Sunday, December 5, 2010

Vợ già chồng trẻ thường không hạnh phúc

Vợ già chồng trẻ thường không hạnh phúc

"Vợ già chồng trẻ như tiền vứt đi", những cặp vợ chồng chênh lệch này thường ít khi hạnh phúc khi người vợ về già còn người chồng còn trẻ. Ở tuổi mới lớn con trai thích làm quen với những cô gái lớn tuổi hơn mình, bởi dưới con mắt của người con trai mới lớn lúc bấy giờ chuyện bước vào tình yêu như là nhu cầu nghiên cứu vũ trụ.
From: Bao Nguyen
To:
Sent: Friday, February 17, 2006 7:18 AM
Subject: Gui Thao
Ông bà ta thường nói "gái hơn hai trai hơn một ", nhưng các cụ xưa kia sống trong tình trạng khép kín nên chuyện gặp khó khăn đã không được truyền lại cho con cháu một cách rõ ràng cho lắm. Riêng về bản thân tôi sau mấy chục tuổi đời tôi rút ra một kinh nghiệm, vì tôi cũng là con trai nên tôi hiểu được tâm trạng của người con trai, tôi thử nêu lên đây để mọi người xem thử.
"Vợ già chồng trẻ như tiền vứt đi", những cặp vợ chồng chênh lệch này thường ít khi hạnh phúc khi người vợ về già còn người chồng lại còn trẻ. Ở tuổi mới lớn con trai thích làm quen với những cô gái lớn tuổi hơn mình, bởi dưới con mắt của người con trai mới lớn lúc bấy giờ chuyện bước vào tình yêu như là nhu cầu nghiên cứu vũ trụ. Khi đã qua lứa tuổi này người con trai sẽ chú ý đến những cô bằng hoặc trẻ hơn họ một vài tuổi, lúc này họ đã thật sự trưởng thành. Nếu người con trai lập gia đình ở thời điểm này sẽ dễ dàng bảo vệ hạnh phúc gia đình hơn. Khi càng lớn tuổi, lúc họ trở thành đàn ông rồi thì có những ông lại thích quay về với những cô gái trẻ.
Cho nên có những cặp vợ chồng chồng thật già và vợ thật trẻ, ông bà ta có câu "chồng gia vợ trẻ là tiên", nhưng có lẽ câu này chỉ đúng với thời xưa. Chứ thời nay thì những cặp vợ chồng này thường thì mấy ông già có tiền mới lấy được vợ trẻ, nhưng cũng chỉ tồn tại ba bảy hai mốt ngày mà thôi. Hiếm có cặp tồn tại lâu dài. Tình yêu thì không phân biệt tuổi tác, nhưng tuổi tác lại xác định ý chí bền vững của tình yêu lứa đôi.




So với quan niệm trong dân gian “chồng già vợ trẻ là tiên”, xu hướng mới nhất ở Trung Quốc ngày nay hoàn toàn ngược lại.
Ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc lấy chồng ít tuổi hơn mình. Điều này được chứng minh cụ thể bằng những con số:
Năm 1990, số phụ nữ lớn hơn chồng 10 tuổi chỉ chiếm 0,08%, nhưng năm 2000, con số đã tăng lên 0,14% và chắc chắn hiện tại còn cao hơn.
Khoảng chênh lệch về tuổi giữa vợ - chồng cũng tăng: Nếu năm 1990, các cặp vợ chồng chỉ chênh nhau 1,8 tuổi thì năm 2000, chênh lệch giữa vợ chồng tăng lên 2,1 tuổi.
Số liệu nghiên cứu từ năm 2000 cũng cho thấy, có đến 9,6% bà vợ hơn chồng đến 5 tuổi (trong khi những năm 1990, con số này chỉ vỏn vẹn 1%).
Hu Deng, nhà tâm lý học của Đại học Renmin, Trung Quốc giải thích: Có 2 lý do chính khiến hiện tượng này trở nên phổ biến trong xã hội.
Thứ nhất là yếu tố tâm lý. Khá nhiều chàng trai chưa sẵn sàng mang vác trách nhiệm xã hội. Họ có khuynh hướng muốn dựa vào những người lớn tuổi hơn mình.
Yếu tố thứ hai bắt nguồn từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Hàng loạt chương trình truyền hình ngầm ý xem người chồng như... đứa con đầu của vợ.
Chính điều này đã bắt rễ ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều chàng trai đến tuổi trưởng thành.
Theo Khương Duy

Tôi lấy vợ hơn tuổi và rất hạnh phúc

Phải nói thật rằng, lúc quen và chơi với nhau thì không nghĩ rằng mình sẽ yêu người này và suy nghĩ hoàn toàn ấu trĩ giống bạn. Lúc đầu cũng thấy hơi ngang ngang, nhưng cuối cùng chúng tôi cũng chẳng rời được nhau và nay đã có tới 2 cháu. Chúng tôi không thấy có vấn đề gì cả.
Thảo thân mến,
Tôi chia sẻ những suy nghĩ, băn khoăn của bạn về “yêu bạn trai kém tuổi” vì tôi cũng ở trong trường hợp như bạn. Tôi cũng tin chắc rằng nếu làm một cuộc khảo sát về số cặp vợ chồng có tuổi vợ hơn tuổi chồng 1 tuổi như tôi và bạn (có thể) thì con số sẽ không nhỏ đâu. Chỉ trong một phạm vi hạn chế là cơ quan tôi và bạn đời của tôi tính ra đã có đến 10 cặp rồi, thậm chí có đôi còn chênh lệch nhau đến 3 tuổi nữa. Chúng tôi chỉ chênh nhau 1 tuổi thôi. Tuy nhiên, tôi ở trường hợp ngược với của bạn, tức là tôi kém vợ tôi 1 tuổi.
Phải nói thật rằng, lúc quen và chơi với nhau thì không nghĩ rằng mình sẽ yêu người này và suy nghĩ hoàn toàn ấu trĩ (từ mà bạn đã dùng) giống bạn. Việc này hết sức bình thường và không có gì là lạ cả, vợ tôi cũng suy nghĩ y như vậy. Lúc đầu cũng thấy hơi ngang ngang, nhưng cuối cùng chúng tôi cũng chẳng rời được nhau và nay đã có tới 2 cháu. Chúng tôi đã cưới nhau được gần 10 năm và không thấy có vấn đề gì cả. Gia đình nhìn chung là hạnh phúc và quan hệ xã hội vẫn thuận lợi như thường. Tôi không hiểu bạn dựa vào đâu mà nói, nếu lấy chồng kém tuổi thì sẽ “làm bất lợi cho anh, cho hạnh phúc gia đình, quan hệ xã hội của anh và tôi sau này...”.
Quả thật nếu bạn từng quen và chơi như bạn với anh ấy, sau chuyển sang yêu thì việc xưng hô có khó khăn thật. Trường hợp của chúng tôi cũng giống bạn. Để cô ấy gọi bằng anh ngay thì thật là khó, và mãi đến khi yêu nhau được hơn một năm cô ấy mới chịu gọi tôi bằng anh ngọt và thân thương đúng như nó phải thế. Tôi còn nhớ, hồi mới yêu, tôi cũng nôn nóng và có yêu cầu giống hệt bạn trai của bạn bây giờ là muốn bạn gái gọi mình là anh “cho oai”. Nhưng không thành.
Sau nhiều lần trì hoãn, cô ấy đã nói với tôi thế này: “Bao giờ T biết bơi thì mình sẽ gọi bằng anh”, lúc đó mình chưa biết bơi. Đó thực sự chỉ là một sự trì hoãn hợp lý, chứ sau này tôi chưa biết bơi mà cô ấy vẫn gọi bằng anh “ngọt” lắm. Nói với bạn như vậy để thấy chuyện xưng hô có hơi khó, nhưng cũng không quá quan trọng đâu, bạn nên nói cả với bạn trai của bạn như vậy. Dần dần tự nhiên các bạn sẽ có cách gọi như hàng vạn cặp yêu nhau say đắm khác thôi.
Đừng quyết định “không đi tiếp” chỉ vì hơn 1 tuổi bạn nhé. Trên đời này kiếm được người tri kỷ “ta yêu và yêu ta” không dễ đâu. Chúc Thảo và bạn trai tiếp tục và thành công.
Thân ái.

No comments:

Post a Comment