Sunday, January 23, 2011

MARTIN LUTHER KING SPEECHES

The I Have a Dream Speech

________________________________________
In 1950's America, the equality of man envisioned by the Declaration of Independence was far from a reality. People of color — blacks, Hispanics, Asians — were discriminated against in many ways, both overt and covert. The 1950's were a turbulent time in America, when racial barriers began to come down due to Supreme Court decisions, like Brown v. Board of Education; and due to an increase in the activism of blacks, fighting for equal rights.
Martin Luther King, Jr., a Baptist minister, was a driving force in the push for racial equality in the 1950's and the 1960's. In 1963, King and his staff focused on Birmingham, Alabama. They marched and protested non-violently, raising the ire of local officials who sicced water cannon and police dogs on the marchers, whose ranks included teenagers and children. The bad publicity and break-down of business forced the white leaders of Birmingham to concede to some anti-segregation demands.
Thrust into the national spotlight in Birmingham, where he was arrested and jailed, King helped organize a massive march on Washington, DC, on August 28, 1963. His partners in the March on Washington for Jobs and Freedom included other religious leaders, labor leaders, and black organizers. The assembled masses marched down the Washington Mall from the Washington Monument to the Lincoln Memorial, heard songs from Bob Dylan and Joan Baez, and heard speeches by actor Charlton Heston, NAACP president Roy Wilkins, and future U.S. Representative from Georgia John Lewis.
King's appearance was the last of the event; the closing speech was carried live on major television networks. On the steps of the Lincoln Memorial, King evoked the name of Lincoln in his "I Have a Dream" speech, which is credited with mobilizing supporters of desegregation and prompted the 1964 Civil Rights Act. The next year, King was awarded the Nobel Peace Prize.
The following is the exact text of the spoken speech, transcribed from recordings.


MARTIN LUTHER KING SPEECHES
I Have a Dream Speech
Martin Luther King's Address at March on Washington
August 28, 1963. Washington, D.C.
Listen to the Full I Have a Dream Speech:
I am happy to join with you today in what will go down in history as the greatest demonstration for freedom in the history of our nation. [Applause]
Five score years ago, a great American, in whose symbolic shadow we stand signed the Emancipation Proclamation. This momentous decree came as a great beacon light of hope to millions of Negro slaves who had been seared in the flames of withering injustice. It came as a joyous daybreak to end the long night of captivity.
But one hundred years later, we must face the tragic fact that the Negro is still not free. One hundred years later, the life of the Negro is still sadly crippled by the manacles of segregation and the chains of discrimination. One hundred years later, the Negro lives on a lonely island of poverty in the midst of a vast ocean of material prosperity. One hundred years later, the Negro is still languishing in the corners of American society and finds himself an exile in his own land. So we have come here today to dramatize an appalling condition.
In a sense we have come to our nation's capital to cash a check. When the architects of our republic wrote the magnificent words of the Constitution and the declaration of Independence, they were signing a promissory note to which every American was to fall heir. This note was a promise that all men would be guaranteed the inalienable rights of life, liberty, and the pursuit of happiness.
It is obvious today that America has defaulted on this promissory note insofar as her citizens of color are concerned. Instead of honoring this sacred obligation, America has given the Negro people a bad check which has come back marked "insufficient funds." But we refuse to believe that the bank of justice is bankrupt. We refuse to believe that there are insufficient funds in the great vaults of opportunity of this nation. So we have come to cash this check -- a check that will give us upon demand the riches of freedom and the security of justice. We have also come to this hallowed spot to remind America of the fierce urgency of now. This is no time to engage in the luxury of cooling off or to take the tranquilizing drug of gradualism. Now is the time to rise from the dark and desolate valley of segregation to the sunlit path of racial justice. Now is the time to open the doors of opportunity to all of God's children. Now is the time to lift our nation from the quicksands of racial injustice to the solid rock of brotherhood.
It would be fatal for the nation to overlook the urgency of the moment and to underestimate the determination of the Negro. This sweltering summer of the Negro's legitimate discontent will not pass until there is an invigorating autumn of freedom and equality. Nineteen sixty-three is not an end, but a beginning. Those who hope that the Negro needed to blow off steam and will now be content will have a rude awakening if the nation returns to business as usual. There will be neither rest nor tranquility in America until the Negro is granted his citizenship rights. The whirlwinds of revolt will continue to shake the foundations of our nation until the bright day of justice emerges.
But there is something that I must say to my people who stand on the warm threshold which leads into the palace of justice. In the process of gaining our rightful place we must not be guilty of wrongful deeds. Let us not seek to satisfy our thirst for freedom by drinking from the cup of bitterness and hatred.
We must forever conduct our struggle on the high plane of dignity and discipline. We must not allow our creative protest to degenerate into physical violence. Again and again we must rise to the majestic heights of meeting physical force with soul force. The marvelous new militancy which has engulfed the Negro community must not lead us to distrust of all white people, for many of our white brothers, as evidenced by their presence here today, have come to realize that their destiny is tied up with our destiny and their freedom is inextricably bound to our freedom. We cannot walk alone.
And as we walk, we must make the pledge that we shall march ahead. We cannot turn back. There are those who are asking the devotees of civil rights, "When will you be satisfied?" We can never be satisfied as long as our bodies, heavy with the fatigue of travel, cannot gain lodging in the motels of the highways and the hotels of the cities. We cannot be satisfied as long as the Negro's basic mobility is from a smaller ghetto to a larger one. We can never be satisfied as long as a Negro in Mississippi cannot vote and a Negro in New York believes he has nothing for which to vote. No, no, we are not satisfied, and we will not be satisfied until justice rolls down like waters and righteousness like a mighty stream.
I am not unmindful that some of you have come here out of great trials and tribulations. Some of you have come fresh from narrow cells. Some of you have come from areas where your quest for freedom left you battered by the storms of persecution and staggered by the winds of police brutality. You have been the veterans of creative suffering. Continue to work with the faith that unearned suffering is redemptive.
Go back to Mississippi, go back to Alabama, go back to Georgia, go back to Louisiana, go back to the slums and ghettos of our northern cities, knowing that somehow this situation can and will be changed. Let us not wallow in the valley of despair.
I say to you today, my friends, that in spite of the difficulties and frustrations of the moment, I still have a dream. It is a dream deeply rooted in the American dream.
I have a dream that one day this nation will rise up and live out the true meaning of its creed: "We hold these truths to be self-evident: that all men are created equal."
I have a dream that one day on the red hills of Georgia the sons of former slaves and the sons of former slave owners will be able to sit down together at a table of brotherhood.
I have a dream that one day even the state of Mississippi, a desert state, sweltering with the heat of injustice and oppression, will be transformed into an oasis of freedom and justice.
I have a dream that my four children will one day live in a nation where they will not be judged by the color of their skin but by the content of their character.
I have a dream today.
I have a dream that one day the state of Alabama, whose governor's lips are presently dripping with the words of interposition and nullification, will be transformed into a situation where little black boys and black girls will be able to join hands with little white boys and white girls and walk together as sisters and brothers.
I have a dream today.
I have a dream that one day every valley shall be exalted, every hill and mountain shall be made low, the rough places will be made plain, and the crooked places will be made straight, and the glory of the Lord shall be revealed, and all flesh shall see it together.
This is our hope. This is the faith with which I return to the South. With this faith we will be able to hew out of the mountain of despair a stone of hope. With this faith we will be able to transform the jangling discords of our nation into a beautiful symphony of brotherhood. With this faith we will be able to work together, to pray together, to struggle together, to go to jail together, to stand up for freedom together, knowing that we will be free one day.
This will be the day when all of God's children will be able to sing with a new meaning, "My country, 'tis of thee, sweet land of liberty, of thee I sing. Land where my fathers died, land of the pilgrim's pride, from every mountainside, let freedom ring."
And if America is to be a great nation this must become true. So let freedom ring from the prodigious hilltops of New Hampshire. Let freedom ring from the mighty mountains of New York. Let freedom ring from the heightening Alleghenies of Pennsylvania!
Let freedom ring from the snowcapped Rockies of Colorado!
Let freedom ring from the curvaceous peaks of California!
But not only that; let freedom ring from Stone Mountain of Georgia!
Let freedom ring from Lookout Mountain of Tennessee!
Let freedom ring from every hill and every molehill of Mississippi. From every mountainside, let freedom ring.
When we let freedom ring, when we let it ring from every village and every hamlet, from every state and every city, we will be able to speed up that day when all of God's children, black men and white men, Jews and Gentiles, Protestants and Catholics, will be able to join hands and sing in the words of the old Negro spiritual, "Free at last! free at last! thank God Almighty, we are free at last!"


Tôi có một giấc mơ - Martin Luther King Jr.
Friday, 2. May 2008, 09:15
Danh nhân
Martin Luther King Jr.
Tôi có một giấc mơ
Mai Lung Sơn dịch

Một trăm năm trước đây, một người Mĩ vĩ đại mà chúng ta giờ đây đứng dưới bóng của ông, đã ký một bản Tuyên ngôn giải phóng. Tuyên ngôn lịch sử này đã trở thành ngọn đuốc hy vọng cho hàng triệu nô lệ Negro, những người đã bị thiêu đốt trong ngọn lửa của sự bất công. Nó đến như vầng dương chấm dứt đêm dài tăm tối. Nhưng một trăm năm sau, chúng ta lại đang phải đối mặt với một sự thật bi kịch khác, người Negro vẫn chưa được tự do.

Một trăm năm sau, cuộc sống của người Negro vẫn bị kéo lê bởi xiềng xích của sự cách ngăn và cùm gông của nạn kỳ thị. Một trăm năm sau, người Negro vẫn đang phải sống trên hoang đảo nghèo đói giữa biển cả phồn vinh. Một trăm năm sau, người Negro vẫn tiều tụy lang thang nơi góc phố tối tăm trên đất Mĩ, chỉ thấy chính họ là kẻ lưu vong trên ngay mảnh đất quê hương mình.

Bởi vậy, chúng ta cùng nhau có mặt tại đây hôm nay cất chung tiếng nói về điều kiện thương tâm của chúng ta. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta đã tới thủ đô để đòi một khoản nợ. Khi các nhà kiến trúc sư của nền dân chủ Hoa Kỳ viết xuống những lời tuyệt đẹp cho bản Hiến pháp và Tuyên bố Độc lập, họ đã ký nhận vào một tờ tín phiếu theo đó mọi công dân Mĩ đều có quyền thừa kế.

Tờ tín phiếu này mang theo một lời hứa hẹn rằng mọi người dân đều được đảm bảo quyền không thể tách rời là quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhưng hôm nay, thực tế hiển nhiên cho thấy nước Mĩ đã thất hứa vì rằng màu da của người dân Mĩ lại bị xem là rào cản trong việc sử dụng tờ tín phiếu này. Thay vì trân trọng thực hiện trách nhiệm thiêng liêng ấy, nước Mĩ đã trao cho người dân Negro một tờ séc khống không có giá trị thanh toán. Nhưng chúng ta không tin rằng ngân hàng công lý đã bị phá sản. Chúng ta không tin rằng quốc gia không có đủ ngân quỹ trong hầm dự trữ chứa đầy những cơ hội của đất nước này.

Bởi vậy, chúng ta đến đây để đòi nợ, một khoản nợ về quyền tự do và sự đảm bảo về công lý. Chúng ta có mặt tại nơi linh thiêng này để nhắc nhở nước Mĩ về sự cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Lúc này không phải là thời điểm của sự nhượng bộ thỏa hiệp hay xoa dịu bằng những viên thuốc an thần. Giờ là thời điểm mở tung cánh cửa cơ hội cho tất cả những người con của Chúa. Giờ là thời khắc đưa dân tộc ta từ vũng lầy của bất công kỳ thị tới một nền tảng vững chắc của tình đoàn kết anh em.

Sẽ là tai họa cho cả dân tộc nếu lờ đi tính cấp bách của thời cuộc hiện nay và đánh giá thấp lòng quyết tâm của người dân Negro. Không khí ngột ngạt oi bức chứa đầy sự bất bình trong mùa hè này chưa thể qua đi tới khi có được làn gió thu của tự do và công bằng tiếp sinh lực. Những ai có hy vọng rằng người Negro cần phải xả bớt sự căng thẳng và hài lòng với những gì đã có sẽ bị vỡ mộng nếu như đất nước này trở lại với công việc như thường ngày. Nước Mĩ sẽ chưa thể bình yên, chừng nào người Negro chưa giành được quyền công dân của mình.

Cơn lốc của cuộc nổi dậy sẽ tiếp tục làm lung lay nền móng của quốc gia này cho tới ngày thấy được ánh sáng của công lý. Trong quá trình đấu tranh giành lại vị trí xứng đáng cho mình chúng ta không cho phép mình mắc phải những hành động sai lầm. Hãy đừng thỏa mãn cơn khát bằng chén hận thù và đắng cay.

Chúng ta phải xây dựng các cuộc tranh đấu của mình trên nền tảng của các giá trị và nguyên tắc. Chúng ta không cho phép những chống đối biến thái thành các cuộc xung đột bạo lực. Chúng ta phải đứng trên tầm cao của sự hòa trộn tâm lực và trí lực.

Tính chiến đấu thấm nhuần trong đông đảo người dân Negro không được làm cho chúng ta mất lòng tin vào những người da trắng. Rất nhiều những người anh em da trắng, như bằng chứng sự có mặt của các bạn ở đây hôm nay, đã cho thấy vận mệnh của các bạn cũng là vận mệnh của chúng ta và tự do của các bạn cũng gắn liền với tự do của chúng ta.

Chúng ta không thể bước những bước đơn độc. Mỗi bước đi, chúng ta phải nối vòng tay bè bạn cùng đồng hành. Chúng ta không thể quay trở lại. Có những người đang hỏi bạn, “Rồi chừng nào bạn mới yên lòng?” Chúng ta sẽ không bao giờ thấy yên lòng khi mà ta không thể tìm được một nơi trú ngụ trong một nhà nghỉ bên đường hay tại một khách sạn trong thành phố sau chuyến đi mỏi mệt. Chúng ta chưa thể yên lòng chừng nào sự di chuyển của một người Negro vẫn đơn giản chỉ là từ một khu ghetto nhỏ sang một khu ghetto lớn hơn. Chúng ta chưa thể yên lòng chừng nào một người Negro ở Mississipi còn chưa được quyền đi bầu cử, khi một người Negro ở New York còn tin rằng anh ta chẳng có gì để đi bầu. Không, không, chúng ta không yên lòng, và chúng ta sẽ chưa thể yên lòng cho tới ngày công lý được tuôn tràn như dòng thác, và công bằng sẽ như một dòng sông cuộn chảy.

Tôi biết có những bạn tới đây vượt qua những nỗi khổ đau, gian nan thử thách. Có những bạn mới vừa ra khỏi xà lim. Có những bạn đến từ những nơi mà cuộc tìm kiếm tự do của bạn bị chà đạp bởi sự ngược đãi cuồng bạo và bị cản trở bởi sự tàn bạo của cảnh sát. Các bạn đã trở thành những người kỳ cựu về chịu đựng khổ đau. Tiếp tục tiến lên với niềm tin rằng sự thống khổ oan ức là cứu thế.

Trở về Mississippi, trở về Alabama, trở về Georgia, trở về Louisiana, trở về với những khu nhà ổ chuột ở các thành phố phía bắc của chúng ta, chúng ta tin rằng bằng cách nào đó tình trạng này có thể và sẽ đươc thay đổi. Hãy đừng đắm mình trong nỗi tuyệt vọng. Hôm nay, tôi muốn nói với các bạn rằng, dù hiện tại có muôn vàn khó khăn và nỗi bức xúc, tôi vẫn luôn mang trong mình một giấc mơ. Đó là một giấc mơ bắt nguồn từ giấc mơ nước Mĩ.

Trong giấc mơ của tôi, tới một ngày đất nước này sẽ cùng đứng lên và sống một cuộc sống với niềm tin “Chúng ta coi sự thực này là điều hiển nhiên: con người sinh ra là bình đẳng”. Giấc mơ của tôi là một ngày kia, trên những ngọn đồi ở Georgia, những đứa con của những người nô lệ và những đứa con của những người chủ nô trước đây sẽ cùng ngồi bên chiếc bàn thân thiện của tình anh em. Trong giấc mơ của tôi, thậm chí một ngày kia, bang Mississippi, một hoang mạc ngột ngạt trong bầu không khí của bất công và kỳ thị, sẽ biến thành một ốc đảo của tự do và công bằng. Trong giấc mơ của tôi, 4 đứa con tôi tới một ngày sẽ được sống trong một đất nước mà ở đó giá trị của chúng được đánh giá bởi chính ý chí, nghị lực cá nhân, chứ không phải bằng màu da. Ngày hôm nay, tôi có một giấc mơ.

Tôi mơ một ngày kia bang Alabama, nơi vị thống đốc hiện thời đang luôn mồm nói về quyền can thiệp và vô hiệu hóa [1] sẽ trở thành nơi các trẻ trai và trẻ gái da đen cùng nắm tay các bạn da trắng như anh em một nhà. Hôm nay, tôi có một giấc mơ. Tôi mơ một ngày kia các thung lũng rồi sẽ được lấp đầy, những quả đồi, ngọn núi sẽ được san bằng, mặt đất gồ ghề sẽ trở nên phẳng phiu, những góc quanh co sẽ được uốn thẳng tắp, và sự huy hoàng của Thiên Chúa sẽ được bộc lộ và mọi người cùng thấy. Đó là hy vọng của chúng ta. Đó là niềm tin tôi sẽ mang theo về miền Nam. Với niềm tin ấy, chúng ta sẽ có thể đập nát núi tuyệt vọng thành những viên đá hi vọng. Với niềm tin ấy, chúng ta sẽ biến những tiếng kêu bất hòa trong lòng dân tộc thành bản giao hưởng êm ái của tình đoàn kết anh em. Với niềm tin ấy, chúng ta sẽ cùng sát cánh bên nhau, cùng nguyện cầu, cùng chiến đấu, cùng vào nhà lao, cùng đứng lên vì tự do, vì chúng ta biết rõ một ngày kia chúng ta sẽ tự do.

Đó sẽ là ngày tất cả những người con của Chúa cùng hòa chung một bài ca: “Quê hương tôi, miền đất thân yêu của sự tự do, của người tôi hát. Miền đất nơi cha tôi đã nằm xuống, miền đất niềm tự hào của những người hành hương, từ mọi triền núi, hãy ngân vang tiếng hát tự do”. Và nếu nước Mĩ là một đất nước vĩ đại, điều đó nhất định phải trở thành sự thực. Hãy để tự do ngân lên từ những ngọn núi khổng lồ ở New Hampshire. Hãy để tự do ngân lên trên những đỉnh núi hùng vĩ vùng New York. Hãy để tự do ngân lên trên những vùng cao Alleghenies miền Pennsylvania! Hãy để tự do ngân lên trên những đỉnh núi Rockies tuyết phủ của Colorado! Hãy để tự do ngân lên trên những núi đồi tròn trịa của California! Không chỉ thế, Hãy để tự do ngân lên từ những đỉnh núi Stone Moutain của Georgia! Hãy để tự do ngân lên trên ngọn Lookout Moutain của Tennessee! Hãy để tự do ngân lên từ mọi triền đồi và vùng đất cao ở Mississippi. Từ mọi triền núi, hãy ngân vang tiếng hát tự do.

Khi chúng ta để tự do ngân lên, khi tự do ngân lên từ mọi làng quê, mọi thôn xóm, mọi thành phố và tiểu bang, chúng ta sẽ có thể làm cho ngày ấy đến thật nhanh, ngày mà mọi đứa con của Thiên Chúa, dù da trắng hay da đen, Do Thái hay không phải Do Thái, người theo đạo Tin Lành hay công giáo La Mã, tất cả sẽ cùng nối vòng tay hát vang lời ca linh thiêng của người Negro “Tự do đã đến, tự do đã đến, xin cảm ơn Đức Chúa toàn năng, cuối cùng chúng ta đã tự do!”

(Để thưởng thức nghệ thuật hùng biện vô song của Martin Luther King, xin nghe phần âm thanh của bài diễn thuyết được đánh giá là vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ này tại trang http://www.americanrhetoric.com/speeches/Ihaveadream.htm)



[1]Các quyền của tiểu bang dùng để bảo vệ công dân của họ, theo đó, họ có thể vô hiệu hóa các luật của liên bang. Ở đây MLK muốn nói rằng thống đốc Alabama đang nói về việc sử dụng quyền này để vô hiệu hóa các luật tiến bộ của liên bang liên quan đến địa vị của người da đen trong cộng đồng [chú thích của người dịch].

Nguồn: Martin Luther King, Jr: The Peaceful Warrior, Pocket Books, NY 1968

The Gettysburg address


Four score and seven years ago our fathers brought forth on this continent, a new nation, conceived in Liberty, and dedicated to the proposition that all men are created equal.

Now we are engaged in a great civil war, testing whether that nation, or any nation so conceived and so dedicated, can long endure. We are met on a great battle-field of that war. We have come to dedicate a portion of that field, as a final resting place for those who here gave their lives that that nation might live. It is altogether fitting and proper that we should do this.

But, in a larger sense, we can not dedicate -- we can not consecrate -- we can not hallow -- this ground. The brave men, living and dead, who struggled here, have consecrated it, far above our poor power to add or detract. The world will little note, nor long remember what we say here, but it can never forget what they did here. It is for us the living, rather, to be dedicated here to the unfinished work which they who fought here have thus far so nobly advanced. It is rather for us to be here dedicated to the great task remaining before us -- that from these honored dead we take increased devotion to that cause for which they gave the last full measure of devotion -- that we here highly resolve that these dead shall not have died in vain -- that this nation, under God, shall have a new birth of freedom -- and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.
Abraham Lincoln
19.11.1863
Source: Collected Works of Abraham Lincoln, edited by Roy P. Basler.



Abraham Lincoln
(1809 – 1865)


Diễn văn Gettysburg

Abraham Lincoln


Tám mươi bảy năm trước ông cha chúng ta đã khai sinh ra trên lục địa này một quốc gia mới, được thai nghén trong Tự do, và sống hiến dâng cho lý tưởng được đề ra, rằng tất cả mọi người được tạo hóa sinh ra bình đẳng.

Giờ đây chúng ta bị lâm vào một cuộc nội chiến lớn, thử thách xem quốc gia này, hay bất cứ quốc gia nào được thai nghén và sống hiến dâng như thế, có thể tồn tại được lâu dài hay không. Chúng ta gặp nhau trên một chiến trường lớn của cuộc chiến này. Chúng ta đến để hiến dâng một phần đất nhỏ của chiến trường này làm nơi an nghỉ cuối cùng cho những người đã để lại mạng sống mình tại đây, để cho quốc gia này có thể tồn tại. Tất cả đều phù hợp và chính đáng để chúng ta làm việc này.

Tuy nhiên, theo một nghĩa rộng hơn, chúng ta không thể hiến dâng – không thể tôn phong – không thể thánh hóa – miếng đất này. Chính những con người dũng cảm đã chiến đấu tại đây, dù còn sống hay đã chết, đã làm thiêng liêng nó, vượt xa khả năng kém cỏi của chúng ta để thêm hay bớt đi điều gì cho nó. Thế giới sẽ ít chú ý, hay nhớ lâu những gì chúng ta nói ở đây, nhưng sẽ không bao giờ quên điều gì họ đã làm ở đây. Chính chúng ta, những người còn sống, mới phải hiến dâng mình cho công việc dở dang mà những người chiến đấu ở đây đã tiến hành một cách cao quý. Chính chúng ta mới là những người phải hiến dâng mình cho nhiệm vụ lớn còn ở trước mặt – rằng từ những người chết được vinh danh này chúng ta sẽ nhận lấy sự tận tụy nhiều hơn cho sự nghiệp mà họ đã cống hiến đến hơi thở cuối cùng – rằng chúng ta ở đây sẽ có quyết tâm cao để cho những người đã ngã xuống sẽ không hy sinh một cách phí hoài – rằng quốc gia này, dưới ơn trên của Chúa, sẽ chứng kiến một cuộc sinh nở mới của tự do – và rằng chính quyền của dân, do dân và vì dân, sẽ không biến mất khỏi trái đất này.
Bản dịch : Nguyễn Xuân Xanh




Bài diễn văn Gettysburg huyền thoại của Abraham Lincoln ngày 19.11.1863


Đây là bài diễn văn nổi tiếng, có lẽ nổi tiếng nhất của Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln, mà ông đã đọc trong buổi lễ khánh thành Nghĩa trang quốc gia Gettysburg ngày 19.11.1863, tức 144 năm trước đây. Trong cuộc nội chiến Nam Bắc (1861–1865), trận chiến xung quanh thành phố Gettysburg thuộc bang Pennsilvania vào tháng 7 năm đó có lẽ là đẫm máu nhất và được xem như khúc quanh cho cuộc chiến.

Bài diễn văn tuy ngắn ngủi nhưng đã toát ra tinh thần trách nhiệm cao cả nhất của những người còn sống đối với sự nghiệp dân tộc mà biết bao chiến sĩ đã ngã xuống. Nó khẳng định lại lý tưởng Tự do, Bình đẳng đã được viết trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

Gettysburg đã trở thành cái tên rất nổi tiếng trong lịch sử Mỹ. Một vị lãnh đạo của một quốc gia lớn châu Á mấy năm trước trong chuyến công du tại Hoa Kỳ đã xin cho ông được đi thăm địa danh này. Ông coi đấy là một phần văn hóa không thể thiếu của chương trình thăm nước Mỹ.

Những ngày gần đây một số báo chí Mỹ đưa tin, hai tấm ảnh vừa được tìm thấy trong thư viện quốc gia (Congress library) có thể là của Abraham Lincoln lúc trước khi ông đọc diễn văn. Cho đến nay chỉ có một tấm ảnh duy nhất còn lưu lại của ông chụp chung với đám đông sau khi đọc diễn văn. Cuộc thảo luận còn tiếp diễn về hai tấm ảnh mới này.

Tryst with destiny

Jawaharlal Nehru


Long years ago we made a tryst with destiny, and now the time comes when we shall redeem our pledge, not wholly or in full measure, but very substantially. At the stroke of the midnight hour, when the world sleeps, India will awake to life and freedom. A moment comes, which comes but rarely in history, when we step out from the old to the new, when an age ends, and when the soul of a nation, long supressed, finds utterance. It is fitting that at this solemn moment we take the pledge of dedication to the service of Inida and her people and to the still larger cause of humanity.

At the dawn of history India started on her unending quest, and trackless centuries are filled with her striving and the grandeur of her success and her failures. Through good and ill fortune alike she has never lost sight of that quest or forgotten the ideals which gave her strength. We end today a period of ill fortune and India discovers herself again. The achievement we celebrate today is but a step, an opening of opportunity, to the greater triumphs and achievements that await us. Are we brave enough and wise enough to grasp this opportunity and accept the challenge of the future?

Freedom and power bring responsibility. The responsibility rests upon this Assembly, a sovereign body representing the sovereign people of India. Before the birth of freedom we have endured all the pains of labour and our hearts are heavy with the memory of this sorrow. Some of those pains continue even now. Nevertheless, the past is over and it is the future that beckons to us now.

That future is not one of ease or resting but of incessant striving so that we may fulfil the pledges we have so often taken and the one we shall take today. The service of India means the service of the millions who suffer. It means the ending of poverty and ignorance and disease and inequality of opportunity. The ambition of the greatest man of our generation has been to wipe every tear from every eye. That may be beyond us, but as long as there are tears and suffering, so long our work will not be over.

And so we have to labour and to work, and work hard, to give reality to our dreams. Those dreams are for India, but they are also for the world, for all the nations and peoples are too closely knit together today for any one of them to imagine that it can live apart Peace has been said to be indivisible; so is freedom, so is prosperity now, and so also is disaster in this One World that can no longer be split into isolated fragments.

To the people of India, whose representatives we are, we make an appeal to join us with faith and confidence in this great adventure. This is no time for petty and destructive criticism, no time for ill-will or blaming others. We have to build the noble mansion of free India where all her children may dwell.

The appointed day has come-the day appointed by destiny-and India stands forth again, after long slumber and struggle, awake, vital, free and independent. The past clings on to us still in some measure and we have to do much before we redeem the pledges we have so often taken. Yet the turning-point is past, and history begins anew for us, the history which we shall live and act and others will write about.

It is a fateful moment for us in India, for all Asia and for the world. A new star rises, the star of freedom in the East, a new hope comes into being, a vision long cherished materializes. May the star never set and that hope never be betrayed!

We rejoice in that freedom, even though clouds surround us, and many of our people are sorrowstricken and difficult problems encompass us. But freedom brings responsibilities and burdens and we have to face them in the spirit of a free and disciplined people.

On this day our first thoughts go to the architect of this freedom, the Father of our Nation [Gandhi], who, embodying the old spirit of India, held aloft the torch of freedom and lighted up the darkness that surrounded us. We have often been unworthy followers of his and have strayed from his message, but not only we but succeeding generations will remember this message and bear the imprint in their hearts of this great son of India, magnificent in his faith and strength and courage and humility. We shall never allow that torch of freedom to be blown out, however high the wind or stormy the tempest.

Our next thoughts must be of the unknown volunteers and soldiers of freedom who, without praise or reward, have served India even unto death.

We think also of our brothers and sisters who have been cut off from us by political boundaries and who unhappily cannot share at present in the freedom that has come. They are of us and will remain of us whatever may happen, and we shall be sharers in their good and ill fortune alike.

The future beckons to us. Whither do we go and what shall be our endeavour? To bring freedom and opportunity to the common man, to the peasants and workers of India; to fight and end poverty and ignorance and disease; to build up a prosperous, democratic and progressive nation, and to create social, economic and political institutions which will ensure justice and fullness of life to every man and woman.

We have hard work ahead. There is no resting for any one of us till we redeem our pledge in full, till we make all the people of India what destiny intended them to be. We are citizens of a great country on the verge of bold advance, and we have to live up to that high standard. All of us, to whatever religion we may belong, are equally the children of India with equal rights, privileges and obligations. We cannot encourage communalism or narrow-mindedness, for no nation can be great whose people are narrow in thought or in action.

To the nations and peoples of the world we send greetings and pledge ourselves to cooperate with them in furthering peace, freedom and democracy.

And to India, our much-loved motherland, the ancient, the eternal and the ever-new, we pay our reverent homage and we bind ourselves afresh to her service.




Hẹn hò với định mệnh

Jawaharlal Nehru


Từ nhiều năm qua, chúng ta đã hẹn hò với định mệnh, và nay là lúc chúng ta thực hiện lời hứa của mình cách đầy đủ và trọn vẹn. Ngay vào thời khắc nửa đêm, khi cả thế giới đang chìm trong giấc ngủ, đất nước Ấn Độ sẽ tỉnh giấc để được sống và được hưởng tự do. Thời khắc lịch sử đang đến, khi chúng ta giã từ quá khứ để tiến tới tương lai, khi chúng ta chứng kiến sự tận chung của một thời kỳ đen tối, và khi hồn thiêng của dân tộc, từ lâu bị kiềm chế trong áp bức, bắt đầu lên tiếng. Trong thời khắc thiêng liêng này, chúng ta hứa nguyện hiến dâng đời mình để xây dựng đất nước và phục vụ đồng bào, và ở mức độ rộng lớn hơn, phục vụ nhân loại.

Từ những ngày khởi đầu của lịch sử, Ấn Độ vẫn không ngừng ấp ủ khát vọng. Nhiều thế kỷ trôi qua đã chứng kiến cuộc đấu tranh của dân tộc này với những thăng trầm của thành công và thất bại. Qua nhiều năm vận nước nổi trôi, Ấn Độ chưa bao giờ ngừng khát vọng, cũng không hề lãng quên những lý tưởng đã từng tiếp thêm sức mạnh cho mình. Hôm nay, chúng ta cùng chứng kiến sự kết thúc của một giai đoạn bất hạnh trong lịch sử, để Ấn Độ có thể tự khám phá chính mình. Những thành tựu chúng ta đạt được cho đến ngày nay chỉ là bước khởi đầu, chỉ là cơ hội dẫn chúng ta đến những thành quả lớn hơn. Liệu chúng ta có đủ khôn ngoan và dũng cảm để nắm bắt cơ hội và chấp nhận những thách thức của tương lai?

Tự do và quyền lực luôn đi kèm với trách nhiệm. Trách nhiệm đang đặt trên vai Quốc hội Lập hiến, là thiết chế quyền lực tối cao đại diện cho quyền tự chủ của nhân dân Ấn Độ. Trước khi được tự do, chúng ta đã chịu đựng nhiều đau khổ của kiếp lao dịch, đến nay trong lòng chúng ta vẫn còn vương vấn những phiền muộn về những ký ức đau buồn này. Tuy nhiên, quá khứ đã khép lại và tương lai đang vẫy gọi.

Tương lai không phải là sự nhàn nhã, nhưng là một cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ, hầu cho chúng ta có thể làm trọn những lời hứa. Xây dựng đất nước Ấn có nghĩa là phục vụ hàng triệu người đã từng chịu đựng nhiều đau khổ, có nghĩa là chúng ta phải chấm dứt sự nghèo đói, ngu dốt, bệnh tật và bất công. Ước vọng của con người vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta là lau khô nước mắt trên mặt mọi người. Có thể ước vọng ấy vượt quá khả năng của chúng ta, nhưng khi còn nước mắt và khổ đau thì chúng ta còn tiếp tục gánh vác sứ mạng cao cả này.

Do đó, chúng ta cần bắt tay làm việc, và làm việc cật lực để có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Những giấc mơ cho Ấn Độ, và những giấc mơ cho thế giới, cho mọi quốc gia, cho mọi dân tộc. Các dân tộc đang sống gần kề nhau đến nỗi không ai có thể tách rời ra để sống một mình. Người ta nói rằng hòa bình không thể bị chia cắt; cũng giống như thế đối với tự do, phồn vinh và thảm họa trên thế giới duy nhất này. Ngày nay, thế giới không còn có thể bị chia cắt thành nhiều mảnh riêng lẻ.

Trước sự hiện diện của các đại biểu của nhân dân Ấn, tôi kêu gọi toàn dân hợp sức trong niềm tin và đồng lòng tin tưởng vào một tương lai vĩ đại. Nay không phải là lúc để phê phán, cũng không phải là lúc để kết án lẫn nhau. Song, chúng ta phải chung tay xây dựng ngôi nhà hạnh phúc cho đất nước Ấn Độ tự do, để con cháu chúng ta cùng nhau mà vui sống.

Thời khắc định mệnh đã đến, nay Ấn Độ lại đứng lên sau một giấc ngủ dài, đã bừng tỉnh để trở nên sống động, tự do và độc lập. Dù vậy, quá khứ đau thương vẫn còn để lại một vài di chứng, và chúng ta còn phải tích cực làm việc để có thể hoàn thành những lời hứa. Chúng ta đã bước qua ngả rẽ để viết nên những trang sử mới. Ngày nay chúng ta sống và hành động để làm nên lịch sử, để rồi ngày mai sẽ có những trang sử viết về chúng ta.

Đây là thời khắc định mệnh cho Ấn Độ, cho châu Á, và cho thế giới. Một ngôi sao mới vừa mọc lên, ngôi sao tự do bắt đầu tỏa sáng ở phương Đông, một niềm hi vọng mới vừa chào đời, một khát vọng được ấp ủ từ lâu đang trở thành hiện thực. Nguyện ngôi sao sáng sẽ không bao giờ lụi tàn, và niềm hi vọng mới sẽ không bao giờ bị phản bội!

Dù chung quanh ta vẫn còn nhiều đau khổ, dù vẫn đối diện với nhiều khó khăn, lòng chúng ta đang vui thỏa vì được hưởng sự tự do. Nhưng hãy nhớ rằng tự do luôn mang theo mình trách nhiệm và gánh nặng. Chúng ta phải đối diện với chúng trong tinh thần của một dân tộc tự do và kỷ luật...

Tương lai đang vẫy gọi. Song chúng ta cần biết phải làm gì? Ấy là mang tự do và cơ hội đồng đều đến cho mọi người, cho người nông dân và công nhân trên khắp nước; ấy là đấu tranh để chấm dứt sự nghèo đói, ngu dốt và bệnh tật; ấy là kiến tạo một đất nước phồn vinh, dân chủ và tiến bộ; ấy là xây dựng những thiết chế chính trị, kinh tế và xã hội nhằm bảo đảm sự công bằng và hạnh phúc cho mọi người dân.

Có nhiều khó khăn đang chờ đợi chúng ta. Sẽ không ai được ngơi nghỉ cho đến khi chúng ta làm trọn những điều hứa nguyện, cho đến khi mọi người dân Ấn được hưởng những điều tốt lành mà định mệnh đã dành cho họ. Chúng ta là công dân của một đất nước vĩ đại, đất nước này đang chấp nhận những bước đi táo bạo để tiến lên phía trước, và chúng ta phải đáp ứng những chuẩn mực cao cả ấy. Tất cả chúng ta, không phân biệt niềm tin tôn giáo, đều là những đứa con bình đẳng của Ấn Độ với lợi ích, quyền và nghĩa vụ như nhau. Song chúng ta không khuyến khích chủ trương cào bằng hoặc đầu óc hẹp hòi, bởi vì không có dân tộc nào trở nên vĩ đại khi dân chúng hẹp hòi trong tư duy và hành động.



Hẹn hò với Định mệnh là bài diễn văn nổi tiếng của Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập. Nehru đọc bài diễn từ này trước Quốc hội Lập hiến Ấn Độ, ngay trước ngày lễ Độc lập, khoảng gần nửa đêm ngày 14 tháng 8 năm 1947. Bài diễn văn tập chú vào những khía cạnh có thể làm thay đổi dòng lịch sử nước Ấn. Ngày nay, “Hẹn hò với Định mệnh” được xem là đỉnh cao của thuật hùng biện vì bài diễn văn đã nắm bắt được thần khí của thời khắc vẻ vang, đỉnh cao của cuộc đấu tranh kéo dài hàng trăm năm chống lại sự cai trị của Đế chế Anh tại Ấn Độ.

No comments:

Post a Comment