Sunday, December 11, 2011

THĂM QUÊ HƯƠNG CÂY CHỔI

THĂM QUÊ HƯƠNG CÂY CHỔI
Posted on Tháng Tư 14, 2008 by secon
Theo sách xưa, năm 1849 gia đình Đức cố quản Trần Văn Thành sinh sống ở Cồn Nhỏ ven sông Hậu, vùng đất cù lao hoang vu cỏ sậy mọc um tùm, người dân Cồn Nhỏ cắt bông sậy để bó chổi. Thông thường, lũ lớn làm cây lúa mùa nổi bị chết ngộp, nhưng bông sậy vẫn phất phơ trước gió
Qua đò Bến Cát (sông Hậu) đi chừng trăm mét là đến cổng làng nghề bó chổi bông sậy Cồn Nhỏ. Con đường làng trải nhựa quanh co men theo bờ sông Hậu vẫn còn nhiều ngôi nhà sàn vượt lũ lêu têu trên cọc, xen lẫn trong đó là những căn nhà tường khang trang còn mới màu vôi . Anh Cao Văn Dô (Bảy Dô), người giữ báo vật của làng (Bằng công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp do Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Minh Chiếu phong tặng tháng 11-2006) cho biết, có nhiều gia đình làm nghề bó chổi bông sậy nối tiếp 4-5 thế hệ.
Theo sách xưa, năm 1849 gia đình Đức cố quản Trần Văn Thành sinh sống ở Cồn Nhỏ ven sông Hậu, vùng đất cù lao hoang vu cỏ sậy mọc um tùm, người dân Cồn Nhỏ cắt bông sậy để bó chổi. Thông thường, lũ lớn làm cây lúa mùa nổi bị chết ngộp, nhưng bông sậy vẫn phất phơ trước gió, cư dân Cồn Nhỏ coi nghề bó chổi bông sậy như chiếc phao cứu đói. Anh Bảy Dô so sánh thu nhập từ nghề bó chổi của gia đình nhiều hơn hẳn lợi nhuận canh tác 1,5 ha trồng hai vụ lúa. Nhà anh bó một tháng được 1.500 cây chổi, trừ tiền mua nguyên liệu còn lãi ròng gần 5 triệu đồng.
Nguyên liệu chính để bó chổi là bông sậy, trúc làm cán, cây lác ốp cán, dây cước để buộc và dây ny-lon để bện mái chổi. Mấy chục năm trước, người dân làng Cồn Nhỏ cắt bông sậy quanh vùng cù lao sông Hậu- sông Tiền, vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Từ khi đồng ruộng chuyển sang trồng lúa hai vụ, cây sậy không còn nhiều, cư dân làng nghề phải đi ghe xuống tận rừng U Minh (Kiên Giang và Cà Mau) hay sang Campuchia mua bông sậy. Nghề bó chổi làm quanh năm nhưng cây sậy chỉ trổ bông vào tháng 7 và 8 âm lịch. Chọn cắt những bông sậy mới nhú ra khỏi búp, có màu trắng mượt bó chổi mới đẹp. Vào chính vụ, bông sậy phơi khô giá chỉ 5.000đ-6.000đ/kg nhưng trái vụ giá tăng gấp đôi vẫn khan hiếm hàng.
Sống “phẻ” với cây chổi
Nhà anh Lý Chí Tâm có 4 người bó chổi, mỗi tháng làm được từ 4.000-5.000 cây chổi chở đi tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Mùa bông sậy trổ, anh đưa 2 chiếc ghe xuống rừng U Minh mua 20 tấn bông sậy nhưng chỉ làm được 4 tháng, hết nguyên liệu phải lên tận Đà Lạt mua bông cỏ (đót) giá tới 20.000đ/kg về bó chổi. Gia đình bà Ngô Thị Cờ có 4 lao động chính, mỗi ngày bó được 200 cây chổi, sản phẩm có 4 loại, giá bán sĩ từ 6.000đ-14.000đ/cây chổi. Mỗi chuyến hàng đi bán dạo ở Tân Châu, An Phú hay Chợ Mới, chiếc xe đẩy chở 350 cây chổi bán trong 3-4 là hết hàng, kiếm lời thêm 600.000đ, nhà không cục đất chọi chim, nhờ có nghề nghề bó chổi mà gia đình bà có được cái ăn
Tuy chỉ là cây chổi nhưng dân Cồn Nhỏ rất chịu khó tìm đầu ra. Chị Cao Thị Phượng, mỗi ngày bó được 80 -100 cây chổi. Mới đây có người mua 4.000 cây chổi bông sậy xuất khẩu sang Đài Loan. “ Làm hàng xuất khẩu không khó nhưng phải theo đúng quy cách mẫu mã: Cán chổi dài 60cm, mái chổi rộng 38 cm, sử dụng dây cước trắng để bó chổi”- Chị Phượng, nói tiếp: Khi có nơi mua số lượng lớn, cái khó là thiếu vốn mua nguyên liệu để làm. Lần đầu tiên, tôi có hợp đồng cung ứng 6.000 cây chổi nhưng chỉ đáp ứng được 2/3, phần còn lại phải hẹn đến mùa bông sậy. Cái khó của chị Phượng cũng là cái khó chung của dân làng bó chổi bông sậy Cồn Nhỏ. Ngân hàng Chính sách xã hội ở Phú Tân cho vay mỗi hộ 7 triệu đồng nhưng nguồn vốn này không đủ so nhu cầu. Theo chị Phượng, mỗi hộ cần vốn 50 triệu đồng mua nguyên liệu dự trữ cho sản xuất cho 6 tháng, chứ đi vay nóng lãi suất cao đâu còn lời lóm gì.
CUA LÁ GIANG
Posted on Tháng Tư 14, 2008 by secon

Thương em chẳng kể xấu xinh
Lá giang nấu với cua kình cũng ngon
(Ca dao)
Trong chúng ta hẳn ai cũng từng ăn món lá giang, ít ra là một lần. Nhưng lá giang mà nấu với cua kình thì không phải ai cũng có dịp thưởng thức. Cua kình là một loại cua đồng có nhiều ở các con mương, đồng lúa, ven sông… Thoạt nhìn nó giống một cục bùn, nhìn kỹ thì thấy khác ở chỗ vỏ cua mốc hơn. Mà thôi, phàm đã là nông dân thì chẳng ai xem việc bắt cua là khó, huống chi là nhận dạng cua. Còn nếu là “khách ở phố về” thì bạn cứ yên tâm – hoặc là cứ ngồi “hưỡn hưỡn” chờ… cua về, hoặc lội bộ theo dân bản địa mà xem móc cua. Thú vị đấy! Cua kình có thể nấu được kha khá món nhưng nhanh và đơn giản nhất vẫn là món canh cua lá giang.
Lá giang mọc theo thành lùm ở bờ rào, bụi rậm. Quơ về một vài dây, nhoáng một cái đã đủ ăn mệt nghỉ. Nhiều người sợ mất công đem dây ra tuốt cái “rẹt” là xong. Ai kỹ tính hơn thì ngắt từng lá bỏ cuống (để tránh vị chát), ngắt theo kiểu này làm nồi canh ngon hơn do có thể tách ra những lá quá già, lá quá non, lá sâu.
Cua kình đem về, đầu tiên là rửa sạch, rồi vặt sạch 8 que của nó đi, bẻ càng, lột vỏ, ướp gia vị. Ấy là nếu có, bằng không, chỉ một chút nước mắm, muối và vài quả ớt hiểm là xong. Đem mớ cua “tao” qua trong trã đất (thứ dụng cụ nhà bếp này vô cùng thích hợp với món cua). Xào qua xào lại chừng mười lần là có thể cho nước vào. Đợi nước thật sôi (dân quê quen gọi là sôi mắt cua) hãy đem rá rau đến, một tay cầm rổ, tay kia bốc từng nắm lá giang, vò thật mạnh sao cho một lá phải nát ra làm 4 làm 5 là đạt… Cứ thế từng nắm một vò xong là thả vào nồi canh đang sôi. Sau nắm lá cuối cùng là có ngay món canh cua lá giang. Gặp cữ ngày hè tháng nóng, cơm dẻo canh ngọt, nếu đánh chén giữa đồng, người kém ăn cũng có thể xơi hết lon gạo (tất nhiên đã nấu ra cơm). Còn với dân thành phố lâu ngày về với đồng nội, đoán chắc rằng bạn sẽ đánh chén tì tì đến lúc bụng căng cứng. đó là kiểu nhà nông làm “bầy bậy” mấy miếng quấy quá cho xong bữa. Phải lúc có có đầy đủ rau ráng, để ngon hơn có thể thêm vào nồi canh cua một ít rau ngổ, vài lát thơm. Thế là tuyệt! Ngày nay, ngay cả giống cua kình bé tí cũng đang bị tuyệt chủng dần trên đồng quê do nạn phun thuốc trừ sâu quá liều, bừa bãi, nên món ăn dân dã kia cũng xuất hiện thưa dần.
Canh cua lá giang không phải là món ăn đặc sản, càng không phải là thức cao lương mỹ vị để vì nó mà người ta phải cổ suý phong trào bảo vệ… cua kình. Cùng lắm và cũng vì yêu quê quá mà nói thì nó cũng chỉ là một dạng… thổ sản. Xin tạm gọi vậy như hai câu ca dao ở đầu bài. Đôi khi món ăn nằy cũng là nhịp cầu để ta lần về với thưở xa xưa nào đó – mẹ, chị ta đeo hom giỏ lần mò nơi chân ruộng thấp móc cua nấu cho ta một món canh hợp khẩu. Nhớ nghĩ về một chút dân dã, lắm lúc người ta thăng bằng giữa thời buổi đầy bon chen, bươn chải mà nhớ đến công dưỡng dục của cha mẹ vậy./.
Tiền Giang: 10 sản phẩm được công nhận nhãn hiệu đặc sản nông nghiệp
Tags: Tiền Giang, được công nhận, đặc sản, nông nghiệp, nhận nhãn, nhãn hiệu, sản phẩm, làm vườn, 10

Thu hoạch xoài cát Hòa Lộc
Tính đến nay, có 10 loại đặc sản nông nghiệp trên địa bàn Tiền Giang đã được tỉnh công nhận nhãn hiệu tập thể.
Đó là các sản phẩm: Xoài cát Hòa Lộc (HTC Hòa Lộc); vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Hội làm vườn huyện Châu Thành); bưởi lông Cổ Cò (HTX Mỹ Lương); dưa Gò Công (HTX Bình Tây); thanh long và nếp bè Chợ Gạo (Hội làm vườn huyện Chợ Gạo); sơ ri Gò Công (Hội làm vườn Gò Công Đông); sầu riêng Ngũ Hiệp (Hội làm vườn huyện Cai Lậy); khóm (dứa) Tân Lập (Công ty Rau quả Tiền Giang); gạo an toàn Mỹ Thành Nam (HTX Mỹ Thành).

No comments:

Post a Comment