Saturday, January 29, 2011

WikiLeaks tiết lộ

WikiLeaks tiết lộ nhận định của Bộ ngoại giao Mỹ về lãnh đạo VN

Theo Đại sứ Mỹ, Nguyễn Tấn Dũng (trái) và Trương Tấn Sang (phải) sẽ là hai nhân vật có quyền lực nhất sau đại hội đảng thứ 11. (Hình: HoangDinhNam/AFP/Getty Images)
LONDON (The Guardian) - Hôm Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011, đúng ngày đảng CSVN khai mạc đại hội thứ 11, nhật báo The Guardian ở London Anh Quốc, một trong 5 tờ báo được WikiLeaks chọn để tiết lộ những tài liệu mật của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét về các lãnh đạo của đảng CSVN.
WikiLeaks đã thu thập được 251,287 công điện trao đổi giữa bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và 250 cơ sở ngoại giao trên thế giới, trong số đó 2,235 của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, với cấp độ từ không bí mật tới tối mật.
Tài liệu mà WikiLeaks vừa tiết lộ gồm hai công điện của Đại sứ Michael Michalak gởi từ Hà Nội về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Michael Michalak là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ tháng 8 năm 2007, sắp mãn nhiệm và sẽ được thay thế bởi tân Đại sứ David Shear.
Công điện gởi ngày 20 tháng 1 năm 2010 nói lên sự quan tâm đối với các hành động đàn áp của chính quyền Việt Nam.
Công điện gởi ngày 10 tháng 9 năm 2010 đề cập tới việc thay đổi nhân sự lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ được định đoạt ở Đại Hội Đảng kỳ thứ 11 họp từ ngày 12 đến 19 tháng 1 năm 2011.
Công điện thứ nhì của đại sứ Michalak trong phần tóm lược nói rằng “Dự kiến có tới 6 trong 15 Ủy viên bộ Chính trị sẽ nghỉ hưu, bao gồm Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch Nhà nước, Chủ tich Quốc hội” và những giới am hiểu dự đoán là “''Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là hai ứng viên hàng đầu để thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh”.
Nếu Nguyễn Tấn Dũng không nắm chức vụ Tổng Bí Thư thì nhiều triển vọng ông ta sẽ tiếp tục là Thủ tướng”.

Hai ứng viên khác được coi là có thế mạnh là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, và Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng, Tô Huy Rứa, ủy viên mới nhất trong Bộ Chính trị.
Hai nhân vật sáng giá
Đại sứ Michalak trình bày tiếp: “Dũng và Sang đều là ủy viên bộ Chính trị từ 1996, đã thu gom được ảnh hưởng rộng lớn trong guồng máy lãnh đạo đảng - nhà nước Việt Nam và là hai nhân vật quyền lực nhất trong nước hiện nay. Nhưng trong thế tranh đua, hai người lại rất giống nhau, cả hai đều là người miền Nam và cựu Bí thư thành ủy Sài Gòn. Vì vậy theo quan niệm của những người vẫn coi nặng yếu tố phân liệt địa phương, thì một trong hai người, có vẻ là Sang, sẽ không thăng tiến được năm nay.’
‘Như vậy nếu Dũng tiếp tục ở chức vụ Thủ tướng thì hai ứng viến sáng giá nhất vào vị trí Tổng Bí thư Đảng là đương kim Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng và triệt để hơn nữa có thể là Tô Huy Rứa, mới được bầu năm 2006 vào Ủy viên bộ Chính trị khóa 10, đang giữ chức vụ Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương”.
Tính cách ‘thực dụng’
Qua trình bày tình hình tóm lược, đại sứ Michalak đưa ra nhận định:
“Cả Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang không ai nhiệt tình với cải cách chính trị như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhưng mọi người đều biết họ về những tính cách thực dụng, chủ trương kinh tế thị trường và tán thành sự tăng tiến vững chắc trong mối quan hệ với Hoa Kỳ”.
Về Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa, sự đánh giá viết trong công điện: “Trong vai trò Chủ tịch Quốc Hôi, Trọng cũng theo một cách tiếp cận tương tự nhưng Rứa thì có thể là hoàn toàn khác biệt. Rứa lên tới vị trí Ủy viên bộ Chính trị vừa phản ánh vừa khẳng định khuynh hướng bảo thủ càng ngày càng hiển nhiên kể từ vụ trừng trị các ký giả đã tường trình vụ tham nhũng tai tiếng PMU-18 hơn một năm trước.
Như vậy vai trò của Rứa trong sự chuyển hóa lãnh đạo ở Việt Nam sẽ cho thấy được là tự do hóa chính trị, mà hiện nay đang ngưng, có thể nào sẽ được tái tục sau 2011 hay là vẫn bị bóp nghẹt.’
Ngoài ra cũng nên lưu ý thêm là trong một diễn biến có thể có nhiều ý nghĩa vừa đây, trong cuộc họp báo hôm Thứ Hai, 10 tháng 1, hai ngày trước đại hội, ông Tô Huy Rứa, như để cảnh cáo những ai hy vọng có thay đổi về lý luận, đã nói rằng Ðảng kiên quyết bác bỏ “nhu cầu đa nguyên” về chính trị tại Việt Nam.
Giàn lãnh đạo già nua
Bức công điện ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Đại sứ Mỹ đề cập đến tình trạng già nua trong giới lãnh đạo đảng CSVN: “Ðại Hội 9 (năm 2001) ấn định hạn tuổi tối đa cho một đảng viên được bầu vào bộ Chính Trị lần đầu tiên là 60 và 65 cho những người được tái nhiệm. Tới trước Ðại Hội 10 (2006) hạn tuổi sau này được tăng lên 67 để cho Nông Ðức Mạnh, khi ấy 66 tuổi, có thể tiếp tục làm Tổng bí thư... Theo quy định ấy, tới 2011 Nông Ðức Mạnh (71), Nguyễn Minh Triết (69), Nguyễn Phú Trọng (67), Phạm Gia Khiêm (67), Trương Vĩnh Trọng (69), Nguyễn Văn Chi (66) đều ngang hoặc quá hạn tuổi hạn định. Nguyễn Phú Trọng còn có thể ở trong bộ Chính Trị nếu được bầu làm tổng bí thư.”
Về sự già nua và thiếu khả năng của Nông Ðức Mạnh, bức công điện tiết lộ một chuyện: “Ðại Sứ Mitsuo Sakaba tháp tùng Mạnh trong chuyến thăm viếng Nhật Bản hồi tháng 4, 2010, kể lại với chúng tôi rằng ông Tổng bí thư khi hội kiến với Thủ Tướng Taro Aso tỏ ra không nhập cuộc gì hết, đọc một phát biểu viết sẵn trong 30 phút với giọng đơn điệu buồn nản và chỉ thật sự tỏ ra quan tâm thích thú khi được đưa đến thăm một khu nông nghiệp gần Tokyo.”
Trong điều kiện ấy những ứng viên Tô Huy Rứa (64 tuổi), Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng là những ứng viên có điều kiện thuận lợi vào chức vị lãnh đạo đảng mà theo bình luận của Ðại Sứ Michalak thì Sang và Dũng có nhiều khả năng và triển vọng hơn hết nếu đại hội này vượt qua lề lối nhân sự phải được chia đủ cho cả ba miền Bắc-Trung-Nam.
'Bạo lực quá mức' với tôn giáo
Ðây là đề tài báo cáo trong bản công điện từ tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội gởi về ngày 20 tháng 1 năm 2010.
Phần tóm lược nói rằng sự ứng phó yếu kém của Việt Nam đối với sự việc của Làng Mai ở chùa Bát Nhã cũng như tại giáo xứ Ðồng Chiêm tuần trước (so với thời điểm công điện này được viết) - đặc biệt là sự sử dụng bạo lực quá mức - là gây ra rắc rối và tỏ lộ dấu hiệu chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền vào thời gian sắp tới đại hội đảng lần thứ 11 tháng 1 năm 2011.
Công điện viết: “Tuy nhiên căn nguyên đầu tiên của tình trạng này là việc tranh chấp đất đai, không liên hệ với đòi hỏi theo quy định của đạo luật Tự do Tín ngưỡng Quốc tế năm 1998, và không làm lệch hướng ghi nhận của chúng ta là đã có những thành quả tốt trong sự nới rộng tự do tôn giáo mà Việt Nam thực hiện kể từ khi Hoa Kỳ rút bỏ quy chế CPC (quốc gia cần quan tâm đặc biệt) hồi tháng 11 năm 2006.

Những thành quả ấy bao gồm sự thừa nhận thêm nhiều tôn giáo mới, thực hiện một khung pháp lý mới cho sinh hoạt tôn giáo đồng thời với những chương trình huấn luyện ở cấp địa phương và toàn quốc. Các cộng đoàn Công Giáo và Tin Lành, kể cả những cộng đoàn ở vùng cao nguyên miền Bắc và Tây Bắc, tiếp tục báo cáo về những sự cải thiện, cũng như các tín đồ Hồi Giáo, Baha'i, Cao Ðài trên toàn quốc. Sự trấn áp tôn giáo một cách phổ biến và có hệ thống như đã xảy ra trước năm 2004 khi Việt Nam bị đưa vào CPC đã không còn tồn tại nữa.

Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội đề nghị bộ Ngoại Giao không tái chỉ định Việt Nam vào danh sách này và thay vào đó dùng những cơ hội can thiệp ở cấp cao để thúc đẩy Việt Nam tiếp tục mở rộng tự do tôn giáo.
Sau khi tường trình những kết quả tốt đã đạt được từ 2006 khi Việt Nam không còn bị đặt trong danh sách các quốc gia cần quan tâm (CPC), bức công điện ngày 20 tháng 1 năm 2010 cũng nhấn mạnh là hãy còn nhiều việc cần làm:
“Thành tích cải thiện tự do tôn giáo ở Việt Nam đã bị bôi đen vì vụ bạo hành tín đồ Công Giáo ở Ðồng Chiêm và việc trục xuất cưỡng bách gần 400 sư sãi ở hai ngôi chùa Bát Nhã và Phước Huệ thuộc tỉnh Lâm Ðồng.

Những vụ trục xuất bằng bạo lực là tiếp theo nhiều tháng hăm dọa và tấn công vào cá nhân. Nhà nước độc đảng Việt Nam vẫn còn vạch lằn ranh với những gì mà họ coi là tôn giáo xen lẫn với chính trị. Ðiều ấy giải thích vì sao chính quyền đã đối xử rất mạnh tay với Linh Mục Nguyễn Văn Lý cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất và cái gọi là Giáo Hội Tin Lành Dega ở Tây nguyên. Ngoài ra vẫn còn một số những trường hợp đơn lẻ về sự gây phiền hà với tín đồ Thiên Chúa Giáo.”
Sau VN, Taikistan phải ký nhượng lãnh thổ cho TQ
Trung Quốc và Tajikistan hôm qua tuyên bố họ đã giải quyết xong tranh chấp biên giới kéo dài hàng thế kỷ qua, sau khi quốc gia Trung Á đồng ý nhượng lại đất cho Trung Quốc.


Bản đồ biên giới nhượng đất cho TQ
Trước đó, Quốc hội Tajikistan đã bỏ phiếu hôm 12/1 để phê chuẩn thoả thuận biên giới đạt được từ năm 1999 về việc chuyển giao hơn 1.000 km vuông đất tại khu dãy núi Pamir hẻo lánh cho Trung Quốc. Ngoại trưởng Tajikistan Zarifi cho biết, phần nhượng chỉ chiếm 5,5% số đất mà Bắc Kinh đòi chủ quyền nên có thể coi đây là "chiến thắng trong chính sách đối ngoại" của nước này.
Phía Trung Quốc thì cho biết động thái của Tajikistan đã giải quyết hoàn toàn tranh chấp biên giới giữa hai nước vốn kéo dài suốt 130 năm qua. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi không cho biết chi tiết về bản hiệp ước nhượng đất giữa hai bên.
Tại Tajikistan, thoả thuận nhượng đất đã gặp phải nhiều ý kiến phản đối. BBC cho biết, lãnh đạo phe đối lập tại nước này mô tả quyết định nhượng đất nói trên là một thất bại đối với nền ngoại giao Tajikistan và là hành động vi phạm hiến pháp.
Dãy núi Pamir, nơi có phần đất nhượng, nằm dọc biên giới giữa Tajikistan với hai nước láng giềng Trung Quốc và Afghanistan. Hiện vẫn chưa rõ vị trí chính xác 1.000 km vuông đất nhượng nói trên cũng như việc có bao nhiêu người sống tại phần đất này.
Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Tajikistan, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Hơn 100 người chết và 25 người khác bị thương khi xảy ra chen lấn dẫm đạp tại một ngôi đền ở Ấn Độ

Friday, 14 January 2011 18:50
Cali Today News - Một cuộc dẫm đạp lớn xảy ra tại một ngôi đền Hindu nổi tiếng của Ấn Độ tối thứ sáu 14/1 làm hơn 100 người chết và 25 người khác bị thương.
Theo Sanlay Kurnar, viên chức an ninh địa phương thì mọi chuyện hỗn loạn xảy ra khi một chiếc xe jeep chở một số người hành hương chạy đâm sầm vào đám đông trên con đường hẹp dẫn đến đền Sabarimala thuộc bang Kerala miền nam Ấn Độ.
Lễ hội này kéo dài 2 tháng, thu hút nhiều triệu tín đồ Hindu kéo đến. Tối thứ sáu là ngày kết thúc lễ hội và có khoảng 150,000 tín đồ đang đi trên con đường ra khỏi đền thì tai họa xảy ra.
Những vụ chết chóc do dẫm đạp xảy ra khá thường xuyên tại các đền thờ của Ấn Độ vì có khi cả trăm ngàn con người chen chúc với nhau trong các khoảng chật hẹp.
Trong tuần trước cũng có 1 người chết khi bị dẫm đạp cũng tại ngôi đền này, mặc dù đã có trrên 2,000 cảnh sát giữ trật tự.
Trong tháng 3 năm 2010 có 63 người chết khi dân làng tranh dành nhau quần áo và thực phẩm phát không cho họ tại một ngôi đền ở Uttar Pradesh.
Trong năm 2008 có trên 145 người chết trong một vụ dẫm đạp ở một ngôi đền Hindu hẻo lánh trong vùng núi Hy Mã Lạp Sơn.

HN bị trời phạt: Đêm Hà Nội tê người
Phố xá sâu hun hút, vắng tanh, hàng quán thưa thớt, lửa ấm được đốt trong những ngõ chợ sương giá... Đêm 11/1, giá lạnh kỷ lục từ đầu mùa tiếp tục bao phủ khắp thủ đô.
> Cơ cực phận già mưu sinh trong đêm giá buốt



Mang thai hộ thù lao hậu
03.01.2011 13:49
Trong những năm gần đây, có rất nhiều phụ nữ trên thế giới đã chọn công việc mang thai hộ để kiếm kế sinh nhai dù cho luật pháp một số nước không cho phép công việc này. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, các cặp vợ chồng hiếm muộn hay những người mẹ không thể sinh con theo cách tự nhiên đã được hỗ trợ rất nhiều nhờ vào các thành tựu của y học. Một trong những thành tựu hỗ trợ tiến bộ đó là việc nhờ người thứ ba mang thai hộ dưới sự can thiệp của y học hiện đại.

Linda, một phụ nữ Pháp 28 tuổi đã trở thành một nhân viên "đẻ mướn" chuyên nghiệp từ 4 năm nay. Ban đầu, từ việc giúp người chị dâu mang thai mà cô đã nảy sinh ý tưởng kiếm sống bằng nghề này. Cô cho biết: "Vì công việc này mà người bạn trai tôi đã bỏ đi. Anh ta không chấp nhận. Cái ngày tôi vào bệnh viện sinh em bé cho chị dâu tôi, tôi đã phát hiện một số phụ nữ khác cũng giống mình".
Dần dần, Linda đã sử dụng các phương tiện quảng cáo như Internet để tìm kiếm khách hàng cho mình. Nhiều cặp vợ chồng ở Bỉ và Anh không có khả năng sinh con đã đến mướn cô mang thai và sinh đẻ hộ. Có trường hợp, toàn bộ bào thai đã được thụ tinh ở ngoài và được đặt trong bụng cô, nhưng cũng có trường hợp người ta phải lấy trứng của cô để thụ thai với tinh trùng của người cha.
Thù lao cho mỗi lần mang thai và sinh hộ mà Linda nhận được vào khoảng 15.000 USD. Điều ngạc nhiên là cô gái này không hề cảm thấy quyến luyến với những đứa trẻ sơ sinh do chính mình mang nặng đẻ đau. Cô nói: "Với tôi mọi thứ đều rất rõ ràng. Đó không phải là con tôi mà là con người khác".
Tại một số nước như Đức, Italia, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ hay Pháp, dịch vụ mang thại hộ bị pháp luật nghiêm cấm. Vì thế những người có nhu cầu loại hình dịch vụ này đều phải tự tìm khách hàng cho mình thông qua quảng cáo và bạn bè giới thiệu, như trường hợp của Linda.
Nhưng tại các nước như Hi Lạp, Ấn Độ, Nga, Canada và đặc biệt là Mỹ, việc sinh con thay thế là rất phổ biến, đến độ đã xuất hiện các trung tâm môi giới đứng ra làm trung gian cho 2 bên có nhu cầu. Theo thống kê trong năm qua, các hãng môi giới dịch vụ mang thai hộ ở Mỹ đã giúp đỡ cho gần 500 cặp vợ chồng vô sinh. Hàng năm, có khoảng 200-400 cặp vợ chồng người nước ngoài đến Mỹ cậy nhờ đến dịch vụ mang thai hộ để có em bé.
Tuy nhiên các cặp vợ chồng phải chấp hành 2 quy định ở Mỹ: Phải có giấy xác nhận tình trạng vô sinh để tránh trường hợp thuê người mang thai chỉ vì sở thích, người mang thai phải ở độ tuổi thanh niên và đã có con. Còn các bà mẹ mang thai hộ được trả công sòng phẳng thông qua hãng môi giới. Kể từ 30 năm nay người ta ước tính có khoảng 23.000 em bé ra đời từ việc mang thai hộ tại Mỹ, còn ở châu Âu là 1.500 em .
Ở Anh cũng vậy, dịch vụ này được phép hoạt động nhưng phải đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính quyền cảnh sát. Người ta không chấp nhận hình thức môi giới mà các cặp vợ chồng phải tự tìm người tình nguyện mang thai giúp mình.

Vô sinh có thể khiến nhiều cặp vợ chồng chia tay vì không có con. Thế nhưng, Daiyun.com ở Chiết Giang, Trung Quốc vừa hé ra tia hy vọng mới. Đó là tìm người mang thai hộ với giá hợp lý trên mạng.
Trang web này kết nối những bậc cha mẹ tương lai với các bà mẹ chấp nhận mang thai hộ. Họ còn cung cấp thông tin hiến trứng và tinh trùng miễn phí. Daiyun.com cho biết đã mang lại hạnh phúc cho hàng chục cặp vợ chồng không may bị vô sinh.
Liu Baojun, 28 tuổi, có ý tưởng làm cha/mẹ thay thế sau khi một người bạn phải ly dị vợ vì vô sinh. “Tôi đọc nhiều thông tin và thấy rằng thụ thai/mang thai hộ là chuyện bình thường ở nhiều nước, với sự hỗ trợ của dịch vụ môi giới có đăng ký với cơ quan thẩm quyền”, anh kể. “Ở Trung Quốc thì không có thông tin chính thức. Vì vậy, tôi mở dịch vụ này cách đây khoảng một năm”.
Daiyun.com giờ có văn phòng ở khoảng 20 thành phố trên toàn Trung Quốc, với hơn 120 bà mẹ mang thai hộ có đăng ký. Những người này được chia thành 9 nhóm, có giá tuỳ thuộc vào các tiêu chí như học vấn và hình thức. Liu cho biết một cô gái tốt nghiệp đại học có giá ít nhất là 70.000 nhân dân tệ.
Theo chủ nhân Daiyun.com, các cặp vợ chồng chi ít nhất 5.000 nhân dân tệ để có thông tin và thêm 5.000 tệ nữa để có người mẹ thay thế. Trong khi đó, người mang thai hộ kia không mất đồng nào cả. “Chúng tôi kiếm ít nhất 10.000 tệ cho mỗi vụ môi giới thành công”, Liu tiết lộ. “Khách hàng phải đặt cọc 1.000 nhân dân tệ rồi nộp ảnh cả 2 vợ chồng. Sau đó, họ sẽ thông tin về người giúp mang thai”.
Người mẹ mang thai hộ nhận một khoản tiền bồi dưỡng cộng với chi phí ăn ở, tiền thuê nhà, thuốc men và đi lại. Khoản này thường được tính dựa theo lương hai năm của người đó. Liu khẳng định những phụ nữ này không có quan hệ tình cảm hay tình dục với khách hàng. Tuy nhiên, dịch vụ không chịu trách nhiệm trong trường hợp hai bên có quan hệ tình dục với nhau.

Hiện đang có 2 cặp vợ chồng người Việt hiếm muộn, phụ nữ nào muốn giúp mang thai hộ được thù lao xứng đáng vừa làm việc nhân đạo có thể e-mail: vanlanglove@yahoo.com

No comments:

Post a Comment