Saturday, January 29, 2011

Hoàng Chi-Lan

THANH TÙNG
Published October 15th, 2010
Thưa Cô,
Tôi là một kỹ sư về Computer, 42 tuổi. Ra trường và đi làm được 10 năm. Trong 10 năm qua, tôi sống độc thân, chỉ thích máy móc và tụ họp vui chơi với mấy anh bạn thân, không còn thời gian để giao tiếp với phái nữ, mặc dù đã có khá nhiều cơ hội để gặp gỡ và kết bạn. Tôi sống xa nhà cha mẹ, đời sống tự lập. Một vài người bà con, thấy tôi còn độc thân, có nghề nghiệp và chỗ làm tốt, đã giới thiệu cho tôi mấy cô sinh viên hoặc chủ kinh doanh xinh đẹp, dịu dàng, nhưng vào giai đoạn đó, tôi cũng như mấy đứa bạn không quan tâm nhiều vì chưa thấy có hứng thú.
Thế rồi, một sự tình cờ, trên chuyến bay đi thăm ba mẹ, tôi gặp một cô gái, ngồi cùng dẫy ghế. Suốt chuyến bay dài ba tiếng đồng hồ, chúng tôi đã chuyện trò rất vui thú. Cuộc chia tay ở phi trường để ai về đường nấy bỗng trở nên lưu luyến, ngập ngừng. Tôi cảm thấy cần phải giữ liên lạc với người con gái này, hình như nàng cũng sợ mất liên lạc với tôi, nhưng không dám nói. Tôi vội đưa cho nàng “business card” của tôi và nói “mong gặp lại”.
Nàng cũng trao cho tôi business card của nàng và nói “call me if you want” rồi đi nhanh ra phía xe của người nhà đến đón. Tôi nhìn theo, trong lòng xao xuyến, ngẩn ngơ một lúc.
Một tuần sau, tôi gọi cho nàng và được biết là chỗ chúng tôi ở không cách xa nhau lắm, vì hai thành phố tiếp cận. Thời gian trò chuyện qua điện thoại chỉ kéo dài vài tuần, tôi xin đến nhà thăm nàng.
Cuộc gặp lại đầu tiên ấy thật cảm động. Nàng dang đôi cánh tay chờ đón và chúng tôi đã ôm nhau như hai người đã từng thân thiết, như đã từng “hẹn nhau từ muôn kiếp trước”.
Tôi đã bàụy tỏ sự nung nấu của nhớ nhung và mong muốn gặp lại nàng. Nàng cảm động nói nhanh “me too”. Nàng giới thiệu tôi với vợ chồng người anh ruột, rồi đưa tôi đi ăn tối. Sau bữa ăn tối, trước khi chia tay, không thể cầm lòng được, tôi đã ôm nàng, nhìn vào đôi mắt và đặt nụ hồn đầu lên đôi môi chờ đợi của nàng.
Từ “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, chúng tôi thường xuyên gặp nhau vào cuối tuần. Tình yêu chan chứa và đong đầy. Chúng tôi bắt đầu phác họa tương lai, chuẩn bị cho một đám cưới vui tươi và hạnh phúc.
Nhưng cô ơi, tôi không thể hiểu được là các mối dây tình cảm vận hành và tác động như thế nào. Hai chúng tôi đều có cảm thức rằng “không thể thiếu nhau”, nhưng tôi đã “chấm dứt quan hệ” với nàng đến nay là ba lần rồi. Cứ mỗi lần tranh luận về một vấn đề, xẩy ra sự bất đồng ý kiến với nàng là tôi cảm thấy như không còn gì để gần gũi và gắn bó với nhau nữa. Tôi cảm thấy hình như mọi tình cảm, mọi yêu thương đã chấm dứt.
Tôi bỏ đi, trong lòng nặng thương đau. Rồi nhung nhớ trần lên, thúc đẩy tôi trở về. Đúng là tôi không thể thiếu nàng.
Tôi nhìn những cặp vợ chồng hoặc tình nhân khác và chợt nghĩ sao là cuộc sống của họ giản dị và thoải mái vậy. Tôi đã rơi vào sự “cường điệu của chuyện thần tiên”, tôi chắc là Cô có thể nói rằng nếu “cậu đã cho là thần tiên thì chẳng bao giờ có sự va chạm tư tưởng giữa hai người tức nàng và cậu.”
Tôi cũng đã đem chuyện này tâm sự với các bạn thân của tôi, và họ nói rằng họ thường tranh cãi với những người thân khác rồi sau đó vẫn tiến tới.
Nàng và tôi có nhiều điều hợp nhau lắm, khi gần gũi nhau thì thật đầy tình tự âu yếm, chắc có lẽ vì vậy mà tôi không thể nào đoạn tuyệt với nàng được sau mỗi lần cãi nhau, tôi chỉ có thể bỏ đi ít hôm… rồi lại vác mặt trở về. May là nàng vẫn đón nhận, không hờn trách gì cả mà có phần tha thiết hơn.
Xin cô giúp cho ý kiến. Bằng cách nào tôi có thể vượt qua những cuộc cãi nhau với nàng mà trong tâm trí không cảm thấy bị mất mát tình cảm đến nỗi có cảm tưởng mọi sự đã chấm dứt với người mình yêu quý rồi?
Rất mong sớm nhận được lời khuyên giải của Cô.
ĐÁP:
Tùng thân mến,
Chuyện không có gì trầm trọng như Tùng tưởng đâu. Theo tôi, ở đây không có sự tranh cãi, không lý luận: bởi vì Tùng đã có thể biết rõ ràng cái gì đang diễn ra rồi. Chính Tùng đã rơi vào trong “huyền thoại” cho rằng những cặp vợ chồng “tốt đẹp” không bao giờ cãi nhau, cho nên mỗi lần có xung khắc xẩy ra, Tùng mới hoảng lên.
Các bạn thân của Tùng đã nói đúng. Vợ chồng, tình nhân cãi nhau là chuyện tự nhiên. Và ở một mức độ nào đó nó còn có tác dụng hoàn thiện mối dây quan hệ tình cảm nữa.
Tại sao vậy? Tại vì, khi cuộc tranh cãi diễn ra đúng mức, các lý luận làm cho các sự việc sáng tỏ, mở ra, giúp ta biết vấn đề từ đâu đến, thuộc về nơi nào.
Thật đấy Tùng à, khi mà các mối tình cảm không được bộc lộ ra ngoài hoặc các vấn đề bị bỏ qua không được khám phá, không khí gia đình sẽ tích lũy chất độc nguy hiểm, nó âm thầm phá hủy, ăn mòn tình cảm chứ không phải là tốt đẹp gì; sự cãi nhau trong sáng có khả năng làm tan những đám mây đen tích tụ những ấm ức trong lòng các đôi bạn sống chung.
Các chuyên gia tâm lý học lưu ý rằng vợ chồng, tình nhân cãi nhau là tự nhiên, nhưng cần xem họ tranh cãi như thế nào và về những vấn đề gì, chứ không phải “tần số” của các cuộc cãi nhau.
Người Việt có câu “Thương nhau lắm, cắn nhau đau!” ý nói là thông thường, những cặp tình nhân thương nhau tha thiết thường hay cãi nhau, hoạc dùng lời nói làm cho nhau đau đớn, chứ không phải là vì ghét nhau mà tranh cãi.
Có khi nào bạn thố lộ những cảm xúc của mình hoặc tỏ sự khinh bỉ đối với đối tác của bạn không? Bạn có bất bình với địa vị mà nàng đang có, hoặc chế riễu bản thân của người bạn tình không? Trong cả hai trường hợp này, cái thứ nhất là những gì mà bạn đang làm. Còn trường hợp thứù hai, nếu quả đã xẩy ra, thì chẳng những nó đã vi phạm quy tắc mà còn cho thấy rằng mầm tan vỡ đang hình thành.
Và, sự thực là, mỗi lần cả hai người đều trở lại bình tĩnh sau một cuộc giận dữ – dù cho đã có những lời lẽ rất khó chịu – nhưng có thể nhận thấy rằng các bạn đã cùng nhau chuyển đến một nơi chốn mới. Kinh nghiệm cho thấy có nhiều cặp vợ chồng hoặc tình nhân “lúc nào cũng cãi nhau như chó với mèo”, nhưng lại có những cuộc yêu đương rất vũ bão, thắm thiết. Một số cặp có thói quen “gây sự, cãi vã nhau trước khi làm tình”.
Theo các nhà nghiên cứu thì những cuộc cãi nhau kiểu này là một phần của sự khỏe mạnh, nếu mối quan hệ tình cảm lành mạnh.
Theo tôi, Tùng cũng nên xem lại bản thân mình để tìm hiểu tại sao mình lại phát sinh ra sự lo sợ việc vợ chồng cãi nhau, sợ sự xung đột. Có thể trong quá khứ, Tùng đã chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau quá nhiều, hoặc có thể không hề thấy họ cãi nhau bao giờ cả.
Và sau đây là lời khuyên của tôi:
1.- Những lần sắp tới, nếu có cơ hội, cứ cãi nhau với nàng. Đừng hoảng hốt, đừng bỏ trốn sau khi cãi. Nếu có “tài” thì cãi thế nào mà nàng phải xông tới tấn công bạn bằng tay chứ không bằng lời nói nữa. Tùng hiểu tôi muốn nói gì rồi phải không?
2.- Hãy cố gắng buộc bản thân mình đối diện với những cảm xúc mà bạn đang có vào lúc cãi nhau với nàng. Không phải là để cảm thấy mình siêu việt, mà là để xem mình có đương đầu nổi hay không.
Làm được hai việc trên đây, tức là Tùng đã chứng tỏ rằng mình đã vượt qua những tình cảm lo sợ, chán nản vì cãi nhau với người yêu, không còn chuyện chạy ra khỏi cửa nữa.
Tôi tin rằng, Tùng sẽ cảm thấy mình dũng cảm hơn trong cuộc tình này và từ đó sự kết hợp giữa Tùng và người bạn gái sẽ được mạnh mẽ và keo sơn hơn.
Chúc Tùng sáng suốt và nhiều bản lĩnh.
Hoàng-Chi-Lan



Ana Liễu Lê (Arizona)
Published July 27th, 2010
Cô Hoàng Chi-Lan ơi,
Tôi gặp một vấn đề trong cuộc sống vợ chồng nhưng từ lâu nay không dám nói ra. Bởi vì nó thuộc phạm vi “phòng the ân ái kín đáo” chỉ hai người biết mà thôi, cho nên cứ để nó ẩn ức mãi trong lòng rất khó chịu. Có lẽ tôi chưa đủ Âu, Mỹ hóa để có thể nói trắng ra những cái thiếu hụt và không mãn nguyện trong cuộc gối chăn với chồng tôi. Nhưng nay tôi nghĩ là phải viết thư tâm sự với Cô, sau khi đọc những phân tích và khuyên giải của Cô trên tạp chí Phụ nữ, thấy Cô có nhiều kiến thức và rất cởi mở.
Chuyện của tôi là thế này: Tôi lập gia đình được ba năm nay, đã có một con. Chồng tôi là một người đàn ông hiền lành và có phần nhút nhát, khổ người không được trung bình. Anh thường mang mặc cảm bị thấp, còn tôi thì may mắn có một thân hình đầy đặn, căng đầy nhựa sống. Tôi yêu anh vì sự hiền lành và nhút nhát, nhưng sau khi lấy nhau, tôi nhận thấy anh có quá nhiều rắc rối về kích thước, trong đó có vấn đề kích thước của “bộ phận ấy”.
Tuy anh không nói thẳng ra, nhưng qua cử chỉ, thái độ sau mỗi lần vợ chồng gần gũi nhau, tôi biết là anh có mặc cảm không làm cho vợ thỏa mãn. Theo cảm nhận của tôi thì nguyên nhân chính là do cái của quý nơi anh hơi ngắn, không tới nơi tới chốn.
Qua những lúc chuyện trò kiểu “ngồi lê đôi mách” với các chị bạn có gia đình, có kinh nghiệm làm tình, tôi có học hỏi được một vài positions để cùng chồng đạt nhiều khoái cảm hơn, nghĩa là để chàng có thể vào sâu hơn dù ngắn. Trên báo chí và trên màn ảnh truyền hình người ta có quảng cáo các loại thuốc giúp cho nam giới tăng thêm kích thước, nhưng tôi không dám mách cho chàng hoặc khuyên chàng dùng thử, bởi vì sợ chàng cho là tôi nặng về hưởng thụ xác thịt.
Thú thật với Cô là, từ khi lấy chồng đến nay, tôi chưa có lần nào được mãn nguyện trong ái ân theo như một vài chị bạn đã mô tả lại nào là tới đỉnh, nào là tới bến, không còn biết trời trăng gì nữa vân vân. Nghe họ nói và xem sách báo, tôi thấy mình có phần thiệt thòi.
Về phần chồng tôi, vì mang mặc cảm “không đủ kích thước” nên chàng thường tỏ ra thụ động và thiếu sáng tạo trong chuyện ái ân, cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu. Chàng ít khi nhiệt tình và xông xáo, trong khi tôi nóng bỏng, khao khát đợi chờ đón nhận ân huệ, do đó, cuộc ái ân trở nên đơn điệu và không đồng bộ với nhau.
Tôi thường tìm cách nói bóng gió rằng trong tình chăn gối, chuyện kích thước không thành vấn đề, sự yêu quý nhau và thiện chí mới quan trọng. Nhưng dường như những điều tôi nói xa gần ấy không có tác dụng nào đến chàng cả.
Vì vậy, tôi lấy hết can đảm viết thư này để xin Cô cho những lời khuyên có thể giúp chồng tôi thoát khỏi mặc cảm ấy, để cuộc sống vợ chồng chúng tôi được điều hòa hơn.
Thành kính cảm ơn Cô.
Ana Liễu Lê (Arizona)
ĐÁP
Chuyện mà Ana đang băn khoăn, thắc mắc đã được nói đến khá nhiều trên một số sách, báo tại Hoa Kỳ và các nơi khác.
Trong văn hóa Âu, Mỹ đây là một vấn đề liên quan đến hạnh phúc lứa đôi, đến sự hòa hợp của nam nữ trong đời sống tình dục, cho nên người ta không ngần ngại hoặc e-thẹn khi nói đến chuyện phòng the, chuyện đạt hay không đạt đến khoái cảm cực độ trong cuộc “làm tình”(nên phân biệt “Làm tình” (make love) với “thỏa dục”(have sex), một bên có tình yêu thương, một bên chỉ thuần túy đòi hỏi bản năng xác thịt).
Trong tạp chí Glamour, số tháng 3-2010, mục SEX ANSWERS, PLEASE! Người ta đã đặt vấn đề “Tại sao Kích Thước Đang Trở Thành Một Vấn Nạn” Lớn, nhỏ, ngắn, rộng: bằng cách nào toàn bộ của chàng có thể tác động đến sự khoái cảm cực độ của bạn” (Why Size Actually Does Matter? Big, small, short, wide: how his package may affect your orgasm).
Bài báo đưa ra kết quả một cuộc khảo sát làm nhiều người đàn ông ở khắp nơi lo sợ, đó là sự kiện những phụ nữ có thể đạt đến cực độ khoái lạc (vaginal orgasms), khi làm tình một cách tự nhiên (không cần dụng cụ trợ lực – sex toy) đòi hỏi dương vật phải có kích thước khoảng 5.7 inches (#13 cm) hoặc dài hơn.
Tiến sĩ Debby Herbenick cho biết “Cuộc khảo sát đưa ra định đề rằng “Vấn đề kích thước dương vật” có thể đúng với một số phụ nữ” Debby Herbenick là tác giả cuốn sách về tình dục nhan đề “Bởi vì Nó Cảm Thấy Sướng”.
Một cuộc khảo cứu khác cho rằng “Một dương vật dài hơn bình thường có khả năng đụng đến các thần kinh sâu trong âm hộ, gần cổ tử cung, nên có thể tạo nên khoái cảm cực độ cho người nữ. Hầu hết độc giả của tạp chí Glamour đều đồng ý rằng kích thước là vấn đề đáng kể.
Một phụ nữ 23 tuổi cho biết “Của chàng quá nhỏ đến nỗi tôi cảm thấy như không có gì cả”. Một phụ nữ khác nói: “Tuy nhiên, quá lớn, vượt khỏi khuôn khổ, cũng không phải luôn luôn là tốt” Nó có thể gây đau đớn hoặc tổn thương.
Tiến sĩ Sara Nasserzadeh, một bác sĩ chuyên khoa Tình dục đưa ra nhận định rằng “Thật ra, thì số phụ nữ than phiền về sự đau đớn do bị “nó” ấn sâu và chạm mạnh, nhiều hơn số phụ nữ phàn nàn về kích thước nhỏ bé của “cái ấy”.
Do đó, phải làm cách nào, để có thể yêu đương trong tình trạng chàng của mình “trời đã sinh ra như thế”?
Tiến sĩ Sara Nasserzadeh đề nghị các biện pháp sau đây:
1.- Nếu của chàng nhỏ và ngắn dưới trung bình, nàng có thể dùng kiểu “doggy-style” Với tư thế này, của chàng sẽ đủ khả năng kích thích G-spot (điểm Cực Lạc) của nàng. Về G-spot, chưa ai có thể xác định dứt khoát vị trí của nó là ở chỗ nào trong âm đạo, có lẽ vì nó khác nhau nơi từng người. Có khi đạt đến một cách tình cờ, có khi không tìm thấy, do đó đang có nhiều tranh luận về có hay khộng có “điểm cực khoái” này.
2.- Nếu của chàng lớn và dài quá, phụ nữ nên dùng thế thượng phong “kỵ mã” (woman-on-top) để có thể dễ dàng điều chỉnh và làm chủ tình thế, khỏi bị đau hoặc tổn thương.
Một độc giả phụ nữ khác góp ý thêm rằng “Trong yêu đương và ân ái, nếu người đàn ông biết sử dụng hết tất cả những gì mà Thượng đế đã ban cho và có ý hướng muốn đưa người yêu đến bến, đến bờ khoái cảm, thì bàn tay, đôi môi cũng sẽ có thể góp phần lớn lao trong chuyến phiêu du đến cõi hoan lạc tuyệt đỉnh.
L.H, một phụ nữ 30 tuổi, nói “Kích thước dương vật không có gì quan trọng lắm! Tôi muốn nói, dĩ nhiên là không ai muốn có một chàng với của quý tí hon, nhưng trên thực tế, trước và trong khi làm tình, tôi thấy hai bàn tay chàng cũng tuyệt vời lắm.
Ngày xưa, bên Việt Nam, thi sĩ Hồ Xuân Hương, trong bài thơ Dệt Cửi đã nói ví von về chuyện kích thước:
“Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
Hai chân đạp xuống nâng nâng nhắc
Một suốt đâm ngang thích thích mau
Rộng hẹp, nhỏ to vừa vặn cả
Ngắn dài, khuôn khổ vẫn như nhau…”
Đây là quan niệm cho rằng vấn đề kích thước không quan trọng. Trong thực tế quan niệm này quá thô sơ, nó chỉ thích hợp với cái thời đại mà người phụ nữ chỉ có bổn phận phục vụ, rất ít dám đòi quyền hưởng thụ.
Ana thân mến,
Tuy nhiên, có thể nói rằng trong những cuộc ái ân do tình yêu, vấn đề kích thước dương hoặc âm vật không phải là quan trong nhất. Người Việt Nam có câu “Khi thương trái ấu cũng tròn”, do đó, tình yêu thương đích thực sẽ bù đắp cho nhưng chỗ thiếu sót và chênh lệch do Trời định.
Tôi khuyên Ana nên tự điều chỉnh để thích ứng với hoàn cảnh, hãy tin tưởng rằng với tình yêu tất cả mọi sự đều có thể làm được. Ana hãy học hỏi các kinh nghiệm ở sách báo, như trên đây, khéo léo đem ứng dụng vào cuộc sống vợ chồng, tìm cách đem lại cho chàng những khoái cảm bất ngờ, ngây ngất, tôi đoan chắc dần dần chàng của Ana sẽ trở nên hoạt bát, xông xáo và sáng tạo trong cuộc gối chăn. Theo tâm lý học về tình dục, một người đàn ông yếu kém về tình dục (không thể làm cho vợ hoặc người tình thỏa mãn trong gối chăn) họ thường nhiều tự ái vặt lắm, dễ cáu gắt và kiếm chuyện. Vậy cần phải rất thận trọng.
Điều nên nhớ là không được lộ ra ý hướng muốn điều khiển chồng theo hướng mình. Nên khéo léo trong hành vi và các đề nghị mời gọi chàng nhập cuộc. Tìm phương cách giúp chàng trở nên chủ động. Khi chàng đã bắt đầu biết làm chủ thì mặc cảm sẽ tự biến mất.
Chúc Ana nhiều may mắn và kiên nhẫn.
Thân mến,
Hoàng Chi-Lan
THANH TÙNG
Published October 15th, 2010
Thưa Cô,
Tôi là một kỹ sư về Computer, 42 tuổi. Ra trường và đi làm được 10 năm. Trong 10 năm qua, tôi sống độc thân, chỉ thích máy móc và tụ họp vui chơi với mấy anh bạn thân, không còn thời gian để giao tiếp với phái nữ, mặc dù đã có khá nhiều cơ hội để gặp gỡ và kết bạn. Tôi sống xa nhà cha mẹ, đời sống tự lập. Một vài người bà con, thấy tôi còn độc thân, có nghề nghiệp và chỗ làm tốt, đã giới thiệu cho tôi mấy cô sinh viên hoặc chủ kinh doanh xinh đẹp, dịu dàng, nhưng vào giai đoạn đó, tôi cũng như mấy đứa bạn không quan tâm nhiều vì chưa thấy có hứng thú.
Thế rồi, một sự tình cờ, trên chuyến bay đi thăm ba mẹ, tôi gặp một cô gái, ngồi cùng dẫy ghế. Suốt chuyến bay dài ba tiếng đồng hồ, chúng tôi đã chuyện trò rất vui thú. Cuộc chia tay ở phi trường để ai về đường nấy bỗng trở nên lưu luyến, ngập ngừng. Tôi cảm thấy cần phải giữ liên lạc với người con gái này, hình như nàng cũng sợ mất liên lạc với tôi, nhưng không dám nói. Tôi vội đưa cho nàng “business card” của tôi và nói “mong gặp lại”.
Nàng cũng trao cho tôi business card của nàng và nói “call me if you want” rồi đi nhanh ra phía xe của người nhà đến đón. Tôi nhìn theo, trong lòng xao xuyến, ngẩn ngơ một lúc.
Một tuần sau, tôi gọi cho nàng và được biết là chỗ chúng tôi ở không cách xa nhau lắm, vì hai thành phố tiếp cận. Thời gian trò chuyện qua điện thoại chỉ kéo dài vài tuần, tôi xin đến nhà thăm nàng.
Cuộc gặp lại đầu tiên ấy thật cảm động. Nàng dang đôi cánh tay chờ đón và chúng tôi đã ôm nhau như hai người đã từng thân thiết, như đã từng “hẹn nhau từ muôn kiếp trước”.
Tôi đã bàụy tỏ sự nung nấu của nhớ nhung và mong muốn gặp lại nàng. Nàng cảm động nói nhanh “me too”. Nàng giới thiệu tôi với vợ chồng người anh ruột, rồi đưa tôi đi ăn tối. Sau bữa ăn tối, trước khi chia tay, không thể cầm lòng được, tôi đã ôm nàng, nhìn vào đôi mắt và đặt nụ hồn đầu lên đôi môi chờ đợi của nàng.
Từ “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, chúng tôi thường xuyên gặp nhau vào cuối tuần. Tình yêu chan chứa và đong đầy. Chúng tôi bắt đầu phác họa tương lai, chuẩn bị cho một đám cưới vui tươi và hạnh phúc.
Nhưng cô ơi, tôi không thể hiểu được là các mối dây tình cảm vận hành và tác động như thế nào. Hai chúng tôi đều có cảm thức rằng “không thể thiếu nhau”, nhưng tôi đã “chấm dứt quan hệ” với nàng đến nay là ba lần rồi. Cứ mỗi lần tranh luận về một vấn đề, xẩy ra sự bất đồng ý kiến với nàng là tôi cảm thấy như không còn gì để gần gũi và gắn bó với nhau nữa. Tôi cảm thấy hình như mọi tình cảm, mọi yêu thương đã chấm dứt.
Tôi bỏ đi, trong lòng nặng thương đau. Rồi nhung nhớ trần lên, thúc đẩy tôi trở về. Đúng là tôi không thể thiếu nàng.
Tôi nhìn những cặp vợ chồng hoặc tình nhân khác và chợt nghĩ sao là cuộc sống của họ giản dị và thoải mái vậy. Tôi đã rơi vào sự “cường điệu của chuyện thần tiên”, tôi chắc là Cô có thể nói rằng nếu “cậu đã cho là thần tiên thì chẳng bao giờ có sự va chạm tư tưởng giữa hai người tức nàng và cậu.”
Tôi cũng đã đem chuyện này tâm sự với các bạn thân của tôi, và họ nói rằng họ thường tranh cãi với những người thân khác rồi sau đó vẫn tiến tới.
Nàng và tôi có nhiều điều hợp nhau lắm, khi gần gũi nhau thì thật đầy tình tự âu yếm, chắc có lẽ vì vậy mà tôi không thể nào đoạn tuyệt với nàng được sau mỗi lần cãi nhau, tôi chỉ có thể bỏ đi ít hôm… rồi lại vác mặt trở về. May là nàng vẫn đón nhận, không hờn trách gì cả mà có phần tha thiết hơn.
Xin cô giúp cho ý kiến. Bằng cách nào tôi có thể vượt qua những cuộc cãi nhau với nàng mà trong tâm trí không cảm thấy bị mất mát tình cảm đến nỗi có cảm tưởng mọi sự đã chấm dứt với người mình yêu quý rồi?
Rất mong sớm nhận được lời khuyên giải của Cô.
ĐÁP:
Tùng thân mến,
Chuyện không có gì trầm trọng như Tùng tưởng đâu. Theo tôi, ở đây không có sự tranh cãi, không lý luận: bởi vì Tùng đã có thể biết rõ ràng cái gì đang diễn ra rồi. Chính Tùng đã rơi vào trong “huyền thoại” cho rằng những cặp vợ chồng “tốt đẹp” không bao giờ cãi nhau, cho nên mỗi lần có xung khắc xẩy ra, Tùng mới hoảng lên.
Các bạn thân của Tùng đã nói đúng. Vợ chồng, tình nhân cãi nhau là chuyện tự nhiên. Và ở một mức độ nào đó nó còn có tác dụng hoàn thiện mối dây quan hệ tình cảm nữa.
Tại sao vậy? Tại vì, khi cuộc tranh cãi diễn ra đúng mức, các lý luận làm cho các sự việc sáng tỏ, mở ra, giúp ta biết vấn đề từ đâu đến, thuộc về nơi nào.
Thật đấy Tùng à, khi mà các mối tình cảm không được bộc lộ ra ngoài hoặc các vấn đề bị bỏ qua không được khám phá, không khí gia đình sẽ tích lũy chất độc nguy hiểm, nó âm thầm phá hủy, ăn mòn tình cảm chứ không phải là tốt đẹp gì; sự cãi nhau trong sáng có khả năng làm tan những đám mây đen tích tụ những ấm ức trong lòng các đôi bạn sống chung.
Các chuyên gia tâm lý học lưu ý rằng vợ chồng, tình nhân cãi nhau là tự nhiên, nhưng cần xem họ tranh cãi như thế nào và về những vấn đề gì, chứ không phải “tần số” của các cuộc cãi nhau.
Người Việt có câu “Thương nhau lắm, cắn nhau đau!” ý nói là thông thường, những cặp tình nhân thương nhau tha thiết thường hay cãi nhau, hoạc dùng lời nói làm cho nhau đau đớn, chứ không phải là vì ghét nhau mà tranh cãi.
Có khi nào bạn thố lộ những cảm xúc của mình hoặc tỏ sự khinh bỉ đối với đối tác của bạn không? Bạn có bất bình với địa vị mà nàng đang có, hoặc chế riễu bản thân của người bạn tình không? Trong cả hai trường hợp này, cái thứ nhất là những gì mà bạn đang làm. Còn trường hợp thứù hai, nếu quả đã xẩy ra, thì chẳng những nó đã vi phạm quy tắc mà còn cho thấy rằng mầm tan vỡ đang hình thành.
Và, sự thực là, mỗi lần cả hai người đều trở lại bình tĩnh sau một cuộc giận dữ – dù cho đã có những lời lẽ rất khó chịu – nhưng có thể nhận thấy rằng các bạn đã cùng nhau chuyển đến một nơi chốn mới. Kinh nghiệm cho thấy có nhiều cặp vợ chồng hoặc tình nhân “lúc nào cũng cãi nhau như chó với mèo”, nhưng lại có những cuộc yêu đương rất vũ bão, thắm thiết. Một số cặp có thói quen “gây sự, cãi vã nhau trước khi làm tình”.
Theo các nhà nghiên cứu thì những cuộc cãi nhau kiểu này là một phần của sự khỏe mạnh, nếu mối quan hệ tình cảm lành mạnh.
Theo tôi, Tùng cũng nên xem lại bản thân mình để tìm hiểu tại sao mình lại phát sinh ra sự lo sợ việc vợ chồng cãi nhau, sợ sự xung đột. Có thể trong quá khứ, Tùng đã chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau quá nhiều, hoặc có thể không hề thấy họ cãi nhau bao giờ cả.
Và sau đây là lời khuyên của tôi:
1.- Những lần sắp tới, nếu có cơ hội, cứ cãi nhau với nàng. Đừng hoảng hốt, đừng bỏ trốn sau khi cãi. Nếu có “tài” thì cãi thế nào mà nàng phải xông tới tấn công bạn bằng tay chứ không bằng lời nói nữa. Tùng hiểu tôi muốn nói gì rồi phải không?
2.- Hãy cố gắng buộc bản thân mình đối diện với những cảm xúc mà bạn đang có vào lúc cãi nhau với nàng. Không phải là để cảm thấy mình siêu việt, mà là để xem mình có đương đầu nổi hay không.
Làm được hai việc trên đây, tức là Tùng đã chứng tỏ rằng mình đã vượt qua những tình cảm lo sợ, chán nản vì cãi nhau với người yêu, không còn chuyện chạy ra khỏi cửa nữa.
Tôi tin rằng, Tùng sẽ cảm thấy mình dũng cảm hơn trong cuộc tình này và từ đó sự kết hợp giữa Tùng và người bạn gái sẽ được mạnh mẽ và keo sơn hơn.
Chúc Tùng sáng suốt và nhiều bản lĩnh.
Hoàng-Chi-Lan
Thưa Cô,
Tôi là một phụ nữ gần 50 tuổi. Tôi có ba đứa con gái từ cuộc hôn nhân trước bị đổ vỡ. Sau chín năm chung sống, có ba đứa con rất dễ thương, ngoan ngoãn, bỗng chồng tôi thay đổi tính tình và cách hành xử. Tôi đã cố gắng chịu đựng sự thay đổi này, cố tìm cách giúp chồng điều chỉnh, nhưng đã thất bại. Tôi càng nhẫn nhịn và nhân nhượng, thì anh càng lên nước, coi rẻ tôi, xem như tôi phải bám lấy anh thì mới sống được. Các con tôi thường khóc và buồn khổ khi thấy mẹ bỗng nhiên bị bố hành hạ và tệ bạc. Ba má tôi thì không muốn hôn nhân của tôi bị đổ vỡ vì quan niệm ly hôn là một điều bất hạnh nhất đối với phụ nữ: “Đàn bà mà bỏ chồng hay bị chồng bỏ cũng bất hạnh như nhau!”
Thế nhưng, tôi đã không thể chịu nổi nữa nên đã đòi ly dị. Sau hai lần tòa giúp hòa giải, nhưng làm sao còn có thể sống chung thì mầm chán nản và rẻ rúng đã mọc lên trong tâm tưởng tôi. Cuộc gối chăn đối với tôi chỉ còn là bổn phận phải giúp chồng thỏa mãn đòi hỏi tình dục mà thôi, không còn cảm giác hứng thú nữa, cứ mong cho mau xong việc.
Rốt cuộc thì tôi cũng đã thoát khỏi cảnh “địa ngục trần gian”. Tôi được nuôi các con nhỏ. Tôi nhận được tiền trợ cấp nuôi con rất đầy đủ và đều đặn (chồng cũ của tôi rất có trách nhiệm và hào hiệp, đôi lúc tỏ ra ân hận về sự đổ vỡ do anh tạo ra). Nhờ vậy, tôi không phải tìm một công việc làm toàn thời gian, mà vẫn đủ sống để chăm sóc các con.
Tôi làm mẹ độc thân gần sáu năm, khi các con đã vào Trung Học, thì tôi gặp một người đàn ông trung niên rồi làm đám cưới. Người chồng hiện tại của tôi có việc làm nhưng lợi tức chỉ ở mức trung bình. Sau một năm lấy nhau, chúng tôi có một đứa con trai. Cuộc sống bắt đầu bận rộn và vất vả hơn trước. Căn nhà của tôi chưa “pay off” được cho nên chồng tôi nhận trả “mortgage”; còn tôi thì lo thanh toán các thứ hóa đơn và lo cho ba đứa con gái riêng cùng đứa con trai chung các thứ cần thiết. Tôi mong muốn chồng tôi giúp đỡ trong sự chi tiêu hàng ngày, hàng tháng trong gia đình. Nhưng anh ta phớt lờ đi. Mặc dù, anh luôn luôn đáp ứng các nhu cầu của đứa con trai chung, nhưng anh không bao giờ giúp cho tôi về tiền bạc, trừ khi tôi yêu cầu hỗ trợ.
Thái độ này của anh làm cho tôi có cảm tưởng anh như một người “share nhà và share giường” với tôi chứ không giống như vợ chồng.
Tôi biết là anh cần tiết kiệm cho tương lai của chúng tôi, nhưng qua sự đối xử của anh về chi tiêu trong gia đình, tôi lại cảm thấy hình như hai đứa không phải là một cặp vợ chồng chính thức, bởi vì chúng tôi không chia sẻ hầu hết mọi chi tiêu và lợi tức. Anh không hề cho tôi hay là mỗi tháng anh lãnh được bao nhiêu tiền. Tôi chỉ đoán là lương anh không lớn vì công việc của anh không thuộc các ngành kỹ thuật cao. Anh thường phải làm thêm “overtime”. Lãnh lương xong anh cho vào trương mục riêng và quỹ tiết kiệm CD (Cash Deposit) của anh. Chúng tôi không có Joint account.
Sự việc này đang làm cho tôi cảm thấy phẫn uất, bực bội đối với anh. Một cái gì như là chán ngấy đang nẩy nở trong tôi. Thưa cô, tôi có nên có cảm nghĩ này hay không? Tôi phải làm thế nào đây?
Xin cô giúp cho những lời khuyên giải.
Thành thật biết ơn Cô.
Đáp:
Lily quý mến,
Trong cuộc sống gia đình hiện nay, nhiều chị em phụ nữ chúng ta đã gặp nhiều cảnh không thuận lợi, thậm chí ngang trái và khổ đau gần hết kiếp người. Người thì bị chồng phản bội, người thì bị chồng hà hiếp, lạm dụng, người thì bị gia đình chồng hạch sách, ác cảm vân vân. Theo kinh nghiệm thì đa số những người vợ không có công việc làm ngoài xã hội, chỉ lo “nội trợ” thành ra lệ thuộc vào chồng hoặc gia đình chồng, thường lâm vào những cảnh trái ngang trên đây. Còn những người vợ có công ăn việc làm, có thu nhập hoặc lợi tức riêng thì thường gặp phải hoàn cảnh tương tự như chuyện của Lily, người chồng lơ là không quan tâm chia sẻ gánh nặng tài chánh trong gia đình. Thành thật mà nói, thì không phải mọi người phụ nữ có tài chánh riêng đều gặp chuyện lỉnh kỉnh về tiền bạc khi lấy chồng. Bởi vì, thông thường, khi người ta đã yêu thương nhau thực sự thì chẳng ai tiếc gì với nhau cả.
Người Việt xưa có câu “Của chồng, công vợ” ý nói là của cải, tài sản của vợ chồng là do hai người chung sức mà có. Thường thường trong gia đình người Việt Nam, người vợ giữ tài chánh và lo hết mọi chi thu liên quan đến cuộc sống của vợ chồng và con cái như cái ăn, cái mặc, giao tế, khách chủ, bạn bè và thuốc men khi đau ốm v.v.
(đôi khi còn phải lo cho bố mẹ hoặc bà con khó khăn nữa). Người chồng thường giao tiền lương cho vợ.
Tại Âu Mỹ, vợ chồng thường có một “trương mục ngân hàng chung” (joint account) ai có lợi tức đều bỏ vào đó và chi tiêu chung. Do đó, trường hợp của Lily là khá lạ lùng và đáng buồn như Lily đã cảm nhận.
Lily ơi, bạn đặt câu hỏi “Thưa cô, tôi có nên có cảm nghĩ này hay không?” Tôi thấy, Lily thật tội nghiệp vì bản chất nhân hậu. Tại sao tôi nói thế, Lily hiểu không?
Này nhé, khi mà các cảm và nghĩ nó bộc lộ ra, thì đâu có vấn “nên hay không nên”, bởi vì tình cảm và ý nghĩ là những thứ có tính cách tự phát, từ trong lòng, trong trí con người. Chúng bộc lộ ra ngoài rồi mình mới biết mình vừa cảm nghĩ như thế nào. “Cái mầm chán nản nó len vào tâm trí mình từ từ và thầm lặng do sự ức chế tình cảm mỗi ngày một chút, khi đến biên độ thì nó bung ra thành “buồn tủi thân phận” hoặc thành
“cơn phẫn nộ, bực tức”, hoặc dẫn đến sự “chán chường”, “lãnh cảm”.
Lily đang cảm thấy chán ngán và phẫn uất về thái độ của chồng. Đây là một điều nguy hại nếu bạn cứ im lặng trong tình trạng bất mãn này. Một người vợ âm thầm cảm thấy chán người chồng là một triệu chứng không tốt đẹp. Nguyên nhân đưa đến thực trạng này, đó là sự dàn xếp về tài chánh gia đình hiện nay trong gia đình không thích hợp và thuận lợi cho Lily. Người chồng không quan tâm đến vấn đề chi tiêu, thu nhập của gia đình, để mặc cho Lily một mình đối phó. Việc này, làm cho người phụ nữ tủi thân và có mặc cảm như mình phải “nuôi trai” trong nhà để hưởng thụ, chứ không phải “nuôi chồng”.
Tục ngữ có câu “Lỗ nhỏ có thể làm chìm thuyền”. Nhưng vấn đề của gia đình Lily hiện nay không phải là nhỏ đâu. Bởi vì, tài chánh là vấn đề huyết mạch của sự sống. Vợ chồng phải chung tay chèo chống mới giữ vững con thuyền gia đình trên dòng đời, nhất là khi gặp khúc sông kinh tế khó khăn.
Do đó, tôi đề nghị Lily nên thảo ra một kế hoạch chi thu mới cho gia đình, rồi đưa cho chồng, yêu cầu giúp ý kiến.
Khi xem bản kế hoạch thu chi mới của Lily, có thể người chồng sẽ cảm thấy cần phải có hành động hợp tình, hợp lý hơn. Anh sẽ dễ dàng tiếp thu ý kiến của Lily trong kế hoạch tiền bạc này, nếu Lily bầy tỏ sự đánh giá cao các việc làm của chồng như mua sắm các thứ cần dùng cho đứa con trai, trả “nợ tiền mua nhà” và bỏ tiền vào quỹ tiết kiệm.
Một khi mà hai người, Lily và người chồng đã có sự thỏa thuận về một kế hoạch chi thu mới, thì hãy kiên nhẫn thực hiện thử trong vòng ba tháng, rồi cùng nhau duyệt xét lại. Hãy giữ vững kế hoặch mới đó cho đến khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy thoải mái.
Nên biết rằng, Tiền Bạc là một trong những vấn đề bức bách nhất của mọi cuộc hôn nhân. Do đó, việc giải quyết vấn đề này không phải là dễ dàng, nó cần đến cả sự khéo léo, tế nhị cũng như sự quyết tâm của cả hai vợ chồng.
Nếu, Lily và chồng đạt được một giải pháp chung, thuận vợ thuận chồng, thì Lily hãy cảm ơn chàng đã đi đến chung cuộc và hãy cố gắng làm cho cuộc sống hôn nhân tốt đẹp hơn.
Trường hợp, thiếu may mắn, người chồng vẫn chứng nào tật ấy, thì có lẽ Lily đã biết mình sẽ phải làm thế nào rồi phải không?
Chính Lily đã chịu đựng một thời gian, rồi sức người có hạn, mầm chán nản đã len vào tâm trí làm cho cuộc sống vợ chồng mất dần ý nghĩa. Vì vậy, theo tôi, Lily cần có thái độ cương quyết, đòi hỏi chàng phải có trách nhiệm và tình thương yêu đích thực. Phải chứng tỏ cho chàng biết rằng Lily là một phụ nữ có tinh thần độc lập, sẽ không sống phụ thuộc vào một người đàn ông nào nếu không có tình nghĩa. Hãy nói cho chàng biết là Lily cần một người chồng biết yêu thương, chăm sóc và chia sẻ mọi thứ trong cuộc đời, hai người là một. Chính Lily cũng đã đủ bản lĩnh làm người mẹ độc thân nuôi con trong sáu năm dài kia mà. Hãy can đảm và sáng suốt, đừng để tâm trí bị uất ức lâu ngày, không tốt cho sức khỏe về cả hai mặt vật chất và tinh thần.
Chúc Lily nhiều may mắn.
Hoàng-Chi-Lan
LILY
Published August 22nd, 2010
Cô thân mến
Tôi là một phụ nữ năm nay hơn 30 tuổi. Tôi tốt nghiệp Đại Học năm 27 và đi làm việc. Mối tình đầu không đưa đến hôn nhân vì tính tình hai đứa không hoàn toàn hợp nhau. Người tình đầu của tôi thông minh, năng động trong xã hội, nhưng lại không biết lo lắng chăm sóc cho bạn đời, vì vậy mà tôi đành phải chia tay.
Sau hai năm tịnh tâm, lắng lòng để hàn gắn vết thương, tôi gặp một người đàn ông tuyệt vời, biết yêu thương, chăm sóc và hợp tác trong các công việc thường ngày.
Qua mấy tháng hẹn hò, tìm hiểu nhau, chúng tôi đã kết hôn. Đời sống vợ chồng chúng tôi rất êm đềm với những cuộc yêu đương đầy hứng thú và mãn nguyện. Có thể nói là chúng tôi rất đồng bộ với nhau trong chăn gối, chồng tôi lại là người ham tìm tòi và có đầu óc sáng tạo. Tôi đã được nhiều hạnh phúc với chàng. Chàng đã đem lại cho tôi nhiều khoái cảm cực độ. Tôi yêu chàng tha thiết.
Thế nhưng, cái nguyên nhân duy nhất tạo nên sự căng thẳng và xung đột giữa hai chúng tôi đó là gia đình của chàng.
Gia đình tôi ở Nevada, cha mẹ chồng tôi ở California. Người anh cả của chồng tôi làm việc ở Las Vegas và “share” apartment với chúng tôi để cùng tiết kiệm tiền thuê nhà. Căn apartment có 3 phòng. Thỉnh thoảng ba mẹ chồng qua thăm và ở lại. Chuyện qua thăm và ở lại ít ngày thì tôi rất welcome, nhưng điều làm cho tôi buồn và bất mãn, đó là chồng tôi lúc nào, cái gì cũng hỏi ý kiến của mẹ chàng. Chàng không thể tự mình quyết định một điều gì cả – có lẽ trừ chuyện làm tình với tôi.
Mẹ chồng tôi đã hướng dẫn các quyết định và hành động của chàng theo cách mà bà ưa thích và có nhiều lợi cho bà. Trong những cuộc họp gia đình có mẹ chồng và anh chồng, khi tôi có ý kiến khác với mẹ hoặc anh chồng, chàng luôn luôn đứng về phía họ và không ủng hộ ý kiến của tôi, ngay cả khi chàng biết là những người kia sai và tôi đúng.
Tôi rất đau khổ và buồn chán với cách hành xử của chàng. Tôi có cảm tưởng bị bỏ rơi hoặc không được để quan tâm đến, hoặc bị coi thường. Tôi cảm thấy tủi thân vì bị đối xử như một thành phần phụ, không phải là vai chính trong gia đình, mặc dù khi chỉ có hai đứa trong phòng thì chàng rất là điệu nghệ, âu yếm, nâng niu, vuốt ve, mơn trớn làm cho tôi đê mê, quên hết mọi sự vật chung quanh, không cần biết hiện tại hay tương lai.
Tôi bắt đầu run sợ về tương lai. Bởi vì trong những tháng ngày sắp tới, khi vợ chồng tôi có con cái mà chàng sẽ nuôi dạy theo ý kiến của mẹ chàng thì thật không thể chấp nhận được.
Cô ơi, tôi phải làm thế nào đây? Và tôi sẽ làm được cái gì để thay đổi hoàn cảnh này?
Rất mong những lời khuyên của Cô.
Kính chào Cô.
ĐÁP:
Lily thân mến,
Hoàn cảnh của Lily là một sự kiện cho thấy rằng: người đàn ông mà mình mới gặp và hẹn hò, không phải là người đàn ông như mình mong ước, mộng tưởng. Những cuộc chuyện trò, những lần hẹn hò chúng ta chỉ thấy được phần nào của một con người, hiểu được đôi chút về nội tâm, không thể nào thấu suốt được tất cả. Nhưng, chúng ta thường phóng đại những đức tính của đối tượng yêu đương theo ước vọng của chúng ta.
“Khi thương trái ấu cũng tròn” là một định đề tâm lý rất phổ biến. Ca dao Việt Nam còn có câu “Yêu ai yêu cả đường đi, Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng”. Người Mỹ có câu
“Love me, love my dog” cũng có nghĩa tương tự.
Chính Lily đã ca tụng chàng là “một người đàn ông tuyệt vời”, biết yêu thương, chăm sóc và hợp tác trong các công việc thường ngày.”
Khoa tâm lý học nhận thấy rằng con người xuất hiện trước mắt ta không phải là một thực thể đơn giản mà là một hiện hữu phức tạp chứa đựng quá khứ, kinh nghiệm và trách nhiệm của nó. Những hành trang này thường có ảnh hưởng đến những cam kết của mỗi con người trong hiện tại cũng như tương lai.
Trường hợp người chồng của Lily, có thể thời thơ ấu cũng như trưởng thành chàng sống hoàn toàn lệ thuộc vào ý muốn của người me. Có thểỉ vì hiểu chữ hiếu theo kiểu xưa nên chàng không bao giờ dám làm trái ý mẹ. Cũng có thể chàng đã mắc một số nợ nần vật chất và tinh thần của đại gia đình, như chịu nhiều ân huệ của người anh cả, của chị, của mẹ vân vân. Có thể cuộc đời của chàng quá bình an và dễ dàng khi sống trong gia đình có anh và có mẹ, cho nên chàng chẳng cần phải động não để có những quyết định về cuộc sống, cho nên chàng mới trở nên thụ động như vậy. (Thông thường, trong cuộc sống, ai đã có một lần bị đời ngược đãi và đã đau đớn phận người, thì mới có những trang bị tư tưởng để có quyết định lèo lái cuộc đời của mình đến thành công). Do đó, có lẽ chồng của Lily là người từ nhỏ đến lớn đã sống trong sự bao bọc và hướng dẫn của đại gia đình, nên mất hết ý nghĩ riêng.
Lily nên biết rằng, trong quá trình đi đến trưởng thành, tất cả chúng ta đều mang theo trong tâm tư một số hành lý. Một số người trong chúng ta còn kéo theo đàng sau cả một thùng xe hành lý cồng kềnh nữa!
Tuy nhiên, sự sở hữu một vài va-li hành lý không có nghĩa là quá nhiều đến nỗi bạn phải ném một chàng trai tốt cho gió cuốn đi. Nhưng, nó đòi hỏi là bạn nên BIẾT có những cái gì trong các va-li đó, để bạn suy tính mà quyết định xem có thể giúp chàng rút bớt đi một vài thứ không cần thiết hoặc quá cổ lỗ hay không.
Thông thường, thì trước khi quyết định dấn thân vào hôn nhân, tất cả những người độc thân đều đặt câu hỏi: “Sự hẹn hò tình cảm của họ chịu ảnh hưởng của các bậc cha mẹ ra làm sao nào và đến mức nào.” Chẳng hạn, nếu một chàng trai thường hay hờn dỗi với mẹ, thì có thể chàng ta cũng có thể giữ sự hờn giận ấy đối với các phụ nữ nói chung. (Bởi vì “Chứng nào tật ấy”). Đây không phải là một điều tốt. Nhưng, nếu một chàng tray thương quý mẹ và thường làm theo cách của mẹ mình, thì có thể chàng cũng sẽ có thói quen hành xử như vậy đối với một phụ nữ khác là bạn đời của chàng ta. Đây là một điều rất hay. Bởi vì, trước hết, một người con trai biết trân quý mẹ là một tính nết gây ấn tượng sâu sắc đối với phụ nữ, một nét gợi cảm mà phụ nữ thường bị lôi cuốn. Thứ đến, người phụ nữ bạn đời có thể cũng sẽ được anh đối đãi, chăm sóc, yêu thương, chiều chuộng qua hình ảnh của người mẹ. Chắc Lily cũng đã nghe nhiều người vợ Mỹ gọi chồng mình là “Baby” một cách âu yếm, phải phông?
Tuy nhiên, thật rủi ro cho Lily. Bởi vì, sau một thời gian chung sống tuyệt vời, Lily mới sớm khám phá ra là mình đang ở trong một cái “tam giác tình cảm”. Ba con chim trong một cái tổ ấm yêu thương thì quá chật chội đấy bạn ạ!
Thật vậy, người anh chồng ở chung nhà với vợ chồng Lily, làm cho cuộc sinh hoạt hàng ngày thành phức tạp. Đó là chưa kể, thỉnh thoảng cái tam giác ấy biến dạng thành một cái hình chữ nhật đặc biệt, khi chồng của Lily, anh chồng và mẹ chồng đến với nhau rồi họp thành một nhóm riêng, làm sao mà Lily lại không cảm thấy mình bị cô lập và bơ vơ được!
Tôi nhận thấy, trong cuộc lứa đôi này, có lẽ tình cảm của Lily sâu đậm hơn tình cảm của chàng dành cho vợ. Nguyên do là vì chàng không thể biết được giữa một phụ nữ khác và người mẹ mình, đâu là tình yêu đích thực. Vì thế cho nên, khi vắng mẹ thì chàng tập trung yêu thương vào vợ, rồi khi mẹ xuất hiện thì chàng hướng về mẹ mà lơ là với vợ.
Lily nói chàng là “một người đàn ông tuyệt vời” vậy thì trước khi đưa chàng vào cuộc đấu, cần phải cho chàng biết thành tích của mình. Nếu, thực lòng muốn phục hồi “khúc nhạc tình” nhịp nhàng âm điệu của thuở ban đầu, tôi đề nghị Lily hãy suy xét, can nhắc những điểm sau đây:
1. Chỉ bằng một câu ngắn gọn, nhẹ nhàng, nói với Người Tuyệt Vời mà Lily muốn tiếp tục cuộc yêu đương, rằng: “Em biết, dĩ nhiên là gia đình gồm mẹ và anh cả là quan trọng đối với anh, đó là một điều rất quý báu. Nhưng, anh có biết là những lúc mà anh chỉ biết có mẹ và nghe lời mẹ, em cảm thấy mình bị bỏ rơi, cô đơn và lạc lõng lắm không?
2. Hãy nhớ rằng, chính Lily đã mặc nhiên chấp nhận “cái tam giác biến thành tứ giác này” trong một thời gian rồi. Sách Tâm lý nói “ Sự chấp nhận là một cách tập quen cho người khác làm một việc gì”. Sư im lặng của Lily lâu nay làm cho họ (chồng, anh chồng và mẹ chồng) hiểu rằng ho đã được sự đồng ý với cuộc sống như vậy. Do đó, giờ đây, sự bộc bạch tâm sự của Lily có thể làm cho chàng mất phương hướng và chới với. Vậy hãy cho chàng thời gian để suy nghĩ và nhận định những ý kiến của bạn.
3. Bạn cũng cần phải tìm dịp yêu cầu người anh chồng hãy sắp xếp một chương trình sinh hoạt khác, rồi nhẹ nhàng gợi ý về một ngày nào đó anh ta sẽ dọn ra ở riêng.
Tôi hy vọng là Lily sẽ được như ý. Nếu hai người đều đồng ý thay đổi nếp sống, thì họ cần phải nhận thấy là họ có thể chung tay chèo lái con thuyền trên dòng đời.
Ngay bây giờ, một cuộc tranh đua về nhân cách đang diễn ra và bạn không thể biết được kết quả ra sao. Tuy nhiên, nếu bạn cứ tiếp tục giữ lại trong lòng nhưng cảm nghĩ bực tức, sự bất mãn và tủi thân, thì có thể một lúc nào đó, chúng sẽ tự động bung ra không đúng lúc, đúng chỗ và có thể không đúng người, – nhất là đối với mẹ và anh chồng – thì sẽ đưa đến một kết thúc bi thảm!
Lily cũng nên biết trước điều này: khi đem chuyện này ra nói thẳng với chồng và yêu cầu thay đổi, Lily có thể gặp rủi ro, đó là “Người Tuyệt Vời” của bạn sẽ ưu tiên chọn gia đình của chàng và không theo ý của bạn. Nếu lâm vào tình thế này, theo tôi, điều tốt nhất là Lily phải can đảm mà nhận thấy là mình đã lầm người.
Tuy nhiên, nếu Lily thành thật chia sẻ những cảm nghĩ của mình và người yêu quý của Lily biết nghe, hiểu được tâm tư rồi làm theo những điều mà Lily đã thố lộ và ước mong, thì hai người chắc chắn sẽ có một khung trời yêu đương xanh ngát đầy hoa thơm, cỏ lạ trong một tương lai tươi sáng.
Chúc Lily nhiều may mắn và đầy nghị lực.
Mến,
Hoàng Chi-Lan
BÍCH-LÊ
Published August 22nd, 2010
Cô Hoàng Chi-Lan thân,
Em là một người mẹ trẻ với hai con nhỏ. Đứa lớn 5 tuổi, là con của người chồng thứ nhất mà tôi vừa ly dị. Đứa thứ hai, một trẻ sơ sinh “ngoài ý muốn” kết quả của một đêm hoan lạc bất ngờ với người bạn trai hiện đang chung sống với em chưa đầy một năm.
Người bạn tình hiện tại tỏ ra là một người cha tốt, biết chăm sóc và lo lắng cho đứa trẻ “đáng tiếc” đã vào đời.
Em không ân hận khi mang thai đứa bé, trái lại rất thích thú, vì mỗi lần sờ vào bụng là bao nhiêu cảm giác sung sướng, sự khoái cảm cực độ của cái đêm hôm ấy đầy yêu thương lại trần lên chạy rần rần trong cơ thể em. Với người tình hiện tại, em thường được những đêm thần tiên, chàng luôn luôn làm cho em ngây ngất đến tuyệt đỉnh của gối chăn. Đây là việc mà trong bốn năm yêu thương và chung sống, chồng cũ của em chưa bao giờ đưa em đến bến, đến bờ. Em thường bị bỏ lại giữa dòng, đôi khi rất chới với, vì chồng đã buông chèo do đuối sức.
Em đã thành thật nói với chồng những hụt hẫng của mình trong ân ái và đề nghị chồng em tìm cách cải thiện nhằm tăng sức lực để có thể đưa nhau tới bến bờ hoan lạc yêu đương. Nhưng chồng em cho rằng không nên dùng đến trợ lực thuốc men, có thể hại cho sức khỏe về sau.
Em tìm hiểu qua sách báo và hỏi han bạn bè, rồi tìm cách tẩm bổ cho chồng, nhưng kết quả không được như ý. Lý do là vì chồng em sống hơi duy tâm và lý tưởng.
Ngày trước, khi còn trinh nguyên, em đã yêu anh vì cái đầu óc thông minh và cuộc sống có lý tưởng của anh. Cách biểu lộ tình cảm của anh kín đáo, điềm đạm, sâu sắc đã làm cho trái tim em được vuốt ve và tôi cảm thấy hạnh phúc. Trong giai đoạn mới tỏ tình yêu nhau, em thường thấy sự bình an, thơ mộng khi được anh ôm vào lòng. Thuở ấy, em chỉ cảm thấy rạo rực trong tim và lồng ngực, chỉ cần bàn tay anh ấp lên là đủ.
Thế nhưng sau đêm tân hôn, em cảm thấy cơ thể mình như rực lửa và khao khát được hưởng thụ chăn gối thật nhiều. Em mang thai vào tháng đầu tiên. Sinh con xong, em nghe cơ thể mình dường như càng nhiều đòi hỏi ân ái hơn. Ở sở làm, nhìn thấy em, nhiều chàng trai và đàn ông tỏ ra thèm thuồng tìm cách lân la tán tỉnh. Mẹ em bảo em phải thận trọng khi ra ngoài, vì “gái một con” thường có nhiều nét quyến rũ đàn ông con trai lắm. Nhưng chồng em thì vẫn bình thường, chỉ chăm sóc, âu yếm vỗ về bằng lời nói nhiều hơn bằng cử chỉ của thân xác. Thậm chí anh còn “kiêng cử” và dè dặt, khi “gần nhau” anh không quá nhẹ nhàng, không dám mạnh mẽ, khiến cho em không được trọn vẹn.
Một lần nhẹ dạ, em đã bị quyến rũ và đã phản bội, lừa dối chồng em. Sau đó, những cuộc ái ân với chồng em chỉ còn là nghĩa vụ hôn nhân, em như bị lãnh cảm và h ình như chồng em cũng đã nhận thấy sự thay đổi nơi em về tình cảm. Thế là, cảnh địa ngục trần gian bắt đầu diễn ra mà chính em là người chủ động.
Một ngày cuối tuần, em bỏ nhà đi chơi với chị bạn, để mặc chồng và con không có thức ăn. Hôm sau, khi em về nhà, chồng em buồn bã, nhìn em từ đầu đến chân, rồi thở dài, nói với em “Em có còn yêu anh không mà bỏ anh với con bơ vơ vào cuối tuần như vậy”. Em nói là vì mấy chị bạn không chịu chở cho về. Không khí nghi ngờ đã chiếm ngự trong gia đình. Tuy chồng em không nói gì, dù bóng gió, nhưng chính em lại biết rõ là mình đã lừa dối chồng.
Sau một tuần suy nghĩ nát óc, em cho chồng tôi biết là em muốn ly dị vì “sống với anh chán quá, không còn hứng thú nữa”. Anh cúi đầu, thở dài, không nói tiếng nào, lững thững đi vào phòng.
Tôi nhờ văn phòng luật sư làm thủ tục giấy tờ đem về đưa cho chồng ký tên. Anh tỏ ra đau đớn, cầm lấy và hỏi lại, em đã nghĩ kỹ chưa? Tôi gật đầu.
Hôm sau, anh trả lại giấy tờ cho em kèm theo một cái “note” với dòng chữ “Anh vẫn yêu em như thuở ban đầu, mong em suy nghĩ lại. Hôn em.” Em vò mẫu giấy rồi xé nát.
Việc ly hôn thuận tình nên khá nhanh chóng. Em dọn ra và đem con về ở với mẹ em. Anh được đến thăm con bất cứ lúc nào vì mẹ em rất quý anh và bất bình với việc ly dị của em.
Người bạn trai đang sống với em, chàng làm tình thật tuyệt vời, biết chăm sóc nhà cửa, nhưng lại không có ý muốn lập gia đình hoặc sinh con. Chàng nói với em, nếu muốn sống và hưởng thụ thoải mái và tận cùng những dưỡng chất trần gian, khoái cảm mà Thượng đế đã ban cho, thì không nên vướng vào một ràng buộc nào, nhất là con cái.
Cô ơi, trong lúc đó, thì người chồng cũ của em hoàn toàn khác. Anh luôn luôn nói với em rằng anh tha thiết ước mong được em trở lại dưới một mái nhà để anh có thể yêu thương em đến cuối cuộc đời này.
Cô ơi! Cuộc hôn nhân và gia đình em đổ vỡ là do lỗi và ý muốn của em, chứ không phải của chồng em. Giờ đây, em đã nhận ra đó là một sai lầm trầm trọng, một “big mistake”đấy Cô ơi!
Em cảm thấy mình vẫn còn yêu thương người chồng cũ. Chàng tha thiết năn nỉ em trở về sống với chàng, vì từ ngày em ly thân, rồi ly dị, chàng vẫn thui thủi một mình và chỉ nhớ thương em, không còn biết một phụ nữ nào cả. Em mơ ước được trở lại trong vòng tay chồng cũ, nhưng em lo sợ phải đem đứa bé thứ hai đi xa người cha của nó.
Em phải làm sao đây?” Xin Cô vui lòng chỉ dạy cho những điều cần thiết.
Kính chào Cô.
ĐÁP:
Bích Lê quý mến,
Trước hết, tôi xin bày tỏ nỗi vui mừng khi nghe Lê đã nhận ra cái big mistake của bản thân mình. Trong cuộc sống phức tạp và nhiều cạm bẫy này, chị em mình rất ít người không phạm lỗi lầm. Ai trong chúng ta cũng đều có thể có một lần lỡ dại, điều quan trọng là sau khi đã biết mình lỡ dại, thì phải khôn ra. Các bậc cao niên thường biện luận rằng:
“Những kẻ nên khôn, đều có dại
Ở đời có dại mới nên khôn!”
Vậy cho nên Lê không nên lo buồn nhiều về cái sai lầm trầm trọng đã qua ấy. Hãy bình tĩnh và sáng suốt để đối phó với hoàn cảnh hiện tại để khỏi “make an other mistake” nữa.
Theo tôi, ngay bây giờ, tuyệt đối, Lê không nên làm một cái gì cả. Hãy dừng lại và hít thở thật sâu, cho lồng ngực căng phồng sức sống. Bởi vì, với tuổi đời 29, Lê đang có cả một trời hy vọng nếu còn ý muốn táỉi lập gia đình và hiện tại Lê cũng đang có một gia đình nhỏ, đó là Lê và hai đứa bé mà Lê yêu thương, chăm sóc.
Còn đối với người bạn trai âý, nếu Lê nhận thấy thực sự là chàng chỉ muốn cùng Lê tận hưởng thú vui ân ái trong hiện tại mà thôi, không có ý hướng xây dựng tình cảm tương lai, thì vấn đề sẽ rất đơn giản.
Trước hết, Lê nên có thái độ rõ ràng và dứt khoát. Nói cho chàng biết là Lê không cùng quan điểm với chàng về cuộc sống chỉ có hiện tại, rằng Lê cần có tình yêu đích thực cho tương lai và con cái. Chắc chắn, cuối cùng Lê cũng phải từ giả chàng, nhưng chàng lại LÀ cha của đứa con của Lê, vậy thì cái gì đáng giá ở đây?
Xin hỏi: Lê và chàng, hai người có thực sự được hạnh phúc trong cuộc sống chung không? Sẽ có một ngày khi những thú vui xác thịt tuyệt vời ấy không đủ làm cho Lê và chàng thấy mãn nguyện, và hai người sẽ còn không tha thiết nhau nữa, nếu không muốn nói là nhàm chán vì không có ràng buộc tình cảm tương lai. Người ta thường nói: lúc trẻ sống với nhau bằng tình, cho nhau hưởng thụ thỏa thê về xác cũng như tâm hồn, đến khi tuổi cao, thân xác già đi, người ta sống với nhau bằng nghĩa. Vì vậy nên hầu hết mọi người, nhất là phụ nữ không thể chấp nhận một người đàn ông có chủ trương chỉ hưởng thụ ái ân mà không thích ràng buộc tình cảm và sinh con cái. Chắc đến đây, Lê đã hiểu được là tôi đã khuyên điều gì rồi. Hãy sáng suốt và tự chủ, đừng để những thú vui xác thịt lôi cuốn mãi.
Điều thứ hai mà tôi muốn khuyên Lê, đó là, làm gì thì làm, nhưng không nên trở lại làm vợ người chồng cũ. Bởi vì, trước mắt, người chồng cũ vẫn tha thiết mời gọi Lê trở về đoàn tụ, hình như đây là một giải pháp dễ dàng để Lê từ giã “người bạn trai không hứa hẹn tương lai”. Có thể, khi vợ chồng cũ mới trở lại với nhau, tình xưa, nghĩa cũ sẽ rực lửa ái ân và sẽ được hạnh phúc nhất thời, nhưng về lâu về dài (in the long run) đây không phải là giải pháp tối ưu.
Cái mặc cảm đã phạm sai lầm khi ly dị chồng, và cái chứng tích đã ăn ở với người đàn ông khác là đứa bé thứ hai có thể trở thành những đám mây đen trên khung trời ân ái với người chồng cũ. Theo tâm lý thông thường, người đàn ông rất dễ tha thứ và bao dung, nhưng họ không dễ dàng quên những gì đã làm cho họ đau khổ.
Lê nói rằng “Tôi cảm thấy mình vẫn còn yêu thương người chồng cũ”. Theo tôi, có thể cảm tưởng mà Lê có hiện nay, chỉ là, một hoài niệm về ân tình cũ một thuở một thời, một nỗi nhớ về những ngày xưa thân ái mà thôi. Đây là một tình cảm rất bình thường nơi con người. Mất rồi mới tiếc, xa rồi mới nhớ. Lỡ tay đánh mất hạnh phúc rồi mới bương bả đi tìm lại. Tuy nhiên, không nên vì những hoài niệm ấy mà quay về với chồng cũ.
Lời góp ý thứ ba, đó là, Lê phải suy nghĩ chín chắn để tìm xem cái gì đã xẩy ra với cuộc hôn nhân cũ và hiện tại Lê đang muốn cho bản thân mình cái gì, không quan tâm đến những người đàn ông đi qua đời mình, Lê sẽ có nguy cơ đâm đầu trở lại vào những vấn đề nan giải.
Lê có lý khi quan ngại đến việc làm cho đứa bé xa cha, nhưng cái nguy cơ lớn hơn đó là những cơn sóng ngầm của sự hỗn độn tình cảm do việc trở lại với một cuộc hôn nhân mà Lê có thể tự nhận thấy là sẽ khó hạnh phúc và sự lui tới thăm con của người cha đứa bé.
Do đó, Lê nên tránh ra ngoài cái vòng lẩn quẩn ấy một thời gian. Hãy trở thành một người mẹ hiền. Hãy cố gắng để đừng quá chú trọng đến việc tìm kiếm tương lai và tìm quan hệ tình cảm, tạm thời đóng cửa lòng. Hãy chấp nhận những gì đang có và chờ xem cuộc đời sẽ đưa bạn về đâu. Chắc chắn Thượng Đế sẽ quan phòng những người có thiện tâm.
Chúc Lê sáng suốt và nhiều nghị lực.
Thương mến,
Hoàng Chi-Lan
LỆ TRẦN
Published October 6th, 2010
HỎI:
Thưa Cô,
Mới 28 tuổi, cháu đã thành góa phụ sau sáu tháng kết hôn. Chồng cháu làm nghề lái xe vận tải đường dài, đã chết trong một tai nạn. Cháu đã sống trong đau đớn tiếc thương hơn một năm rưỡi. Nơi cháu ở là một thành phố nhỏ, có biển, có hồ và những cánh rừng nhỏ rất lãng mạn. Thành phố quá nhỏ, là một góa phụ còn son trẻ, lại hấp dẫn, cháu thường bị bối rối khi gặp những người đàn ông và thanh niên. Nhiều người nhìn cháu với đôi mắt thèm thuồng, một số người tán tỉnh suồng sã.
Hình như dưới mắt họ, cháu là một phụ nữ thiếu thốn tình yêu và cần tình dục, bởi vì vừa mới lấy chồng được mấy tháng thì chồng qua đời. Cháu rất bất mãn đối với những người đàn ông có ý nghĩ này. Cháu biết chắc là loại đàn ông suồng sã này chẳng có chút tình cảm nào, họ chỉ ham muốn và thèm xác thịt mà thôi. Nhưng hầu hết họ đều ở cùng lứa tuổi với chồng cháu và là bạn của vợ chồng cháu, người thì còn độc thân, người thì đã lập gia đình và có con nhỏ.
Mỗi lần nhìn những người bạn dẫn con đi chơi, vợ chồng âu yếm nhau, cháu cảm thấy buồn cho số phận của mình và thấy bối rối không biết đời cháu sẽ ra sao, tương lai như thế nào. Cháu có gia đình bố mẹ ở đây, cháu đang nương nhờ trong cơn đau buồn. Bố mẹ cháu rất thương người chồng vắn số của cháu nên thường khuyên cháu nên theo nền nếp gia đình, để tang chồng cho đúng hạn, hơn hai năm. Nhưng cháu muốn rời thành phố này để đi học cho xong chương trình College đã dang dở vì lấy chồng. Cháu muốn trở thành một cô giáo. Cháu nghĩ là sự học hành sẽ làm cho cháu mau khuây khỏa nỗi buồn góa bụa. Ngoài ra, rời khỏi cái thành phố nhỏ này, cháu sẽ thoát khỏi tâm trạng nhớ nhung người chồng vắn số và thao thức, rạo rực khi thấy những đôi vợ chồng hoặc tình nhân xung quanh mình.
Gia đình có nền nếp truyền thống Việt Nam, cháu rất sợ mang tiếng về chuyện trai gái lăng nhăng, nhưng ở đây, nhiều cạm bẫy đang vây quanh cháu. Thú thật với Cô là cháu đã may mắn thoát được một lần, chỉ trong gang tấc thôi. Cháu lo sợ lắm, bởi cháu cũng là “human being” thôi, không phải là tiên, thánh.
Đêm hôm đó, sau bữa tiệc sinh nhật tại một nhà hàng, một chị bạn đã nhờ một thanh niên đưa giúp cháu về nhà. Vì là người cùng xóm, có quen thân từ trước, nên cháu không ngại. Ngờ đâu, anh ta chở cháu về căn apartment của anh, mời cháu vào chơi một chút.
Trong bữa tiệc, cháu bị ép uống một chút rượu vang, nên cũng hơi ngà ngà… Lúc đầu cháu từ chối, nhưng anh nói thiết tha quá, không thể không vào. Cháu vừa ngồi xuống “sofa” thì anh bắt đầu dùng bàn tay âu yếm, mơn trớn, kích thích… người cháu bỗng mềm nhũn, đê mê rồi ngã hẳn vào lòng anh ấy… Những nụ hôn nồng mùi rượu… May quá, khi bàn tay anh ấy rời vùng ngực, tiến xuống phần dưới thắt lưng, thì cháu giật thót mình, tỉnh ra và vùng dậy khỏi sofa.
Anh níu lại, cố ép và suồng sã hơn, anh nói “Muốn rồi! Hưởng đi, còn gì mà tiếc”. Trước sự coi thường đó, trong đầu cháu hiện lên câu nói của bố mẹ “chưa mãn tang chồng mà lỡ dại mang bầu, thì nhục cho gia đình lắm”. Chính nỗi sợ hãi to lớn này đã làm cho cháu tăng thêm sức mạnh, cháu xô anh ấy ngã xuống sofa và vụt chạy ra khỏi căn apartment, đi một mạch ra đường lớn để về nhà. Từ cái ngày đó, cháu không còn dám bước lên xe người đàn ông nào nữa, dù là bạn cũ hay mới.
Vấn đề hiện đang làm cho cháu băn khoăn, lo ngại, đó là đến lúc nào thì cháu mới có thể rời khỏi nơi đầy cạm bẫy và cám dỗ này, để thực hiện giấc mộng trở thành một cô giáo? Lúc này cháu chưa nghĩ đến chuyện yêu đương. Nhưng rời khỏi thành phố trong lúc này, người ta có nghi ngờ về nhân cách của cháu không? Cháu đang cảm thấy chán nản và không biết sẽ làm gì cho phần đời còn lại của mình. Người ta nói là cháu có số “sát phu” lập gia đình sớm, nếu “không sinh ly thì cũng tử biệt”. Số phận cháu sao mà buồn vậy cô ơi. Xin Cô cho cháu những lời khuyên bảo thực tế.
Thành kính cảm ơn Cô,
ĐÁP:
Lệ Trần thương mến,
Nội cái tên của cháu cũng đã chứa nước mắt của trần gian rồi, làm sao mà cuộc đời không “thương phu trích lệ” (tức là nhỏ nước mắt khóc chồng) được? Nghe qua chuyện của Lệ, cô cảm thấy thật xót xa trong lòng và thương cho hoàn cảnh của cháu.
Một thiếu nữ 28 tuổi, vừa mới lấy chồng được sáu tháng thì góa bụa, giống như một đóa hoa vừa hàm tiếu, vừa đón ánh dương và gió xuân phơi phới, thì “nửa chừng gãy gánh” cho nên trong một thành phố nhỏ dễ trở thành đối tượng cho ong bướm khao khát, lân la gọi mời, quyến rũ. Nhưng Lệ phải nhận thấy là mình đã may mắn có bố mẹ gần gũi, an ủi, khuyến khích và canh phòng giúp đỡ. Nhất là đã may mắn thoát khỏi sự cám dỗ và cạm bẫy tình dục để giữ được chữ tiết với chồng, khỏi bị rủi ro “tai nạn” có nguy cơ làm tổn thương danh giá bản thân và nền nếp gia phong Việt Nam. Cô xin có lời chia mừng.
Lệ nói đúng lắm “cháu cũng là “human being” thôi, (chỉ là con người thôi) không phải là tiên, thánh” do đó việc thoát khỏi cám dỗ của tình cảm và các thúc đẩy của bản năng tình dục là rất khó khăn. Bao nhiêu thiếu nữ đã bị sa ngã vì không chống cự nổi sự lôi cuốn của tình dục, không được các bậc phụ huynh cảnh giác trước để đề phòng. Cô có lời khen sự thành thực của Lệ. Lệ đã biết được bản thân mình, thấy được cái nhược điểm rất “người” nơi chính mình. Đây là một điều kiện cần để con người vươn lên, vượt qua khó khăn của hoàn cảnh để hướng về một tương lai khá hơn.
Cô rất mừng khi biết Lệ đã thấy được sự giới hạn của đời mình trong một thành phố nhỏ. Sau một mất mát lớn lao và kinh khiếp, Lệ đã đứng dậy, dự phóng một tương lai rất khiêm tốn, hiền hòa và dễ thương: trở lại College để hoàn tất chương trình học và vào trường sư phạm để trở thành một cô giáo. Lệ cũng đã xem xét đến khả năng di chuyển đến một thành phố có nhiều cơ hội hơn. Tinh thần và tư tưởng của Lệ rất lạc quan và tích cực, có thể làm gương cho các phụ nữ khác có hoàn cảnh tương tự.
Thật vậy, nếu người ta cứ quanh quẩn mãi trong một thành phố quê hương nhỏ bé, thì cuộc đời cũng sẽ mãi đơn điệu giống như bao nhiêu cuộc đời đã đi qua trước đây, không có gì thay đổi do quan niệm “dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn”. Thế nhưng Lệ đã chọn một bước nhẩy vượt qua “ranh giới muôn đời” và tôi tin rằng Lệ sẽ thành công. Bởi vì, cuộc đời luôn luôn thay đổi, không bao giờ giống như cũ. Đặc biệt là nó thường có thể tốt đẹp hơn xưa theo cách này hay cách khác.
Lệ Trần thương mến ơi! Vậy là coi như cháu đã chọn tương lai là sẽ đi học College lại và đã quyết định sẽ trở thành một cô giáo, giờ đây chỉ còn một câu hỏi đó là “lúc nào thì có thể khởi sự?”
Đúng ra thì chỉ có Lệ mới có thể quyết định thời điểm này. Tuy nhiên, tôi cũng xin đưa ra một vài gợi ý: Chính Lệ đã nói rằng “Cháu đang cảm thấy chán nản và không biết sẽ làm gì cho phần đời còn lại của mình”, đây là một cảm thức bình thường trong một tâm hồn đau khổ và một trái tim thổn thức, không phải là sự bi quan mà là một phản ứng để thoát ra khỏi cảnh khổ mà thôi. Theo nhận xét của tôi thì khi ý thức rõ được tâm trạng của mình, Lệ đã chín muồi để khởi phát một cuộc đổi thay cho đời mình.
Vậy thì hãy nộp đơn xin học ở bất cứ nơi nào trên đất nước, trường nào gọi và thích hợp thì cứ đi. Đây có thể là một cuộc phiêu lưu đầy hứa hẹn.
Đã đến lúc phải thắp lên một ngọn nến để soi đường mà thoát ra khỏi vùng dĩ vãng tang thương và một hiện tại u buồn mà đầy cạm bẫy. Lệ nên nhớ rằng, các bạn bè trong thành phố nhỏ một thời thân thương ấy, mỗi người đều có một định mệnh, một hướng đi hoàn toàn khác với định mệnh và hướng đi của Lệ.
Lệ nên biết rằng trong lúc Lệ nhìn thấy và ước ao cuộc sống an bình đều đặn của những bạn hữu, thì chính họ cũng có thể đang ước ao được đi đó đi đây như Lệ, không có dây ràng buộc.
Cánh đồng cỏ ở bờ sông bên kia, hình như luôn luôn xanh mướt hơn cánh đồng cỏ ta đang đứng! Lệ hãy lấy bút viết xuống chương trình và kế hoạch tương lai của mình đi.
Nhưng nhớ là nên viết bằng bút chì… Tại sao Lệ biết không? Tại vì Lệ có thể tẩy xóa, thay đổi các mục tiêu khi cơ hội thuận lợi đối với mình. Nói cách khác, phải nắm lấy cơ hội, hãy điều động ngọn thủy triều.
Trong khi nộp đơn vào College, cũng nên khảo sát những nơi chốn nào thích hợp để sống và có công việc để làm. Sau cơn mưa trời lại sáng. Lệ hãy can đảm mà quyết định tương lai cho bản thân mình.
Chúc may mắn.
Hoàng-Chi-Lan
JULIE HOÀNG
Published October 6th, 2010
Thưa Cô Hoàng-Chi-Lan,
Tôi có người bạn trai, sắp sửa đi đến hôn nhân. Anh luôn luôn bị các phụ nữ duyên dáng, xinh đẹp chào đón, vồn vã, mời mọc và vây quanh. Trong sở làm dường như nhiều cô, nhiều bà quý mến và thích gần gũi trò chuyện với anh lắm. Mỗi lần thấy sự việc này diễn ra là tôi tức điên lên, nhiều lúc muốn xông vào đẩy bọn họ ra xa anh. Anh nói là anh chỉ yêu tôi và tôi tin tưởng anh. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn cứ ghen tuông lồng lộn? Có mấy cô trong sở thấy tôi nhậỉy cảm hay ghen, tìm cách trêu chọc tôi bằng cách lân la gần anh, tôi biết sự thật chỉ là chọc tức để có chuyện cười chơi, nhưng mỗi lần thấy thế, tôi tức giận đến muốn đánh họ. Xin cô cho biết tôi phải làm sao đây? Nhiều người bảo “quá ghen tuông làm mất hạnh phúc” và có khi đưa đến đổ vỡ tình cảm, vì người yêu sẽ có cảm tưởng bị sở hữu, bị bao vây đến tù túng, nhưng tôi thì nghĩ rằng “ghen lắm chỉ là vì yêu nhiều” mà thôi. Xin cô giúp ý kiến để tôi có thể điều chỉnh thái độ của mình. Thành thật cảm ơn Cô.
Kính chào Cô.
ĐÁP:
“Hầu hết các cuộc ghen tuông trong tình yêu là do người ta thiếu lòng tự tin vào bản thân mình, không có sự tự hào về những gì mình có, và không tự thấy là mình xứng đáng với mối tình!”
Julie thân mến,
Ca dao Việt Nam có câu:
“Ớt nào là ớt chẳng cay,
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng”
Như vậy có nghĩa rằng “ghen tuông là chuyện người ta thường tình”. Tự bản chất, “ghen” cũng là một tình cảm trong tâm lý con người mà thôi. Những chuyện xảy ra trong đời sống hàng ngày cho thấy “YÊU” và “GHEN” thường đi đôi với nhau. Nhưng mức độ ghen tuông trong tình yêu trai gái thường rất khác nhau, đưa lại nhiều hậu quả khác nhau. Tùy theo tâm tính, có người ghen thầm lặng, còn lý trí để kiềm hãm hành động mình, còn biết “xấu thiếp, hổ chàng”; có người ghen điên cuồng, mất hết sáng suốt, không kiểm soát được hành động, gây ra nhiều hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình và xã hội; có người ghen một cách thâm độc, lập mưu để hại tình địch hoặc phá hoại chính người mình yêu về thân thể hoặc danh dự trong xã hội. Trong truyện Kiều của Việt Nam có nói đến cái ghen đầy mưu mô thâm độc của bà Thúc Kỳ Tâm (tức Hoạn Thư), đã có hành động rất gian ác với Kiều và với cả chồng mình. Lịch sử ghen tuông của xã hội Việt Nam trong thập niên 60 đã ghi nhận nhiều vụ đánh ghen đẫm máu, đẫm nước mắt với mức tàn ác và bất công không thể tưởng được, chẳng hạn vụ tạt “a-xít” hủy hoại khuôn mặt và cơ thể của một vũ nữ nhan sắc (Chuyện cô Cẩm Nhung – Sài Gòn trước 1975).
Tàn ác và bất công, là vì người vũ nữ kia không phải là thủ phạm chính của vụ ngoại tình! Tội lỗi phát xuất từ người chồng, là chính phạm, tại sao lại đi hại một người, mà nói cho cùng, cũng chỉ là nạn nhân của xã hội, của số phận hồng nhan!
Trở lại chuyện ghen tuông của Julie đối với bạn trai. Đây là một trường hợp rất khác với các vụ trên đây. Vì, theo như Julie nói thì bạn trai của Julie đã xác nhận là anh ta chỉ yêu Julie, những người đẹp thường bao quanh anh chẳng qua chỉ là những “admirers” (người hâm mộ) mà thôi, không có vấn đề tranh giành đối tượng. Vậy thì cái gì đã làm cho Julie phải ghen tuông với họ? Có phải là Julie đã tin tưởng ở anh, khi anh nói anh chỉ yêu Julie thôi? Thế thì xin hỏi Julie, cô có tin tưởng vào chính bản thân cô không? Trừ trường hợp đối tượng đã có những chứng cớ rõ ràng và đích thật là có “lạc đường”, có lơ là, có thay đổi, thì có thể nói: sự ghen tuông, trong mười lần đã có hết chín, là biện pháp của các phụ nữ tự đánh giá thấp về bản thân và tình cảm của mình: họ không có lòng tự tin, để tự hào rằng bản thân họ với những đức tính dịu hiền, với trái tim nồng ấm và nhan sắc trung bình… sẽ hoàn toàn xứng đáng để có một người bạn đường trung thành, chân thật. Cho nên, “Hầu hết các cuộc ghen tuông trong tình yêu là do người ta thiếu lòng tự tin vào bản thân mình, không có sự tự hào về những gì mình có, và không tự thấy là mình xứng đáng với mối tình!”
Theo nguyên tắc tâm lý thông thường thì người không có lòng tự tín lúc nào cũng khó có niềm tin vào người khác một cách đích thực. Tâm trạng hoài nghi làm cho họ bất an, mà càng bất an họ càng mất tin tưởng, nhiều lúc có thể đưa đến triệu chứng “suy nhược tâm thần”.
Vậy thì, Julie hãy tin tưởng “chàng” một cách dứt khoát và làm sao để giúp “chàng” nhận biết rằng “Julie là người phụ nữ tuyệt vời, đặc biệt nhất, say đắm, dịu hiền, tận tụy… và “nàng” là người duy nhất xứng đáng với tình yêu của “chàng”.
Theo tôi, Julie phải cố gắng củng cố lòng tự tin và tự hào về mình, đừng để cho những phụ nữ duyên dáng xinh đẹp kia thấy nhược điểm của mình mà trêu chọc, hoặc tệ hại hơn “manh tâm chiếm mất chàng”. Phải tỏ ra vững tâm khi thấy chàng trong vòng vây của người đẹp, hiên ngang và tươi cười đến giải vây cho chàng bằng cách “xông vào vòng vây, âu yếm kéo chàng ra”. Nếu không làm được như thế thì hãy tránh mặt đi, đừng làm cho “chàng” bị mất thể diện trước đám đông tinh quái ấy. Hãy coi chừng những lời bàn ra tán vào rất nguy hại.
Sau hết, tôi có một cách rất hay xin mách nước, để Julie thoát khỏi bệnh Ghen, đó là tìm một người bạn trai mà “cõi người ta” không ai thích tới gần cả!” Sao, liệu có được không? Nếu không, thì phải cố điều chỉnh lòng mình, phải tự tin. Julie có biết là nếu “chàng” đã có ý “lang thang”, thì sự ghen tuông có thể thực sự giữ chàng lại được hay không? Mong Julie suy nghĩ thật kỹ.
Chúc mọi điều may mắn.
Hoàng-Chi-Lan
TINA
HỎI:
“Sau đám cưới một năm, tôi cảm thấy cuộc đời quá tẻ nhạt, tôi có cảm tưởng mình là một công cụ… không còn hứng thú yêu đương?”
Thưa Cô,
Tôi năm nay đúng 27 tuổi, vừa lấy chồng được một năm. Chúng tôi đều có công ăn việc làm và vấn đề tài chánh gia đình tương đối ổn định. Nhưng sau một năm sống đời vợ chồng, tôi cảm thấy cuộc đời quá tẻ nhạt, tôi có cảm tưởng mình là một công cụ… không còn hứng thú yêu đương? Thú thật là tôi rất yêu chồng tôi, nhưng tôi buồn và bực tức vì mới chưa đầy ba mươi tuổi mà đã cảm thấy “nguội lạnh”, không còn tiếp nhận được sự rung động “điện từ” của những lần yêu đương mới nữa. Có phải là tôi bất thường không?
Chồng tôi sống mực thước, thầm lặng, chuyện yêu đương chăn gối, bây giờ, đối với anh chỉ là một trong các nhu cầu thiết yếu của sự sống mà thôi. Mỗi lần đến với nhau, anh chỉ lo cho xong việc của mình… Vì vậy, tôi có cảm tưởng mình là một công cụ… không còn hứng thú yêu đương nữa! Tôi cảm thấy cuộc đời bắt đầu tẻ nhạt và mơ hồ “mầm chán nản đã len vào” tâm trí. Tôi lo sợ và khao khát. Tôi nhớ lại thuở ban đầu mà không khỏi tiếc nuối ngọn lửa yêu đương nóng bỏng.
Xin cô cho biết tại sao tôi lâm vào tình cảnh này? Tôi phải làm sao để có lại “dòng điện” của yêu đương với chồng tôi?
Rất trông chờ thư trả lời của Cô.
Kính chúc Cô mọi sự an lành.
ĐÁP:
“Hôn nhân là một cuộc diện của người trưởng thành, theo đó hai người dấn thân đã có những cam kết thiêng liêng và có trách nhiệm gìn giữ nó.”
Tina quý mến,
Đời sống vốn rất phức tạp, nhất là đời sống của những đôi vợ chồng trẻ, hoặc mới cưới nhau không bao lâu. Tina tâm sự là sau khi vợ chồng ăn ở với nhau mới có một năm mà Tina không bao giờ còn cảm nhận được “dòng xung điện” của rung cảm trong yêu đương như lúc đầu nữa. Và đây là nguyên nhân làm cho Tina chán nản, thấy mình bị coi thường và thua thiệt. Nhưng Tina nói là Tina vẫn yêu chồng, điều này có nghĩa là những gì mà Tina khao khát là lời âu yếm, tán tỉnh và sự quan tâm của phái nam. “Hôn nhân là một cuộc diện của người trưởng thành, theo đó hai người dấn thân đã có những cam kết thiêng liêng và có trách nhiệm gìn giữ nó.” Nếu bạn muốn sống với chính mình một cách hạnh phúc trong tương lai, thì bạn hãy cố gắng hết sức mình ngay bây giờ, để làm cho sự tận tụy được thể hiện một cách cụ thể. Hãy nhìn về phía trước, đừng nhìn lại phía sau. Chẳng hạn, việc yêu đương, chăn gối diễn ra bên ngoài biên độ của dòng “xung điện” rung cảm, nó “bật tắt và bật đỏ” như một bảng hiệu đèn “neon” ấy, thì bạn hãy tiên liệu và chuẩn bị một cảnh thân mật thật thoải mái, tự do, không che giấu bất cứ thứ gì, nghĩa là làm tất cả những gì mà chỉ có những người bạn đồng hành lâu dài mới có thể cho nhau, bạn sẽ có thể lập lại “dòng điện rung cảm” mới. Hãy tìm cách đánh thức những cảm giác đã ngủ quên vì thói quen nơi người bạn đời. Tina phải tự mình tỏ ra trẻ trung, yêu đời, thì mới có thể kích thích sự năng động nơi đối tượng của mình. Sự “nguội lạnh” tình cảm giữa những cặp vợ chồng trẻ thường bắt nguồn tự sự “quá quen thuộc” với nhau hàng ngày, làm cho cuộc sống lứa đôi trở nên đơn điệu, buồn tẻ, đưa đến nỗi nhàm chán.
Một sự kiện khác nữa cũng thường xảy ra, làm hao mòn tình cảm và rung động ban đầu, đó là: sau khi chung sống với nhau một thời gian, hai người đã trở thành của nhau rồi, nên không ai còn giữ cho mình một “cõi riêng bí ẩn tối thiểu nào cả”, đưa đến chỗ hai người quá biết rõ về nhau, nên không còn gì để quan tâm nữa. Cuộc sống thực tế “cơm áo, gạo, tiền, nhà cửa, xe cộ…” đã biến những cô gái ngây thơ, lãng mạn, tình tứ… thành những “nhà” nội trợ biết tính toán chi ly về ngân sách gia đình, rấtù thực tiễn… làm cho người chồng, người yêu, bị mất đi “hình tượng” đẹp đẽ, mơ mộng của “cái thuở ban đầu” khi cú sét ái tình đánh xuống. Thế là người chồng không còn thấy lại “người yêu mộng mơ” nơi người vợ thực tế nữa, cho nên tình cảm trở nên giảm bớt cường độ, hoặc nguội lạnh bớt đi.
Vậy, để có thể tạo nên những cảm xúc mới trong đời sống gia đình, các bạn phải biết sắp xếp thời giờ và công việc, để dành cho “hạnh phúc lứa đôi” những khung trời ân ái lãng mạn nào đó, thì mới hy vọng tìm lại các xung điện rung cảm mới của tình yêu và ân ái.
Tôi thấy nhiều cặp vợ chồng người Mỹ thỉnh thoảng đi xa nhau để thấy cái “thiếu nửa phần kia” mà nhung nhớ, rồi khi trở về được ân ái mặn nồng hơn. Đó cũng là cách làm cho “cường độ dòng điện yêu thương” được phục hồi. Vợ chồng, ngày nào cũng nhìn thấy nhau, nếu không có những việc làm có tính cách sáng tạo, linh động, thì sự nhàm chán sẽ len dần vào theo thời gian, rất nguy hại cho hạnh phúc.
Chúc Tina sớm điều chỉnh được khung cảnh và sinh hoạt để nối lại “dòng điện”… đã mất.
Thân mến,
Hoàng-Chi-Lan
THIÊN THẦN
Published August 22nd, 2010
Thưa Cô Phụ Nữ Cali.,
Tôi là một phụ nữ ở độ tuổi 40, đã một lần lập gia đình và đã thua trận. Tôi vừa ly dị chồng được hơn một năm. Hôn nhân đổ vỡ. Người chồng cũ đã dọn ra khỏi căn nhà chung, của cải chẳng có gì để gọi là phân chia, nên cuộc giã từ cũng khá đơn giản.
Nguyên nhân đưa đến ly dị là vì một người đàn bà thứ hai xuất hiện trong đời chồng tôi. Tôi đau khổ vì bị lừa dối tình cảm. Tôi không thể chấp nhận cho chồng ngoại tình. Tôi đã thẳng thắn và bình tĩnh đặt vấn đề với chàng, yêu cầu chàng phải lựa chọn một trong hai người, chọ một mà thôi, tôi không muốn chia sẻ tình cảm, và nhất là yêu đương chung chạ.
Tôi cho chàng biết là nếu không được chọn, tôi sẽ thuận tình ly hôn để khỏi phiền hà đến “hạnh phúc” của chàng. Tôi sẵn sàng nhường, chứ không chấp nhận sống cảnh “chồng chung” dù người đàn bà kia bằng lòng ở trong bóng tối. Chồng tôi nói là vẫn yêu tôi và dĩ nhiên là không thể chọn người đàn bà kia. Anh hứa là sẽ chấm dứt quan hệ với bàụ ấy, nói rằng “bà ta chỉ là qua đường” mà thôi, không có gì gắn bó cả.
Tôi đã tin vào lời nói và lời hứa của chồng tôi và tỏ ra yêu thương chồng nhiều hơn. Có thể nói là tôi đã tha thứ hết, vì nghĩ rằng trên đời này không có ai là hoàn toàn cả. Mấy chị bạn lớn tuổi hơn cũng khuyên và an ủi tôi rằng “đôi khi người đàn bị yếu lòng trước sự quyến rũ hoặc vì tâm lý thích của lạ mà thôi, cuối cùng lá sẽ rụng về cội”.
Chồng tôi cũng đã tỏ ra ăn năn, hối hận và chăm sóc, lo lắng cho tôi nhiều hơn, những cuộc ái ân chăn gối, chàng cũng tỏ ra mặn nồng và xông xáo hơn trước. Tôi tận hưởng yêu đương và ân ái với chồng được khoảng bốn tháng sau ngày chồng tôi hứa bỏ người đàn bà ấy. Tôi đã hoàn toàn tin tưởng trở lại và không còn thắc mắc gì nữa với chàng, mặc dù tôi vẫn không thể nào quên chuyện chồng mình đã ngủ với một người đàn bà khác.
Rồi tôi được tin Bố tôi, 74 tuổi, ở một thành phố khác, bị “heart attacked” và vào bệnh viện. Tôi vội vàng thu xếp để đi thăm Bố, chồng tôi rất sốt sắng lái xe đưa tôi đi. Đến nơi, chồng tôi đòi ở lại, nhưng tôi thoái thác bảo chàng về nhà, vì không thể bỏ công ăn việc làm và phải trông nom nhà cửa. Chồng tôi cố nài nĩ, tôi không chịu, nên chàng buồn bã lái xe về.
Tôi ở lại chăm sóc Bố và mẹ được hai ngày. Bố đã qua cơn nguy kịch, bác sĩ nói có thể về nhà. Bỗng tôi nhận được điện thoại của một chị bạn ở gần nhà. Chị nói là chị cần gặp tôi có chút việc, nhưng gọi điện thoại nhà, thì cô em gái tôi cho biết là tôi vắng nhà. Tôi giật mình và run lên vì tôi đâu có cô em gái nào ở nhà? Tôi không dám hỏi chi tiết, vội “cắt” điện thoại. Linh tính và trực giác báo cho tôi biết có chuyện chẳng lành rồi. Ngay buổi chiều hôm đó, tôi dùng xe buýt “Greyhound” trở về thành phố lúc nửa đêm, và đi taxi về nhà.
Cổng vào bị khóa nên tôi phải dùng cell phone gọi chồng ra mở. Lòng tôi như lửa đốt, nhưng chồng tôi lại quá chậm chạp. Khoảng hơn 10 phút sau tôi mới vào được nhà. Chồng tôi vồ vập săn đón tôi tại phòng ngoài như cố tìm cách giữ tôi lại ở living room. Sự nghi ngờ dâng lên, tôi xô chồng ra nói là muốn đi restroom. Tôi xô cửa phòng ngủ, bật đèn lên, không có ai trong phòng, tôi nghĩ là mình đã nghi oan cho chồng, có thể chị bạn biết tính tôi hay ghen nên “đùa chơi”. Chồng tôi vào theo và ây yếm giúp tôi thay quần áo, bảo tôi hãy năm nghỉ cho khỏe rồi hãy tắm rửa vân vân. Tôi mệt quá ôm chồng ngủ thiếp đến sáng.
Thức giấc, tôi vào phòng tắm và suýt ngất xỉu khi nhìn thấy chiếc áo ngủ và đồ lót phụ nữ vứt vội vã trong bồn tắm. Tôi vơ hết lên nhìn, chắc chắn không phải là đồ của tôi. Tôi đau đớn và bật khóc. Bên ngoài im ắng. Chồng tôi đã đi làm rất vội không kịp từ giả tôi.
Như vậy là đúng rồi. Chị bạn tôi nói thật chứ không phải đùa vui. Chồng tôi đã đem người đàn bà ấy về nhà trong lúc tôi đi thăm Bố ở thành phố khác. Ngày hôm đó, tôi chất vấn chồng về chiếc áo ngủ và bộ đồ lót lạ trong phòng tắm. Chồng tôi im lặng, nhận lỗi. Tôi nói là không thể sống với nhau nữa, nên chia tay thôi. Và tôi đã nhờ Văn Phòng luật sư lo thủ tục ly dị.
Sau khi ly dị chồng, tôi sống khá bình yên nhưng có một điều làm cho tôi bị căng thẳng đó là sự mất niềm tin vào tình cảm của đàn ông. Nỗi khát khao ân ái trong tôi chưa chịu ngủ yên. Khi thấy người ta âu yếm nhau, nó liền hừng hực lên. Vì vậy mà tôi đã nhận lời mời gọi yêu đương của một người đàn ông khác. Chàng ta khá lịch sự, bảnh trai. Những mỗi lần nghe chàng tán tỉnh ngọt ngào, nỗi nghi ngờ trong tôi lại trần lên, cảnh báo coi chừng sự lừa dối cả tinh thần hoặc thân xác.
Cô ơi, tôi biết là tôi sẽ chỉ có thể tin một người nào đó cho đến khi mà họ cho tôi một lý do để đừng tin, nhưng chẳng may điều đó lại không thấm nhuần vào suy tư của tôi. Bởi vì, ngay bản thân tôi cũng không thánh thiện gì. Thú thật với Cô là, trong quá khứ, tôi đã có một lần lừa dối chồng tôi, tôi lấy làm ân hận và thề là sẽ không bao giờ tái phạm.
Cô ơi, làm sao để có lại niềm tin vào đàn ông để có thể yêu thương trở lại, cho cuộc đời khỏi cô đơn, khốn khổ. Xin cô chỉ bảo cho.
Thành kính cảm ơn Cô.
ĐÁP:
Angela thân mến,
Thật là tội nghiệp cho những con chim bị bắn hụt một lần, thấy cây cong cứ tưởng là cái cung. Tôi hiểu được những cảm nghĩ và cảm giác của Angela. Nó cũng là tâm trạng chung của những ai đã một lần bị người tình lừa đối, nhất là đối với những chị em phụ nữ đã đặt hết lòng tin tưởng vào người mình yêu thương rồi hiến dâng hồn xác một cách trọn vẹn và nồng nhiệt.
“Hồn lưu lạc chưa hề thờ một chúa,
Yêu một người ta dâng trọn tình thương…” (không nhớ tác giả)
Nhưng người mình yêu đã phụ lòng tin của mình, cho nên mình mất hết niềm tin vào cuộc đời. Tôi đã gặp nhiều chị em bị đổ vỡ hôn nhân, qua những lần tâm sự cởi mở với nhau, tôi nhận thấy, sau các cuộc ly hôn vì chồng ngoại tình, “bà” nào cũng có “triệu chứng” khủng hoảng niềm tin vào đàn ông cả.
Nhiều chị em đã dẫn câu ca dao:
“Đàn ông năm bảy lá gan
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người!”
để đánh giá theo kiểu vơ đũa cả nắm, rồi từ đó, rơi vào tâm trạng chẳng dám nghe lời tán tỉnh hoặc mời gọi yêu thương nữa. Hoặc, cứ đưa ra quá nhiều thử thách, trắc nghiệm làm cho đối tác bị tổn thương tự ái, rồi rút lui với cảm tưởng rằng “người đẹp này lý trí quá, không có trái tim để rung động”. Đây cũng là một khía cạnh mà chúng ta cần thận trọng. Trong thế giới tương đối này, quá đa nghi cũng bất lợi và khổ lòng.
Một chị bạn thân kể lại rằng, chị đã hẹn hò với một chàng ngọt ngào như mật và ấm nồng như ruợu ngon, cảm giác gần gũi nhau thật thần tiên, nhưng sau đó cứ nghĩ rằng “biết đâu anh ta chỉ ngon ngọt như vậy khi chưa chiếm được mình trọn vẹn”. Thật là tệ hại, nhưng biết làm sao để xóa hết nghi ngờ?
Bạn ơi, nếu trái tim còn rộn rã đối với tình cảm, thì không nên quá cố chấp chuyện cũ. Mỗi một con người đều có chỗ khác nhau về tâm tính và bản chất, không nên vơ đũa cả nắm. Nhiều khi chúng ta nên nghĩ tốt về đối tác mà chúng ta đang giao tiếp, bởi vì tư tưởng thường hướng dẫn hành động. Chúng ta cần phải tiếp xúc với đời để biết người, biết ta. Chỉ cần sáng suốt và bình tĩnh.
Trong tình cảm, bạn càng nghi ngờ thì đối tác của bạn càng đánh giá thấp các ước vọng của bạn, bởi vì bạn không có lòng tự tin vào ưu thế và ưu điểm của bản thân mình.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết đến lúc nào thì có thể tin tưởng? Theo tôi, trong vấn đề yêu thương, những quan hệ tình cảm tốt đẹp thường gồm có tình yêu thương, sự chân thành, niềm quý trọng và một số nền tảng khác về cư xử, đối đãi.
Yêu là CHO và NHẬN. Một người bình thường luôn mong muốn được sự đền đáp hoặc đền bù sau khi đã “Cho”, “đã Gửi” hoặc đã “Trao”. Không có “phản hồi” thường là một hụt hẫng, khổ đau. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng xót xa:
“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
CHO rất nhiều nhưng NHẬN chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hay thờ ơ chẳng biết…”
Vì thế cho nên, tôi không ngạc nhiên khi thấy những đám mây đen mang mầm phản bội vẫn cứ lảng vảng cả năm trời trên cuộc sống tình cảm của bạn. Nhưng bạn nên biết là có nhiều người đã phải ở dưới bầu trời u ám ấy nhiều năm, rồi mới thấy được ánh sáng mặt trời. Do đó, tôi khuyên bạn hãy mạnh dạn xếp cây dù lại và ngẩng đầu lên để nhìn khoảng trời xanh.
Thật ra, ngay khi viết thư cho tôi, Angela cũng đã phần nào tự mình nhìn thấy vấn đề rồi: trong tình cảm, cần có niềm tin cậy lẫn nhau. Tôi chỉ xin nói thêm rằng cái chìa khóa để mở cửa vào niềm tin trong quan hệ tình cảm, đó là “trước hết phải tin vào mình và tin vào người đối tác”, tức là cả hai người phải tin lẫn nhau trước khi đi tới chuyện tình bạn hoặc tình yêu.
“Niềm tin đẻ ra niềm tin” (Trust begets trust) thuần nhất và đơn giản. Biết như thế rồi, nhưng nhiều người vẫn chưa yên tâm mà tiến bước. Vì vậy, tôi cần nhắc nhở bạn một điều nữa.
Niềm tin thuộc phạm trù tâm linh và tín ngưỡng. Các tôn giáo đều rất kỵ việc “đưa ra bằng chứng cụ thể để chứng minh đức tin. (Phúc Âm Thiên Chúa nói “Phúc cho những người không thấy mà tin.”) Cho nên, để xây dựng niềm tin trong quan hệ tình cảm, Angela có bổn phận phải hiến dâng niềm tin của mình trước. Bạn phải có niềm tin trong những việc mà mình đang làm và trong con người mà bạn đang cùng làm với họ. Tôi không nói là bạn sẽ thiếu thận trọng khi hành động, bạn cũng phải tin vào khí phách của bạn nữa.
Nên nhớ rằng khi tìm hiểu một người, bạn chỉ nên tìm biết xem họ là ai, thuộc dạng người thế nào, chứ không phải tìm xem nơi họ có cái gì đáng sợ đối với bạn. Nghĩa là phải từ bỏ mọi ám ảnh quá khứ khi dấn thân vào một quan hệ mới. Hãy đến một cách hồn nhiên, không mang theo một thành kiến nào thì mới tìm hiểu được đối tượng mới.
Tôi nghĩ rằng, lý do khiến bạn không tin tưởng người khác là bởi vì bạn không tin tưởng vào chính bản thân mình. Bạn thú nhận là đã có một lần lừa dối. Đó là một sự kiện. Do đó, suy ra mọi người đàn ông mà bạn đang hẹn hò rồi cũng sẽ lừa dối, đúng không?
Lối lập luận này không đúng đâu, đừng tưởng tượng quá nhiều. Hãy buông hết những cảm tưởng tiêu cực. Hãy xin ơn trên sự tha thứ rồi tự tha thứ cho “một lần lỡ dại” của mình trong quá khứ và đứng thẳng lên, hướng về tương lai. Đã đến lúc Angela nên bắt đầu sống với niềm tin để làm lại cuộc đời mới.
Chúc Angela sáng suốt và nhiều may mắn.
Hoàng-Chi-Lan
LILY
Published August 22nd, 2010
Cô thân mến
Tôi là một phụ nữ năm nay hơn 30 tuổi. Tôi tốt nghiệp Đại Học năm 27 và đi làm việc. Mối tình đầu không đưa đến hôn nhân vì tính tình hai đứa không hoàn toàn hợp nhau. Người tình đầu của tôi thông minh, năng động trong xã hội, nhưng lại không biết lo lắng chăm sóc cho bạn đời, vì vậy mà tôi đành phải chia tay.
Sau hai năm tịnh tâm, lắng lòng để hàn gắn vết thương, tôi gặp một người đàn ông tuyệt vời, biết yêu thương, chăm sóc và hợp tác trong các công việc thường ngày.
Qua mấy tháng hẹn hò, tìm hiểu nhau, chúng tôi đã kết hôn. Đời sống vợ chồng chúng tôi rất êm đềm với những cuộc yêu đương đầy hứng thú và mãn nguyện. Có thể nói là chúng tôi rất đồng bộ với nhau trong chăn gối, chồng tôi lại là người ham tìm tòi và có đầu óc sáng tạo. Tôi đã được nhiều hạnh phúc với chàng. Chàng đã đem lại cho tôi nhiều khoái cảm cực độ. Tôi yêu chàng tha thiết.
Thế nhưng, cái nguyên nhân duy nhất tạo nên sự căng thẳng và xung đột giữa hai chúng tôi đó là gia đình của chàng.
Gia đình tôi ở Nevada, cha mẹ chồng tôi ở California. Người anh cả của chồng tôi làm việc ở Las Vegas và “share” apartment với chúng tôi để cùng tiết kiệm tiền thuê nhà. Căn apartment có 3 phòng. Thỉnh thoảng ba mẹ chồng qua thăm và ở lại. Chuyện qua thăm và ở lại ít ngày thì tôi rất welcome, nhưng điều làm cho tôi buồn và bất mãn, đó là chồng tôi lúc nào, cái gì cũng hỏi ý kiến của mẹ chàng. Chàng không thể tự mình quyết định một điều gì cả – có lẽ trừ chuyện làm tình với tôi.
Mẹ chồng tôi đã hướng dẫn các quyết định và hành động của chàng theo cách mà bà ưa thích và có nhiều lợi cho bà. Trong những cuộc họp gia đình có mẹ chồng và anh chồng, khi tôi có ý kiến khác với mẹ hoặc anh chồng, chàng luôn luôn đứng về phía họ và không ủng hộ ý kiến của tôi, ngay cả khi chàng biết là những người kia sai và tôi đúng.
Tôi rất đau khổ và buồn chán với cách hành xử của chàng. Tôi có cảm tưởng bị bỏ rơi hoặc không được để quan tâm đến, hoặc bị coi thường. Tôi cảm thấy tủi thân vì bị đối xử như một thành phần phụ, không phải là vai chính trong gia đình, mặc dù khi chỉ có hai đứa trong phòng thì chàng rất là điệu nghệ, âu yếm, nâng niu, vuốt ve, mơn trớn làm cho tôi đê mê, quên hết mọi sự vật chung quanh, không cần biết hiện tại hay tương lai.
Tôi bắt đầu run sợ về tương lai. Bởi vì trong những tháng ngày sắp tới, khi vợ chồng tôi có con cái mà chàng sẽ nuôi dạy theo ý kiến của mẹ chàng thì thật không thể chấp nhận được.
Cô ơi, tôi phải làm thế nào đây? Và tôi sẽ làm được cái gì để thay đổi hoàn cảnh này?
Rất mong những lời khuyên của Cô.
Kính chào Cô.
ĐÁP:
Lily thân mến,
Hoàn cảnh của Lily là một sự kiện cho thấy rằng: người đàn ông mà mình mới gặp và hẹn hò, không phải là người đàn ông như mình mong ước, mộng tưởng. Những cuộc chuyện trò, những lần hẹn hò chúng ta chỉ thấy được phần nào của một con người, hiểu được đôi chút về nội tâm, không thể nào thấu suốt được tất cả. Nhưng, chúng ta thường phóng đại những đức tính của đối tượng yêu đương theo ước vọng của chúng ta.
“Khi thương trái ấu cũng tròn” là một định đề tâm lý rất phổ biến. Ca dao Việt Nam còn có câu “Yêu ai yêu cả đường đi, Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng”. Người Mỹ có câu
“Love me, love my dog” cũng có nghĩa tương tự.
Chính Lily đã ca tụng chàng là “một người đàn ông tuyệt vời”, biết yêu thương, chăm sóc và hợp tác trong các công việc thường ngày.”
Khoa tâm lý học nhận thấy rằng con người xuất hiện trước mắt ta không phải là một thực thể đơn giản mà là một hiện hữu phức tạp chứa đựng quá khứ, kinh nghiệm và trách nhiệm của nó. Những hành trang này thường có ảnh hưởng đến những cam kết của mỗi con người trong hiện tại cũng như tương lai.
Trường hợp người chồng của Lily, có thể thời thơ ấu cũng như trưởng thành chàng sống hoàn toàn lệ thuộc vào ý muốn của người me. Có thểỉ vì hiểu chữ hiếu theo kiểu xưa nên chàng không bao giờ dám làm trái ý mẹ. Cũng có thể chàng đã mắc một số nợ nần vật chất và tinh thần của đại gia đình, như chịu nhiều ân huệ của người anh cả, của chị, của mẹ vân vân. Có thể cuộc đời của chàng quá bình an và dễ dàng khi sống trong gia đình có anh và có mẹ, cho nên chàng chẳng cần phải động não để có những quyết định về cuộc sống, cho nên chàng mới trở nên thụ động như vậy. (Thông thường, trong cuộc sống, ai đã có một lần bị đời ngược đãi và đã đau đớn phận người, thì mới có những trang bị tư tưởng để có quyết định lèo lái cuộc đời của mình đến thành công). Do đó, có lẽ chồng của Lily là người từ nhỏ đến lớn đã sống trong sự bao bọc và hướng dẫn của đại gia đình, nên mất hết ý nghĩ riêng.
Lily nên biết rằng, trong quá trình đi đến trưởng thành, tất cả chúng ta đều mang theo trong tâm tư một số hành lý. Một số người trong chúng ta còn kéo theo đàng sau cả một thùng xe hành lý cồng kềnh nữa!
Tuy nhiên, sự sở hữu một vài va-li hành lý không có nghĩa là quá nhiều đến nỗi bạn phải ném một chàng trai tốt cho gió cuốn đi. Nhưng, nó đòi hỏi là bạn nên BIẾT có những cái gì trong các va-li đó, để bạn suy tính mà quyết định xem có thể giúp chàng rút bớt đi một vài thứ không cần thiết hoặc quá cổ lỗ hay không.
Thông thường, thì trước khi quyết định dấn thân vào hôn nhân, tất cả những người độc thân đều đặt câu hỏi: “Sự hẹn hò tình cảm của họ chịu ảnh hưởng của các bậc cha mẹ ra làm sao nào và đến mức nào.” Chẳng hạn, nếu một chàng trai thường hay hờn dỗi với mẹ, thì có thể chàng ta cũng có thể giữ sự hờn giận ấy đối với các phụ nữ nói chung. (Bởi vì “Chứng nào tật ấy”). Đây không phải là một điều tốt. Nhưng, nếu một chàng tray thương quý mẹ và thường làm theo cách của mẹ mình, thì có thể chàng cũng sẽ có thói quen hành xử như vậy đối với một phụ nữ khác là bạn đời của chàng ta. Đây là một điều rất hay. Bởi vì, trước hết, một người con trai biết trân quý mẹ là một tính nết gây ấn tượng sâu sắc đối với phụ nữ, một nét gợi cảm mà phụ nữ thường bị lôi cuốn. Thứ đến, người phụ nữ bạn đời có thể cũng sẽ được anh đối đãi, chăm sóc, yêu thương, chiều chuộng qua hình ảnh của người mẹ. Chắc Lily cũng đã nghe nhiều người vợ Mỹ gọi chồng mình là “Baby” một cách âu yếm, phải phông?
Tuy nhiên, thật rủi ro cho Lily. Bởi vì, sau một thời gian chung sống tuyệt vời, Lily mới sớm khám phá ra là mình đang ở trong một cái “tam giác tình cảm”. Ba con chim trong một cái tổ ấm yêu thương thì quá chật chội đấy bạn ạ!
Thật vậy, người anh chồng ở chung nhà với vợ chồng Lily, làm cho cuộc sinh hoạt hàng ngày thành phức tạp. Đó là chưa kể, thỉnh thoảng cái tam giác ấy biến dạng thành một cái hình chữ nhật đặc biệt, khi chồng của Lily, anh chồng và mẹ chồng đến với nhau rồi họp thành một nhóm riêng, làm sao mà Lily lại không cảm thấy mình bị cô lập và bơ vơ được!
Tôi nhận thấy, trong cuộc lứa đôi này, có lẽ tình cảm của Lily sâu đậm hơn tình cảm của chàng dành cho vợ. Nguyên do là vì chàng không thể biết được giữa một phụ nữ khác và người mẹ mình, đâu là tình yêu đích thực. Vì thế cho nên, khi vắng mẹ thì chàng tập trung yêu thương vào vợ, rồi khi mẹ xuất hiện thì chàng hướng về mẹ mà lơ là với vợ.
Lily nói chàng là “một người đàn ông tuyệt vời” vậy thì trước khi đưa chàng vào cuộc đấu, cần phải cho chàng biết thành tích của mình. Nếu, thực lòng muốn phục hồi “khúc nhạc tình” nhịp nhàng âm điệu của thuở ban đầu, tôi đề nghị Lily hãy suy xét, can nhắc những điểm sau đây:
1. Chỉ bằng một câu ngắn gọn, nhẹ nhàng, nói với Người Tuyệt Vời mà Lily muốn tiếp tục cuộc yêu đương, rằng: “Em biết, dĩ nhiên là gia đình gồm mẹ và anh cả là quan trọng đối với anh, đó là một điều rất quý báu. Nhưng, anh có biết là những lúc mà anh chỉ biết có mẹ và nghe lời mẹ, em cảm thấy mình bị bỏ rơi, cô đơn và lạc lõng lắm không?
2. Hãy nhớ rằng, chính Lily đã mặc nhiên chấp nhận “cái tam giác biến thành tứ giác này” trong một thời gian rồi. Sách Tâm lý nói “ Sự chấp nhận là một cách tập quen cho người khác làm một việc gì”. Sư im lặng của Lily lâu nay làm cho họ (chồng, anh chồng và mẹ chồng) hiểu rằng ho đã được sự đồng ý với cuộc sống như vậy. Do đó, giờ đây, sự bộc bạch tâm sự của Lily có thể làm cho chàng mất phương hướng và chới với. Vậy hãy cho chàng thời gian để suy nghĩ và nhận định những ý kiến của bạn.
3. Bạn cũng cần phải tìm dịp yêu cầu người anh chồng hãy sắp xếp một chương trình sinh hoạt khác, rồi nhẹ nhàng gợi ý về một ngày nào đó anh ta sẽ dọn ra ở riêng.
Tôi hy vọng là Lily sẽ được như ý. Nếu hai người đều đồng ý thay đổi nếp sống, thì họ cần phải nhận thấy là họ có thể chung tay chèo lái con thuyền trên dòng đời.
Ngay bây giờ, một cuộc tranh đua về nhân cách đang diễn ra và bạn không thể biết được kết quả ra sao. Tuy nhiên, nếu bạn cứ tiếp tục giữ lại trong lòng nhưng cảm nghĩ bực tức, sự bất mãn và tủi thân, thì có thể một lúc nào đó, chúng sẽ tự động bung ra không đúng lúc, đúng chỗ và có thể không đúng người, – nhất là đối với mẹ và anh chồng – thì sẽ đưa đến một kết thúc bi thảm!
Lily cũng nên biết trước điều này: khi đem chuyện này ra nói thẳng với chồng và yêu cầu thay đổi, Lily có thể gặp rủi ro, đó là “Người Tuyệt Vời” của bạn sẽ ưu tiên chọn gia đình của chàng và không theo ý của bạn. Nếu lâm vào tình thế này, theo tôi, điều tốt nhất là Lily phải can đảm mà nhận thấy là mình đã lầm người.
Tuy nhiên, nếu Lily thành thật chia sẻ những cảm nghĩ của mình và người yêu quý của Lily biết nghe, hiểu được tâm tư rồi làm theo những điều mà Lily đã thố lộ và ước mong, thì hai người chắc chắn sẽ có một khung trời yêu đương xanh ngát đầy hoa thơm, cỏ lạ trong một tương lai tươi sáng.
Chúc Lily nhiều may mắn và đầy nghị lực.
Mến,
Hoàng Chi-Lan
TONY
Published June 29th, 2010
Cô Hoàng Chi-Lan thân mến,
Tôi đang ở độ tuổi 30 và đang sẵn sàng cho một quan hệ tình cảm nghiêm chỉnh. Thế nhưng, tôi không biết chắc là những người đàn bà mà tôi đang giao thiệp thân tình hiện nay, người nào có thể đem lại cho tôi điều mong ước đó.
Chuyện của tôi hơi phức tạp và tế nhị. Tôi không biết phải kể lại như thế nào để Cô có thể nắm vấn đề mà giúp ý kiến cho tôi một cách thỏa đáng.
Tôi tốt nghiệp kỹ sư năm 28 tuổi và may mắn có công việc làm mấy tháng sau. Nơi tôi ở không có nhiều người Việt lắm. Có lẽ vì vậy mà số người Việt khoảng vài ngàn đã tập trung vào một vùng gần bờ biển có apartments cho thuê, có townhouse và dĩ nhiên là có một khu Shopping Center rộng lớn. Ở đây, phần đông các gia đình người Việt thường quen biết và thăm viếng nhau trong những ngày lễ lớn quanh năm. Gia đình bố mẹ tôi ở Nam California và tôi ở đây một mình trong một căn apartment 2 phòng để thỉnh thoảng bố mẹ đến thăm, có phòng ở lại. Tôi là người theo Thiên Chúa giáo và thường đi xem lễ ngày Chủ Nhật.
Tôi gặp một cô gái trên 20 tuổi tại Nhà Thờ. Trông cô khá xinh xắn nhưng khuôn mặt đượm nét buồn như “Đức Mẹ sầu bi”. Và tôi đã bị nét đẹp ấy lôi cuốn. Tôi làm quen và thăm hỏi, cô vui vẻ nhận làm bạn với tôi. Những ngày nghỉ, cô thường hay đến nhà tôi, chuyện trò rồi nấu ăn và xem tivi một cách hồn nhiên. Tôi cảm thấy quyến luyến và thầm yêu cô. Tôi chăm sóc và chia sẻ với cô những vui buồn trong đời sống thường ngày. Tuy đã khá thân trong tình bạn, nhưng tôi chưa dám tỏ tình yêu với cô. Tôi sợ, nếu vì một lý do nào đó, cô từ chối thì có thể mất luôn cả tình bạn thân thiết và quý giá lâu nay.
Tôi mong chờ một ngày nào đó, cô sẽ tỏ ra có tình cảm yêu thương tôi. Nhưng Cô ơi, tôi đã không có hy vọng gì về mong ước đó. Bởi vì, hình như cô chỉ cần đến tôi khi gặp những chuyện buồn khổ hoặc bị bất mãn một điều gì đó. Tôi luôn luôn quan tâm và chú ý đến cô trong những lúc như vậy. Tôi an ủi, vỗ về và khuyên giải cô. Cô thường gục đầu vào vai và ngực tôi và chờ tôi lau nước mắt. Những lúc đó tôi thấy xót xa trong lòng và cảm thấy yêu thương dâng lên. Nhưng mỗi khi lau nước mắt xong, nhìn đôi môi có vẻ mời gọi, tôi cúi xuống định hôn, thì cô đẩy nhẹ tôi ra, rồi đứng dậy và nói “Em biết ơn anh”. Tôi cảm thấy hụt hẫng. Tôi không hiểu tại sao cô không đáp lại tình yêu thương chân thành của tôi.
Từ hôm đó, cô không đến nhà tôi nữa. Chỉ còn liên lạc qua phôn và gặp ở hãng làm việc, mặc dù tôi vẫn tìm cách giúp đỡ cô.
Trong lúc buồn chán và cô đơn tôi tình cờ gặp lại một cô bạn thời trung học. Nàng đang khốn khổ vì một người tình cũ rất tồi tệ. Nghe nàng kể lại bi kịch tình cảm của nàng, tôi rất thương xót. Sau vài lần gặp gỡ và tâm tình, tôi đã thầm yêu nàng một cách say đắm. Nàng trực giác nhận được điều này, nhưng tôi cố giấu tình cảm của mình và chấp nhận làm một “thiên thần” mỗi khi nàng cần có cái vai hay bờ ngực để gục vào mà khóc.
Có những buổi tối nàng gọi tôi đến nhà để than khóc cho thân phận bất hạnh của mình. Những đêm nàng không ngủ được, dù đã khuya, tôi vẫn ngồi nói chuyện, trong khi nàng ôm lấy ngực tôi để tìm giấc ngủ. Nhưng tôi đã từ khước lời mời nằm chung với nàng trên ghế xô-pha. Nàng rất cảm kích vì biết là tôi không muốn lợi dụng nàng. Quả là thật khó khăn, nhưng vì tôi đã xác định vị trí của mình là một “lữ hành cô độc” trên đường tìm một mái ấm của yêu thương đích thực, nên tuy yêu nàng say đắm, tôi vẫn không muốn có quan hệ thể xác trước hôn nhân.
Sau một thời gian trong tình trạng tình cảm mờ ảo, không rõ ràng này, bây giờ tôi cảm thấy mệt mỏi và chán nản vai trò làm “thiên thần” đưa vai và ngực mình ra cho hai bà ấy gục xuống và khóc tủi nữa. Hai người con gái số 1 và số 2 ấy đã hờn giận, đã trách tôi là thiếu tình thương, rồi không liên lạc với tôi trong thời gian chừng sáu, bảy tháng. Thỉnh thoảng, khi sực nhớ kỷ niệm, tôi có gọi, có nhắn, nhưng không được trả lời.
Tưởng thế là xong. Nào ngờ, bây giờ đây, cô gái số 1 lại trở về trong tình trạng cũ, xin lỗi tôi vì đã không hiểu được tấm lòng và mơ ước của tôi. Cố số 2 cũng về tìm lại tôi, nói là “xa rồi mới thấy anh là người đáng yêu, đáng quý”.
Cả hai người họ đều gửi cho tôi những dấu hiệu mập mờ, không biết đâu mà phân biệt. Tôi rất vui và cảm kích đối với tình cảm mà hai cô gái ấy dành cho mình, nhưng vẫn còn cảm thấy e ngại và do dự. Lý do: Tôi không muốn trở thành một “phi công dự khuyết” cho bất cứ chiếc nào trong hai chiếc phi cơ này. Bây giờ đây, khi máy bay đã sẵn sàng, thì chính tôi là người e ngại không dám bước vào “cockpit”.
Xin Cô vui lòng cho tôi một vài ý kiến, một vài lời khuyên về viễn tượng tương lai.
Thành kính cảm ơn Cô,
Tony Phan
ĐÁP:
Tony thân mến,
Chuyện của Tony làm tôi nhớ đến một câu thơ cũ, không nhớ rõ là của thi sĩ nào:
“Bâng khuâng đứng giữa hai giòng nước
Chọn một dòng? Hay để nước trôi?”
Bây giờ đây, người anh hùng cứu khốn phò nguy bỗng dưng “cảm thấy mệt mỏi và chán nản vai trò làm “thiên thần” đưa vai và ngực mình ra cho hai bà ấy gục xuống và khóc tủi…” vì nỗi khổ tâm riêng của họ.
Chàng trở lại thân phận “làm người”. Chàng vừa có cảm thức về hành trình cô độc của mình, khao khát một mái nhà, một tổ ấm, thì hai người bạn gái thân thương cũ – từng rời xa chàng một thời gian – cùng quay lại, cùng bày tỏ sự ăn năn, hối hận đã phụ lòng chàng: “cô gái số 1 lại trở về trong tình trạng cũ, xin lỗi tôi vì đã không hiểu được tấm lòng và mơ ước của tôi. Cô số 2 cũng về tìm lại tôi, nói là “xa rồi mới thấy anh là người đáng yêu, đáng quý”.
Tony ơi, lâm vào hoàn cảnh này, chàng trai mới lớn nào cũng bị bối rối cả, không phải chỉ một mình Tony đâu. Hãy bình tĩnh và sáng suốt.
Tony là một người tử tế, giầu lòng vị tha, ân cần chu đáo, tự trọng và hay thương xót. Đây là những đức tính tuyệt vời, Tony đừng thay đổi.
Tuy nhiên, đối với cả hai cô gái số 1 và số 2 này, tôi có ý kiến là Tony cần nên lau khô bờ vai và quay lưng lại. Tony biết tại sao phải làm vậy không?
Lý do là vì khi trở lại, cả hai người đàn bà này đã không làm được cái gì hơn ngoài việc cho Tony thấy rằng đây rõ ràng là một cuộc đổi chác không tương xứng.
Tony hãy nhớ lại đi. Thời gian qua, Tony đã vì lòng thương xót mà đóng vai thiên thần làm những công tác bạc bẽo (thankless task) chẳng có ý nghĩa nào lớn lao, chẳng qua chỉ giống như một chàng hiệp sĩ lang thang, võ trang bằng những tấm khăn lau nước mắt (errant knight armed with tissues) mà thôi. Có phải đây là định mệnh của Tony không?
Tony đã từng phải thức suốt nhiều đêm để lắng nghe một người con gái thở than, rên rỉ về người tình cũ kinh khiếp hơn là chuyện trò với Tony. Bạn đã từng chờ đợi nơi nàng một lời nói bóng gió về yêu đương, thay vì dấn thân đi tìm một tình yêu đích thực. Tại sao phải như vậy?
DĨ NHIÊN là Tony đang cô độc và cô đơn! Nhưng bạn không cần phải giải quyết theo cách ấy. Tony hãy tự hỏi mình đi: “Tại sao lại lựa chọn đóng vai hiệp sĩ lau nước mắt, thay vì tìm cách giải quyết các nhu cầu tình cảm của bản thân mình?”
Chàng hiệp sĩ ơi! Đã đến lúc bạn nên lùi lại, tra kiếm vào vỏ, và tự hỏi bản thân mình “tại sao?” Hãy suy ngẫm về chuyện đã qua một cách chân thành và tận đáy lòng. Theo tôi, việc xót thương và an ủi những cô gái đau khổ vì tình yêu, không phải là lựa chọn duy nhất đối với Tony. Những chuyện cũ đã diễn ra chỉ vì Tony là người “tử tế, giầu lòng vị tha, ân cần chu đáo, tự trọng và hay thương xót” mà thôi. Điều này không có nghĩa là nếu cứ tiếp tục như thế, bạn có thể làm tốt hơn.
Tục ngữ Pháp có câu “La Charité bien ordonnée commence par soi-même” (Lòng bác ái đúng mức khởi đầu từ bản thân mình). Việt Nam có câu “Thương người như thể thương thân”. Mình phải biết thương mình rồi thì mới hiểu được những nỗi niềm của tha nhân mà thương yêu họ chứ.
Vậy thì, Tony nên tự xét mình, hay quay vào nội tâm để tự tìm hiểu lòng mình – dành thời gian cần và đủ để cho hai nàng tự hàn gắn vết thương lòng của họ – rồi sau đó sẽ lựa chọn một trong hai nàng (nếu không muốn tìm người thứ ba).
Lời khuyên của tôi là: Tony có thể thử đến với nàng số 2. (Nàng số 1 không phải là một quan hệ tình cảm cụ thể). Nàng số 2 có phần “chín chắn” hơn. Tuy nhiên, Tony không nên đặt hết những kỳ vọng và ước mơ của mình vào cô gái này, mà cần phải dò hỏi kỹ lòng mình, cần sáng suốt để tìm xem “có thực là tình yêu” hay chỉ là những quyến luyến nam-nữ tự nhiên?
Với những đức tính rất nhân bản, tôi nghĩ rằng Tony có thể mở rộng quan hệ xã hội để có dịp gặp gỡ một đối tượng hợp ý hơn, cùng quan niệm sống, có chung tần số rung cảm trước cuộc đời và nhất là biết đánh giá cao lòng thương xót và từ ái của Tony. Một phụ nữ có tấm lòng từ ái sẽ không chỉ “hút” tình cảm từ hoàn cảnh chung quanh, mà còn phải biết ban phát ra.
Sau cùng, thành thật mà nói, tôi không muốn nhìn thấy Tony mềm lòng khi nghe một phụ nữ thì thầm bên tai câu nói “Anh ơi, từ nay hãy để cho em làm anh vui lòng hơn”. Chắc Tony hiểu tôi muốn nói gì rồi, phải không?
Chúc Tony bình tĩnh, sáng suốt và sớm thoát khỏi tình trạng lưỡng nan của trái tim.
Thân mến,
Hoàng Chi-Lan

No comments:

Post a Comment