởng. Bây giờ chưa phải mùa xuân - mùa lễ hội Merrie Monarch của những vũ điệu Hula cuồng say lớn nhất trên đảo Hilo, nhưng đâu đâu cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần tiên này, bởi những cô bé sinh ra và lớn lên ở Hawaii đều được dạy những vũ điệu này với hàng trăm trường dạy múa Hula.
Thật khó có thể quên không khí được sống trong những ngôi làng thổ dân khi đặt chân đến “Trung tâm văn hóa Polynesia” ở Wahu, trên con thuyền bằng gỗ đặc trưng của thổ dân đa đảo. Người ta đưa tôi trôi dần vào thế giới của những ngôi nhà thổ dân không chỉ Hawaii, mà còn là Samoa, Fiji, Tahiti... Ghé chơi khu vực nào cũng được mời chào, được ngắm nhìn những kiều nữ với cánh hoa hibiscus (một loài hoa dâm bụt đặc trưng của Hawaii) cài trên mái tóc quay cuồng trong vũ điệu Hula cực kỳ sinh động.
Ở đây không có khoảng cách giữa chủ và khách, mà lắm lúc cứ tưởng như đang ở một vùng quê ven biển miền Trung VN nào đó khi một anh chàng ở khu vực Samoa có thể bất ngờ nói những câu đơn giản bằng tiếng Việt. Hawaii thật gần gũi khi cùng các thổ dân đánh lửa bằng bùi nhùi như cách họ tồn tại hàng ngàn năm về trước, hay leo dừa bằng chân thưởng thức vị ngọt lịm của loài cây biểu tượng của Hawaii qua những chiếc áo chim cò sặc sỡ, và có gì tuyệt hơn khi thưởng thức cùng những thổ dân món đặc sản heo rừng nướng bằng đá hulua cực kỳ ấn tượng.
Đêm ở nước Mỹ mà trên nhiều con phố vẫn sử dụng ánh đuốc làm nguồn chiếu sáng. Trong ánh lửa lung linh, du khách có thể cảm nhận hết sự phóng khoáng của thiên nhiên, sự bình an trong một thiên đường không có sự bon chen, lừa lọc. Những ngôi nhà chọc trời theo phong cách Mỹ ở Hawaii chỉ còn là bóng mờ sau sự hồn hậu của thiên nhiên và con người nơi đây. Có phải vì thế mà Hawaii chỉ có hơn 1 triệu dân nhưng mỗi năm có đến 3 triệu du khách từ khắp năm châu tìm đến và nguồn thu chủ yếu vẫn là từ du lịch? Có phải vì thế mà dù nằm cách xa đất liền và là vùng đất sinh sau đẻ muộn, Hawaii bây giờ lại là một tiểu bang giàu có bậc nhất của Hoa Kỳ?…
BINH NGUYÊN

Góc Việt giữa Thái Bình Dương

Góc Việt giữa Thái Bình Dương

Quầy trái cây trong khu phố người Việt ở Hawaii. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Đêm đã rất khuya, gọi taxi từ bãi biển Waikiki về khách sạn, một gương mặt châu Á xuất hiện sau tay lái và cất giọng Sài Gòn: “Anh là người Việt à, anh ở Cali sang chơi hả?”.
Khi biết chúng tôi từ Việt Nam sang, anh lái taxi trẻ măng tự giới thiệu tên và mời đi uống vài ly bia để nghe chuyện quê nhà. Một góc Việt thanh bình trên đất Mỹ hàn huyên đến rạng sáng hôm sau.
“Thương hiệu” Việt ở Hawaii
Một điều ấm áp là ở Hawaii, mỗi khi nói từ Việt Nam sang, tôi đều nhận được cái nhìn thiện cảm của những đồng hương xa xứ. Khi mời chúng tôi đến quán của cộng đồng người Việt ở đường Hopaka, Tiến - anh lái taxi - liên tục gọi điện thông báo với bạn bè: “Tới chơi đi, có mấy anh ở Việt Nam sang, nói chuyện cho đỡ nhớ nhà”.
Tiến sang Mỹ năm 1975 khi còn bé, ban đầu ở tiểu bang California, có thời gian học đại học ngành cơ khí, nhưng từ bảy năm nay Tiến sang Hawaii mưu sinh bằng nghề lái taxi. “Nghề này coi vậy mà khỏe, tụi em còn ham chơi nên nghỉ sớm, chứ mấy bác, mấy chú lớn tuổi chạy mỗi ngày kiếm 400 - 500 USD như chơi. Hawaii là tiểu bang du lịch mà anh, có bao giờ vắng khách đâu”, Tiến nói.
Cách đây 10 năm, Tiến về Việt Nam lấy vợ và đã có hai chú nhóc tì nên năm nào cũng thu xếp về thăm vợ con. Vợ không muốn sang Mỹ, thương vợ, Tiến đi xin gắn bảng số xe taxi mình mang tên vợ dù phải tốn thêm một số tiền. Tiến tâm sự: “Tụi em bên này chỉ lo làm ăn, gửi tiền về lo cho vợ con, đó là quê nhà mình mà”.
Bạn bè Tiến đến chơi rất đông, phần lớn còn trẻ và hầu hết lái taxi. Minh, 37 tuổi, cũng từ Cali sang Hawaii nhiều năm qua, khá rành về Việt Nam khi anh hỏi thuế xe hơi có xuống không khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bởi trước đây Minh cũng từng đầu tư về Việt Nam, nhưng do không có thông tin nên nhiều thương vụ thất bại.
Minh rút kinh nghiệm: “Bây giờ em thường lên mạng vào các trang web Việt Nam để nắm thông tin, gom góp đầu tư về quê nhà coi vậy mà chắc ăn hơn”. Chị Hai chủ quán nghe bàn tán rôm rả cũng ra góp chuyện. Chị Hai là một trong những người Việt định cư đầu tiên ở Hawaii, năm 1969 chị sang Mỹ học và định cư tới giờ. Chị vẫn đi đi về về giữa Mỹ và Việt Nam như một người đi làm xa rồi quay lại quê nhà, hiện nay chị Hai đã đầu tư khá nhiều cơ sở làm ăn ở thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những ngày ở Hawaii, tôi có một thú vui là đi taxi, bởi 10 cuốc xe thì hết tám cuốc lái xe là người Việt và hầu như ai cũng thân thiện, cởi mở. Bình, một tài xế taxi theo kiểu vừa làm chủ vừa lái xe, cho biết trước đây có lái cho Hãng taxi The Cab - một trong những hãng taxi lớn nhất và hiện đại của tiểu bang với hơn 600 xe được trang bị hệ thống định vị trị giá hàng triệu USD và đa số lái xe là người Việt.
Nhiều người bạn Mỹ ở Hawaii cho hay người Việt lái xe rất cẩn thận, bản tính lại thật thà, du khách đến Hawaii không ít người giàu có, nhiều khi quên đồ có giá trị lớn trên xe, nhưng đều được các bác tài Việt trả lại nên du khách rất thích đi xe của người Việt, dần dần tạo nên “thương hiệu” taxi Việt.
“Hồi bên Cali em cũng lái taxi, nhưng cạnh tranh với người Mỹ, với Mễ khó quá nên bạn bè rủ qua Hawaii sống. Ban đầu lái cho hãng sống cũng được lắm, nhưng muốn tự do hơn nên mua xe ra đăng ký chạy riêng cho thoải mái. Đa số bà con mình bên này chỉ chuyên tâm làm ăn nên đời sống rất ổn định, dân mình bên Cali sang Hawaii làm ăn đông lắm”, Bình kể.
Có một điều thú vị mà giới trẻ người Việt ở Hawaii ai cũng biết và thường hãnh diện về một “thương hiệu” khác của cộng đồng người Việt ở Hawaii, đó là nữ siêu mẫu kiêm ngôi sao điện ảnh Lý Mỹ Kỳ (Maggie Q). Cô gái Mỹ gốc Việt này không chỉ nổi tiếng trên sàn catwalk được đăng trên các tạp chí nổi tiếng của Mỹ và thế giới, mà còn nổi danh ở kinh đô điện ảnh Hollywood qua bộ phim hành động nổi tiếng Điệp vụ bất khả thi phần III bên cạnh siêu sao Tom Cruise, hay 80 ngày vòng quanh thế giới với Thành Long.
Nhiều người dân ở Honolulu cho biết dù đi đóng phim hay đi biểu diễn thời trang khắp thế giới, nhưng khi trở về mái ấm gia đình ở Hawaii, Lý Mỹ Kỳ vẫn nói tiếng Việt trong sinh hoạt gia đình và cô luôn tự hào mình là người Việt. Năm 2005, cô cũng đã từng trở lại quê mẹ và tham gia đóng phim quảng cáo như một cách quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Ai cũng có một quê nhà
Ông Lý Tử Kiện, phó chủ tịch thứ nhất Hội Hoa kiều ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ở Hawaii, cho biết: “Cộng đồng người Việt ở Hawaii không đông bằng cộng đồng người Hoa, Nhật Bản hay Hàn Quốc, chỉ có khoảng 7.500 người Việt sinh sống rải rác khắp tiểu bang, nhưng rất đoàn kết và không thua kém ai trong kinh tế.
Tất cả đều lấy kinh tế làm trọng, rất được các cộng đồng khác xem trọng. Nhiều năm qua đã có khá đông bà con kết nối giao thương với quê nhà, bản thân tôi cũng là một kênh đưa hàng Việt Nam từ bên nhà sang Mỹ và Canada, chủ yếu là hàng thực phẩm khô, may mặc, giày dép. Sắp tới tôi dự định mở một công ty đưa không chỉ bà con Việt kiều mà còn khách Mỹ về thăm Việt Nam”.
Ông Kiện từ Sài Gòn sang Mỹ học ngành điện toán và định cư hẳn từ trước năm 1975, ông không chỉ là một thương gia gốc Việt có tiếng ở Mỹ mà còn là chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng ở Hawaii. Ông Kiện kể rằng hai năm một lần cộng đồng người Việt lại tổ chức họp mặt, mới năm ngoái ông đã đề nghị kỳ sau sẽ về Việt Nam họp mặt, bởi “ai cũng có một quê nhà ở Việt Nam, sao không về để cùng họp mặt đoàn tụ”. Rất nhiều bà con Việt kiều đã hưởng ứng đề nghị này.
Còn ông Trần Sum, phụ trách hội, chủ một garage có tiếng ở Honolulu, cho rằng thế hệ những người Mỹ trẻ ở Hawaii khá hiểu về cộng đồng Việt Nam, bởi có nhiều giáo sư giảng dạy cho họ ở Trường ĐH Hawaii là người Việt. Ông Sum nói: “Ở Hawaii bà con người Việt đùm bọc nhau lắm, nhiều khi làm những nghề tưởng chừng đơn giản, nhưng sống tốt, sống khỏe”.
Hôm ghé thăm khu phố Hoa nơi có đông đúc người Việt kinh doanh buôn bán, ngoài những quán phở, cửa hiệu, tiệm vàng, tiệm làm nail lúc nào cũng đông khách, tôi bắt gặp một người phụ nữ luống tuổi ngồi bên cái quầy nhỏ xíu bán hành, tỏi.
Dì Tư, người gốc Sài Gòn, nói: “Coi vậy chứ dì tự nuôi thân mình được mà còn dành dụm gửi về Việt Nam cho mấy đứa nhỏ ăn học đó con à. Ở Mỹ cái gì cũng phải tự lo cho mình thôi, chịu làm là sống được”.

No comments:

Post a Comment