Sunday, January 23, 2011

Jawaharlal Nehru -Hẹn hò với định mệnh

Tryst with destiny

Jawaharlal Nehru


Long years ago we made a tryst with destiny, and now the time comes when we shall redeem our pledge, not wholly or in full measure, but very substantially. At the stroke of the midnight hour, when the world sleeps, India will awake to life and freedom. A moment comes, which comes but rarely in history, when we step out from the old to the new, when an age ends, and when the soul of a nation, long supressed, finds utterance. It is fitting that at this solemn moment we take the pledge of dedication to the service of Inida and her people and to the still larger cause of humanity.

At the dawn of history India started on her unending quest, and trackless centuries are filled with her striving and the grandeur of her success and her failures. Through good and ill fortune alike she has never lost sight of that quest or forgotten the ideals which gave her strength. We end today a period of ill fortune and India discovers herself again. The achievement we celebrate today is but a step, an opening of opportunity, to the greater triumphs and achievements that await us. Are we brave enough and wise enough to grasp this opportunity and accept the challenge of the future?

Freedom and power bring responsibility. The responsibility rests upon this Assembly, a sovereign body representing the sovereign people of India. Before the birth of freedom we have endured all the pains of labour and our hearts are heavy with the memory of this sorrow. Some of those pains continue even now. Nevertheless, the past is over and it is the future that beckons to us now.

That future is not one of ease or resting but of incessant striving so that we may fulfil the pledges we have so often taken and the one we shall take today. The service of India means the service of the millions who suffer. It means the ending of poverty and ignorance and disease and inequality of opportunity. The ambition of the greatest man of our generation has been to wipe every tear from every eye. That may be beyond us, but as long as there are tears and suffering, so long our work will not be over.

And so we have to labour and to work, and work hard, to give reality to our dreams. Those dreams are for India, but they are also for the world, for all the nations and peoples are too closely knit together today for any one of them to imagine that it can live apart Peace has been said to be indivisible; so is freedom, so is prosperity now, and so also is disaster in this One World that can no longer be split into isolated fragments.

To the people of India, whose representatives we are, we make an appeal to join us with faith and confidence in this great adventure. This is no time for petty and destructive criticism, no time for ill-will or blaming others. We have to build the noble mansion of free India where all her children may dwell.

The appointed day has come-the day appointed by destiny-and India stands forth again, after long slumber and struggle, awake, vital, free and independent. The past clings on to us still in some measure and we have to do much before we redeem the pledges we have so often taken. Yet the turning-point is past, and history begins anew for us, the history which we shall live and act and others will write about.

It is a fateful moment for us in India, for all Asia and for the world. A new star rises, the star of freedom in the East, a new hope comes into being, a vision long cherished materializes. May the star never set and that hope never be betrayed!

We rejoice in that freedom, even though clouds surround us, and many of our people are sorrowstricken and difficult problems encompass us. But freedom brings responsibilities and burdens and we have to face them in the spirit of a free and disciplined people.

On this day our first thoughts go to the architect of this freedom, the Father of our Nation [Gandhi], who, embodying the old spirit of India, held aloft the torch of freedom and lighted up the darkness that surrounded us. We have often been unworthy followers of his and have strayed from his message, but not only we but succeeding generations will remember this message and bear the imprint in their hearts of this great son of India, magnificent in his faith and strength and courage and humility. We shall never allow that torch of freedom to be blown out, however high the wind or stormy the tempest.

Our next thoughts must be of the unknown volunteers and soldiers of freedom who, without praise or reward, have served India even unto death.

We think also of our brothers and sisters who have been cut off from us by political boundaries and who unhappily cannot share at present in the freedom that has come. They are of us and will remain of us whatever may happen, and we shall be sharers in their good and ill fortune alike.

The future beckons to us. Whither do we go and what shall be our endeavour? To bring freedom and opportunity to the common man, to the peasants and workers of India; to fight and end poverty and ignorance and disease; to build up a prosperous, democratic and progressive nation, and to create social, economic and political institutions which will ensure justice and fullness of life to every man and woman.

We have hard work ahead. There is no resting for any one of us till we redeem our pledge in full, till we make all the people of India what destiny intended them to be. We are citizens of a great country on the verge of bold advance, and we have to live up to that high standard. All of us, to whatever religion we may belong, are equally the children of India with equal rights, privileges and obligations. We cannot encourage communalism or narrow-mindedness, for no nation can be great whose people are narrow in thought or in action.

To the nations and peoples of the world we send greetings and pledge ourselves to cooperate with them in furthering peace, freedom and democracy.

And to India, our much-loved motherland, the ancient, the eternal and the ever-new, we pay our reverent homage and we bind ourselves afresh to her service.




Hẹn hò với định mệnh

Jawaharlal Nehru


Từ nhiều năm qua, chúng ta đã hẹn hò với định mệnh, và nay là lúc chúng ta thực hiện lời hứa của mình cách đầy đủ và trọn vẹn. Ngay vào thời khắc nửa đêm, khi cả thế giới đang chìm trong giấc ngủ, đất nước Ấn Độ sẽ tỉnh giấc để được sống và được hưởng tự do. Thời khắc lịch sử đang đến, khi chúng ta giã từ quá khứ để tiến tới tương lai, khi chúng ta chứng kiến sự tận chung của một thời kỳ đen tối, và khi hồn thiêng của dân tộc, từ lâu bị kiềm chế trong áp bức, bắt đầu lên tiếng. Trong thời khắc thiêng liêng này, chúng ta hứa nguyện hiến dâng đời mình để xây dựng đất nước và phục vụ đồng bào, và ở mức độ rộng lớn hơn, phục vụ nhân loại.

Từ những ngày khởi đầu của lịch sử, Ấn Độ vẫn không ngừng ấp ủ khát vọng. Nhiều thế kỷ trôi qua đã chứng kiến cuộc đấu tranh của dân tộc này với những thăng trầm của thành công và thất bại. Qua nhiều năm vận nước nổi trôi, Ấn Độ chưa bao giờ ngừng khát vọng, cũng không hề lãng quên những lý tưởng đã từng tiếp thêm sức mạnh cho mình. Hôm nay, chúng ta cùng chứng kiến sự kết thúc của một giai đoạn bất hạnh trong lịch sử, để Ấn Độ có thể tự khám phá chính mình. Những thành tựu chúng ta đạt được cho đến ngày nay chỉ là bước khởi đầu, chỉ là cơ hội dẫn chúng ta đến những thành quả lớn hơn. Liệu chúng ta có đủ khôn ngoan và dũng cảm để nắm bắt cơ hội và chấp nhận những thách thức của tương lai?

Tự do và quyền lực luôn đi kèm với trách nhiệm. Trách nhiệm đang đặt trên vai Quốc hội Lập hiến, là thiết chế quyền lực tối cao đại diện cho quyền tự chủ của nhân dân Ấn Độ. Trước khi được tự do, chúng ta đã chịu đựng nhiều đau khổ của kiếp lao dịch, đến nay trong lòng chúng ta vẫn còn vương vấn những phiền muộn về những ký ức đau buồn này. Tuy nhiên, quá khứ đã khép lại và tương lai đang vẫy gọi.

Tương lai không phải là sự nhàn nhã, nhưng là một cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ, hầu cho chúng ta có thể làm trọn những lời hứa. Xây dựng đất nước Ấn có nghĩa là phục vụ hàng triệu người đã từng chịu đựng nhiều đau khổ, có nghĩa là chúng ta phải chấm dứt sự nghèo đói, ngu dốt, bệnh tật và bất công. Ước vọng của con người vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta là lau khô nước mắt trên mặt mọi người. Có thể ước vọng ấy vượt quá khả năng của chúng ta, nhưng khi còn nước mắt và khổ đau thì chúng ta còn tiếp tục gánh vác sứ mạng cao cả này.

Do đó, chúng ta cần bắt tay làm việc, và làm việc cật lực để có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Những giấc mơ cho Ấn Độ, và những giấc mơ cho thế giới, cho mọi quốc gia, cho mọi dân tộc. Các dân tộc đang sống gần kề nhau đến nỗi không ai có thể tách rời ra để sống một mình. Người ta nói rằng hòa bình không thể bị chia cắt; cũng giống như thế đối với tự do, phồn vinh và thảm họa trên thế giới duy nhất này. Ngày nay, thế giới không còn có thể bị chia cắt thành nhiều mảnh riêng lẻ.

Trước sự hiện diện của các đại biểu của nhân dân Ấn, tôi kêu gọi toàn dân hợp sức trong niềm tin và đồng lòng tin tưởng vào một tương lai vĩ đại. Nay không phải là lúc để phê phán, cũng không phải là lúc để kết án lẫn nhau. Song, chúng ta phải chung tay xây dựng ngôi nhà hạnh phúc cho đất nước Ấn Độ tự do, để con cháu chúng ta cùng nhau mà vui sống.

Thời khắc định mệnh đã đến, nay Ấn Độ lại đứng lên sau một giấc ngủ dài, đã bừng tỉnh để trở nên sống động, tự do và độc lập. Dù vậy, quá khứ đau thương vẫn còn để lại một vài di chứng, và chúng ta còn phải tích cực làm việc để có thể hoàn thành những lời hứa. Chúng ta đã bước qua ngả rẽ để viết nên những trang sử mới. Ngày nay chúng ta sống và hành động để làm nên lịch sử, để rồi ngày mai sẽ có những trang sử viết về chúng ta.

Đây là thời khắc định mệnh cho Ấn Độ, cho châu Á, và cho thế giới. Một ngôi sao mới vừa mọc lên, ngôi sao tự do bắt đầu tỏa sáng ở phương Đông, một niềm hi vọng mới vừa chào đời, một khát vọng được ấp ủ từ lâu đang trở thành hiện thực. Nguyện ngôi sao sáng sẽ không bao giờ lụi tàn, và niềm hi vọng mới sẽ không bao giờ bị phản bội!

Dù chung quanh ta vẫn còn nhiều đau khổ, dù vẫn đối diện với nhiều khó khăn, lòng chúng ta đang vui thỏa vì được hưởng sự tự do. Nhưng hãy nhớ rằng tự do luôn mang theo mình trách nhiệm và gánh nặng. Chúng ta phải đối diện với chúng trong tinh thần của một dân tộc tự do và kỷ luật...

Tương lai đang vẫy gọi. Song chúng ta cần biết phải làm gì? Ấy là mang tự do và cơ hội đồng đều đến cho mọi người, cho người nông dân và công nhân trên khắp nước; ấy là đấu tranh để chấm dứt sự nghèo đói, ngu dốt và bệnh tật; ấy là kiến tạo một đất nước phồn vinh, dân chủ và tiến bộ; ấy là xây dựng những thiết chế chính trị, kinh tế và xã hội nhằm bảo đảm sự công bằng và hạnh phúc cho mọi người dân.

Có nhiều khó khăn đang chờ đợi chúng ta. Sẽ không ai được ngơi nghỉ cho đến khi chúng ta làm trọn những điều hứa nguyện, cho đến khi mọi người dân Ấn được hưởng những điều tốt lành mà định mệnh đã dành cho họ. Chúng ta là công dân của một đất nước vĩ đại, đất nước này đang chấp nhận những bước đi táo bạo để tiến lên phía trước, và chúng ta phải đáp ứng những chuẩn mực cao cả ấy. Tất cả chúng ta, không phân biệt niềm tin tôn giáo, đều là những đứa con bình đẳng của Ấn Độ với lợi ích, quyền và nghĩa vụ như nhau. Song chúng ta không khuyến khích chủ trương cào bằng hoặc đầu óc hẹp hòi, bởi vì không có dân tộc nào trở nên vĩ đại khi dân chúng hẹp hòi trong tư duy và hành động.



Hẹn hò với Định mệnh là bài diễn văn nổi tiếng của Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập. Nehru đọc bài diễn từ này trước Quốc hội Lập hiến Ấn Độ, ngay trước ngày lễ Độc lập, khoảng gần nửa đêm ngày 14 tháng 8 năm 1947. Bài diễn văn tập chú vào những khía cạnh có thể làm thay đổi dòng lịch sử nước Ấn. Ngày nay, “Hẹn hò với Định mệnh” được xem là đỉnh cao của thuật hùng biện vì bài diễn văn đã nắm bắt được thần khí của thời khắc vẻ vang, đỉnh cao của cuộc đấu tranh kéo dài hàng trăm năm chống lại sự cai trị của Đế chế Anh tại Ấn Độ.

No comments:

Post a Comment