Saturday, December 10, 2011

Giấc mơ lấy chồng nước ngoài

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2009-09-17
Hôn Nhân Không Tình Yêu Gái Việt Trai Malaysia: Sự Lựa Chọn Không Có Hậu. Chính phủ Việt Nam không cấm đoán những cuộc hôn nhân ngoại chủng, đã có nhiều cô dâu Việt theo chồng về Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc theo con đường kết hôn chính thức.
Tình, tiền và gia đình
Mai là một cô gái quê Vĩnh Long, mơ lấy chồng nước ngoài để giúp đỡ cha mẹ. Đối tượng mà Mai và các bạn chọn là một ông chồng người Malaysia. Sang Malaysia theo đường du lịch rồi nhờ người môi giới đưa mình đi móc nối cho lấy chồng , một ông chồng không yêu và chưa từng biết mặt, là con đường dễ dàng nhất. Hậu quả là con được ba tháng tuổi thì Mai đã phải ôm con trở về.
Những tổ chức môi giới ngoài luồng, chuyên lợi dụng thủ tục nhanh chóng của đường du lịch để đưa các cô gái Việt Nam sang Malaysia tìm chồng, hoạt động như thế nào? Mời quí vị nghe Mai kể về người môi giới ở Đồng Tháp:
Cái nhà của chị đó ở bên Việt Nam này. Chị đó tên Hà. Chồng bả làm giấy làm tờ đặng đưa đón con gái ở bên đây qua bển đặng gả. Bà ở xóm em bả nói vậy cái em mới gởi giấy tờ cho bà đưa đi chứ em không có giáp mặt. Tiền xe tiền cộ thì mình lo, tiền vé máy bay với tiền làm thủ tục là người ta lo. Em chỉ trả tiền làm cái hộ chiếu là hai trăm ngàn thôi. Làm giấy xong hơn tháng là em đi đó.
Tiền xe tiền cộ thì mình lo, tiền vé máy bay với tiền làm thủ tục là người ta lo. Em chỉ trả tiền làm cái hộ chiếu là hai trăm ngàn thôi. Làm giấy xong hơn tháng là em đi đó.
Cô Mai
Vậy những người trung gian đó kiếm lợi nhuận ở đâu, Mai cho biết:
Qua bển mình bị gả đi là người ta lấy hết tiền rồi. Lúc mà chồng mình cưới mình thì người ta lấy hết, chỉ đưa lại gia đình em năm sáu triệu thôi. Nhưng mà lúc em biết tiếng rồi em hỏi chồng em hồi đó đưa nhiêu thì nó nói cũng hơn sáu bảy chục triệu tiền Việt Nam.
Dù không tình yêu nhưng đến nông nỗi gì mà Mai phải ôm đứa con ba tháng tuổi trở về Việt Nam, Mai kể tiếp:
Về bển thì cũng khỏe cũng sung sướng bản thân. Em thì kết hôn chỉ vì tiền thôi chứ đâu có thương yêu gì. Chỉ cũng hiểu gái Việt Nam mà , mình đi ra nước ngoài chỉ vì tiền thôi, mà qua bển tiền ăn tiền mặc nó cũng hạn chế , không phải là nó hổng giàu nhưng tại nó cất tiền kỹ nó chỉ lo cho bản thân của nó.
Cha mẹ em chờ cả năm nó cũng không có cho tiền, con mình nó cũng y vậy, không biết chăm sóc, đụng cái gì cũng không biết làm thì em thấy thôi...Với lại kinh tế ở bển nếu mà làm tính lương Việt Nam cũng giống như vậy mà đời sống khó khăn quá à. Mình không biết tiếng này nọ mà con cái thì không ai giữ nữa. Thôi em thấy vậy thì em ẳm con về.
Được hỏi cô có bị nhà chồng hay người chồng Malaysia ngược đãi không mà phải bỏ về, Mai nói nhà chồng cô đối xử tốt, cô không bị hành hạ đánh đập mà chỉ vì chồng cô không cho cô tiền túi, nghĩa là rất giới hạn đối với cô về vấn đề tiền bạc.
Không phải riêng Mai là trường hợp duy nhất mà cô có hai người bạn đi Malaysia lấy chồng một thời gian rồi cũng bỏ về:
Con nhỏ đó thì chồng nó tốt, cho tiền nó hoài , còn cho tiền nó gởi về bên đây nữa, nhưng tại có bà già chồng khó khăn thành nó bỏ nó về bên đây thôi.
Chứ có ai muốn qua bển lấy chồng đâu. Cái chỗ nó lạ nước lạ cái mà không biết một tiếng gì hết. Qua bển một tiếng chào cũng chưa biết nhưng làm sao dám đi? Tại thấy chán Việt Nam nghèo quá , mần hoài cũng không có dư rồi mới đi lấy chồng chứ không phải moi túi người ta để làm gì.
Cô Mai
Phải chăng mục đích của những cô gái miệt vườn là đến Malaysia để lấy chồng để mong có tiền gởi về giúp cha mẹ như Mai và các bạn. Mai trả lời một cách gián tiếp:
Chứ có ai muốn qua bển lấy chồng đâu. Cái chỗ nó lạ nước lạ cái mà không biết một tiếng gì hết. Qua bển một tiếng chào cũng chưa biết nhưng làm sao dám đi? Tại thấy chán Việt Nam nghèo quá , mần hoài cũng không có dư rồi mới đi lấy chồng chứ không phải moi túi người ta để làm gì. Qua bển có chồng rồi đi làm rồi kiếm tiền nhưng mà vì Mã Lai nó nghèo quá chị ơi. Thấy đi làm đồng lương tính ra cũng như Việt Nam chứ gì. Mang tâm trạng buồn hoài cũng chán thôi thà là mình về Việt Nam mình nuôi con mình.
Thực tế cũng có người may mắn kiếm được ông chồng Malaysia biết làm ăn và biết yêu thương người vợ Việt Nam của mình . Đó là trường hợp chị Linh , chủ một tiệm cho thuê áo cưới ở Terenganu, chị Thuỳ, chủ quán ăn ở Kuala Lumpur chẳng hạn. Cũng có những người gặp cảnh không may, không hạnh phúc mà vì tự ái đành ngậm đắng nuốt cay, có về thăm nhà cũng không kể cho ai nghe hoàn cảnh của mình:
Chuyện của cô Mai ở Vĩnh Long, sang Malaysia lấy chồng rồi trở về vì không yêu thương gì ông chồng này và cũng không tìm kiếm được điều cô mong muốn là tiền để giúp gia đình. Điều may cho cô Mai là còn có nơi để trở về.
Có chứ, không lẽ về nói thiệt với hàng xóm người ta cười chết, nhiều lắm, cái huyện Long Hồ của em nhiều lắm, theo em biết sơ sơ là năm sáu đứa, cũng một hai đứa về rồi...
Đó là chuyện của cô Mai ở Vĩnh Long, sang Malaysia lấy chồng rồi trở về vì không yêu thương gì ông chồng này và cũng không tìm kiếm được điều cô mong muốn là tiền để giúp gia đình. Điều may cho cô Mai là còn có nơi để trở về.
Giấc mơ chết người
Trong khi đó thì Huyền Trân, cũng dân Vĩnh Long, được người quen đã lấy chồng bên Malaysia mách nước, rồi hàng xóm chỉ đường dẫn lối, Huyền Trân được mẹ đưa lên thành phố gặp người trung gian để làm giấy tờ đi Malaysia theo diện du lịch, thực chất là đi kiếm chồng.
Hôm 22 tháng Bảy, Huyền Trân cùng bốn cô khác được người môi giới tên Phượng dẫn qua Malaysia du lịch. Hai tuần sau cô báo cho gia đình hay đã kiếm được chồng. Dĩ nhiên đây là người đàn ông cô chưa hề quen và không từng yêu thương trước đó.
Về nhà chồng buổi sáng buổi chiều cô đột nhiên trở bệnh, nhà chồng gọi môi giới đến lãnh. Ngày 25 tháng Tám môi giới báo tin từ Malaysia về Vĩnh Long là Huyền Trân đã chết trong bệnh viện, bảo gia đình chạy tiền qua Malaysia lo thiêu xác con gái.
Ngay khi đó cậu ruột của cô Huyền Trân là ông Phạm Tân, từ Mỹ về thăm nhà, đã cùng mẹ Huyền Trân bay sang Malaysia , phát hiện những dấu hiệu mờ ám đằng sau cái chết đột ngột của cô nên đã báo cho cảnh sát Malaysia, đồng thời nhờ tổ chức CAMSA giúp đỡ. CAMSA là chữ tắt của Liên Minh Chống Nạn Nô lệ Thời Đại Mới có văn phòng tại Hoa Kỳ và chi nhánh ở Malaysia, trước nay thường trợ giúp pháp lý và bênh vực quyền lợi cho lao động Việt Nam ở Malaysia cũng như những quốc gia khác.
Về nhà chồng buổi sáng buổi chiều cô đột nhiên trở bệnh, nhà chồng gọi môi giới đến lãnh. Ngày 25 tháng Tám môi giới báo tin từ Malaysia về Vĩnh Long là Huyền Trân đã chết trong bệnh viện, bảo gia đình chạy tiền qua Malaysia lo thiêu xác con gái.
Trở lại Việt Nam sau khi không chịu ký giấy cho phép người môi giới tức cô Phượng thiêu xác Huyền Trân, ông Phạm Tân cho Thanh Trúc biết:
Chính tôi qua hiện trường bên đó tôi nhìn trong sự việc xảy ra có nhiều cái bí ẩn. Cô gái 25 tuổi khám sức khỏe hai lần thì tại sao mà chết trong vòng một tuần. Tại sao bên cô Phượng không muốn cho tôi đi theo? Khi mẹ và dì Huyền Trân đến thì cô Phượng không chở tới nhà xác mà chở tới một cái văn phòng khác bắt buộc mẹ và dì ký giấy trước khi nhìn mặt con, nghĩa là tấm giấy chấp nhận thiêu để mang hài cốt về . Tôi quyết định đến ngay đồn cảnh sát nơi Huyền Trân chết tôi xin report. Tôi biết bên kia tìm cách thiêu huỷ cái xác để xoá bỏ chứng cứ.
Ông nói ông cùng mẹ của người quá cố đã gặp nhóm của ông Nguyển Đình Thắng, giám đốc điều hành Boat People SOS trong đó có tổ chức CAMSA đang hoạt động:
Gia đình đã uỷ quyền toàn bộ cho bên nhóm Nguyễn Đình Thắng để lo vấn đề hành chánh, giấy tờ, khám từ thi đồng thời lo thiêu đốt rồi gởi về Việt Nam cho gia đình.
Nhưng động lực nào khiến cha mẹ để Huyền Trân đi kiếm chồng nơi đường xa xứ lạ mà không chút băn khoăn do dự? Bà Thanh, mẹ của Huyền Trân, bày tỏ:
Tại ở xóm ở quê mình nè cũng có người ta lấy chồng về bển cũng khá giả giàu có vậy đó, cũng có xây nhà xây cửa cho cha mẹ vậy đó. Mình thấy vậy mình mới kêu người ta chỉ giùm, rồi lối xóm mới chỉ lên thành phố có người làm giấy làm tờ, rồi mình mới lên đó làm giấy làm tờ cho nó đi. Con mình nói đúng ra nó thấy cha mẹ khổ sở quá trời nó mới nói thôi để con đi qua bển kiếm chờng đặng giúp đỡ cho cha mẹ. Thành thử ra cho nó đi.
Chính tôi qua hiện trường bên đó tôi nhìn trong sự việc xảy ra có nhiều cái bí ẩn. Cô gái 25 tuổi khám sức khỏe hai lần thì tại sao mà chết trong vòng một tuần. Tại sao bên cô Phượng không muốn cho tôi đi theo? Khi mẹ và dì Huyền Trân đến thì cô Phượng không chở tới nhà xác mà chở tới một cái văn phòng khác
Khi Thanh trúc cố gắng hỏi thêm là phải chăng bởi áp lực từ chòm xóm, từ những gia đình gọi là khấm khá có tiền nhờ con gái lấy chồng nước ngoài khiến con mình cũng đành nhắm mắt đưa chân như vậy, bà Thanh tự than trách:
Mình thấy người ta đi quá nhiều mà cũng không có gì mình mới đem con mình đi chứ nếu mà thấy tình trạng vậy thì đâu dám đâu. Ngày nó đi là 22 tháng Bảy, mất là 25 tháng Tám. Sao người ta may mắn còn tới mình gặp khổ gì đâu không. Với hai nữa nói thẳng mình cũng khổ thành mình để con mình như vậy. Không nghĩ tới mới có chuyện này.
Và sau khi qua nhìn xác con, tận mắt thấy đất nước Malaysia, bà Thanh cảm thấy thương đưa con xấu số của mình nhiều hơn:
Như bữa hổm qua bển mới thấy từ đường đi nước bước rồi ăn uống với cách người ta cũng khó khăn hơn bên mình dữ lắm. Thấy thương con gái tội nghiệp thiệt, dòm tới cái hình trên bàn thờ thấy đứt ruột.
Dưới mắt ông Phạm Tân thì chừng như cô cháu Huyền Trân của ông đã sa vào một đường dây buôn người một cách tinh vi:
Theo tôi hiểu thì người bên Việt Nam biết đó là đi du lịch với người quen cũng là người Việt Nam để tìm chồng. Qua bên đó thì cô Phượng cho bốn năm người ở một chỗ rồi tìm môi giới bán người ta từng giai đoạn. Cô nào có nhan sắc có người mua thì bán trước .
Ông Phạm Tân
Theo tôi hiểu thì người bên Việt Nam biết đó là đi du lịch với người quen cũng là người Việt Nam để tìm chồng. Qua bên đó thì cô Phượng cho bốn năm người ở một chỗ rồi tìm môi giới bán người ta từng giai đoạn. Cô nào có nhan sắc có người mua thì bán trước .
Cô nào không có nhan sắc không có cơ hội mà hết thời hạn thì sẽ trở lại Việt Nam. Bên Việt Nam người ta chỉ biết con người ta đi có chồng rồi ráng lao động dành dụm chút ít về giúp cha mẹ.
Với tầm nhìn của tôi thì đây là cái việc làm ngoài pháp luật , nhóm với nhau mà tổ chức mà kiếm tiền với nhau. Tôi sống ở Mỹ hai mươi bảy năm tôi xin xác nhận đây là sự thật vì tôi đã qua Malaysia ba ngày, tìm mọi cách chụp hình chụp ảnh, Nếu không có tôi chắc hai phụ nữ trong gia đình qua đó không biết tiếng Anh không có tiền thì sẽ bị cô Phượng lèo lái cuối cùng chỉ biết mang tro cốt con về mà thôi.
Vừa rồi là câu chuyện về những cuộc hôn nhân không tình yêu giữa phụ nữ Việt với nam giới Malaysia, bên cạnh những dịch vụ mai mối ngoài luồng đưa các cô gái Việt Nam sang Malaysia kiếm chồng.
Đâu là nguyên nhân và cốt lõi của vấn đề , nghèo khó, nếp suy nghĩ, sự đua đòi hay áp lực xã hội, xin được dành cho phần thẩm định từ thính giả. Thanh Trúc kính chào tạm biệt và hẹn trở lại tối thứ Năm tuần tới.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài
Việt Hà, phóng viên RFA
2010-01-19
Hơn một thập kỷ gần đây, việc mở cửa hội nhập với quốc tế, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam và nhiều nguyên nhân khác nữa đã khiến tăng nhanh số trường hợp kết hôn giữa các cô gái Việt Nam với người nước ngoài.
Khái niệm chồng “Tây”

Cô dâu Việt và chú rể Đài Loan
Cũng như những công nhân được đưa ra nước ngoài làm việc, điểm đến của các cô dâu Việt là khắp thế giới. Đó có thể là những quốc gia Á Châu từng được mô tả là con rồng châu Á Đài Loan, Hàn Quốc hay những nước phương Tây như Âu châu hay Bắc Mỹ.
Hoàn cảnh các cô dâu Việt khi xuất giá cũng như khi sống trên xứ người cũng đa dạng không kém. Có những người hạnh phúc, nhưng cũng không ít người đã rơi vào những bi kịch không lối thoát.
Trước hết xin được nói chữ Tây ở đây được hiểu là những người đến từ các nước phương tây như Tây Âu và Bắc Mỹ, là nơi có nền kinh tế phát triển.
Đối với nhiều cô gái Việt Nam có chồng Tây thì cho rằng mình kết hôn với người nước ngoài chủ yếu là do duyên số nhiều hơn là vì lý do nào khác.

Thật ra thì do hoàn cảnh lịch sử, việc vợ Việt lấy chồng Tây xưa nay cũng không phải hiếm lắm. Từ thời chiến tranh chống Pháp đã có những cặp vợ Việt chồng Pháp, cho đến thời chiến tranh Việt Nam những năm 60 và 70 thì cũng có những cặp vợ chồng Mỹ - Việt.
Sau năm 75, một mặt do chính sách đóng cửa của chính phủ Việt Nam và một mặt do những khắt khe trong luật lúc đó không cho kết hôn với người nước ngoài nên không có những cặp kết hôn mới ở Việt Nam.
Nhưng rất nhanh, sau khi Việt Nam mở cửa vào những năm đầu thập kỷ 90, khi người nước ngoài vào Vịêt Nam ngày một nhiều thì con số cặp vợ Việt chồng Tây lại tăng lên.
Điều gì ở các ông chồng Tây lại hấp dẫn các cô gái Việt Nam đến vậy?
Cách đây không lâu, một cô người mẫu nổi tiếng Việt Nam kết hôn với một người châu Âu đã tuyên bố trên báo chí là cô luôn thích đàn ông Tây vì họ biết chiều chuộng phụ nữ, và cô cũng nói đến một số nguyên nhân khác nữa đại khái làm thấp giá trị của người đàn ông Việt Nam so với người phương Tây khiến dư luận có chiều bất bình.
Nhưng đối với nhiều cô gái Việt Nam khác đã có chồng Tây thì cho rằng mình kết hôn với người nước ngoài chủ yếu là do duyên số nhiều hơn là vì lý do nào khác.
Chị Bùi Bảo Anh, 30 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh, người vừa kết hôn với một người Mỹ hồi giữa năm ngoái nói về quyết định kết hôn của mình: “Hồi trước khi gặp ông ấy thì em không nghĩ đến chuyện lấy chồng. Em thích cuộc sống độc lập, công việc rồi gia đình mình được rồi. Từ khi quen ông ấy thì em cũng mất thời gian gần 3 năm mới quyết dịnh kết hôn. Em thấy tìm được người thích hợp thì em lấy”
Tuy thế chị Bảo Anh cũng phải thừa nhận, chị không có may mắn lắm với những mối tình với những người bạn trai Việt trước kia. Chị so sánh người chồng Tây và người chồng Việt như sau: “Em cũng có suy nghĩ cởi mở. Họ thông cảm với người phụ nữ nhiều hơn, họ không có suy nghĩ lạc hậu là phụ nữ phải thế này phải làm thế kia, phải nghe lời người đàn ông trong gia đình.
Có thể suy nghĩ em quá cởi mở cho nên em có quen một số bạn trai Việt Nam trước đó, thì họ không chấp nhận em và em cũng không chấp nhận suy nghĩ của họ cho nên rất khó hoà hợp.
Một số mối tình đã qua cũng chẳng tới đâu cả đến khi em gặp người này- ông xã em bây giờ- thì em thấy rất thoải mái, chia sẻ được tất cả mọi thứ, đó là điều mà em hài lòng nhất.”
Khó khăn ban đầu

Chú rể nước ngoài chuẩn bị đám cưới
Nói vậy, nhưng các cặp vợ chồng này cũng gặp không ít khó khăn lúc ban đầu. Khó khăn đầu tiên là thuyết phục gia đình đồng ý cho kết hôn. Với trường hợp của Bảo Anh, gia đình chị lúc đầu không đồng ý vì lo chênh lệch về tuổi tác và những khác biệt về văn hoá. Phải sau vài tháng thuyết phục hai người mới được gia đình chấp nhận.
Còn trường hợp của chị Vũ Khánh Phương, 35 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh, có chồng người Mỹ thì hơi khác một chút, chị nói: “Ban đầu thì bố mẹ cũng không thích, nhất là mẹ hoàn toàn không thích. Có lẽ cụ không thích vì sự khác biệt, nhìn vào thì thấy ông chồng to quá, con mình thì bé nên cụ cũng sợ. Nhưng dần dần mẹ mình cũng thấy anh ấy hiền thì rồi cũng thấy quý mến dần lên.”
Ngoài khó khăn ban đầu là với gia đình, thì các cặp vợ chồng này còn gặp khó khăn trong giao tiếp do rào cản về ngôn ngữ, rồi khác biệt về văn hoá, phong tục tập quán. Chị Bùi Bảo Anh chia sẻ: “Ban đầu tiếng Anh của em rất là tệ, ông xã em không nói được tiếng Việt nên bọn em gặp khó khăn trong giao tiếp
Rồi lối sống, suy nghĩ của hai văn hoá khác nhau rất nhiều nên tụi em cũng phải cố gắng hoà hợp trong thời gian đầu. Ví dụ như chuyện ăn uống, cách sinh hoạt hàng ngày, cách ứng xử ngoài đường.
Ăn uống mình quen món ăn Việt Nam mắm muối còn họ không quen, nên mỗi lần nấu cứ giống như một bữa ăn nấu cho hai người khác nhau vậy. Bây giờ thì đỡ, bây giờ ăn chung với nhau hết.”
Người nước ngoài do có thu nhập cao và mức sống cao nên cách chi tiêu cũng khác và nhiều lúc gây khó khăn cho người vợ trong vấn đề quản lý ngân sách, vì người phụ nữ Việt Nam có tính tiết kiệm.

Chị Vũ Khánh Phương cho biết thêm một số khó khăn khác: “Khó khăn nhiều đó là cách sống của người Việt Nam và người nước ngoài khác nhau quá. Người đàn ông Việt nam thì bình thường những cái điện nước trong nhà người đàn ông phần lớn đều biết làm, phần lớn như vậy chứ không phải tất cả.
Còn người nước ngoài thì họ không biết gì về chuyện đó. Mà đồ vật ở Viêt nam chất lượng không bằng nước ngoài, rất hay hỏng vặt, không lẽ mỗi lần hỏng thì lại ngồi chờ thợ đến thì đến bao giờ, mà chồng không biết làm thì vợ đành phải ngồi làm chứ làm sao!”
Chị Phương cho rằng người nước ngoài do có thu nhập cao và mức sống cao nên cách chi tiêu cũng khác và nhiều lúc gây khó khăn cho người vợ trong vấn đề quản lý ngân sách, vì người phụ nữ Việt Nam có tính tiết kiệm.
Nhưng đối với nhiều phụ nữ Việt lấy chồng Tây, mà lại sống ở Việt nam thì còn một khó khăn nữa khiến nhiều người bức xúc. Đó là cách nhìn của người Việt xung quanh vào họ. Chị Phương kể: “Có một vấn đề bức xúc nhất là mình sống ở Việt Nam thì cái chính là con mắt của người Việt nam nhìn vào chuyện đó, chứ không phải là vấn đề giữa hai vợ chồng.
Ví dụ đi ra đường thì phần lớn đều nghĩ mình là loại gái…điếm. Họ cứ nhìn thấy Tây là họ nghĩ nhiều tiền, lúc nào mọi ngưòi nhìn vào cũng nghĩ là mình sống bám vào ông ấy. Mình đi đâu với ông xã thì đều bị nhìn như vậy.”
Ông John Flanagan, chồng của chị Phương cũng đồng ý với ý kiến đó của vợ: “Mọi người ở đây cứ nhìn vào cô ấy và cho rằng cô ấy lấy tôi vì tiền mà tôi thì không giàu có gì. Mọi người không biết gì về cô ấy mà chỉ nhìn bề ngoài. Đó là một khía cạnh rất khó chịu khi sống ở Việt nam.
Nhưng họ có cái nhìn đó là vì lịch sử. Lịch sử là người da trắng đến đây với tiền bạc tìm các cô gái Việt Nam trẻ đẹp và lấy đi, rải tiền lên cô ấy, cho tiền gia đình cô ấy. Nhưng đó không phải là trường hợp của tôi.”
John cũng nhìn nhận, trong thời đại ngày nay cũng vẫn có nhiều những người phương Tây có tiền bạc và đến các nước châu Á có nền kinh tế kém phát triển hơn để lấy vợ trẻ, đẹp mà phần lớn không qua tìm hiểu nhiều hay có tình yêu sâu sắc. Điều này cũng ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của những người châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng về những cặp vợ Việt chồng Tây.
Mặc cho những khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan, các cặp vợ chồng mà trang phụ nữ kỳ này nói chuyện, cho biết họ rất hạnh phúc với những lựa chọn của mình. Chị Bảo Anh nói chị đã xin được học bổng để đi học master về ngành xã hội học tại Mỹ. Sau khi học xong hai năm, hai vợ chồng sẽ về Việt Nam sinh sống lâu dài.
Còn chị Phương và chồng cho biết hai người sẽ tiếp tục sống ở Việt Nam lâu dài vì cả hai người đều đã có công ăn việc làm ổn định tại đây và họ không muốn xa gia đình bên vợ. John nói ông đã coi gia đình vợ như gia đình ruột thịt của mình.
Một nhà báo đã từng nói, thế giới ngày nay là một thế giới phẳng, thể hiện việc giao tiếp giữa các vùng của thế giới đã trở nên dễ dàng hơn, những xa xôi cách trở về mặt địa lý giờ đây cũng đã trở nên gần hơn do các tiến bộ của khoa học. Những cặp vợ Việt chồng Tây cũng là những minh chứng cho một thế giới ngày một xích lại gần nhau hơn.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

No comments:

Post a Comment