Friday, December 16, 2011

Nghề y tá - Lựa chọn mới cho người Việt ở Mỹ

Nghề Y tá - Người chăm sóc sức khỏe cộng đồng

>> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân
(HieuHoc): Bạn có biết hiện nay trên thế giới nghề nào dễ xin được việc nhất mà lại được trả lương khá cao? Bạn có thể nghĩ rằng đó là một nghề liên quan đến kinh doanh, buôn bán nhưng đó cũng có thể là nghề “cao quý” như nghề y tá lắm chứ? Bạn có thể tưởng tượng mức lương cơ bản của một y tá sơ cấp là bao nhiêu không? Theo Bộ Lao động Mỹ, y tá là nhóm nghề nghiệp lớn thứ hai tại đất nước này.

Tiềm năng của nghề y tá
Ngày nay, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cao do mức sống ngày càng tăng và việc xuất hiện nhiều nhân tố gây nên bệnh tật. Chính vì vậy, ngày nay các bệnh viện, cơ sở y tế đang tiến hành mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ được nhiều hơn nhu cầu đó. Việc mở rộng này cũng nằm trong chiến lược nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng của các dịch vụ y tế này cũng là một yêu cầu cấp bách. Chính vì vậy, lĩnh vực y tế luôn cần một nguồn nhân lực nhiều, có chất lượng. Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu về đội ngũ y tá.

Y tá có thể bắt đầu nghề nghiệp của mình bằng công việc của y tá thực tập đã được cấp giấy phép, sau đó quay về trường nhận bằng tốt nghiệp. Hầu hết y tá bắt đầu bằng nhân viên y tế và sau đó họ tiến thân lên những vị trí cao hơn với những kinh nghiệm làm việc thực tiễn. Có những y tá chuyển sang chuyên về lĩnh vực thương mại chăm sóc sức khỏe. Những kinh nghiệm trong lĩnh vực này trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoạch định phương thức chăm sóc bệnh mãn tính, chăm sóc tại gia, bệnh cấp tính, điều trị cho bệnh nhân có thể đi lại được. Nhà tuyển dụng, bao gồm bệnh viện, công ty bảo hiểm, nhà sản xuất dược phẩm và tổ chức chăm sóc sức khỏe, cần y tá cho lĩnh vục hoạch định và phát triển, marketing, tư vấn, phát triển chính sách và kiểm định chất lượng. Có những y tá làm giảng viên ở trường đại học, cao đẳng hay thực hiện nghiên cứu.

Mức lương của y tá tại Mỹ không bao giờ thấp với mức lương tối thiểu 31.000 USD/năm. Những y tá ở trình độ đại học - cao học, mức lương từ 49.000 đến 65.000 USD. Nghề y tá có nhu cầu tuyển dụng không nhỏ không chỉ ở những nước công nghiệp như Mỹ, Anh, Pháp...mà còn ở nước ta. Ở nước ta, thu nhập của y tá cũng không hề thấp.

Nghề y tá là gì?
Y tá là một ngành chuyên nghiệp với nhiều trách nhiệm nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống y tế. Y tá hợp tác cùng những chuyên viên y tế khác để chăm sóc, chữa trị, nhắc nhỏ và bảo đảm an toàn cho người bệnh trong nhiều hoàn cảnh - từ cấp cứu đến hồi phục, từ tư gia đến nhà thương và trong nhiều lãnh vực y khoa khác nhau - từ chuyên khoa đến y tế công cộng.

Công việc của một y tá:

- Chăm sóc bệnh nhân, cung cấp kiến thức cho bệnh nhân và cộng đồng về những điều kiện y khoa khác nhau đồng thời tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho gia đình bệnh nhân.
- Các y tá lưu lại hồ sơ bệnh án, triệu chứng của bệnh nhân, hỗ trợ thực hiện kiểm tra chẩn đoán, phân tích kết quả, vận hành máy móc y khoa, giám sát việc điều trị và thuốc men, giúp bệnh nhân mới hồi phục hoặc chậm hồi phục.
- Chỉ dẫn cho bệnh nhân và người nhà của họ biết cách dưỡng bệnh hay chăm sóc vết thương, bao gồm những chăm sóc cần thiết tại nhà sau điều trị, chế độ dinh dưỡng, chương trình luyện tập, việc tự uống thuốc theo đơn và phương pháp điều trị vật lý.
- Ghi chép và cập nhật thay đổi bệnh lý, giúp xét nghiệm, thử nghiệm, sử dụng máy móc công cụ y tế.
- Một số y tá được huấn luyện để chuẩn bị tâm lý cho thân nhân gia đình bệnh nhân mắc bệnh đặc biệt nghiêm trọng.
- Y tá làm việc trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng cung cấp kiến thức cho cộng đồng về những dấu hiệu, triệu chứng mắc bệnh và nơi họ có thể được giúp đỡ. Y tá cũng có thể tổ chức các chương trình chiếu phim về sức khỏe, thành lập các trung tâm tiêm phòng, hiến máu, và hội thảo cộng đồng về những căn bệnh khác nhau.
- Y tá có thể chuyên về một hay nhiều chuyên môn trong việc chăm sóc bệnh nhân. Ngành chuyên môn phổ biến nhất có thể căn bản được chia làm 3 loại theo điều kiện làm việc hay phương pháp điều trị: bệnh nhẹ, bệnh về từng bộ phận hay cả cơ thể, hay là dân số. Tùy theo sở thích cá nhân và nhu cầu tuyển dụng, y tá có thể kết hợp nhiều chuyên ngành với nhau, ví dụ như ung thư nhi hay cấp cứu bệnh nhân tim mạch.

Điều kiện làm việc
Hầu hết các y tá đều làm việc ở những trung tâm chăm sóc sức khỏe sạch sẽ, tiện nghi. Y tá tại nhà và y tá chăm sóc sức khỏe cộng đồng có thể đến nhà bệnh nhân, trường học, trung tâm cộng đồng, và những nơi khác. Họ đứng và đi lại rất nhiều trong khi làm việc. Bệnh nhân điều trị ở bệnh viện và trung tâm y tế cần phải được chăm sóc 24/24, do vậy, y tá làm việc tại những nơi này đôi khi phải làm việc cả vào buổi tối, cuối tuần và ngày lễ. Y tá cũng cần phải có mặt ngay khi cần thiết. Y tá làm việc trong văn phòng có thể làm việc giờ hành chính.

Công việc y tá có những rủi ro nhất định, đặc biệt là trong bệnh viện, trung tâm y tế, nơi chăm sóc cho những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Phải tuân theo những quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt để bảo vệ mình khỏi những căn bệnh và những mối nguy hiểm khác như từ phóng xạ, kim tiêm, hóa chất trong điều trị, gây mê. Thêm vào đó, y tá khả năng bị chấn thương ở lưng trong quá trình di chuyển bệnh nhân, bị điện giật trong quá trình sử dụng thiết bị điều trị, và gặp nguy hiểm từ khí nén. Ngoài ra, y tá điều trị cho những bệnh nhân bệnh trầm trọng có thể phải chịu đựng sức ép tâm lý khi đối mặt với cảnh gia đình của bệnh nhân đang đau khổ.


Phẩm chất cần thiết của một y tá
- Y đức và tinh thần trách nhiệm cao vì công việc liên quan đến sinh mạng của bệnh nhân, bất kì một sai lầm nào cũng để lại hậu quả khó lường.
- Phải có kiến thức y học tổng quát vì vậy cần có thói quen đọc tài liệu chuyên ngành: Dược và các sản phẩm ngành dược ra đời liên tục, thay tên, thêm bớt thành phần; các ứng dụng kỹ thuật mới như nội soi lazer, phác đồ điều trị mới, kết quả nghiên cứu mới…
- Y tá có thể tiến lên vị trí trợ lý y tá trưởng hay y tá trưởng, và trợ lý giám đốc, giám đốc và phó chủ tịch. Vị trí quản trị ngày càng đòi hỏi bằng tốt nghiệp hay bằng cao học về quản trị dịch vụ sức khỏe và y tế. Ngoài ra, cũng cần phải có khả năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán và có óc suy xét.




4 lí do để làm việc trong ngành y tế

>> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân

Có cơ hội phát triển

Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê Mỹ, 8 trong số 20 ngành phát triển nhanh nhất thế giới thuộc lĩnh vực y tế. Và số người làm trong ngành này ở Mỹ đã vượt quá 13 triệu. Rõ ràng, làm việc trong ngành y tế, bạn có một công việc ổn định và được đảm bảo. Với sự phát triển của y học ngày nay, kéo theo là nhu cầu được chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, công việc của bạn chắc chắn có nhiều cơ hội phát triển .

Góp sức mình cho nhân loại

Bạn nghĩ sao khi chỉ bằng một mũi tiêm, một kỳ chữa trị, một nghiên cứu, bạn đã cứu sống được một con người hoặc trở thành ân nhân của rất nhiều người bệnh. Bạn có thể làm chấn động cả thế giới bởi 1 phát minh trong y dược. Bạn có thể thay đổi nền y học, gây ảnh hưởng sâu rộng không chỉ với 1 cá nhân mà cả cộng đồng. Điều đó không tuyệt hay sao?

Nhiều cơ hội việc làm

Có hàng trăm vai trò khác nhau để bạn thử sức sau khi ra trường. Thậm chí chỉ với 1 khoá học cứu thương cấp tốc, bạn đã có thể tham gia vào làm việc tại 1 bệnh viện, một phòng bệnh tư nhân hay trở thành người cứu hộ ở bể bơi, bãi biển, khách sạn… Bạn cũng có thể làm nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà hay một tình nguyện viên của tổ chức nào đó. Và tất nhiên mức lương không hề tệ.

Không bao giờ buồn chán!

Hàng ngày có rất nhiều bệnh nhân đến với bạn, những gì bạn thu được ngày hôm nay sẽ chẳng bao giờ giống ngày hôm qua. Mỗi ngày trôi qua, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, những kiến thức không bao giờ lạc hậu. Bạn đang làm một nghề mà càng hiểu biết, bạn càng được nhiều người tin tưởng. Mỗi điều bạn biết mang lại sức khỏe quý giá cho hàng trăm người.

Bác sĩ y học dự phòng - Ngành học mới

>> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân

Bác sĩ Y học dự phòng là gì?

Y học dự phòng là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong khi y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân thì y tế công cộng quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Vì vậy mục tiêu hàng đầu của Y học dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.

Ngành Y học dự phòng đào tạo những bác sĩ chuyên ngành về các vấn đề chẩn đoán sức khỏe cộng đồng, sức khỏe dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề sức khỏe liên quan các tác nhân ngoại sinh, nội sinh, kể cả di truyền và lối sống, dịch bệnh nhiễm trùng, không nhiễm trùng, dịch bệnh liên quan đến lứa tuổi, phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình dịch vụ y tế, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe v.v…

Phẩm chất cần có của một bác sĩ Y học dự phòng:

Bác sĩ Y học dự phòng phải là cán bộ y tế có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp vững để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề cơ bản của sức khỏe cộng đồng; , có khả năng tự học vươn lên để kịp thời đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe và phòng bệnh cho nhân dân.

Dám chịu trách nhiệm: bệnh nhân không phải là một cỗ máy vô tri vô giác, khi hỏng có thể vứt bỏ. Mỗi 1 hành động sai của bác sĩ có thể cướp đi một sinh mạng hoặc để lại di chứng suốt đời cho bệnh nhân. Vì vậy, một bác sĩ tốt rất cần có tinh thần trách nhiệm cao.

Có thói quen đọc tài liệu chuyên ngành: Dược và các sản phẩm ngành dược ra đời liên tục, thay tên, thêm bớt thành phần; các ứng dụng kỹ thuật mới như nội soi lazer, phác đồ điều trị mới, kết quả nghiên cứu mới… Đọc nhiều sẽ giúp bác sĩ luôn theo kịp tốc độ phát triển của ngành và không lạc hậu trong nghề nghiệp.

Nhiệm vụ của Bác sĩ Y học dự phòng gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến yếu tố môi trường, tác hại nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Dự báo kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ở các ổ dịch bệnh mới phát sinh.

- Phòng chống các dịch bệnh không lây nhiễm: tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp...

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về Y tế dự phòng như phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân.

- Tham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng: Các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng.

- Xử trí một số trường hợp cấp cứu và điều trị một số bệnh thông thường.

Chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng?
Ở các nước phát triển, chương trình đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng tiếp theo sau chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa (Sau đại học). Nhưng ở nước ta do hạn chế nguồn nhân lực y tế, chương trình đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng là chương trình đào tạo trong đại học, có thời gian đào tạo là 6 năm trong đó 4 năm đầu học chương trình như sinh viên Y đa khoa, 2 năm sau học chuyên ngành Y học dự phòng.

Sau khi tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng có thể làm việc tại Bộ Y tế, Trường Đại học Y, các Viện nghiên cứu chuyên ngành Y học dự phòng, Trung tâm Y tế dự phòng, các Trung tâm y tế, các dự án và các cơ sở y tế khác liên quan đến y tế dự phòng và có thể học tiếp:

Quản trị bệnh viện - Học để làm

>> Khóa học Quản Trị - Điều Hành - Nhân Sự

(HieuHoc): Bạn không muốn trở thành bác sĩ, y tá nhưng vẫn muốn làm việc trong các bệnh viện thì làm thế nào đây nhỉ? Đừng lo lắng nhiều, có hẳn một ngành học hấp dẫn dành cho bạn đây: Quản trị bệnh viện.
Để vào học ngành này, bạn không cần phải trải qua kì thi tuyển gắt gao với số điểm chuẩn đầu vào cao ngất ngưởng (như tại trường ĐH Y, ĐH Dược hoặc Trung tâm Điều dưỡng Cán bộ Y tế...) đâu.
Quản trị bệnh viện là làm gì?
Với các nước châu Âu, châu Mỹ thì đây là một nghề nghiệp... cũ mèm, nhưng với Việt Nam, lại trở thành một công việc cực kì mới và mang tính hấp dẫn cao. Bạn cứ tưởng tượng như thế này: Y tá, dược sĩ hay bác sĩ đều có công việc chuyên môn của họ, chăm sóc bệnh nhân là công việc chính. Họ không còn thời gian để lo lắng các thủ tục hành chính tại bệnh viện như sắp xếp giường bệnh nhằm tránh tình trạng quá tải bệnh nhân, quản lí danh sách bệnh nhân nội, ngoại trú, quản lí trang thiết bị y tế... Và công việc này sẽ được nhân viên quản trị bệnh viện đảm nhiệm. Hiện nay, hơn 1.400 bệnh viện và trung tâm y tế các loại tại nước ta không có nhiều nhân viên quản trị bệnh viện như vậy. Thường y tá hoặc những người “tay ngang” đảm nhận công việc trên, như vậy sẽ không mang tính chuyên nghiệp cao. Bên cạnh đó, khi đảm nhiệm thêm việc giấy tờ, các y tá sẽ có không ít lúc không sắc bén trong công việc chuyên môn của mình. Vì vậy các bệnh viện đang chờ đợi một đội ngũ quản trị bệnh viện chuyên nghiệp xuất hiện và đầu quân vào bệnh viện của họ. Chắc chắn đây sẽ là công việc tiềm năng và đầy hứa hẹn.

Công việc của một nhân viên quản trị bệnh viện

+Tổ chức và tham gia các họat động y tế công lập cũng như của các tổ chức phi chính phủ.
+Quản trị nguồn nhân lực, kế toán quản trị, marketing, dịch tễ học.
+Quản lí điều hành, phụ trách các nhiệm vụ kinh tế và quản trị các cơ sở kinh doanh, cơ quan nghiên cứu, giáo dục.
+Quản lí chương trình y tế, lưu trữ, quản lí hồ sơ bệnh án, tổ chức điều dưỡng, môi trường, dược, bảo hiểm y tế…

Các tố chất cần thiết để trở thành người quản trị bệnh viện

- Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Đây là những yếu tố cơ bản trong bất kì ngành nghề nào không riêng gì ngành quản trị bệnh viện.
- Có trình độ chuyên sâu về quản lí cơ sở y, dược. Yếu tố này rất quan trọng vì nhân viên quản trị bệnh viện phải làm việc trong các bệnh viện nên những gì liên quan đến y học đều phải nắm rõ. Có như vậy công tác quản trị mới có hiệu quả.
- Có kiến thức sâu và thích nghi với yêu cầu đa dạng của công việc, có phương pháp luận, có khả năng phân tích và khả năng quản trị, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong xây dựng, tổ chức điều hành công việc có hiệu quả tại các cơ sở y dược. Đây là những yếu tố hàng đầu cần có ở một nhân viên quản trị bệnh viện.

Học ngành quản trị bệnh viện ở đâu?

Hiện nay, ngành quản trị bệnh viện chỉ có duy nhất trường ĐH dân lập Hùng Vương đào tạo. Trong chương trình đào tạo của Khoa Quản trị bệnh viện có các môn chuyên ngành như Kinh tế vi mô, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị chiến lược, Giám định y khoa, Dịch tễ học, An toàn thực phẩm… 2 năm đầu, sinh viên sẽ học các kiến thức đại cương, 2 năm sau học các kiến thức về quản lí y tế và quản trị bệnh viện; kết hợp thực tập buổi sáng tại các bệnh viện lớn trong TP.HCM (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nguyễn Trãi), buổi chiều học lí thuyết tại giảng đường.

Nghề y tá và học y tá ở Mỹ
Nghề y tá vừa có thu nhập cao, ổn định, lại là một nghề "hot" nhất ở Mỹ, nên rất được trọng vọng. Đó cũng là nghề nghiệp có thể nói là dễ dàng nhất cho một sinh viên ngoại quốc được phép ở lại làm việc tại Mỹ.



Về trình độ chuyên môn của một y tá Mỹ

Một y tá Mỹ nói chung phải qua một chương trình đào tạo 4 năm, tương đương với bằng cử nhân y khoa. Thực tế, vì tiêu chuẩn cao về tiếng Anh, toán và khoa học phổ thông, đa số các thí sinh dự tuyển vào ngành y tá phải học qua tại các trường cao đẳng cộng đồng (community college) 1-2 năm, mới vào được trường y tá. Như vậy, tóm lại, phải mất trung bình 5 năm mới học xong chương trình y tá ở Mỹ. Sau đó, phải thực tập hai năm, và phải thi để lấy bằng y tá ở cấp tiểu bang.

Như vậy, một y tá ở Mỹ có học vấn và trình độ chuyên môn như một bác sĩ ở Việt Nam, nhưng được đào tạo trong môi trường và điều kiện của Mỹ. Nói không ngoa, một y tá ở Mỹ có kiến thức vững vàng và khả năng sử dụng các phương tiện y khoa hiện đại hơn hẳn một bác sĩ ở Việt Nam.

Cần phải nói thêm điều này, bằng bác sĩ ở Việt Nam, dù là bác sĩ rất giỏi, không có giá trị ở Mỹ. Tôi có một người bạn, là bác sĩ trưởng khoa tại một bệnh viện lớn ở TP HCM. Anh đến Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình năm 1998. Khi đến Mỹ, anh cố gắng đi học lại y tá, nhưng chỉ được một năm anh bỏ học vì không theo nổi tiếng Anh. Sau đó, anh cố gắng đi học điều dưỡng, nhưng cũng bỏ luôn.

Gần như không có khả năng cho một bác sĩ ở Việt Nam có thể học lại thành công nghề nghiệp của mình. Một bác sĩ của Mỹ, ngoài chuyện phải là học sinh giỏi ở phổ thông, phải có bằng cử nhân sinh vật (mất 4-5 năm), sau đó nếu được xét vào trường Y, phải mất thêm trên 4 năm để lấy bằng tiến sĩ y khoa. Tốt nghiệp xong, phải thực tập hai năm và phải qua một kỳ thi của tiểu bang mới được cấp phép hành nghề y khoa, tức là bác sĩ.

Vai trò xã hội của một y tá Mỹ

Khi mấy cháu gái của tôi đến Mỹ học, tôi khuyên nên cố gắng theo học y tá. Cha mẹ của các cháu vốn là bác sĩ ở Việt Nam phản đối kịch liệt. Họ chỉ muốn cháu hoặc là bác sĩ, hoặc là quản lý kinh doanh. Tất nhiên là không học bác sĩ được, vì thiếu khả năng về trình độ lẫn tiền bạc. Cuối cùng, các cháu tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh (Business Management), là ngành "hữu danh vô thực", ngay cả người Mỹ cũng khó mà kiếm được việc làm với ngành này, đừng nói chi là sinh viên ngoại quốc. Đa số sinh việt Việt Nam đến Mỹ đều học ngành này: Business Administration hay Business Management - ai cũng muốn làm giám đốc cả? Vì thế sau khi học xong vẫn không thể kiếm ra việc làm ở Mỹ, phải về nước. Lúc này các anh chị tôi ở Việt Nam mới ân hận, nhưng đã muộn. Tóm lại, đa số người Việt Nam chúng ta hiểu hoàn toàn sai về nghề y tá ở Mỹ.

Ở Mỹ, chẳng hạn tại tiểu bang California, một y tá vừa ra nghề đã có mức lương khởi đầu 45.000 USD - cao hơn hẳn một kỹ sư điện toán. Sau khi hành nghề vài năm, mức lương trung bình của một y tá khoảng 60.000 USD, cộng với nhiều phụ cấp khác như bảo hiểm sức khỏe, lương hưu, bảo hiểm nghề nghiệp...

Điều đặc biệt là không hề có chuyện thất nghiệp đối với ngành y tá. Về phương diện gia đình, có một y tá là sự đảm bảo cho một đời sống ổn định ở mức tương đối khá giả. Nghề y tá vừa có thu nhập cao, ổn định, lại là một nghề "hot" nhất ở Mỹ, nên rất được trọng vọng. Đó cũng là nghề nghiệp có thể nói là dễ dàng nhất cho một sinh viên ngoại quốc được phép ở lại làm việc tại Mỹ. Và tất nhiên, về lâu dài, có thể chuyển qua thường trú nhân. Một nghề nghiệp với những đặc điểm thuận tiện như vậy, nhưng đa số người Việt Nam chúng ta lại không quan tâm và đánh giá sai, thật đáng tiếc!

Về học y tá ở Mỹ

Mỗi một địa phương, khu vực, có cơ sở hoặc trường đào tạo y tá riêng, với những tiêu chuẩn đầu vào có vài đặc điểm riêng. Do đó, theo tôi, có hai cách để tìm hiểu cơ hội đăng ký vào các trường y tá.

Thứ nhất, các em đang học tại các đại học cộng đồng nào đó, thì xin gặp trực tiếp chuyên viên hướng dẫn giáo dục (counselors) để tham khảo họ về trường học và các bước chuẩn bị đăng ký vào trường.

Cách thứ hai, có thể tìm trên internet. Chỉ cần search chữ "Nurse School", sau đó tìm các địa chỉ thuận tiện cho hoàn cảnh của mình. Tìm hiểu thêm tư cách của trường này bằng cách xác định từ thông tin của các hiệp hội giáo dục và y khoa của Mỹ. Cũng như tìm hiểu điều kiện tiêu chuẩn vào học trên mỗi website của trường, hoặc có thể điện thoại nói chuyện trực tiếp với họ.

Các sinh viên Việt nam muốn học y tá ở Mỹ phải chuẩn bị khả năng tiếng Anh thật tốt. Thông thường, yêu cầu về Anh văn khi bước vào trường y tá cao hơn đối với một đại học về các ngành thương mại hoặc kỹ thuật, tức là điểm TOEFL khoảng 200 (computer-base) hay 500 (paper-base).

Hy vọng thông tin trên hữu ích cho quý vị cũng như các em sinh viên đang tìm hiểu để lựa chọn ngành học, cũng như về ngành y tá ở Mỹ.


Làm thế nào thâm nhập thị trường lao động Mỹ?
Tags: Việt Nam, Hoa Kỳ, thị trường lao động, thâm nhập thị trường, xuất khẩu lao động, làm thế nào, ở nước ngoài, rất cần thiết, nền kinh tế, y tá, ngành nghề, kỳ thi, hành nghề, bệnh viện, ở Mỹ, đến


Việc xuất khẩu lao động sang Mỹ cần nhắm đến nhu cầu ngành nghề và trình độ lao động - Ảnh: Đ.N.T
Thị trường lao động Mỹ đang cần rất nhiều lao động ở các ngành nghề khác nhau, trong đó một trong những ngành nghề hiện cực kỳ khan hiếm là y tá. Chúng tôi đã có một cuộc điều nghiên về tình hình thị trường lao động Mỹ từ tháng 12/2006 - khi trở lại Mỹ. Và nhận thấy rằng đây là những thông tin rất cần thiết cho người Việt và có lợi cho nền kinh tế nước nhà.
Sự khan hiếm y tá ở Mỹ
Hoa Kỳ hiện thiếu rất nhiều lao động có kỹ năng (skilled labourer), trong đó có y tá. Nước Mỹ hiện có khoảng 100.000 vị trí y tá còn trống. Con số đó dự kiến tăng lên 434.000 vào năm 2020. Đến nỗi một số bệnh viện đã đưa ra chính sách chiêu mộ y tá bằng cách "thưởng nóng" một khoản tiền 14.000 đến 30.000 USD ngay cho bất cứ y tá có kinh nghiệm nào tình nguyện đầu quân vào bệnh viện của họ. Sự thiếu hụt y tá ngày thêm trầm trọng và buộc các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh ở Mỹ phải thuê mướn nhân viên nước ngoài. Đầu năm 2006, chính quyền Mỹ đã tu chính Luật Di trú, tháo bỏ giới hạn số y tá nước ngoài mà các bệnh viện Mỹ có thể thuê mướn, mở ra nhiều cơ hội để y tá các nước có thể đến hành nghề ở Mỹ...
Trong chuyến đi xuyên bang bằng đường bộ đến các tiểu bang miền Tây và Trung Tây Hoa Kỳ, chúng tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người gốc Việt đủ mọi ngành nghề.
Chị N.T.H, một cựu y tá Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM nay đang định cư ở California cho biết, chị theo chồng qua đây năm 1993. Qua Mỹ, chị lại theo đuổi nghề y tá. Đến khi tốt nghiệp và vượt qua kỳ thi của State Board năm 1999 cũng là lúc rất nhiều bệnh viện ở California thiếu y tá trầm trọng. Chị nói: "Công việc của y tá ngày một quan trọng và hầu như làm hết mọi việc. Trong ngành y hiện nay ở Mỹ, các bác sĩ chỉ làm những việc quan trọng, còn hầu như họ "giao khoán" hết cho y tá". Tôi hỏi về mức thu nhập, chị H. cho biết khoảng trên 70.000 USD/năm cộng với tiền làm thêm ở một cơ sở chữa trị gần bệnh viện của chị nữa là gần 100.000 USD/năm. Kể chuyện về cậu con trai, chị H. cho hay lúc vào đại học thì anh này theo chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, ra trường qua Atlanta, bang Georgia làm việc với mức lương gần 30.000 USD/năm. Nhưng vào năm 2003, nhân một chuyến về California, sau khi vào thăm mẹ trong bệnh viện, anh này đã bỏ hết công việc, trở lại California và ghi danh học nghề y tá, nay đang học năm thứ hai.
Chúng tôi cũng gặp nhiều người Việt ở Salt Lake City, Los Angeles... tuy đã lớn tuổi, nhưng cũng cố gắng theo học đại học, một số theo học các lớp y tá 2 năm và rất dễ kiếm việc làm. Nhìn chung, tùy theo từng tiểu bang, tùy theo kinh nghiệm nghề nghiệp và bằng cấp (y tá 2 năm, 4 năm hoặc cao học), mức lương dao động từ khoảng 35.000 đến 80.000 USD/năm (không kể làm thêm giờ).
Những kỳ thi NCLEX
Tuy khan hiếm như thế, nhưng không phải bất cứ ai học xong và cầm trong tay mảnh bằng y tá là có thể hành nghề được. Nước Mỹ cần nhiều y tá mà họ gọi là Registered Nurse (RN) tạm dịch: Y tá được hành nghề (đã đăng ký), tức những người đã tốt nghiệp một trường đào tạo y tá và đã vượt qua kỳ thi của Hội đồng quốc gia phụ trách Thi cấp giấy phép hành nghề (NCLEX). Không vượt qua kỳ thi của NCLEX thì dù có bằng y tá trong tay cũng không được hành nghề. Kỳ thi của NCLEX cũng tương tự như các kỳ thi TOEFL (thi trắc nghiệm tiếng Anh) tổ chức khắp nơi trên thế giới nhưng theo một tiêu chuẩn chung.
Đầu năm 2006, chỉ có 3 nơi ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ được phép tổ chức thi NCLEX cho y tá là London (Anh), Seoul (Hàn Quốc) và Hồng Kông. Mới đây thêm 6 nước và vùng lãnh thổ: Canada, Mexico, Ấn Độ, Đức, Nhật và Đài Loan. Với y tá các nước, ngoài những nơi được tổ chức thi NCLEX nói trên, họ phải bay tới Hoa Kỳ để dự kỳ thi NCLEX tốn kém và còn phải vượt qua thủ tục nhập cảnh nước Mỹ.
Các công ty, tổ chức nào dự kiến xuất khẩu lao động Việt Nam qua Mỹ cần lưu ý đến những kỳ thi tương tự như NCLEX nói trên. Hầu hết những ngành nghề của Mỹ đều phải thi lấy chứng chỉ hành nghề rồi mới được làm việc. Chẳng hạn, với nghề làm móng tay, móng chân (nghề nail), sau khi học xong một khóa tại các trường, các trung tâm, thì dù cho trường đó, trung tâm đó có cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đi nữa thì cũng phải qua kỳ sát hạch của tiểu bang và phải đậu (pass) mới có chứng chỉ được phép hành nghề. Những nghề "cao cấp" như luật sư chẳng hạn, sau khi nhận bằng Juris Doctor (JD) - tức bằng cấp 1 về luật học (a first degree in law), mà người Việt Nam bên Mỹ ưa gọi là “tiến sĩ” (thực ra, trên Juris Doctor còn có Master of Laws - L.L.M. - và bằng tiến sĩ "thật" là Doctor of Juridical Science - S.J.D.) - thì họ còn phải vượt qua kỳ thi ở các tiểu bang mới được hành nghề luật sư. Kỳ thi này không phải dễ: Tiến sĩ Allen Hassan trong cuốn sách của ông Failure To Atone mới xuất bản hồi tháng 9/2006 đã kể rằng, ông phải thi đến 4 lần mới "pass" và mới được ra hành nghề luật sư.
Thị trường lao động Mỹ cần những ngành nghề gì?
Câu trả lời: rất nhiều ngành nghề. Ngoài nghề y tá chúng tôi đã đề cập trên, các công ty, tổ chức xuất khẩu lao động của Việt Nam cần nghiên cứu, tìm hiểu để có kế sách huấn luyện, đào tạo nghề thích hợp và nhất là vốn tiếng Anh tối thiểu trước khi đưa lao động của mình qua xứ người.
Tình hình thu nhập các ngành nghề ở Mỹ như sau: Đối với lao động phổ thông, giá phổ biến từ 8 đến 10 USD/giờ; thợ các loại mới ra trường từ 12 đến 20 USD/giờ. Có những người chỉ là thợ thôi, nhưng là thợ bậc cao, thâm niên, làm được chỗ tốt và có việc làm liên tục, lại chịu khó làm ngoài giờ thì có thể kiếm trên 80.000 USD/năm. Tóm lại, nếu là thợ lành nghề thì không thiếu việc làm (cũng như ở Việt Nam và các nơi khác vậy), nếu giỏi hơn và tiếng Anh thông thạo thì có thể mở công ty riêng hoặc tự mình đi giao dịch thì sẽ kiếm được tiền gấp nhiều lần đi làm công. Nói chung ở Mỹ, nếu nắm trong tay một nghề hợp với nhu cầu thị trường lao động thì mức lương từ 2.500 đến 4.000 USD/tháng là trong tầm tay.
Tuy nhiên, một vấn đề rất cần quan tâm là khoản tiền cọc mà các lao động phải đóng cho các tổ chức xuất khẩu lao động. Mức tiền cọc 15.000 USD cho mỗi lao động đi làm việc ở Mỹ (theo thông tin trên một số báo) là quá cao so với khả năng tài chính của người lao động Việt Nam, nhất là với những hộ nghèo, vốn là đối tượng ưu tiên của các chương trình xóa đói giảm nghèo. Nên chăng có thể tìm biện pháp khác như "tín chấp" chẳng hạn. Việc trốn lại ở nước ngoài - nếu có - chỉ là việc bất đắc dĩ và việc sinh sống bất hợp pháp tại một đất nước pháp quyền như Hoa Kỳ chẳng dễ dàng chút nào.
Philippines hiện là nước xuất khẩu y tá hàng đầu thế giới. Cả nước có hơn 165.000 y tá, trong đó 85% làm việc tại ít nhất 46 quốc gia và vùng lãnh thổ hải ngoại. Sáu quốc gia và vùng lãnh thổ thuê mướn nhiều y tá Philippines là: Hoa Kỳ, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Anh, Ireland và Đài Loan. Trong những thập niên qua và cho đến nay, Philippines là nguồn cung cấp y tá nước ngoài hàng đầu cho Mỹ.
Do nghề y tá làm việc ở nước ngoài có thu nhập rất cao nên đã xảy ra những hiện tượng lạ: Những năm gần đây, số sinh viên Philippines thi vào đại học y khoa giảm nhiều dẫn đến việc 3 trường Y phải đóng cửa. Theo thống kê, số người dự kỳ thi NMAT (thi tuyển sinh ngành y toàn quốc) vào năm 2000 là 6.245, đến năm 2005 giảm xuống còn 2.912 người. Các sinh viên Philippines đồng ý rằng việc họ nay không mấy quan tâm theo đuổi ngành y để trở thành bác sĩ có nguyên nhân chính là kinh tế: học lâu mà kiếm tiền lại ít. Thu nhập trung bình của các bác sĩ ở bệnh viện, cơ sở chữa trị công lập từ 300 đến 550 USD/tháng, lương y tá trung bình 160 USD/tháng, trong khi đó những y tá đồng nghiệp với họ đang lao động ở nước ngoài kiếm được từ 3.000 đến 5.000 USD/tháng, riêng tại Mỹ tiền công trả cho y tá mỗi giờ từ 30 đến 45 USD cộng với tiền phụ trội - nếu làm thêm ngoài giờ từ 15 đến 20 USD/giờ nữa.
Do vậy, đã xảy ra một nghịch lý đáng nói là một số lượng lớn các bác sĩ đã chuyển qua học nghề y tá. Trong thời gian từ 2003 đến 2005, đã có hơn 4.000 bác sĩ Philippines dự thi lấy bằng hành nghề y tá và hiện nay, khoảng 3.000 bác sĩ đã ghi danh học ở hơn 45 trường đào tạo y tá. Họ đã chuyển nghề từ "chữa trị" xuống "chăm sóc" với lý do là để có cơ hội đi nước ngoài và nhận được thu nhập cao hơn nhiều lần. (Nguồn: Hội đồng điều phối ngành nghề Philippines - PRC - 2005).



Nghề y tá - Lựa chọn mới cho người Việt ở Mỹ
Tags: Việt Nam, Hoa Kỳ, Từ Dũ TP, Chị H, xuất khẩu lao động, thu nhập trung bình, tiền làm thêm, có thu nhập, y tá, bệnh viện, ở Mỹ, kỳ thi, Người Việt, có thể, đến
Chị H., cựu y tá Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, đang làm việc ở California (Mỹ) cho biết, hiện công việc y tá (cộng với tiền làm thêm ở một cơ sở chữa trị gần bệnh viện), chị có thu nhập trung bình gần 100.000 USD/năm.

Việc xuất khẩu lao động sang Mỹ cần nhắm đến nhu cầu ngành nghề và trình độ lao động - Ảnh Thanh Niên
Sự khan hiếm y tá ở Mỹ
Hoa Kỳ hiện thiếu rất nhiều lao động có kỹ năng (skilled labourer), trong đó có y tá. Nước Mỹ hiện có khoảng 100.000 vị trí y tá còn trống. Con số đó dự kiến tăng lên 434.000 vào năm 2020.
Đến nỗi, một số bệnh viện đã đưa ra chính sách chiêu mộ y tá bằng cách "thưởng nóng" một khoản tiền 14.000 đến 30.000 USD ngay cho bất cứ y tá có kinh nghiệm nào tình nguyện đầu quân vào bệnh viện của họ.
Sự thiếu hụt y tá ngày thêm trầm trọng và buộc các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh ở Mỹ phải thuê mướn nhân viên nước ngoài. Đầu năm 2006, chính quyền Mỹ đã tu chính Luật Di trú, tháo bỏ giới hạn số y tá nước ngoài mà các bệnh viện Mỹ có thể thuê mướn, mở ra nhiều cơ hội để y tá các nước có thể đến hành nghề ở Mỹ...
Trong chuyến đi xuyên bang bằng đường bộ đến các tiểu bang miền Tây và Trung Tây Hoa Kỳ, chúng tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người gốc Việt đủ mọi ngành nghề.
Chị N.T.H, một cựu y tá Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM nay đang định cư ở California cho biết, chị theo chồng qua đây năm 1993. Qua Mỹ, chị lại theo đuổi nghề y tá. Đến khi tốt nghiệp và vượt qua kỳ thi của State Board năm 1999 cũng là lúc rất nhiều bệnh viện ở California thiếu y tá trầm trọng.
Chị nói: "Công việc của y tá ngày một quan trọng và hầu như làm hết mọi việc. Trong ngành y hiện nay ở Mỹ, các bác sĩ chỉ làm những việc quan trọng, còn hầu như họ "giao khoán" hết cho y tá".
Tôi hỏi về mức thu nhập, chị H. cho biết khoảng trên 70.000 USD/năm cộng với tiền làm thêm ở một cơ sở chữa trị gần bệnh viện của chị nữa là gần 100.000 USD/năm.
Kể chuyện về cậu con trai, chị H. cho hay lúc vào đại học thì anh này theo chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, ra trường qua Atlanta, bang Georgia làm việc với mức lương gần 30.000 USD/năm. Nhưng vào năm 2003, nhân một chuyến về California, sau khi vào thăm mẹ trong bệnh viện, anh này đã bỏ hết công việc, trở lại California và ghi danh học nghề y tá, nay đang học năm thứ hai.
Chúng tôi cũng gặp nhiều người Việt ở Salt Lake City, Los Angeles... tuy đã lớn tuổi, nhưng cũng cố gắng theo học đại học, một số theo học các lớp y tá 2 năm và rất dễ kiếm việc làm. Nhìn chung, tùy theo từng tiểu bang, tùy theo kinh nghiệm nghề nghiệp và bằng cấp (y tá 2 năm, 4 năm hoặc cao học), mức lương dao động từ khoảng 35.000 đến 80.000 USD/năm (không kể làm thêm giờ).
Kỳ thi NCLEX
Tuy khan hiếm như thế, nhưng không phải bất cứ ai học xong và cầm trong tay mảnh bằng y tá là có thể hành nghề được.
Nước Mỹ cần nhiều y tá mà họ gọi là Registered Nurse (RN) tạm dịch: Y tá được hành nghề (đã đăng ký), tức những người đã tốt nghiệp một trường đào tạo y tá và đã vượt qua kỳ thi của Hội đồng quốc gia phụ trách Thi cấp giấy phép hành nghề (NCLEX).
Không vượt qua kỳ thi của NCLEX thì dù có bằng y tá trong tay cũng không được hành nghề. Kỳ thi của NCLEX cũng tương tự như các kỳ thi TOEFL (thi trắc nghiệm tiếng Anh) tổ chức khắp nơi trên thế giới nhưng theo một tiêu chuẩn chung.
Đầu năm 2006, chỉ có 3 nơi ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ được phép tổ chức thi NCLEX cho y tá là London (Anh), Seoul (Hàn Quốc) và Hồng Kông. Mới đây thêm 6 nước và vùng lãnh thổ: Canada, Mexico, Ấn Độ, Đức, Nhật và Đài Loan. Với y tá các nước, ngoài những nơi được tổ chức thi NCLEX nói trên, họ phải bay tới Hoa Kỳ để dự kỳ thi NCLEX tốn kém và còn phải vượt qua thủ tục nhập cảnh nước Mỹ.
Các công ty, tổ chức nào dự kiến xuất khẩu lao động Việt Nam qua Mỹ cần lưu ý đến những kỳ thi tương tự như NCLEX nói trên. Hầu hết những ngành nghề của Mỹ đều phải thi lấy chứng chỉ hành nghề rồi mới được làm việc.
Thị trường lao động Mỹ cần những ngành nghề gì?
Câu trả lời: rất nhiều ngành nghề. Ngoài nghề y tá chúng tôi đã đề cập trên, các công ty, tổ chức xuất khẩu lao động của Việt Nam cần nghiên cứu, tìm hiểu để có kế sách huấn luyện, đào tạo nghề thích hợp và nhất là vốn tiếng Anh tối thiểu trước khi đưa lao động của mình qua xứ người.
Tình hình thu nhập các ngành nghề ở Mỹ như sau: Đối với lao động phổ thông, giá phổ biến từ 8 đến 10 USD/giờ; thợ các loại mới ra trường từ 12 đến 20 USD/giờ. Có những người chỉ là thợ thôi, nhưng là thợ bậc cao, thâm niên, làm được chỗ tốt và có việc làm liên tục, lại chịu khó làm ngoài giờ thì có thể kiếm trên 80.000 USD/năm.
Tóm lại, nếu là thợ lành nghề thì không thiếu việc làm (cũng như ở Việt Nam và các nơi khác vậy), nếu giỏi hơn và tiếng Anh thông thạo thì có thể mở công ty riêng hoặc tự mình đi giao dịch thì sẽ kiếm được tiền gấp nhiều lần đi làm công. Nói chung ở Mỹ, nếu nắm trong tay một nghề hợp với nhu cầu thị trường lao động thì mức lương từ 2.500 đến 4.000 USD/tháng là trong tầm tay.
Tuy nhiên, một vấn đề rất cần quan tâm là khoản tiền cọc mà các lao động phải đóng cho các tổ chức xuất khẩu lao động. Mức tiền cọc 15.000 USD cho mỗi lao động đi làm việc ở Mỹ (theo thông tin trên một số báo) là quá cao so với khả năng tài chính của người lao động Việt Nam, nhất là với những hộ nghèo, vốn là đối tượng ưu tiên của các chương trình xóa đói giảm nghèo.
Nên chăng có thể tìm biện pháp khác như "tín chấp" chẳng hạn. Việc trốn lại ở nước ngoài - nếu có - chỉ là việc bất đắc dĩ và việc sinh sống bất hợp pháp tại một đất nước pháp quyền như Hoa Kỳ chẳng dễ dàng chút nào.
Theo Lê Đình Bì
Thanh Niên


Chương trình đào tạo y tá đủ tiêu chuẩn làm việc tại Mỹ
Tags: IIG Việt Nam, DxR Development Group, DxR Nursing, Việt Nam, Hà Nội, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn làm việc, điều kiện làm việc, đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện, trường đào tạo, cuộc hội thảo, y tá, điều dưỡng, chứng chỉ, mỹ
TS - Chương trình đào tạo và kiểm tra chuyên môn y tá điều dưỡng trực tuyến mang tên DxR Nursing - một chương trình cấp chứng chỉ y tá đủ điều kiện làm việc tại Mỹ đã được công ty DxR Development Group, Inc. (Mỹ) và IIG Việt Nam giới thiệu với các trường đào tạo y tá, điều dưỡng, các bệnh viện... trong cả nước tại cuộc hội thảo khoa học được tổ chức ở Hà Nội sáng 3-3.
Chương trình DxR Nursing là một phần trong Hệ thống chương trình đào tạo và kiểm tra kiến thức y học trực tuyến do công ty DxR Development Group, Inc. thiết kế và đã được ứng dụng rộng rãi tại Mỹ và nhiều trường ĐH y khoa trên thế giới. Sử dụng chương trình DxR Nursing, các cơ sở đào tạo y tá, điều dưỡng ở Việt Nam có thể đào tạo y tá có trình độ chuyên môn đủ tiêu chuẩn làm việc tại Mỹ.
Với DxR Nursing, người học có thể thực hành ôn luyện và đăng ký thi lấy chứng chỉ y tá được chấp nhận làm việc tại Mỹ như chứng chỉ NCLEX, CGFNS qua mạng. Chương trình sẽ trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng y tá chuyên nghiệp, bao gồm kiến thức y học cơ bản, phát triển kỹ năng tay nghề dựa trên những ca bệnh mô phỏng với hơn 350 quy trình khám bệnh, xét nghiệm…
Thông qua chương trình này, người học cũng được tiếp cận với một phần mềm thực hành với cơ sở dữ liệu phong phú, thường xuyên được cập nhật về các ca bệnh với các chẩn đoán, hướng dẫn xử lý để có thể thực hành khám bệnh, đánh giá tình trạng và xây dựng kế hoạch chăm sóc, điều trị… Tuy nhiên chương trình đòi hỏi người học phải tốt nghiệp một trường đào tạo về y khoa, có trình độ tiếng Anh thông thạo đủ đáp ứng yêu cầu học tập và thực hiện bài thi.
Để thực hiện đào tạo bằng chương trình trực tuyến này, các cơ sở cần đăng ký với đại diện của DxR Development Group, Inc. tại Việt Nam là IIG Việt Nam để được mở tài khoản sử dụng.
Theo ông Đoàn Hồng Nam, giám đốc IIG Việt Nam, hiện nay ở Mỹ đang có nhu cầu rất lớn về y tá chuyên nghiệp. Những người có chứng chỉ y tá đủ tiêu chuẩn để làm việc ở Mỹ có thể tìm được việc làm ổn định, nhận được mức lương khá cao và được cấp “thẻ xanh” cho phép cư trú dài hạn.
Vì vậy tiếp sau bước đầu giới thiệu và chuyển giao chương trình đào tạo và kiểm tra chuyên môn y tá điều dưỡng này, IIG Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam, các công ty tuyển dụng lao động của Mỹ để xúc tiến việc tư vấn, cung cấp y tá đủ điều kiện đến làm việc tại Mỹ.


"Cơn lốc" y tá ngoại đến Anh
Tags: Ấn Độ, nhân viên y tế, đặc biệt là, người nước ngoài, y tá, số lượng, cơn lốc, tuyển dụng, một số, anh, đến, Philippines, ngoại



Những năm gần đây, số lượng y tá người nước ngoài - đặc biệt là từ Philippines, Ấn Độ và một số nước châu Phi - được tuyển dụng đến Anh ngày càng đông nhằm bù đắp vào số lượng nhân viên y tế đang thiếu ở đây.
Năm ngoái, khoảng 45% số y tá mới được tuyển vào các cơ sở hộ sinh và điều dưỡng tại Anh là người ngoại quốc. Có khoảng 40 ngàn người Philippines đang hành nghề y tá tại Anh mà nguyên nhân chính thu hút họ là lương cao. Ở Philippines, một y tá được trả trung bình 180 USD/tháng nhưng ở Anh họ có thể kiếm được số tiền cao gấp hàng chục lần, khoảng 2.200 - 2.600 USD/tháng. Y tá người Philippines chiếm số lượng lớn ở Anh là do việc tuyển y tá từ những nước khác như Nam Phi - cũng đang thiếu y tá - đã bị hạn chế, trong khi tại Philippines vẫn duy trì việc đào tạo số lượng y tá cao hơn nhu cầu bình thường. Ngoài ra, y tá nước này lại giỏi tiếng Anh nên thường được "chuộng" hơn.
Tuy nhiên, một số trung tâm tuyển dụng cũng đã đưa ra những chiêu dụ y tá Philippines đến Anh. Unison - một trong những liên đoàn dịch vụ công cộng lớn nhất của Anh - cho biết có rất nhiều y tá ngoại quốc đã bị các trung tâm tuyển dụng qua mặt. Họ phải đóng cho các trung tâm số tiền từ 3.600 - 4.400 USD cho một chân trong một bệnh viện nào đó và 2.200 USD cho khóa huấn luyện. Ngoài ra, họ còn phải đóng tiền thuê nhà 110 USD/tuần nhưng chỉ được trả 8,6 USD cho một giờ làm việc. Trong khi đó, một y tá chuyên nghiệp người Anh có thể nhận đến 14,5 USD/giờ. Chưa kể các nhà bảo dưỡng tư còn bóc lột y tá bằng cách bắt họ làm việc nhà, nấu ăn thay vì khai thác chuyên môn của họ. Tuy nhiên, những người này không dám tố giác vì sợ bị trục xuất về nước do lỡ bị lừa mang mác visa du học sinh.
Châu Yên
Trung Quốc: y tá nam dễ xin việc
Tags: Trung Quốc, Thượng Hải, ở thành phố, làm việc với, hàng cao cấp, y tá, bệnh viện, sinh viên, xin việc, việc làm, Viên Nam, trường, dễ

Y tá nam ngày càng có giá
Tại một hội chợ việc làm ở Thượng Hải, trong khi rất nhiều người mang bằng đại học đang đứng xếp hàng dài chờ đến lượt phỏng vấn với nhà tuyển dụng thì 16 sinh viên nam học y tá đã nhanh chóng ký được hợp đồng làm việc với những bệnh viện thuộc hàng cao cấp ở thành phố này.
16 sinh viên nam này học y tá tại trường dược thuộc đại học Shanghai Jiao Tong. Theo Nhật báo Bắc Kinh, trường này mới bắt đầu nhận sinh viên nam học y tá từ năm 2001.
58 trong tổng số 90 sinh viên học y tá vừa tốt nghiệp tại Thượng Hải đã tìm được những công việc hài lòng tại hội chợ việc làm này trong vòng không quá 1 giờ đồng hồ. Sau khi được công ty săn đầu người phỏng vấn, nhiều người trong số họ đã được nhận vào làm tại những bệnh viện cao cấp. Dù vậy, vẫn có 5 y tá nam khác chưa có quyết định gì. Họ đang cân nhắc chọn chỗ tốt nhất trước lời mời về làm việc của 4, 5 bệnh viện khác nhau. Trong khi đó, hầu hết sinh viên của các ngành học khác lại vẫn chưa tìm được vận may từ thị trường việc làm Trung Quốc, vốn rất sôi động và cạnh tranh khốc liệt.
Giám đốc một bệnh viện cho biết, trong khi nhiều y tá nam tốt nghiệp trường lớp đàng hoàng háo hức với nghề y tá thì các y tá nam đang làm việc tại bệnh viện lại mong muốn học một bằng gì đó, tốt nghiệp để tìm việc khác.
Các chuyên gia dự báo rằng y tá nam sẽ nhanh chóng trở thành hàng quý hiếm trong thị trường lao động vì nam giới được đánh giá là có sức khỏe tốt để chăm sóc bệnh nhân và nhanh chóng thành thạo những dụng cụ phẫu thuật.
Xem ra, y tá không còn là nghề độc quyền của giới nữ.
S.A (Theo Xinhua)
Anh Quốc hạn chế tuyển dụng y tá nước ngoài
Tags: Anh Quốc, Anh Quốc John Hutton, Báo Straits Times, định giới hạn, y tá, tuyển dụng, nước ngoài, hạn chế, y tế, việc



Báo Straits Times ra ngày 23/8 dẫn lời Bộ trưởng Y tế Anh Quốc John Hutton cho biết: nước Anh sẽ có một quy định giới hạn hoặc cấm hẳn việc tuyển dụng y tá từ ít nhất 30 nước hoặc các lãnh thổ đang thiếu y tá trầm trọng.
Chính Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã yêu cầu Anh làm điều này sau khi nhiều nước đang phát triển than phiền tình trạng thiếu hụt đội ngũ y tá do y tá trong nước đổ xô sang Anh làm việc. Hiện có 44 ngàn y tá nước ngoài đang làm việc tại Anh - cao gấp 27 lần so với cách đây 10 năm, trong đó có khoảng 12 ngàn y tá đến từ Philippines, 9 ngàn từ Ấn Độ và 5 ngàn từ châu Phi. Chế độ lương cao gấp 4 lần tại quê nhà, vé máy bay miễn phí là động cơ dẫn đến tình trạng kể trên.
Uyên Phi

No comments:

Post a Comment