Saturday, January 29, 2011

Corazon Aquino và sức mạnh nhân dân

Corazon Aquino và sức mạnh nhân dân

Ngày 1 tháng 8 năm rồi, cựu tổng thống Phi Líp Pin, bà Corazon Aquino đã từ trần vì Ung Thư, hưởng thọ 76 tuổi. Bà là người phụ nữ đầu tiên làm tổng thống tại Phi, từ năm 1986 đến 1992, sau khi đã phục hồi lại nền dân chủ qua cuộc cách mạng “Sức mạnh Nhân Dân” (People Power Revolution) chấm dứt chế độ tham nhũng, độc tài Ferdinand Marcos.

Xuất thân từ một gia đình địa chủ giàu có theo đạo công giáo, bà được đi du học tại Mỹ và tốt nghiệp đại học về Pháp Văn và Toán. Sau đó bà trở về Phi Líp Pin để học thêm luật và tại đây bà đã gặp và thành hôn với Benigno Aquino, một chính trị gia đầy triển vọng. Trong nhiều năm sau đó, bà làm người vợ hiền, thầm lặng, ngoan đạo bên cạnh ông chồng Begnino hoạt bát nhiều cao vọng, từng làm thống đốc và nghị sĩ. Ông này có nhiều triển vọng thắng cử tổng thống trước khi bị nhà độc tài Marcos dở mặt, ban hành thiết quân luật và bắt giam vào năm 1972.
Đến năm 1980, Begnino Aquino được Tổng Thống độc tài Marcos phóng thích và cho phép sang Mỹ chữa bệnh tim cùng với gia đình. Bà Corazon mô tả 3 năm ở bên Mỹ với gia đình là thời gian êm ấm nhất đời bà. Năm 1983, ông Aquino quyết về nước để vận động chính trị và bị những quân nhân Phi sát hại ngay tại phi trường khi ông mới đáp xuống và bị dẫn đi. Bà Corazon luôn quả quyết rằng chính ông Marcos đã ra lệnh thủ tiêu chồng mình. Từ đó bà miễn cưỡng trở thành một nhân vật của quần chúng để cho lý tưởng và hình ảnh của chồng mình được sống mãi. Bà dần dần trở thành một khuôn mặt biểu tượng kết hợp các lực lượng đối lập đang phân mảnh, mặc dù bà đã nhiều lần từ chối việc ra tranh cử tổng thống.
Nhưng khi Marcos kêu gọi và mở ra một cuộc bầu cử gấp rút vào tháng 2 năm 1986 cốt để nắm chắc phần thắng trong lúc hàng ngũ đối lập còn phân hóa chưa chuẩn bị củng cố kịp, bà miễn cưỡng chấp nhận ra tranh cử đối đầu với Marcos, thể theo nguyện vọng của những người ủng hộ đã vận động được cả triệu chữ ký đề cử bà. Trong đơn ghi danh tranh cử, bà kê khai nghề nghiệp là “nội trợ” và không ngần ngại cho biết mình chả biết gì về việc làm tổng thống.
Thế nhưng bà đã mau chóng chứng tỏ khả năng vận động tranh cử một cách quyết liệt, không mặc cảm sợ hãi, trong y phục cố hữu màu vàng, màu của những nơ vàng mà quần chúng Phi đã đeo và treo đầy đường khi đón chồng mình trở về nước trước kia. Bà thề sẽ giải thể chế độ độc tài mà ông Marcos đã củng cố xây dựng trong cả hai thập niên, và loại trừ “căn bệnh ung thư xã hội từ phe đảng và tham nhũng” dưới thời Marcos cũng như bắt Marcos phải chịu trách nhiệm về cái chết của chồng bà, ông Aquino. Những thông điệp bà đưa ra: “Ông Marcos liệu hồn đừng bao giờ khinh thường nguyện vọng của quần chúng vì ông sẽ phải đương đầu với sự thịnh nộ của nhân dân”, “đây là giai đoạn một mất một còn, là thời điểm của sự thật, nhân dân phải ra sức tối đa vì cơ hội có thể không bao giờ trở lại”. Tiên đoán trước Marcos sẽ gian lận bầu cử khi thấy kết quả không thuận lợi cho mình, bà đe trước sẽ dẫn đầu một cuộc biểu tình quy mô vĩ đại nếu chiến thắng của mình bị Marcos cướp đi.
Quả nhiên, sau một thời gian kiểm phiếu kéo dài để lộ nhiều dấu tích gian lận và bạo động, một cơ chế pháp định bù nhìn đã tuyên cáo chuẩn nhận ông Marcos tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống 6 năm vào ngày 16 tháng 2 năm 1986. Bà Aquino phản ứng bằng cách tung ra một chiến dịch bất tuân dân sự quy mô.
6 ngày sau, tổng trưởng quốc phòng Phi, Juan Ponce Enrile, dẫn đầu một cuộc bất tuân quân sự tại Manila, và được tư lệnh quân đội, tướng Fidel Ramos, nhập cuộc ủng hộ. Lực lượng ly khai tuyên bố ủng hộ Corazon Aquino, và Đức Hồng Y Jaime Sin, vị chủ chăn tối cao của người công giáo Phi vốn chiếm đa số, kêu gọi tất cả con chiên xuống đường để ngăn chặn quân trung thành với Marcos kéo về tấn công quân đảo chánh. Hàng triệu người dân Phi hưởng ứng đổ ra đường làm chùn tay quân của Marcos, thể hiện “Sức mạnh Nhân Dân”. 3 ngày sau Marcos phải chạy khỏi dinh tổng thống Malacanang, nơi ông trị vì suốt hai thập niên từ 1965, và sau đó lưu vong tại Hawaii cho đến chết năm 1989.
Cuộc cách mạng dân chủ bất bạo động dựa vào “Sức Mạnh Nhân Dân” đã thành công tại Phi, tạo hứng khởi và tiền lệ cho những cuộc cách mạng bất bạo động giải thể chế độ độc tài tại nhiều nơi khác trên thế giới sau đó.

Nhưng nhiệm kỳ tổng thống của Corazon Aquino đã không thuận buồm xuôi gió. Chính phủ của Bà đã phải vượt qua bẫy toan tính đảo chánh từ giới quân nhân, chiến đấu dai dẳng với phiến quân cộng sản Phi, đương đầu giải quyết nhiều thiên tai từ bão lụt, hạn hán, đến động đất và núi lửa bùng phát. Bà đã không thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, diệt trừ tham nhũng, vực dậy kinh tế suy sụp. Nhưng bà đã chủ trì một cuộc chuyển giao quyền hành êm ái lần đầu tiên sau 26 năm tại Phi, qua thể thức bầu cử dân chủ. Theo bà, mãn nhiệm, rời bỏ quyền hành tổng thống là một trong những giờ phút bà hãnh diện nhất trong đời mình, vì đã trao quyền Tổng Thống cho người kế vị, nguyên tổng trưởng quốc phòng Ramos, được bầu chọn một cách chính danh và hợp pháp, trong hòa bình không đổ máu. Đó là sự thành công vinh quang của nền dân chủ, theo đúng ý nguyện của chồng bà khi còn sống. Ông đã liều mình trở về nước cốt để ngăn chặn mọi sự nắm hay chuyển quyền bất hợp pháp.
Trong bài diễn văn nhận giải thưởng J William Fullbright For International Understanding năm 1996 tại Mỹ, bà đã có những lời đáng ghi nhớ khi giải thích tại sao bà không muốn chia quyền hành với quân đội:
“Tôi muốn tái dựng lại một nền dân chủ thực sự, và như thế không thể có chỗ cho nền quân phiệt (junta) trên nước tôi….Có lẽ quân đội them muốn việc tôi cầm quyền bằng pháp lệnh trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng Thống của tôi. Đây là việc làm cần thiết để giải tán quốc hội bù nhìn, quy tụ lại các tài sản bị chiếm đoạt, xóa bỏ hiến pháp độc tài của Marcos, chặt bớt quyền hành của tổng thống, dọn sạch nền tư pháp. Mỗi luật tôi đề ra làm giảm đi quyền lực của chính tôi, cho tới qua pháp lệnh cuối cùng, tôi tự tước bỏ hết quyền lập pháp của mình…”
Vài bài học rút ra từ sự nghiệp chính trị của Corazon Aquino:
Một người dân bình thường, ở đây là một người nội trợ, vợ hiền ngoan đạo, có thể trở thành một lãnh tụ quốc gia, nếu có được niềm quyết tâm lo việc nước và được đa số quần chúng ủng hộ, chứ không nhất thiết phải là một chính trị gia dầy dặn kinh nghiệm.
Khi cuộc cách mạng dân chủ xẩy ra nhanh chóng trước khi các bối cảnh và cơ chế đa nguyên dân chủ được định hình và bám rễ, vai trò và bản chất của người lãnh đạo mới rất quan trọng. Bà Aquino đã chứng tỏ mình là người không say mê quyền lực, không chủ trương nắm chính quyền bằng mọi giá, nên đã không bẻ lái đưa đất nước Phi vào một chế độ độc tài mới, mà đã xây dựng củng cố cơ chế dân chủ bằng cách tự cắt giảm đi khả năng chuyên quyền của chính mình và chống chọi với những manh nha quân phiệt.
Các chế độ độc tài luôn tìm cách duy trì sự ổn định của chế độ dựa trên những cột trụ chính là bộ máy bạo lực như công an quân đội. Nhưng cột trụ quân đội tuy thế lại khá mong manh, vì bản chất nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm, nội giặc bạo động, chứ không phải là quay súng bắn vào nhân dân không vũ khí trong tay để bảo vệ cho một đảng phái hay một chế độ nào. Cho nên quân đội là thành phần dễ dàng và mau chóng đứng về phía nhân dân khi thấy rõ nhà cầm quyền không còn được nhân dân ủng hộ; hoặc khi thấy dân chúng không thể chịu đựng được nhà cầm quyền đó nữa. Chỉ cần quân đội bất tuân lệnh đàn áp, quay lại che chở cho nhân dân là độc tài sụp đổ, vì lúc đó cột trụ công an sẽ không dám manh động mà dễ rã ngũ theo.
Muốn thấy như trên, người dân cần có những biểu lộ chán ghét, bất hợp tác quy mô với nhà cầm quyền độc tài. Một vài nhóm thì còn dễ sợ hãi, dễ bị khuất phục, nhưng nếu hàng loạt cùng biểu lộ bất đồng với cầm quyền, thì người dân sẽ không còn sợ hãi, mà bộ máy bạo lực lúc đó phải chùn tay. Ta đang thấy sự biểu lộ không sợ hãi của đông đảo giáo dân hiệp thông với giáo xứ Tam Tòa ở Việt Nam là ví dụ. Số đông và quy mô, kỷ luật là yếu tố quyết định thành công trong đấu tranh bất bạo động một khi đạt tới lượng điểm làm xoay chuyển tình hình.
Tóm lại, điểm then chốt cổ điển trong bài học từ Corazon Aquino, người gắn liền với cuộc Cách Mạng Sức Mạnh Nhân Dân, là chế độ độc tài không thể cưỡng lại sức mạnh nhân dân luôn vô địch.
Vây chừng nào nhân dân ta thể hiện được sức mạnh này của mình đây?
Đặng Vũ Chấn

Trước khi trình bày sách lược lật đổ ĐCS, trước hết xin xác định sẽ dùng phương cách như thế nào. Con người thì phải hành xử văn minh và có lòng nhân đạo thì mới gọi là con người, khi mục đích lật đổ ĐCS là vì dân tộc và đất nước mà ĐCS nếu không phải cùng là đồng bào, cùng là dân Việt, dù là một chủng tộc khác thì phương cách sẽ dùng vẫn là bất bạo động.

Nếu đã có một dân tộc nào phải sa thải chính một số người trong dân tộc của mình để đặt tổ quốc lên trên hết sẽ hiểu được điều đó là rất khó. Tôi không biết những người lãnh đạo suy nghĩ gì trong chiến tranh Việt Nam trước 75, nhưng cuộc nội chiến đó đã làm nên những vết thương chia rẽ những con người Việt Nam với nhau dai dẳng cho đến bây giờ.

Dù như thế nào cũng đành tạm quên để hôm nay tôi nghĩ về dân tộc và đất nước mình viết nên những dòng này.

Đất nước là nơi cưu mang ta với nhiều sự gắn bó vô hình, trước tình hình hiện tại, ai còn mê ngủ, ai còn đang trong giấc mộng làm giàu cho bản thân thì xin hãy tạm dừng đôi phút nghĩ về đất nước mình. Lắng nghe thật sự đến những thông tin từ những người chân thật không bưng bít.

Xã hội Việt Nam lạc hậu và chậm chạp trong việc phát triển để trở thành một nước văn minh đúng nghĩa cùng với sự lũng đoạn không thể kiểm soát của bộ máy tham nhũng nhà nước, từ việc tụt hậu, suy giảm và thiếu thốn trầm trọng trong giáo dục, y tế cùng với sự bất lực của các cấp bộ ngành; từ việc triệt tiêu xã hội dân sự và các nỗ lực dân chủ hóa đất nước với sự kìm kẹp không thương xót của đảng bộ trung ương đến địa phương bắt nguồn từ tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tín ngưỡng, tự do được làm người của người dân. Đã vậy, cấp bách hơn nữa là Việt Nam đang chịu hiểm họa ngoại xâm nhưng chính phủ tiếp tay cho giặc. Ngắn gọn là như thế nếu ai chưa đủ thông tin hãy vào trang Bauxit Việt Nam, hay vào những trang về Hoàng Sa và Trường Sa v.v..để đọc và tìm hiểu.

Khi chính phủ đàn áp bắt bớ những người dân yêu nước thì buộc lòng người dân muốn giữ nước phải lật đổ chính phủ. Đã biết bao lá thư kiến nghị, đã biết bao sự lên tiếng và người dân yêu nước được đáp lại là vũ lực và sự xiết chặt an ninh kiểm soát hơn. Điều đó có đồng nghĩa chăng với việc gom người dân lại dưới sự kiểm soát để thế lực ngoại bang dễ dàng thôn tính đất nước???

Tây Nguyên đang nguy nan, Biển Đông đang nguy nan …dân tộc này đang bị lùa vào nơi hiểm nạn, khi muốn thay đổi và lấy lại quyền làm chủ đất nước của mình cần có một sách lược. Chiến lược tốt sẽ đưa đến thành công và sẽ có thể đưa Việt Nam đến sự phát triển lương thiện và bền vững hơn. Việc trước tiên là cần có tổ chức.

1. Tổ chức

Để có thể lật đổ được chính phủ hiện tại, cần thiết phải có một lực lượng đối trọng. Nhưng để có thể có một lực lượng đối trọng có thể công khai đòi hỏi quyền làm chủ đất nước, biến đất nước trở thành nơi ý kiến người dân được tôn trọng, những người dân với ý muốn như thế phải đoàn kết lại, tạo nên một lực lượng, chung tay chung lòng có cùng lý tưởng và mục đích, ít lãnh tụ mà nhiều quần chúng song mỗi một ý kiến cá nhân đều được tôn trọng và ý muốn số đông sẽ là tay lái của con thuyền.

Làm cách nào để có thể tạo niềm tin vào nhau và dám gia nhập tổ chức? Chính các tổ chức cũng thường không dám công khai khi chưa đủ mạnh, cho nên có lẽ chỉ có thể tạo dựng lực lượng trên mạng được mạnh mẽ trước rồi sau mới có thể tùy theo tình hình mà phát triển. Công khai lực lượng của tổ chức và xuất hiện lên tiếng là điều quan trọng vì giả sử như trang/nhóm Bauxit Việt Nam có gom được hàng triệu chữ ký mà không có hành động cụ thể ngoài viết thư kiến nghị thì cũng không làm cho chính phủ phải lo ngại là bao. Chỉ nói mà không dám hành động gây áp lực như là biểu tình thì hiệu quả rất thấp nếu không nói là chính phủ đã làm ngơ.

Ngoài ra, trong một tổ chức, thành phần quan trọng sẽ không thể thiếu những trí thức, sinh viên giới trẻ và bất cứ công dân nào của đất nước; dù là một nông dân cũng được tôn trọng ngang hàng trí thức với tấm lòng yêu nước. Ai cũng như ai, còn nhớ chăng hội nghị Diên Hồng? Khi đất nước nguy khốn thì ai cũng như ai đều có bổn phận phải giữ gìn.

2. Tiêu diệt chân rết.

Bất kỳ một tổ chức nào cũng đều có nguy cơ bị nội gián trà trộn. Song bất cứ tổ chức nào cũng có một lời thề chung. Người cộng sản khi vào Đảng cũng tuyên thệ trung thành với Đảng v.v... Người đối lập CS gia nhập vào một tổ chức cũng cần tuyên thệ. Lời tuyên thệ có giá trị và có thể tiêu diệt chân rết cần có sự tin tưởng vào trời đất.

Lời tuyên thệ sẽ đại loại như sau:

“Tôi là (tên...) nay vì bảo vệ và muốn phát triển đất nước Việt Nam cần lật đổ chế độ CS hiện tại nên gia nhập (tên tổ chức). Tôi là (tên) ....xin thề một lòng trung thành với (tên tổ chức) cho đến khi nào (tên tổ chức) không còn theo đúng lý tưởng lương thiện thiêng liêng mới thôi. Nếu như tôi có lòng gian dối muốn hại những người cùng chí hướng trong tổ chức này xin trời đất tiêu diệt. Nguyện hồn thiêng sông núi và tổ tiên tiền nhân cùng các anh em trong tổ chức chứng minh lời này. “

Lời tuyên thệ mạnh mẽ với trời đất như thế thành viên tổ chức sẽ rất khó lòng bị chụp mũ là chân rết, và cũng không dễ gì để một kẻ chân rết trà trộn nếu là người biết sợ đất trời tru diệt. Lời tuyên thệ đó là để bảo vệ thành viên tổ chức và bảo vệ tổ chức trong mục tiêu bảo vệ đất nước.

Ngoài sự tuyên thệ, những việc làm hỗ trợ để đưa đến kết quả cụ thể sẽ không thể thiếu nhưng tùy sự phát triển của tổ chức mà vạch ra chiến lược tương ứng.


3. Thoát ly kiểm soát

Bao giờ cũng vậy, muốn kiểm soát cũng chỉ có thể kiểm soát hành động chứ không thể nào kiểm soát được tư tưởng. Song nền giáo dục của chế độ CS là sự cố gắng để kiểm soát tư tưởng. Khi tư tưởng còn “yêu” Đảng sẽ không có hành động chống đối.

Muốn người dân hiểu rõ mình bị kiểm soát cả linh hồn và dạ dày và đất nước đang trong nguy hiểm cần có sự “vạch mặt” hay sự kiên nhẫn phân giải. Cũng như khi chúng ta biết được trong nhà có trộm thì ta không muốn chấp chứa họ nữa. Khi người dân đã biết được bộ mặt thật của ĐCS thì sẽ tìm đủ mọi cách để dần dần thoát ly sự kiểm soát và cuối cùng là sa thải.

Tình hình kiểm soát linh hồn và dạ dày người dân Việt của ĐCS như thế nào?

Việt Nam đã gia nhập WTO là vì muốn phát triển kinh tế. Theo Seymour Martin Lipset quan niệm phát triển kinh tế sẽ tạo nên được một tầng lớp trung lưu có kiến thức, chính tập thể này sẽ bồi dưỡng và cổ vũ cho tiến trình dân chủ hoá xã hội. Tuy nhiên là không sai, nhưng Bruce Bueno de Mesquita và George W. Downs cho rằng tiến trình từ lúc kinh tế phát triển đến lúc dân chủ hình thành thì rất dài. Vì các chính thể chuyên chế ngày nay đã khôn khéo dùng kết quả của tăng trưởng làm công cụ củng cố chế độ.

Trong những năm gần đây kinh tế tăng trưởng có chiều hướng làm người dân hài lòng hơn với chính quyền. Người dân từ cuộc sống khó khăn đã có thể sống khá hơn xưa, thay vì đi xe đạp, đã được đi xe máy, và không còn phải ăn cơm độn khoai. Từ một cái lồng nhỏ bé vì kinh tế phát triển, chế độ đưa dân chúng đô thị sang một cái lồng lớn hơn khiến họ tưởng rằng đã có tự do dân chủ. Dân chúng bận rộn nhiều hơn với sinh nhai, đời sống vật chất, và như thế khả năng họ ủng hộ việc thay đổi chế độ giảm sút. Thêm vào đó, De Mesquita và Downs phân tích rằng Đảng Cs đã dùng cách bóp nghẽn và giới hạn quyền kết họp, không được tự do tụ họp, lập hội để trì hoãn dân chủ hình thành. Đảng Cs biết được nếu giữ được kinh tế phồn thịnh và vẫn đàn áp quyền kết hợp thì khả năng trường tồn của chế độ gia tăng và viễn cảnh dân chủ trở nên xa hơn. (Trần Giao Thủy)

Cũng như muốn giết cóc nếu nhiệt độ nóng quá sẽ khiến cóc nhảy liền ra khỏi nồi. Muốn nấu cóc đang còn sống phải đặt trong nồi nước không nóng rồi tăng nhiệt độ dần khiến loài cóc ấy chết đi mà không hề ý thức được là mình đang bị giết nên sẽ không phản kháng. Phương pháp chủ nghĩa CS kiểm soát người dân Việt cũng y như vậy. Hiện tại dù người dân không có những quyền tự do căn bản của con người nhưng vẫn ngoan ngoãn chấp nhận vì có sự “hơi tí” tự do trong sự làm giàu nhờ có “phát triển kinh tế có định hướng” của Đảng. Đó là cách chính phủ CS khiến người dân không có ý nghĩ thoát khỏi sự cai trị độc tài.

Đây là một điều nguy hiểm khi cả một dân tộc chỉ khao khát tiền bạc, đi vào con đường của chủ nghĩa hưởng thụ là đánh mất sức đề kháng đối với Đảng CS và với ngoại xâm, hờ hững với vận mệnh quốc gia và dân tộc. Người dân Việt chính là đang ở trong tình trạng như loài cóc trước tiên được đặt trong nước mát “phát triển kinh tế”, dần ấm và sẽ chết đi lúc nào không hay biết. Quá nguy hiểm nếu không thức tỉnh kịp thời để cứu lấy mình và đất nước trước tình hình cấp bách của Tây Nguyên, Biển Đông và sự xâm lược kinh tế của ngoại bang; người dân Việt đang dần dần mất “đất sống” để tiếp theo là biến thành “nô lệ thời đại”. Những dự án vĩ mô ngoài Đảng và những nhà đầu tư nước ngoài người dân không có phần. Dân Việt thật sự là đang làm nô lệ cho Đảng và người nước ngoài, hoàn toàn không có quyền tham gia chính trị, quyết định bước đi của đất nước. Mọi quyền lực và quyền lợi nằm trong tay chính phủ. Chính phủ CS vì sợ mất đi quyền lực của mình mà bán rẻ đất nước lừa dân tộc vào “nồi nước sôi”. Những luật lệ của Đảng CS đàn áp quyền tự do con người là điều đáng lý ra phải phản đối thì người dân Việt đang say mê với “tiền lương/ lợi nhuận” để mua sắm vật chất hưởng thụ. Dân tộc Việt đang bị tiêu diệt không bằng súng ống, giáo mác hay binh lính như thời Pháp thuộc hay Tống Nguyên Minh Thanh những triều Đại của Trung Quốc mà đang bị tiêu diệt bởi chủ nghĩa và chiến lược tinh vi, thâm độc và không kém phần ngu xuẩn tự mình hãm hại dân tộc mình. Nếu không ngăn cản, lịch sử Việt e sẽ dừng lại nơi thế kỷ này!

Muốn cứu đất nước và dân tộc này, trước tiên phải thoát ly được sự kiểm soát của ĐCS. Song mỗi một cá nhân muốn thoát ly sự kiểm soát sẽ rất khó nếu không nói là vô vọng. Nhưng khi tất cả hay đại đa số cùng muốn thoát ly thì vấn đề lại khác.

Điều CS lo sợ và tìm cách ngăn cản không cho xảy ra chính là sự đồng loạt biểu tình bất bạo động phản đối chính quyền (Nonviolent anti-government demonstration). Chính Gene Sharp và Mesquita cũng có đề cập, chỉ có cách này mới là con đường đưa đến dân chủ mau nhất mà ta cũng dễ dàng nhận ra vì nếu không Đảng Cs đã không phải bóp nghẽn quyền tự do tụ họp đến như vậy. Do đó, những bước đầu tiên trong các chiến lược phải là để có thể tụ họp và đưa đến biểu tình. Cuộc biểu tình này nó phải gồm tất cả mọi thành phần người dân để chúng ta có thể thành công trong việc lật đổ chính quyền lập nên thể chế dân chủ. Tinh thần đoàn kết phải được ý thức là quan trọng. Bởi lẽ giọt nước muốn không bị bốc hơi phải hòa vào biển cả, cũng như chiếc đũa muốn không bị bẻ gãy phải hòa vào nắm đũa. Sự đồng lòng lật đổ chính phủ và sự đồng thời đứng lên sẽ là chiến lược với cơ hội thành công cao nhất và an toàn nhất. Kỳ dư, chí khí hào hùng vốn dĩ là bản tính dân tộc của ta trải qua bao sự xâm lược của Trung Quốc vẫn sống còn, hơn lúc nào hết cần làm sống lại. Phải thấy hiểm họa khi “ngoan ngoãn” để bị kiểm soát.

Nếu không gia nhập tổ chức và tiếp tục chiến đấu một mình đơn lẻ thì tự mình không thể cứu mình nên chi là không thể cứu nước. Khi đã gia nhập tổ chức có nghĩa đã thực hiện bước đầu của sự thoát ly kiểm soát và sẽ giải thoát dân tộc và đất nước khỏi ách thống trị độc tài đã bao năm…

Lâm Thiên Thư

Mùa thu, 29 tháng tám Kỷ Sửu

(17.10.2009)

* Những phần sau là chiến lược cụ thể chưa thể công khai


Ai giao cho đảng cầm quyền?
Ngọc Trân, thông tín viên RFA 2011-01-13
Sáng 12 tháng 1, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chính thức khai mạc, với sự tham dự của các lãnh đạo đảng và nhà nước, cùng với gần 1.400 đại biểu, đại diện cho khoảng 3,6 triệu đảng viên Đảng CSVN.

AFP photo
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Đại hội Đảng lần 11 hôm 12/1/2011
< object id=audioplayer1 data="http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf" width=240 height=25 type=application/x-shockwave-flash>< /object>
Nhân dịp này, thông tín viên Ngọc Trân tìm hiểu thêm tính hợp pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN hiện nay.
Dân tin tưởng giao phó?
Phát biểu khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc hôm 12 tháng 1 vừa qua, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư BCH Trung ương Đảng, đã tuyên bố lý do như sau:
“Theo quy định của Điều lệ Đảng, hôm nay chúng ta tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI để thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quyết định Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011-2020; kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, bàn phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2011-2015; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Ai có ý kiến gì khác bị cho là ‘thành phần xấu’, ‘lực lượng thù địch’, và sẵn sàng chuẩn bị vào hai cái còng – tức luật 88 – đưa vào tù.
Blogger Tô Hải
Đây là những nhiệm vụ rất trọng đại và cũng hết sức vẻ vang mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã tin tưởng giao phó cho Đại hội. Tôi tin tưởng rằng, với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng và dân tộc, Đại hội chúng ta sẽ hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.
Mặc dù ông Trương Tấn Sang nói rằng, những trọng trách của đất nước mà Đảng CSVN đang gánh vác là do người dân tin tưởng giao phó, thế nhưng trên thực tế người dân Việt Nam chưa bao giờ được hỏi ý kiến xem họ có giao cho đảng những trọng trách này hay không.
Blogger Tô Hải, một người đã gần trọn cuộc đời theo đảng, cho biết như sau:“Cái gì mấy ông đó nói mà chả hợp với lòng dân? Mấy ổng nói đảng lãnh đạo toàn diện theo Điều 4 Hiến pháp là do yêu cầu của nhân dân, thế mà họ có yêu cầu đâu để nhân dân được nói?
Ai có ý kiến gì khác bị cho là ‘thành phần xấu’, ‘lực lượng thù địch’, và sẵn sàng chuẩn bị vào hai cái còng – tức luật 88 – đưa vào tù. Cho nên họ không cần gì hết, họ nói là lãnh đạo theo yêu cầu toàn dân họ lãnh đạo toàn dân, trong khi toàn dân nào ai biết cái gì đâu. Còn nếu họ hỏi tôi thì tôi sẽ trả lời là ‘KHÔNG’, nhưng họ có hỏi tôi đâu. Tôi 85 tuổi rồi nên họ chẳng bắt tôi làm gì, nhưng mấy anh còn trẻ mà nói thẳng là không đồng ý đảng lãnh đạo thì vào tù. Thế thôi, ở cái nước này người ta có cần gì đâu”.
Đảng không hề lắng nghe dân

Ông Nguyễn Sinh Hùng. AFP photo
Lãnh đạo Đảng CSVN luôn cho rằng, những việc đảng làm đều thể theo nguyện vọng của nhân dân, thế nhưng đa số người dân Việt Nam không hề có một chút quyền hành nào tham gia vào công việc của đảng. Đôi khi người dân còn bị lợi dụng để hợp thức hóa tính chính danh của đảng, qua việc kêu gọi góp các dự thảo văn kiện đại hội đảng, mỗi năm năm một lần, bởi vì hầu hết các ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, đều không được đảng lắng nghe.
Hơn ba tháng trước, trong một buổi hội thảo “Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng”, GS Đào Xuân Sâm, nguyên trưởng khoa quản lý kinh tế Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, hiện là chuyên gia tư vấn Ban nghiên cứu Thủ tướng, đã phát biểu về việc góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng như sau:
“Chúng ta nói đây là nói với nhau thôi chứ biết rằng những người biên tập, làm văn kiện không nghe đâu, mà có nghe cũng không sửa được đâu. Biết cái đó cũng rất là đau, mà cũng phải nói. Cái thứ hai là, phải nói với nhau vậy, tâm sự với nhau vậy, chúng ta còn mất quyền nói to hơn nữa, nói với quốc dân. Không được lên tiếng với quốc dân.
Cấm! Tức là Ban Bí thư cấm, Ban Tuyên huấn cũng ra thông tin cấm. Thế thì ghê gớm quá. Thôi nhưng mà biết vậy, cho nên có khi là chúng ta phải nói với nhau và như tôi nghĩ đó là chúng ta phải nói để người sau, lớp sau trẻ hơn chúng ta, gửi gắm lại cho đời sau”.
Bắt đầu từ Đại Hội X, tôi quyết định không gởi văn thư đóng góp ý kiến nữa...Lý do đơn giản là tôi nhiều lần gởi thư góp ý kiến ... nhưng không lần nào tôi có được hồi âm.
GS Nguyễn Đăng Hưng
GS Nguyễn Đăng Hưng, một người đã nhiều lần được đảng mời gọi góp ý, viết trên blog của ông như sau: “Bắt đầu từ Đại Hội X, tôi quyết định không gởi văn thư đóng góp ý kiến nữa, tuy tôi đã từng được trực tiếp nhắc nhở từ một vài nhân vật quen thân có mặt trong Mặt Trận Tổ Quốc TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội, Đà Nẵng…
Lý do đơn giản là tôi nhiều lần trong dịp Đại hội Đảng trước đây, từ Bỉ gởi thư góp ý kiến thông qua Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, khi thì cấp Trung Ương Hà Nội khi thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng không lần nào tôi có được hồi âm! Một tín hiệu nhỏ cho hay ‘đã nhận được thư góp ý’ của cơ quan chức năng cũng không có, chứ đừng nói đến việc ý kiến tâm huyết của mình đã đi đến đâu, đã được xem xét ra sao. Mỗi lần tôi có cảm giác là ý kiến của mình bị rơi vào không gian trống không, vô tận”.

No comments:

Post a Comment