Saturday, January 29, 2011

Chết Vẫn Còn Lo

Chết Vẫn Còn Lo
Published May 25th, 2008
(VNC) Hàn Bá Du ở đất Lương, nổi tiếng là người hiếu thảo, nên được láng giềng ngợi khen, ngàn ngàn quý mến. Đã vậy còn nói với Du rằng:
- Những điều làm được còn quá ít, những điều cần làm thì quá nhiều, riêng ngươi hiếu hạnh với mẹ cha, thì coi như trọn chữ nghiệp duyên nơi cõi này đó vậy.
Du nghe thế, hứng khởi trong lòng, nên càng cố chiều mẹ nhiều hơn nữa. Thậm chí những chuyện không phải cũng bấm bụng cho qua, bởi cứ khăng khăng nghĩ rằng: “Làm những việc phật ý, cũng là một cách mài giũa cho người ta có thêm lòng nhẫn nhục. Huống chi là mẹ của mình. Lẽ nào lắc đầu mà coi được hay sao?”. Bạn nối khố của Du là Đại Nghiệp, hiểu được hoàn cảnh của Du, nên nhân lúc ngồi gói bánh tét với nhau, mà nói vời Du rằng:
- Vẫn biết là đèn nhà ai nấy… tắt, nhưng đệ vẫn muốn khuyên huynh một lời. Có đặng hay chăng?
Du lẹ làng đáp:
- Trăm lời còn được hà huống chỉ có một. Chờ chi chưa trút?
Nghiệp yên lòng nói:
- Ngựa nhớ tàu. Chim nhớ tổ. Tim người cũng là máu thịt mà ra, thì hiếu để với mẹ cha cũng không có gì sai trái. Chỉ là không phân nặng nhẹ, chẳng luận đúng sai, thì e nếp cũ nên quen sẽ gây nhiều rắc rối.
Du nghe Nghiệp bàn trớt quớt như vậy, mặt bỗng nghệch ra. Ngơ ngác nói:
- Đệ từ nào tới giờ luận bàn minh bạch, trong đục rõ ràng, mà nay lại phán những lời tràn ngập tối tăm, là nghĩa làm sao?
Nghiệp nhìn vào phòng trong, thấy mẹ của Bá Du đang mãi mê đắm mình vào phim tập, nên ghé miệng vào tai. Nhỏ giọng mà rằng:
- Đã là người, thường có hai đường để chọn. Một là đi tu, hai là lập gia đình. Huynh vì hiếu để với mẹ cha, nên không thể nương nhờ nơi cửa khác, lại càng không dám gởi mẹ vào nhà dưỡng lão, nên chuyện nợ duyên ắt khó lòng tránh được. Có điều huynh nghe mẹ toàn phần, bất kể trúng trật ra sao, thì ít nữa chữ phu thê mần răng huynh tính?
Du đực mặt đáp:
- Xuất giá tòng phu. Nếu không tòng phu thì còn xuất giá làm chi nữa?
Nghiệp lắc đầu một hơi mấy cái, rồi nghiêm mặt nói:
- Trường học và trường đời. Tưởng gần chớ thực ra cách xa hàng vạn dặm, nên chữ tòng phu chỉ nằm trên trang giấy. Huynh hổng nhận biết hay sao?
Du ngẩn mặt đáp:
- Không! Từ nào tới giờ ta chỉ lo thờ mẹ. Chớ chưa dịp… thờ ai, nên chẳng kịp nghĩ suy gì hết cả!
Nghiệp nghe Du trả lời như vậy, liền thở ra một cái. Chậm rãi nói:
- Mỗi lần nhà đệ có khách, mẹ đệ thường hay nói với khách rằng: “Con nào cũng là con, nên không hề phân biệt. Ai đâu tôi không biết, nhưng trong mái nhà này, thì tôi thương con dâu như là con ruột.”, nhưng khi có bát canh ngon, hoặc ai cho món gì, thì lại dúi cho con ruột, còn con dâu cứ vòng quanh đứng ngóng. Đệ nghĩ: “Nếu huynh không chuẩn bị cho xa, ắt bão lửa sẽ về sau đám cưới.”.
Rồi nặng nhọc nói:
- Cuộc đời ngắn ngủi. Thoáng một cái là da mồi tóc bạc, thì giữ được cái gì lo mà giữ. Sao lại để mất đi?
Du trố mắt nhìn Nghiệp. Sửng sốt nói:
- Mẹ huynh khỏe mạnh, tâm trí bình thường, thậm chí có hôm… điều binh khiển tướng từ khuya tới sáng mà chẳng ăn thua, thì còn để ý lưu tâm mần chi nữa? Phần gia cảnh tuy không giàu có hơn người, nhưng cũng đủ cho mẹ của huynh hai ngày chơi năm chến. Nay đệ khuyên huynh phải lo giữ gìn kẻo lỡ mất đi, khiến huynh bồn chồn trong dạ, bởi hổng hiểu do đâu đệ lại khuyên tào lao như thế?
Nghiệp toan trả lời, nhưng khi nghe tiếng lục đục ở phòng trong, bỗng nghĩ đến chữ đệ huynh bao ngày kết tụ, liền vội kéo Du đến bàn, chấm tay vào ly trà mà viết: “Nghe vợ mà không nghe mẹ, thì mẹ còn. Nghe mẹ mà không nghe vợ, thì vợ mất. Huynh biết giữ thì còn. Không biết giữ thì mất, mà một khi đã mất đi, thì mọi khổ đau sẽ về huynh tất cả.”
Rồi thời gian như nước ròng nước lớn, cứ vậy mà trôi, cho đến một hôm Du bị mẹ đánh đòn, đến bầm dập cả châu thân, nhưng thủy chung vẫn không dám than van lời nào hết cả, rồi đến lúc mẹ hiền đi đánh tiếp, Du mới chạy vào phòng, lôi cuốn Nhật ký ra. Cặm cụi viết: Từ ngày mẹ đắm chìm trong bài bạc đến nay, thường hay lỡ vận, nên mang bực dọc về nhà, đổ vào thân ta, khiến cả tứ chi không có nơi nào lành lặn. Ta nghĩ: ềĐối với công sinh thành dưỡng dục, mà có bị đánh vài chục roi, để mang sự an ổn tâm linh về cho mẹ, thì chuyện đó không có gì ta thán. Đàng này ta chỉ sợ mẹ đánh đập quen tay, rồi hàng xóm chung quanh lại cho rằng mẹ hiền ta hung dữ, thì trước là nghĩ không tốt về mẹ, sau tội nghiệp cho ta, sau nữa chuyện sui gia cũng khó bề xuôi rót…Ừ.
Mấy ngày sau Du lại bị đập, rồi cách ngày lại bị, rồi bị đập mỗi ngày, mà chẳng biết làm sao. Thét rồi cũng phải ghi vào trang giấy: Mẹ là người hiền thục, tận tụy với gia đình. Cho đến ngày cha bị về với tổ tiên, đã xô đẩy mẹ tìm quên nơi máy kéo. Mới đầu thì một đồng, sau tiến đến một trăm, sau nữa cả… phọc-nai mẹ làm bay hết cả. Ta có nói với mẹ rằng: ềBài bạc chỉ xô người ta xuống chớ không kéo người ta lên. Sao mẹ lại rơi xuống lẹ làng mau như thế?Ừ. Mẹ trợn mắt đáp: ềCha đi mang theo tình mẹ, khiến mẹ phải tìm chốn tựa nương. Chớ chẳng phải đắm chìm chi hết cả!Ừ. Ta bỗng dưng nhìn mẹ, thấy sợi tóc mai đã bạc dần theo năm tháng, nên hoảng hốt bảo thầm trong bụng: Tiền bạc là vật ngoại thân. Chỉ có mẫu tử thiêng liêng mới sống còn qua năm tháng. Nay mẹ vì nhớ cha mà sinh ra bài bạc – thì cái bài bạc đó là do sự… thương mến mà ra – thì ta không thể vì một chút ngoại thân mà phá đi tấm chân tình của mẹ.
Mà không biết có phải tổ chỉ đãi người mới vào, hoặc tuổi kỵ với… nhà băng, mà bao tiền của dành cho hậu sự mai sau đều ra đi hết cả, khiến trong lòng bất định, rồi trút xuống thằng con, thành thử Bá Du phải chịu đau ngồi viết tiếp: Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi. Câu ca dao này tuy thiệt ráng tin, nhưng tự thâm sâu vẫn ôm nhiều thắc mắc, là bởi, roi vọt vô tình chơi nhằm chỗ hiểm, thì chẳng những chưa kịp thưởng thức sự thương yêu, lại hóa ra suốt kiếp đeo mang nhiều thương tật. Ta bàng hoàng chợt nghĩ: ề Chớ phải chi mẹ ghét ta một lần, để ta cảm nhận được cái ngọt bùi nó khác lạ làm sao, đặng ở mai sau ta biết đàng giáo dục. Chớ cứ một món mà chơi hoài chơi riết, e hết cuộc đời cũng chẳng hiểu làm sao, là hễ thương con phải tay dần tay đục.Ừ.
Cho đến một hôm, Du bị mẹ đánh đòn. Đánh mõi cả tay mà Du vẫn khóc, khiến bà bực tức không thể nào kềm chế được, liền giận dữ gắt:
- Mỗi khi bị tao đánh, mày khóc. Lúc tao hết đánh, thì mày hết khóc. Nay tao đánh đã mõi tay, cơ hồ không đánh thêm được, mà mày vẫn cứ hu hu, là nghĩa làm sao?
Du nghèn nghẹn đáp:
-Hôm nay mẹ đánh con lâu, sợ hàng xóm biết được, rồi cảnh sát đến nhà, thì xuân này con hưởng tết với ai? Nghĩ thế mà con khóc.
Mẹ của Du cau mặt hét:
- Hàng xóm ở đây còn đánh đập bạo hơn tao. Làm sao tao ngán?
Du vừa khóc vừa đáp:
- Chỉ cần ba số không, là đời mẹ đi vào nơi tăm tối. Con không nỡ nhìn mẹ đi vào nơi tăm tối, nên ôm mặt khóc ròng. Chỉ là sự dạy dỗ ở xứ ni, không nằm nơi cây cối.
Mẹ của Du lặng người đi một chút, rồi khựng người nói:
- Nếu mày sợ tao đi tù, thì phải khóc nhỏ lại. Đàng này mày chẳng những khóc to, mà lại khóc dài, thì còn nói đến mẫu tử thâm sâu làm chi nữa?
Du phủ phục xuống đáp:
- Mỗi khi mẹ đánh, con thấy đau, thì biết mẹ đang còn mạnh khỏe, mới có sức mà phang nhiều như thế, nên dù thân xác có bầm dập, thân thể có xác xơ, vẫn biết được mẹ với con luôn cận kề trong sớm tối, nên con khóc ít là vậy. Còn bây giờ, mẹ đánh đã mõi tay, đến độ không còn đánh được, mà con chẳng thấy đau, thì hiểu rằng sức khỏe của mẹ mỗi ngày hao mỗi ít…
Rồi đưa tay gạt nước mắt mà nói rằng:
- Mẹ yếu thì sinh bịnh. Có bịnh thì phải kiếm đại phu. Đến đại phu thì phải có tiền, nhưng tiền thì mẹ đã đem đi đánh bài hết cả. Nghĩ tới đó nên con không cầm được nước mắt.
Mẹ của Du xẳng giọng đáp:
- Nhà ba mày đã trả xong. Kẹt lắm thì đi cầm. Hà cớ chi mày lại tiếng điều quá như thế?
Rồi liệng cái roi xuống đất, cắp nón ra đi, để lại cho Du một nỗi buồn vô hạn. Du lần đi xuống bếp, lấy muối rịt vào những vết đau, rồi lần đến thư phòng, lôi cuốn sách Tử vi ra mà đọc, những mong tìm được trong đó đôi điều an ủi, thời bất chợt một trang giấy vàng úa rớt ra, khiến Du tò mò mở ra đọc. Viết rằng: ềCha mẹ khi nhìn đứa con của mình, thường đặt vào đó niềm hy vọng, những mong con làm rạng rỡ tổ tiên, hầu được nhiều nơi quý mến. Và như vậy, lúc thì ôn tồn khuyên bảo. Lúc thì xách cây xử phạt. Tựu trung đều muốn cho con nên người hết cả. Nhưng dù cho có là cha mẹ, am hiểu chuyện đời, nhưng cũng lắm khi rơi vào nơi quẩn bách, hoặc hoàn cảnh éo le, nên đối với con cũng đôi khi không kềm chế được. Chung là như vậy, nhưng riêng trong gia đình mình, thì mẹ của con – từ rất nhỏ đã mê Cô Gái Đồ Long – nên ước ao tệ lắm cũng trở thành Chu Chỉ Nhược, thành thử dốc lòng đi học võ. Mới đầu thì đánh bạn học. Sau đánh ghen dùm. Đến khi có chồng thì chỉ biết đánh chồng con, nên cả đời ta phải lặng im để tránh bớt đi làn mưa đạn. Nay hiểu được chuyện này, thì hãy vì lòng hiếu thảo, mà quên đi những trận đòn của mẹ con. Chớ đừng mang lòng oán hận, bởi mẹ con sỡ dĩ ồn ào như vậy, là vì không hoàn thành được tâm nguyện mà raỪ.
Ngoài trời mây đen kéo về, mà mồ hôi Du ướt đầm ra cả áo. Bất chợt nhìn lên giá sách ở thư phòng, Du thấy mấy cuốn Tự học Nội công đang nằm chơi ở đó, bèn lạnh cả sống lưng. Lẩm bẩm mà rằng:
- Ta sống với mẹ đã bao năm, mà tâm ý của người không thấu được, thì còn hiếu để được hay sao?
Mõ Sàigòn
Tha Trước Hưởng Sau
Published May 25th, 2008
(VNC) Ngày nọ, vua Trang Vương nước Sở đang ở hậu cung trò chuyện với ái phi Tiểu Thúy. Chợt ngẩng mặt nói rằng:
- Mưa thuận gió hòa, bá tánh nơi nơi đều tâm thường an lạc, mà ta chẳng được vui, là cớ làm sao?
Tiểu Thúy nhỏ nhẹ đáp:
- Bệ hạ bị tâm bệnh. Chỉ cần hai thang thuốc là bảo đảm ngon cơm. Vui dài trong năm tới.
Trang Vương trố mắt ra nhìn Tiểu Thúy. Sửng sốt nói:
- Ta những tưởng ái khanh chỉ đàn giỏi hát hay. Nay lại hiểu thêm về y thuật. Thiệt khiến cho ta phải nổi lên điều thắc mắc.
Tiểu Thúy nghe vậy, liền tựa mình vào vai của Trang Vương. Thỏ thẻ đáp:
- Thần thiếp một lòng một dạ với bệ hạ, nên thường hay nghĩ rằng: “Mình có gìn giữ sắc đẹp, mà một khi bệ hạ… đi rồi, thì cái đẹp này còn biết tặng cho ai?”, nên hết lòng tìm Y thư mà đọc. Thét rồi hiểu được chút chút là vì duyên cớ đó.
Rồi nắm lấy tay Trang Vương. Tha thiết nói:
- Trăm họ bình yên mà bệ hạ không được vui, là vì cảnh quan chung quanh không có gì thay đổi. Nay phải đổi khoảng trời đi một chút, thì cơn bệnh sẽ lui. Ðó là thang thứ nhất.
Trang Vương lấy làm thú vị, nên miệng nở nụ cười. Khoan khoái nói:
- Còn thang thuốc thứ hai thì sao?
Tiểu Thúy thấy lời mình đã hiệu nghiệm, bèn cảm hứng dạt dào. Lẹ miệng đáp:
- Bệ hạ trong cung chỉ có đi chớ không chạy, nên sự hứng khởi của tuổi thanh niên không có đường phát tác, khiến bắp thịt nhão ra, cơ hồ hết cứng. Nay bệ hạ phải vào rừng săn bắn. Trước là khung trời mở rộng, sau cơ thể bùng lên, sau nữa tâm trí của bệ hạ sẽ được nhiều thanh thoát.
Trang Vương nghe ái phi của mình dâng hai thang thuốc như vậy, bèn cho là phải, nên vào rừng săn bắn, đem về nào là mễn, nai cùng hươu cáo, liền truyền cho Tô Quan là Tổng quản Ngự thiện đến mà nói rằng:
- Một năm trôi qua, triều thần đã vì dân mà lo tròn việc nước, nên ta muốn làm một cái gì đó để tỏ dạ đáp đền. Nay ta giao trách nhiệm này cho ngươi. Quyết không được phút giây nào bê trễ.
Tô Quan vội gập cả người xuống. Lắp bắp thưa:
- Bệ hạ mang về đặc sản của núi rừng. Chưa ăn đã ngon. Nghe bàn đã hứng. Huống chi trong đó lại thấm đượm nghĩa vua tôi, nên chắc chắn sẽ trào tuôn khoan khoái.
Trang Vương gật gù nói:
- Ðược! Ðược! Ngươi cố gắng mần việc này cho xuôi, thì hậu vận công danh sẽ thăng hoài thăng tới.
Tô Quan nghe chính miệng vua nói về phần hậu vận, sáng cả mặt mày, liền chạy ngay về phòng Ngự thiện, tập trung tất cả nội nhân đến mà nói rằng:
- Lâu nay các ngươi chỉ nấu tôm cua bào ngư thịt. Nay đổi món thịt rừng, thì phải hết dạ lưu tâm. Ðổ tràn tâm huyết.
Lúc ấy, có Tương Tế là Thượng nội nhân, vòng tay thưa rằng:
- Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon. Cổ nhân vẫn thường dặn dò ta như thế. Nay Tổng quản cho dọn thịt rừng lên, mà cung nữ ăn mặc thiếu đi phần… hoang dã, thì trước là làm cho món thịt kém ngon, sau khung cảnh cũng chẳng có vẻ núi non gì hết cả. Chẳng uổng lắm ư?
Tô Quan nghe Tế lạm bàn như vậy, mặt liền đực ra. Lo âu nói:
- Vậy để không mất mùi vị của núi rừng, thì phải làm sao?
Tế thấy Tổng quản để ý đến đề nghị của mình, bèn sung sướng đáp:
- Hoa cắm trong bình tuy cao sang, nhưng vĩnh viễn không thể so sánh với hoa ngàn nội cỏ. Vậy trước tiên ta phải tuyển chọn người cao ráo, tóc dài ra vẻ dáng liêu trai, rồi cho ăn mặc theo kiểu người sơn cước. Trước là lo chu toàn phần ẩm thực, sau ban phát nụ cười tươi, thì cho dẫu có lỡ nấu không ngon cũng bình yên qua tuốt.
Tô Quan mặt mày bỗng phừng phừng khí thế. Hấp tấp nói:
- Ăn mặc theo kiểu người sơn cước, là ăn mặc làm sao?
Tương Tế hớn hở đáp:
- Người dân tộc thì nhiều, nhưng cách ăn mặc tựu trung vào bốn chữ: Càng thiếu càng tốt. Chỉ có vậy thôi!
Tô Quan như người chết chìm vớ được cái phao. Cao hứng nói:
- Diệu kế! Diệu kế! Nội nhân từ nào tới giờ chỉ quen làm thịt nhà. Chưa quen làm thịt rừng. Nay được sơn nữ gánh hộ cái thiếu kia, thì mọi ưu tư chẳng còn chi hết cả.
Rồi ra thông cáo miệng tuyển chọn đám… Phà Ca, khiến trong cung bỗng xuất hiện nhiều sinh khí. Kẻ được chọn thì lo phần may mặc, tập luyện đứng đi, thậm chí cái liếc mắt cũng phải giống người sơn cước. Còn kẻ không được chọn thì lại bận rộn với cách bày trí ở hoa viên. Nào thác nào rừng. Nào lan mọc hai bên. Nào đứng ở đâu cho dễ dàng bắt mắt.
Lúc ấy, có Tiểu Thúy là ái phi của Trang Vương bất chợt đi qua, thấy đám nội nhân hớn hở với áo quần mát mẻ, liền lấy làm ngạc nhiên, bèn xoay mặt hỏi tả hữu rằng:
- Không phải tết, cũng không phải sinh nhật của hoàng hậu nương nương, lại càng không phải ngày sinh của hoàng thượng, mà nhộn nhịp kiểu này, là nghĩa làm sao?
Tả hữu vòng tay đáp:
- Hoàng thượng đãi triều thần bằng thịt rừng, mà hễ nói tới rừng thì không thể thiếu Phà Ca, nên nội nhân hớn hở là vì duyên cớ đó.
Tiểu Thúy à to một tiếng, rồi mắt trợn ngược lên, mà bảo thầm trong dạ:
- Ðám nội nhân này đối với ta chẳng có gì xa lạ, nhưng nay phục sức kiểu này, thì sự lôi cuốn đã trào dâng chất ngất, khiến ta không thể bàng quan mà coi được.
Nghĩ vậy, liền chạy vào gặp Tô Quan. Tức tốc nói:
- Ta muốn làm sơn nữ. Mau chuẩn bị cho ta.
Tô Quan mặt cắt không còn hột máu. Thảng thốt thưa:
- Nương nương là ái phi của hoàng thượng. Chớ không phải nội nhân. Sao hạ quan lại có thể chiều theo như thế?
Tiểu Thúy đỏ mặt đáp:
- Muốn còn đầu về nhìn ngắm vợ con, thì nhất nhất phải thi hành cho đúng.
Tô Quan từ ngày đặt chân đến công đường tới giờ, chưa bao giờ đụng phải một trường hợp oái ăm nhiều đến thế, nên nhất thời chưa biết giải quyết làm sao, bỗng đâu nhớ đến lời khuyên của mẹ: « Bớt một chuyện vẫn hơn là nhiều thêm một chuyện.», nên đổi sợ thành vui. Lắp bắp nói:
- Hoàng thượng còn chiều ý của nương nương, thì kẻ nô tài. Lẽ đâu lại dám ngược dòng trôi cho chết!
Rồi mọi chuẩn bị cũng xong, Trang Vương cùng các quan ngồi uống rượu với nhau cho đến trời tối mịt, bất chợt có ngọn gió mạnh thổi qua, khiến đèn nến đều tắt tất cả. Lúc ấy, có một viên quan thừa cơ véo mông của Tiểu Thúy. Tiểu Thúy quay lại, giật đứt giải mũ của vị quan kia, rồi chạy đến tâu với vua rằng:
- Có kẻ véo mông ghẹo thiếp. Thiếp giựt được giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để khám xem ai là người đứt giải mũ, thì kẻ đó chính là người đã ghẹo thiếp.
Trang Vương gạt đi, nói:
- Thôi! Khám xét mà làm gì. Mời người ta đến uống rượu, để người ta say, quên cả lễ phép, lại nỡ nào vì một cái giải mũ mà làm nhục người ta, thì cái lỗi đó mần răng mà rửa được?
Tiểu Thúy thấy giữa đám đông mà vua không nghe mình, bèn tự ái nổi lên. To tiếng nói:
- Ở nhà thì nhờ mẹ. Ra đời thì nhờ vợ. Nay bệ hạ lại bênh đỡ người dưng, thì đừng trách ở mai sau hung nhiều kiết ít.
Trang Vương cười cười đáp:
- Ngồi nhậu với quần thần giữa cảnh thiên nhiên, thêm sơn nữ đàn ca bưng rót, mà không đụng đậy tay chân, thì mới đáng cho Phà Ca xử phạt. Còn đàng này tỏ lộ khí phách của nam nhân, thì sao lại đem chuyện xử xiếc bỏ vào chơi trong đó?
Rồi lập tức ra lệnh rằng:
- Ai uống rượu với quả nhân hôm nay mà không say đến đứt giải mũ, là chưa được vui, nghĩa là chưa hết lòng với quả nhân vậy.
Các quan nghe thế liền ngả ngữa ngả nghiêng, rồi len lén đưa tay mà giựt đứt giải mũ, khiến buổi tiệc hôm ấy được vui, ngon lành tới bến.
Hai năm sau nước Sở đánh nhau với nước Tấn. Ðánh nhau năm trận, mà trận nào cũng thấy một viên quan võ liều sống liều chết đánh rất hăng, khiến quân Tấn phải lui, và quân Sở được. Trang Vương lấy làm lạ, bèn cho đòi vị võ quan ấy đến mà nói rằng :
- Quả nhân đãi nhà ngươi cũng như mọi người khác. Có công thì thưởng, có lỗi thì phạt, và trong khi mọi người chỉ đứng xa xa mà hét. Ngươi lại tuyến đầu hết sức chịu chơi, khiến sĩ tốt nức lòng mà đánh giặc, là cớ làm sao?
Viên quan thưa rằng :
- Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến cho bệ hạ đã lâu, nhưng đợi hoài chẳng thấy nước nào mang quân tới đánh. Nay may gặp cảnh này, nên hết dạ chơi luôn. Chớ thực tâm chẳng có gì hết cả.
Trang Vương ngạc nhiên đến cùng cực. Trố mắt nói:
- Ngươi không cầu danh lợi, cũng không vì chữ hiếu mà giữ lại sinh mạng của mình, càng không vì tơ duyên mà tránh xa làn tên mũi giáo. Ta hỏi ngươi: Hà cớ chi ngươi lại xả thân vì ta như thế?
Lúc ấy, viên quan mới ngập ngừng thưa rằng:
- Thần là Tưởng Hùng. Lúc trước được hoàng thượng đãi tiệc. Trong cơn say giữa đất trời, đã vô ý để sơn nữ giựt đi giải mũ. Ðó là lỗi của thần. Hoàng thượng chẳng những không trách phạt, mà còn bao dung cho lầm lỡ của thần. Ân đức ấy khiến hạ thần phải tìm cách báo đáp.
Trang Vương nghe thế, liền lẩm bẩm nói :
- Kinh nghiệm dạy rằng: Thấy chuyện bất bình mà… tha, thì tương lai sự nghiệp sẽ bốc lên như diều ôm gió.
Mõ Sàigò
Kiều Phải Sống!
Published May 25th, 2008
(VNC) Trong tuần qua, Bồ Đào tôi nhận được bài luận văn của một học sinh tại một trường trung học ở Việt Nam do huynh trưởng Paul Tuân sao lục từ Internet và gửi qua điện thư. Đậy là bài “kiểm tra kiến thức văn học” cuối năm với đề tài “Bằng kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế, em hãy phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều và liên hệ với hoàn cảnh hiện đại”. Trong điện thư, huynh trưởng cũng hỏi Bồ Đào tôi cho em học sinh này bao nhiêu điểm. Có vẻ như huynh truởng rất “ấn tượng” với kiến thức và lập luận của em học sinh.
Bài kiểm tra của em học sinh mang tựa đề “Kiều Phải Sống!” và có nguyên văn như sau:
“Nguyễn Du là một đại văn hào của đất nước, và tác phẩm Kiều là một kiệt tác bất hủ của văn học Việt Nam đã liên tục nhiều thế kỷ lọt vào top ten những tiểu thuyết được yêu thích nhất trong tuần của MTV. Chỉ tính riêng trong tháng mười một, nhân vật Kiều cũng như Sở Khanh đã được lên trang bìa và trang giữa của nhiều báo với số lượng hơn hẳn các diễn viên Hàn Quốc trong phim “Anh em nhà bác sỹ.” Hằng ngày hiện nay Kim Trong, Mã Giám Sinh, Từ Hải và Thúy Vân… đều dành hết thời gian trả lời thư ái mộ của bạn đọc mà cũng không đủ. Riêng các áo in hình Vương ông và Hoạn thư trong dịp Noel vừa qua đã bán được với số lượng kỷ lục với giá rất nhiều dollars, có khuyến mãi cho người mua số lượng lớn.
Bản thân em rất quý mến Kiều vì cô ấy dễ thương, sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống gặp nhiều éo le, trắc trở, nhưng Kiều vẫn phấn đấu vươn lên. Chỉ tiếc khi Kiều bán mình chuộc cha không chịu coi kỹ giá cả, đúng vào lúc thị trường nhiều biến động nên bị lừa đảo, tư thương ép giá quá trời.
Riêng về vấn đề Kiều nhảy xuống sống tìm đường tự vẫn thì đó là một hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ và cũng chứng tỏ thời kỳ này còn lạc hậu về kỹ thuật, không có nhiều phương án để chọn như chọn số điện thoại di động trong đợt giảm giá vừa qua. Với kinh nghiệm thực tế của em, vào lúc này nếu có xảy ra chuyện gì thì Kiều vẫn phải sống bởi các lý do chủ quan và khách quan như sau:
1- Nhảy xuống sông thì hiện nay nước ngập, lòng đường hoặc vỉa hè sau cơn mưa cũng có thể thành sông, nhưng độ sâu rất thất thường, Kiều mà không biết chỗ (mà làm gì có ai biết) nhảy bừa vào chỗ cạn thì có thể sứt trán hoặc trầy đầu gối chứ chết đuối là rất khó khăn.
2- Tất nhiên là Kiều có thể nhảy lầu. Nhưng hiện nay dưới các lầu đều có dây điện thoại hoặc dây phơi quần áo chằng chịt. Kiều gieo mình xuống mắc vào những sợi dây này sẽ bị phơi nắng, dẫn tới việc phải mua kem dưỡng da chứ không thể chết được. Đã có trường hợp nhảy lầu mười ngày sau mới tới đất.
3- Sau đó Kiều có thể chọn cách lao vào ô tô đang chạy. Cách này có lợi là có thể bẹp dí như bánh tráng trong thời hạn rất nhanh, không sợ bị cứu chữa ngoài ý muốn, và hình như Kiều đã áp dụng thí điểm ở một số ngã tư. Nhưng ôi chao, Kiều cứ thử chỗ nào thì chỗ ấy lại kẹt xe cả ngày trời.
4- Có cách tự vẫn hiện đại nhất là cho điện giật, nhưng Kiều bị lừa đảo đúng vào mùa khô, mực nước sông đều cạn kiệt ngoài dự đoán của Sở Điện lực nên Kiều cứ dùng dây điện châm vào người mấy lần mà điện vẫn bị cúp hoặc tệ hơn nữa, điện yếu khiến Kiều bị giật tê tê chứ toàn thân vẫn nguyên vẹn “rõ ràng trong ngọc trắng ngà”.
5- Cuối cùng, Kiều áp dụng phương pháp phổ biến và rẻ tiền nhất là uống thuốc trừ sâu. Nhưng số Kiều quả là lận đận, nàng đã cẩn thận uống đến mười chai mà vẫn phây phây tăng trọng lượng. Về sau mới biết đó là loại thuốc trừ sâu dởm pha bằng nước đường.
Kết luận là trong bất kỳ hoàn cảnh nào em thấy Kiều cũng cần phải sống. Sống để nhìn thẳng vào sự thật, để lạc quan yêu đời và để xem cho hết các bộ phim nhiều tập rất hay đang được chiếu trên tivi. Kiều cũng cần bắt chước Củng Lợi, phải sống, phải sống và phải sống!”
***
Sau đây là điện thư Bồ Đào tôi trả lời huynh trưởng Paul Tuân:
Paul Tuân huynh đài nhã giám,
Nếu là thầy giáo em này, đệ nhất định phải cho em 100 điểm cộng thêm năm điểm thưởng (bonus) nữa. Em đã sử dụng chủ nghĩa duy vật Mác Lê như một sợi chỉ đỏ xuyên su ốt toàn bộ Truyện Kiều, rồi phân tích đề tài một cách logic, có hệ thống và biện chứng:
Rằng: Hay thì thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
Tuy nhiên, theo đệ, em học sinh đã quên đề cập đến một biến cố trọng đại trong đời Kiều. Ấy là chuyện nàng từng bị bán sang Đài Loan, Tân Gia Ba, Trung Quốc, rồi Hàn Quốc; tiếng là làm vợ ngoại nhân nhưng trong thực tế, chỉ là nô lệ tình dục. Chuyện này đã được cụ Nguyễn Du ghi rõ trong tác phẩm:
Thoắt buôn về thoắt bán đi,
Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi!
Tại những nơi này, chốc chốc nàng lại phải cắn răng mà chịu đựng:
Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương.
Là nô lệ tình dục, Kiều phải làm việc nhiều lắm, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ”. Nói nôm na là nàng bị chúng xoay, chúng vần đến nơi đến chốn:
Hồng quân với khách hồng quần,
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha.
Đau đớn, khổ não, và tủi nhục quá, đã vài lần Kiều đi trốn nhưng đều bị bắt lại. Mỗi lần như vậy, chúng đánh nàng thừa sống thiếu chết.
Có khi chúng dùng tay chân mà đấm đá:
Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra,
Đang tay vùi liễu, dập hoa tơi bời.
Có khi chúng lấy gậy mà quật:
Trúc côn ra sức đập vào,
Thịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh.
Tuy nhiên, may mắn thay, Kiều không đến nỗi b ị tử vong như cô dâu Trần Thị Thu An, quê ở Cần Thơ, bị chồng Hàn Quốc đánh chết tại Daegu, gần thủ đô Hán Thành, ngày 25 tháng 4 năm 2007 vừa qua.
Khi thương tich chưa lành hẳn, Kiều lại bị chúng xoay, chúng vần. Chẳng bao lâu, nàng bị nhiễm bệnh SIDA, tức bệnh AIDS, coi như hết thuốc chữa:
Bấy chầy gió táp mưa sa,
Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn.
Còn chi là cái hồng nhan,
Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào?
Đến lúc ấy, chúng mới buông tha cho Kiều. Không một đồng dính túi, nàng phải làm “ô sin” cả năm trời tại xứ người để lấy tiền mua vé tầu bay trở về quê quán. Cụ Nguyễn Du đã thuật lại hoàn cảnh “ô sin” của Kiều qua những câu như “ra vào theo lũ thanh y, dãi dầu tóc rối da chì quản bao” và “sớm khuya khăn mặt lược đầu, phận con hầu giữ con hầu dám sai.”
Khi về đến quê nhà, vì không có hộ khẩu, Kiều bị các quan chức địa phương hạch sách để vòi tiền. Điều này cũng được cụ Nguyễn Du ghi rõ trong truyện:
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Ôi thôi, đến nỗi này thi sống làm chi nữa, tự tử quách cho xong một đời, Kiều đã nhủ với lòng như thế:
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông!
Viết đến đây, em học sinh mới nên kể đến chuyện Kiều nghĩ cách tự tử sao cho hiệu quả như đã trình bầy trong bài luận kiểm tra “Kiều Phải Sống” đăng ở trên. Tự tử mãi mà không chết vì đảng đã bố trí sẵn hồ cạn trên đường phố, dây điện chằng chịt ngang trời, xe cộ kẹt suốt ngày, điện lực thì bữa đực bữa cái, còn thuốc trừ sâu thì mười lọ đến chín rưỡi là thuốc rởm.
Cuối cùng, sau khi khẳng định Kiều cần phải sống, phải sống, và phải sống, em học sinh có thể chấm dứt bài bằng hai câu dưới đây để nội dung bài thêm phần “ấn tượng”:
Số còn nặng nghiệp má đào,
Người dù muốn quyết… Đảng nào đã cho!!!
Khi đọc hai câu trên, ắt hẳn các cụ tự nhận thông thạo Truyện Kiều sẽ nhăn mặt mà rằng “nói bậy, nguyên văn câu này là ‘người dù muốn quyết Trời nào đã cho’ chứ làm gì có Đảng vào đây.” Các cụ nói thế là chỉ biết một chứ không biết hai. Kể từ ngày xô cả nuớc tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa, các bậc đỉnh cao trí tuệ đã dõng dạc tuyên bố:
Lão Trời hãy xích một bên,
Đảng nay nhất trí đứng lên làm Trời!
Vì thế, tại Việt Nam hiện nay, người dân phải hiểu Đảng Là Trời và Trời là Đảng mới gọi là giác ngộ Mác-Lê chủ nghĩa. Cụ Nguyễn Du có sống lại cũng phải s ửa thơ như trên mà thôi.
Ôi, phải chi em học sinh, tác giả bài kiểm tra, viết rõ ràng về đời Kiều như thế! Dù vậy, thưa Paul Tuân huynh truởng, đệ vẫn nhất quyết cho em 105 điểm. Hiểu tâm lý Kiều nh ư đã viết trong bà i, mấy ai bằng được em.
Và hiểu Kiều như thế, nhất định em phải là phái nữ. Phải chăng em đã mơ hồ thấy mình đang bước vào con đường định mệnh của Kiều thuở truớc, như hàng trăm ngàn chị em hiện s ống ở Đài Loan, Tân Gia Ba, Trung Quốc, và Hàn Quốc:
 u đành quả kiếp nhân duyên,
Cũng người một hội một thuyền đâu xa!
và:
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạ c mệnh cũng là lời chung.
Cuối cùng, hiểu Kiều đến thế thì chắc chắn em học sinh ấy phải đẹp như Kiều.
Paul Tuân huynh truởng ơi, đệ nhất quyết rồi đấy. Đệ mong huynh cho đệ “giật nóng” tạm vài cây (vàng) để về Việt Nam nhờ mai mối nạp sính lễ hỏi cưới em tác giả bài kiểm tra. Gớm, chắc huynh đang cau mày mà mắng đệ rằng nó còn là học sinh, dính vào vị thành niên thì chỉ có tù mọt gông. Huynh nói thế là huynh còn ngây thơ lắm. Sống trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có tiền mua tiên cũng được, huống hồ là mua mấy em gái nhỏ. Chẳng tin huynh cứ hỏi các quan chức lãnh đạo nhà nước là biết liền. Quan nào mà chẳng có ít ra là một em hộ lý. Lắm quan lại có thói quen cứ gặp hên thì mua (trinh) các em để ăn mừng, còn gặp xui thì cũng mua (trinh) các em để xả.
Chắc huynh trưởng còn nhớ, khi thuật chuyện người ta mua đứt Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết: “cò kè bớt một thêm hai, giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.” Ấy là cụ nói khoác để giữ thể diện dân tộc. Thật ra, giá Kiều thời xã hội chủ nghĩa chỉ vài cây là cùng. Rẻ lắm huynh ạ!
Vậng, đệ nhất quyết rồi đấy:
Định ngày nạp thái vu quy
Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong!
It ra là về với đệ, đời em vị thành niên ấy còn may mắn hơn Kiều rất nhiều. Đệ vốn bản chất tao nhã, có mua em cũng chỉ để cùng em vui thú cầm kỳ thi tửu: “khi gió gác khi trăng sân, bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ, khi hương sớm khi trà trưa, bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn”, chứ chẳng thuộc hạng d â m ô và thô lỗ như những đứa Đài Loan, Tân Gia Ba, Trung Quốc, Hàn Quốc chuyên sang nuớc ta lùng mua phụ nữ (còn trinh) đâu.
Bán mình cho lũ ngoại nhân ấy không những chỉ khổ đến thân mà còn nhục quốc thể lắm huynh ạ. Chẳng hiểu tại sao đảng ta đỉnh cao trí tuệ như thế mà lại khuyến khích trò này? Ngay cả đại vương Nguyễn Minh Triết, khi sang bệ kiến hoàng đế Bút vào tháng 6 năm nay, đã công khai dụ dỗ các doanh gia xứ Cờ Hoa rằng con gái Việt Nam đẹp lắm, hấp dẫn lắm (mại vô, mại vô!!!).
Có dư luận cho rằng những phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan, Tân Gia Ba, Trung Quốc, và Hàn Quốc đều là những người vô sản chuy ên chính, thành phần cốt cán của xã hội chủ nghĩa, nên được Đảng và nhà nước bố trí cho kết hôn với ngoại nhân. Khi theo chồng về nước, những cốt cán này sẽ bắt rễ, xâu chuỗi giới vô sản ở xứ người để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng tiến lên thế giới đại đồng mà đảng ta sẽ phát động trong tương lai. Ôi, chẳng biết đâu mà lần!
Paul Tuân huynh ơi, huynh mà không cho đệ giật nóng vài cây là có khi chúng ta sẽ phải ân hận “xót nàng chút phận thuyền quyên, cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn” đấy. Vì an nguy của đời nàng và vì sĩ diện của dân tộc, xin huynh đồng ý, nhé huynh!!!
Bồ Đào Công Tử
(Trích Báo Ngày Nay, số phát hành ngày 15 tháng 10 năm 2007)
Giấy Chứng Nhận “Người”
Published May 25th, 2008
(VNC) Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách:
- Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
- Anh là người tàn tật?
- Vâng, tôi là người tàn tật.
- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
- Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.
Cô soát vé cười gằn:
- Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên – Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật,” có đóng con dấu của Hội người tàn tật !
Với khuôn mặt như quả dưa đắng, người đàn ông đứng tuổi cố giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi tai nạn xảy ra ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…
Trưởng tàu nghe chuyện, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật…
Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời là anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cũng cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
- Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười. Đó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn trân trân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.
http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=19094
Trần Văn Giang [Sưu tầm]

No comments:

Post a Comment