Saturday, January 29, 2011

Ai giao cho đảng cầm quyền ?

Ai giao cho đảng cầm quyền ?
Trong khi Đảng CSVN luôn cho rằng, vai trò lãnh đạo của đảng hiện nay là hợp pháp, thế nhưng trên thực tế, người dân Việt Nam chưa bao giờ có được cái quyền đi bầu những người lãnh đạo mình.

Bên ngoài địa điểm của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI tại Hà Nội ngày 13 Tháng 1 năm 2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Cũng tại hội thảo góp ý văn kiện đại hội đảng, ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã đặt vấn đề về vai trò lãnh đạo của đảng. Ông Vũ Quốc Tuấn phát biểu: “Một là xác định cho rõ hơn nữa vai trò lãnh đạo của đảng. Và chúng ta nói rằng đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền là thế nào? Cầm quyền của ai? Ai giao cho anh cầm cái quyền đó mà anh cầm quyền”?
Ai đã giao cho đảng CSVN cái quyền mà họ đang cầm? Qua các trang hồi ký của các chứng nhân lịch sử để lại như “Một cơn gió bụi” của sử gia Trần Trọng Kim, “Hồi ký Phạm Duy” của nhạc sĩ Phạm Duy, “Hồi ký của một thằng hèn” của nhạc sĩ Tô Hải, cũng như hồi ký của nhiều nhân chứng lịch sử khác, đã cho thấy, tháng 8 năm 1945, đảng CSVN cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim. Kể từ đó, đảng đã giành quyền lãnh đạo đất nước, giành quyền lãnh đạo người dân một cách bất hợp pháp, bởi không do đại đa số người dân Việt Nam bầu lên.
GS Trần Phương đã cho biết như sau: “Cuối cùng là Đảng làm hết, mà Đảng không chịu trách nhiệm. Ông quyết đủ mọi thứ nhưng ông có chịu trách nhiệm trước dân đâu, mà dân có bầu ông ra đâu nhỉ”?
Mới đây, khi bị đặt vấn đề về chia sẻ quyền lực thông qua đa đảng, lãnh đạo Đảng CSVN đã tự khẳng định rằng, Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng.
Ông Hà Văn Thịnh, giảng viên trường ĐH Huế đã nói:“Tôi nghĩ rằng điều đó không đúng, bởi vì nếu muốn khẳng định rằng đó là tâm nguyện của nhân dân Việt Nam thì phải trưng cầu dân ý thì mới biết được. Nếu không thì tôi không biết, mà đảng cũng không biết, và chẳng ai biết rằng nhân dân thích gì cả. Vậy nếu muốn nói một cách sòng phẳng, khoa học và thực tế, thì phải trưng cầu dân ý”.
Cuối cùng là Đảng làm hết, mà Đảng không chịu trách nhiệm. Ông quyết đủ mọi thứ nhưng ông có chịu trách nhiệm trước dân đâu, mà dân có bầu ông ra đâu nhỉ ?
GS Trần Phương
Đảng CSVN luôn khẳng định, đảng là đại diện hợp pháp cho quyền lợi của dân, nhưng trên thực tế, rất nhiều chủ trương, chính sách của đảng không thể hiện ý nguyện của người dân.
Một trong những chủ trương đi ngược lại ý nguyện của đa số người dân Việt Nam là dự án khai thác boxit ở Tây Nguyên. Trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam nói rằng, đây là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”, thế nhưng, dự án này đã bị mọi tầng lớp nhân dân phản đối, thông qua các tranh luận, kiến nghị, góp ý liên tục từ khi dự án này ra đời cho đến nay.
Vậy thì, Đảng CSVN vẫn tiếp tục giành lấy quyền lãnh đạo đất nước, liệu đây có phải là ý nguyện của người dân hay không? Đảng vẫn chưa muốn từ bỏ quyền lãnh đạo, có phải để phục vụ nhân dân? Có lẽ đa số người dân Việt Nam đều có câu trả lời chính xác.Thẹo
Tham nhũng trong hệ thống quyền lực VN
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2011-01-11
Vấn đề tham nhũng tại Việt Nam gây quan ngại khi Đại hội Đảng sắp diễn ra. Một bản tin của hãng thông tấn AFP khẳng định điều này.

AFP photo
Trụ sở chính của Ban Quản lý Dự án 18 (PMU 18) tại Hà Nội hôm 17/4/2006, một vụ tham nhũng lớn bị phanh phui trước Đại hội đảng lần 10.
Vũ Hoàng hỏi ý kiến một số người dân về vấn đề này.
Theo một báo cáo của LHQ hồi năm 2009, kể từ kỳ Đại hội Đảng lần trước cho đến nay, nạn hối lộ vẫn chưa suy giảm và tham nhũng thì diễn ra ở mọi cấp cả trong Đảng lẫn chính quyền và cả ở lĩnh vực tư nhân lẫn nhà nước.
Ông Martin Gainsborough, một chuyên gia nghiên cứu về Việt nam tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của trường Đại học Bristol, Anh quốc cho hay tham nhũng là vấn đề lớn của hệ thống quyền lực Việt Nam.
Ông cho rằng “mọi người sẵn sàng trả tiền để có được chức vị trong chính quyền cho dù tiền lương thấp. Điều duy nhất mà những người này hi vọng là có thể sẽ thu hồi được khoản đầu tư này thông qua một số biện pháp khác.”
Dân mất niềm tin
Người nông dân Nguyễn Văn Trân cho biết, kể từ Đại hội Đảng diễn ra cách đây 5 năm, đất nước đã có những phát triển nhất định, “nhưng với những người nông dân chúng tôi, tôi nghĩ là không có gì thay đổi. Mọi thứ vẫn y nguyên.”
Ông Trân nói thêm “Tôi muốn Đảng mang lại công bằng cho người dân,” nhưng dường như đứng trước pháp luật ở Việt Nam không phải ai cũng được công bằng. Một số quan chức đã không bị xử phạt khi gây tội.
Anh Lê Văn Bình, 34 tuổi, làm việc với mức lương khoảng 3 triệu đồng/ một tháng tại một nhà máy trong khu chế xuất nói rằng “Kể từ kỳ Đại hội trước, giới lãnh đạo cam kết sẽ mạnh tay chống lại tham nhũng, nhưng chúng tôi chưa nhìn thấy một trường hợp nào làm cho ra trò cả.”
Kể từ kỳ Đại hội trước, giới lãnh đạo cam kết sẽ mạnh tay chống lại tham nhũng, nhưng chúng tôi chưa nhìn thấy một trường hợp nào làm cho ra trò cả.
Anh Lê Văn Bình, công nhân
Công nhân nhà máy tên Bình ngỏ ý mong muốn các nhà lãnh đạo mới nên biến lời nói thành hành động. Anh cho rằng chế độ đa đảng “không phải là một ý kiến tồi”
Tuy nhiên, ông Tạ Quý Ngọc một tài xế tắc xi, 57 tuổi cho biết ông cảm thấy ổn thoả với hệ thống chính trị hiện nay bởi một hế thống chính trị khác có thể dẫn tới sự bất ổn. Ông cho hay “Tôi hi vọng những nhà lãnh đạo mới sẽ nhìn vào thiếu sót và khuyết điểm của những người đi trước để làm tốt hơn”. Tuy nhiên, ông Ngọc cũng ra tham nhũng là một trong những mối lo ngại của mình.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền năm 2006, được kỳ vọng là người lãnh đạo sẵn sàng chống lại tham nhũng. Nhưng đến nay nhiều người vẫn chỉ trích những nỗ lực của ông chưa hiệu quả.
Bà Lê Hiền Đức, người phụ nữ Việt Nam được giải thưởng của Tổ chức Minh Bạch Thế giới về thành tích chống tham nhũng, dành cho Đài Á Châu Tự Do chúng tôi một vài suy nghĩ của bà về công cuộc chống tham nhũng trước hết là về vấn đề đất đai và quản lý đô thị, từ Hà Nội, bà lên tiếng:

Bà Lê Hiền Đức, người được giải thưởng của Tổ chức Minh Bạch Thế giới về thành tích chống tham nhũng. AFP photo
"Theo tôi, dưới mắt của một con người chuyên môn chỉ chống tham nhũng, tôi thấy rất nhiều bà con gửi đơn đến tôi, thưa kiện về vấn đề những kẻ có chức, có quyền, tôi nhắc lại, họ bắt tay với những kẻ tham nhũng và những cái gọi là chủ dự án nọ, chủ dự án kia, cho nên bây giờ há miệng mắc quai, đã cầm tiền của người ta rồi.
Theo tôi tất cả mọi chuyện đều có dính đến tham nhũng hết, tất cả là những người có quyền, có chức đã trót “ăn uống”, có nghĩa là đã nhận tiền, nhận bồi dưỡng, vì thế mà bắt buộc phải cho phép. Chẳng qua là để đồng tiền lên trên hết. Đã ăn tiền rồi thì bất kể cái gì cũng chấp nhận, chấp nhận, ký cho phép."
Bà Đức cho rằng, những người lãnh đạo là những người phải gương mẫu, bà cho biết thêm:
"Tóm lại chính quyền là những người phải gương mẫu, mà cấp trên, cụ thể là sự lãnh đạo của Đảng ở đâu cũng phải nghiêm túc với những kẻ đương chức, đương quyền. Có quyền nên mới bắt tay, hỗ trợ chuyện nọ chuyện kia, nó làm cho xấu bộ mặt xã hội đi, chỉ biết có đồng tiền bỏ vào túi là xong. Tôi dùng cái từ “ăn đất”, quan chức ăn đất của dân."
Ngoài chuyện về tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, bà Lê Hiền Đức còn đề cập đến hiện trạng tham nhũng trong ngành giáo dục, bà nói:
"Không biết tương lai sẽ như thế nào và rất nhiều chuyện, rất nhiều chuyện, còn kinh khủng hơn nữa là ngành giáo dục và đặc biệt là ngành giáo dục là ngành tôi thấy kinh khủng nhất, mà trồng người, đào tạo ra cả một thế hệ trẻ nát như tương."
Trước khi chia tay, bà Đức còn tỏ ra không lạc quan lắm về tình trạng tham nhũng tràn lan, và chuyện ấy đặc biệt xảy ra trong ngành giáo dục, bà kết luận:
Nạn hối lộ triền miên đang làm xói mòn lòng tin người dân.
Một đảng viên
"Họ để đồng tiền, lợi ích cá nhân lên trên hết chính vì thế những vấn đề nguy hiểm, trầm trọng như giáo dục thế hệ trẻ bây giờ đang xuống cấp, cỗ xe giáo dục đang băng băng lao xuống dốc, nhưng chưa có cách nào để ngăn lại cả".
Và ý kiến của một người dân miền Trung, muốn giấu tên, về chuyện hối lộ của một số quan chức địa phương như sau:
"Những việc chính quyền họ làm thì làm sao mình biết được, họ làm những gì thì tuỳ ý họ thôi, mình là người dân họ nói chi thì họ nói thôi, mình thấp cổ bé họng thì phải chịu.
Họ làm được việc này việc kia, dĩ nhiên ông đó phải có quyền hành, họ có thể có sự quyết đoán, độc tài, khắt khe, kể cả mưu mô, ai biết được. Chỉ họ biết lấy thôi, mình tự hiểu lấy thôi, không ai nói ra điều ấy cho mình biết đâu."
Để kết luận, xin dẫn lời của một Đảng viên trong bài thông tin của AFP mới đăng tải, đó là "nạn hối lộ triền miên đang làm xói mòn lòng tin người dân."
Thêm một nhà độc tài bị nhân dân lật đổ

Tổng thống Tunisia Ben Ali
Reuters
Tú Anh
Lịch sử vừa sang trang tại Bắc Phi với cuộc cách mạng « hoa lài », đóa hoa biểu tượng của Tunisia. Chỉ sau một tháng biểu tình đòi công ăn việc làm và phản đối đời sống đắt đỏ, phong trào xã hội tại Tunisia đã nhanh chóng biến thành phản kháng chính trị buộc Tổng thống Ben Ali và gia đình phải chạy trốn. Tình trạng tham ô gây phẩn nộ trong mọi tầng lớp dân chúng khiến cho ngay quân đội, thành trì bảo vệ chế độ, đã bỏ rơi nhà độc tài vào giờ phút gay go nhất.
Sau năm lần « đắc cử và tái đắc cử » với những tỷ lệ phiếu từ 90% đến 99%, Tổng thống Zine el-Abidine ben Ali, 74 tuổi đã cùng vợ con chạy sang Ảrập Xêút lưu vong sau khi bị Pháp, Ý và Qatar từ chối nhập cảnh.
Vì những nguyên nhân nào mà một nhà độc tài nắm hết quyền lực chính trị, kinh tế suốt 23 năm và có một lực lượng an ninh, quân đội hùng hậu trong tay lại một sớm một chiều đầu hàng trước một làn sóng thanh niên không vũ khí ?
Từ phản ứng bộc phát đầu tiên tỏ tình liên đới với một thanh niên có học thức nhưng phải đi bán hàng rong bị cảnh sát hà hiếp đến tẩm xăng tự tử hôm 17/12/2011 ở một tỉnh xa xôi , phong trào tranh đấu của giới trẻ Tunisia lan khắp nước. Chính quyền huy động cảnh sát chống bạo động đàn áp bằng lựu đạn cay và đạn thật làm chết 66 người, nhưng phong trào biểu tình không suy giảm và lan đến tận thủ đô chỉ trong vòng không đầy một tháng.
Trong những ngày cuối cùng, nhà độc tài phải ba lần lên truyền hình hứa hẹn trấn an. Nhưng dù hứa hẹn tái lập tự do báo chí, bãi bỏ kiểm duyệt internet, và cách chức một số nhân vật thân cận, các « động thái giờ chót » này chỉ làm cho người dân Tunisia cảm thấy hết sợ hải và càng tin tưởng hơn vào chiến thắng tất yếu của xu thế dân chủ.
Thanh niên chống đối, doanh nhân bất bình, quân đội bỏ rơi
Theo giới phân tích thì đằng sau lớp sơn vững chắc bên ngoài, chế độ của Ben Ali đã mục rữa từ bên trong. Người dân Tunisia có học vấn cao, nhưng đa số lại bị đặt bên lề xã hội. Họ không chấp nhận bị một gia đình thiếu học thức và tham ô lãnh đạo.
Theo báo cánh tả Libération của Pháp, bản thân tổng thống Ben Ali là một tay võ biền, tiến thân bằng vũ khí như Saddam Husein của Irak hay Boumediene của Algérie. Sau khi Tunisia độc lập, ông hoạt động trong ngành tình báo và chức vụ này cho ông điều kiện thuận lợi để lật đổ lãnh đạo đầu tiên là ông Bourguiba.
Đối lập cho biết thêm bà vợ thứ hai của ông là một thợ hớt tóc, nhưng nhờ vào quyền lực, hai người đã xây dựng một đế chế kinh tài. Từ hãng hàng không quốc gia đến khách sạng sang trọng , từ xăng dầu đến xe taxi và công ty khai thác thủy sản , từ hũ sửa chua của người lớn cho đến hộp sữa của trẻ con đều có bàn tay chia phần của gia đình nhà lãnh đạo hoặc của vợ ông.
Gia đình này bị dư luận nói lén là « kẻ cắp và vô văn hóa ». Cho đến hôm qua ai cũng phải nói lén, vì tất cả dân chúng đều bị theo dõi chặt chẽ. Bộ nội vụ có trong tay 100 ngàn cảnh sát. Trong bình mỗi 100 thường dân thì có một cảnh sát đứng sau lưng.
Mọi đòi hỏi dân chủ và tự do đều bị chính quyền từ khước với lý do là “dân trí không cao”.
Nhà nước mafia và cách mạng hoa lài
Mặc dù có tin đồn là ông bị ung thư tuyến tiền liệt, nhưng Ben Ali sửa đổi Hiến pháp để có thể ra tranh cử cho đến mãn đời như Hugo Chavez của Venezuela. Tuy nhiên lòng tham không đáy của bà vợ thứ hai Leila Trabelsi và các người con rễ đã làm cho người dân bình thường và thành phần doanh nhân cũng ngán ngẫm. Trong các bức điện ngoại giao mà Wikileaks tiết lộ, giới ngoại giao Mỹ tại Tunis gọi Tunisia “gần như”là một “nhà nước xã hội đen”.

Do tình trạng thối nát này mà quân đội đã bỏ rơi Tổng thống Ben Ali vào giờ phút nguy ngập. Binh sĩ không nổ súng vào người biểu tình, mà còn tỏ cử chỉ liên đới. Hình ảnh một thanh niên và một binh sĩ ôm nhau hay cảnh một sĩ quan nghiêm chào băng ca đưa xác một nạn nhân bị cảnh sát bắn chết lan truyền trên các mạng thông tin điện tử đã đánh hồi chuông báo tử chế độ.

Sau 28 ngày bị đàn áp đẩm máu với 66 người hy sinh , phong trào tranh đấu mà người dân Tunisia gọi là “cách mạng hoa lài” đã lật qua một trang sử độc tài như đã từng xảy ra tại Rumani, Indonesia, Nam Tư cũ, Kirghizstan… và theo nhiều nhà phân tích sẽ không dừng lại ở đây.

Dân Hải Phòng biểu tình, công an đàn áp đánh gãy tay phụ nữ yế đuối

HẢI PHÒNG 14-1 (DV) - Một người phụ nữ khi biểu tình chống nhà máy ô nhiễm bị công an Hải Phòng đánh gãy tay, theo báo Dân Việt, ấn bản điện tử của Nông Thôn Ngày Nay.


Chị Thu đã được băng bó tại bệnh viện Việt-Tiệp (Hải Phòng). (Hình: Dân Việt)
Khi cùng nhiều người khác biểu tình chận cổng nhà máy sản xuất đất đèn Cường Thịnh ở xã Lại Xuân, bà Ngô Thị Thu bị một công an của huyện Thủy Nguyên “bẻ gập tay về phía sau và một công an khác dùng dùi cui đập thẳng vào cánh tay chị làm cánh tay bị gãy”.
Ngày 11 tháng 1 năm 2011, hàng trăm người của 3 xã Lại Xuân, Kỳ Sơn và Liên Khê của huyện Thủy Nguyên đã kéo tới bao vây cơ sở công ty nói trên, chận đường không cho xe chở vật liệu ra vào.
Báo Dân Việt kể rằng các người biểu tình dựng lều, và giơ cao biểu ngữ: “Vì sức khỏe cộng đồng - Hãy bảo vệ môi trường - Bài trừ đất đèn”.
“Theo người dân, họ phong tỏa nhà máy vì khi nhà máy sản xuất thử có khói độc hại làm hai phụ nữ trong xã bị choáng phải đi cấp cứu”, Dân Việt tường thuật.
Kể lại vụ công an đàn áp cuộc biểu tình, tờ báo kể lại rằng “Chị Thu kêu ‘gãy tay rồi’ nhưng các cán bộ công an không tin, cho rằng chị ăn vạ và tống chị lên thùng xe chở thẳng về công an huyện Thủy Nguyên. Giữa trời giá rét, trong tình trạng cánh tay bị gãy, chị Thu yêu cầu được đi cấp cứu nhưng bị một chiến sĩ công an huyện (tên là Khải) nói: ‘Cứ bình tĩnh, chưa chết được đâu mà sợ.’”
Dân Việt kể tiếp: “Mãi đến 18 giờ cùng ngày, chị Thu mới được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên và đến 19 giờ 30, chị Thu được đưa sang bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng”.
Nguồn tin thuật lại lời ông Nguyễn Văn Quân (ngụ xóm 9, xã Lại Xuân) cho biết, ông đã nhìn thấy khói vàng nhạt bốc lên từ nhà máy và ông bị tức ngực, khó thở khi hít phải thứ khói đó. Theo ông Quân, người dân địa phương lo ngại khi nhà máy hoạt động sẽ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khu vực.
Ngày 13 tháng 1, phóng viên báo Nông Thôn Ngày Nay tiếp xúc với ông Ðinh Xuân Khải - phó trưởng công an huyện Thủy Nguyên thì ông này tìm cách chối tội cho thuộc cấp khi nói “Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chị Thu bị gãy tay”.
Biểu Tình chống Việt Cộng Đòi Đa Nguyên, Đa Đảng
Dưới bầu trời âm u và lạnh giá (duới 30 độ “F”) nhưng hơn trăm (trên dưới 150) người cũng đã tề tựu truớc tổng lãnh sự CSVN tại Houston để phản đối Việt Cộng và đòi đa nguyên đa đảng cho toàn dân VN theo sự đề xướng của LM Nguyễn Văn Lý bên quê nhà.

Đặc biệt hôm nay có sự tham dự của Luật Sư Kim Thành đến từ Dallas. Bà đã quấn trên cổ chiếc khăn lá cờ VNCH và đôi cánh tay, bà đã dương cao hai quốc kỳ VNCH và HK với khẩu hiệu lớn tiếng “Đả đảo Cộng Sản” bên lề đuờng, trước cổng ra vào tổng lãnh sự CSVN.

Được mời sang bên này đường và xin phát biểu cảm tưởng của Bà. Bà đã vui vẻ nhận lời cầm Micro nói lên những sự dã man, tàn bạo của CSVN nơi chốn lao tù. Bà cũng không quên thuật lại cho mọi người nghe biết rằng: chính mắt bà đã thị kiến khi nhìn CSVN bóc lột dân lành VN nơi quê hương thật dã man và tàn ác.


Chính vì những lý do đó, đã thúc đẩy bà từ Dallas xuống Houston với trên dưới 300 dặm (Anh) để cùng tham dự cuộc biểu tình hôm nay.

Trong quân phục số 2 của trường BBTĐ hôm nay, chúng tôi cũng đi thăm hỏi các cụ già đã không quản ngại với tiết trời lạnh giá, cũng đi đến địa điểm biểu tình theo lời kêu gọi của ĐT Trương Như Phùng. Đặc biệt hơn, chúng tôi còn ghi nhận bà Hinh Trần mặc dù mới xuất viện tạm thời cũng ngồi trên chiếc xe lăn đòi ông chồng đưa đến để tham dự cuộc biểu tình cho bằng được.

Chúng tôi ghi nhận có sự tham dự của đài truyền hình địa phương do Ông Bà BS Vũ Ban là giám đốc và đài phát thanh 900AM của Ông Bà Dương Phục là Giám Đốc cùng tham dự. Về phía cơ quan truyền thông báo chí, chúng tôi ghi nhận có sự hiện diện của BNS Đẹp.

Đến 12:00 giờ trưa, ĐT Phùng đã kêu gọi đồng bào cùng nhau kéo đến trước toà thị chính Houston để biểu tình phản đối tương tự.

Hôm nay là ngày họp của bà Thị Trưởng cùng với các NV thành phố hàng tuần để nghe “tiếng dân kêu“, và chúng tôi có ghi danh để đến trình bày trước bà Thị Truởng cùng các NV của thành phố về những lưu manh, xảo trá của NV Hoàng Duy Hùng. Khi nghe ĐT Phùng nói như vậy, chúng tôi vội vàng ra xe để biến từ bộ quân phục số 2 sang bộ quân phục số 1 để vào điều trần trong phiên họp của bà Thị Trưởng cùng các NV HĐ thành phố.

Đồng bào cũng đã kéo nhau đến đây khoảng 40 nguời, ai nấy đều đuợc cô Trang phát cho mỗi người một ổ bánh mì cầm cái bụng thay bữa cơm trưa. Sau khi ăn vội vàng ổ bánh mì, chúng tôi đã ôm 30 hồ sơ bước vào cửa tòa thị chính để làm thủ tục khám xét và lên phòng họp để ra điều trần. Cùng ra điều trần với chúng tôi hôm nay có Ông David Nguyễn (Đức Đầu Bạc) cùng ra, và vì Ông David Nguyễn ghi danh sớm nên đã được gọi lên lúc 2:15 giờ chiều. Còn chúng tôi vì ghi danh trễ nên phải ngồi chờ mãi đến 3:30 mới được gọi lên.

Ông David Nguyễn đã tố cáo NV Hoàng Duy Hùng gian lận trong số tiền $400,000.00 của City cho để tu sửa TTSHCĐ. Building này nguyên thủy là của em NV HDH tức Hoàng Ngọc Teresa. Vì địa thế bất thuận lợi không ai muốn mướn, muốn mua nên NV HDH đã gán cho CĐNVQG, nhưng tên chủ vẫn là của Teresa Hoàng. Bà Thị Trưởng cùng các NV đã ngạc nhiên về sự việc này và sẽ cho điều tra vụ này hư thực ra sao?

Đến lần tôi, tôi cũng đã lên trình rằng:

- Nhà của NV HDH ở gần thành phố Free Fort (chỉ cách Free Fort khoảng 5 miles), nhưng không hiểu tại sao HDH lại có thể ra ứng cử chức NV thành phố Houston được?

- Kế đến là ngày tổ chức QLVNCH tại Hồng Kông City Mall. HDH tuyên bố là bà thị trưởng sai HDH đến thay bà để ban 4 điều huấn lệnh của bà đến CĐVN. Nhưng tờ Houston Chronicle lại viết rằng: Bà không hề nhờ HDH làm điều đó, và bà cũng không có huấn từ, hay huấn lệnh gì cho CĐVN. Như vậy là thế nào ?

- HDH đã post lên website của CĐNVQG ngày 6 tháng 3 năm 2010, là Mr. Joe Học Phan là Chủ Tịch. Nhưng tại TB đây, chúng tôi lấy ra ngày 7 tháng 12 năm 2010 thì HDH vẫn là chủ tịch. Như vậy là làm sao?

- Danh sách 11 địa chỉ email giả do HDH và đồng bọn dùng để tung ra những điện thơ rơi phỉ báng đồng bào VN chúng tôi. Bà Thị Truởng và quý NV nghĩ sao?

Vì mỗi nguời chỉ có 3 phút, thành ra giờ của chúng tôi đã hết, nên bà Thị Trưởng đã ngỏ lời cám ơn là đã cho bà biết về những sự việc này. Tất cả các NV hiện diện đều đã ngạc nhiên hôm nay ông David Nguyễn và cá nhân tôi đã lên để tố cáo những bẩn thỉu, những lưu manh của HDH truớc tòa thị chính.

Tiện đây, chúng tôi cũng xin kêu gọi mọi người nếu có chứng minh rõ ràng về những lưu manh, bẩn thỉu của hai anh em HDH, xin hãy copy những giấy tờ đó ra làm 30 bản như chúng tôi, mang theo và giao cho người tùy viên phía dưới nhờ chuyển lên giùm. Đến lúc được gọi lên, người tùy viên đó sẽ đem đến từng bàn của bà Thị Trưởng cũng như các NV, và quý vị có 3 phút để trình bày. Nếu quý vị không đủ khả năng Anh ngữ, xin nhờ một người nào đó đi với quý vị và để người đó lên thuyết trình thay cho quý vị. Tuy nhiên, quý vị cũng cần phải hiện diện để khi bà Thị Trưởng hoặc bất cứ NV nào thắc mắc cần hỏi phải được trả lời.

Nếu chúng ta đồng tâm và nhất trí cùng mạnh dạn lên tiếng nói thì một ngày không xa, anh em HDH sẽ đi chơi chỗ khác rất gần.

Sau đây kính mời quý vị xem hình ảnh ngày biểu tình hôm nay nơi TLS CSVN và tòa thị chính Houston.

Nguyễn Vân Tùng
Houston, ngày 11-01-2011
Cảnh sát bị xe tải dúi đẩy trên đường
Kiểm tra, yêu cầu tài xế dừng xe, hai cảnh sát ở quận Hà Đông (Hà Nội) đã bị xô đẩy, cự cãi. Bất chấp việc một cảnh sát đứng trước đầu xe, tài xế xe tải vấn dứ ga, dúi viên cảnh sát đi.
> Cảnh sát giao thông bị xe tải kéo lê trên phố
* Clip: 'Hung thần' xe tải đẩy cảnh sát giao thông

Theo clip do độc giả Ngọc Khang gửi đến tòa soạn, khoảng 17h ngày 11/1, hai cảnh sát chặn giữ xe tải hạng nặng của HTX Phú Phương đi vào đường cấm ở Cầu Am (quận Hà Đông), nhưng tài xế bất hợp tác, không chịu rời khỏi cabin.
Một cảnh sát nhảy lên bám vào cửa yêu cầu tài xế xuống xe, nhưng chiếc ôtô vẫn từ từ tiến vào bãi trông giữ xe nằm gần đó. Do đứng trước đầu xe nên một cảnh sát khác bị chiếc xe tải đẩy đi một đoạn, trước sự chứng kiến của khá nhiều người dân.Một lúc sau, hai người đàn ông xuất hiện, cụ cãi xô đẩy hai cảnh sát để chiếc xe lấy đường lăn bánh. Khi xe đã vào được bên trong, người thanh niên mặc áo khoác xanh còn thể hiện hành vi lăng mạ, đe dọa cảnh sát.
Chiều 13/1, trao đổi với VnExpress.net, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự quận Hà Đông - Đinh Đông Bình xác nhận vụ việc trên xảy ra chiều 11/1.
"Chúng tôi đã lập biên bản tài xế xe tải lỗi đi vào đường cấm và không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát, cản trở người thi hành công vụ. Còn việc một số người lăng mạ, đe dọa cảnh sát được chuyển cho phường Yết Kiêu xử lý", ông Bình nói.

No comments:

Post a Comment