Sunday, November 28, 2010

Ý nghĩa của ngày Quốc Hận 30 tháng 4

Ý nghĩa của ngày Quốc Hận 30 tháng 4
Trần Thanh
Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày 30 tháng 4 là băng đảng cướp Việt Tân lại hô hào “hướng về tương lai, xóa bỏ hận thù”, hoặc “chúng ta đấu tranh vì chính nghĩa chứ không phải đấu tranh vì lòng thù hận”* Theo ý của những con chó săn Việt Tân, “xóa bỏ hận thù” tức là phải xóa bỏ ngày 30 tháng 4! Bố của chúng nó (việt gian cộng sản) dạy chúng phải sủa như thế thì chúng phải sủa như thế, không thể nào khác được! Mỗi lần sủa đúng những “bài bản” do chủ dạy, con chó săn được thưởng cho một ít đô la, đủ để đi làm “một dù” (chơi đĩ), một chầu phở và một chầu cà phê. Như vậy cũng là quá “vinh quang, hoành tráng” cho cuộc đời làm chó săn rồi!
Ðể nhìn vấn đề thật đơn giản, đừng bị những cái vỏ danh từ làm rối trí, chúng ta hãy suy luận về những điểm sau đây:
1. Giữa THIỆN và ÁC, bạn chọn cái nào?
Dĩ nhiên, khi được hỏi về điều này thì hầu như ai cũng nói:
- Tôi chọn cái thiện, tôi yêu cái thiện; tôi thù ghét cái ác, tôi quyết tâm chống lại cái ác, tiêu diệt cái ác.
Cái thiện tựa như ánh sáng, cái ác tựa như bóng tối. Ví dụ chúng ta đang sống trong một căn nhà tối tăm, không đủ ánh sáng cho con cái chúng ta học. Muốn có ánh sáng, chúng ta phải đốt lên một ngọn nến để xua bóng tối đi. Nhưng một ngọn nến chưa đủ sáng, thằng cu Tí, cu Tèo, cái Hĩm đồng kêu lên:” Bố ơi, đèn mờ quá, tụi con nhìn không rõ!” Thế là ông bố, bà mẹ phải thắp thêm ngọn nến thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư, thứ năm ..v..v.. Và khi có điều kiện, họ xài bóng đèn điện neon, ánh sáng chan hòa trong khắp căn nhà, bóng tối đã bị đẩy lùi đi và biến mất.
Trong lãnh vực nông nghiệp, chúng ta có thể ví cây lúa tượng trưng cho cái thiện; và các loài sâu rầy, cỏ dại tượng trưng cho cái ác. Muốn có gạo ăn, bắt buộc chúng ta phải diệt sâu rầy. Hoặc khi trồng khoai, trồng bắp, chúng ta phải diệt cỏ dại.
Thực hành điều thiện (trồng lúa, trồng bắp) phải luôn luôn đi đôi với việc tiêu diệt sâu rầy và cỏ dại (diệt cái ác) Hai việc làm này phải được thực hành cùng một lúc. Nếu chúng ta không tiêu diệt sâu rầy thì những cây lúa sẽ bị chúng phá hại hết, chúng ta sẽ đói. Không bao giờ có nhà nông nào ngu tới mức, chủ trương “hòa hợp hòa giải”, vừa trồng lúa và đồng thời cứ dung dưỡng cho các loại sâu rầy sống chung với lúa để tự do phá hoại mùa màng!
Chỉ có đảng cướp Việt Tân là muốn nuôi sâu rầy và cỏ dại vì chính bản thân bọn chúng là sâu rầy và cỏ dại. Bọn chúng chính là hiện thân của cái ÁC, là những kẻ phá hại xã hội, ăn bám xã hội, lười biếng không chịu làm việc, chỉ muốn đi làm việc “từ thiện”, móc túi đồng bào!
2. Tự đặt câu hỏi và tự trả lời:
Xin các bạn tự hỏi và tự trả lời những câu hỏi sau đây:
- Ðảng việt gian cộng sản là tượng trưng cho THIỆN hay ÁC?
- Ðảng cướp Việt Tân là tượng trưng cho THIỆN hay ÁC?
3. Vậy phe THIỆN gồm những ai?
Xin thưa đó chính là toàn dân nô lệ trong và ngoài nước đang khao khát được tự do và đang nỗ lực đấu tranh cho hai chữ TỰ DO.
Những người Việt đang sống tại hải ngoại vẫn đang bị những vòi bạch tuộc của bọn việt gian cộng sản chi phối chứ chưa phải đã được tự do hoàn toàn đâu. Chúng ta cần ý thức rõ điều này để cùng phối hợp với đồng bào trong nước đấu tranh tiêu diệt những kẻ ÁC.
4. Ngụy biện của đảng cướp Việt Tân:
Ðảng cướp Việt Tân tự nhận: ” … chúng ta đấu tranh vì chính nghĩa chớ không phải vì hận thù”*.
“chúng ta” là ai? Ðây là hành động quơ đũa cả nắm. Cái gọi là “chúng ta” của băng đảng Việt Tân chỉ là những tên chó săn đi làm tay sai cho bọn việt gian cộng sản. Những người dân lương thiện không bao giờ là thành viên trong cái đảng cướp đó.
Chính nghĩa tượng trưng cho điều THIỆN. Chính nghĩa là những hành động như đốt lên những ngọn nến xua tan bóng đêm, trồng lúa và trồng bắp. Chính nghĩa tượng trưng cho luật pháp công minh, không dung dưỡng tội ác. Những kẻ phạm tội trộm cướp, giết người, lừa đảo thì phải bị trừng phạt, bị tống cổ vào tù hoặc bị treo cổ.
Ðảng cướp Việt Tân không có tư cách gì tự xưng chúng là đại diện cho “chính nghĩa”. Ai đời cái thằng chuyên đi ăn cướp mà tự xưng mình là đại diện cho công lý! Cái gọi là “chính nghĩa” của bọn chúng chính là sự lừa bịp đồng bào, quyên được vài chục triệu Mỹ kim để nuôi một sư đoàn kháng chiến …. ma gồm 10 ngàn tay súng ở biên giới Thái Lan! Cái gọi là “chính nghĩa” của bọn chúng chính là chủ tịch Hoàng Cơ Minh có phép thần thông tựa như Tề Thiên Ðại Thánh, bị việt cộng bắn vỡ sọ rồi mà vẫn tiếp tục sống tới 14 năm sau mới chết!!! Cái gọi là “chính nghĩa” của bọn chúng chính là đi ám sát những ký giả, đi gieo rắc khủng bố trong cộng đồng, gây chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết của những người quốc gia. Cái gọi là “chính nghĩa” của bọn chúng chính là đòi xóa bỏ ngày Quốc Hận 30 tháng 4, đòi hủy bỏ lá cờ vàng ba sọc của người quốc gia ..v..v…

con chó “fox” thuộc băng đảng Việt Tân
NHỮNG ÐIỀU CẦN DẠY CHO THẾ HỆ TRẺ:
Nếu chúng ta dạy cho thế hệ trẻ cách trồng lúa, trồng bắp thì đồng thời phải dạy cho chúng biết cách diệt trừ sâu rầy và cỏ dại. Muốn hiểu rõ điều thiện, trân quý điều thiện thì ta phải biết rõ những sự tai hại của điều ác. Một người chỉ biết quý trọng giá trị của cây nến khi người đó đã từng bị sống trong bóng đêm hãi hùng. Chúng ta dạy cho thế hệ trẻ hiểu rõ chính nghĩa quốc gia thì đồng thời phải dạy cho chúng biết rõ thế nào là những núi tội ác của cộng sản và thế nào là những tội ác cùng những trò lưu manh, điếm đàng của đảng cướp Việt Tân.
Gây dựng điều thiện và chống lại điều ác là hai hành động phải được thực hiện cùng một lúc. Chống lại điều ác chính là bảo vệ điều thiện. Hiểu rõ điều ác và thù ghét nó cũng là điều rất tốt. Có thù ghét mới có yêu thương và ngược lại. Không hận thù bọn cướp việt gian cộng sản và Việt Tân thì chúng ta không thể nào đấu tranh thành công, giải thoát được 85 triệu nô lệ. Bọn chúng là sâu bọ, là cỏ dại thì phải bị diệt bỏ. Giết một con rắn hổ mang để cứu hàng trăm con thỏ, con gà là điều rất nên làm. Nếu chúng ta sợ mang tiếng là “hận thù” mà không dám giết con rắn thì sinh mạng của bầy thỏ và bầy gà sẽ đi về đâu?

Đây sẽ là kết thúc của đảng việt gian cộng sản.
Giả sử chúng ta thấy một băng cướp có súng, cướp tiền trong nhà băng xong rồi tẩu thoát. Chúng ta có thể gọi điện thoại tới sở cảnh sát, mô tả tỉ mỉ những gì đã chứng kiến để giúp nhà chức trách lùng bắt những tên tội phạm. Hành động đó của chúng ta chính là bảo vệ điều thiện, chống lại điều ác. Nếu không dám chống lại điều ác thì một ngày nào đó xã hội sẽ bị những thế lực đen cai trị thì chúng ta sẽ hết đường sống. Kẻ nào thấy những điều ác xảy ra ngay trước mắt mà vẫn dửng dưng, không dám hận thù thì kẻ đó là đồng lõa với tội ác.
Ý NGHĨA CỦA NGÀY 30 THÁNG 4:
Ngày 30 tháng 4 là điểm mốc thời gian có giá trị lịch sử, nhắc nhở chúng ta ý thức rõ tại sao cho đến giờ phút này, hơn 60 năm đã trôi qua mà 85 triệu người vẫn phải tiếp tục làm nô lệ? Và muốn thoát khỏi cảnh nô lệ thì chúng ta phải làm gì? Phải chăng là đi theo lá cờ “chính nghĩa” của đảng cướp Việt Tân, quên đi quá khứ, hướng về tương lai, xóa bỏ hận thù, chỉ biết yêu bác Hồ và yêu đảng việt gian cộng sản mà thôi!?
Không, trăm ngàn lần không phải như vậy. Ngày 30 tháng 4 nhắc cho chúng ta phải nhớ những điều quan trọng sau đây:
1. Phải tiêu diệt bọn việt gian cộng sản và băng đảng cướp Việt Tân vì bọn chúng là hiện thân của TỘI ÁC.
2. Một khi điều (1) đã được thực hiện thì 85 triệu nô lệ mới được tự do.
3. THIỆN luôn luôn chiến thắng ÁC. Trong một thời điểm nào đó cái ác có thể thắng thế nhưng đó chỉ là tạm thời. Chung cuộc THIỆN sẽ chiến thắng ÁC. Ðây là chân lý vĩnh hằng.
4. Chúng ta dạy cho thế hệ trẻ hiểu rõ những điều 1, 2 và 3 để cùng góp sức với thế hệ cha anh gieo trồng điều thiện, tiêu diệt điều ác.
Ý nghĩa ngày Quốc Hận 30 tháng 4 quan trọng như vậy mà bầy chó săn Việt Tân cứ đòi xóa bỏ và còn ngoác mồm ra sủa ông ổng, ca ngợi chủ của bọn chúng là những kẻ “chiến thắng”! Bọn chúng không hề biết rằng toàn dân đã làm xong hai sợi giây thòng lọng trên giá treo cổ. Một cái dành cho đảng cướp việt gian cộng sản và một cái dành cho con chó săn Việt Tân. Ngày đó chắc chắn sẽ đến! Và ngày treo cổ bọn chúng cũng sẽ rơi đúng vào ngày 30 tháng 4!!!
Trần Thanh
Ngày 25 tháng 4 năm 2009
Đôi điều suy nghĩ nhân ngày Quốc hận lần thứ 35 (30-04-2010)



Tác Giả: Nguyễn Quốc Đống - Tháng 3, 2010
Thứ Ba, 30 Tháng 3 Năm 2010 20:28
Vạch trần tội ác của Cộng Sản đối với đất nước và người dân VN
1- Việc tổ chức Lễ Quốc Hận 30 tháng 4 hàng năm vẫn được các cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại coi trọng vì đây là một sự kiện chính trị quan trọng trong công đồng những người Việt nạn nhân của Cộng Sản Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi vì không sống nổi trong một thể chế độc tài đảng trị đã tước đi tất cả các quyền tự do cơ bản của người dân, không tôn trọng nhân quyền. Sự kiện này xác nhận căn cước tỵ nạn của chúng ta và đặt ra một lằn ranh quốc-cộng rõ rệt giữa chúng ta, nạn nhân của CSVN và đảng CSVN, kẻ thủ ác đã khiến bao đồng đội của chúng ta ngã gục trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam tự do chống Bắc quân CS xâm lược. CSVN rất sợ các cuộc tập họp quần chúng đông đảo trong ngày này vì đây là dịp tội ác của chúng bị đồng hương tỵ nạn CS một lần nữa bị nêu ra trước dư luận đồng bào tại hải ngoại cũng như trong nước. Chúng cũng sợ hãi các hình thức tưởng niệm “quốc hận” trong các cộng đồng người Việt tại hải ngoại hàng năm vào ngày 30 tháng 4 vì các hoạt động như vậy chứng tỏ người Việt tại hải ngoại không quên tội ác của chúng, cương quyết không hòa hợp, hòa giải với kẻ thủ ác, tội đồ của dân tộc. Các buổi lễ kỷ niệm quốc hận nếu được tổ chức đúng yêu cầu sẽ làm mất “hào quang chiến thắng giải phóng dân tộc, đem lại tự do cho toàn dân” mà CSVN thường rêu rao bao năm để đánh lừa người dân Việt và cộng đồng quốc tế.
2- Ban Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 tại bất cứ một địa phương nào không thể quên những mục tiêu then chốt sau đây :
Thứ nhất: Vạch trần tội ác của Cộng Sản đối với đất nước và người dân VN:
-Tội tiến hành chiến tranh đẫm máu xâm lược miền Nam tự do, dân chủ khiến nhiều triệu đồng bào miền Nam quân và dân đã mất mạng
-Tội thiết lập một chế độ trả thù khắc nghiệt khiến cả trăm ngàn quân, cán, chính VNCH phải bị giam tù và đầy đọa nhiều năm tại các trại tù tập trung “cải tạo” của CS.
-Tội thi hành chính sách khắc nghiệt với dân chúng miền Nam khiến họ phải liều chết ra đi và khoảng 600,000 người phải bị mất mạng trong rừng sâu hay ngoài biển cả khi vượt biên, vượt biển trong các thập niên 70 và 80 của thế kỷ 20.
- Tội thiết lập một chế độ độc tài, đảng trị trên toàn nước VN sau 30 tháng 4 khiến người dân Việt Nam bị tước đoạt mọi quyền tự do, dân chủ và không còn được tham gia vào việc quyết định vận mạng chính trị cho chính mình và đất nước.
Kết quả là ngày nay các đảng viên CS, giới có quyền duy nhất tại VN đang tự do dâng đất và biển của quê hương cho Tàu Cộng.Các tộc ác của CS không giảm bớt mà càng ngày càng gia tăng khiến đất nước Việt nam đang trên bờ vực thẳm bị diệt vong. Người dân có ý thức được hiểm họa này nhưng không có khả năng ngăn chận.
Thứ hai: Tưởng niệm và tri ân các anh hùng tử sĩ vị quốc vong thân trong cuộc chiến tự vệ của miền Nam VN chống Bắc quân CS xâm lược. Chúng ta nên tránh dùng chữ “liệt sĩ” vì đây là từ CSVN thường dùng để vinh danh các cán bộ và bộ đội của chúng đã chết trong cuộc chiến do chúng tiến hành tại VN. Chúng ta cũng tưởng niệm tất cả các quân cán chính VNCH bị chết vì bị CS giam tù hành quyết trong các trại tù CS, các đồng bào bị chết trên đường vượt biên và vượt biển. Họ chính là những người chết vì lý tưởng tự do, dân chủ, làm sáng danh chính nghĩa của chúng ta nên cần được nhớ ơn và tưởng niệm.
Thứ ba: Tạo cơ hội và điều kiện cho giới trẻ học hỏi các tấm gương sáng của các thế hệ đi trước để tiếp tục công việc của chúng ta. Họ cần ý thức được căn cước tỵ nạn của cha anh, của chính họ, của cộng đồng để nuôi dưỡng một ý thức hệ trọng. Đó là ý thức “cần phải tiếp nối truyền thống tranh đấu cho tự do, dân chủ của các thế hệ đi trước”.
Có như vậy họ mới xác định được chỗ đứng, vị trí và trách nhiệm của họ trong cộng đồng, đồng thời sẵn sàng đảm nhiệm vai trò lịch sử của mình. Công việc tranh đấu cho tự do, dân chủ của chúng ta không thể nào thành công nếu chúng ta không có kế hoạch giáo dục giới trẻ để họ đi đúng hướng và tiếp nối công việc còn bỏ dở của chúng ta. Giới trẻ không được hướng dẫn đúng đắn sẽ dễ dàng bị kẻ thù CSVN lung lạc, lợi dụng cho mục tiêu đen tối của chúng. Chúng ta không thể để mất giới trẻ trong cộng đồng tỵ nạn vào tay đối phương trong “cuộc chiến một mất một còn” hiện nay đang diễn ra giữa chúng ta và CS, giữa thiện và ác, giữa dân chủ và độc tài.
3- Đã từ lâu CSVN luôn tìm cách lợi dụng để làm biến thái ý nghĩa của ngày Quốc Hận 30-4. Chúng rất muốn mọi người quên đi khía cạnh bi thương của ngày 30 tháng 4 để tội ác của chúng được từ từ xóa nhòa. Nếu chúng ta quên mất mục đích này của kẻ thù là chúng ta rơi vào bẫy của chúng . Vô tình chúng ta sẽ khiến công sức của chính mình giúp cho CS đạt mục tiêu của chúng. Chính vì thế tại nhiều websites trên diễn đàn internet chúng ta vẫn thấy có những đề nghị “không nên khóc than, sầu hận trong ngày 30-4, CSVN ăn mừng chiến thắng, tại sao ta lại kém chúng, ta cũng có cái đáng để chúng ta ăn mừng chứ, ta có tự do tại sao lại không thể ăn mừng tự do của chúng ta?!..."Thế rồi có người lại đề nghị ta nên tổ chức các mục vui cho giới trẻ vào ngày này. Đây quả thực là một cái bẫy rất nguy hiểm do kẻ thù của chúng ta giăng ra. CSVN và tay sai không ngừng lợi dụng các sơ hở của chúng ta để đạt mục đích của chúng. Chính vì thế các vị lãnh đạo trong cộng đồng những người Việt tỵ nạn Cộng Sản cần thận trọng đừng để CS lợi dụng cho mục tiêu riêng của chúng. Nếu không thận trọng, người tỵ nạn CS chúng ta sẽ mắc bẫy kẻ thù và vô tình sẽ làm lợi cho sự tuyên truyền xảo trá của chúng.

Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện xảy ra nhân Ngày Quốc Hận 30-4 năm 2005. Để kỷ niệm Ngày Quốc Hận lần thứ 30 (30-4 -2005), 4 tổ chức có tên dưới đây đã đưa ra “Kế hoạch tổ chức Ngày Tự Do cho Việt Nam” vào ngày 30 tháng 4 năm 2005 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn:
1- Ủy Ban Vận Động Chính Trị Người Mỹ gốc Việt
2- Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ
3- Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường
4- Tổng Hội Sinh Viên Việt nam tại Bắc Mỹ
Đồng hương người Việt tỵ nạn CS tại nhiều nơi rất ngạc nhiên về việc 4 tổ chức nói trên chọn ngày 30 tháng 4 làm “Ngày Tự Do cho Việt Nam” vì các lý do sau đây:
-Ngày 30 tháng 4 hàng năm là Ngày Quốc Hận đối với người dân miền Nam Việt Nam và nhất là đối với các đồng bào đã phải rời bỏ quê hương Việt Nam ra đi tỵ nạn CS sau khi miền Nam tự do rơi vào tay Bắc quân CS xâm lược. Các cộng đồng người Việt tỵ nạn CS vẫn gọi tháng 4 hàng năm là tháng 4 Đen để đánh dấu ngày lịch sử Việt Nam bước sang 1 trang sử vô cùng đen tối, ngày bắt đầu 1 thảm họa cho toàn dân tộc Việt.
-Việc chọn ngày 30 tháng 4 làm “Ngày Tự Do cho Việt Nam” (hay là Ngày Tranh Đấu cho Tự Do của Việt Nam) cũng dễ gây ra sự hiểu lầm tai hại. Trong nước, Cộng Sản Việt Nam coi đây là một ngày lễ lớn. Chúng vẫn cho tổ chức các lễ hội linh đình để ăn mừng “ngày chiến thắng” của chúng, ngày chúng “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Mỹ, Ngụy, đem lại tự do cho toàn dân Việt Nam”. Nếu chúng ta cũng chọn ngày này để ăn mừng một điều gì đó thì chúng ta “cũng như Việt Cộng tổ chức lễ hội ăn mừng vào ngày 30-4” ư?. Vậy chúng ta ăn mừng cái gì vào ngày “nước mất, nhà tan này”? Chẳng lẽ chúng ta ăn mừng “ngày các vị tướng miền Nam tuẫn tiết, ngày các chiến sĩ anh hùng của quân lực VNCH vị quốc vong thân, ngày khiến cho bao chiến sĩ Quân Lực VNCH và viên chức chính quyền miền Nam bị dồn vào các trại tù cải tạo, ngày khởi đầu của trang sử vượt biên, vượt biển đầy máu và nước mắt…”? Hay chúng ta ăn mừng “ngày chúng ta thoát khỏi đất nước bất hạnh của chúng ta và có được cơ hội hưởng đời sống tự do tại các nước tạm dung trong thế giới tự do”? Xin chúng ta đừng quên chỉ có một thiểu số rất nhỏ vì may mắn mới thoát được gông cùm CS và đang sống đời tự do tại các quốc gia dân chủ ở châu Mỹ, châu Âu, châu Úc …(khoảng 3 triệu người). Số còn lại, 85 triệu người vẫn còn đang sống khốn khổ vì mất tự do tại quê nhà.
Vả lại nếu chúng ta chọn ngày 30 tháng 4 để ăn mừng “tự do” thì chúng ta “hận” ai trong ngày này, không lẽ “hận Việt Cộng đã cho ta có dịp hưởng thứ tự do “số một” tại những cường quốc như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Tân Tây Lan…? Việc tổ chức “quốc hận” cho đồng hương như vậy sẽ chẳng còn ý nghĩa nào nữa.
Ý thức được sự tai hại của kế hoạch này, nhiều tổ chức cộng đồng khắp nơi trên thế giới tự do đã phản kháng quyết liệt (tổ chức Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Minnesota, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản tại tiểu bang Georgia, các thành viên của Khối Lập Trường Chung do cố Đại Tá Hoàng Đạo Thế Kiệt lãnh đạo…).
Kết quả là kế hoạch tổ chức “Ngày Tự Do cho Việt Nam “ của các tổ chức nói trên tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã không thể thi hành được như đã định. Sau cùng Ban Tổ Chức đã phải đổi lại “ Ngày Tự Do cho Việt Nam” thành “Ngày Tranh Đấu cho tự do của Việt Nam”.
Họ cũng phải hủy bỏ các chương trình vinh danh các tổ chức cộng đồng vận động thành công các nghị quyết công nhận cờ VNCH, các chương trình văn nghệ có mặt các ca sĩ nổi tiếng để “ăn mừng tự do”?! Những năm sau đó người Việt tỵ nạn CS không còn thấy các hình thức “ăn mừng một cái gì đó vào ngày quốc hận 30 tháng 4” nữa.
Sự sáng suốt của các đồng hương tỵ nạn Cộng Sản giúp chúng ta không sa vào bẫy của CSVN muốn biến thái ý nghĩa “Ngày Quốc Hận”,(VC) muốn chúng ta thôi “căm hận” vào ngày này mà nên thay đổi trạng thái tâm lý, nên vui và nên quên buồn.
CSVN chưa thành công trong mục tiêu này của chúng vì trong thời gian qua, nhìn vào các lễ tưởng niệm Quốc Hận tại các cộng đồng có đông người Việt nạn nhân CS cư ngụ, đa số chúng ta thấy Ban Tổ Chức dành nhiều thời gian vào việc:
- Tố cáo tội ác của CS
- Vinh danh các anh hùng vị quốc vong thân
- vinh danh các đồng bào vì lý tưởng tự do, dân chủ mà phải bỏ mình trên khắp các nẻo đường đất nước, trong rừng sâu hay trên biển cả mênh mông.

Đồng hương đến dự Quốc Hận không than khóc cho các cái chết của các anh hùng tử sĩ. Chết vì nước là cái chết anh hùng, vinh dự nhất. Họ cần chúng ta noi gương họ để tiếp tục hy sinh tranh đấu cho nền tự do đích thực của dân tộc chứ không cần chúng ta khóc thương cái chết của họ. Chúng ta nên suy nghĩ để có thái độ thích đáng trong vai trò những người kế thừa sự nghiệp của họ.
Việc nhắc lại một sự kiện đã xảy ra vào ngày quốc hận cách đây 5 năm không ngoài mục đích để chúng ta cảnh giác đối với âm mưu thâm độc của kẻ thù CS. Chúng vẫn không từ bỏ mục đích tối hậu của chúng là “làm chúng ta quên mối hận mất nước vào ngày 30-4”, khiến chúng ta từ từ vui cái vui của chúng, và với thời gian mọi chuyện sẽ bị xóa nhòa. Chúng (tay sai VC) kêu gọi người Việt khắp nơi:
“hãy quên quá khứ, bỏ qua mọi phân biệt chính trị, mọi khác biệt giữa chế độ cũ và chế độ mới, nối vòng tay lớn để chấp nhận cả những kẻ thủ ác, để thực hiện việc “hòa hợp, hòa giải dân tộc”, để bắt tay vào công việc lớn là “xây dựng quê hương”…
Hiện nay, tại một số các websites trên diễn đàn internet, chúng ta vẫn còn thấy những đề nghị “không nên khóc than, sầu hận trong ngày 30-4, CSVN ăn mừng chiến thắng, tại sao ta lại kém chúng, ta cũng có cái đáng để chúng ta ăn mừng chứ, ta có tự do, tại sao lại không thể ăn mừng tự do của chúng ta…?!”
Là nạn nhân của CS đã từng bị chúng xua đuổi ra khỏi quê hương và tìm cách bức hại trăm chiều, chúng ta không thể quên các sự kiện lịch sử để rồi bị mắc bẫy của chúng. Chúng ta hãy tổ chức Ngày Quốc Hận 30-4 một cách đúng nghĩa để tội ác của chúng phải bị phơi bày trước công luận toàn thế giới, để không còn ai bị chúng đánh lừa, để mọi người đều thấy rằng 30 tháng 4 không phải chỉ là Ngày Quốc Hận của quân, dân miền Nam mà phài là Ngày Quốc Hận của toàn dân Việt Nam vì đây là ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức đặt ách đô hộ lên toàn thể dân tộc Việt nam.
Đây là ngày chúng chiếm được toàn nước Việt Nam, giành được quyền tối thượng đối với sinh mạng 85 triệu người Việt Nam, giành được quyền cho thuê hay bán đi giang sơn gấm vóc của dân tộc VN cho ngoại bang hầu thiết lập một chế độ chủ-nô trong thời đại mới, một chế độ độc tài, toàn trị lâu đời để đảng viên CS và gia đình chúng có thể sống xa hoa trên đầu, trên cổ người dân thường, những người luôn phải sống trong lầm than, nghèo đói, không tự do, dân chủ và nhân quyền.
Chỉ khi nào chế độ CSVN bị giải thể và Đảng CSVN bị giải tán, thì nỗi “quốc hận” của chúng ta mới tan được và đó sẽ là ngày chúng ta ăn mừng tự do của toàn dân, vui trọn vẹn cái vui của mọi người dân Việt trong nước cũng như tại hải ngoại.

" Có trung hiếu nên đứng trong trời đất" NCT
Ý NGHĨA NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG TƯ 75

Trúc Hà


Các Tướng tử vì thành ngày 30-04-1975
Mỗi năm, đến ngày tưởng niệm Quốc Hận 30 Tháng Tư, người Việt tị nạn tại hải ngoại khắp nơi trên thế giới lại đồng loạt tổ chức những buổi lễ để đánh dấu về ngày đáng nhớ của Dân Tộc và Đồng Bào Việt Nam. Ðây không phải chỉ là dịp để người Việt hải ngoại ôn lại về biến cố lịch sử mất nước vào tay CS Bắc Việt, mà còn là bổn phận phải nói lên tiếng nói của hơn 80 triệu đồng bào còn kẹt lại tại quốc nội.
Thật ra, với đồng bào Việt Nam ở khoảng tuổi 45-50 trở lên, thảm nạn “30 Tháng Tư 75” là biến cố không xa lạ gì, luôn luôn sống mãi trong ký ức và tâm trí của mỗi người. Nhưng với các bạn trẻ, tuổi dưới 45, lắm lúc Biến Cố 30 Tháng Tư 75 chỉ có một số ít để ý đến. Mấy năm gần đây, qua một số bài tham luận của Giới Trẻ về Ngày 30 Tháng Tư 75, đã bày tỏ sự hiểu biết và suy nghĩ của Thế Hệ Hậu Duệ về Ngày Lịch Sử của Ðất Nước, của Dân Tộc và của Đồng Bào Việt Nam, nhiều người lớn tuổi phải hết sức ngạc nhiên, cảm phục và khen ngợi sự trưởng thành của các bạn trẻ hiểu biết và quyết tâm tiếp nối sự nghiệp “chính nghĩa quốc gia dân tộc” mà các thế hệ trước chưa hoàn thành được.
Tuy vậy, nói thẳng ra với các bạn trẻ, khi Biến Cố 30 tháng Tư 75 xảy đến, họ cũng chỉ vào lớp thiếu niên, thiếu nữ 9, 10 tuổi đến 14, 15 tuổi; ăn chưa no lo chưa tới. Cho nên, dù trong bất cứ gia đình Việt Nam nào, nhất là nhà có thân nhân “học tập cải tạo” thì nhiều ít gì các người lớn cũng đã kể cho con cái cháu chắt nghe về “30 Tháng Tư 75”, nếu có người trẻ nào nói rằng “Họ không biết gì về Ngày 30 tháng Tư 75, hoặc chỉ biết qua loa” thì đó cũng là điều dễ hiểu, không có gì phải ngạc nhiên. Hơn nữa, với cuộc sống trong thế giới văn minh tiến bộ như tại Hải Ngoại, người trẻ trong tuổi đi học hoặc đi làm, thì “ở ngoài” nhiều hơn “ở nhà”, ảnh hưởng “ngoại vi” nhiều hơn “tại gia”, nên dễ bị cuốn hút theo chuyện trò, tiếp xúc hằng ngày, trong đó không thiếu gì tuyên truyền xuyên tạc có ác ý.
Vì thế, việc kể lại cho các người trẻ những chi tiết chính yếu về Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư, là điều không những cần thiết mà còn là bổn phận của người lớn tuổi nói lên tất cả sự thật để con em, cháu chắt chúng ta được hiểu rõ về khúc quanh lịch sử của đất nước VN.

Diễn biến sơ lược về Ngày 30 Tháng Tư 75

Ðã là Ngày Lịch Sử của Ðất Nước và của Đồng Bào Việt Nam thì chuyện kể rất dài. Tuy vậy, với phạm vi giới hạn của bài viết, chúng tôi chỉ lược ghi một số nét chính yếu. Trước 30-4-75, Việt Nam, do Hiệp Ðịnh Genève 20-7-1954, chia đôi đất nước: Từ vĩ tuyến 17 trở ra là Miền Bắc, dưới chế độ cộng sản; từ vĩ tuyến 17 xuống mũi Cà mau là Miền Nam, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Vì muốn thống trị toàn cõi Việt Nam, CS Bắc Việt nhận lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản, đã đem quân xâm nhập, đánh xuống Miền Nam; VNCH vì chính nghĩa tự do dân chủ, phải chống lại để gìn giữ an ninh và cuộc sống của Đồng Bào.
Tiếp đến, cái mốc lịch sử là Hiệp Ðịnh Paris ngày 27-1-1973 mà CS Hà nội đã ký kết, theo công ước quốc tế, chấp thuận việc hai Miền Bắc và Nam Việt Nam đình chiến; giải pháp chia đôi Ðất Nước bằng thương thảo, thư tín qua lại, hiệp thương buôn bán giữa hai Miền; tiến hành bình thường hóa quan hệ giao thương; thống nhất Ðất Nước qua tổng tuyển cử tự do có quốc tế kiểm soát trong công lý, tự do, hòa bình, hầu Ðất Nước Việt Nam được an lạc, Đồng Bào sống trong yên vui và hạnh phúc.
Thế nhưng, Ngày 30 Tháng Tư 1975, CS Miền Bắc bất chấp những gì đã ký kết trên trường quốc tế, ngang nhiên xâm lăng Miền Nam Việt Nam, cưỡng chiếm Sài Gòn, thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, xóa bỏ chế độ Ðệ Nhị Cộng Hòa, áp đặt quyền cai trị độc tài cộng sản trên toàn cõi Việt Nam!
Trước đó, từ đầu năm 1975, CS Bắc Việt đã gia tăng xâm nhập quân chính qui vào Nam Việt Nam. Tháng 3-75, Quảng Trị, rồi Huế phải thất thủ. Người dân và quân đội, từ hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và TP Huế, chạy loạn vào Ðà nẵng. Nhưng đến lượt Ðà nẵng cũng bị cộng sản xâm chiếm, khiến cho quân công cán chính và dân chúng không thích cộng sản phải chạy tiếp về phía Nam. Cuộc tản cư của dân chúng từ Ðà Nẵng lại tiếp nối qua các tỉnh phía Nam là Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết…
Những cuốn phim về người Việt di tản vào trung và hạ tuần tháng Tư 75 là tài liệu quý báu, không thể quên được về sự đau khổ vô cùng lớn lao của các gia đình và người dân Việt Nam vô tội. Biết bao người mất hết nhà cửa, sản nghiệp, cùng gia đình chạy loạn; đáng thương thay là cảnh những người vợ, người mẹ phải bồng bế con di tản, trong khi chồng, cha đang chiến đấu chống cộng sản xâm lăng vào thời điểm quyết liệt nhất. Cuối cùng Sài Gòn cũng bị cưỡng chiếm, không thể tả nổi bao nỗi bi ai của cuộc đời!
Người người đua nhau chạy ra bến Bạch Ðằng, cố xuống thuyền, xuống ghe, ra các tàu lớn ở bến cảng, chen nhau lên tàu, bất kể số lượng hoặc nguy cơ rớt xuống sông sâu. Ðường lên phi trường Tân Sơn Nhất xe cộ chật như nêm, rồi lọt được vào phi cảng lại phải chịu trận đạn pháo kích của VC bắn vào nổ tứ phía, không thiếu gì nạn nhân vô tội chết tức tưởi. Thiên hạ cứ chen nhau, bất kể có máy bay hay không để thoát lên ...
Chung quanh tòa đại sứ Hoa Kỳ, thiên hạ giúp nhau, cố trèo qua hàng rào dây kẽm gai, bất chấp thương tích máu me kinh khủng, với hy vọng vào được Tòa Ðại sứ để xin di tản bằng trực thăng. Nhưng rồi biết bao người phải tuyệt vọng vì số người ra đi có giới hạn và vì an ninh, những người được di tản phải có tên trong danh sách hoặc có nhân viên cao cấp Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ hay người có quyền thế tại Nam Việt Nam xác nhận người xin đi, để được lên danh sách.
Khắp nơi trong thành phố Sàigòn, Chợ lớn, xe cộ ngổn ngang, nhiều chiếc Peugoet (bờ dô) 404, 405, 504 mới toanh vất bừa bãi, biểu hiện mọi của cải đều phù vân, chỉ mạng sống là quí, thoát được bằng cách nào cũng là “số may”, rồi cảnh “hôi của”, đập phá nhà cửa để vơ vét ..

Ngày 30-4-75 và Hậu Quả

Sáng 30-4-1975, tướng Dương Văn Minh, tổng thống VNCH được chỉ định và trao quyền, đọc lời “kêu gọi buông súng” và “yêu cầu phía bên kia vào tiếp thu chính quyền”. Từ ngã Cầu Thị Nghè, qua đường Hồng Thập Tự, Pasteur, Thống Nhất, đoàn xe tăng của CS tiến về trung tâm Sài Gòn, đường Công Lý. Xe tăng đâm thẳng vào cửa Dinh Ðộc Lập. Cuộc cưỡng chiếm chính quyền VNCH kết thúc; nhưng chính hậu quả 30-4-75 mới là những gì mang ý nghĩa của “Quốc Hận 30 Tháng Tư”, biểu lộ trong cuộc sống của đại chúng, của các cấp quân, công, cán, chính, của những người trốn thoát ra hải ngoại tị nạn và của đại đa số đồng bào Việt Nam còn tại quốc nội.

Trước tiên, đối với đại chúng và Đồng Bào Việt Nam:

Ðổi đời, đổi chế độ cai trị, đổi lãnh đạo cầm quyền, mọi sự đều thay đổi đến lột xác: Phải họp “Tổ Dân Phố”; đi biểu tình; làm vệ sinh đường phố; đăng ký Hộ Khẩu; mua gạo và thức ăn theo Phiếu Thực Phẩm; mua thịt, cá, đường, sữa, theo “tiêu chuẩn”; khi bị bệnh, đi khám bác sĩ cũng phải theo khu vực và đúng tiêu chuẩn; phải lao động và nếu không có việc làm ăn thì gia đình phải đi vùng Kinh Tế Mới. Người ta chỉ sống bằng cách tìm xem trong nhà có gì bán được thì đem ra Chợ Trời, kiếm một ít tiền sống qua ngày. Người có phương tiện nhờ quen biết hoặc có tài chính, thì tìm đường vượt biên hoặc ít nhất là cho con cái vượt biên trốn ra hải ngoại bất chấp biết bao nguy hiểm, trên biển cũng như đường bộ.
Trước các nghịch cảnh đó, người dân phiền toái, bực tức, giận dữ mà không làm gì được, đâm ra chán ghét, thù hận.
* Ðó là ý nghĩa thứ nhất của “Quốc Hận 30 Tháng Tư”.

Tiếp đến, đối với các cấp “quân, công, cán, chính”:

Những người còn được cộng sản lưu dụng làm việc thì phải qua các lớp học tập; bị thanh lọc và đặt dưới sự kiểm soát của cán bộ đảng viên, hoặc tệ hại hơn nữa, dưới quyền của những tên “30”, mượn tiếng nằm vùng, bắt nạt anh chị em đồng nghiệp. Với đồng lương rẻ mạt, công nhân viên phải nhờ tiêu chuẩn thực phẩm để chia nhau bánh mì, cá, thịt. Nhiều thầy cô dạy học phải mắc cở, xấu hổ, khi lãnh cá, thịt tiêu chuẩn, xách đi trước mặt học trò! Ðau lòng nhất là phải nghe và chấp nhận những “giáo điều Mác-Lê” mà bản thân không chấp nhận được, nhưng phải nín thinh, để khỏi bị chụp mũ là “phản động, tay sai Mỹ ngụy nằm vùng”. Như thế sinh ra bất mãn, tủi nhục, tức mình, giận ghét, thù hận.
* Ðó là ý nghĩa thứ hai của “Quốc Hận 30 Tháng Tư”.

Ðối với “quân, công, cán, chính” xếp vào hạng “ngụy quân ngụy quyền”: Gần cả triệu người phải vào các “trại tập trung cải tạo”; lao động cực nhọc; ăn uống thiếu thốn không thể tưởng tượng; đau ốm không được chăm sóc, không thuốc men; phải học tập nhồi sọ “Mác-Lê”, lên án “Mỹ Ngụy”. Khốn nạn nhất là những ai bất đồng ý kiến, phản ứng, lập tức bị khép tội phản động, đa số bị trọng cấm, cùm, hoặc bị giết chết một cách dã man. Như thế, sao không căm tức, hận thù?
* Ðó là ý nghĩa thứ ba “Quốc Hận 30 Tháng 4”.

Không phải chỉ những người Việt thoát được ra ngoại quốc tị nạn cộng sản mới mang trong lòng “Quốc Hận 30 Tháng Tư”, mà đồng bào ta trong nước còn chịu biết bao bất công, đàn áp, uất ức do hậu quả của ngày “30 Tháng Tư” do cộng sản cưỡng đoạt chính quyền VNCH, thống trị toàn cõi Việt Nam. Về vật chất: Nạn kỳ thị lộ liễu qua việc dành mọi ưu thế công ăn, việc làm, tiêu chuẩn thực phẩm, quyền lợi cho đảng viên và gia đình. Tệ hại là nạn tham nhũng; tước đoạt mọi nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận.
Như thế, làm sao không uất ức, hận thù.
* Ðó là ý nghĩa thứ tư của “Quốc Hận 30-4”.

Ngay cả sau “30 Tháng Tư 1975”, được vào Nam, chứng kiến biết bao sự thật về đời sống phồn thịnh, giàu sang, văn minh nhờ có Tự Do Dân Chủ, đồng bào người Việt ở Miền Bắc cũng trở nên uất ức, căm ghét, hận thù cộng sản tuyên truyền đầu độc láo khoét.
* Như thế, cũng là ý nghĩa thứ năm và sâu xa của “Quốc Hận 30-4”.

Nói tóm lại: “Quốc Hận” là bực tức, là uất ức, là giận ghét, là hận thù không phải của riêng gì người Việt tị nạn tại hải ngoại, mà của đại đa số Đồng Bào cả trong lẫn ngoài nước, ngoại trừ đảng viên đảng CSVN có quyền thế, có lợi lộc. Ngay cả trong lòng đảng cũng không thiếu gì đảng viên giác ngộ, cả đảng viên thâm niên tuổi đảng, khi nhận biết điều hay lẽ phải, cũng bất mãn, chán ghét, căm tức và hận thù chế độ cộng sản.
Người Việt vốn có truyền thống hiền hòa, dễ dàng tha thứ, và quên đi mọi bực tức, giận ghét. Nhưng hận thù không phải do người Việt tự do hay người Việt quốc gia, người Việt chân chính trong và ngoài nước tự nhiên bộc phát, mà nguyên nhân sâu xa chính yếu là do những bất công, thất nhân tâm do chính CSVN gây nên.
Cộng sản, một chế độ lỗi thời, không tưởng mà cả Nga Sô và các nước Trung Âu, Ðông Âu trong khối Liên Xô đã từ bỏ từ thập niên 1990, cách đây 19, 20 năm, hầu hội nhập vào văn minh tiến bộ của Thế Giới Tự Do.
Bao giờ CSVN từ bỏ chế độ độc tài, độc đảng thì lúc đó không còn nguyên nhân hận thù và đương nhiên không còn lý do để “Quốc Hận 30 Tháng Tư” tồn tại!
đỗ ngọc nhận
đôi điều suy nghĩ về ngày quốc hận 30 tháng 4 năm 2010




Là một cựu quân nhân QLVNCH, tôi luôn luôn hãnh diện về quyết định đã tình nguyện đầu quân phục vụ nhiều năm trong QLVNCH chiến đấu chống cộng sản nhằm xây dựng và bảo vệ chính nghĩa tự do của chính quyền Quốc Gia Việt Nam ban đầu, và sau đó là chính thể Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) suốt trong hai cuộc chiến 1946-1954 và 1957-1975.
Sức mạnh dân tộc
Vào cuối năm 1988, Ông Phan Xứng, một nhân sĩ thời đệ nhất VNCH định cư tại Minesota gởi tặng tôi cuốn sách CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM do tác giả Tùng Phong soạn thảo. Cuốn sách vừa do nhà xuất bản Hùng Vương tái bản tại California, Hoa kỳ mùa thu năm 1988. Sau này tôi được biết: tác giả Tùng Phong chính là biệt hiệu của Ông cố vấn Ngô đình Nhu, bào đệ của cố Tổng Thống Ngô đình Diệm.
Giáo sư học giả Tôn thất Thiện đánh giá cuốn CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM là “một viên ngọc quý trong kho tàng tư tưởng” Việt Nam. Nghe nói, nguyên bản sách viết bằng tiếng Pháp, được các chiến hữu của tác giả dịch và phổ biến lần thứ nhất tại Sài Gòn sau khi nền đệ nhất VNCH bị bức tử.
Mở đầu cuốn sách, tác giả Tùng Phong trích dẫn một câu văn có ý nghĩa rất sâu sắc của đại văn hào Nhật bản Đức Phủ Tô Phong về sức mạnh dân tộc: Một dân tộc hùng cường là một dân tộc giàu chiến sĩ vô danh. Với bản thân từng tham gia, đồng thời cũng là chứng nhân của cả hai cuộc chiến cận đại, tôi xác tín rằng: mặc dầu người quốc gia VN đã không thể chiến thắng truớc thế lực của phong trào quốc tế cộng sản mà CSVN chỉ là tay sai, nhưng cuộc chiến đấu cho tự do của quân dân Miền Nam Việt Nam (MNVN) đã diễn ra vô cùng anh dũng và quyết liệt. Hằng hà sa số chiến sĩ VNCH đã hy sinh cho dại nghĩa mà những anh hùng tuẫn tiết không chịu quy hàng địch vào cuối tháng 4 năm 1975 như các tuớng Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Lê nguyên Vỹ, Nguyễn văn Phú v. v. là “những ngọn sóng mà ta thấy được. Dưới những ngọn sóng ấy còn âm ỉ một sức mạnh vô song, tuy âm thầm lặng lẽ mà bền bỉ kiên trì thúc đẩy cho ngọn sóng lên cao. Chính đó là sức mạnh của các chiến sĩ vô danh…” (CĐVN: Lời nhà xuất bản), và đó là sức mạnh dân tộc.
Thực vậy, trong chiến tranh VN, những chiền sĩ vô danh VNCH nhiều không kể xiết, bao gồm hằng trăm ngàn quân dân cán chính đã bỏ mình trên chiến địa khắp các nẻo đường đất nước, vô số kể bị cộng sản tàn sát oan uổng dưới mọi hình thức, hằng ngàn vạn bị cộng sản trả thù giam cầm dài năm không xét xử trong hàng trăm trại cải tạo sau khi chiến tranh chấm dứt và rất nhiều người đã gục ngã. Thêm vào đó, vô vàn đồng bào không thể kiểm chứng bị thủy táng trong lòng biển cả, vùi thây trong tận rừng sâu nước độc, bị hải tặc hãm hiếp giết hại oan nghiệt… trên đường đi tìm tự do lánh nạn cộng sản sau biến cố 30-04-1975. Họ rời bỏ quê cha đất tổ ra đi đến một nơi bất định, bất chấp mọi hiểm nguy kể cả tính mệnh của mình. Phong trào di cư lánh nạn CS không tiền khoáng hậu trong lịch sử thế giới về di cư của nhân dân VN đã thức tỉnh và đánh động lương tâm nhân loại về hiểm hoạ cộng sản, do vậy đã là yếu tố góp phần không nhỏ vào biến động làm sụp đổ chế độ cộng sản Liên bang Sô Viết và Đông Âu năm 1989.
Tưởng cũng cần nhắc lại, để bảo vệ biên cương do tiền nhân để lại, các chiến sĩ hải quân VNCH, mặc dầu rất bất lợi về tương quan lực lượng, nhưng đã dũng cảm chiến đấu với 53 chiến sĩ hy sinh, chống lại cuộc xâm lăng của lực lượng hùng hậu hải quân Trung cộng, gồm có cả tàu ngầm, trong mưu đồ cuỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH vào ngày 19-01-1974. Tôi còn nhớ vào thời điểm này, Phái Đoàn Quân Sự VNCH trong Ban Liên Hợp Quân Sự 2 Bên tại Tân Sơn Nhất (lúc ấy tôi giữ chức vụ Tổng Thư Ký PĐ/VNCH) đưa ra bàn hội nghị bản Tuyên bố chung đề nghị Phái Đoàn Quân Sự Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời MNVN (Mặt Trận Giải Phóng của CS) cùng ký chung với Phái Đoàn VNCH lên án Trung cộng xâm lược. Phía cộng sản bối rối từ chối lấy lý do: vấn đề tế nhị không thể quyết định (?). Rõ ràng sự lệ thuộc của CSVN vào đảng cộng sản Trung hoa đã là vấn đề bản chất trong hệ thống kỷ luật đảng ngay từ thưở ban đầu.
Tình hình diễn biến phức tạp tại quốc nội suốt 35 năm qua kể từ ngày CS cưỡng chiếm MNVN 30-04-1975, đã mỗi ngày làm sáng tỏ thêm chính nghĩa rạng ngời của chính thể VNCH. Lịch sử cận đại chứng minh rằng: so với chế độ cộng sản toàn trị toàn cõi Việt Nam, thì thời kỳ 20 năm (1954-1975) MNVN dưới chính thể VNCH tuy ngắn ngủi nhưng lại vượt trội hẳn chế độ cộng sản về chủ quyền quốc gia, về uy tín quốc tế, về nền kinh tế hưng thịnh, về sự phát triển văn hoá, về truyền thống đạo lý dân tộc. Quan trọng hơn hết là nhân dân MNVN đã thực sự sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc. Quốc gia VNCH lúc ấy không thua kém bất cứ nước lân bang nào trong khu vực.
Sức mạnh cộng đồng
Nhân kỷ niệm ngày quốc hận 30 tháng 4, tôi cũng muốn nói lên niềm hãnh diện về sự thành công lớn lao của cộng đồng người Việt quốc gia tỵ nạn CS tại hải ngoại, đặc biệt tại Hoa kỳ. Nhớ lại lúc ban đầu đối với đồng bào vượt biên lánh nạn CS đi tìm tự do, CS lên án hết sức nặng nề hỗn xược, cho rằng đó là những bọn “liếm gót giầy đế quốc, những cặn bã của xã hội, bọn nguỵ quân nguỵ quyền phản động v.v.” Nhưng rồi theo thời gian, sự thành công của khối người tỵ nạn “nguỵ quân nguỵ quyền phản động” tại quốc ngoại về các mặt học vấn, kinh tế, chính trị và ngoại giao dần dần trở thành mối đe doạ chế độ nhưng đồng thời cũng là kho tàng béo bở ngoại tệ, cho nên CS quay hướng 180 độ dở trò ve vãn chiêu dụ. Bởi vậy, ngày 23-03-2003, Bộ chính trị đảng CSVN cho ra đời Nghị Quyết 36/NQ-TW (NQ36) quy định đường lối đấu tranh nhằm khống chế khối 3 triệu người Việt đang sinh sống tại nước ngoài. Sự ra đời của Nghị Quyết 36 CSVN chính là một bàng chứng cụ thể về sự thành công của người Việt tỵ nạn CS vậy.
Nguy cơ mất nước
Nguyễn văn Trần, tác giả bài viết Năm nay 30-04 trong mục thời sự Tạp chí điện tử Dân chủ và Phát triển đã có nhận định xác đáng cho rằng: “Biến cố 30-04 của VN, sau 35 năm vẫn còn được nhiều người nhắc tới dưới những cái nhìn khác nhau, nhưng tuyệt đối không có cái nhìn đó là “sự giải phóng” ngoại trừ nhóm cộng sản cầm quyền tại Hànội… Ngày nay, người dân trong và ngoài nước đều khẳng định đất nước đã thực sự lệ thuộc Tàu Bắc kinh. Nhưng thật ra Việt Nam đã bắt đầu mất về mặt chính trị từ khi CS cai trị cả nước. Chế độ độc tài toàn trị đã cướp đoạt mọi quyền của dân thì người dân không còn làm chủ đất nước của họ. Hơn nữa, họ không làm chủ được mạng sống của họ nữa. Nay chỉ mất thêm lãnh thổ, biển vào tay ngoại bang. Nhưng trên quan điểm “cùng phe xã hội chủ nghĩa” thì Việt Nam vẫn tồn tại trong không gian xã hội chủ nghĩa, vì Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì không có biên cương quốc gia. Cùng “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” với nhau, vấn đề cầm quyền ở nơi này hay nơi nọ chỉ là sự ủy nhiệm mà thôi…” (DC &PT- Thời sự 2010)
Luật sư lão thành Trần Lâm hiện ở Hà nội, nguyên Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tối Cao (CSVN), nguyên trưởng ban tuyên giáo tỉnh và hiệu trưởng trường Đảng nhiều chục năm, trong bài viết với tựa đề: SỰ THAY ĐỔI ĐÃ GẦN KỀ, can đảm báo động tình hình chính trị nguy ngập của đất nước hiện nay với một số nhận định được trích dẫn đáng chú ý như sau:
- “Người xưa có câu: “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Người đời nay căn dặn: “Có những người sau khi gặp họ, bắt tay rồi phải xem lại tay ta có thiếu ngón nào không?”… Việt Nam ngày nay làm gì cũng phải nghĩ đến Trung quốc. Đó là môt chỉ dẫn quan trọng. Đó là “biết người”. Có lẽ, mọi người Việt nam cần đào sâu suy nghĩ: “Mình đứng cương vị gì, mình bảo vệ đất nước ra sao trước Trung quốc?”. Còn nếu chấp nhận “nghèo thì hèn, mạnh thì được, yếu thì thua”, và hơn thế nữa “cứu nhà hơn cứu nước, cứu thân mình hơn cứu Chúa”, thì coi như mất nước. Đó là “biết mình”
- Gần đây việc dùng bạo lực tràn lan: bắt bớ giam cầm, xét xử các nhà dân chủ, với các tội gán ghép; xô xát đàn áp giáo dân, phật tử; bịt miệng, mạt sát các trí thức, bắt bớ xét xử các nhà báo… Có nghĩa là đánh tất cả. Không hiểu nhà nước, Đảng dựa vào ai để tồn tại? Hay là người ta nói: khi sắp tan rã thường một chính quyền… tăng cường đàn áp?
- Dựa vào Trung quốc để tồn tại? Tôi chưa hiểu dựa như thế nào, không biết kịch bản Trung quốc cứu sự đổ vỡ của Đảng và chính quyền Việt Nam ra sao. Tôi chỉ cảm thấy con đường duy nhất: tồn tại trong thân phận tôi đòi cho Trung quốc. Không thể nói là tồn tại mà phải nói là bán đứt linh hồn cho quỷ sứ.
- Đi với Trung quốc thì mất nước, còn Đảng, còn quyền nhưng lại là đầy tớ, đi với Phương Tây thì mất quyền nhưng còn nước, chỉ mất thân phận tôi đòi. Mà đi với Phương Tây thì phải dân chủ, dân chủ thì phải phát động quần chúng…” (Radio Free Viet Nam RFVN – Monday, 30 Nov 2009)
Bài học lịch sử
Về mối liên hệ giữa Trung quốc và Việt Nam, Ông Ngô đình Nhu cách đây nửa thế kỷ trong cuốn CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM đã viết như sau: “Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất (Việt Nam) mà Trung Hoa coi như bị tạm mất… Trong 900 năm, từ năm 939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn, nội bộ của xã hội này, tạm ngưng hoạt động, Trung hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam. Hai lần do nhà Tống chủ trương, ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần nhà Thanh. Một hành động liên tục như vậy, nhứt định có nghĩa là tất cả các Triều đại Trung hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt lại nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam. (CĐVN tr. 235).
Ta cũng có thể thêm vào cuộc xâm lăng Việt Nam lần thứ 8 của Trung hoa cộng sản năm 1979 do Đặng tiểu Bình chủ xướng để dạy cho CSVN một bài học vì CSVN đã tuân lệnh cộng sản Liên sô, tấn công lật đổ chế độ cộng sản Pol Pot tại Kampuchia, chư hầu của Trung cộng.
Như vậy thì Trung hoa dầu của Mao trạch Đông hay Đặng tiểu Bình, hay của các Triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, lúc nào cũng là mối đe doạ thường xuyên cho chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Vì kiêu căng, vì ngu muội, vì ngây thơ, vì phản bội tổ quốc, vì tham vọng cá nhân, vì bán nước cầu vinh v. v., CSVN không chịu học bài học lịch sử vô cùng quan trọng ấy. Hồ chí Minh đã du nhập chủ thuyết cộng sản ngoại lai vào Việt Nam, lại tự đặt mình trong hệ thống kỷ luật đảng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung hoa, cho nên dân tộc đang phải gánh chịu hậu quả vô cùng khắc nghiệt như ngày nay.
Con đường cứu nước
Nhân tưởng niệm ngày Quốc hận 30 tháng 4, chúng ta hãy nêu cao ngọn cờ chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, vinh danh tri ân các chiến sĩ quân dân cán chính VNCH đã hy sinh cho đại nghĩa để bảo vệ non sông gấm vóc, tưởng nhớ các đồng hương đã bỏ mình trên đường tìm tự do.
Chúng ta hãy ý thức đầy đủ vai trò lịch sử của mình trước hiện tình vận mệnh đất nước bằng cách xây dựng cộng đồng ngươì Việt quốc gia hải ngoại đoàn kết vững mạnh, ngõ hầu trở thành căn cứ địa yểm trợ hữu hiệu cho phong trào đấu tranh dân chủ trong nước.
Hướng về quê hương, chúng ta hãy cùng đồng bào quốc nội, hạ quyết tâm tiếp nối sự nghiệp của tiền nhân, của các bậc cha anh anh hùng trên đường tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.
Lịch sử chứng minh, chỉ có sức mạnh đoàn kết của toàn dân, Việt Nam mới có điều kiện chống lại mưu dồ xâm lăng của kẻ thù truyên kiếp Trung Hoa từ phương Bắc.
Điều kiện tiên quyết để xây dựng tình đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước hiện nay là phải tạo sức ép toàn diện “thiên la địa võng” buộc CSVN phải tức khắc trao trả lại quyền làm chủ đất nước cho nhân dân trong một thể chế chính trị tự do, dân chủ và nhân quyền. Đó chính là sự khởi đầu con đường đứng đắn nhất để cứu nguy dân tộc vậy.
Mong lắm thay!




Không Quên Ngày Quốc Hận
GS Phạm Đăng Sum, Paris Tháng Tư 2010

Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại đang chuẩn bị lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975, ngày Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh của VNCH Dương Văn Minh đọc nhật lệnh đầu hàng. Mặc dầu khả năng kháng chiến của một số đơn vị còn làm cho Việt Cộng e ngại và kiêng nể, vì lý do kỹ luật và muốn tránh cho dân chúng bị VC tàn sát trả thù, các đơn vị quân đội VNCH đã phải nghẹn ngào uất ức buông súng. Đã có không ít huyền thoại và hình ảnh về tác phong của những chiến sĩ VNCH đã để lại trong chúng ta một ấn tượng khó phai, mặc dầu 35 năm đã trôi qua.
Làm sao quên được huyền thoại của trận chiến cuối cùng, oai hùng và hào sảng, của lực lượng ít oi của những em nhỏ Thiếu Sinh Quân ở trại Vũng Tàu. Lúc nhận thấy không còn đạn dược và vũ khí trước sự uy hiếp đông đảo của địch, các em đã đứng nghiêm chào lá Cờ Quốc Gia và hát vang quốc ca « Này Công Dân Ơi … » trước khi chịu buông súng khuất phục. Tiếng hát vừa hào hùng vừa uất hận đã vang dội khắp tỉnh lỵ, khiến cho người dân không cầm được nước mắt và quân địch phải nể sợ.
Làm sao quên được hình ảnh của Lực Lượng Biệt Cách Dù 81, do Đại Tá Phan Văn Huấn chỉ huy và dẫn đầu, với đầy đủ quân số và vũ khí, trong quân phục tác chiến, đã nghiêm chỉnh tiến về thủ đô, trong trật tự và kỹ luật, để hiên ngang mặt nhìn mặt địch trước khi buông súng, chứng tỏ họ phải chấp hành cái nhật lệnh nghiệt ngã của cấp chỉ huy tối cao, chứ không phải vì bại trận mà đầu hàng
Làm sao quên được những cái chết bi thảm nhưng đầy khí phách của các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, của đại tá Hồ Ngọc Cẩn, của Trung Tá Long, của Trung Tá Đặng Sĩ Vinh … và một số sĩ quan đã tuẫn tiết vì không muốn đầu hàng địch, những cái chết của bao nhiêu sĩ quan và binh sĩ đã bất mãn với lệnh đầu hàng, quyết kháng cự đến phút chót, rồi hiên ngang dành quả lựu đạn cuối cùng cho bản thân mình, thà chết không hàng giặc.
Rồi đây, lịch sử Việt Nam sẽ vinh danh những tên tuổi trên, như đã lưu danh Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, biết không còn hy vọng cầm cự lúc quân số và hoả lực đôi bên quá chênh lệch, đã chọn lấy cái chết để đền nợ nước và tránh thảm hoạ cho dân lành.
Những huyền thoại và hình ảnh trên đã chứng tỏ một cách hùng hồn khí phách kiêu hùng của người lính quốc gia. Họ chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ và dân chúng, vì lý tưởng tự do, chống lại một cuộc xâm lược bạo tàn của chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Và khi cần, họ chấp nhận chết một cách hiên ngang, trung thành với lý tưởng phụng sự Tổ Quốc trong Danh Dự và Trách Nhiệm. Trái với những người công sản phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với đảng « Cụ Hồ », phải chiến đấu để bảo vệ đảng và chủ nghĩa mác xít, người lính VNCH được huấn luyện phải trung thành với Tổ Quốc, và chỉ trung thành với Tổ Quốc mà thôi, không phải tuyên thệ trung thành với một đảng hay một lãnh tụ nào.
Với số hăng trăm ngàn người phải đi tù « cải tạo », với triệu người vượt biên tìm tự do, với hơn nhiều triệu binh sĩ và thường dân cả hai bên chiến tuyến đã hi sinh, VC đã gây nên bao nhiêu tang thương và mất mát cho dân tộc Việt Nam.
VC không muốn người Việt Quốc Gia nhớ đến ngày 30/04, ngày chúng đã biến Việt Nam thành một nhà tù mất Tự Do, một tỉnh nhỏ mất Độc Lập của Trung Cộng, với một đời sống mất Hạnh Phúc. Chúng bị nhân dân chống đối nên phải trông nhờ vào người láng giềng phương Bắc. Để được sự ủng hộ và che chở của người anh Tàu cộng, chúng đã đan tâm nhượng đất, nhượng biển, nhượng rừng, nhượng mỏ, nhượng đảo.
Chúng đã lén lút can thiệp với các chính phủ Nam Dương và Mã Lai để phá huỷ những tương đài kỷ niệm thuyền nhân. Chúng cũng kêu gọi Cộng Đồng Hải Ngoại hãy quên đi biến cố đau thương này, cũng như chúng chối bỏ không phải là thủ phạm của những vụ thảm sát chôn sống người man rợ và vô nhân đạo của Tết Mậu Thân. Trong lúc đó thì chúng làm lễ tưởng niệm cho những « chiến sĩ » Tàu có mộ bia ở biên giới, những « chiến sĩ » đã cho chúng « một bài học » lúc chúng làm « nghĩa vụ quốc tế » cho người anh Liên Sô tại Cao Miên. Chúng muốn mọi người quên đi tội ác diệt chủng của chúng.
Chúng muốn chúng ta quên, nhưng chúng ta không có quyền quên, mà trái lại, có bổn phận phải nhớ (devoir de mémoire), và phải nhắc nhở cùng giải thích cho thế hệ trẻ về những hình ảnh của ngày quốc hận đau thương và những hậu quả của ngày nầy đối với xã hội VN, với văn hoá VN và với tiền đồ VN. Những sự tuẫn tiết của những thanh niên đầy nghĩa khí, những hình ảnh hào hùng sau cùng của cuộc chiến sẽ giúp cho thế hệ trẻ có một ấn tượng trung thực hơn về cuộc chiến giữa quốc gia và cộng sản, giữa tự do dân chủ và độc tài đảng trị.
Chúng ta, nhất là thế hệ trẻ, có bổn phận phải nhớ và hiểu tại sao người VN phải buộc lòng bỏ nước ra đi lúc chế độ độc tài đảng trị cộng sản được áp đặt lên toàn cả nước, phải nhớ đến bao nhiêu người đã hy sinh tính mạng để bảo vệ cho sự toàn vẹn lãnh thổ và cho tự do và hạnh phúc của dân tộc. Và phải tự nhủ phải làm sao để những sự hy sinh này không bị lãng quên và phải được đền đáp xứng đáng.
GS Phạm Đăng Sum, Tháng Tư 2010

Nỗi đau ngày ba mươi
Những cơn đợi không lẽ dài hơn nữa
mỗi tháng tư qua thêm chút buồn theo
năm thứ năm đã thấy quá bọt bèo
nói chi là tới lúc này ta vẫn đợi
giặc chuẩn bị ăn mừng ngày thắng lợi
cờ treo đầy như phủ kín trại giam
ta đứt ruột nghe tiếng loa vang vang
buồn như thể chuyện xưa đang dựng dậy
Cuối tháng tư cơ hồ như còn thấy
quân hối hả về, người bỏ xứ đi
giặc chiếm thành thì chẳng nói làm chi
không tiếng súng, mà trói tay đành đoạn
ai cũng mong chấm dứt thời ly loạn
khi máu xương đã đổ quá nhiều rồi
nhưng xuôi tay như vầy thật là tội
cho những người từng cầm súng đấu tranh
Thôi thì đã cùng đường đành một kiếp
không có cơ may để dựng lại cơ đồ
cứ cúi đầu nói đại tiếng hoan hô
để mà thấy ruột gan đau từng đoạn
chút sĩ diện là lặng yên nhìn bầy thú
múa vuốt, nhe nanh, nén nhục qua ngày
tránh được lúc nào coi đó là may
trong chịu đựng phận một người thua trận
~*~ ~*~
Ôi! ba mươi, tháng tư, ngày quốc hận
ta trùm mền giả như sốt từ lâu
nằm rên la cho giống kẻ đau đầu
để khỏi phải tham gia ngày oan nghiệt
ta biết thái độ nầy không tránh khỏi
chống đối trong tù giặc chẳng tha đâu
cùng lắm là cùm, nghĩ mệt ít lâu
còn hơn chường mặt mà sôi máu giận
Tù cùng đường đành chờ trong vô vọng
dù thắng, thua đã thực hết nước cờ
kệ cứ coi như là mình nằm mơ
biết đâu có cơ may mà làm lại
chín năm nay cứ ngày này ta bệnh
cứ ngày này lòng ta rất là đau
thấy cờ giặc là máu nóng đã trào
nói chi phải đứng nghiêm mà chào nó
nguyễn thanh-khiết
A 20 ngày 30-04-1986

No comments:

Post a Comment