Saturday, January 29, 2011

“các đồng chí bị lộ”

Vụ tham nhũng RBA và “các đồng chí bị lộ”
27.01.2011 14:23
Tiếp theo loạt bài điều tra của hai ký giả kỳ cựu Nick McKenzie và Richard Baker về vụ tham nhũng RBA và công ty con Securency, hôm nay 24/01, báo Sydney Morning Herald (SMH) đã tung tin động trời liên quan đến quan chức của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.


Lương Ngọc Anh từng được báo chí ca ngợi và có dư luận được TT Dũng 'đỡ lưng'
Khác với những bài báo trước đây, chỉ nêu danh tánh của Lương Ngọc Anh, Tổng Giám Đốc Công ty CFTD và các quan chức Việt Nam một cách chung chung, thì trong bài báo ngày hôm nay, hai ký giả này đã nêu đích danh Lê Đức Thúy, cựu Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam trong thời kỳ 1999-2007 là quan chức ngân hàng cao cấp nhất có dính líu vào vụ tham nhũng in tiền nhựa Polymer cho Việt Nam.
Bài báo điều tra lần này tiết lộ rằng công ty Securency đã phải bỏ tiền bao việc ăn học cho một trong những đứa con của Lê Đức Thúy tại Đại học Durham, một đại học hàng đầu của Anh Quốc. Phí tổn cho việc ăn học và đi lại của cậu ấm họ Lê vào cuối thời điểm của thập niên 90 chắc chắn phải lên đến cả trăm ngàn.
Trong bài tường thuật hơn 6 tháng về trước, báo The Age đã cho biết Cánh sát liên bang Úc đang đặt trọng tâm cuộc điều tra vào cung cách làm ăn của Securency với 3 quốc gia Việt Nam, Nigeria và Mã Lai, bởi vì chỉ riêng số tiền mà công ty Securency hối lộ quan chức ngân hàng 3 quốc gia này đã lên đến 20 triệu, và gần 2/3 số tiền này được chi cho Lương Ngọc Anh và các quan chức ngân hàng Việt Nam. Nhưng trong bài điều tra hôm nay, báo SMH xác định chính xác rằng các quan chức của công ty Securency đã dành riêng một khoản tiền lên đến 15 triệu đô la để chi cho các quan chức Việt Nam, mà trong đó riêng bản thân Lương Ngọc Anh đã ẵm gọn 5 triệu đô.
Như vậy khác với con số $12.5 triệu đô-la mà các nhà điều tra ban đầu đã ước tính từ 10% tiền huê hồng trên $125 triệu đô-la giá trị hợp đồng in tiền cho Việt Nam, con số chính xác nay đã được tiết lộ là $15 triệu đô, chiếm đến 3/4 của số tiền $20 triệu đô mà công ty Securency sử dụng để hối lộ quan chức ngân hàng của ba nước Việt Nam, Nigeria và Mã Lai.
Không chỉ có bản thân Lê Đức Thúy, mà trước đây ngay cả báo chí trong nước cũng đã đặt vấn đề việc Lê Đức Minh, là con trai của Lê Đức Thúy, là một giám đốc của một công ty con của Tổng công ty CFTD, do Lương Ngọc Anh làm Tổng Giám Đốc khi đó, đã can dự vào “áp-phe” với công ty Securency để thực hiện hợp đồng in tiền nhựa Polymer cho Ngân hàng Nhà nước VN.
Như vậy tên tuổi, cũng như tầm mức “lại quả” của cha con Lê Đức Thúy trong vụ in tiền nhựa Polymer đã quá rõ ràng, không chỉ là sự dự đoán đồn thổi hay là tưởng tượng của dự luận nữa, mà được thể hiện bằng những con số rất “ấn tượng”.
Nói đến Lê Đức Thúy thì cũng phải nói đến vị tiền nhiệm của Thúy là đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Thủ tướng nhiệm kỳ 2 họ Nguyễn này có một dạo làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ tháng 5/98 đến tháng 12/99. Khi đó Nguyễn Tấn Dũng là Phó Thủ tướng, kiêm nhiệm luôn chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong khi Lê Đức Thúy là Phó Thống đốc. Dũng giữ chức vụ này từ tháng 5/98 đến tháng 12/99 thì trao quyền lại cho Lê Đức Thúy.
So với Cao Sỹ Kiêm, thì Lê Đức Thúy là người nắm giữ chức Thống đốc lâu thứ nhì (Trước khi làm Phó Thống đốc Thúy từng là Trợ lý của cựu TBT Đỗ Mười). Thúy nắm giữ chức vu này đến tháng 8/2007 thì bị mất chức sau khi bị quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc cha con Lê Đức Thúy can dự vào vụ bê bối in tiền nhựa Polymer. Tuy nhiên ngay sau đó ông thủ tướng này lại đẻ ra “Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam” (National Financial Supervisory Commission – NFSC) và cắt cử Thúy làm chủ tịch đầu tiên của cơ quan này vào tháng 3/2008. Chỉ hơn một năm sau cơ quan này được giao thêm nhiều quyền hạn và chủ tịch Lê Đức Thúy chỉ “chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng” và “được hưởng chế độ tương đương bộ trưởng”.
Nói như thế để thấy rằng “mắc xích” không chỉ có cha con Lê Đức Thúy, vì bài báo điều tra ngày hôm nay xác nhận là khoản tiền “huê hồng” đã được trả vào nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau tại Thụy Sĩ, kể cả một tài khoản được mở tại Hồng Kông. Mặc dầu ban lãnh đạo công ty Securency đã chối phăng việc can dự vào các trò hối lộ dơ bẩn này, nhưng Cảnh Sát Liên Bang Úc (AFP – Australian Federal Police) nghi ngờ rằng tiền hối lộ đã chạy vòng, luồn lách trước khi đến tay các quan chức Việt Nam, hoặc thông qua thân nhân của họ, kể cả việc hối lộ dưới hình thức “bảo trợ du học”. Đó là chưa kể đến chuyện nhậu nhẹt, bao gái cho các quan chức ngân hàng, từ Thống đốc, các Phó Thống đốc cho đến các quan chức khác.
Chắc chắn rằng rằng sau lưng của ông cựu Thống đốc Lê Đức Thúy còn có nhiều kẻ khác “dính chàm” bởi vì cách đây hơn nửa năm loạt bài điều tra này đã nói đến việc công ty Securency đã từng “nhờ vả” phía Việt Nam giúp mai mối với Venezuela. Các quan chức Việt Nam đã được phía Securency trả tiền bay qua tận Venezuela để giúp thuyết phục nước này chuyển đổi tiền giấy sang tiền nhựa Polymer vào khoảng năm 2007.
Quả là có chuyện này, bởi vì theo tin của TTXVN thì phái đoàn của TBT Nông Đức Mạnh đã đến thủ đô Caracas của Venezuela vào ngày 30/05/2007 để hội kiến với Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội của Venezuela và nhiều quan chức, thành viên trong chính phủ.
Chưa hết, vào năm sau, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng dẫn một phái đoàn sang Venezuela vào ngày 19/11/2008. (1)
Vậy ông tổng Mạnh và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng như các thành viên của phái đoàn nhà nước CSVN trong hai chuyến viếng thăm Venezuela năm 2007 và 2008 có “cò mồi” thuyết phục nước này chuyển đổi tiền giấy sang tiền nhựa Polymer hay không? Cho dù các quan chức có chối cãi thì báo chí Úc cũng đã xác nhận điều này rồi.
Lương Ngọc Anh, rồi Lê Đức Minh, Đỗ Minh Thương, nay đến Lê Đức Thúy là cán bộ cao cấp nhất được báo chí Úc xác định chính xác là “đồng chí bị lộ” trong vụ tham nhũng in tiền nhựa Polymer cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhưng bị lộ thì cũng chưa chắc sẽ bị “xộ”, bởi vì theo lập luận của ông Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Văn Truyền thì chuyện tham nhũng “không hề tồn tại trên hợp đồng”, cho nên không dễ dàng gì điều tra, truy cứu được.
Đúng quá đi chứ, ai ngu dại gì tham nhũng mà lại thò tay ký vào biên bản nhận tiền. Thế cho nên mới nói, cho dù có “bị lộ” ở nước ngoài, thì cũng khó lòng “bị xộ” ở Việt Nam. Đó là chưa nói đến “Các vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài mới chỉ là cá biệt” (2) mà thôi.
Úc Châu, ngày 24/01/2011
Securency xác nhận đút lót Thống đốc Ngân hàng Việt Nam

Cảnh sát Liên bang Úc đang tiến hành cuộc điều tra bắt đầu từ tháng Năm năm 2009. Nguồn: ABC News: Michael Janda
Công ty sản xuất tiền cho Ngân hàng Dự trữ Úc Đại Lợi thừa nhận đã đút lót cho thống đốc ngân hàng Việt Nam bằng cách trả tiền cho con ông ta được theo học ở một trường đại học nổi tiếng của Anh.
Đây là một trong những đút lót liên quan đến tiền bạc dành cho quan chức Việt Nam mà công ty Securency này đã thừa nhận, để qua đó công ty trúng được thầu in giấy bạc bằng vật liệu polymer và cung cấp cho Việt Nam trong thời gian từ năm 2002 cho đến 2009.
Sự việc xảy ra khi công ty Securency được điều hành bởi những người do Ngân hàng Dự trữ Úc Đại Lợi bổ nhiệm, những người này đã để cho công ty Securency thực hiện chuyện đút lót qua việc chuyển hằng triệu đô-la đến những người trung gian ở ngoại quốc, đã được thuê với mục đích chính là vận động, mánh mum với viên chức ngoại quốc để trúng thầu.
Sự tiết lộ này sẽ gia tăng áp lực cho Cảnh sát Liên bang Úc Đại Lợi để truy tố những người điều hành công ty Securency đứng đằng sau vụ đút lót viên chức Việt Nam này, trong một cuộc truy tố có thể nói là lần đầu tiên một công ty Úc đi hối lộ cho viên chức ngoại quốc.
Các nguồn tin pháp lý xác nhận với báo The Age là tiền của Securency đã được dùng để trả tiền học đại học cho con trai ông Lê Đức Thúy, thống đốc ngân hàng trung ương Việt Nam từ năm 1999 cho đến năm 2007.
Ông Thúy, vẫn là một viên chức đầy quyền lực như là chủ tịch của Hội đồng Giám sát Tài chánh Quốc gia, đã cho công ty Securency trúng thầu với giá trị hằng chục triệu đô-la. Trước khi trở thành thống đốc ngân hàng, ông Thúy là một phụ tá của cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ông Đỗ Mười.

Việt Nam chuyển từ bạc giấy sang tiền với nguyên liệu polymer trong năm 2002. Nguồn: vntripguide.com
Được biết, một qũy bí mật được công ty Securency thành lập để trả hằng chục ngàn đô-la tiền học phí cho con trai ông Thuý theo học ở đại học Durham. Quỹ bí mật này được mở với khoảng 15 triệu đô-la tiền hoa hồng công ty Securency trả cho một người trung gian tên Lương Ngọc Anh, người đã giúp công ty Securency trúng thầu in tiền cho Việt Nam.
Securency trả tiền hoa hồng rất lớn vào những trương mục do ông Lương Ngọc Anh chỉ định — gồm một trương mục ở Anh và một cái ở Hồng Kông. Các nguồn tin pháp lý xác nhận với The Age rằng hãng thông tấn AFP nghi ngờ số tiền này đã được chuyển đến các viên chức Việt Nam hay thân nhân của họ.
Theo luật chống tham nhũng của Úc, đút lót hay hối lộ viên chức ngoại quốc để có được lợi thế trong làm ăn là vi phạm luật pháp. Một công ty có thể liên đới chịu trách nhiệm nếu nhân viên ngoại quốc của công ty này có hành động đút lót ở ngoại quốc. Ban điều hành công ty Securency, hết một nữa do Ngân hàng Dự trữ Úc Đại Lợi làm chủ, đã phê chuẩn chuyện trả hằng triệu đô-la tiền hoa hồng cho người trung gian Việt Nam của công ty này.

Lê Ðức Thúy ăn, cả nước nhục
Tuesday, January 25, 2011 < script type=text/javascript src="http://s7.addthis.com/js/250/addthis_widget.js?pub=quangp">< /script>




Ngô Nhân Dụng
Ông Lê Ðức Thúy bỗng dưng nổi tiếng. Các tờ báo ở Úc Châu (Australia) đang nêu tên ông. Kể từ bây giờ khắp thế giới phải biết tên ông, và biết chuyện con ông đã được cấp học bổng đi dùi mài kinh sử ở Ðại Học Durham bên Anh Quốc. Nhiều người Việt Nam đang ở Úc cảm thấy nhục khi bạn bè hỏi về chuyện này.
Nhưng ở Việt Nam thì ông Lê Ðức Thúy đã nổi tiếng từ lâu. Năm 2006 ông đã nổi tiếng vì xin “trả lại” một ngôi nhà mặt tiền cho nhà nước, và được chấp thuận ngay. Ông có gốc lớn; từng là “trợ lý” cho Tổng Bí Thư Ðỗ Mười, trước khi lên làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam từ năm 1999, kế vị ông Nguyễn Tấn Dũng (chuyện có thật, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng từng làm thống đốc Ngân Hàng Trung Ương nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa). Ðến năm 2007 ông mới mất chức thống đốc nhưng sang tháng 3 năm sau, ông lại được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, chức to hơn nhưng phần ăn uống bị giảm.
Ông Lê Ðức Thúy là một ủy viên Trung Ương Ðảng hai khóa, đến khóa 11 này thì ngưng, cho nên không bị sóng gió xô đẩy trong cuộc tranh hùng giữa Tư Sang và Ba Dũng trước đại hội đảng. Nhưng ông Thúy từng được hưởng rất nhiều quả thực trong thời gian ông Dũng làm thủ tướng. Ðầu năm 2005, theo một nghị định của chính phủ, ông được mua “hóa giá” một ngôi nhà trên đường Lý Thái Tổ, Hà Nội. (Hóa giá là thủ đoạn biến của công thành của tư theo định hướng xã hội chủ nghĩa). Nhà mặt tiền, diện tích đất gần 80 mét vuông. Các thủ tục hành chính về nhà đất vốn rất rắc rối, phiền phức luôn luôn kéo dài (để cho các quan chức có đủ thời gian nhận quà bánh). Hiện nay hàng triệu người Việt Nam đã sống hàng chục năm trong ngôi nhà mình dựng lên nhưng vẫn không được “cấp sổ đỏ,” tức là chưa được nhà nước công nhận quyền sở hữu, nếu chưa làm đủ những “thủ tục đầu tiên.” Nhưng đối với ông Thúy thì thời gian hóa giá lại chạy quá nhanh. Ngôi nhà này thuộc sở hữu của chính phủ; cho nên trước hết “nhà nước” phải bàn giao căn nhà cho Sở Tài Nguyên Môi Trường Nhà Ðất Hà Nội; sau đó họ mới đem “hóa giá” cho ông Thúy. Từ lúc đầu cho đến khi ông Thúy được “cấp sổ đỏ” chỉ trong vòng 40 ngày. Không những nhanh, lại còn bán rẻ nữa. Giá trị thị trường ngôi nhà có thể lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng được định giá khoảng 600 triệu đồng; rồi lại được hưởng nhiều khoản miễn giảm cho nên ông Thúy chỉ phải móc túi trả 476 triệu đồng thôi. Tất cả đều theo định hướng xã hội chủ nghĩa cả.
Ở đời phàm ăn miếng to quá và nuốt vội quá thì thế nào cũng bị nghẹn. Nhân lúc có bàn tay bên trong xùy cho báo chí tung tin vụ Chủ Tịch Thành Phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên bị tố về chuyện mua nhà hóa giá, người ta cũng đem ngôi nhà của ông Lê Ðức Thúy ra bàn. Nuốt chưa được hai năm, Lê Ðức Thúy phải nhả, xin trả lại ngôi nhà Lý Thái Tổ để dùng làm công sở như cũ! (Ông Hoàng Văn Nghiên vốn đã nổi tiếng ở Hà Nội ngang với ông Nguyễn Phú Trọng; qua câu đồng dao cũ: Giầu như Phú, Lú như Trọng, Lật lọng như Nghiên,...)
Nếu chỉ có chuyện nhà đất thì ông Ủy viên Trung Ương Ðảng Lê Ðức Thúy cũng chỉ nổi tiếng trong cái chuồng gà quanh quẩn ở Hà Nội mà thôi. Từ hôm Chủ Nhật vừa rồi, ông Thúy lại nổi danh quốc tế. Nhiều người biết tiếng ông, từ Úc qua Thụy Sĩ, qua Hồng Kông, chỉ vì vụ in tiền Việt Nam bên Úc. Báo chí bên đó đã nêu tên ông Thúy và con trai ông, trong lúc cảnh sát liên bang đang điều tra vụ hối lộ của công ty thuộc Ngân Hàng Trung Ương Úc.
Vụ này ở Việt Nam được gọi là vụ in tiền polymer. Năm 2007, có những lời tố cáo Lê Ðức Thúy đem in tiền bằng polymer vì con trai ông môi giới với nhà in Securency để nhận hoa hồng. Ngày 5 tháng 6, Phó Tổng Thanh Tra Lê Tiến Hào đã nêu danh Lê Ðức Minh, con trai Thống Ðốc Lê Ðức Thúy, làm việc cho công ty Banktech mà “công ty này tham gia quá trình thực hiện bộ tiền mới và cung cấp vật tư, thiết bị cho việc in tiền.” Nhưng đoàn thanh tra không “phát hiện hành vi tham nhũng nào cả.” Báo Tuổi Trẻ viết rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “đã yêu cầu thống đốc và các phó thống đốc đề cao tinh thần tự giác phê bình, tổ chức kiểm điểm... có hình thức xử lý nghiêm minh với các trường hợp sai phạm. Ðồng thời đề ra các biện pháp cụ thể để sửa chữa, khắc phục kịp thời, báo cáo kết quả lên” vân vân. Khi một ông thủ tướng cộng sản ra lệnh các quan “đề cao tự giác phê bình, tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm minh, vân vân ” là coi như chìm xuồng rồi. Nhưng ở Úc, một nước tự do dân chủ cai trị bằng pháp luật thì không cho chìm xuồng dễ dàng như vậy.
Tại Úc cũng như ở Mỹ, có đạo luật cấm các doanh nghiệp không được hối lộ quan chức nước khác để được lợi thế trong việc cạnh tranh. Ðây cũng là một hệ quả của quy tắc tự do cạnh tranh mà WTO muốn các quốc gia phải bảo vệ. Cảnh Sát Liên Bang Úc đã điều tra coi công ty Securency có hối lộ ai ở Việt Nam không. Và bây giờ thì, như nhật báo Người Việt đã loan tin, báo chí bên đó họ loan tin có hối lộ thật!
Nếu cảnh sát Úc đưa vụ này ra tòa thì thế nào tòa án cũng mời ông Lê Ðức Thúy hoặc cả con trai ông qua Úc làm nhân chứng. Ðây sẽ là vụ vi phạm luật cấm hối lộ quan chức ngoại quốc đầu tiên được đem ra xử ở nước Úc. Vinh dự “tiến lên hàng đầu” này là thành tích riêng của cha con ông Lê Ðức Thúy mà cũng là một vinh dự chung cho cả nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa. Có thể so sánh nó “ngang tầm thời đại” với vụ Viện Công tố Ðịa Phương Tokyo, vào năm 2008, đã mời ông Huỳnh Ngọc Sỹ qua Nhật Bản làm chứng về vụ hối lộ của công ty Tư Vấn Quốc Tế Thái Bình Dương (PCI); khi công ty PCI được trúng thầu tư vấn trong Dự án đại lộ Ðông Tây Sài Gòn. Ông Sỹ đã từ chối vinh dự đó. Tháng 12 năm 2008, chính phủ Nhật tuyên bố đình chỉ các dự án viện trợ ODA cho Việt Nam, một mối nhục có tầm cỡ quốc gia! Mất viện trợ thì Ðảng sẽ mất chỗ làm tiền, cho nên sang năm 2010 ông Sỹ được đưa ra tòa án ở Việt Nam, lãnh bản án chung thân. Phải coi ông Sỹ đã bị hy sinh, như nhiệm vụ của một đảng viên trung kiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đảng! Ông Nguyễn Phú Trọng từng đậu tiến sĩ triết học ở Liên Xô, chuyên ngành về Triết lý Xây dựng Ðảng; trong trong nhiệm kỳ của ông thế nào ông cũng chiếu cố tới công lao bảo vệ Ðảng của Huỳnh Ngọc Sỹ!
Nhưng số tiền ông Sỹ chấm mút chỉ có vài triệu đô la Mỹ, còn số tiền được báo chí Úc nói ông Lê Ðức Thúy được hưởng lên tới 15 triệu.
Theo các nhà báo lấy nguồn tin từ Cảnh Sát Liên Bang Úc thì người đứng tên nhận những món tiền này tên là Lương Ngọc Anh, và tiền được chuyển qua ngân hàng ở Thụy Sĩ và Hồng Kông. Làm thống đốc một Ngân Hàng Trung Ương thì ông Lê Ðức Thúy phải biết rằng những món tiền được chuyển qua ngân hàng, nhất là chuyển từ nước này sang nước khác, thế nào cũng có dấu vết trong máy vi tính.
Ngoài tội ăn hối lộ thiếu trình độ chuyên nghiệp để bị lộ, có lẽ đảng Cộng Sản Việt Nam còn phải xử lý nội bộ ông Lê Ðức Thúy về tội sơ suất trong nghiệp vụ đến nỗi “tiết lộ bí mật của Ðảng.” Vì ông đã để lại những dấu vết trên các trương mục ngân hàng! Nếu có ai rút tiền từ các trương mục đó đưa cho người khác, thế nào cũng còn dấu vết. Nếu điều tra tận cùng, thế nào người ta cũng biết món tiền 15 triệu Mỹ kim đó được chuyển tiếp sang những trương mục nào khác; tức là tiền bạc được dâng lên những cấp trên nào của ông Thúy, mỗi người bao nhiêu, cấp bậc nào được hưởng bao nhiêu! Tất cả các chứng cớ đó, sau này, khi nước Việt Nam có một chế độ dân chủ tự do, người ta có thể sẽ tìm ra. Danh tính của những người ăn hối lộ đó sẽ còn được lưu trữ trong máy điện thoán các ngân hàng, để lưu danh cho con cháu xem. Ðúng như câu ca: Trăm năm bia đá còn mòn - Ngàn năm bia điện vẫn còn trơ trơ! Xem trong vụ Huỳnh Ngọc Sỹ thì ta thấy trình độ nghiệp vụ của các đảng viên đã được nâng cao rất nhiều: Công ty PCI không ký ngân phiếu cho ông Sỹ. Ðại diện công ty phải đem phong bì đựng tiền, hàng trăm ngàn Mỹ kim tiền mặt, đem đến tận bàn giấy để nộp cho ông Sỹ. Cứ như thế, sau này họ không có bằng cớ nào trên máy điện toán cả! Có như vậy Huỳnh Ngọc Sỹ mới thật là một đảng viên chân chính!
Trong những ngày tháng tới, Cảnh Sát Liên Bang Úc có thể sẽ tiếp tục điều tra các nhà quản trị công ty Securency. Họ có thể sẽ mời các quan chức cộng sản Việt Nam sang làm chứng. Báo chí Úc sẽ tiếp tục loan tin từng bước kết quả cuộc điều tra. Dư luận bên Úc sẽ theo dõi chuyện này trong cả năm chưa chắc đã hết. Tuy nhiên, đảng Cộng Sản Việt Nam phải rút ra một bài học kinh nghiệm, không nên tái diễn một trò đã thử dùng trong vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Ðó là trò “dậy khôn” một chính phủ nước khác về cách “quản lý báo chí.”
Sau khi Nhật Bản mời ông Sỹ sang Nhật làm chứng, tháng 8 năm 2008, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam tên là Hồ Xuân Sơn tuyên bố trâng trâng rằng: “Việt Nam đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin, đăng bài về việc này.” Ông Hồ xuân Sơn không biết rằng ở một nước tự do như Nhật Bản, họ không có một chức quan cho ông Tô Huy Rứa hay Ðinh Thế Huynh, để được phép ra lệnh cho các báo phải nói gì! Ở Việt Nam, sau khi báo Tuổi Trẻ loan tin một đại biểu Quốc Hội yêu cầu “lập ủy ban điều tra vụ Vinashin,” chỉ cần ban Tuyên Huấn kêu các cán bộ làm báo đến “làm việc” một buổi, ngày hôm sau các báo loan tin ngược chiều lại, xóa hết những điều đăng hôm trước! Không nên có thêm một Hồ Xuân Sơn lên lớp dậy dân Úc Châu phải học tập đường lối chuyên chính vô học, bóp nghẹt báo chí! Cán bộ ăn cắp của công, trâng tráo đòi tiền hối lộ, để cả nước Nhật người ta biết, báo chí người ta yêu cầu đừng phí tiền đi viện trợ cho một đám tham quan ăn; đó đã là một mối nhục lớn. Lại còn mách nước chính phủ Nhật Bản áp dụng chính sách ngu dân bịt miệng báo chí, để cả nước người ta biết nhà báo nước mình không có tự do; lại càng nhục hơn nữa! Hai nỗi nhục này đến bao giờ mới rửa sạch?
Nhưng không biết đảng Cộng Sản Việt Nam có chịu rút lấy bài học kinh nghiệm trên đây mà thay đổi hay không. Người ta chỉ có thể tiếp nhận được bài học này mà thay đổi nếu họ cũng cảm thấy có một mối nhục thấm thía, lo lắng cho con cháu sau này sẽ bị nhục lây. Nếu người ta đã hít thở trong không khí “văn hóa mặt dầy” lâu năm thì có khi họ không còn biết thế nào là hổ thẹn nữa! Một người bạn mới gửi cho chúng tôi 10 chuyện lạ ở Việt Nam năm 2010. Xin kể lại hai chuyện đầu:
1. Một số quan chức ở tỉnh Bình Thuận giả danh “lâm tặc,” những kẻ đốn cây lậu, để được cấp đất rừng, gọi là đất “hoàn lương.” Ông Phan Dũng, giám đốc Sở Kế Hoạch Ðầu Tư tỉnh, cùng vợ là hai trong số các “lâm tặc” được cấp đất “hoàn lương” nhiều nhất.
2. Mừng đại lễ 1,000 năm Thăng Long, chính quyền quận Hà Ðông (thuộc Hà Nội) đã chặt toàn bộ cây xanh lâu năm ở hai bên quốc lộ 6 đoạn qua Hà Ðông để trồng mới 1,000 cây sao đen con với kinh phí 6 tỉ đồng. Ở đâu moi ra tiền là có mặt các chiến sĩ cộng sản!
Không có gì bảo đảm là các lãnh tụ cộng sản còn giữ được khả năng biết hổ thẹn (Tu Ố chi tâm), mà Mạnh Tử coi là đầu mối của đạo Nghĩa!

No comments:

Post a Comment