Sunday, November 28, 2010

Rã rời

Rã rời

Entry for November 30, 2007
Filed under: Uncategorized — menam @ 11:46 am
Bận rộn đến nổi không kiếm tra 1h đồng hồ mỗi ngày để lọc cọc viết blog nữa.
Cảm giác vô từng nhà, đi thăm từng người, đọc từng entry để biết là mọi người vui vẻ, hạnh phúc như thế nào cũng còn nghiện lắm. Thời gian không có thì đành xếp nó lại tí chút. Tự nhiên đọc quick comment của chị Thủy, chị Mây, chị BichVo, MH… nhiều nhiều người nữa thấy cay mắt, cay mũi quá. Chắc trời lạnh nên con người dễ xúc động mọi người nhỉ?
Cám ơn các chị, các bạn và mọi người, em và gia đình vẫn khỏe. Nấm đang điều trị bệnh biếng ăn nên em khá bận rộn trong chuyện ăn uống của con.
Cám ơn những entry xinh tươi, tràn ngập niềm vui của gia đình Y&R, 3Đ-m2- anh Nhím, Trà Sữa không-xinh-đẹp-nhưng-dễ -thương, anhBo-anhBi, chị Bống…. cám ơn sức mạnh từ những niềm vui của mọi người đã khiến mình phấn chấn rất nhiều.
Cám ơn chị Mây và chị Thủy vì những bài học và những câu chuyện ghi tâm. Cám ơn các chị vì đã siết chặt tay em trong lúc này.
Cám ơn những người bạn đã bằng cách này hay cách khác động viên em.
Hiện giờ em đang cố gắng để tìm một việc mới, có vị trí cao hơn ở Ana Mandara. Có thể sẽ vất vả, khó khăn và cần nhiều nỗ lực nhưng sẽ .. thành công đúng không mọi người? (Cái này học từ bài hát Lạc quan – Hãy lạc quan của nhà Y&R)
Cố lên, cố lên mẹ Nấm ơi!
Comments (7)
November 16, 2007
MÌNH LÀ AI?
Filed under: Uncategorized — Tags: tự sự — menam @ 10:40 am
Đôi khi mình cũng tự hỏi, mình đã làm được gì khi ở tuổi này.
Với mọi người có lẽ là chưa có gì hết. Nhưng với mình có lẽ là đã có rất nhiều thay đổi lớn lao và tích cực.
Mình đã không phải theo đuổi giấc mơ và con đường của bà ngoại Nấm nữa. Mình đã đi con đường của mình dù nó bế tắc và chả có gì gọi là sáng sủa trong mắt mọi người.
Mình có Nấm và mình tập cho con biết chọn lấy con đường của mình ngay từ bây giờ. Đừng để như mình ngu ngơ và lẩn quẩn suốt gần 10 năm trời.
Mình có một gia đình – và đổi lại mình không có nhiều tiền. Đôi lúc mình tự AQ, tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng không phải là tất cả. Có tiền thì cũng thích thật, nhưng mưu mô và thủ đoạn và tìm đủ mọi cách để chạm vào tiền thì mình không làm được.
Mình đã từng có một công việc – địa vị và danh vọng rồi mình nhận ra đằng sau cái hào quang đó lương tâm của mình dần dần bị lu mờ đi vì bị gặm nhấm. Mình buông tay. Mọi người nói mình ngu, ừ thì mình chịu. Thà ngu để ngủ còn hơn không ngủ để đi tìm cái ngu.
Mình đã từng theo học đại một trường nào đó rồi ra trường, rồi kiếm việc làm như người ta. Rồi nhận ra mình thiệt là vô vị và tẻ nhạt, và rồi mình lại lần mò như người đi trong đêm tối để thắp lên ngọn nến của chính mình. Khùng nhỉ?
Mình hài lòng với những gì mình có. Mình cũng không than van vì trời quá nắng hay quá mưa nữa. Mình đối diện với cuộc sống và nhận định về nó đúng như những gì nó đã và đang diễn ra.
Ngày hôm qua của mình có làm mình hài lòng không? _ Có
Ngày hôm nay thì sao? _ Chưa hài lòng lắm, nhưng chắc là sẽ ổn.
Ngày mai? _ Sẽ rất hài lòng vì còn có sức để đi tiếp đến ngày mai cơ mà?
Comments (9)
November 12, 2007
Entry for November 12, 2007
Filed under: Uncategorized — menam @ 8:24 am
Ngày Chủ Nhật, trời nắng đẹp, không mưa. Và… đường Phong Châu bị ngập sâu trong nước.
Hai mẹ con đứng bên này ngóng cổ chờ Ba đi xe công nông ra ngoài. Nghĩ sao mà khổ quá?
Trời không mưa nhưng vỡ đập. Hậu quả của những ngày làm gian dối, đối phó sơ sài. Cá sấu xổng chuồng, coi bộ bưng bít không xong nên mới thông cáo trên báo đài.
Chị bạn nói: “Coi bộ vụ này không êm nên mới loan tin um xùm như vậy. Gì chớ tỉnh Khánh Hòa giỏi nhứt là ém nhẹm mà. Ém chừng nào nó chìm thì thôi” . Buồn, nhưng mà đúng. Ém là cái bịnh không chữa được chị ơi!
Sáng thứ Hai chở ông Ngoại Nấm về nhà. Lòng khấp khởi hy vọng nước rút. Ừ, hy vọng thì cứ hy vọng, kiểu như người ta hy vọng cho vui dzị đó mà . Nước vẫn còn nhiều thấy ớn. Hông thấy bóng dáng ông chính quyền nào đứng ngăn cản bà con lội nước nữa. Chắc mấy ổng bận đi bắt cá sấu bán lại cho Khánh Việt kiếm tiền rồi.
Lỡ đi rồi hông lẽ quay đầu lại, cha con cứ thế mà lầm lũi xé nước. May mắn là em Jupiter chịu lội nên về đến nhà an toàn. Dzị là hôm nay Nấm chưa về nhà được, mình cũng vậy nữa. Nghĩ đến cảnh lội qua lội lại 3, 4 lần để đi học sao mà oải quá chừng hà.
Kiểu này lên lớp xin thầy cô cho em nghỉ vài bữa đặng em đi bắt cá sấu quá!
Comments (8)
November 2, 2007
Entry for November 02, 2007
Filed under: Uncategorized — menam @ 10:31 am
Mệt rã rời sau nhiều ngày với nhiều quyết định.
Chồng đi Sing chưa về, con gửi nhà Bà đến hết ngày. Quyết định thực hiện cho được ước mơ nói và viết thông thạo ít nhất 5 thứ tiếng.
Ừ thì có thể điên, ừ thì có thể khùng thiệt. Nhưng đó là ước mơ và phải can đảm lẫn cố gắng gồng mình để thực hiện ước mơ này. Sẽ thực hiện được để sau này còn có chuyện mà nói với con chứ. Cố lên tôi ơi!
Bỏ bê blog quá vì không có thời gian nữa. Tuần sau sẽ quay lại và đi thăm từng người đàng hoàng. Hứa đó!
Post cái game này lên như một món quà tặng những người bạn luôn đến thăm và ở bên cạnh mình. Chúc mọi ngưòi nhiều niềm vui và bình an nhé


BLOG CHO NẤM !
Filed under: Uncategorized — Tags: viếtchonấm — menam @ 8:04 am

Í dza, sáng nay Mẹ viết blog cho Nấm nè,
Mấy hôm nay Nấm làm Mẹ mệt quá chừng. Tháng này công việc lại nhiều, không khéo cuối tháng nếu không tìm được hướng dẫn tin cậy thì Mẹ lại phải cõng Nấm lên Đà Lạt với Mẹ quá. Hic, Nấm nghe có sợ chưa?
Hôm qua Mẹ mệt, may mà Ba Nấm được nghỉ ở nhà, Mẹ con mình tha hồ mà bắt nạt Ba, Nấm nhỉ. Hôm nay đã là thứ Bảy, lại sắp hết một tuần rồi. Mẹ mong Nấm là con gái lắm, cả Ba cũng vậy. Con gái thì ngoan và lanh lợi giống Mẹ, Ba bảo thế.
Sáng hôm qua Mẹ làm cỏ trước sân nhà mình. Định làm lại cái sân mà Ba Nấm bảo từ từ, Mẹ cũng muốn sửa lại nhà theo ý Mẹ, mà Ba bảo để Nấm ra đời đã, với lại cũng hơn 1 năm nữa Nấm mới về nhà mình ở mà. Chắc tại Ba lười Nấm nhỉ, sợ Mẹ bắt dọn nhà đó mà.
Trời bắt đầu vào hè rồi, nóng và ngột ngạt lắm. Nấm ngoan nhé, để Mẹ còn làm việc nữa chứ… Ngoan nhé Nấm của Mẹ.. Để Mẹ kể cho Nấm nghe hai câu chuyện này nhé.. Sau này Nấm biết yêu Ba và Mẹ hơn…
.Câu chuyện thứ nhất :
MỘT ĐỨA CON BẰNG VÀNG
Rex How
Nhị Tường dịch
— o0o —
Vào thập niên hai mươi, cha tôi đã rời quê nhà đến Sơn Đông để lập nghiệp, khi ấy cha chỉ là một thanh niên chưa quá đôi mươi. Sau năm 1949, cha định cư ở Pusan, Nam Triều Tiên.
Cha tôi đã từng làm việc như một người tập sự trong một hãng buôn ở Thượng Hải, vì vậy cha lại tiếp tục công việc này ở Triều Tiên. Đặc biệt sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, sự buôn bán trở nên phát đạt.
Những tấm ảnh cha chụp hồi đó đã cho tôi thấy hình ảnh một người đàn ông mạnh mẽ trên chiếc máy bay, hoặc trên chiếc xe jeep trong những cuộc hành trình đến những nơi như Hồng Kông và Nhật. Món đồ chơi đầu tiên tôi có là những cây viết Parker mà cha sưu tập.
Khi tôi lên một, tôi được chẩn đoán là mắc bệnh bại liệt và cha muốn tôi có được một sự chạy chữa tốt nhất. Những người láng giềng của chúng tôi ở Pusan đều sững sờ khi biết cha tôi đã tốn kém bao nhiêu cho tôi, thậm chí nhiều năm sau đó họ đã gọi tôi là “đứa con bằng vàng”. Cũng chính những người này đã bàng hoàng khi thấy sản nghiệp của cha tôi bỗng chốc tiêu tan.
Không lâu sau khi bệnh của tôi được chẩn đoán, một người họ hàng xa đã chiếm được lòng tin của cha tôi khi ông ta tìm cho tôi vài bác sĩ. Lúc đó ông ta giới thiệu vài người với cha và họ thuyết phục cha đầu tư vào một khách sạn du lịch mới ở Pusan.Thế nhưng, trước khi toà cao ốc tám tầng hoàn tất cha tôi đã phát hiện ra mình đã là con mồi trong một vụ lừa đảo xấu xa. Số tiền cha tôi đầu tư đã bị cuỗm mất, những kẻ có trách nhiệm cũng biến theo. Việc xây dựng khách sạn bị đình lại, cha tôi phải bán gần hết thảy các bất động sản để cứu vãn tình thế.
Tôi nhớ mãi cái ngày nhìn thấy cha phải đi ra ngoài trong một buổi chiều mưa để bán cái điện thoại. Lúc đó cha đã vào tuổi 50.
Cùng với việc kinh doanh bị phá sản, cha không còn lãnh đạo hội đồng nhân dân Trung Quốc ở địa phương nữa. Điều an ủi duy nhất là ông đã xoay sở giữ được ngôi nhà cho gia đình.
May thay, nhờ có tài nghệ thư pháp và tinh thông về bàn tính, cha đã có thể chu cấp cho chúng tôi.
Cha tôi rời Pusan và bắt đầu làm việc kế toán tại một vài thành phố khác ở Triều Tiên. Nhiều năm sau đó, mẹ tôi qua đời, cha trở lại Pusan nhận công việc đi thu phí hội viên từ những tiểu thương trong vùng cho Hiệp Hội Cư Dân người Trung Quốc.
Để thu những món tiền nhỏ này, cha phải đi xe buýt và đi hết từ nhà này sang nhà khác. Điều in đậm mãi trong tôi là mặc cho cái bản chất hèn mọn của công việc, cha luôn đường hoàng trong cách phục sức. Không quan trọng đang mùa nào hay thời tiết thế nào, mỗi ngày cha đều mặc một bộ đồ tươm tất, ủi thẳng nếp, một chiếc áo sơ mi trắng như tuyết và một chiếc cà vạt chỉnh tề.
Ban đêm, tôi thấy cha mê mải ghi chép sổ sách trong ngày. Cha luôn luôn kết thúc bằng cách xem xét những tính toán của mình với một chiếc bàn tính. Những hạt con tính kêu lách cách khi cha đẩy chúng tới lui một cách mạnh mẽ. Khi hoàn tất, cha nói: “Đấy, chính xác từng xu cuối cùng”
Đó chính là cách mà cha đã xoay sở để duy trì những tiện nghi sinh hoạt trong gia đình chúng tôi, mặc dù cũng có phần túng quẫn. Cha chỉ nhờ vào lương hàng tháng _ một số tiền nhỏ mọn không đủ trả cho một bữa tiệc với bạn bè trong thời hoàng kim của cha, và một khoản tiền không đáng kể mà cha kiếm được nhờ cho thuê phía ngoài căn nhà của chúng tôi.
Khi vào trung học, tôi dần dần trở nên bất mãn vớ
i cha tôi. Ngày nọ, có người bạn nói với tôi là cha cậu ấy đã phục hồi được sự giàu sang sau khi phải trải qua sự thất bại.
Câu chuyện của người bạn đã gieo trong tôi một nỗi hoài nghi. Tại sao cha tôi không thể trỗi dậy lần nữa sau lần thất bại của ông ở tuổi 50. Lẽ ra ở độ tuổi ấy, người ta đang ở đỉnh cao của tài năng.
Tôi bắt đầu nghĩ, thật vô nghĩa làm sao khi cha đã đi lòng vòng suốt ngày cho cái công việc thu tiền tầm thường, rồi đếm từng xu cuối cùng trên cái bàn tính mỗi đêm. Tôi nghi ngờ không biết có phải cha đã từng có nghị lực để lao vào kinh doanh lúc ban đầu không?
Tại sao một người như cha lại không thể dồn hết tài tháo vát của mình để phục hồi lại quá khứ vàng son kia? Làm sao cha lại có thể bằng lòng với cái công việc cân đối một đống tiền lẻ trong sổ sách của mình?
Tôi cũng không thể chịu đựng được những lời khuyên lặt vặt của cha. Lo lắng rằng tôi sẽ không thể kiếm được một chỗ làm tốt cho chính mình trong xã hội, cha luôn nhắc nhở tôi phải cẩn trọng.
Cái nhìn thời cuộc đầy bi quan của cha ắt là do việc thất bại trong kinh doanh, đã gây nên trong tôi sự coi thường. Sau hai trận khẩu chiến, chúng tôi rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh.
Khi đó, đã 18 tuổi, tôi chuyển đến Đài Loan để học đại học. Chỉ đến khi nhiều năm đã trôi đi, sau khi có quá nhiều hành động ngu ngốc và bất hiếu từ phía tôi, tôi cũng còn đủ may mắn để kịp củng cố lại tình cha con giữa chúng tôi. Chỉ đến lúc đó tôi mới nhận ra cha luôn ngóng chờ tôi trở về. Thế mà ngay khi đó tôi vẫn không sẵn sàng cho một cuộc hòa giải.
Mặc dù sống ở những nơi khác nhau, chúng tôi vẫn thường viết thư cho nhau mỗi khi có thể. Như mọi khi, cha không nói nhiều. Nhiều lần có dịp, tôi hỏi cha về cái âm mưu bất lương đã gây cho cha phải trả giá đắt bằng cả cơ nghiệp của mình. Tuy nhiên, cha chỉ cười và không nói gì. Vậy mà, tâm hồn chúng tôi dường như cảm thông lẫn nhau hơn.
Rồi một ngày, sau khi đọc một lá thư của tôi, cha đã qua đời lặng lẽ trong giấc ngủ trưa. Khi đó cha 79 tuổi.
Thế nhưng, không lâu sau đó, tôi bắt đầu thực sự hiểu được cha. Tôi đã vào 40 tuổi và đã trải qua nhiều thất bại nặng nề trong sự nghiệp của chính mình. Tôi đã tận tụy 8 năm trời cho một công ty, và mới đây buộc phải thoái nhiệm chức chủ tịch. Thoạt tiên tôi rất buồn nản.
Một ngày kia, sau khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, tôi ngồi xuống và nghĩ về cha. Tôi nhớ lại tôi đã coi thường cha khá lâu chỉ vì cha không thể đứng vững nữa sau khi gặp rủi ro.
Tôi bỗng thấy dường như cha đang đứng ngay trước mặt tôi, mỉm cười và choàng vai tôi. “Con trai của cha”, tôi gần như nghe cha nói :”Thật là hay. Nào, hãy cho cha thấy con xử lý cú đòn này như thế nào. Con chỉ mới 40 tuổi thôi mà.” Những lời nói ấy có lẽ chỉ là do tôi tưởng tượng ra để diễn tả tâm trạng của tôi vào giây phút ấy. Rồi thời gian trôi qua, tôi vượt ra khỏi sự suy sụp của mình và bắt đầu làm lại sự nghiệp. Hơn bao giờ hết, tôi hiểu được cha sâu sắc hơn. Bây giờ tôi hiểu được vì sao cha tránh nói về việc làm thế nào mà quyền lực của cha đã tan thành tro bụi. Tôi cũng đã hiểu được vì sao, sau khi tích lũy được vô số tiền bạc, cha lại có thể bằng lòng với một cuộc sống khiêm tốn giản dị của một người đi thu lệ phí. Tôi cũng đã hiểu tại sao, ngay khi làm một công việc như vậy, cha vẫn cẩn thận chăm chút cái dáng vẻ bề ngoài.
Một người cung hiến tận tụy cho công việc của mình sẽ không cố lý giải hay biện minh cho những sai lầm của mình. Một người tận tâm với công việc sẽ luôn luôn tận tụy ngay cả trong công việc hèn mọn nhất. Một người tận tụy với công việc sẽ luôn luôn bước thẳng và ngẩng cao đầu, trong cả khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan. Thành công hay thất bại chỉ là khí vận.
Một ngày nọ, tôi đang đi trên taxi với một người lái xe có con gái mắc bệnh bại liệt năm 1964, bị bệnh sau tôi vài năm. “Mới đầu tôi nghĩ chỉ là cảm cúm xoàng” người lái xe nói với tôi. “Sau đó, tôi mới thấy cháu không thể đứng được, và không có phản xạ khi tôi gõ vào đầu gối cháu. Tôi nghĩ , Thế là hết. Đó là bệnh bại liệt”
Lắng nghe ông ta nói, tôi có thể mường tượng những gì ông sẽ nói tiếp sau đó: Rồi con tôi sẽ ra sao trong những ngày tháng tiếp theo của cuộc đời nó? Thay vì vậy, ông ta nói: “Tôi nghĩ, chúng tôi đã phải sống trong điều kiện khó khăn để thu vén cho khỏi túng thiếu”
Khi người lái xe nói về việc ông đã nợ nần như thế nào trong nhiều năm trời, tôi nghĩ đến cha tôi. Lúc bệnh bại liệt của tôi bộc phát, cha có thể không nghĩ đến việc tiêu tốn bao nhiêu cho tôi vì cha đang giàu có. Nhưng_một cách gián tiếp, vì tôi, cha đã sạt nghiệp.
Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng, trong từng khớp xương,từng đốt sống vặn vẹo biến dạng của tôi là cả một tình yêu và nỗi lo lắng của cha. Tôi thật sự là một đứa con mà cha tạo nên bằng vàng.
Nước mắt lăn dài trên má, tôi phải gắng lắm mới không òa khóc trên xe.
Dịch từ Reader’s Digest
Câu chuyện thứ h
ai : Mẹ là số một
Deborah Shouse
— o0o —
“Mẹ ơi !” một giọng bé gái thét lên trong cửa hàng náo nhiệt. Tôi nhoài người ra phía đó. Vài bà mẹ khác cũng thế. Bất kể là tôi đang ở trong cửa hiệu một mình hoặc hai đứa con gái của tôi đã lớn hơn nhiều so với tiếng kêu trẻ nít kia. Khi tôi nghe “Mẹ ơi”, tôi luôn trong tư thế sẵn sàng tiếp ứng.
Thật ra, lũ trẻ luôn gọi “Ba” trước tiên, nhưng những người mẹ chúng tôi luôn biết rằng đó chỉ vì cái miệng nhỏ bé của chúng chưa thể mím chặt để phát âm được chữ Mẹ. Trong hai chữ cái này có vô vàn điều để nói.
“Mẹ ơi …. Mẹ” . âm thanh này luôn lảng vảng trong giấc ngủ của tôi. Con gái Jessica của tôi làm rơi con gấu nhồi bông; chiếc mền đã tuột ra xa. Tôi suýt vấp ngã trong phòng của nó. Nhặt con gấu lên, tôi đắp mền lại cho con, chồm người vào chiếc cũi, hôn con và thì thầm những lời âu yếm. Mắt vẫn nhắm tôi trở về giường mình. Tôi không cần bật đèn_ Tôi đã quá thuộc lòng lối đi.
“Mẹ!” . A? vang tiếng gọi này đâm vào tim tôi ngay sau khi tôi lái xe ra khỏi Trung tâm Chăm Sóc Trẻ Em. Đây là Trung tâm tốt nhất thành phố. Tất cả những giáo viên ở đây đều có bằng đại học và có chứng nhận đầy đủ về lòng nhân ái. Những căn phòng đầy ánh sáng. Có đầy đủ mọi lớp cho mọi lứa tuổi và nội dung giáo dục đầy hào hứng. Thế nhưng, khi tôi bước ra khỏi nơi này, có cái gì đó trong tim tôi thét lên, rền rĩ.
Một lần khi ở văn phòng, tôi gọi điện, cứ ngỡ rằng sẽ nghe tiếng con tôi thét lên ở bên kia đầu dây. “Ổ, Jessica ngừng khóc ngay khi bà vừa rời khỏi”. Cô giáo của Jessica khẳng định với tôi như thế.
“Mẹ” theo định nghĩa trong tự điển là “người nữ sinh thành”. Nhưng, thông qua những đứa trẻ của tôi_ đầu tiên là Jessica, và kế đến là Sarah được sinh ra sau đó bốn năm_ từ “mẹ” có vô vàn ý nghĩa.
“Lúc bốn tuổi, khi Sarah khóc lên. “Meeeeeẹ !” Tôi biết rằng nó vừa bị đứt nút hay kẹt dây khóa kéo.
Jessica, bảy tuổi, thét lên “Mẹeeeee” với cái giọng bắt đền. Tôi biết nó đã không tìm được một chiếc vớ còn lại. Giọng nói của nó cũng thay đổi khi nó lớn hơn. Nó tập nói kiểu cách và nhẹ nhàng hơn: “Mẹ vui lòng ủi giúp con chiếc áo dài vàng nhé?”
Sarah, 13 tuổi, đôi lúc gắt gỏng khi gọi “mẹ”. Một buổi sáng, khi nó đã trễ giờ học, “Mẹ!” có nghĩa là “con thất vọng vì cái bộ đồ mới này quá. Con không tin rằng con có thể mặc mớ giẻ này.”
Jessica, ở cái tuổi bắt đầu lái xe đi học, vẫn còn gọi “Mẹeeeee” khi quần áo bị bẩn, nhầu nát hoặc khi chán nản_ Chỉ đến bây giờ từ “Mẹ” mới được hiểu là :”Mẹ cho con mượn áo khoác mới của mẹ nhé”
“Mẹ ơi?” Sarah đã gần 17 tuổi và hiếm khi gõ cửa phòng tôi vào buổi sáng nữa. Tuy nhiên tôi nhận ra sự yếu ớt trong giọng của nó.
“Con muốn mẹ đánh máy giúp con hả?” Tôi hỏi nó, mắt mờ vì ngái ngủ
Sarah gật đầu, rồi òa lên khóc. “John bực bội với con, con không hiểu tại sao nữa. Anh ấy không chịu nói chuyện với con…”
Tôi vòng tay ôm nó. Tôi pha trà, đưa cho nó hộp khăn giấy và chờ nó kể chuyện. Trong tôi, một phần nửa muốn che chở cho con, tuy nhiên một phần biết rằng con mình sẽ mạnh mẽ hơn khi phải tự tranh đấu.
“Mẹ, con phải làm sao đây mẹ?”
Tiếng hỏi khẩn khoản của con như một mũi tên dày xéo tim tôi. Tôi ước rằng câu trả lời vẫn còn đơn giản. Tôi ước ao tôi có thể tìm cho con chiếc vớ, cho con mượn chiếc áo choàng và vẫn luôn là người hùng của ác con.
Thế nhưng, giờ đây tôi vẫn có những vấn đề của chính mình. Tôi kiệt sức. Tôi cảm thấy cạn kiệt mọi trách nhiệm đối với bản thân mình và con cái. Tôi mệt mỏi vì phải làm một người lớn. Tôi tâm sự với bạn bè và họ đều thông cảm. Tôi trao đổi với anh mình và anh đã giải quyết giúp tôi một số vấn đề. Nhưng tôi còn cần hơn thế nữa.
Vì vậy, tôi nhấc máy bấm những con số quen thuộc mà tôi đã từng gọi từ trường đại học, từ căn nhà lưu động của tôi ờ Đức và từ hàng loạt những ngôi nhà xuyên suốt miền Tây nước Mỹ.
“Allo?” Giọng nói ngập ngừng, lo âu. Một giọng nói đã từng trải qua nhiều nỗi thăng trầm đến nỗi nghe như gió thoảng.
“Mẹ hở?” Tôi nói
“Con đấy ư, mọi việc ổn cả chứ?” mẹ tôi hỏi.
Không hiểu vì sao, đó là tất cả những gì tôi muốn được nghe.
Dịch từ Reader’s Digest
Nhị Tường dịch

No comments:

Post a Comment