Saturday, January 29, 2011

Tại sao Việt Nam thiếu luật sư giỏi?

Tại sao Việt Nam thiếu luật sư giỏi?
Đinh Từ Thức Chia sẻ - ShareThis ♦ 4 bình luận ♦ 14.12.2009
Với tựa đề “Việt Nam cần nhiều luật sư giỏi”, mẩu tin BBC ngày 9 tháng 12 viết như sau:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn Việt Nam có 20.000 luật sư giỏi nghề và ngoại ngữ vào năm 2020.
Ông Dũng đã có tiếp xúc với các luật sư Việt Nam tại buổi tọa đàm với chủ đề “Vai trò của luật sư Việt Nam trong cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế”.
Hiện Việt Nam có chưa đầy 6.000 luật sư và cách đây mấy tháng, Bộ Tư pháp Việt Nam mới chỉ bày tỏ tham vọng 150 luật sư đạt tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2020.
Ông Dũng được trích lời nói tại tọa đàm hôm thứ Ba 08/12 rằng: “Khó khăn nhất hiện nay là đội ngũ luật sư giỏi cả chuyên môn và ngoại ngữ đủ khả năng tham gia tranh tụng quốc tế còn rất hiếm”.
“Hầu hết các vụ việc liên quan đến tòa án quốc tế đều phải thuê luật sư nước ngoài với chí phí rất tốn kém.”
Hiện Việt Nam chỉ có 20 luật sư ”đạt tầm quốc tế và khu vực”, tức có thể tranh tụng quốc tế, và có chứng chỉ hành nghề của các quốc gia có nền tư pháp phát triển.
Báo cáo công bố tại một cuộc họp của Bộ Tư pháp Việt Nam hôm 18/08 cũng đưa ra con số là ở Việt Nam cứ 17.000 dân mới có một luật sư.
Tỷ lệ này là 250/1 ở Mỹ, 1.000/1 ở Pháp và Singapore; và khoảng 1.500/1 ở quốc gia láng giềng Thái Lan.
*
Qua mẩu tin trên, rõ ràng là Việt Nam thiếu luật sư cả về lượng và phẩm. Thiếu một cách trầm trọng. Nguyên do chính đưa tới tình trạng này, là chủ trương của đảng Cộng sản.
Ngay từ thời Pháp thuộc, Đại Học Hà Nội đã có khoa Luật, đào tạo ra nhiều luật sư người Việt, có đủ khả năng tranh tụng, không phải chỉ ở tòa án Việt Nam, mà ở cả tòa án Pháp. Sau Hiệp định Genève năm 1954, Chính quyền Quốc gia ở miền Nam vẫn duy trì Đại học Luật khoa, trực thuộc viện Đại học Sài Gòn, tiếp tục đào tạo những luật sư có khả năng, tầm cỡ quốc tế.
Chính quyền Cộng sản ở miền Bắc lúc đầu vẫn để cho luật sư danh tiếng Nguyễn Mạnh Tường làm Khoa trưởng trường Luật, kiêm thủ lãnh Luật sư đoàn, kiêm Phó Chủ tịch Hội Luật gia. Luật sư Tường đã viết trong cuốn “Kẻ bị rút phép thông công” rằng:
“Để chứng tỏ thiện chí, chính quyền cộng sản đã không thấy gì trở ngại để giữ lại Luật Sư Đoàn khi mà những Thẩm Phán xử án đã được thay thế bằng những người do Đảng đào tạo và giáo dục, và chính những người này là những người quyết định kết quả của mọi vụ án”.
Khi quan tòa là người của Đảng, xử theo lệnh Đảng, xin chỉ thị của Đảng trước khi tuyên án, thì luật sư hết đất làm ăn. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết: “Bị lệ thuộc hoàn toàn vào nhà cầm quyền, Luật Sư Đoàn không thể sinh hoạt theo như truyền thống được.” Luật sư không còn đất sống, thì luật sư đoàn phải chết, và trường luật cũng chết theo.
Chẳng những khó sống, giới luật sư còn bị Đảng chủ tâm tiêu diệt, vì vẫn theo Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, “Đảng áp dụng biện pháp khắt khe trên giới Luật gia, trước hết là vì họ là người trí thức và là đối tượng ghét hận của những kẻ chuyên quyền, vì Luật gia là người có cái đầu để suy nghĩ và có cái mồm để nói, hai thuộc tính gây ác cảm nơi kẻ cầm quyền, làm phức tạp cho công việc và gây xáo trộn cho kế hoạch của họ. Hơn nữa, trong giới trí thức, giới Luật gia lại càng nổi trội với kiến thức về Luật, thông thạo, thường nắm vững những hội nghị và những cuộc phê bình, và còn hơn nữa là họ có ý thức về tư cách, danh dự và trách nhiệm. Họ tự mình đặt vào vị thế tương phản với những con người máy khúm núm nịnh bợ với những kẻ chuyên quyền”. (1)
Chính vì vậy mà từ vị thế một luật gia thuộc hạng thần đồng, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã trở thành thân tàn ma dại, phải đi làm nghề sửa xe đạp ở lề đường, mà bản thân và vợ con vẫn đói dài. Các đồng nghiệp của ông cũng chẳng hơn gì, trừ những người cam tâm làm tôi đòi cho bọn cầm quyền kêu ngạo và ngu dốt.
Mãi cho đến sau khi đất nước thống nhất, và Việt Nam bắt đầu làm ăn với thế giới, Đại học luật khoa mới tái sinh, và giới luật sư mới có đất làm ăn trở lại. Nhưng khi quan tòa vẫn là cán bộ xử án, và công lý được ban phát theo chỉ thị của Đảng thì luật sư chỉ có danh, mà không thể là những phụ tá công lý đắc lực.
Mạng Chính phủ ngày 6 tháng 9, 2006 viết nguyên văn: “Sáng 6/9, tại buổi làm việc với Tòa án Nhân dân tối cao, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chỉ đạo ngành tòa án cần tập trung nâng cao chất lượng xét xử. Trong xét xử phải đảm bảo khách quan, nghiêm minh, cán bộ thẩm phán phải tận tụy, vững vàng.”
Ngày 29 tháng 6, 2009, văn phòng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Liên đoàn luật sư: “Việc tự quản phải kết hợp với quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động của các đoàn luật sư ở địa phương và hoạt động của các luật sư để kịp thời uốn nắn, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật và khen thưởng nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.”
Trong một chế độ mà Chủ tịch Nước “làm việc” và yêu cầu “cán bộ thẩm phán” nâng cao chất lượng xét xử, và Thủ tướng chỉ thị nắm giữ kỷ cương và uốn nắn luật sư, thì làm sao có được luật sư gỏi tầm cỡ quốc tế?
Một số hiếm hoi luật sư trẻ tuổi rất đáng phục, như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật, họ là những người có khả năng và dũng cảm, cố vươn lên trong chức nghiệp, muốn tích cực phục vụ đồng bào và đất nước, nhưng họ đã bị Đảng vùi dập, chẳng khác gì tiền bối đáng kính của họ là Nguyễn Mạnh Tường.
Nhiệm vụ chính của luật sư là bảo vệ thân chủ. Nhiệm vụ chính của các luật sư đoàn là bảo vệ đoàn viên. Các luật sư trẻ vừa kể đều bị các luật sư đoàn của mình loại bỏ ngay từ trước khi có án, có khi cả trước khi bị bắt. Luật sư đoàn không bảo vệ được đoàn viên, làm sao luật sư có thể bảo vệ thân chủ? Trong tình trạng giới luật sư bị lũng đoạn, không thể bảo vệ được chính mình, cũng như bảo vệ hữu hiệu thân chủ mình, làm sao có luật sư giỏi?
Trước khi nói tới “Vai trò của luật sư Việt Nam trong cải cách tư pháp”, cần phải cải cách chế độ tư pháp Việt Nam từ tận gốc rễ.
Cải cách như thế nào thì chính luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng đã nói tới: “Tôi mong rằng những kẻ lạm quyền nên bớt khắt khe,… rằng họ nên chấm dứt việc đòi Thẩm Phán phải hỏi ý kiến xin chỉ thị của Đảng cho những vi phạm Luật hay những án hình sự.”
——–
(1) Theo bàn dịch của Nguyễn Quốc Vĩ
4 bình luận »
• ansi viết:
Luật sư, thẩm phán hay công tố đều phải là những người bảo vệ tính công minh của pháp luật chứ không phải bảo vệ cho ai đó, nhóm người nào đó hay tổ chức nào đó.
Xây nhà không từ nóc, khi hệ thống pháp luật trở lại đúng bản chất là bảo đảm sự công bằng chính trực cho xã hội , nó sẽ điều chỉnh và bắt buộc giới luật sư phải tự hòan thiện nếu không muốn bị đào thải. Đó sẽ là nền tảng để giới luật sư “bơi ra biển lớn” trong thế giới “phẳng” hiện nay.
- 17.12.2009 vào lúc 9:24 pm
• Phùng Tường Vân viết:
Làm sao có luật sư giỏi ?
Tôi không hiểu những luật gia lớp trước, tôi muốn nói là những luật gia có bằng C ửNhân Luật trở lên trước năm 1945, không bỏ vào Nam năm 1954, hiện nay còn được bao nhiêu người ; trường hợp duy nhất mà tôi biết là LS Nguyễn Ngọc Minh, người đồng thời với các LS Vũ Văn Hiền, Bùi Tường Chiểu, Hoàng Cơ Thụy, cách đây vài năm gặp một bài ông viết, ông có nói đến sự sụp đổ hoàn toàn của nền pháp chế Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà Cộng Hòa XHCN Viêt Nam là một thừa kế “con hơn cha”, nguyên do : sau bao nhiêu năm không có một trường Luật cho đúng nghĩa, ngay đến những quan niệm cơ bản nhất về pháp chính của một thứ pháp luật văn minh, đã gần như không còn một ai muốn biết và muốn áp dụng nữa, những nguyên tắc mà LS Nguyễn Mạnh Tường đã hơn một lần nói đến trong bài viết sau những sai lầm của Cải Cách Ruộng Đất. Những vị Chánh Thẩm chân đất từ bùn ruộng lên ngồi ghế xét xử của cái thời đại hãi hùng ấy tuy nay không còn nữa, nhưng những cán bộ trở thành quan tòa sau khi qua một sự đào tạo rất qua quít là một hiện tượng phổ biến. Cho đến khi Trường Luật được lập lại gần đây, sự đào tạo cũng cực kỳ rối rắm, các luật sư ra hàng loạt, kiến thức luật học rất manh mún, Luật Sư Đoàn là một đoàn thể chức nghiệp khép nép trước quyền lực chính trị…đó là những nét phác họa cực kỳ sơ lược, là một người được đào tạo và hành nghề Luật ở miền Nam trước đây, sinh hoạt trong Luật Sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm Sàigon nhiều năm, tôi mong lần lượt sẽ cung cấp những nét chi tiết trong những đóng góp sau, cố gắng trình bầy từng kỳ ngắn gọn để liệt vị độc giả dễ theo dõi.
- 21.12.2009 vào lúc 10:51 am
• Phùng Tường Vân viết:
Làm sao để có luật su giỏi ? (2)
Rừng xua đa cháy.
Phải có đất uom cho hạt mầm vuon lên.
Truờng Luật Đông Duong chấm dứt sứ mạng của nó sau 1945, để lại một mùa màng ngoạn mục, một thế hệ luật gia sẵn sàng đảm nhiệm trách nhiệm của những nguoì đi tiên phong cho một nền pháp chế độc lập , tại hội nghị Đa Lạt, tài hùng biện của Nguyễn Mạnh Tuờng làm kinh ngạc phái đoan Pháp, bên cạnh ông một dàn luật su mà cấp sự nhỏ nhất là Trần Văn Tuyên rồi đến Phan Anh, Vu Văn Hiền… đi vào ngõ ngách chi tiết tranh luận về pháp ly, kinh tế, tài chính… với các quan cai trị cáo già cựu mẫu quốc với một lòng tự tín vào khả năng chuyên biệt của mình, đuợc kêu gọi bởi một lòng yêu nuớc và say mê của tuổi trẻ trí thức truớc vận hội mới của dân tộc, trời, ngay cho đến bây giờ khi nghi lại cái không khí khỏe mạnh ấy của tổ quốc, còn thấy nức lòng xúc động biết bao nhiêu.
Chiến tranh đã mang đi hết, một cuộc chiến tranh làm tàn liệt dân tộc, một cuộc chiến tranh không những kinh hoàng vì kích thước tổn thất của nó, nó xé ninh nát những xơ tế bào lành của cơ thể tổ quốc, từ khi có hòa bình trên cả hai miền của đất nước, cái rừng xanh xưa của luật pháp hoàn toàn bị thiêu rụi, nó lẵng nhẵng , èo uột nảy nở lại không những không hề được chăm bón, còn bị vô vàn những hóa chất độc hại làm thui chột, xin bắt đầu bằng tổ chức và cơ cấu của pháp lý.
Trước hết là không có một Bộ Tư Pháp đúng nghĩa, do đó tổ chức pháp đình và tổ chức nhân sự vệ tinh của pháP đình cũng không có nốt, để khỏi làm sốt ruột độc giả, tôi xin phân tích ngay cái thiếu sót cơ cấu ấy nó đẻ ra không biết bao nhiêu tệ trạng, gây ra không biết muôn vàn nào là oan khuất . Xin dẫn một tổ chức pháp đình cơ cấu . Một Tòa Sơ thẩm, người ta đòi hỏi có ít nhất 3 thẩm phán : một Chánh án, một Dự thẩm, một Biện lý; chánh án là ông Tòa xét xử, lắng nghe hai bên nguyên bị, cân nhắc tột trạng và tuyên án, ông không thuộc thẩm quyên (đề bạt, bổ nhiệm, thăng thưởng..)của ông Bộ Trưởng Tư Pháp mà thống thuộc Tối Cao Pháp Viện, thứ đến là ông Dự thẩm, chỉ ông này mới có quyền thẩm vấn bị cáo, quyết định tạm giam hay cho tại ngoại và hoàn tất hồ sơ đưa ra xét xử…vai trò thứ ba là ông Biện lý, ông là người của Bộ Tư Pháp, là người bảo vệ quyền lợi xã hội, là thượng cấp của ngành cảnh sát tư pháp, trước Tòa ông nhân danh phúc lợi và an sinh xã hội yêu cầu kết án bị cáo mà ông cho là phạm pháp …ba vị này quyền hạn, chức chưởng khác nhau, nhưng lại là những nhân tố bảo đảm cho luật pháp làm đúng sứ mạng truyền thống nhân đạo của nó : bảo vệ cái ngay, cái thiện chống cai ác. Ông Chánh Án có quyền quyết định hình phạt, nhưng quyền của ông không những bị ràng buộc khi có những điều khỏan luật định rõ ràng, trong những trường hợp nghi nan, án văn của ông không thuyết phục, nếu vì lý do gì ông xử nhẹ tay quá, án sẽ bị kháng cáo tối thiểu bởi quyền công tố, quyền cho tại ngoại của ông Dự thẩm cũng vậy nó cũng là subject co quyền phản đối của Biện lý và, sau hết là vai trò quan trọng của quyền biện hộ : các luật sư, văn vẻ họ là những hiệp sĩ của công lý, họ hành xử nhiệm vụ trước Tòa và trách nhiệm trước thân chủ trong khuôn khô minh bạch luật định, không trông mong vào bất cứ sự “khoan tay” nào của các pháp quan, họ dự các buổi chấp cung, tham dự thủ tục khám xét thâu thập bằng chứng, quyền tiếp xúc riêng biệt với bị cáo .. . trong khi làm “nghề nghiệp” của họ, họ có ở đằng sau tổ chưc Luật Sư Đòan là cái khiên, cái mộc chặn đứng mọi đe dọa, mọi trở ngại , đưa các vụ việc lạm dụng lên tới Tố Cao Pháp Viện đê có phán quyết tối hậu làm án lệ căn bản đươc cac phán quyết sau tham khảo và đôi khi có hiệu lực rất quyết định. Làm sao các Luật Sư có thể đảm trách những công việc cao quý ấy, nếu quý vị chính mình không am hiểu những nguyêntac can ban của pháp chế dân chủ, không được đào tạ chuyên môn một cách chu đáo, ngay cả Luật Sư Đòan của quý vị cũng còn riu ríu trước quyền lực chính trị thì con dân thấp cổ bé miệng vô phúc đáo tụng đình còn biết trông cậy vào ai ? (Còn tiếp)
- 21.12.2009 vào lúc 3:48 pm
• Phùng Tường Vân viết:
Làm sao để có luật sư giỏi ? (3)
Luật sư, người hiệp sĩ ấy!
Trong một xã hội dân chủ, pháp trị, ngay như đã có một tổ chức pháp đình khá chặt chẽ như vậy, quyền biện hộ vẫn là một quyền sinh tử của cá nhân bé nhỏ trước sức khuynh loát của cộng đồng, cộng đồng khi thấy bị khuấy đảo trong cuộc sống thường nhật, phản ứng nói chung là “bỏ tù nó đi”, “hạng ấy không bắn thì bắn ai”… đó là một nét tâm lý quần chúng hiểu được, trong khi đo hệ thống pháp đình lại không có lấy một mảy may những biện pháp ngăn chặn sự lạm dụng quyền xét xử, quyền ấy bị tứ tán những áp lực, nhân sự thì chưa nói đến khía cạnh đạo đức chức nghiệp, ngay đến khả năng chuyên môn, khả năng pháp lý cũng bị hạn chế đến mức đáng kinh ngạc… thì gánh nặng bảo vệ những kẻ yếu, kẻ khốn cùng trong xã hội lại càng đặt lên trên vai các luật sư, các hiệp sĩ của công lý ấy những tảng khối trách nhiệm càng nặng nề hơn, nhưng nhìn vào thực trạng quyền biện hộ hiện nay ở trong nước, thưa quý vị luật sư, những đồng nghiệp của tôi ở trong nước, với một tấm lòng chân thành “kính lẫn trọng chung” tôi mong nhân dịp này được cùng quý vị trao đổi, tôi xa tổ quốc cũng đã lâu ngày, rât thèm được đối thoại thẳng thắn với những đồng nghiệp về một địa hạt mà mình có ít nhiều sở đắc, chẳng phải là nơi để khoe cái gì hết lại càng không phải mượn cơ hội để nói xấu tổ quốc, mà chỉ nhằm “góp một ngọn nến rất nhỏ” giữa bóng đêm dài mênh mông, hãi hùng của thực trạng pháp chế nước nhà và, xin cho tôi nói thẳng.
Cái thực trạng nó kìm hãm sự lớn lên, sự trưởng thành của ngành nghề luật, nó cũng có những nguyên nhân xa gần như tất cả mọi địa hạt khác, trước hết là do “cái nước ta” hiện nay nó như thế, một nghiêng đổ xiêu lệch ngay từ gốc. Một ông Bộ Trưởng Tư Pháp của một đất nước có 8o triệu dân mà khi ra quốc hội “điều trần” có cái khẩu khí, lý luận ngay trên địa hạt của ông ta nghe không khác một ông Lý Trưởng giải thích lệ làng với hội đồng kỳ mục, một ông Phó Đô Trưởng của một thủ đô sắp sửa ngồi trên những bục bực hoa lệ của những hội hè “1000 năm Thăng Long” mà nói “chỉ khi nào có người chết mới có thể có những truy tố hình sự”… giữa chiếu trung đình của luật pháp ngất ngưởng những chức sắc như vậy, thì người ta không thể hy vọng bằng những chỉ thị, những khuyến lệnh rất ư là mơ hồ, những mục tiêu rất ư là ảo tưởng là có thể đưa các luật sư chưa chắc đã làm nổi những nhiệm vụ khiêm tốn nhất nói gì đến đua bơi với người trên… biển lớn. Một cơ cấu nhân sự như thế rị mọ trong những văn bản pháp lý mà quý vị gọi là các đạo luật này, đạo luật nọ chằng chéo, dẫm đạp lên nhau… nó tạo nên một hoạt cảnh hỗn độn chưa từng thấy. Cái quan trọng nhất của luật pháp nói chung là tính chất minh định, những lề cho sự hàm hồ phải ở mức tối thiểu, xin cho tôi dẫn một thí dụ: ba tội ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp đều có chung một thành tố căn bản là thủ đắc những tài vật, quyền lợi của người khác không có sự ưng thuận của sở hữu chủ nhưng tội trộm thì có thêm thành tố “không có sự hay biết của người mất của”, trong hai tội ăn căp và ăn cướp thì không có yếu tố “hay biết” vì nó công khai giữa chợ, giữa đời… nhưng tội cướp thì có thêm thành tố “áp đảo của cường lực”, do những định nghĩa tội danh minh bạch như vậy mà hình phạt áp dụng khác nhau, ăn cắp thì có khi chỉ là phạt vi cảnh, ăn trộm nặng hơn nhưng nhẹ hơn ăn cướp, ăn trộm của chủ (nơi mình làm ăn công) thì có yếu tố gia trọng, ăn trộm của bố mẹ thì có yếu tó giảm khinh v.v. đây chỉ là một thí dụ cực kỳ giản lược, trong sinh hoạt “vạn pháp” của nhân quần sự phức tạp hơn của tội danh là trùng trùng, nếu như tội danh không được minh định thì nó sẽ đẻ ra muôn vàn lạm dụng làm đục ngầu ao pháp lý, thay vì đem lại phúc lợi sinh hoạt cho xã hội, nó đẻ ra muôn vàn oan trái ngay từ sân trước sân sau của pháp đình, nơi ban phát công lý… trong một bối cảnh như thế hỡi những “hiệp sĩ” của công lý quý vị đã được chuẩn bị ra sao? (còn tiếp)

No comments:

Post a Comment