Saturday, December 10, 2011

Quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam

Quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam
Quỳnh Như, phóng viên RFA
2010-03-08
Song song với phần trình bày của Tiến sĩ Vương Thị Hạnh, Giám đốc Trung Tâm Hỗ Trợ, Giáo Dục và Nâng Cao Năng Lực Phụ Nữ, về chiến lược và công cuộc thực hiện công ước CEDAW tại Việt Nam, Quỳnh Như tìm thêm câu trả lời cho vấn đề được quan tâm, là bình đẳng giới đã đạt những tiến triển nào, nhìn chung trong toàn xã hội?

RFA photo from YouTube/VTV4
Nữ phi công La Trần Cẩm Linh, Vietnam Airlines
Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
Quyền bình đẳng nam nữ ở Việt Nam đã được quy định trong Hiến pháp nhà nước, công nhận phụ nữ ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện. Theo đó, nam và nữ đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.
Tỉ lệ phụ nữ tham gia lao động xã hội ở Việt Nam đặc biệt cao, lên tới gần 83%, trong khi nam giới ở mức 85%...ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có phụ nữ giỏi, thậm chí hiện nay Việt Nam đã có phụ nữ lái máy bay.
Với chính sách đó Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Ông Nguyễn Hữu Minh, Viện Gia đình và Giới cho biết, tỉ lệ phụ nữ tham gia lao động xã hội ở Việt Nam đặc biệt cao, lên tới gần 83%, trong khi nam giới ở mức 85%...ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có phụ nữ giỏi, thậm chí hiện nay Việt Nam đã có phụ nữ lái máy bay.
Bác sĩ Huỳnh Thị Trong, Phó Chủ Tịch Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cũng có ý kiến:
“Thực tế cũng giống như những thông tư, thông điệp của nhà nước, nam hay nữ đều được làm những công việc như nhau, và cũng không có sự phân biệt, ví dụ cùng

Nữ công nhân ngành điện lực. Photo courtesy Vietnannet
một nghề nghiệp, cùng một chức vụ, cùng một công việc thì lương như nhau, không phân biệt nam cao hơn nữ. Nhưng có một việc có lẽ khác với một số nước, nhưng hiện đang thay đổi là: tuổi nghỉ hưu của phụ nữ sớm hơn nam giới 5 năm – nam là 60, nữ là 55. Mình thấy phụ nữ hiện giờ làm việc rất dữ và năng lực làm việc của phụ nữ cũng rất cao, và người ta cũng phấn đấu rất nhiều, nhất là đối với các em trẻ, muốn phấn đấu vươn lên cho nên cũng tham gia học tập, hoạt động. Còn đối với phụ nữ ở vào độ tuổi trên 40 khi con cái đã trưởng thành thì người ta cũng làm việc rất tốt.”
Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn có những bất công đối với phụ nữ. Cũng theo ông Minh, về chuyên môn và kỹ năng tỉ lệ phụ nữ được đào tạo ở tất cả các hình thức đều thấp hơn nam giới, trong khi tỉ lệ phụ nữ tự học lại cao hơn hẳn nam giới.
Thực tế cũng giống như những thông tư, thông điệp của nhà nước, nam hay nữ đều được làm những công việc như nhau, và cũng không có sự phân biệt, ví dụ cùng một nghề nghiệp, cùng một chức vụ, cùng một công việc thì lương như nhau, không phân biệt nam cao hơn nữ.
Bác sĩ Huỳnh Thị Trong
Khảo sát về bình đẳng giới trong tuyển dụng mới công bố hồi tháng Hai vừa qua của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho thấy ứng viên nam chiếm tỉ lệ cao hơn trong các yêu cầu tuyển dụng chuyên viên kỷ thuật bậc cao trong các nghề như: kỹ sư, chuyên gia, có cơ hội thăng tiến và thu nhập cao, còn phụ nữ nộp đơn nhiều cho những vị trí công việc như nhân viên văn phòng, hành chính.
Hàng rào phong kiến
Thêm vào đó, vẫn còn một số "rào cản" trong việc thực hiện nam nữ bình quyền do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến đối với việc phân định vai trò của người phụ nữ và người đàn ông trong gia đình.
Bà Phạm Thị Nhị ở Biên Hoà đưa ra nhận xét:
“Cô thấy xã hội cũng thoáng rồi, không có chuyện phân biệt nam nữ, nhưng cũng đang kêu gọi bình đẳng nam nữ trong gia đình. Cô thấy phụ nữ rõ ràng là cực hơn, bởi vì cùng đi làm kiếm tiền như nam giới, nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn trong nhiều gia đình, về nhà đàn ông không đụng tới việc nhà. Nói cởi trói cho nữ giới, bình đẳng, nhưng thật ra phụ nữ cực hơn. Cô hy vọng trong tương lai tư tưởng phong kiến sẽ càng ngày càng phai nhạt dần đi, thì lứa trẻ sau này mới nhận thức được

Nữ bác sĩ và các cô y tá. AFP photo
ý nghiã của chuyện bình đẵng nam nữ như thế nào.”
Bên ngoài xã hội em thấy chưa có lĩnh vực nào gọi là phân biệt nam nữ, bây giờ cái gì nam làm được thì nữ cũng làm được. Còn trong gia đình thì em thấy quan niệm người phụ nữ phải phụ trách gia đình đúng là vẫn còn giữ chặt, còn lớn trong mắt của nam giới.

Các cuộc điều tra xã hội học ở thành thị và nông thôn đã đưa ra những chỉ báo đáng chú ý: phụ nữ lao động vất vả trên cả hai phương diện xã hội và gia đình. Để thực hiện chức năng “làm vợ, làm mẹ”, trong gia đình các bà nội trợ phải"gánh"công việc của người cấp dưỡng, thợ giặt, người lau dọn nhà cửa, người chăm sóc trẻ, cô giáo, v.v… Những công việc tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya đã hút kiệt sức lực và thời gian của phụ nữ, khiến họ còn rất ít hoặc không có thời gian để nghỉ ngơi, giải trí.
“Bên ngoài xã hội em thấy chưa có lĩnh vực nào gọi là phân biệt nam nữ, bây giờ cái gì nam làm được thì nữ cũng làm được. Còn trong gia đình thì em thấy quan niệm người phụ nữ phải phụ trách gia đình đúng là vẫn còn giữ chặt, còn lớn trong mắt của nam giới. Vì vấn đề đó mà nhiều cặp vợ chồng cũng không thấy có hạnh phúc, cảm thấy khó chịu khi chung sống với nhau bởi vì phụ nữ đã đi làm bên ngoài về nhà còn phải chăm sóc chồng con, mà người chồng thì cứ nghĩ đó là trách nhiệm của người vợ. Trong khi người phụ nữ rất mệt mõi mà người chồng không biết chia sẻ, cho nên đôi lúc đó là một gánh nặng. Cũng vì lý do đó mà ngày nay phụ nữ ít kết hôn hơn.”
Bình đẳng không đơn giản
Mong ước của các chị về bình đẳng nam nữ trong gia đình không chỉ là phân chia công việc theo kiểu “tôi nấu cơm, anh giặt đồ” mà là cùng nhau chia sẻ mối quan tâm, chia sẻ công việc, quan tâm đến sự tiến bộ về tri thức và cùng chăm sóc hạnh phúc gia đình. Bảo Trâm nói thêm:
Mong ước của các chị về bình đẳng nam nữ trong gia đình không chỉ là phân chia công việc theo kiểu “tôi nấu cơm, anh giặt đồ” mà là cùng nhau chia sẻ mối quan tâm, chia sẻ công việc, quan tâm đến sự tiến bộ về tri thức và cùng chăm sóc hạnh phúc gia đình
“Về vấn đề này Báo chí cũng có đề cập tới nhưng nó vẫn chưa có một ảnh hưởng lớn trong xã hội, em nghĩ nên có một chương trình nào đó hay một tổ chức nào đó quan tâm hơn, đẩy mạnh vấn đề này lên như một vấn đề thời sự để cảnh tỉnh bớt tình trạng này trong cuộc sống vợ chồng. Kêu gọi nhận thức của nam giới để trong đầu họ hình thành tư tưởng phải chia sẻ với vợ chứ không cứ nghĩ rằng lấy vợ để được vợ phục vụ.”
Về vấn đề "trọng nam, khinh nữ", Bác sĩ Trong nêu nhận định:
“Thực ra ở Việt Nam gia đình nào cũng muốn có con trai để nối dõi tông đường, nhưng đó là đối với những người lớn tuổi thôi, còn giới trẻ bây giờ cở tuổi 40 trở xuống thì họ cũng không đặt nặng vấn đề, bởi vì con trai con gái gì cũng như nhau. Nhưng tại vì đâu chỉ ở thành phố không, thí dụ những gia đình ở quê cho nên vấn đề nam nữ vẫn còn có một hạn chế, làm cho một số phụ nữ - không phải là số đông, nhiều khi là băn khoăn, day dứt, nhiều khi làm cho người ta cũng rất căng thẳng.”
Ở nông thôn cũng còn nhiều điều ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người phụ nữ - ai làm những công việc gia đình, kể cả việc chăn nuôi, đồng áng mà không được trả công và không nắm giữ tài sản làm ra. Quan trọng hơn cả là quyền sở hữu ruộng đất - chồng hay vợ là sở hữu chủ?
Hơn nữa ở nông thôn cũng còn nhiều điều ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người phụ nữ - ai làm những công việc gia đình, kể cả việc chăn nuôi, đồng áng mà không được trả công và không nắm giữ tài sản làm ra. Quan trọng hơn cả là quyền sở hữu ruộng đất - chồng hay vợ là sở hữu chủ?
Ngoài ra, vẫn còn những khoảng cách giữa luật pháp và thực tế Theo Báo cáo của Ban Tuyên giáo thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thì có nhiều điều trong Luật Hôn nhân và Gia đình gần như không được áp dụng trên thực tế. Chẳng hạn, quyền về đất đai của phụ nữ và trẻ em sau ly hôn ở nhiều nơi chưa được bảo vệ. Tình trạng bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em, hiếp dâm - xâm hại thân thể, nhân phẩm, quyền lợi, tính mạng của phụ nữ, nhưng chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Để thực sự có sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, xã hội, cần tạo ra một phong trào, một lối sống tôn trọng phụ nữ đặc biệt là bảo vệ các quyền chính đáng của họ. Về phía nam giới cần có một lối sống văn minh, hiểu biết trên vấn đề phụ nữ, không thực hiện những hành vi lấn át, bạo lực coi mình là"phái mạnh"và thật sự coi việc chia sẻ công việc với phụ nữ là trách nhiệm của mình.

No comments:

Post a Comment