Sunday, December 11, 2011

Món giả cầy

Món giả cầy
Tags: giả cầy, thịt chó, chân giò, ăn, món

Món ăn này ra đời nhờ những người không muốn ăn thịt chó nhưng vẫn muốn thử cái hương vị cực ngon của thịt cầy chính hiệu. Trong gia đình muốn cải thiện bữa ăn, các bà nội trợ chẳng nên tiếc công nấu món này.
Cách chế biến cũng chẳng khó khăn gì. Một cái chân giò xách về lúc nửa buổi là xong, nhưng phải là cái chân giò sau mới "nây" thịt và mua thêm vài ba chiếc móng giò.
Hai thứ đốt lên cho vàng đều, sau đó cạo sạch, rửa kỹ. Phần thịt thái miếng bằng bao diêm. Phần móng chẻ đôi, chặt thành khúc nhỏ. Xong xuôi ướp mẻ lọc, mắm tôm rây và riềng củ giã nhỏ. Rưới tí nước hàng cho thịt đỡ nhợt rồi ướp gia vị ít nhất một tiếng đồng hồ cho đủ ngấu. Vài giờ sau trút cả vào nồi, đổ ngập nước, đặt lên bếp. Lúc đầu lửa to, sau khi sôi rút bớt lửa.
Cũng là một lối ninh nhưng khác với ninh xương cũng chẳng giống chân giò luộc ăn kèm bún bung mà phải ninh sao cho khi ăn còn có thể được gặm hoặc phải xé như đùi chó mới ngon. Nước giả cầy phải sền sệt để mỗi lần mở vung lại ngửi thấy một lần bốc thơm chẳng phải mùi thịt chó, cũng chẳng ra mùi thịt lợn mà là một thứ mùi riêng của thịt lợn giả chó mới tài tình.
Nấu xong, múc ra bát to ăn với bún Phú Đô (1), một loại bún có tiếng ở Hà Nội, cạnh bên là đĩa lạc rang nóng ròn còn vỏ áo. Người ăn tùy thích gắp nạc hay gắp mỡ, gắp sụn hay gắp xương của cái chân giò đã ninh kỹ, ăn kèm với những cuộng rau ngổ tươi non, mập mạp.
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
Bí quyết chế biến món giả cầy ngon

Lưu
Chia sẻ
Mail
Trời lạnh thế này mà được thưởng thức món giả cầy với cơm nóng hay bún thì không thú nào bằng. Chúng tôi có một số bí quyết nhỏ dành riêng cho bạn.
Bước 1:
Nếu thui chân giò bằng rơm thì tốt nhưng nếu không có rơm, bạn có thể lấy giấy đốt. Bạn đừng lấy giấy có chữ in hoặc giấy báo vì khi đốt, mực in cháy sẽ gây độc.Hãy lấy giấy trắng tinh (tuy hơi tốn nhưng đảm bảo) cuộn bó chặt vào xung quanh chân giò, mang đốt cho tới khi bì ngả màu nâu sậm. Nếu không dùng lửa, bạn có thể dùng lò vi sóng nướng vàng chứ không nướng chín.
Bước 2:
Sau đó, đem rửa, cạo sạch, chặt miếng bằng bao diêm, ướp riềng xay, nghệ xay, mẻ, mắm tôm,1 chút bột canh. Ướp ít nhất là một tiếng rồi mang nấu. (Mấy gia vị này có thể mua đã xay sẵn ở hàng bán thịt chó sống). Khi giã riềng, ta nên bớt lại 1/3, số còn lại cho ít nước vào vắt nước ướp thịt. Khi thịt gần chín cho phần riềng còn lại vào sẽ ngon hơn.

Bước 3:
Nếu nấu bằng nồi áp suất: không nên cho thêm nước, đun sôi lửa rất nhỏ khoảng 15 phút rồi bắc ra, không xì hơi, để tự nguội. Nếu nấu nồi thường: có bỏ thêm ít nước, nấu tới khi thịt mềm.Lưu ý: Khi nước sôi, phải vặn nhỏ lửa cho đến khi nước sệt sệt và thịt mềm tới là được, tránh để da thịt nhũn.
Thành phẩm: nước sền sệt, sánh, vàng, thịt ngấm gia vị. Rắc thêm hành và rau răm thái nhỏ, ăn nóng với bún hoặc cơm.
Chú ý: Giả cầy nên nấu chân giò sau, có đủ cả móng và thịt.
Cách làm mẻ : Nếu bạn ăn cơm như ở Việt Nam thì chỉ cần bạn lấy khoảng một bát con cơm đã chín + một bát con nước cơm lúc nồi cơm đang sôi (lúc nấu cơm bạn đổ nhiều nước hơn một chút ). Sau đó bạn để 2 thứ thật nguội, cho vào một cái lọ thuỷ tinh hoặc lọ nhỏ có nắp đậy lại, khoảng một tuần sau là chúng biến thành mẻ trắng phau và thơm ngon. Nếu không có mẻ bạn có thể thay thế bằng 1 ly rượu gạo (khoảng 150ml).
• bí quyết
,
• chế biến
,
• món giả cầy
,

No comments:

Post a Comment