Saturday, January 29, 2011

Rừng NaUy hay thứ văn hoá phẩm

Rừng NaUy hay thứ văn hoá phẩm tởm lợm
Filed Under (Literature) by B.l.u.e on 29-10-2009
Tagged Under : rừng-nauy

Nếu tôi trở thành bộ trưởng Bộ Văn Hoá Thông Tin Việt Nam (tôi không nhớ tên chính xác của Bộ này, nhưng đại loại thế), việc đầu tiên tôi làm sẽ là cấm tiệt những cuốn tiểu thuyết Nhật Bản đương đại, những thứ theo ý kiến của tôi là chẳng làm được việc gì, ngoài đầu độc tâm hồn giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là những đứa con gái vốn dĩ đã ngu đần lại hay thích triết lí.
Tôi không phủ nhận, tôi ghét cái trào lưu tiểu thuyết Nhật Bản, vốn như cơn lũ đổ ập vào thị trường Việt Nam tầm vài năm nay, vì bản tính tôi đã không ưa việc tung hô một điều gì thái quá. Nhưng việc không thích cái trào lưu tung hô một thứ gì đó, nó hoàn toàn khác với việc ghét bản thân chính cái thứ đó. Cuốn sách mà tôi tự hứa với lòng là sẽ không bao giờ đọc lần hai là “Kim Dung giữa đời tôi” của Vũ Đức Sao Biển, những bài bình luận mà tôi nhấn ngay Alt – F4 ngay khi vừa đọc cái tiêu đề là những bài bình nhạc Trịnh Công Sơn, chỉ vì những thứ vớ vẩn này dùng hằng hà vô số mỹ tử để gán ghép cho các tác phẩm, mà tôi chắc là vào thời điểm sáng tác, dù trong mơ, những tiểu thuyết gia hay nhạc sĩ của chúng ta cũng không tưởng tượng ra được đến thế.
Lại nhắc về trào lưu tiểu thuyết Nhật Bản, mở màn bằng Rừng Nauy. Tôi một thời tự nhắc bản thân rằng mình phải trở thành con người tốt bụng, nên ra sức dìu dắt, trò chuyện, cố gắng thấu hiểu các bé gái tuổi teen xinh xinh, chỉ đơn thuần là trò chuyện, nói ra kẻo các bạn lại hiểu lầm. Lúc đấy, tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe nhiều bé quả quyết với tôi rằng: chưa đọc Rừng NaUy thì chết đi là vừa, đó là cuốn tiểu thuyết của mọi thời đại, vô cùng tuyệt vời, và bô lô ba la tất cả từ mà các bé – bằng đầu óc ngu si đặc trưng của loài gái, có thể nghĩ ra được.
Không phải tôi chưa từng đọc tác các phẩm văn học Nhật Bản, hay những gì viết về Nhật Bản. Ở Châu Á, ngoài Trung Quốc ra, thì Nhật Bản cũng là một nền văn hoá mà tôi thấy thích thú nhất. Cuốn tiểu thuyết Nhật Bản đầu tiên tôi đọc là “Đèn không hắt bóng” của Zunichi Watanabe; đó cũng là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự nghẹt thở bóp nát cả tâm hồn, đến mức nhiều lần, nhìn vào ánh đèn, tôi vẫn tưởng tượng ra cái dáng vẻ đầy lạnh lùng của nhân vật chính ấy. Sau đó, trong một tiết học Văn thời cấp III, như thường lệ, với khá nhiều thời gian rỗi vì chả bao giờ chép bài, tôi ngồi lướt qua cuốn sách và tìm thấy một truyện ngắn Nhật Bản viết về một người phụ nữ và tấm gương, cũng rất u ám và buồn bã. Kể từ hai ấn tượng đó, tôi ít khi nào tìm đọc những cuốn tiểu thuyết của Nhật Bản.
Tôi phá vỡ cái nguyên tắc của mình, chỉ vì nghe người ta xưng tụng Rừng NaUy quá, nên thử tìm xem liệu các tác phẩm Nhật Bản thời hiện đại (lúc bắt đầu đọc, tôi không biết là Rừng NaUy viết về thời những năm 1960, và ra đời vào tầm cuối thập kỉ 80) có thoát khỏi sự u ám và trầm uất ấy chưa. Lai rai, gặm nhắm, rốt cuộc tôi cũng đọc xong nó. Và cảm nhận trong tôi là: hay, nhưng đầy tởm lợm.
Tất nhiên, tôi khinh cuốn Rừng NaUy không phải như một thời người ta đánh nhau sứt đầu mẻ trán để tranh luận xem nó là Sex thuần tuý hay nghệ thuật đích thực. Với tôi, không gọi nó là sex thuần tuý thì cũng may lắm rồi, có những con trời đưa lên hàng nghệ thuật đích thực thì không thể nào hiểu nổi. Nhưng, nhắc lại, đó chỉ là một vấn đề gợn qua trong trí óc tôi, sau đó, tôi cũng không để ý gì đến nó nữa.
Tôi thấy ghét khi đọc Rừng NaUy không phải do cái không khí đầy buồn bã, u uất, đôi khi lên tới nghẹt thở của nó, vì thiếu gì tác phẩm nổi tiếng trên thế giới cũng khiến tôi có cùng cảm nhận như vậy. Ví dụ đơn giản nhất tôi nêu ra là cuốn đầu tiên tôi đọc vào năm lớp 6 “Túp lều bác Tôm”, cũng khiến người đọc trải qua bao phen uất ức, nghẹn ngào, căm phẫn và đồng cảm, đến rơi cả nước mắt (khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp tác giả vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi tiếng: “Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại”).
Điều làm tôi thấy tởm lợm ở đây là cái thứ triết lí ba xu, vớ vẩn của nó, đặc biệt là cái tư tưởng “Bởi vì cái chết là một phần của sự sống và bởi vì sự sống nuôi dưỡng cái chết từng ngày.”
Một cuốn tiểu thuyết mà đề cao sự chết, là một cuốn tiểu thuyết vô nhân đạo. Dù cuộc sống có như thế nào, thì cũng cần phải quí trọng nó, trân trọng vì mình đã được sinh ra. Trên hết mọi thứ trên đời này, sự sống là quí giá nhất.
Dĩ nhiên, tôi mới 22 tuổi đầu, chưa từng xảy ra những biến cố tang thương, cuộc đời chưa từng ném thẳng vào mặt tôi những điều bất hạnh, nên có thể nhiều người sẽ nói: do tôi chưa từng trải qua các cảm giác đó. Vâng, nhưng nếu cứ gặp khó khăn gì, cứ bế tắc lại đi tìm tới sợi dây trong khu rừng vắng, với cái triết lí nửa mùa ở trên, thì dân số thế giới này giảm quá nửa à?
“Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, mà là một phần của cuộc sống.”
Ngu xuẩn. Tại sao một cuốn tiểu thuyết thay vì định hướng con người vượt qua những thời điểm u uất, lại đi rêu rao, đề cao những đứa dám “vượt qua nỗi đau của sự chết”, để rồi thằng thì chui vào xe bật ga hít cho đến chết, con thì cũng khùng khùng điên điên đi theo con đường ấy?
Đã từng có một vài thời điểm, tôi mơ hồ nhận ra cuốn tiểu thuyết này cũng có vài chỗ đẹp, chỗ hay, nhưng những cái cảm giác tởm lợm ấy khi nghĩ về những gì mà nó truyền đạt, lại thổi bay suy nghĩ ấy.
Tởm hơn cả là những người đưa nó về Việt Nam, và ca ngợi, hội thảo, báo chí để phổ biến nó.
Nhật Bản là một quốc gia bại trận sau Đại chiến năm 1945, vì thế, nước họ sản sinh ra một thế hệ, mà như thời Ernest Hemingway gọi là ‘Lost Generation’. Lượng người tự tử ở Nhật Bản luôn là đông nhất thế giới, chính vì thế Anime/ Manga được mọi lứa tuổi ở Nhật ưa thích, vì đó là nơi họ có thể hoá mình vào, trốn tránh cái thực tại đầy bế tắc, u ám xung quanh mình.
Việt Nam không như Nhật Bản, vì thế đem truyện này về Việt Nam, ngoài đầu độc tâm hồn những đứa trẻ đang lớn (lứa tuổi đọc Rừng NaUy nhiều là tầm 20), thì chẳng được gì.
Tôi thấy hơi buồn, khi thay vì tìm tới nền văn học Liên Xô hừng hực niềm tin yêu cuộc sống, với những tác phẩm bất hủ như ‘Thép đã tôi thế đấy’; nền văn học Pháp đầy lãng mạn và hài hước, văn học Anh với nét cổ điển đặc trưng, người ta lại tạo ra trào lưu tìm tới những thứ u uất, nghẹt thở như thế.
Hãy xem Trịnh Lữ nói gì khi dịch cuốn Rừng NaUy: “Và tôi hiểu được tại sao chỉ những nhân vật trung thực trong trắng và dũng cảm trong Rừng Na-uy mới tự kết liễu cuộc đời mình. Họ còn quá trẻ và không đủ kiên nhẫn để hy vọng cuộc đời này sẽ nuôi dưỡng được một cái chết tự nhiên xứng đáng. Và tôi cũng hiểu tại sao nhiều nhà văn lớn của Nhật Bản như Osamu Dazai và Yasunari Kawabata cũng đã chọn cái chết để khỏi phải chứng kiến cái đẹp và cái cao cả đang bị thời cuộc làm nhục.”
Thay vì bắt tay vào thay đổi cuộc đời, thay vì tự mình đứng lên, người ta lại đề cao sự dũng cảm khi tìm tới cái chết.
Chỉ hi vọng rằng lứa tuổi teen chỉ cảm nhận sự u uất đó thôi, không đứa nào ngu đến mức nghĩ “vì cuộc đời này không xứng đáng với những tâm hồn trong trắng, thánh thiện, yêu cái đẹp như ta, nên ta phải chọn cách chết…”
Ôi…
(5) Comments Read More
Oct
11
Đêm nằm mơ phố
Filed Under (Another Me, Music) by B.l.u.e on 11-10-2009
Tagged Under : đêm-nằm-mơ-phố
Khi em hỏi tôi:
- Anh thấy em ra sao?
một câu hỏi cực kì ngu ngốc phát ra bởi cái miệng tuy xinh nhưng bắt nguồn từ trí óc ngờ nghệch – vốn là đặc trưng thường thấy của các cô gái trẻ, bởi dù cho đối tượng được hỏi có nghĩ gì đi nữa, thì câu trả lời cũng tựu chung chỉ có một loại: không khen xinh thì cũng phải khen có duyên, không thông minh tuyệt trần thì ừ em rất sáng dạ.
Nếu là tôi của chín trăm chín chín lần trước đó, thì ắt tôi cũng sẽ trả lời thế. Nhưng lần này, tôi chỉ mỉm cười – à dĩ nhiên em không thể thấy được tôi cười, và nói:
- Em như mùa thu Hà Nội.
Dĩ nhiên là em không hiểu, vì thật ra tôi cũng có hiểu gì đâu.
Người ta không thể quay lại quá khứ – ừ biết rồi khổ lắm nói mãi, nhưng tôi vẫn ước được trả lời lại câu hỏi đó lần nữa, dù rằng giờ em mà hỏi tôi, chắc tôi tát cho rụng răng ngay.
——————————-
Tôi hay gán ghép mọi thứ vào những cái tên ngộ nghĩnh do tôi nghĩ ra, có khi vì lí do này nọ, có khi cũng chẳng vì lí do nào hết. Ừ, đơn giản đó chỉ là sở thích. Như một lần cách đây cũng lâu lắm rồi, tự nhiên tôi nghĩ rằng tôi cần gọi em là đêm nằm mơ phố.

——————————-
Em nghe nhiều loại nhạc, em đã từng để rất nhiều câu có nội dung thật ngọt ngào, kiểu như vừa nghe các anh Def Leppard hát Pour Some Sugar On Me, vừa hì hục đánh status YM vậy – có lẽ là để câu những con cá ngây thơ như tôi. Trong hằng hà vô số câu như thế, có vài câu trong bài đêm nằm mơ phố. Dĩ nhiên, đó chẳng là lí do để tôi gọi em với cái tên đó, vì tôi đầu óc đơn giản nên thấy chẳng cần phải hiểu cái mớ hổ lốn tạp nham như thế làm chi, nên tôi hầu như chả bao giờ nhớ nổi chúng. Ừ, chuyện chả liên quan, mà thích thì kể ra thế thôi.
Tôi gọi em là đêm nằm mơ phố, chỉ vì tôi thấy, bài hát đó dường như viết riêng cho em.
——————————-
Tôi vào cái thưở trẻ trung mải mê chinh chiến và yêu đương của mình, đã từng một mình một ngựa đánh khắp tứ phương, con gái miền nào cũng buông câu tán tỉnh. Vậy mà chẳng hiểu sao, loại con gái mà tôi từng thề rằng – dĩ nhiên tôi đã không biết bao nhiêu lần nuốt lời thề, ừ, thích thì kể ra thế thôi – có chết cũng ứ thèm đụng vào cái loại chanh chua như con gái Hà Nội, lại là thứ làm tôi dễ say nhất.
Cái cảm giác khi quen em, cũng như khi tôi nghe bài hát của Việt Anh ấy, rất đẹp nhưng cũng rất buồn.
Bạn đã bao giờ nắm tay ai bước đi trên một con đường mà bạn biết rằng cái đích đến – dù cho có cố rẽ ngang, quẹo dọc đi nữa, là sự chia tay chưa? Tôi đã từng.
Cái dư vị mong manh như gió thu một đêm tràn về rồi lại biến mất, như trăng lạnh rọi sáng hồn phố đêm… nó buồn man mác, nhưng đọng lại vô cùng. Đến bây giờ, đôi khi tôi vẫn mơ hồ cảm thấy vị ngọt tê tái của nó nơi đầu môi, hoà vào vị mặn chát nơi khoé mắt và những cái nhói đập liên hồi nơi lồng ngực.
——————————-
Đà Lạt cũng có cái lạnh đến run rẩy cả người, nhưng Đà Lạt chưa đủ huyền ảo để có những cơn gió thu mang một cái lạnh đầy mong manh
Anh như là sương khói mong manh về trên phố
Đâu hay một hôm gió mùa thu
Trăng ở biển dạt dào.
Trăng đỉnh cao Đà Lạt cô độc.
Nhưng không trăng nào bì được trăng Hà Nội, hay nói chính xác là không so được với hình ảnh trăng rơi nhòa trên mái mà chỉ nơi đây mới có.
Khi tôi quen em, tôi từng nói – mặc dù tôi bình thường toàn nói phét, nhưng lần đó tôi quả quyết là nói thật: không còn gì anh thích hơn là nắm bàn tay nhỏ nhắn đang run từng cơn trong gió lạnh của em.
Đâu hay mùa thu gió, đêm qua mặc thêm áo
Tay em lạnh mùa đông ngoài phố
——————————-
Rồi cũng tới ngày tôi chạm vào cái – đích – dành – sẵn cho cuộc tình của tôi. Ở một khúc quanh nào đó, những cơn gió thu thổi qua con phố vàng ánh trăng của Hà Nội, đã cướp mất em của tôi rồi
Đêm đêm nằm mơ phố, mơ như mình quên hết
Quên đi tình yêu quá vô cùng
Tôi đã chạm vào cái đích của em và tôi. Nhưng mình tôi vẫn còn hoài đi trên cái con đường “quá vô cùng” ấy. Đích đến của ngày nào là chia tay, còn đích đến mà tôi đang đi tới là sự “lãng quên”.
Quên đi tình yêu quá vô cùng
Trời hỡi, đến khi nào tôi mới chạm vào nó được đây, để khỏi phải run rẩy bồi hồi mỗi khi
Đâu hay một hôm gió mùa thu…
101009
B.l.u.e
Thể Công – trời còn buông nắng để gió đi tìm…
Filed Under (Another Me) by B.l.u.e on 27-09-2009
Tagged Under : thể-công

Hôm nay, buổi sáng phải đi tập lái xe, nên bỏ lỡ trận ManUtd đá. Vừa về nhà, chưa kịp ăn uống gì, tôi vội vào livescore để xem kết quả trận đấu, sau đấy nhởn nhơ mò tới các trang tin tức bóng đá, để xem bình luận về trận đấu. Cái cảm giác vui vẻ khi nghe tin đội bóng mình yêu thích của mình chiến thắng trong tôi, ngay lập tức tụt xuống hàng thấp nhất, khi thấy dòng tiêu đề: Bộ Quốc phòng ra quyết định: Xóa tên Thể Công!
Kể từ khi V-League chuyển thành bát nháo như hiện giờ, tôi chả nhớ rõ năm nào, nhưng đại loại là năm mà giải bóng đá Việt Nam lên hàng chuyên nghiệp, tôi ngừng xem bóng đá Việt.
Như tôi đã từng nói về tôi ở một bài viết trước, tôi là một thằng đôi khi nguyên tắc đến mức tiêu cực. Tôi thấy rất khó chịu khi nhìn thấy tên những đội bóng đầy bản sắc một thời mà tôi từng yêu quí như Cảng Sài Gòn, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Sông Lam Nghệ An… giờ mang những cái tên dài lê thê như Thép Miền Nam – Cảng Sài Gòn, Đông Á TP HCM, Hà Nội ACB… (tôi không nhớ chính xác lắm, vì mấy cái tên này đổi xoành xoạch qua mỗi mùa, khi các nhà tài trợ kẻ đến người đi).
Tôi còn nhớ ngày ấy, các cầu thủ chiến đấu, các cổ động viên – nói không ngoa chút nào – sẵn sàng đổ máu vì những cái tên: Hải Quan, Thể Công, Công an Hà Nội, Công an TPHCM, Cảng Sài Gòn… nó thuộc về thứ gì đó rất thiêng liêng, không ai xúc phạm được. Mỗi lần có các trận derby thủ đô CA Hà Nội – Thể Công, derby Sài Gòn CA TPHCM – Cảng, hay các cuộc đối đầu kinh điển Thể Công – CA TPHCM, là khán giả được sống cái không khí ngày hội bóng đá thật sự. Tuy lúc đó tôi còn khá nhỏ, nhưng tôi vẫn cho rằng, sức nóng từ các trận đấu này, chẳng kém gì các trận derby khác trên thế giới.
Thế mới thấy, đôi khi chỉ là một cái tên, mà có sức ảnh hưởng đến thế nào.
Ngày ấy, bóng đá Sài Gòn phát triển rất mạnh, Hải Quan với trung vệ thép Đỗ Khải, CA TPHCM với những tiền đạo nổi tiếng một thời của bóng đá Việt Nam như Lê Huỳnh Đức, Trần Minh Chiến, Cảng Sài Gòn với Võ Hoàng Bửu, Hồ Văn Lợi, Nguyễn Phúc Nguyên Chương (chú này năm 1997 có cú vô lê cực đẹp đưa Việt Nam đoạt HCĐ SeaGames 97 tại Indo). Tuy nhiên, một thằng nhóc sinh ra ở miền Nam như tôi, lại đi mê một đội bóng ở Thủ đô xa xôi – Thể Công.
Ngày ấy mê anh Hồng Sơn như điếu đổ. Sơn hay được gọi là “Sơn công chúa” vì lối chơi bóng đầy hoa mỹ, và cái dáng lướt thướt nhẹ nhàng trong từng pha chuyền và dẫn bóng của mình. Có thể nói tầm những năm 90 ấy, trong làng bóng đá Đông Nam Á này, không thể đào đâu ra thêm được một tiền vệ tài hoa và kĩ thuật như anh. Hơn mười năm trôi qua, tôi vẫn nhớ tới hình ảnh anh trong một trận đấu ở Tiger Cup năm 1998, sau khi ghi bàn, anh chạy một mạch ra góc sân, và chào theo kiểu nhà binh (trận Malaysia thì phải).
Vẫn còn nhớ năm 1998, sau trận hoà 2-2 với Hải Quan, trung vệ đội trưởng Đỗ Mạnh Dũng đại diện cho đội bóng áo lính nâng cao chiếc cúp Vô địch giải Các đội mạnh toàn quốc, lúc đó tôi đã gần như bật khóc vì sung sướng.
Tôi yêu Thể Công không chỉ vì họ là một tập thể hào hoa, đầy kĩ thuật… Thể Công khi đó có một Mạnh Dũng, chốt chặn hiệu quả nơi phòng ngự cùng với thủ môn Thế Anh nổi tiếng với những màn bay cản phá bóng như chim, một Như Thuần điển hình cho lớp hậu vệ thi đấu bằng cái đầu là chủ yếu; có Đặng Phương Nam nhìn hiền lành, chân chất, cày ải trên sân như một chú ong thợ chăm chỉ (em của anh này là Đặng Thanh Phương đá cũng rất khá); đó là Triệu Quang Hà, ở Thể Công hay đá lùi sau Hồng Sơn, nhưng khi vào đội tuyển quốc gia, được ông Murphy – HLV trưởng đội Việt Nam bấy giờ nhận xét: cậu ấy là hậu vệ cánh phải hay nhất của Việt Nam; đó là Trương Việt Hoàng, anh này từng được coi là người kế thừa Hồng Sơn, cũng với lối đá rất kĩ thuật; tuyệt chiêu của Việt Hoàng còn là những cú sút xa như đại bác, điển hình là ở TigerCup 1998, Hoàng có một pha bắn phá cực đẹp từ ngoài vòng cấm địa, ghi bàn mở tỉ số cho Việt Nam trong trận đại thắng 3 – 0 trước bọn Thái nhọ.
…tôi còn yêu Thể Công vì tinh thần thi đấu rực cháy, lòng quả cảm của những người lính, và sự chiến đấu hết sức mình vì sắc áo màu cờ. Lối đá của Thể Công lúc nào cũng hừng hực, khát khao, các tiền vệ cánh chạy lên xuống như con thoi, những pha chuyền và đan bóng đầy tinh tế.
Điển hình cho tinh thần Thể Công thì nhiều lắm, nhưng có một hình ảnh tôi còn nhớ mãi là hình ảnh Hồng Sơn chống nạng bước lên bục nhận huy chương. Ngoài ra còn những lần Hồng Sơn ngã xuống sân liên tục, nhưng vẫn đứng lên, động lực và ham muốn thi đấu vẫn cháy bỏng trong anh.
——————–
Tôi vẫn vui và điên hết mình khi Công Vinh đội đầu ghi bàn đưa Việt Nam lên hàng vô địch AFF Cup.
Lứa thế hệ hiện tại, đã làm được nhiều thứ hơn đàn anh ở “thế hệ vàng” thập niên trước không làm được. Nhưng riêng tôi, tôi biết mình sẽ không thể tìm lại được niềm say mê, sự hâm mộ đến cuồng nhiệt, cũng như không thể bỏ đi suy nghĩ rằng, cái lứa thế hệ năm 90 ấy, mới là điển hình nhất cho “tinh thần bóng đá Việt Nam”…
Cũng như tôi biết rằng, cho dù Hải Phòng có mua được Denilson, hay sau này là Deco, Van de Gol, cho dù Hoàng Anh Gia Lai có Lee Nguyễn, Thonglao, cho dù SHB Đà Nẵng hiện tại gần như là đội bóng hoàn hảo, tôi vẫn không thể tìm được một đội bóng Việt Nam nào, khiến tôi say mê, như đã từng mê Thể Công một thời.
Rồi đây, người ta sẽ không còn bao giờ có thể được nghe hai cái tên Thể Công vang trên khán đài nữa. Ngẫm ra cũng phải thôi, khi mà Thể Công đã không còn là chính mình. Khi mà cái cốt lõi khiến hàng triệu người hâm mộ say mê đội bóng là “tinh thần Thể Công”, “lòng tự hào người lính”… đã không còn, thì hai tiếng Thể Công ấy, cũng xin để vào dĩ vãng…
Trời còn buông nắng để gió đi tìm…
No Comments Read More
Sep
26
Việt Anh và chút gia vị quá liều…
Filed Under (Another Me, Music) by B.l.u.e on 26-09-2009
Tagged Under : việt-anh

Con đường hằng ngày anh đi làm được tô điểm bởi một bên là màu xanh của những hàng cây, tuy đã vào thu nhưng lá vẫn còn xanh ngắt, và một bên là cánh đồng hoa cúc vàng rực
Nhị hàn hương lãnh điệp nan lai
buồn đến nao lòng.
Dạo này, anh có thói vui bệnh hoạn, cứ đi ngang cánh đồng màu vàng ấy, là lẩm nhẩm Nơi ấy hoa vàng cho đẹp mùa sang…, rồi lại nhấp ngụm cafe thật đắng và ngồi lặng yên.
——————
Việt Anh là một trong số ít nhạc sĩ thời hiện đại mà theo cảm nhận của anh là thuộc vào hàng hay (cùng với các tên tuổi khác như Dương Thụ, Bảo Chấn, Quốc Bảo…). Các ca khúc của Việt Anh đều mang tâm sự gì đó rất buồn. Có một dạo anh cũng toàn nghe nhạc Việt Anh, điển hình như các bài Dòng sông lơ đãng, Không còn mùa thu, Đánh rơi bên hồ, Mùa hoa bỏ lại…. Những ca khúc này, anh thật, đem so với vài ca khúc đời trước thì có kém cũng không kém nhiều, nếu không muốn nói là gần ngang ngửa.
Dĩ nhiên, không xét về nhạc, nếu chỉ xét về ca từ, thì những lời ca kia vẫn không thể nào so được với nét rất thơ của Chiều năm xưa gót hài khai hoa, mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương – Cung đàn xưa (Văn Cao), không thể có nét hoài cổ rất buồn của Ai đốt Cô Tô thành vì đôi mắt giai nhân hề – Vĩnh biệt (Đoàn Chuẩn), không có cái đau đáu đến cùng cực của Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau – Hạ trắng (Trịnh Công Sơn)… nhưng nhìn chung, cũng có thể liệt vào hàng những bài nhạc trữ tình đáng chú ý.
——————
Khi đi ăn cùng em, ừ, cái ngày mình còn quen nhau ấy, anh hay nói đùa: anh chỉ thích ngọt bùi, không chịu được đắng cay. Những món anh ăn, vị chủ đạo đa phần là ngọt. Nhưng em biết không? À, chắc em chả biết, khi mình xa nhau, tự tay anh đã thêm chút muối vào những hồi ức mà em bỏ lại, để anh đánh lừa vị giác của thứ mà dăm bữa nửa tháng lại nhói đau liên hồi, rằng em ơi, có những kí ức trong anh dường như vẫn còn rất mặn nồng.
Hiện, lọ muối anh dùng, được dán mác “Việt Anh”
——————
Có những nhạc sĩ, trong một thời điểm chỉ nên nghe vài bài. Phú Quang và Việt Anh là hai nhạc sĩ như vậy. Hà Nội không phải là một nhạc sĩ, nhưng đại loại, những bài hát về Hà Nội cũng như vậy.
Anh còn nhớ các bạn Queen của anh từng có bài hát rất nổi tiếng Too much love will kill you, trường hợp này tương tự thế.
Nhạc Phú Quang rất nồng nàn.
Nhạc Hà Nội hoài niệm.
Việt Anh thì sầu man mác.
Chỉ nêm một ít thì hương vị rất lạ và đặc biệt, nhưng nếu cho quá nhiều vào, thì sẽ thành bội thực đến phát ngán.
Khi nghe nhạc Việt Anh một lúc lâu, anh thấy phân vân, cái ý tứ yêu thương giờ hoá xa lạ… quen lắm, ngồi nghĩ lại một hồi thì thấy cái ý này xuất hiện nhiều trong các bài nhạc của Việt Anh
Chợt nhận ra mình cô đơn giữa đời nhau … – Ngày hôm qua là thế
Và nỗi đau rơi trong lòng đêm vắng, Nỗi đau ta nhận riêng mình… – Dòng sông lơ đãng
Dòng sông trôi giống em lặng lẽ, mặc tình yêu hoá thân trong lòng… – Đánh rơi bên hồ
——————
Lại nhân nhắc đến nhạc Việt Anh, anh nhớ về bài hát thuộc hàng nổi tiếng nhất của anh ấy: Đêm nằm mơ phố.
Có hai cô bé rất Hà Nội mà anh biết, một người anh yêu, một người anh quí, đều rất thích bài này. Từng có giai đoạn, anh rất bực bội khi nghe con bé ngốc suốt ngày để status YM những câu đại loại như
Tay em lạnh mùa đông ngoài phố…
hay thường xuyên hơn là
Đêm đêm nằm mơ phố, mơ như mình quên hết…
Quên đi tình yêu quá vô cùng…
Hi vọng rằng giờ nó không cần đến nằm mơ mới biết rằng nó đã quên anh.
Cái phòng ngủ của anh đêm về thường không kéo rèm, để mỗi tối anh cuộn người trong chăn, phóng tầm mắt lên hàng cây cao vút trước nhà và nghĩ về nhiều chuyện. Đôi lúc, làm bạn với anh không chỉ có tiếng gió vi vu, mà còn có ánh trăng vàng lạnh ngắt
Đêm đêm nằm mơ phố, trăng rơi nhòa trên mái…
——————
Dạo này anh hay nói miên man, có tuổi rồi cũng khác, không tập trung vào bất cứ việc gì được. Anh đang nói về gì nhỉ? Ừ, về nhạc Việt Anh.
Những tưởng đã quá quen với vị mặn chát mà những hồi ức mang hình bóng em ùa về cùng với từng câu chữ…
Tưởng vị ấy, đã làm chai lì hết cõi lòng.
Nhưng đột nhiên, vào một buổi như tối hôm nay, thời gian như đông cứng lại hết mọi giác quan, khi tình cờ nghe đến
Giật mình như Thu lên tiếng đâu đây
Mà đời kia lạc mất em rồi…
250909,
B.l.u.e
No Comments Read More
Sep
25
Anh và Game – IV
Filed Under (Another Me) by B.l.u.e on 25-09-2009
Tagged Under : game
Tại sao chưa có part III mà đã có part IV? Anh không biết đếm chăng? Gái nào hỏi câu này với anh, anh đè ra hôn cho ngạt thở chết thì thôi. Ờ, anh có hứng viết về phần IV trước thì viết thế thôi.
Đây là giai đoạn anh vừa học xong lớp 12, và nó kéo dài cho tới khi anh học gần xong bốn năm Đại học dài đằng đẵng.
IV – Võ Lâm Truyền Kỳ

“Nếu sau này anh và em chia tay, anh không biết mình có đủ dũng khí để bước qua những khung hình quen thuộc mà không có em không?”. Khi anh nói với con bé ấy câu này, anh nghĩ rằng mình đã biết câu trả lời. Nhưng tiếc thay, đó là câu trả lời trật lất.
Cái ngày mà chỉ còn mình anh, với những pixel-tuy-đẹp-nhưng-đầy-vô-cảm trên màn hình, anh biết rằng, đam mê của anh giành cho game Võ Lâm Truyền Kỳ đã cạn.
Người ta có thể dừng đam mê một thứ gì đó chỉ vì lí do rất đơn giản, các bạn tin anh đi.
Anh nhìn chung thuộc loại người ngẫu hứng, nhưng đôi khi anh nguyên tắc đến cùng cực. Cả một thời đam mê đến cuồng cháy của anh, cũng tàn lụi vì chính cái con người đầy nguyên tắc trong anh. Anh biết, sau này, sẽ chẳng còn game nào hay giai đoạn chơi game nào đủ quyến rũ anh như thế, khi mà điều mà anh đam mê nhất trong mọi điều đam mê, đã bỏ anh ra đi.
Có những điều mà người ta phải trải nghiệm mới biết. Anh viết những câu trên trong 4rum VLTK thì chắc chắn 100% đồng tình. Nhưng còn ở trên FB này, vài bạn trong friend list của anh mà anh biết đã bị bọn bồi bút ngu xuẩn nhồi nhét vào đầu những thứ đại loại “game online làm hư thế hệ trẻ”, “ranh giới ảo – thực”, “không nên sống trong thế giới ảo”… sẽ lớn tiếng phản đối ngay.
Anh ngẫm rằng anh cũng không nên tốn thời gian giải thích cho các bạn hiểu lí do tại sao rất đông người, đủ mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt lứa tuổi, say mê, đắm mình vào cái thế giới ảo này. Nên nếu các bạn xem phần này là của một kẻ cuồng game, thì vâng, anh nhận, cúi đầu cám ơn và không dám phiền các bạn đọc tiếp những dòng vớ vẩn ở bên dưới…
Anh chơi Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) từ những giây phút đầu tiên nó mở – ngày 12/06/2005. Lúc đó là thời điểm anh vừa mới thi xong tốt nghiệp lớp 12. Trong khi bạn bè vùi đầu vào ôn thi Đại học, thì anh chơi VLTK, chơi đến mức mà TieuMieu – một người bạn anh rất quí phải nói: “ta mà biết cún chơi game trong giai đoạn này, thì ta gặp char của cún ở đâu, sẽ giết ngay ở đó”.
Trầy trật mãi rồi anh cũng vào được Đại học với số điểm đáng thất vọng trong lớp cấp III của anh ngày ấy – 27 điểm, đến giờ nghĩ lại vẫn không hiểu mình làm bài thi kiểu gì với toàn hình ảnh Võ Lâm trong đầu. Thậm chí, anh đôi khi phân vân, liệu trong tờ giấy làm bài, mình có vẽ hình char VLTK của mình vào không nhỉ?
Những trải nghiệm ngày đầu chơi VLTK, đôi lúc nhìn lại, anh thấy nó cũng thú vị như khi anh từng bước khám phá đôi môi và nhiều thứ khác ở một người con gái, khi anh lần đầu cùng với cô ấy làm những chuyện mà ai cũng làm khi ở trong phòng vắng – đầy bỡ ngỡ trước những thứ vô cùng mới lạ, kiểu như
Lòng em như trang giấy thơm trắng ngần… (Trăng vỡ)
mỗi nét chữ viết lên, đều là những thứ đọng lại rất lâu dài.
————
Có những người chỉ vô tình bước qua nhau, nhưng để lại trong nhau những vết hằn trong vùng nhăn nheo của kí ức, mà đôi khi tình cờ nó hiện lên, lại khiến ta thấy bồi hồi thấy lạ.
Có những cái tên, mà đôi khi nghĩ lại, anh không biết họ có còn nhớ rằng, đã từng có thời gian rất vui vẻ cùng anh trong cái thế giới ảo đầy mê hoặc ấy, như thỉnh thoảng anh vẫn nhớ họ không?
Đôi khi, chỉ là party cùng nhau cày kéo, hay đổ máu giành bãi luyện thâu đêm, nhưng khi người ấy vì lí do nào đó mất liên lạc (do chuyển server, bận việc nghỉ chơi), thì lại thấy dâng tràn trong anh niềm hối tiếc khôn nguôi, như là mất đi một người bạn thật thụ.
Anh hay bực bội vì cảm giác, muốn viết rất nhiều nhưng không thể viết, do anh tự nhận rằng bản thân mình không phải là thằng dốt văn. Nhưng riêng lần này, anh không lấy làm bực, vì đơn giản, cái giai đoạn bốn năm qua chỉ như một cuốn băng video, mà anh muốn quay lại thời điểm nào cũng chỉ cần nhấn nút tua lại.
Bốn năm chơi game đầy đam mê của anh rồi cũng đã qua, chỉ còn những cái tên và kỉ niệm ở lại…
————
Anh nhận ra rằng, nếu cứ để cho mình cuốn theo dòng hồi tưởng thế này, thì chẳng bao giờ anh dứt được. Vì thế, sau một hồi xem porn chán chê, anh quyết định chuyển hướng sang viết về sự kiện và khoe khoang.
Anh mê game, nhưng đa phần chơi game dở như tró, à, anh chả biết rủ nó có thèm chơi với anh nữa không kìa. Chỉ có game VLTK này là ngoại lệ. Trong cộng đồng game thủ VLTK, đại loại anh cũng được kha khá người biết tới. Cái này bạn nào có chơi game VLTK thì vào làm chứng cho anh.
Anh chơi game tuy level yếu, nhưng được toàn cao thủ bảo kê. 4x thì cày trong Thiết tháp cùng LacTrungBi. 5x – 6x thì lẽo đẽo theo đuôi hội 5DG QuyVuong, fan, Lam. 6x – 8x thì đổ máu cùng TieuPhiYen, TieuPhiHiep ở Lâm Du Quan. Lên 8x thì cày cùng hội Gà Béo Ăn Hại. Sau giai đoạn 9x thì ở toạ độ huyền thoại 136/163 Trường Bạch Nam. Toạ độ này nổi tiếng đến mức đã từng có câu: 80% trận đánh lớn ở Thái Sơn giai đoạn sau này đều xuất phát từ bãi 136/163. TieuMieu còn nhớ không chị?
Lên tầm level 11x thì anh thành Đường Môn huyền cbn thoại rồi (à, sau khi _auduongphong_ nó nghỉ he he). Đợt ấy anh đánh Cửu Cung Phi Tinh đôi khi một tay phóng đồng tiền, một tay chỉ lên trời và than câu “hận đời vô đối”.
Đợt ấy, nếu Nhiếp Hồn là sở trường làm nên tên tuổi của _auduongphong_ ở Thái Sơn, Bão Vũ Lê Hoa gắn với oDocBatTruongPhu – Hành Sơn và HoangTuBD – Cửu Giang, Loạn Hoàn Kích dưới tay _max_love_ và than*dieu*dai*ca gây nên ác mộng ở các trận Tống Kim Thái Sơn, thì anh được nhiều người biết tới với chiêu Cửu Cung Phi Tinh.
Ngày còn lôi đài 16 người, trận nào hầu như anh cũng pk cao nhất. Đến mức bọn địch thủ toàn cho Thiên Vương ăn đại lực theo sau anh từ đầu đến cuối mà vẫn thất bại. Anh còn nhớ có lần đánh với Tiên*Tửu của Thiên Vương huyền thoại A_Phi, khi đánh xong anh A_Phi có pm và nói “chưa thấy Đường Môn nào đánh giỏi như em”. Cái lối đánh dùng Đường Môn Loạn Hoàn Kích giữ chân, Đường Môn Cửu Cung ăn đại lực kết thúc chính mà bang anh hay dùng, từng một thời là lối đánh chuẩn được nhiều bang dùng, sau khi anh có bài post giải thích về cách đánh này trên box Đường Môn. Bọn bang gì đó của HoangTuBD bên Cửu Giang cũng nổi tiếng với cách đánh này.
Hồi đấy bộ đồ anh đắp lên người là thuộc hàng độc nhất toàn server, chắc trong số bao nhiêu server, đếm không được mười bộ. Dây chuyền Thiên Quang max opt, Sâm Hoang gần max opt. Hồi đấy có mụ Thuý Yên bên server Ngọc Sơn qua lẽo đẽo theo sau, trả 6 triệu cho dây chuyền, 3 triệu cho Cửu Cung mà không bán, mặc dù thời đấy nghèo như tró. Nhưng nó là niềm tự hào của mình rồi, bán thế nào được, bán rồi lấy gì xưng bá giang hồ (giờ nghĩ lại thấy ngu quá he he).
Sau đấy, một thời gian anh qua Dược Sơn gầy dựng đội lôi đài bất bại, làm khiếp đảm cả server, cũng chủ yếu xoay quanh lối đánh Loạn Hoàn Kích và Cửu Cung Phi Tinh.
Anh cũng thuộc loại Đường Môn Cửu Cung có tên tuổi trong các trận đánh Tống Kim, với việc lên top thường xuyên khi đi Tống Kim ở Dược Sơn, đến mức Võ Đang Dược Sơn vừa thấy tên anh xuất hiện là chạy tán loạn. Anh còn nhớ thằng nhóc Võ Đang hạng 9 server Dược Sơn, trước giờ nổi tiếng láo, đứng trên ngựa đầu đỏ đầy pk và tuyên bố câu “thằng nào dám đánh tao?”. Anh không nói không rằng áp sát cho nó đúng một chiêu tất sát, từ đó nó cạch anh ra luôn.
Ngoài ra, anh còn khá nổi tiếng trong các trận solo. Điển hình là đập vỡ mặt không biết bao nhiêu chú Thiên Nhẫn Giáo chém gió trên 4rum. Thiên Nhẫn Giáo chỉ có duy nhất Lệ Ma Đoạt Hồn là nhỉnh hơn anh, vì lối đánh đặc trưng của dân săn boss miền Bắc (chú này là chỉ huy đội quân Hổ Báo săn boss huyền thoại Tương Giang), rất cù nhây và kiên nhẫn, còn lại có những chú như Sấm Sét Tây Bắc, vào tận box Đường Môn thách đấu, bị anh đập trận đầu than mạng lag, trận hai than đang bận uống nước, đập đến tỉ số 7-1 thì tiu nghỉu out acc.
À, thời ấy còn thằng đệ ThieuVan, và thằng nam_de nhudungroi của box Cái Bang, anh dùng Nhiếp Hồn đánh đến mức nó phải lên box Cái Bang hỏi phương pháp chống lại.
Sau này, song song với con Đường Môn bên Thái Sơn, cũng cày con Võ Đang có tên rất oách là Nguyệt Dị Tinh Tà bên Phong Sơn, nổi tiếng đến mức bọn bang chủ của một số bang trong server như Hoàng Lan Tiên Tử chạy theo suốt ngày mời vào đội lôi đài. Những ngày bên vùng đất loạn lạc Phong Sơn, anh cũng được kha khá người biết, với thành tích xoè máu và pk liên tục trên Trường Bạch Nam cùng hội nhà họ Dương, hội quán net của Hoàng Lan. Tiếc thay tới giờ mới chỉ gặp được lão Dương Thẩm Du, những người khác thì không có duyên gặp mặt.
Nhắc lại char bên Thái Sơn, hồi ấy anh bị bao nhiêu thằng chửi vụ chuyên gia cắn lén. Canh mấy chú Võ Đang đầu đỏ, nốc đại lực phi tốc, bụp một phát rồi thổ địa phù về thành. Cứ mỗi lần như thế là xác định công lao cày gần tháng của chú ấy tan tành, nên cũng hay bị chửi.
————
Anh chơi Võ Lâm Truyền Kỳ, quen rất nhiều cô bé đáng yêu…
Đó là icy304, em gái của fan, chơi cùng quán Long Tu, giận anh cho tới tận khi cô bé ấy chuyển server, vì phát hiện anh đang tán con bé khác (chat nhầm tần số)…
Đó là Duongnhi88, char này 2 chị em chơi, đợt anh về Vũng Tàu ngồi cafe với LongTriet, thấy nó khen Duongnhi88 xinh quá trời, mà do đi vội quá nên không gặp được cô bé. Còn nhớ cô bé này ngày ấy lo cho anh đủ thứ, thấy đồ gì ngon là mua tặng anh, thậm chí còn tuyên bố câu xanh rờn: “đứa nào đụng vào chồng em, em cho biết tay” (hồi ấy cô bé này chả biết sao cầm được con Thiếu Lâm trong top server).
Đó là Zin, well, có nhiều lời đồn đại không hay về cô bé này, nhưng ở mối quan hệ này, anh không quan tâm. Hồi đấy anh cũng đã từng tuyên bố, thằng nào chọc Tiểu Tiểu cứ nói anh, anh đồ sát nó ngay, và may mắn sao anh chưa từng nuốt lời. Sau này khi anh chuyển server không có liên lạc với cô bé, đợt tình cờ gặp lại có rủ cô bé đi rock show, bọn nó chen lấn quá, nên đành ôm chặt con bé kẻo nó té (đm mấy thằng metalhead, nghe nhạc rock chán như heo thì có gì mà phải giật). Rồi cũng chiều chiều tới trường cô bé học chở bé về, mua bánh Donut cho bé ăn. Chỉ tiếc là phải đi nước ngoài sớm quá…
Rồi còn Tuệ, một cô bé cũng rất đáng yêu, anh chỉ quen qua 4rum, đợt ra Hà Nội định tán tỉnh Tuệ thì đúng lúc đó Tuệ phải vào bệnh viện, chả đi chơi với anh được nhiều, và khi ấy anh cũng đang quen bạn gái, Tuệ cũng đang có bạn trai. Nghĩ vẫn còn tiếc.
À, còn em, mà anh quên mất tên rồi, vì đơn giản, anh hay gọi em là hạnh phúc lẫn niềm đau của anh…

(2) Comments Read More
Sep
16
Anh và Game – II
Filed Under (Another Me) by B.l.u.e on 16-09-2009
Tagged Under : game
Cấp II – Mê hồn trận PC Game
Anh dọn lên Sài Gòn (hay còn gọi là Thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1998, khi anh vừa học xong tiểu học. Tiền bạc gom góp bao năm trời ở dưới miền quê nghèo chỉ đủ để mua một căn nhà trong hẻm và vài vật dụng cần thiết. Tuy nhiên, hai cụ vẫn cố mua cho anh một cái máy vi tính cho anh bằng với bọn trẻ trên thành phố (xét về việc học hành). Tiếc là mong muốn của hai cụ không thực hiện được, khi anh dùng nó để chơi game là chủ yếu.
Trò đầu tiên anh chơi là trò kinh điển được cài đặt sẵn trên mọi hệ điều hành của bác Bill Gates đẹp trai: trò Dò Mìn (Minesweeper). Dĩ nhiên nhiều bạn biết trò này, nhưng biết cách chơi và thích chơi nó thì lại không nhiều. Anh ngày ấy cứ hay ngồi hí hoáy để tự phá kỉ lục của mình, và mơ tới ngày được đưa vào sách Guinness. Nhưng anh chơi trò này chỉ trong vòng vài ngày là chán.
Có một chuyện anh còn nhớ đó là: khi mua máy nó cho ba lần kĩ thuật viên tới sửa miễn phí. Trong tuần đầu tiên khi mua, anh đã gọi kĩ thuật viên tới đủ ba lần, tất cả đa phần bắt nguồn từ tính mê game của anh.
Hồi anh còn học lớp sáu ấy, loại hình game trên PC phổ biến vẫn là các đĩa mềm 1.4MB bán ở các tiệm vi tính trên đường Tôn Thất Tùng. Hồi đó tiệm anh hay mua đĩa game có tên là Vi Tính Sài Gòn thì phải. Mà hồi đấy làm gì có tiền để mua nhiều trò chơi, nên mấy đứa trong lớp phải trao đổi đĩa qua lại. Ngày đó thì antivirus mới chỉ có D2 (của bác Trương MInh Nhật Quang thì phải), và BKAV của bác Quảng béo, dân tình lại chưa đánh giá đúng sự nguy hiểm của virus nên toàn tắt đi không xài. Thành ra bọn anh mỗi lần nhét đĩa mềm vào máy, cứ run như làm tình mà không mang bao cao su vậy đó (à, hồi đó anh không nghĩ như thế này đâu nhé), run lắm, nhưng do mê game quá nên cứ chặc lưỡi “chắc nó chừa mình ra”. Các game trên đĩa mềm hồi đó anh hay chơi là: Đua xe Harley, đá banh siêu sao, Tây Du Kí, cao bồi viễn Tây…

Mẹ, cái cảm giác thí con hàng, nhầm, máy tính trị giá bự ơi là bự của mình, sẵn sàng cho bọn virus cắn xé nó chỉ để có game chơi, biết là ngu ngốc mà vẫn đâm đầu vào, cũng thật là tuyệt ấy chứ nhỉ?
Tầm một năm sau, anh biết tới cái gọi là CD game. Thời bấy giờ các tiệm bán đĩa CD mọc lên nhiều, và tiệm nào cũng rất đắt hàng. Khi mà Internet ở Việt Nam còn rất 4` phạch, nguồn tiếp cận các tựa game danh tiếng duy nhất là qua các tiệm bán đĩa này. Các bác cạnh tranh nhau nên nhanh tay lắm, game nào vừa ra là các bác ấy rít về đốt ra đĩa ngay (lúc ấy đã có ThePirateBays, Demonoid hay IsoHunt chưa nhỉ?). Chỉ cần dạo một vòng ngay thiên đường của đĩa game lậu là khi Tôn Thất Tùng sẽ thấy, các tiệm mọc san sát nhau, các bảng ghi tựa game mới đặt trước cửa tiệm cập nhật liên tục. Trò chơi khi ấy cao lắm là hai hay ba đĩa (bộ Diablo thì phải), còn lại toàn một trò một đĩa, hay có những đĩa chứa cả chục trò (những thể loại như Starcraft 6 in 1, Hot Games 2000… khá phổ biến, có lẽ do đánh trúng tâm lý của bọn choai choai tụi anh là thích bỏ tiền ít mà đem về nhiều, mặc dù các trò như thế chạy toàn không ổn định, thiếu trailer từa lưa).
Anh chơi khá nhiều game vào thời điểm này, hầu như anh không bỏ tiền vào bất cứ gì khác ngoài đĩa game (nhạc thì thỉnh thoảng mua cái MP3 Collection, còn lại toàn chôm của bạn cho đỡ tốn). Không thể kể hết anh đã say mê đến điên rồ bao nhiêu tựa game, chỉ liệt kê vài cái chính yếu (và anh còn nhớ):
- Age of Empires: tên thân thuộc là Đế Chế.

AoE không phổ biến trong miền Nam cho lắm, nhưng dân miền Bắc, đặc biệt là vùng đầu não của giới game thủ Hà Nội – quanh trường Bách Khoa, đánh Đế Chế cả ngày. À, nhân tiện anh tag thằng Chó chỗ này vậy. Các tiệm game Sài Gòn rất ít đánh Đế Chế, nên anh toàn phải đánh một mình, lên mạng vừa đọc mẹo chơi vừa dịch từ điển. Rồi toàn phải đánh Đế Chế qua Net chậm kinh dị. Mỗi lần mà tìm ra được chiến thuật nào mới thì sướng phải biết. Suốt ngày học không lo học, chỉ lo tìm cách làm sao lên đời III nhanh nhất, làm sao vẩy E cho chuẩn, cách bo nhà bằng BE BA, thậm chí cách lùa hươu cũng phải học. Lúc thì nghe phong phanh về cách quẩy đá để chiến lại bọn cung (mẹ bọn này mạnh vãi) hay bọn cao thủ ngoài Hà Nội tìm ra công thức chuẩn lên đời III là 24 dân, thế là lao đầu vào luyện.
Đợt đó có chat với một vài thằng ở khu Hà Nội, nó hay kể chuyện mấy thằng huyền thoại Đế Chế ngoài đó như Linda, Magician, LongThieuGia, NTT, Romance… kể về những trận đánh độ đầy máu lửa ở khu Bách Khoa mà thèm nhỏ dãi, chỉ muốn ra đó ngồi xem bọn nó đánh thế nào.
Về sau đánh qua mạng chậm quá, trung bình đánh năm trận mới được một trận hoàn toàn từ đầu đến cuối, nên nản, chỉ còn chơi trên máy. À, bigdaddy, photonman… có ai còn nhớ không nhỉ?

- StarCraft: hồi đấy ra ngoài quán net thì chỉ toàn thấy StarCraft. Ban đầu chỉ là mua đĩa về mày mò chơi với máy. Đến lúc chơi được vs 8 melee (chứ không phải Free For All nhé) bằng cách chơi màn Death Planet (màn chỉ có một cửa thì phải), dùng Protoss xây kín lô cốt ở ngoài (nhưng cái này đến lúc bọn Terran mang Tank chống càng qua là xém thua, chơi tới bom nguyên tử là thua hẳn), thì bắt đầu chui ra quán chiến. Thường thì đánh ngoài quán theo kiểu trâu bò, chỉ cho chơi toàn lính bộ (để đánh cho nhanh), vì thế ít ai chọn anh Terran, toàn chơi lính D của Protoss hay Hydralisk, Luker của Zerg. Sau này tập tành đánh online thì mới sử dụng hầu như đủ các loại quân. Ngày đó chơi mê không tả được, cứ mỗi chiều ông Cậu đi làm về là qua nhà chở mình ra quán game để đánh với bọn trong quán. Ngày ấy thì làm gì có chiến thuật, cứ chơi chủ yếu là địa màn hình xem nó ở đâu rồi canh thằng nào yếu nhất mà đem quân đông thật đông vô càn quét thôi, cứ chó và lính Z lủi vào, lính D bắn từ xa là được tuốt. Mà kể lúc đó học hành thì nhớ ít, hotkeys thì nhớ nhiều, mà nhớ hết cả ba quân luôn mới ghê. Ngoài ra còn các mẹo vặt như chó biến rồng của Zerg. Cái việc ngồi gào: đem lính D qua cứu em, lấy chó cào tank nó trước đi, hay Luker kìa, dò tàng hình lẹ… náo động quán game luôn đem lại cảm giác thật cuồng nhiệt.

- Diablo II: đam mê thứ thiệt là đây. Hầu như có bản patch nào ra, anh đều mua hay mượn về chơi (ba hay bốn đĩa CD chứ có ít đâu). Anh còn nhớ vài phiên bản như: Lord of Destruction, The Fury Within… Hồi ban đầu chơi Diablo II chỉ có mục tiêu phá băng, giết trùm là hết. Sau thì phải qua được cấp độ Nightmare và Hell. Rồi khi qua Hell thì lại tìm nguyên set đồ phép, hay ghép đá vào đồ. Và cuối cùng là bệnh hoạn đến mức chơi lại tất cả các nhân vật. Chỉ trừ Barbarian và Assassin là anh chưa chơi, còn lại Sorceress, Druid, Necro, Paladin… là chơi tuốt. Char đầu tiên anh chọn là Paladin, anh vẫn còn nhớ, chắc trâu bò chỉ kém Barbarian, ngồi click mỏi tay, nhìn mỏi mắt, chả sung sướng như sau này chơi bé Sorceress thả cục lửa cái bùm, hay anh Druid hú sói lên hộ vệ…

- Knights And Merchants: trò này anh thấy ở nhà mình ít người chơi, nhưng anh thích nó còn hơn cả Starcraft hay AoE. Gameplay của nó rất hay và chế độ Campaign siêu khó (thậm chí cái cheat code qua màn của nó cũng lạ vô cùng). Lấy ví dụ, ở Starcraft chỉ cần xây nhà lính là tạo được lính, còn K&M thì phải xây nhà rèn vũ khí, mà muốn rèn thì phải có thợ rèn, muốn có thợ rèn thì phải cho dân vào học trong trường học, ngoài ra còn phải xây nhà áo giáp… Muốn có rượu nho phải trồng nho, rồi đem qua nhà làm rượu, sau đó đem vào kho cất. Lính ra trận đói thì dân phải vác lương thực ra tiếp tế. Rất nhiều thứ phải quan tâm và cần cân bằng.
Những màn anh thích nhất ở trò này là các màn dàn trận, mình được cung cấp vài đạo quân để chống địch (thường đông hơn rất nhiều). Phải dựa vào địa hình, đặc tính của từng quân mà dàn trận. Hồi đấy anh hay cho Cung thủ đứng trên triền núi, lính giáo đứng bảo vệ phía trước. Rồi cũng phải đưa kị binh móc lốp vào đội cung thủ của địch.
Game này đã chơi vào là rời ra không được. Rất hay.

- Seven Kingdoms II: lại một trò chơi ít người biết nhưng cực kì xuất sắc. Trò chơi chia làm hai chủng tộc chính là người và quỷ, với rất nhiều dân tộc khác nhau. Điểm đặc biệt của game là cách tạo lính, à còn có trò gián điệp vào thành đối phương để ám sát hay mua chuộc nữa chứ. Mỗi dân tộc có một vị thần bảo hộ, hồi đấy anh hay chọn Ai Cập, do có nữ thần chiêu dụ thì phải. Ngoài ra còn có bọn quỷ thằn lằn teleport rất nhanh, bọn quỷ biến thân mình thành pháo đài đá. Đây cũng là game khiến anh mất ăn mất ngủ trong vòng một thời gian dài.

- Các game xây dựng: anh cũng mê thể loại này. Trò xây dựng đầu tiên anh chơi là Theme Hospital. Moá trò này tục kinh dị, bệnh đầu to vào chữa nó lấy kim tiêm xì ra rồi lấy đồ bơm bong bóng bơm lại. Kế tiếp là Roller Coaster Tycoon (loạt game Tycoon này nổi tiếng, chắc các bạn biết), SimCity3000, loạt trò chơi có khuynh hướng thần thánh (Pharaoh – Cleopatra, Zeus – Poseidon, Caesar III, Emperor…). Những trò này chơi thì lâu, nhưng khi nhìn thấy thành quả mình xây dựng lên và điều hành nó thì cảm giác thú vị, kiểu như mình tạo ra cả thế giới. Dù rằng công việc hằng ngày chỉ là mở máy lên và ngồi ngó thời gian trôi, nhưng vẫn cảm thấy mê.

- Dòng game quản lí câu lạc bộ: ban đầu anh chơi là FA Manager 99, sau đấy mày mò lên Championship Manager. Nhưng anh thích cái trò gì vào năm 1998 quên mất tên rồi, có cả cá độ trận đấu nữa mới máu. Hồi đấy xài Dial-up mà cũng mày mò vào 4rum của bọn Tây nhợn để tìm tên các cầu thủ trẻ tiềm năng.
Ngồi kể ra tiếp chắc bàn tay thon dài đẹp đẽ của anh gãy lìa ra cũng không hết. Anh còn chơi nhiều game khác như: Need for speed, Fifa, The Sims 2 (bệnh vãi, chơi trò này chỉ để xây cái phòng tắm ngay cửa ra vào), Commandos, Prince of Persia… và hàng tá tá các game khác mà anh tạm thời không nghĩ ra.
Ngoài ra cuối năm cấp II, anh có chơi thêm Counter Strike, nhưng vì nó dính tới đa phần ba năm sau (nghĩa là khi anh học cấp III), nên anh kể sau vậy.
Tự nhiên ngồi viết phần II này, mới thấy hồi ấy mình đam mê khủng khiếp. Có lẽ bây giờ không thể tìm được game nào tạo cho mình cảm giác quên tất cả để đắm chìm vào như vậy. Còn các bạn thì sao, ngày ấy các bạn chơi game nào?
(1) Comment Read More
Sep
15
Anh và Game
Filed Under (Another Me) by B.l.u.e on 15-09-2009
Tagged Under : game, nes
Anh là kẻ hay lừa dối, vì thế khi quen gái, anh luôn mồm mép rằng: đối với anh, em là quan trọng nhất. Thật ra là chẳng phải vậy. Có hai thứ anh đam mê hơn gái nhiều, đó là nhạc và game (thứ tự xuất hiện không đồng nghĩa với vị trí trong danh sách ưa thích của anh). Nói về gái, về nhạc đã nhiều, nay anh mạn phép nói miên man về game vậy.
Anh nhắc lại lần nữa, anh rất mê game. Mà thật ra, thằng con trai nào chẳng mê game. Nghĩ lại thì hơi buồn cười xíu, nhưng hồi học cấp II anh và đám bạn từng tuyên bố câu xanh rờn: không biết chơi game thì chẳng xứng là thằng đàn ông! dù rằng lúc đó đến râu trên cằm còn chưa đứa nào có…
Anh chơi game nhiều, hầu như giai đoạn nào của đời người, anh lại phét, nói thế cho oai thôi, nói chính xác là từ lúc lên ba lên năm biết chạy nhảy, cho tới khi trở thành một thằng sinh viên vừa thất học như bây giờ, anh đều rất mê game. Hiện tại, niềm đam mê ấy trong anh hầu như đã hoàn toàn tan biến, có chăng chỉ là vài ba ngày mới click vào PES để làm một trận tầm phào.
Với anh, game là một niềm đam mê. Đã không chơi thì thôi, đã chơi phải chơi cho tới cùng (chơi tới cùng khác với việc go pro). Vì vậy, khi mà anh cảm thấy rằng, niềm đam mê của anh cần phải xếp sau vài thứ khác quan trọng hơn, thì anh tự khắc không muốn đụng vào nó nữa. Nói thế nào nhỉ, tựa như cảm thấy chút gì đó có lỗi, khi mình lỡ khơi lại cái đam mê ấy, mà không theo đuổi nó được đến cùng (vì nhiều lí do khác nhau). Đến giờ, anh vẫn cất cái đam mê ấy của anh vào một góc xa xôi. Anh không biết liệu rồi sẽ có ngày anh thọc tay vào thật sâu để lôi lại nó ra, hay để nó mãi đóng một lớp bụi nhàn nhạt của thời gian.
Thỉnh thoảng, khi tay lướt nhanh qua một vài trang web điểm game, anh lại chỉ mỉm cười, nghĩ về cái thời – mới cách đây không xa, đầy vui vẻ ấy. Thôi thì, không dám chơi, ngồi nhớ và viết lại vậy – dù những lời văn, câu chữ, có cố gắng thế nào cũng không thể khắc hoạ lại cái cảm xúc ngày đó.
Về các giai đoạn chơi game của anh, thì tạm chia ra bốn giai đoạn, theo đúng bốn cấp lớp mà anh đã trải qua: cấp I, cấp II, cấp III và Đại Học.
Cấp I – Điện tử bốn nút


Cái này cũng có tên tiếng Anh, nhưng hồi cấp I, hầu như không đứa trẻ nào biết tiếng Anh, nên bọn anh hay gọi nó là điện tử bốn nút. Đối với nhiều đứa trẻ sinh ra tầm nửa cuối những năm thập kỉ 80 đến vài năm đầu của thập kỉ 90, thì điện tử bốn nút là tất cả.
Trước giờ, với một đứa trẻ, không có gì thích thú bằng kẹo và cà-rem. Nhưng bọn anh ngày đó, đến cái vỏ kẹo và que tre cà-rem cũng chẳng nghĩ tới, vì bao nhiêu tiền nướng hết vào quán điện tử bốn nút cả. Có một điều rất lạ, thứ gì càng bị cấm thì càng khoái. Xin ba mẹ ra ngoài chơi điện tử đã vui, buổi trưa len lén trốn ngủ trưa ra ngoài quán còn vui gấp bạo. Và cảm giác đi học về tạt ngay vào quán, ngồi chơi cho tới khi một là nhận ra đã quá muộn (hay là hết tiền), hai là các cụ xách gậy ra tới tận quán tìm, vui gấp bạo của gấp bạo.
Anh còn nhớ, hồi đấy, giá chơi điện tử là 200 đồng mười phút, 500 đồng là được nửa tiếng, cứ thế. Mà các bạn nên nhớ là, ở nông thôn quê anh ngày ấy, 200 đồng đủ mua được bịch gia-ua hay que cà-rem tươi mát rồi ấy nhé.
Thật ra ban đầu, khi tiệm mới mở, bà chủ cho chơi theo kiểu 500 đồng được một lần game over (thường là ba mạng, nếu không tính các 1up nhặt được). Về sau, khi bọn anh quá rành đường đi nước bước rồi, đến nỗi đi phá băng nhiều đứa còn chưa xài hết một lần game over cơ mà, thì bà chủ thấy không ổn, bả mới chuyển thành tính theo giờ ấy chứ.
Game mắc thế mà đâu phải ra là có đâu. Hầu như vào giờ cao điểm sau khi tan học, các máy game đều kín chỗ. Thế là phải đứng chờ. Mà hồi đó làm gì có kiểu hàng đợi, cứ phải canh máy nào khả năng bọn nó ra sớm nhất thì nối đuôi đứng sau. Thằng sau tới lại tìm như thế mà đứng nối tiếp. Cái qui tắc mà anh xài để đánh giá hồi ấy phụ thuộc vào nhiều thứ: như là thằng này có hay phải về sớm kẻo bị má la không? thằng ku này hay có mang nhiều tiền không? để mà chọn. Tiếc là hầu như toàn bộ bọn kia cũng đều xài qui tắc như anh, nên nó lại trở về qui tắc đơn giản nhất là: tới trước chơi trước và hên xui.
Cũng may là sau này, hai cụ nhà thương thằng con đẹp trai hào hoa ngời ngời như anh mà trưa nào cũng phải chen chúc mồ hôi nhễ nhại mới chơi được, nên bấm bụng bỏ tiền ra mua cho anh một cái máy, cũng đâu được vài cuốn băng trò chơi. À, anh nhớ còn cả khẩu súng để bắn vịt nữa. Thế là anh chuyển sang chơi ở nhà. Nhờ vậy mà anh chơi được nhiều trò, và biết nhiều trò, dù đôi khi vẫn thấy nhớ cái cảm giác bọn bạn ồ lên khi Mario của anh húc cột cờ được nhiều lần hơn chúng nó.

Game đầu tiên anh chơi là game rất quen thuộc: Mario. Anh không nói tới mấy game Mario cải tiến sau này nhé, chỉ bàn tới game Mario nguyên thuỷ ban đầu thôi á. Ban đầu thì hơi khó chơi, nhưng sau khi quen tay lẹ mắt rồi thì tương đối dễ. Đến giờ anh vẫn còn nhớ mang máng vài cái mẹo trong trò chơi, như mấy viên đá ẩn, phải nhảy đúng vị trí mới có, mấy ống cống màu xanh mà chui vào sẽ đi tới đâu đâu, cách để lấy thêm mạng, và thậm chí cách nhảy lên cột cờ sao cho ăn nhiều tiền nữa cơ. Ngày đấy, hầu như đứa nào trong xóm anh cũng đã từng phá băng game này (có bạn thì gọi là phá đảo, dù sao, cũng chỉ là cách gọi). Cái cảm giác giết con rồng để cứu công chúa quả thật rất tuyệt. Anh đồ rằng bọn Viking Metal cũng học từ game này ra, nên mới có mấy cái bài hát về hiệp sĩ giết rồng cứu người yêu.

Trò tiếp theo anh chơi là Tank (Battle City). Trò này có tới 50 màn thì phải, có nhiều màn khó vãi. Đến giờ cái nhạc nền Tò te tò te gì đấy khi mới vào màn vẫn làm anh thích thú khi nghe lại (anh có chơi giả lập trên máy tính). Tank chỉ có nhiệm vụ chính là bảo vệ Đại Bàng và giết xe địch. Xe tank địch thì có nhiều loại: xe con chạy nhanh, xe tank bự, xe tank nhiều màu (để lấy item). Item thì cũng khác nhau, có cái mũ cối (đúng từ hồi xưa xài he he), đồng hồ ngưng thời gian, bom nổ, sao (để thăng cấp), xẻng (để nâng cấp đại bàng)… Cứ nhớ mỗi lần mà lên được tank mõm tru thôi (loại tank bự nhưng bắn đá không được) là đã xách chạy vòng vòng mà càn quét. Nhiều lúc để bọn địch bắn nát Đại Bàng bên mình, bực chỉ muốn ném cái tay cầm vào màn hình. Mà ngu gì, ném vào thì lấy gì chơi tiếp?
Hai trò tiếp theo là Contra và Rambo. Hầu như thằng con nít nào cũng thích hai trò này như điên. Chuyện, cứ có bom mìn súng đạn là thích thôi. Trò Contra đầu chơi rất thú vị, anh vẫn còn nhớ vài tên đạn như đạn, như đạn F (xoáy), đạn M (cà chua), đạn S (đạn toả), đạn R (cho nhanh) và đạn gì mà tia lửa xẹt xẹt (L thì phải). Rồi các con trùm như căn nhà ở vòng 1, đầu rồng vòng 3, người đá vòng nào anh quên mất, còn trùm cuối thì như sau

Hồi chơi ngoài quán, vui nhất là đoạn gào thét vì để lỡ đạn, và đặc biệt thuật ngữ mà ai chơi điện tử bốn nút mới biết: kéo màn hình. Cái này nó riêng và đặc trưng đến mức anh chả biết giải thích sao nữa. Chơi Contra chửi nhau đa phần là do thằng kia kéo màn hình, hố hố.
Rambo thì là phần II của Contra thì phải. Rambo nổi tiếng với câu thần chú “lên lên xuống xuống trái phải trái phải B A” mà tới giờ anh còn nhớ (nó nổi tiếng đến mức có tên riêng là The Konami Code). Rambo thì vũ khí ngon hơn, mẹ, toàn đạn vãi ra, anh không chơi Rambo nhiều nên chỉ nhớ mỗi một đạn là đạn cối, viên nào viên lấy nó to như cái tô ăn cơm của anh.
Rambo thì hay hơn, được chơi nhiều hơn, mà không biết sao anh lại thích Contra hơn cơ chứ.
Bạn nào muốn chơi online tìm lại cảm giác thì vào đây Contra

Một trò hay nữa mà anh nhớ là trò đánh võ đối kháng, không biết có phải là Street Fighter không nhỉ. Trò mà ngày đó anh hay lấy thằng cảnh sát, có tuyệt chiêu xoáy tròn tròn, người bao quanh bởi điện ấy. Trong trò này còn có con nhỏ người Trung Quốc, tuyệt chiêu là gì anh không nhớ vì nó dở quá nên trong xóm chả thằng nào chọn. Thằng Nhật Bản thì có tuyệt chiêu chưởng như Kamojoko, thằng Mỹ thì đầu đinh, mặc đồ rằn ri, có chiêu chưởng như lưỡi dao ấy. Trò này thằng nào thua thì hình vẽ mặt mũi bị sưng phù lên hài lắm. Hồi đấy trong xóm anh trò để thách đấu chính là trò này. Không phục nhau, chửi nhau gì đấy cứ vào quán game làm ba trận. Đấy, người văn hoá nó thế, ai lại vác gậy đánh nhau. Chỉ có điều thằng nào cũng chọn ku cảnh sát nên đánh tuy thừa quyết liệt nhưng thiếu hẳn sáng tạo.
Ngoài ra, không thể không kể tới những trò như bắn ruồi (galaxy), bắn vịt với khẩu súng (anh hồi đấy toàn dí thẳng vào màn hình mà bắn), xiếc (thằng trong rạp xiếc, cưỡi sư tử nhảy qua lửa, đu dây…) – trò mà anh tốn thời gian nhiều nhất mới phá được băng.
Mẹ, tự nhiên anh hâm hâm ngồi nghĩ lại, giờ nhớ quá cơ. Cái ngày tháng còn nhỏ hồn nhiên vui vẻ ấy, nghĩ lại vẫn còn thèm thuồng và thích thú. Ôi…

No comments:

Post a Comment