Sunday, December 5, 2010

Má ơi đừng gả con xa …

Má ơi đừng gả con xa …

Ở Việt Nam ngày nay, bọn trẻ thường nói vui với nhau câu ca dao biến thể:
“Má ơi đừng gả con xa
Gả con sang Mỹ, sang Canada được rồi”…
“Xa làng nỗi nhớ quặn nhói tim.
Phố xá lao đao phận nổi chìm…”
Có lẽ đây là câu nói nửa đùa nửa thật, biểu hiện thực tế của không ít các bậc cha mẹ, muốn tìm cho con gái mình, một tấm chồng có nguồn thu nhập cao (so với giá sinh hoạt ở quê nhà) mà bản thân cô gái, cũng có cơ hội chắp cánh bay cao hơn vòm trời quê hương… Mà trên thế giới này, thì có quốc gia nào nhiều cơ hội hơn Hoa Kỳ và Canada? Suy cho rộng ra, thì chẳng riêng gì ở Việt Nam, mà hầu hết những người dân ở khắp thế giới, ngay cả ở những nước châu Âu, giấc mộng USA đối với họ, vẫn là giấc mơ êm đềm nhất (còn sự thật như thế nào, xin để chính những người trong cuộc tự hiểu). Hàng trăm ngàn hồ sơ xin nhập cư vào USA, vẫn cứ càng ngày càng chồng chất trong các văn phòng của US/INS.
……
Chợt một cô hỏi tôi: “Chú ở bên Mỹ, làm nghề gì?”. Tôi trả lời: làm việc trong một hãng sản xuất kẹo, công việc của tôi là gói kẹo. Các cô tò mò thêm về thu nhập của tôi hàng tháng, tôi cho họ biết: hàng tháng tôi kiếm được khoảng 800 dollars, thế các cô kêu ồ lên: “Chú già rồi, làm công việc nhẹ nhàng dễ ợt là gói kẹo, mà còn thu nhập cả ngàn dollars một tháng, vậy thì mấy anh thanh niên chắc là thu nhập cao lắm, phải không chú?”. Tôi trả lời các cô là đúng như vậy, thanh niên sức khoẻ tốt, thao tác lao động nhanh, thì thu nhập nhiều hơn tôi gấp hai ba lần… Tất cả các cô đều đồng thanh:
- Hèn chi ở Việt nam, cô nào cũng ham lấy chồng là Việt kiều Mỹ…
Tôi nghe xong câu này, chợt thấy mắc cỡ khó chịu, vội vàng xin lỗi tạm biệt các cô! Vừa đi, tôi vừa lẩm nhẩm: “Hèn chi ở VN, cô nào cũng thích lấy chồng Việt kiều Mỹ?”… Có thật thế không??? Tôi hy vọng sẽ có dịp, kể cho các cô nghe những câu chuyện vui vui, về việc đứng núi này trông núi nọ, của một số ít người, thích sống bằng ảo tưởng.
Xin mượn câu thơ của thi hào Nguyễn Du, để kết thúc đoản văn này:
“Lời quê góp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh”
Mùa Hè Arizona, USA



Bấp bênh tìm chồng Việt kiều
Theo chân cô bạn có mơ ước đổi đời bằng cách lấy chồng Việt kiều, chúng tôi dừng chân tại một điểm internet trên đường Phan Văn Hân, P.17, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Có lẽ vì là chỗ thân quen nên cô chủ quán tiếp chúng tôi rất niềm nở và chu đáo. Nào là hỏi thăm cô bạn đi cùng có “chăn dắt” được anh nào mới không? Hay là có tín hiệu vui của chàng Việt kiều nào chưa? Hỏi rồi, chị chủ quán quay sang tôi hỏi có dùng webcam không?…
Lấy Việt kiều… để bằng chị bằng em
Trong khi chờ cô bạn tạo cho tôi cái nick thật “đáng yêu”, tôi cũng tranh thủ làm quen với cô gái ngồi bên cạnh. Sau một hồi làm quen, Hạnh (tên cô gái tôi vừa quen) biết tôi có ý định lên mạng tìm người yêu, tỏ vẻ “biết chuyện”: “Tưởng chuyện gì chứ tìm Việt kiều hả, dễ ợt hà. Nếu bồ không tin, ngồi đây xem mình “cưa” cả khối anh phải đổ đấy”. Vừa nói chuyện nhưng tôi cũng không quên quan sát Hạnh, cô bé chỉ chừng 17 tuổi, chiếc áo hai dây trễ xuống khiêu gợi, chốc chốc cô bé lại hất mái tóc điệu đà.
Mệt vì phải ngồi hàng giờ cho việc không đâu, tôi có ý định rút lui, nhỏ bạn đã kịp thời lên tiếng: “Nói chuyện như bồ sao mà “cưa” được, phải biết ăn nói cuốn hút, ngọt ngào đến nỗi bồ không lên mạng chỉ một ngày anh ta cảm thấy nhớ nhung, xốn xang… là cá đã cắn câu rồi đấy”. Tôi ngồi lại, tiếp tục nhập vai. Sau một hồi chat chit tôi cũng làm quen được một anh chàng xưng là Việt kiều đang sinh sống ở bang Florida, Mỹ. Vài ngày chat qua lại, tôi có cảm tình đặc biệt với anh chàng này, dù thực tình mà nói tôi chẳng biết cảm giác “mến thương” này có thật hay không.
Sau một thời gian quen nhau trên mạng, Hoa – cô bạn gái của tôi – đã quyết định đi đến hôn nhân với chàng Việt kiều trong mơ của cô ấy. Tuy nhiên, Hoa vẫn đắn đo bởi sau khi cưới, Hoa phải đợi đến 5 năm khi có quốc tịch chàng mới bảo lãnh nàng… về dinh. Với suy nghĩ để tránh khỏi vấp váp và hối hận trong cách lựa chọn của mình, tôi khuyên Hoa nên tìm đến trung tâm tư vấn… Tại trung tâm tư vấn, tôi đã gặp Lan, một cô gái dễ gần, dong dỏng cao, có làn da trắng, sau một hồi nói chuyện Lan bộc bạch: “Nhà nghèo, anh em lại đông, thấy nhà hàng xóm sau khi có con gái lấy chồng Việt kiều, họ xây được nhà mới, cuộc sống khá giả hơn, tôi và gia đình cũng nghĩ đến việc lấy Việt kiều, chỉ có vậy mới mong thoát cái nghèo”. Có chút nhan sắc, qua mai mối và qua vài tháng tìm hiểu, Lan cũng quen được Tâm, một Việt kiều Mỹ. Nhưng nàng đã đợi 2 năm mà chàng vẫn chưa xuất hiện. Mỗi lần Lan muốn buông xuôi thì anh ta lại ân cần hứa hẹn sẽ sớm trở về vì rất yêu Lan… Sự chờ mong làm Lan trở nên tuyệt vọng và hoài nghi, cô quyết định tìm đến các chuyên viên tư vấn nhờ giúp đỡ.
Hãy tin, hãy chờ đợi (!?)
“Con gái Việt bây giờ bạo dạn hơn trước rất nhiều về cách ăn nói cũng như cách ăn mặc, đàn ông tụi mình chẳng ai không thích gái đẹp. Nhưng để chơi đùa thì được chứ cưới thì không”, nghe cậu bạn là Việt kiều tâm sự, tôi thấy thật xót xa. Cậu bạn kể về “chiến tích” của mình: “Trước khi về nước, mình đã lên kế hoạch lên mạng làm quen. Đối tượng chủ yếu của mình phải xinh đẹp, em nào mình cũng nói là Tết này anh sẽ về gặp em và ra mắt gia đình… Mình chỉ cần nói mình là Việt kiều thì khối cô đã muốn theo rồi dù mới gặp nhau. Thật dễ dàng để nhận được tình cảm của họ”.
Trong tình yêu, để đi đến hôn nhân là cả một vấn đề nhưng khi quen một chàng Việt kiều ở trời Tây với khoảng cách về thời gian, không gian và môi trường sống thì số phận các cô gái thật là bấp bênh. Nhiều cô gái chờ đợi trong lo lắng và hồi hộp. “Anh rất yêu em! Nhưng lần này về nước anh kể như mất việc và anh biết em không muốn như vậy, đúng không? Hãy tin anh và chờ đợi em nhé!”. Các chàng luôn miệng nói thế khiến các cô gái nhẹ dạ lại hy vọng và chờ đợi nhưng rốt cuộc, đó chỉ là những lời hứa suông…
Trí Hoàng Gia


Em thì sống ở Sài Gòn, còn anh ở Mỹ
Em đã đọc những lời chị Liên tâm sự. Năm nay, em 25 tuổi, nhỏ hơn chị, nhưng em hy vọng những gì em nói với chị phần nào giúp chị có hướng giải quyết tốt về hôn nhân của chị. Em lập gia đình cách đây 3 tháng. Em và anh quen nhau 2 năm và cả hai ở rất xa nhau. Em thì sống ở Sài Gòn, còn anh ở Mỹ. Ở xa nhau có rất nhiều điều khó khăn cho tụi em chị à.
Chị biết không, quen nhau được 1 năm thì anh ấy gọi điện về ngỏ lời cưới em và hứa với em rằng cuối năm anh về đón Tết ở Việt Nam sẽ cùng gia đình đến nhà xin phép gia đình cưới em. Thế nhưng sau đó 1 tuần em thấy cách anh ấy nói chuyện buồn buồn. Em cố gắng hỏi thì anh kêu là ba mẹ không cho phép cưới, phải đợi thêm một năm nữa. Vì người lớn muốn cả hai tụi em cần có thời gian tièm hiểu lâu hơn.
Chị biết không, lúc đó em đã khóc và khóc rất nhiều. Trong đầu em chỉ có suy nghĩ rằng anh ấy đã có người khác và em sẽ không đồng ý cho anh ấy thêm một năm nữa. Lúc đó, em thấy rất tự ái, vì em không ép buộc anh cưới em. Nhưng nếu anh chín chắn suy nghĩ kỹ trước khi ngỏ lời cưới em thì giờ này đâu có hẹn lại năm sau.
Thế rồi giận nhau một thời gian, rồi lại gặp nhau để hỏi chuyện, để nghe giải thích rõ ràng khi anh ấy về Việt Nam. Và em biết cái lý do trì hoãn đám cưới là vì chuyện gia đình của anh, chứ không liên quan đến chuyện tình cảm của anh ấy và em. Và bây giờ, em và anh ấy có một kết thúc rất hạnh phúc.
Em kể chuyện để chị biết rằng em hiểu tâm trạng của chị. Em không giống chị ở điểm chị và anh đó quen nhau 4 năm. Thời gian 5 năm qua đủ để hai người hiểu nhau, yêu thương nhau và tiến đến hôn nhân. Nếu như anh trì hoãn và đưa ra lý do chính đáng thì chị nên tìm hiểu sự thật thế nào. Hai người cần gặp nhau để nói rõ những suy nghĩ, những quan điểm và cả tâm lý khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân. Biết đâu khi nói chuyện với anh, chị sẽ hiểu anh hơn.
Trì hoãn đám cưới không phải là huỷ bỏ. Em nói như vậy sẽ đúng trong trường hợp chị hiểu rõ anh ấy. Quen nhau 5 năm chị phải biết rõ vị trí của chị đối với anh ấy như thế nào? Và tình yêu của hai người có thật sự đủ để tiến đến hôn nhân không? Điều này chỉ có mình chị mới có thể biết được thôi.
Còn chuyện tâm lý của đàn ông trước đám cưới có phải lo sợ và muốn trì hoãn càng lâu càng tốt hay không thì em xin nói với chị, ngay cả phụ nữ mình cũng vậy. Nhưng không ai vì cái tâm lý đó mà trì hoãn đám cưới đến 1 năm. Em hiểu tâm trạng của chị, hiểu được cú sốc về tinh thần, tổn thương về tình cảm và cả sự tự ái nữa. Nhưng tất cả đều chưa sáng tỏ. Điều chị cần làm là đối diện anh ấy và nói cho rõ ràng. Tại vì chuyện đám cưới chỉ có đơn phương gia đình chị bàn bạc và nói cho anh ấy biết sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 11. Anh ấy đồng ý vì biết đâu không thể từ chối được, vì tôn trọng gia đình chị và chị, chứ thật ra anh chưa đủ điều kiện tổ chức đám cưới.
Chuyện đám cưới là chuyện trăm năm. Em nghĩ nên để anh chủ động bàn bạc ngày tổ chức. Nếu như anh cứ kéo dài, cứ trì hoãn hoài thì lúc đó chị có cách giải quyết khác. Ngoài ra, chị nên tìm hiểu người con gái kia. Có thể ngay bây giờ anh ấy không có gì với chị kia, nhưng biết đâu sức ép về đám cưới làm anh ấy xiêu lòng mà chính anh không biết. Em nói với tất cả những gì em suy nghĩ. Em chia sẻ với chị vì em đã một lần trì hoãn đám cưới nên em hiểu rằng mọi chuyện của chị chưa đến hồi kết thúc.
Em mong muốn chị bình tâm lại, suy xét và tìm hiểu cho kỹ. Dẫu sao cũng có kết quả không như chị mong muốn thì chị cũng không cảm thấy hối hận điều gì cả. Nếu anh ấy không phải sinh ra để dành cho chị thì kết thúc cũng là điều nên làm thôi chị.
Oanh
Tìm chồng tốt ở nước ngoài không quá khó

Chào các bạn,
Tôi đã đọc ý kiến của nhiều người về vấn đề “chồng nội, chồng ngoại”, xin được góp thêm một vài ý kiến từ vị trí của người lấy “chồng nội” nhưng sống ở nước ngoài.
Ở Việt Nam tôi đã tốt nghiệp đại học và đi làm nhiều năm. Qua đây tôi đi học đại học lại và hiện làm cho một công ty của châu Âu có chi nhánh ở Mỹ. Chồng tôi xuất cảnh năm 20 tuổi, hiện cũng làm việc cho một hãng lớn của Mỹ. Nói chung chúng tôi có cuộc sống khá yên bình trong gia đình và sự nghiệp. Tôi về Việt Nam thường xuyên và vẫn giữ quan hệ tốt với bạn bè.
Trong nhóm bạn nữ của tôi ở Việt Nam (đều tốt nghiệp đại học) hiện giờ thì một người vừa hoàn tất thủ tục ly dị, một đã có chồng thứ hai, một ly dị và vẫn còn một mình, một có chồng ngoại tình cách đây 3 năm, nhưng đã hàn gắn được. Một bạn đang tính chuyện ly dị vì chồng không có năng lực, nhưng chỉ thích làm chủ nên toàn phá hại tài sản, một chưa có chồng. Hai người có cuộc sống khá hạnh phúc. Hai người còn lại thì số ngày chồng không đi nhậu trong một tháng chưa qua khỏi số ngón tay, mà theo các bạn ấy thì “chưa bồ bịch là được”.
Có bạn nói rằng Trúc Quỳnh chẳng dựa trên một nghiên cứu khoa học nào, cũng không phải chuyên gia tâm lý hay xã hội học mà đã so sánh, kết luận này nọ. Có lẽ các bạn quên rằng đây là mục Tâm sự, chứ không phải là diễn đàn của những nhà nghiên cứu, và chúng ta góp ý cho cá nhân chứ không phải đề ra chính sách cho xã hội. Những vấn đề chúng ta đưa ra bàn luận ở đây là từ sự cảm nhận thực tế về những gì đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân. Và với thực tế ở chung quanh tôi và bạn bè tôi, tôi rất buồn mà phải nói rằng cuộc sống hôn nhân ở Việt Nam hiện tại thật sự là một vấn đề trầm trọng.
Các bạn đem những con số thống kê, những câu chuyện “chồng ngoại” đối xử tệ với “vợ nội” để biện hộ rằng “chồng nội” vẫn còn tốt lắm. Các bạn quên rằng chỉ cần bớt đi một người chồng ngoại tình, lang chạ, nhậu nhẹt bê tha, bạo hành thì đã có nhiều cuộc đời (người vợ và những đứa con) được hạnh phúc, hay ít nhất cũng là “kém bất hạnh”. Chỉ cần nhìn một người thân, một người bạn đau khổ trong hôn nhân chúng ta đã thấy xót xa lắm rồi.
Nếu mấy trăm bạn đọc đồng ý với Quỳnh từ cảm nhận thực tế của họ thì sự thật là có biết bao nhiêu người phụ nữ, trẻ con đang phải chịu đựng hậu quả của những cuộc hôn nhân cay đắng. Những con số thống kê chính xác theo tiêu chuẩn khoa học có ý nghĩa gì hơn khi trước mắt chúng ta nhan nhản những cảnh đời nghiệt ngã vì một ông chồng bất nhân, bất nghĩa? Vả lại chồng ngoại có xấu cũng chẳng có nghĩa là “chồng nội” tốt, vì chữ “tốt” chúng ta dùng ở đây không phải là một khái niệm tương đối hay trừu tượng cao xa gì, mà đơn giản là khái quát hóa những tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu của một người chồng: chung thủy, tôn trọng, chia sẻ niềm vui, công việc gia đình với vợ con.
Theo tôi về cơ bản có ba kiểu người. Kiểu người có bản chất nhân hậu, được giáo dục tử tế, sống trong môi trường nào cũng không vì quyền lợi cá nhân mà làm hại người khác về thể chất hay tinh thần. Kiểu thứ hai là người có bản chất xấu, hoặc thiếu giáo dục, chỉ có pháp luật mới có thể bắt họ sống trong khuôn khổ xã hội chấp nhận được. Chiếm đại đa số và quyết định bộ mặt của xã hội là loại người “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
Ở Việt Nam, do tác động của nhiều yếu tố nên vài năm gần đây số người xấu quá lộng hành, làm “đen” cả thành phần chiếm đa số. Những người tốt thì quá ít ỏi so với người xấu nên mới có vấn đề “tìm chồng tốt khó quá”. Những nước văn minh có kinh tế ổn định, có chương trình giáo dục nhân cách, pháp luật nghiêm minh, chế tài hiệu quả hơn nên hạn chế được hành vi của nhiều kẻ xấu và làm cho người bình thường hướng về điều thiện nhiều hơn.
Chồng tôi là người Huế, lớn lên trong gia đình nổi tiếng về vấn đề gia trưởng. Tuy vậy vì chúng tôi hiểu biết về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng nên gia đình tôi tuyệt đối không có chuyện “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, mà tuyệt đối tôn trọng nhau. Kế bên nhà tôi là vợ chồng người Hàn Quốc. Người vợ gặp chúng tôi thì chào hỏi vui vẻ, còn người chồng thì chỉ lạnh nhạt một tiếng “hi”, thậm chí còn làm lơ. Nhìn trang phục, lối sống của họ tôi nghĩ người chồng là bác sĩ. Họ dọn đến vài tháng thì một buổi tối tôi nghe tiếng la hét của người chồng và tiếp theo là tiếng gào khóc của người vợ.
Tôi rất bồn chồn vì nhà chúng tôi cách nhau khoảng 3 mét, đều có cửa kính hai lớp cách âm khá tốt, nếu nghe tiếng khóc lớn như vậy chắc phải có vấn đề gì nghiêm trọng. Tôi đang tìm phone để gọi cảnh sát thì vợ chồng người Mỹ nhà đối diện nói là họ đã báo rồi. Cảnh sát đến, vào nhà khoảng 30 phút rồi đi. Hôm sau tôi lại thấy vợ chồng tung tăng ngoài đường rất vui vẻ. Từ đó đến nay đã mấy năm không nghe ồn ào lần nào nữa.
Năm ngoái dì chúng tôi ở Huế qua Mỹ du lịch. Tuần đầu tiên dì than thở là “dì qua đây ở nhà không ai lo cho dượng, con gái của dì (30 tuổi) làm sao lo cho ông bằng dì được”. Ba tháng sau gặp lại tôi dì bảo: “Mẹ chồng con sướng quá, dì thấy ba chồng con nấu cơm, rửa chén, dọn dẹp, làm vườn, chứ chồng dì chỉ có ngồi đọc báo, xem tivi, đợi bưng cơm nước lên tận miệng. Dì hầu hạ ông cả đời rồi, bây giờ về không hầu nữa”.
Nhiều bạn chê bai những người lấy chồng ngoại rồi quay lưng lại với “cây nhà lá vườn”. Thật ra chính vì chúng tôi sống trong một môi trường lành mạnh mới nhìn thấy được lối sống tệ hại của nhiều đàn ông ở Việt Nam, ngay cả trong giới trí thức thành thị. Những chuyện ngoại tình, bạo hành, nhậu nhẹt mà hầu hết bạn bè của tôi đều chặc lưỡi bỏ qua thì chúng tôi không thể nào chấp nhận được.
Nếu dì tôi không qua đây thì cả đời dì hầu hạ ông chồng mà không biết rằng ở nơi khác những người như dì hạnh phúc hơn rất nhiều. Tôi nghĩ Trúc Quỳnh đưa vấn đề này ra cũng chỉ để cho các bạn biết rằng ở nơi khác trên thế giới có nhiều cuộc hôn nhân rất tốt đẹp, hay ít nhất cũng ít tồi tệ như ở Việt Nam hiện tại. Tôi không có tham vọng những lời tâm sự trên diễn đàn này sẽ làm cho những người đàn ông đang đối xử tệ bạc với vợ con một sớm một chiều thay đổi cách sống. Tôi chỉ mong những phụ nữ đang “chịu đựng” hôn nhân của họ có cách nhìn khác hơn về quyền lợi, trách nhiệm của mình và dũng cảm đấu tranh cho những quyền lợi đó.
Tôi cảm thấy rất buồn cho những người phụ nữ sống ở Australia như bạn Nguyen miêu tả. Tuy vậy, nếu họ đau khổ vì sự đối xử tệ bạc đó thì cũng đừng trách những người ngoại quốc xấu, hãy trách họ đã được xã hội bao bọc như vậy mà còn quá phụ thuộc để mất cả lòng tự trọng.
Chuyện người Australia không thích thức ăn Việt Nam, không thích con nói tiếng Việt cũng giống như người Việt không thích mùi thức ăn Ấn Độ hay không thích con nói tiếng Mỹ trong nhà, không nhất thiết liên quan đến việc tôn trọng hay coi thường cả một dân tộc. Trẻ con sinh trưởng ở nước ngoài nếu không được khuyến khích liên tục hay bắt buộc thì chúng cũng chẳng nói tiếng Việt, không cần phải cấm đoán.
Chị tôi không nói tiếng Việt với con ở nhà vì không muốn chúng phải học thêm ESL (English as second language) ở trường. Trong bàn tiệc có nhiều người nước ngoài mà vài người nói tiếng Việt với nhau, tôi cho là hết sức bất lịch sự, và chúng ta phải tự biết điều đó, không đợi ai phải cấm đoán. Người Việt ở đây cũng hay xem thường người Mễ, đơn giản vì đa số dân Mễ làm lao động chân tay, ít học.
Nếu người Australia không thích giao du với người Việt thì chúng ta cũng nên tự hỏi vì sao, phải chăng vì cách sống của một số ít người Việt làm cho họ mất thiện cảm? Những người đi làm đóng thuế đầy đủ như tôi không thể nào thích được những người gian dối để lợi dụng những phúc lợi xã hội. Bài viết của Hằng Nga đã đề cập phần nào thực trạng đáng buồn đó.
Không ít người Việt ở đây làm kinh doanh theo kiểu chụp giựt, lừa đảo được tới đâu hay tới nó. Mới đây tôi cũng bị một tiệm khá lớn của người Việt nợ tiền hàng hóa không trả, đợi đến lúc tôi đòi thưa kiện mới chịu giải quyết. Bản thân tôi là người Việt mà còn không muốn giao dịch với người Việt sau vụ tranh chấp đó, thử hỏi người ngoại quốc nghĩ gì nếu họ cũng xui xẻo gặp phải những người như vậy?Tôi không có ý rằng những người Australia kia là không xấu vì tôi không biết cụ thể về cuộc sống, quan hệ của họ với người chung quanh. Tôi chỉ muốn nêu ra một cách nhìn khác của vấn đề.
Điều tôi muốn nhắn nhủ các bạn gái là nước ngoài chỉ tạo cơ hội cho các bạn có một cuộc sống xứng đáng với công sức của các bạn. Các bạn có thấy những người ngoại quốc giàu sang lịch lãm thường cưới những cô gái Việt Nam giỏi giang xinh đẹp ở Việt Nam? Quỳnh, Vân có thể là trường hợp cá biệt vì họ là người xinh đẹp giỏi giang và có được những người chồng quá tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu các bạn là người độc lập, suy nghĩ đúng đắn, thì sẽ không quá khó khăn (như ở Việt Nam) để tìm được một người chồng Việt hay ngoại quốc tốt.
Tôi cũng tin rằng việc cùng một nguồn gốc văn hóa hay ngôn ngữ không quá quan trọng. Những người thật sự hòa hợp thì không cần nói ra đối phương cũng hiểu họ nghĩ gì, muốn gì. Việc học thêm một ngoại ngữ từ chính chồng/vợ của mình cũng không quá khó khăn. Khi người bạn đời của chúng ta đáng được thương yêu trân trọng, chúng ta sẽ chấp nhận văn hóa của họ một cách tự nhiên. Ngay cả người Việt với nhau cũng không phải lúc nào cũng chấp nhận được “văn hóa” và ngôn từ của người khác.
Còn đàn ông Việt Nam hãy chứng minh sự tốt đẹp của mình bằng hành động cụ thể. Nếu những người vợ, con của các anh thật tình ca ngợi các anh thì chúng tôi sẽ tự thấy rằng sự so sánh của mình là sai lầm, chứ không ai nghe những lời “mèo khen mèo dài đuôi” cả.
Chúc các bạn vui khỏe.


Phải hiểu rõ cuộc sống ở Mỹ

Tôi hiện sống tại Mỹ, nhân đọc được câu chuyện của Hải, tôi thấy cần có đôi điều với bạn, để bạn có cái nhìn tổng quát về quyết định cho cuộc tình hiện tại của chính mình.
Tôi đọc toàn bộ câu chuyện của Hải mà thấy có nhiều tình tiết khá phức tạp và mâu thuẫn:
Bản thân Hải là người có một gia đình tương đối khá giả (so với bạn gái Hải), vì thế gia đình của bạn gái Hải đã “sợ gia đình không môn đăng hộ đối với gia đình Hải” nên đã ngăn cấm mối tình này.
Và vì gia đình bạn gái bạn “quá khó khăn” nên đã quyết định cho con đi qua Mỹ theo diện kết hôn giả với một Việt kiều để “vừa đi học, vừa đi làm” theo sự sắp xếp của người cô bên Mỹ.
Người Việt kiều này đã biết hai bạn đã yêu nhau tại VN, nhưng đồng ý cưới vì nghĩ rằng có tiền và “lấy được rồi thì sẽ quên bạn luôn”.
Sau khi qua Mỹ, bạn gái Hải đã sống chính thức đời sống vợ chồng và người chồng này muốn có một đứa con.
Sau khi phát hiện vợ mình còn quan hệ với Hải, người chồng cắt đứt mọi liên lạc của người vợ.
Bạn gái Hải không còn tiếp tục đi học mà “chú tâm đi làm kiếm tiền để gửi về gia đình”.
Hiện tại vợ chồng bạn gái Hải đã về VN thăm gia đình.
Gia đình của bạn gái Hải vẫn “quản lý con gái” vì sợ gặp lại Hải.
Người chồng Việt Kiều sợ “ly dị vì phải chia đôi tài sản”.
Bạn gái Hải nói rằng “không xứng đáng với Hải nữa vì là gái đã có chồng”.
Phân tích ra những vấn đề trên để thấy rằng:
Mục đích của gia đình bạn gái của Hải là muốn con gái mình qua Mỹ và không muốn chấp nhận mối tình của hai bạn.
Gia đình nghèo vì thế chuyện hôn nhân của con gái họ được sắp xếp bởi những người cô bên Mỹ là kết hôn giả để được đi.
Gia đình bạn gái Hải không biết và không tìm hiểu kỹ những thủ tục cũng như những gì sẽ xảy ra đối với con gái họ khi qua đến Mỹ, vì mục đích của họ là cho con đi Mỹ chứ không phải là gả chồng cho con.
Những người cô bên Mỹ này chắc chắn rằng phải hiểu rất rõ về những việc mình làm cũng như luật lệ của Mỹ.
Người Việt kiều kia thật sự là muốn cưới vợ chứ không phải là làm đám cưới giả để lấy tiền.
Và vì vậy Hải và cả bạn gái mình đều không hiểu rõ những “tính toán của người lớn” nên một bên thì cứ “vô tư yêu và giúp đỡ gia đình thông qua cô bạn thân của bạn gái, mặc dù gia đình của bạn gái Hải vẫn không thừa nhận” và một bên thì “đau khổ vì phải sống chung với người đàn ông mà mình không yêu, nhưng luật pháp công nhận là chồng”.
Luật pháp Mỹ quy định rất rõ ràng về hôn nhân gia đình:
• Vợ chồng thì phải sống chung với nhau (nếu thật sự chỉ là hôn nhân giả thì muốn ly dị phải có thời gian đủ 3 năm mới đúng luật).
• Đã là vợ chồng chính thức rồi thì mọi giấy tờ liên quan đến pháp lý phải gắn chặt cả với vợ và chồng, không thể tách rời được (ví dụ tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, income của nhau…).
• Khi một người (nam hay nữ) chấp nhận tính pháp lý trong hôn nhân thì ảnh hưởng rất lớn cho đời sống của họ trong tương lai (ở Mỹ có những ưu đãi cho nhiều trường hợp như trợ cấp Low income, người tàn tật, người già và trẻ em…).
• Phải trả giá rất đắt nếu xảy ra trường hợp phải ly dị, nhất là đàn ông (bạn không thể hiểu rõ được vì đời sống trên đất Mỹ không phải là thiên đường, rất là vất vả, vì thế không ai là không tính toán, vì sự tồn tại của cá nhân và không ai từ chối mọi quyền lợi cũng như những cái mà mình sẽ và phải được hưởng cả, nếu là phụ nữ!).
• Sau khi qua được Mỹ rồi, bạn gái Hải phải là thường trú nhân tại Mỹ ít nhất là 3 năm mới được Chính phủ cấp thẻ xanh thời hạn 10 năm, và đủ điều kiện để được nhập quốc tịch theo chồng (nếu không thì phải đủ và đúng 5 năm).
• Nếu phát hiện được là hôn nhân giả mạo thì sẽ bị trục xuất vô điều kiện, và người bảo lãnh phải bị ra tòa và lãnh án.
Bạn gái của Hải mới sống trên đất Mỹ được 3 năm, cô ấy chắc đã được cấp thẻ xanh 10 năm và chuẩn bị được nhập quốc tịch Mỹ theo chồng theo luật định. Cô ấy hiện có đầy đủ những cơ sở của tính pháp lý cũng như được quyền bảo lãnh thân nhân của mình sang Mỹ nếu như cô ấy và gia đình muốn điều này (đây cũng là vấn đề bạn Hải cần quan tâm).
Chồng tất nhiên không muốn mất cô ấy cũng như không muốn cô được tất cả những gì cô được hưởng từ chuyện kết hôn nếu thật sự là giả. Và vì chồng cô ấy không có vụ lợi gì về cuộc hôn nhân này.
Cô ấy còn rất non trẻ, và trên đất Mỹ này ai lo thân nấy, không ai có thể giúp đỡ ai cả (kể cả người thân là cô của cô ấy). Vì thế cô ấy phải bám vào người chồng, vì thời gian đầu là thời gian khủng hoảng nhất của người VN nói chung và cô ấy nói riêng khi mới đặt chân lên đất Mỹ.
Bên Mỹ này, việc đi học là không tốn tiền, vì nếu gia đình cô ấy thuộc diện low income, (ngoại trừ người chồng có income cao thì cô ấy đi học phải đóng tiền, và chắc chắn rằng chồng cô ấy không thuộc diện này).
Bạn đừng quan niệm là ở Mỹ ai cũng giàu, điều này lại càng khó hơn nếu là người VN.
Tôi nêu ra những vấn đề trên để bạn Hải hiểu một phần những cái khó khăn cho bạn gái mình, và những ràng buộc pháp lý của người chồng. Đồng thời cũng phân tích cho Hải biết rằng với những việc nêu trên bạn gái Hải dù có yêu bạn đến đâu đi nữa sẽ cũng không thể tự giải quyết một mình mà không có sự đồng ý của người chồng. Bên Mỹ mướn luật sư đắt lắm, chỉ có tỷ phú mới dám làm (nếu là giàu thật). Không đơn giản như VN là chỉ đưa đơn ra Tòa chờ giải quyết ly dị vì “không hòa hợp”, hoặc chia hai tài sản là đủ…
Có một câu thường dùng khi sống trên đất Mỹ là “1 năm đầu thì ghét Mỹ, năm thứ 2 thì hơi thích Mỹ, nhưng đến năm thứ 3 thì bắt đầu yêu Mỹ”, đó là sự ví von của những giai đoạn đầu khó khăn và từ từ ổn định cuộc sống. Bạn gái Hải đã sống được 3 năm và dần dần đã thích nghi rồi. Vả lại con gái mà “mưa dần thấm đất, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, dù không có tình yêu thực sự, nhưng rồi “đâu cũng vào đó”. Cuộc sống bên Mỹ này rất khác với VN, nhiều khó khăn và ràng buộc!
Bạn còn rất trẻ, tương lai còn đang trước mặt, khi chưa là gì của nhau thì rất đẹp, nhưng thực tế đời sống vợ chồng rất phức tạp, cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định. Cô ấy bây giờ là gái đã có chồng. Dù không yêu thương, nhưng người chồng ấy đã cưu mang cô ấy trong suốt 3 năm, với bao nỗ lực về tình cảm và tài chánh cũng như được sự đồng tình của cả gia đình cô ấy, tôi nghĩ rằng cô ấy cũng đã suy nghĩ nhiều và chấp nhận hiện tại cho dù có hy sinh một chút riêng tư.
Tôi không khuyên bạn nên tiến hay lùi trong cuộc tình này, tất cả là nằm trong nỗ lực của hai bạn, với những rào cản của gia đình cô ấy, với những gì hiện tại của cô ấy, và những nỗ lực trong tiến bộ sự nghiệp của chính bạn, thì bạn phải hiểu rõ và làm những gì nên làm, nhất là bạn là “đàn ông”.
Chúc bạn tìm được những suy nghĩ chín chắn nhất để không làm dang dở tương lai cho chính bạn và người bạn gái mà mình đã yêu thương.
Thân mến,






Kinh Nghiệm Lấy Chồng Việt Kiều

Chào các bạn!
Chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm lấy chồng Việt Kiều cho các bạn.
Trước hết, các bạn thật sự muốn có một gia đình êm ấm với Việt Kiều. Sau đó các bạn có thể theo các hướng dẫn hoặc những kinh nghiệm mà tìm tấm chồng ở phương xa.
Tại sao nên lấy chồng Việt Kiều? Nhiều ý kiến khác nhau nhưng một số điểm chung khiến một ít cô gái muốn lấy chồng phương xa:
- Không tìm được bạn trai
- Mặc cảm những chuyện riêng tư
- Mặc cảm ngoại hình
- Gia cảnh khó khăn
- Trốn tránh những chuyện đau lòng
- Tìm môi trường mới để phấn đấu
- Môi trường tốt cho con cái (học hành và sức khoẻ)
Nếu các bạn đã lấy chồng Việt Kiều và có những kinh nghiệm riêng xin vui lòng chia sẻ (VietKieuLayVo@yahoo.com)
Chúc các bạn đạt được những ước mơ!
Ban Biên Tập

Tôi củng thích môi trường ở những nước tiên tiến, lại không ồn ào, con cái lớn lên được hưởng 1 nền giáo duc tốt, ở VN không biết khi nào mới khá nổi đây.


Du lịch tìm chồng Việt Kiều cho con gái
Tôi cũng góp một bài.
Vợ chồng tôi chỉ có một đứa con gái. Tôi làm chủ tiệm vàng và gia đình khá giả. Con gái tôi không phải lo gì cuộc sống ở VN.
Tôi có tinh thần vọng ngoại (cứ cho như thế) cho nên muốn cho con gái tôi sống ở Mỹ và có tấm chồng đàng hoàng. Tôi nghĩ cuộc sống ở Mỹ tốt hơn, an toàn hơn, và có tương lai cho thế hệ sau hơn. Đó là quan điểm của tôi. Thực hư ra sau thì thực tế trả lời.
Con gái tôi được ăn học đàng hoàng. Cho dù khá giả nhưng tôi không có ô-sin và con gái tôi biết làm chuyện nhà. Tôi quan niệm “cuộc sống lên voi xuống chó” là chuyện bình thường vì thế chọn môi trường sống tốt cho con gái tôi thì cuộc sống về sau không có thăng trầm nhiều.
Mặt khác đa số thanh niên ở VN sống hời hợt và nhậu nhẹt. Cái thói đàn ông rởm khiến họ bỏ bê gia đình nhiều và thích bồ bịch bia ôm. Điều đó làm con gái tôi sợ sệt chuyện lập gia đình. Xung quanh có nhiều cặp vợ chồng trẻ cứ đi vào ngỏ cụt của lề thói xấu làm con gái tôi ngao ngán và sợ tình yêu.
Tôi làm vài chuyến du lịch sang Mỹ để hòng gặp gỡ nhiều chàng trai có học thức và quan niệm sống tốt. Tôi qua nhiều tiểu bang thăm nhiều bạn bè xưa cũ và rút ra nhiều điều từ xã hội Mỹ để hòng giúp con gái tôi lấy chồng Việt Kiều.
Trăm nghe không bằng mắt thấy. Vì vậy tôi cũng chọn được một chàng rễ như ý. Giờ này con gái tôi đã ở Mỹ. Con gái tôi đi học lại để hòng có bằng cấp tốt. Dù học phí đắt đỏ nhưng vợ chồng tôi dư sức chu cấp.
Hai vợ chồng con gái tôi luôn hạnh phúc khiến tôi vui mừng. Hiện tại tôi chỉ lo tiền giúp vợ chồng nó mua nhà mà “an cư lạc nghiệp”.
Nếu làm cha làm mẹ muốn có con gái lấy chồng Việt Kiều tốt thì hãy đi du lich mà tận mắt thấy. Việt Kiều có nhiều thứ rởm, về nước thì nổ nhưng cuộc sống thực sự thì khác.
Tôi chỉ biết nói bao nhiêu đó thôi. Ai nói về tôi ra sao cũng được nhưng con tôi hạnh phúc và sống trong môi trường trong lành là tốt rồi.
Posted in Uncategorized | Thẻ: kinh nghiệm, Việt Kiều, lấy chồng, đối tượng, tâm sự, duyên phận, nước ngoài, Mỹ, Du lịch, tìm chồng
« Du học tìm chồng Việt Kiều
Thôi, hãy tin ở Tình yêu »

Việt Kiều chẳng còn có chút giá nào cả
2/3 Việt Kiều tại Mỹ trong độ tuổi lao động có thu nhập dưới mức trung bình của nước Mỹ.
Cũng đúng thôi, người Việt rời quê hương sang Mỹ làm sao người Mỹ quỳ xuống dâng hết mọi thứ tốt lành cho Việt Kiều.
Việt Kiều vốn dĩ ra đi từ nước nghèo (trước 1990 Việt Nam rất nghèo) cho nên nghề, tiếng Anh, vốn sống, nơi xuất thân,… hầu như không có gì. Do đó Việt Kiều qua đây phải học, hội nhập, bươn chãi, giúp thân nhân bên Việt Nam,…
Tôi nhớ thời trước 1990 bên Việt Nam, thân nhân Việt Kiều oai lắm và hay nổ. Việt Kiều lúc đó có giá.
Cũng đúng thôi, lúc đó giá nhà đất chưa có cao cho nên chẳng ai có tiền tỉ và không có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Bây giờ người đi làm ở công ty nước ngoài có bằng cấp cũng khoảng 1000 đô Mỹ mỗi tháng là ít; thậm chí 3000 đô Mỹ mỗi tháng là chuyện thường; còn hơn Việt Kiều lao động ở Mỹ. Nhiều công ty Việt Nam trả nhân viên có bằng cấp cũng khoảng 20-30 triệu mỗi tháng rồi (tức 1000-1500 đô).
Giá nhà lên, giá đất lên, phút chốc nhiều người có tài sản giá trị trên 1 tỷ trong lúc đó 80% Việt Kiều không thể có tài sản nào giá trị hơn 1 tỷ. Đó là sự thật.
Như vậy phần Việt Kiều trở nên kém cỏi về mặt thu nhập so với nhiều người Việt Nam tại Việt Nam.
Một ví dụ cho thấy Việt Kiều kém cỏi so với người bên Việt Nam:
Hồi năm 1990. Lương của tôi 700 mỗi tháng. Tiết kiệm và chắt chiu dành dụm được 100 mỗi tháng mà là mừng lắm. Lúc cậu tôi xây nhà chỉ 1500 đô (đất có sẵn) là tươm tất.
Bây giờ năm 2010. Tức 20 năm sau. Lương tôi chỉ 1200 mỗi tháng, tiết kiệm lắm cũng dành dụm được 110 là mừng lắm. Bác tôi mới xây nhà xoàng xoàng cho con trai ra riêng cũng hết 9000 đô (đất có sẵn chia ra).
Như vậy 20 năm qua, lương lao động của tôi và lương lao động cả nước Mỹ tăng không nhiều nhưng vật giá tại Việt Nam tăng rất lớn.
Như vậy đồng tiền dành dụm của Việt Kiều không đáng là bao so với mức tiêu dùng bên Việt Nam.
—————–
Tôi nói ra đây để các cô kém hiểu biết về Việt Kiều bên Việt Nam thấy rằng Việt Kiều bây giờ chẳng có xơ múi gì khi họ kiếm chồng Việt Kiều qua bên đây hòng giúp đở gia đình.
Nếu yêu nhau thì lấy nhau không thì đừng có làm tội tình cho nhau.
Nếu lấy Việt Kiều vì kinh tế thì đừng lấy. Có chăng các cô nên kiếm các anh có bằng cấp đi làm cho hãng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.


Chuyện lấy chồng Việt Kiều của tôi
Chuyện lấy chồng Việt Kiều của tôi
Tối nào tôi cũng khóc, khóc cho cái ngu si của mình. Khóc cho sực kém hiểu biết, khóc cho không biết yêu thương chồng.
Nhà tôi và bà con đay nghiến tôi, có người nói: “lấy chồng Việt Kiều như mày ngu quá”. Bà con hay người ngoài tôi bỏ ngoài tai nhưng buồn hơn là chính mẹ tôi.
Tôi uống thuốc tự tử và để lại mảnh giấy: “Không ai thương tôi cả, chỉ biết làm tiền từ tôi và tôi lại làm tiền từ chồng tôi để cho họ. Khi tôi thất bại họ dìm tôi xuống giếng đến khi tôi chết mới hả dạ. Có ai thông cảm cho tôi vì lỗi của tôi và lỗi của họ. Tôi thất bại tại vì ai. Mẹ tôi không dạy cho tôi thương yêu chồng mà chỉ dạy cho tôi bòn rút tiền chồng.”
Rồi tôi được cứu kịp. Khi tôi tỉnh thì khóc và người ta chích thuốc mê cho tôi để tôi đừng quá xúc động. Tỉnh lại lần nữa thì thấy mẹ tôi khóc và mẹ tôi nói: “Tao ân hận. Tao có lỗi! Tao sẽ làm hết sức để trả lại cho nó”.
Bạn bè thương tôi nên giúp tôi có việc làm tốt hơn hiện tại và làm nơi chẳng ai biết về tôi.
Những lúc đi xe đạp dưới trời nắng nóng và bụi bặm mà tôi nhớ đến anh, chồng cũ của tôi mà khóc. Không biết anh ở bên Mỹ sống ra sao? Vết thương lòng của anh có lành bớt chưa?
Tôi không có đi chiếc Honda Future mà anh đã từng gởi tiền mua cho tôi mà tôi để lại cho nhà. Tôi đi xe đạp cho dù đường xá có cực khổ. Tôi phải tự dấn thân vào cực khổ để cảm nhận anh cực như thế nào cho tôi sướng một thời. Tôi thề tôi không đụng đến xe đó. Má tôi dùng hằng ngày và thỉnh thoảng nhìn tôi khóc khi tôi đi về với ướt đẫm mồ hôi.
Má tôi có lần nói: “Tao không dùng đến, có đi tao cũng đi xe đạp như mày”. Rồi chiếc xe nằm ở góc phòng khách đóng bụi. Vài ngày tôi chùi mà nhớ tới anh da diết.
Chuyện 5 năm trước như thế này:
Tôi đòi hỏi quá nhiều cho tiệc cưới, anh ở bên Mỹ năn nỉ bớt nhiều thứ mà tôi đâu có nghe. “Lấy chồng Việt Kiều” mà cho nên nên phải cho “xứng” với chữ “Việt Kiều” không thì thiên hạ cười thúi đầu. Mẹ tôi đi đâu cũng khoe tôi là “dâu Việt Kiều” rồi ăn diện từ những đồng tiền do anh gởi.
Rồi tôi qua Mỹ.
Căn nhà đơn sơ trông thiểu não, chiếc xe anh đi đã 15 tuổi đời. Anh hứa sắm sửa lại để cho sang trọng nhưng anh không làm. Tôi bực mình lắm. Rồi phòng cho hai vợ chồng không đẹp, chỉ tường trắng và chiếc giường nệm mà thôi chứ không có giường 4 cột cầu kỳ với hoa và đăng ten.
Ngày ngày anh đi làm về tôi đòi anh chở đi shopping. Mỗi ngày tôi mua cái áo, hay cái quần,… Anh nhăn nhó nói khi cần thì mua. Tôi lại nghĩ ở Mỹ mà không mua sắm thì uổng đời.
Tôi học lái xe rồi tôi ép anh mua cho tôi chiếc Camry. Anh nói không thể kham nổi cho dù anh la kỹ sư nhưng phải trả tiền nhà, điện nước, xăng, chợ, shopping cho tôi,… Tôi trừng mắt: “nhà phải trả sao? chứ không phải anh nói em anh mua nhà rồi đón em qua?”. Anh giải thích ở đây không ai mua nhà trả hết như ở Việt Nam mà phải trả góp.
Tôi xem mấy hóa đơn trả tiền nhà, tiền này tiền nọ,…. rồi tiền hàng tháng anh phải bỏ ra 300-400 để tôi gởi về mẹ (chưa kể tiền Tết, tiền ho cảm, tiền dịp này dịp kia). Tôi thấy anh sao nghèo quá. Lương 80 ngàn mỗi năm, thuế rồi trả này trả kia sao nghèo quá. Rồi cưới tôi, tôi đòi hỏi, tiền nợ thẻ tín dụng chưa trả hết nên phải trả lãi cao.
Tôi thất vọng quá vì lấy nhằm Việt Kiều nghèo. Kỹ sư Mỹ gì đâu mà nghèo quá. Thằng bạn tôi ở VN kỹ sư mà nó mua hai căn nhà 3 tỉ, còn hơn anh. Anh là Việt Kiều thua nó sao? Nó sắp mua xe 800 triệu, còn anh đi xe cũ không dám mua xe Camry ở Mỹ chỉ có 400 triệu.
Tôi tức quá. Tại sao tôi lấy nhầm chồng Việt Kiều nghèo.
Anh chở tôi đi thăm mấy người bạn. Nhà cửa người ta rộng, xe người ta ngon. Sao chồng mình cái gì cũng bèo.
Anh giải thích là người ta làm ngon, ít người như những người đó. Hai vợ chồng ở đây, làm lâu, hai thu nhập tích cóp được như vậy. Còn anh thì một thu nhập mà con phải nuôi tôi để tôi hội nhập, rồi phải cho tiền hàng tháng gia đình tôi.
Tôi như nổi điên lên vì tức anh nghèo. Tôi và anh bắt đầu cãi nhau to tiếng và anh luôn xuống nước và xin lỗi. Anh đi làm thêm vào ngày thứ Bảy chủ nhật để trả góp cho tôi chiếc Camry mà chạy.
Anh ngày một ốm và xơ xác. Cuộc sống tình cảm và tình dục cũng nghèo nàn. Tôi và anh ít quan tâm nhau.
Một hôm anh nói: “Nhà băng mình lủng rồi, mình cần tiết kiệm hơn.” Tôi lại la nạt anh: “Ý anh nói em tiêu hoang rồi lủng băng chứ gì. Anh nghèo mà đòi cưới vợ làm sao mà sống?” Anh nói nhỏ nhẹ: “Anh đã tiết kiệm cho chính anh, em thấy không, anh di làm rồi về, không tiêu xài một cắt. Từ khi em qua anh có mua cái áo, cái quần gì không? Cà phê không đi uống ngoài, không nhậu nhẹt, …. Em nghĩ lại xem”.
Thế rồi anh xiết tiền cho tôi tiêu xài. Tôi tức lên. Tôi tâm sự một cách phiến diện cho bạn bè tôi. Ai cũng bảo anh là bần tiện, là kiết lỵ, nên bỏ anh cho rảnh nợ. Con gái đi lấy chồng Việt Kiều mà chẳng hưởng gì cũng uổng.
Tôi và anh to tiếng nhau cãi nhau. Anh lại đi làm thêm vào buổi chiều tối. Thế là tôi ít khi gặp anh hơn vì khi tôi ngủ anh mới về tới nhà.
Có anh khác ve vảng tôi. Thấy đi xe Mẹc tôi thèm. Ảnh hứa sẽ cho tôi chiếc Mẹc hay chiếc Bi nếu tôi thích. Tôi hiểu ảnh muốn tôi bỏ chồng mà theo ảnh.
Một lần ảnh rủ tôi đi shop nhưng tôi nghĩ tôi có chồng không đi chơi riêng được. Cuối cùng tôi bị khuất phục. Đi shop sang trọng làm tôi cảm thấy sướng, ảnh mua cho tôi tất cả tôi muốn. Xe Mẹc thiệt là ngon. Tôi cảm thấy sung sướng khi đi với ảnh.
Chồng tôi biết và hai vợ chồng cải lộn nhau.
Rồi tôi bỏ chồng. Chồng đưa giấy ly dị ra toà. Tôi bị kêu vài lần không ra. Toà gởi giấy cuối cùng là tôi không ra trình là mất quyền lợi. Tôi thấy không tiếc khi bỏ chồng và tôi lại nhờ luật sư. Tôi đòi hỏi gì chồng cũng chịu. Chồng thiểu não và đầu hàng vô điều kiện với sự đòi hỏi của tôi.
Chồng tôi ra đi khỏi căn nhà và trắng tay với số nợ hơn 100 ngàn. Tôi thì được anh ta cho mượn tiền trả dứt nhà băng nên nhà thuộc về tôi. Rồi tôi bán nhà theo anh ta để được hưởng sự sung sướng.
Nhưng tôi lầm và bị anh ta lừa. Anh ta không chịu cưới tôi làm vợ như đã hứa. Anh ta bắt đầu xem thường và chữi tôi. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi từ từ nhận biết là anh ta từng lừa đảo nhiều cô vợ mới từ Việt Nam sang để có tiền.
Tôi tức tốc chạy ra nhà băng thì tôi chỉ còn có ít trăm. Tôi đã tiêu tiền bán nhà hết lúc nào không hay. Tôi nhớ là mấy thẻ nhà băng và tín dụng của tôi do anh quản lý. Tôi hiểu ra sự thật về con người lường gạt này.
Khi tôi chạy về nhà anh ta hòng gom hết tất cả những gì có thể mà trốn đi thì anh ta đã đứng trước nhà liệng cho tôi giấy tờ và ít bộ đồ và nói:
- Chơi với mày đủ rồi, mày lo biến đi. Mày dám bỏ chồng theo trai ai mà dám cưới dám chứa mày. Mày đừng hòng tố tao vì vì không ai binh vực mày vì mày là đứa khốn nạn bỏ chồng. Hồ sơ ly dị của mày thì không tòa nào dám binh vực. Mày có khôn hồn thì biến ngay đừng có gặp tao và kiếm tao.
Tôi gần như muốn xỉu vì cảm thấy nhục nhã cho bản thân vì cái từ “bỏ chồng theo trai”. Nó đánh sâu vào tâm trí và lòng tự trọng của tôi. Mà tôi có tự trọng đâu. Nếu có tôi đâu có bỏ chồng. Tôi đau quá mà không thể khóc. Tim tôi nhói quặng như muốn bể ra. Tôi hiểu không thể đụng đến hắn. Tôi lượm giấy tờ và bọc quần áo bước đi.
Tôi muốn đâm đầu vào xe đang chạy để chết nhưng không dám. Tôi bơ vơ biết dựa vào đâu? Nhà không, xe không, việc làm không.
Tôi lại tìm đến chồng cũ tôi. Chồng cũ tôi nhìn tôi xót xa mà không nói lời nào, điều này khiến tôi đau buồn hơn. Anh không nói gì cả. Tôi nói la muốn mượn tiền anh đi về VN trong nay mai, đi về càng sớm càng tốt.
Rồi anh cũng nói: “Anh không có tiền, nhà băng quản lý thu nhập anh. Em tìm đến mẹ anh mượn đi.”
Làm sao tôi có mặt mũi nào đến mẹ anh. Anh nói anh phải đi làm xa và sẽ không về nhà một tháng. Anh khoá cửa lại bước đi. Tôi lại bơ vơ không bến đậu và muốn chết. Tôi biết anh sẽ tạm ở nhà khác vì không muốn tôi phải năn nỉ hoài.
Tôi chỉ còn một cái phao là mẹ anh. Mẹ anh không nói gì nhưng dẫn tôi đón xe buýt ra ngoài chỗ bán vé máy bay. Lần đầu tiên đi xe buýt trên nước Mỹ tôi không quen. Mẹ anh nói: “Những năm đầu chồng con cự khổ đi xe buýt để đi học đi làm. Đâu phải nước Mỹ phải quỳ lạy dâng hiến cho kẻ mới đến mọi thứ”.
Tôi đau lòng lắm. Tôi khóc nức nở. Đúng rồi: “Người mới đến là cái quái gì mà nước Mỹ phải quỳ xuống mà dâng hiến mọi thứ. Ai cũng phải cố gắng học hành làm việc để có cuộc sống tốt hơn”.
Mẹ anh nói: “Mẹ nói cho con biết vậy chứ không có ý móc con đâu. Mẹ chưa có dịp trò chuyện với con, cho con biết cuộc sống ở Mỹ.”
Khi tôi biết thì muộn rồi. Mẹ anh xưng “mẹ” với tôi làm tôi hận chính tôi hơn bao giờ hết. Có khi nào tôi thăm mẹ anh một cách đàng hoàng chân thành đâu? Chỉ có vài lần ghé sang mẹ anh một chút rồi đi vì tôi không muốn nói chuyện với mẹ anh. Bây giờ chỉ có mẹ anh mới giúp tôi.
Vé máy bay thì có hôm sau nhưng đến 1200 đô la. Lúc trước tôi “theo trai” thì 1200 đô la nhỏ lắm. Bây giờ tôi thấy lớn kinh khủng, làm sao tôi có thể trả cho mẹ anh? Lúc này tôi mới hiểu những khoản nợ anh phải có để cưới tôi qua đây.
Mẹ anh hiểu và nói: “Khi nào con trả cũng được. Mẹ không có tiền trả bill này một lần, mẹ sẽ trả dần dần và phải chịu lãi 14% là ít nhất cho credit card. Mẹ sẽ copy từng cái bill gởi về cho con. Con sẽ hiểu là nợ credit card rất nguy hiểm”.
Khi tôi hiểu thì tôi không còn ở đây.
Mẹ anh dắt tôi mướn motel để tôi ở qua đêm để ngày mai về. Mẹ anh còn dặt người trực gọi taxi giùm tôi vào ngày mai.
Tôi ở lại trong phòng motel trống trải và cô đơn. Tôi thấy thời gian trôi thật chậm …. Tôi nghĩ lại và thấy hối hận.
Và bây giờ…
Cứ mỗi tháng tôi gởi cho mẹ anh tiền theo bản copy của bill gởi về vì tôi cũng không có nhiều hơn để trả hết bill một lần. Tôi ráng tích cóp mà gởi mẹ anh hàng tháng. Nay 8 tháng qua mà chưa bớt nợ bao nhiêu. Tôi lại hiểu anh trong hoàn cảnh khốn cùng bên đó, anh phải trả nợ quá lớn cho sự khốn nạn của tôi. Đáng lẻ ra anh phải hưởng thụ nhưng lấy tôi anh trở nên khốn khó cho dù anh là kỷ sư.
Tôi nhìn chiếc xe Future mà chính anh gởi tiền về cho tôi mua để tôi đi cho đúng kiểu “vợ Việt Kiều”.
Hôm sau tôi gọi người tới bán xe. Tôi dành hết tiền đó gởi cho mẹ anh để trả xong tiền vé máy bay, tiền motel. Mẹ anh gởi trả lại tiền dư.
Xóm tôi không còn nhìn tôi với cặp mắt lạ kỳ. Không ai còn giễu cợt tôi nữa. Tôi thấy những ánh mắt ái ngại và thông cảm cho tôi hơn. Đáng lẽ ra tôi hạnh phúc bên anh nhưng không được.
Bây giờ tôi mới cảm thấy yêu quý anh. Khi tôi thật sự biết thương anh thì anh và tôi không thể nào đến bên anh.
Tôi đi làm và đi làm. Về nhà đọc sách và xem phim. Tôi cố gắng đơn giản mọi thứ trong cuộc sống để trải nghiệm cuộc sống hết sức đơn giản của anh để anh dư ra gởi tiền về theo sự đòi hỏi của tôi. Tôi khốn nạn quá.
Thế là tôi khóc và khóc nhiều. Tội nghiệp cho anh quá. Anh quen tôi làm chi để đến nông nổi như thế này.
Thời gian dài sau, chừng 2 năm sau nữa, cũng gần 8 năm rồi. Tôi già úa, tôi chẳng muốn quen ai và chẳng ai muốn quen đứa “bỏ chồng theo trai” như tôi. Tôi cam phận. Thỉnh thoảng tôi nhớ anh và trách bản thân mình rồi khóc.
Mẹ tôi già cả và cũng ân hận lắm. Ba tôi còm cõi nhăn nheo và trở nên ít lời sau khi tôi về. Có lẽ ba tôi cảm thấy nhục lắm. Mấy đứa em tôi thì cũng lập gia đình và đi xa hết.
Và rồi anh cũng về VN có ghe thăm tôi. Tôi biết anh còn thương tôi nhưng vết thương lòng quá lớn. Còn tôi khi biết thương anh thì anh ở một khoảng cách xa. Anh rủ tôi đi dạo phố, nói chuyện bâng quơ. Anh nói anh không còn nợ nữa vì cố làm trong thời gian qua và có bà con giúp đỡ. Bây giờ chỉ trả một ít cho bà con nữa là xong.
Tôi hỏi anh về VN làm gì. Anh nói: “kiếm vợ”.
Tôi nghe như muốn xỉu và muốn chết. Nghĩa là tôi biết ghen. Nhưng mà tôi đâu còn là vợ anh mà ghen.
Anh kể là tình cờ vào một forum trên Internet trò chuyện. Một bạn tôi nhận ra anh. Hai người trao đổi rồi duyên bén cũng 2 năm rồi.
Tôi điếng người và bật khóc. Dĩ nhiên bạn tôi biết rõ anh và tôi. Tôi cảm thấy nhục nhã quá.
Nhìn ánh mắt anh, anh còn thương tôi nhiều. Cho dù anh có mở lời nối lại cuộc sống vợ chồng với anh thì tôi không dám. Tôi không muốn anh thấy tôi mà vết thương lòng cứ âm ỉ ri rỉ trong thâm tâm của anh. Cho dù tôi có thay đổi nhưng làm sao mà xoá nhoà vết thương của anh?
Mấy tháng sau, tôi nhận được thiệp cưới anh. Anh và bạn tôi đến thăm tôi. Tôi thấy họ có vẻ hạnh phúc lắm. Bạn tôi có vẻ hiểu cuộc sống ở Mỹ hơn tôi. Bạn tôi đã chuẩn bị mọi kỹ năng sống để qua Mỹ bắt tay vào làm để cùng anh xây đắp tổ ấm. Khác với tôi hoàn toàn là tôi phá đi tổ ấm.
Mẹ tôi ra sau bếp mà khóc. Tôi đau lòng lắm. Lỗi cũng ở mẹ tôi một phần.
Ngày cưới của anh tôi không thể đi dự. Còn mặt mũi nào để gặp nhiều bạn bè. Tôi muốn chết đi nhưng không thể. Mẹ tôi luôn sát bên tôi trong ngày này vì sợ tôi làm chuyện bậy.
Thời gian sau, bạn tôi qua Mỹ.
Tôi tò mò gọi điện cho mẹ anh hỏi tình hình. Mẹ anh không hé răng điều gì vì sợ tôi khóc. Chỉ nói bâng quơ chuyện tếu lâm. Tôi biết anh và bạn tôi sẽ hạnh phúc vì bạn tôi biết chuyện, còn tôi là một đứa hư hỏng và ngu ngốc.
Tôi lại khóc, khóc hơn bao giờ hết ….


Du học tìm chồng Việt Kiều

Gia đình tôi muốn tôi có chồng Việt Kiều để được sống trong môi trường tốt hơn và an toàn hơn.
Du học rất tốn kém và phải có học bạ tốt. Tiền bạc đối với gia đình tôi không thành vấn đề, vấn đề là tôi có tìm đúng bạn đời hay là không. Chỉ có đi du học thì có thể tiếp cận và tìm được Việt Kiều tốt.
Ở trong nước và chưa đi tới nơi thì tìm chồng Việt Kiều có nhiều rủi ro. Khi đến nước ngoài thì thời gian đầu rất khó khăn trong việc hội nhập. Trong lúc đó du học thì giúp bạn hội nhập trước và tìm được bạn đời dễ dàng hơn.
Khi đến Mỹ du học, nhưng con mắt nhìn mình nể phục hơn vì giỏi mới được đi hoặc có tiền mới được chấp nhận.
18 tuổi mới bước chân đến Mỹ tôi khóc rất nhiều. Gia đình tôi đã hun đúc cho tôi viễn cảnh ấm êm ở Mỹ cho nên tôi quyết tâm phải hội nhập.
Chỉ vài tháng, tôi dễ dàng quen với cuộc sống ở Mỹ. Có rất nhiều cám dỗ vì tuổi còn trẻ và cô đơn nhưng tôi nhất định khép con tim cho đến đúng thời điểm. Nhiều bạn du học mới quen không chịu nỗi sự cô đơn sớm cặp bồ khiến cho việc tìm chồng Việt Kiều khó khăn hơn vì không ai thích làm quen với cô gái đang cặp bồ và sống chung với bồ.
Mình luôn ở trạng thái “available” (ở không, chưa có ai) thì mới có cơ hội tìm chồng Việt Kiều tốt.
Tôi vừa học vừa làm. Làm không phải vì tiền mà vì hội nhập và tìm người ưng ý. Chỉ có đi làm thì mình mới được đánh giá cao cho dù chỉ làm việc bán thời gian (part-time).
Đối tượng tôi tìm chồng là người có học, đi làm việc liên tục trên 5 năm (mới có đủ sức nuôi vợ con), không hút thuốc, điềm tĩnh, gia đình có nền tảng tốt,… Dĩ nhiên là một đòi hỏi quá cao nhưng tôi nghĩ: nếu tốt thì lấy, không thì về VN vì ở VN nhiều người giàu và tốt.
Tôi hay đổi chỗ làm để hòng được nhiều người biết và hòng “tám” với nhiều người để tìm ra được ý trung nhân. Người này kể về người kia, người kia kể về người nọ, và tôi ở giữa biết được nhiều người qua những câu chuyện “tám”.
Sau 3 năm học, tôi đã lớn khôn, cho dù cô đơn và thèm được chia sẻ, nhưng tôi vẫn chưa tìm được người ưng ý.
Trời không phụ lòng chờ đợi và nhọc công tìm kiếm của tôi. Chị bạn giới thiệu tôi cho một anh lớn hơn tôi 9 tuổi. Từ đó chúng tôi quen nhau và tìm hiểu nhau.
Anh là người lặng lẽ, không đua đòi, khiêm nhường, ít giao du,… Chính vì vậy anh có ít bạn bè và ít có cơ hội tìm được bạn gái. Anh có học và đi làm được 7 năm.
Thế đấy, sự kiên nhẫn của tôi được đền đáp. Hiện giờ vợ chông tôi sống 3 năm với nhau và có 2 mặt con. Tôi đi làm ở vị trí tốt.
Cho dù kinh tế xuống nhưng vợ chồng tôi vẫn giữ việc làm và luôn cảm thấy hạnh phúc. Gia đình tôi bên Việt Nam rất hài lòng và luông đi chùa ủng hộ trẻ em mồ côi để hòng tôi được phước đức.
Chúc những ai muốn tìm chồng Việt Kiều gặp được tấm chồng ưng ý!


Đám Cưới Ở Việt Nam
Đám Cưới Ở Việt Nam
Trong cuộc sống của con người, thường ai cũng lập gia đình. Hôn nhân là tất yếu. Nói đến hôn nhân phải có ngày đám cưới.
Chúng ta chắc ai cũng đã từng đi dự đám cưới. Đi để chung vui chúc mừng cho đôi trẻ, lại có dịp gặp gỡ hàn huyên cùng bằng hữu, những ai chưa có đôi có lứa càng khoái đi, vì ngoài các chàng phụ rể hào hoa, còn có “Nhiều cô áo mới, đôi môi hồng đi vui mừng người mà thầm mong chuyện tình duyên đôi lứa” (Nhạc vàng).
Họ sẽ chọc ghẹo, nhấm nháy nhau bằng thích.
Ở quê tôi, mùa cưới thường được sắp xếp vào dịp cuối năm. Việc mùa màng thong thả. Tiết trời sang đông lành lạnh, gió heo may mơn man trên má, mang theo hương lúa đang trổ đòng đòng, làm lòng người lâng lâng sảng khoái. Còn gì vui hơn khi được mời đi ăn đám cưới.
Hồi xưa đám cưới hai họ trai gái kéo dài mấy ngày. Trình tự bắt đầu từ nhờ mai mối, xem mắt, chơi nhà, đặt trầu, rồi mới định ngày cho bữa tiệc chính bên nhà gái, thường gọi là bữa ăn hỏi cả. Trên cổng hoa đề bảng Vu Quy. Tiệc này theo thông lệ, bữa chiều hôm trước bên trai sẽ đem tới một con nhắm (không kêu là heo, nghe hôi lắm). Không khí đám cưới bắt đầu nhộn nhịp: Hàng xóm kéo tới giúp việc, ầm ĩ tiếng heo kêu, kẻ giục nhau đi mượn bàn ghế, người hô chặt chuối, bẻ cành dừa, lá đủng đỉnh, dây leo, dây bòng bong để kết hoa dựng rạp. Tiếng mâm bát khua chạm nhau, rồi tiếng băm thớt, tiếng giã giò rộn lên. Mùi hành tỏi quyện khói theo gió lan xa, khêu gợi cồn cào những cái dạ dày của lực điền và con trẻ. Xế chiều, mọi người ngồi vào mâm cỗ, toàn những khuôn mặt thân quen, chẳng cần trịnh trọng khách sáo, giữ gìn ý tứ chi cả, mới đi giúp thôi mà, đã phải đám chính đâu. Hôm nay thực là bữa ăn ngon nhất, vì gọi vui là ăn cỗ sốt.
Xong bữa tối, dưới ánh sáng xanh mát của đèn măng xông, người ta tụm năm tụm ba, hát hò, tán gẫu, bầu cua cá cọp, từng bầy thiêu thân bay lượn như pháo bông. Một thoáng đã tới bữa ăn khuya rồi: Cháo gà cháo cá, thêm một chút gừng, nhúm hành hoa, rắc tiêu lên, làm tỉnh hẳn cơn buồn ngủ hay say rượu.
Trong bếp ngoài sân lại bập bùng rơm củi nơi những nồi thật lớn kê trên hai thanh sắt ấp chiến lược, mà hai đầu là những cục đá vuông thường dùng để kê táng cột.
Từ khuya mọi người đã tíu tít chuẩn bị cho bữa tiệc đãi khách hôm sau.
Nếu nhà trai trong cùng một xóm thì hay quá. Mãn tiệc Vu Quy, bà con lại hò nhau chuyển rạp. Bổn cũ soạn lại, chỉ việc thay bằng chữ Tân Hôn. Nhấp nháy đã có ngay một rạp hoa khang trang cho chú rể. Bữa tiệc hôm nay cũng vui như ăn hỏi cả. Chờ cho qua những lời chúc mừng ồn ào náo nhiệt, ai cũng đã có chút hơi men rồi, màn thú vị và gay cấn là hai họ đưa tiễn nhau. Ở vùng sông nước thường đưa đón dâu bằng đò máy đuôi tôm. Nhà gái đưa dâu sang, dự tiệc xong xin kiếu ra về. Bên trai bưng nguyên bàn nhậu, do chưa khẳm, mạnh ai cứ việc nhảy xuống tiễn. Về tới nhà gái bà con vẫn còn đang nhậu tăng hai. Mời lên hết, rồi lại xuống thuyền tiễn đưa, qua qua lại lại, cứ thế vừa tiễn vừa cụng ly, nói như quát vào mặt nhau -Chỉ sợ họ đánh lộn- thì phiền lắm. Tới khi những con nhạn là đà gục hẳn, màn này mới dứt, chứ không chắc họ tiễn nhau tới sang năm. Bởi thế mỗi bên chọn người đại diện, ngoài sự biết ăn nói ra, còn phải là tay cao thủ trong giới Lưu Linh.
Xong một đám cưới rồi, ai cũng mệt nhưng mà vui.
Ngày nay (Nãy giờ tôi kể chuyện ngày xưa) khó còn tìm được những hình ảnh, không khí đám cưới ấy nữa. Đã có những dịch vụ chuyên môn lo cho từ đầu đến cuối. Nhấc điện thoại lên là xong, tuỳ theo tài chánh của mỗi người mà có tiệc sang hay bình dân, miễn sao thùng tiền mừng có nhiều là tốt rồi. Bởi vậy mời nhau vẫn có chút so đo trong quan hệ trả vay.
Bây giờ chúng ta thường chê đám cưới ngày xưa có nhiều hủ tục như tảo hôn, thách cưới. Hai bên tới nhà nhau, chú ý từng chút để bắt bẻ từng hành vi, lời nói của bên kia, thế nhưng dù mình đang ở thế kỷ 21, có nhiều cái vẫn lập lại như thường:
-Lấy nhau khi còn quá trẻ (ở xóm tôi con gái trên 20 đã đươc phong lên làm Thượng Sĩ). Chưa kể tới những sai lầm khi nhận định về nhau, chỉ nói cái việc nuôi con khi còn ở tuổi vị thành niên cũng đã mệt. Có một vị Linh Mục đã phải kêu lên: “Con gái mới 15, 16 tuổi, có người tới hỏi thì đã thích cuống quít lên, nuốt nước bọt ừng ực. Cưới xong chưa đầy chín tháng đã đẻ. Đêm con mẹ ngủ, đè cả tay lên con, con giãy đành đạch, mẹ chồng vào gọi mãi mới giật mình vạch vú đút lung tung. Bạ mũi đút mũi, bạ tai đút tai”!
-Nhà gái vẫn còn xin tiền chợ, nữ trang, mâm qủa vượt quá khả năng của nhà trai.
-Đãi tiệc dư thừa, lãng phí. Thế mà chưa có ai dám mạnh dạn làm giảm bớt, hay tiết kiệm đi, chỉ sợ người ta chê là bần tiện.
-Nghi thức, phát biểu dài dòng. Có người nói không được hay, nhưng nghĩ mình cao niên hay là trưởng tộc, khoái cầm micro, tranh được nói, nhiều khi trở thành trò hề.
Nhớ lại hồi đám cưới của tôi, bà bác bên vợ dẫn cô dâu ra trình diện rồi nói gì gì đó. Sau đó thay vì nói:”Cháu sẽ về làm tôi tiên tổ và làm dâu ông bà” thì bà quýnh qiúi nói:”Cháu về làm tiên tổ ông bà” Khi thấy mọi người cười ầm lên, bà lập bập chữa lại một câu cũng sai y chang như thế.
Vậy mà linh thật, bây giờ vợ tôi quả là “bà tiên tổ” của tôi rồi đó.
Có ông lại kính thưa quá nhiều, đại loại như:
Kính thưa, TRÊN có các cụ, DƯỚI có ………..)
Còn có những đám cưới rất khác thường: Đám cưới chui; Đám cưới đậm màu đen tối; Đám cưới mà cô dâu chẳng có một người thân.
Lâu nay bà con thường kháo nhau chuyện lấy chồng người Đài Loan, thật ra chỉ có một phần còn số đông hơn nữa là lấy chồng Trung Quốc.
Nhiều cô trốn về được kể rằng: Bên đó cũng nghèo thấy mồ thấy tổ, phải làm quần quật tối ngày. Đã lấy phải thằng chồng già khú đế, tàn tật thì chớ, nó còn bắt phải làm vợ cho cả mấy anh em nó nữa !!!
Lấy chồng Đài Loan thì được cung phụng tương đối đầy đủ hơn, nhưng có được mấy thằng làm giấy kết hôn chính thức đem về bên đó đâu, vì nó đã có vợ rồi, con gái xứ mình chỉ là vợ hai vợ ba thôi, để mỗi lần nó nghỉ hè thì qua đây khỏi phải ở khách sạn, mà được cơm no bò cưỡi đỡ tốn tiền, lại an toàn đủ thứ.
Đây rõ ràng là những cuộc mua bán qua trung gian các tú bà, cò mồi. Ngày nay họ đã lùng sục tới những vùng thôn quê hẻo lánh, các công ty, xí nghiệp có nhiều công nhân nữ thất thế, nghèo nàn để rủ rê, dụ dỗ. Năm ba triệu, một hai cây vàng tùy theo độ mướt. Xong! Bọn họ đem các cô về điểm chứa, tân trang, mông má lại. Cô nào đã lỡ dại thì có ngay chuyên viên may vá.
Khi có khách tới xem mặt, các em phải lên khuôn xếp hàng cho họ lựa chọn như mớ cá mớ tôm, lật qua lật lại sờ trên nắn dưới như mua con gà con vịt. -Ê chệ lắm! Tự ái dân tộc chẳng nói kỹ làm gì -
Nếu hai bên đồng ý thì sẽ có đám cưới ngay chiều hôm ấy. Cũng áo mão xiêm y, quay phim chụp hình, xâm banh nổ lốp bốp. Rồi, mau mau đưa về khách sạn, cánh cửa khép lại. Xong một đời con gái.
Không tính đến những cô gái đua đòi, chỉ thích ăn sung mặc sướng, tôi nghĩ chắc trong đó còn có nhiều mảnh đời phải hi sinh cho gia đình, như hoàn cảnh của Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha vậy.
Tôi có biết một trường hợp ngược lại vì đây là một đứa con trai: Là con nhà nghèo, mẹ dạy học, cha chạy xe ôm, lại sống trong xóm toàn những gia đình có người thân nước ngoài. So sánh thấy nhà mình nghèo khổ, thua thiệt đủ mọi mặt, nó tủi thân quyết tâm phải đi Mỹ bằng bất cứ giá nào, để gia đình có cơ hội ngóc đầu lên với thiên hạ. Tôi những tưởng nó dốc tâm học hành cho thật giỏi, đậu thật cao để được học bổng du học, ai dè nó nhờ một người đi đoàn tụ, khi qua đó ráng kiếm cho nó một em- Nhan sắc thế nào cũng được -Nếu có nó sẽ chịu lấy ngay.
Ai tìm thì sẽ gặp!
Họ đã kiếm được thật.
Cô gái Việt Kiều bay về VN. Ra đón ở phi trường, mẹ chồng tương lai tá hoả muốn xỉu, vì Việt Kiều này to quá, có lẽ đến hơn tạ rưỡi, như một bà Mễ xồn xồn vậy. Chỉ được cái miệng “nàng” cười rất tươi, vì thấy “chàng” đẹp trai quá xá, nhìn mết thấy rõ. Gặp nhau qua loa, vậy mà về nhà nó giục mẹ tiến tới gấp, hỏi cưới ngay. Mẹ nó hỏi: “Thế mày có yêu được nó không?”. Nó đáp gọn lỏn: “Con hi sinh”.
Hôm đãi tiệc cưới ở nhà hàng, mẹ nó không dám mời họ hàng, bạn bè. Cô dâu vô tư cười tí toét khoác lưng chồng, anh chồng cứ phải cong đít ra đỡ cánh tay cổ thụ, mặt xám xanh và đanh lại như gương mặt TT Bush khi tuyên bố tấn công Iraq.
Nếu ai hỏi: “Có con trai lấy vợ Việt Kiều hả” là mẹ nó oà lên khóc vì tủi thân và thương con quá.
Sáu tháng sau nó cũng đến được thiên đường mong ước là xứ Mỹ.
Không biết qua đó nó làm nghề gì, mà bây giờ thấy mẹ nó khác quá. Mọi bộ phận, cơ quan trên cơ thể đều đeo vàng tùm lum. Khi tôi hỏi thăm, bà cười toe: “Vợ nó có bầu rồi! Hay thật”.
Bây giờ tôi lại kể về một người bạn Việt Kiều, năm nay đã trên 50 tuổi mà chưa một lần lấy vợ. Anh ta không thích phong cách gái nhiễm văn hoá phương tây, chỉ muốn về VN dể tìm nét dịu hiền, duyên dáng, thẹn thùng, e ấp của gái Việt – (Chỉ có lúc đầu thôi bố ạ, đừng tưởng bở, nó làm màu đó)- Nhờ tôi giới thiệu em nào vừa trẻ vừa đẹp lại có học thức để qua đó chồng khỏi phải nuôi ăn học.
Tôi cười thầm, vì thấy yêu cầu của bạn hơi cao. Vì ở VN bây giờ tuy trai thiếu gái thừa thật đấy, nhưng mấy em kha khá cả về nhan sắc lẫn học thức thì con trai bản xứ nó đã lựa hết rồi. Con gái đẹp vẫn còn nhiều lắm, nó tràn đìa ra đầy dẫy ở vũ trường, karaoke, massage, cafe đèn mờ và tiệm hớt tóc thanh nữ, hay ra đứng dựa gốc cây kinh doanh vốn tự có. Ông có dám đến đó chọn vợ không?
Bạn tôi ngắc ngứ.
Riêng tôi vẫn mong bạn và nhiều thanh niên khác, hãy tìm về hương đồng gió nội. Quê tôi còn nhiều thôn nữ yêu kiều, tóc thoảng hương chanh. Đừng lo những thôn nữ đó khi qua xứ Mỹ, người chồng phải nai lưng ra làm mà nuôi, vì chưng con gái quê tôi đã chứng tỏ rằng họ là những người sáng trí, đã phụ giúp chồng làm nên sự nghiệp và dạy dỗ con cái rất đàng hoàng.
Thuyền mơ đang tìm bến đậu
Hãy mau về làm đám cưới đi.
Chung Mốc


Cho thuê hai họ
Cho thuê hai họ
SGTT – Một đám cưới không bà con họ hàng, không có người thân thích, khó mà thành. Nhưng nếu ở Sài Gòn, chuyện đó khỏi lo, có dịch vụ tổ chức hẳn một đám cưới rình rang, cho thuê tất tần tật kể cả hai họ
Dịch vụ cho thuê hai họ, gọi nôm na là tổ chức đám cưới diễn, diễn ra vài năm trở lại đây, đáp ứng nhu cầu của các “kiều” từ Mỹ, Canada… về quê nhà lấy vợ “đểu”. Ấy là lấy xong, “câu” sang bên bển rồi đường ai nấy đi. Mỗi phi vụ trót lọt, giá chung chi cho “kiều” trung bình đến những 30 ngàn đô. Quả là phần việc kiếm tiền quá dễ dàng. Duy chỉ có cửa ải gian nan nhất là phần phỏng vấn ở các lãnh sự, phải có đủ bằng cớ chứng minh đôi lứa chúng nó yêu nhau thiệt tình, nào là thư từ, hình ảnh tình cảm, và quan trọng nhất là những hình ảnh trong ngày thành hôn, mới có cửa hy vọng kiếm được miếng giấy nhập cảnh sang cái xứ bên bển mà các cô em hằng mong đợi.
Đám cưới diễn ra đời. “Kiều” mình ên từ bên bển về, hẹn ngày cụ thể ở phòng một khách sạn rộng rãi nào đó, thỉnh cô dâu “giả” tương lai lên để tổ chức nghi thức đám cưới theo đúng thuần phong mỹ tục của người Việt. Giới tổ chức sẽ mang đồ nghề đến, có bàn thờ gia tiên, nhang đèn, khăn đóng áo dài, mâm quả, trầu cau, cả bánh kem… tất tần tật là hàng mã, giả như thật. Sau đó nhà tổ chức đám cưới bày biện gọn gàng trong không gian của khách sạn “kiều” đã mướn, dán khắp tường những hình cắt từ tấm mốp đám rước rình rang, có gắn ngày tháng cụ thể, tên tuổi dâu – rể rõ mồn một. Kế đến là một đội ngũ chỉnh tề của hai họ mà thực chất đều là người được thuê, từ nhỏ xíu, đến ông bà cụ già chống gậy, thêm cả đội ngũ nam – nữ gần chục người bê mâm quả lỉnh kỉnh.
Trong đám cưới này, quan trọng nhất không phải hai họ, không phải dâu – rể, mà là ông thợ chụp hình. Bởi phải ghi lại những hình ảnh đặng khi phỏng vấn, có hàng mà sô ra cho mấy ông lãnh sự tin là đôi lứa hắn yêu nhau, cũng ra mắt hai họ, bà con đàng hoàng chứ không phải chuyện vớ vẩn bá láp. Những chi tiết đắt nhất của đám cưới ấy là cuốn lịch, và ngày tháng dán trên tường, phải làm sao minh chứng được hai đứa đã yêu nhau từ lâu lắm, thường là một vài năm, vì vậy cuốn lịch cho thuê cũng được thiết kế lùi ngày tháng lại nhằm phục vụ cho đám cưới.
Buổi lễ có đạo diễn hình ảnh hẳn hoi, ông thợ chụp hình bấm máy theo nhà tổ chức, từ nghi thức ra mắt cô dâu, thắp nhang bàn thờ gia tiên, hai họ đứng lên phát biểu, trao nhẫn, thậm chí có cả màn bà con hai họ phát phong bì cho cô dâu – chú rể lấy tiền làm của hồi môn (tất nhiên trong ruột phong bì không phải là tiền thật). Nghi thức diễn ra nhanh gọn, chưa đầy một tiếng là dứt, nhưng hiệu quả của nó được ghi lại bằng hình ảnh thật là hoành tráng.
Lễ vừa xong, cũng là lúc “kiều” vạch tiền chi cho nhà tổ chức, giá thuê mướn hai họ, người bưng mâm quả, các cháu nhi đồng, trung bình 50 ngàn đồng/người. Còn lại phần trang trí bàn thờ, công đạo diễn, chụp hình tổng cộng từ 1 – 3 triệu. Hoàn chỉnh ngay một đám cưới, tốn không quá 5 triệu, khó mà phân biệt thật – giả!


Câu Việt Kiều qua chat
11-09-2003, 08:37 PM
Mặc cho hàng chục người đang ngồi trong quán net, cô gái có nick ‘buomdem’ trèo cả lên ghế uốn éo phô diễn thân thể trước web cam. Theo như lời cô nói với bạn thì đây là cách khoe thân để mồi các chàng Việt kiều.
Trên màn hình, một thanh niên cũng đang nằm rất khêu gợi. Anh ta yêu cầu bạn chát: “Tiếp tục đi”. Theo những gì họ trò chuyện thì chàng thanh niên phía đầu kia là Việt kiều Australia, sắp về nước chơi. Nắm được “gu” của mấy cô gái Sài Gòn, anh chàng lấy cái nickname “haingoai” để chiêu dụ phái đẹp. Có lẽ vì lý do đó mà ở bất kỳ trang chat tiếng Việt nào, những cái tên kiểu: vietkieu, traixaxu… nhiều vô số. Những cô gái “thèm” Việt kiều cũng câu kéo bằng đủ hình thức: nick khêu gợi, chat sex, ăn mặc mát mẻ… Cậu C., quản lý 1 dịch vụ Internet trên đường Cách mạng tháng 8, TP HCM cho biết: “Mốt của mấy cô gái bây giờ là săn lùng Việt kiều hay ít nhất cũng phải là đang du học ở nước ngoài”.
Tại một điểm dịch vụ khác trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, truy cập Internet đa phần là đám trẻ con và những công nhân làm tại các xưởng may gần đó. Trong khi đám trẻ chỉ chat chơi và vào các trang sex thì mấy cô công nhân may lại đến đây với hy vọng kiếm chồng qua chat. Mặc dù họ cho rằng, đối tượng là ai chẳng quan trọng, nhưng mỗi khi thấy cái nick nào có vẻ Việt kiều là họ bắt chuyện liền. K.A., một cô gái có ngoại hình khá đẹp “bắt” được một anh ở Đài Bắc. Chưa gặp mặt, nhưng cuộc nói chuyện qua micro phone của họ dường như đã sâu đậm lắm. Không quá vồ vập hay khêu gợi, cô khéo léo dụ dỗ anh chàng về nước: “Em thích ở Việt Nam hơn nhưng… nếu anh muốn em sang đó thì phải về đây cưới xin đàng hoàng đã chứ”. Đối với anh chàng như vậy là đủ. Còn đối với cô gái, tương lai sẽ rộng mở, cái nghề công nhân may rồi cũng sẽ chấm dứt.
Việc các cô gái lấy chat làm cách kiếm sống hoặc câu Việt kiều đang trở thành phổ biến ở TP HCM. Từ những học sinh phổ thông đến các cô gái làng chơi đều tìm đến dịch vụ Internet để tìm “bạn tình”. Mỗi đối tượng một cách “câu” khác nhau. Có người đơn giản chỉ chat và mời gọi bằng cách kể khổ để được mấy anh gửi tiền về chăm sóc. Khi cảm thấy đối tượng muốn tiến tới hôn nhân họ liền mất tích và tìm kiếm một chàng khác. Nhưng cũng có trường hợp được đà, dụ bằng được mấy anh về nước. Chẳng cần biết tình yêu thực sự ra sao nhưng họ cứ đi chơi, ăn uống thoải mái, kết quả thế nào thì còn tuỳ sức quyến rũ của nàng và sự quyết định của chàng.
Như trường hợp của T., một cô gái Hà Nội thất bại trên cả tình trường lẫn kinh doanh phải bỏ vào Sài Gòn sinh sống. Để bù lấp tình cảm, cô tìm đến chat. Cuộc sống Sài Gòn đắt đỏ là vậy nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cô bởi kinh nghiệm “chài” của cô quá dày. Hết tiền là khắc có bạn chat gửi đến. Anh nào T. cũng lửng lơ, bóng gió nhưng hễ họ có gì đấy hơi quá đà là cô… né. Rồi T. làm thân với một Việt kiều, nhiều tiền, có học vị. Cái khéo của T. là không gửi ảnh, không nhận tiền nhưng mail thường xuyên, cuối cùng anh Việt kiều đành về nước để diện kiến T… Kết quả là một mối tình không đi đến hôn nhân nhưng đem lại cho T. một khoản tiền đủ để làm ăn và chiếc xe máy.
Lợi dụng chuyện này, cũng không ít kẻ giả Việt kiều chỉ để làm bậy rồi lặn tăm. Theo Thơ, quản đốc cho một Công ty nước ngoài, cho biết: “Đóng vai Việt kiều cũng không khó lắm. Phải biết ngơ ngác trước mọi thứ, biết chê và so sánh mọi thứ với nước mình ở. Ăn mặc điệu một chút, nước hoa thì đầy người… Rủ đi chơi thì tốt nhất là đi xa. Tốn kém nhưng… được việc”. Thực ra đây là kinh nghiệm của người bạn của Thơ ở quận 5 đã từng đưa một cô bé học sinh cấp 3 vào bẫy. Thơ chốt một câu: “Đám đó không cần biết cậu làm gì, ở đâu, quan trọng nhất là phải chịu chi. Thiếu gì Việt kiều rửa chén, phụ bàn về đây vẫn oách”.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp điêu đứng chỉ vì chuyện tình qua mạng này. Điển hình như trường hợp của H.. Sau những cuộc trò chuyện, H. rơi vào vòng xoáy tình yêu với một bạn chat. Được chia sẻ tình cảm, được hỗ trợ về kinh tế, H. tưởng như cuộc đời mình đã đi theo một hướng khác. Ai dè anh chàng kia no xôi chán chè rồi cũng tìm cách trốn mất. H. thẫn thờ thậm chí gần như điên loạn, chìm vào rượu chè. Cuộc sống bế tắc, không việc làm, H. chỉ còn biết trách mình. Đã có lúc H .nghĩ đến chuyện tự tử nhưng nhìn bạn bè cùng hoàn cảnh vẫn sống và làm việc quên mình, H. đã gượng dậy. Giờ đây, dù vẫn còn bươn chải ở Sài Gòn để kiếm sống nhưng chuyện chat thì H. đã bỏ hẳn.
Những câu chuyện dẫn trên thực ra chỉ là những mảng tối của chat trên Internet. Thực tế cũng đã có những đôi thành vợ thành chồng và họ thật sự có hạnh phúc.
Họ thường là những người có học vấn, đến với Internet để đơn thuần chỉ để giao lưu, học hỏi… Một bạn có nickname là ePortal trên www.fptchat.com cho biết: “Tôi cũng chat và quen một số bạn bên Mỹ nhưng đối với tôi trò chuyện cùng họ là trao đổi giữa những người cùng công việc. Tôi không thích ai coi chat là phương tiện để trục lợi, lạm dụng chat làm điều không phù hợp với đạo đức. Chuyện có tình cảm từ những chuyện như vậy là rất ít”. Còn một Việt kiều Mỹ, có nickname là lotus, thẳng thắn trả lời: “Tôi chat nhiều và quen rất nhiều bạn gái ở Việt Nam. Họ đều rất tốt. Những chuyện bậy bạ chỉ có thể xảy ra đối với những người lên Internet vì mục đích không tốt. Điều đó nhìn nickname của họ là biết liền. Đối với những người như vậy tôi không bao giờ chat”.





Việt Kiều nghèo lắm

Các bạn nữ sắp lấy chồng Việt Kiều cần chú ý:
- Không phải Việt Kiều là có tiền. Tuy người ta làm 70 ngàn đô mỗi năm nhưng người ta phải chi nhiều thứ: thuế thu nhập, nhà cửa, xe, xăng, ăn, và nhiều chi phí khác. Đừng nghĩ như đang ở VN mà đòi tiền Việt Kiều hay hứa giúp đỡ người thân. Đối với người giàu ở Mỹ, mỗi tháng tiết kiệm thêm được hay để dành thêm được 300 đô là khó khăn. Trong lúc ở Việt Nam nhiều người phung phí 300 đô hàng tháng là chuyện thường.
- Ở VN ngoài lương chính thức người ta có thêm tiền nhiều hơn lương do “lương lẹo” tức là ăn cắp, chạy hợp đồng, gian lận giấy tờ, nhận tiền hối lộ,… Nhưng ở Mỹ đa số người ta sống bằng lương chính chứ không sống bằng “lương lẹo” như nhiều người có tiền ở VN. Ở VN, người ta làm ăn, đi làm,… đều “lương lẹo”. Thằng công an khu vực lương chỉ 1 triệu mỗi tháng nhưng nó đi các nhà “xin đểu” mới có trên 10 triệu mỗi tháng để xây nhà, vợ đeo vàng, con đi học.
- Khi Việt Kiều cưới bạn, họ tốn rất nhiều tiền. 20 ngàn đô là chuyện thường mà số tiền này họ cần nhiều năm sống khắc khổ mới dành được. Do đó các bạn đừng vòi vĩnh. Các bạn nghĩ mỗi tháng cho bạn 300 đô để sài, để nổ với bạn bè, đi chơi với bạn bè trước khi rời VN là hơi quá đáng. Do đó bạn sống như không phải sắp lấy chồng Việt Kiều là tốt nhất. Bạn đừng vì chữ “Việt Kiều” mà hại chính bạn trong tương lai.
- Khi bạn đến Mỹ, chồng bạn sẽ tốn rất nhiều tiền cho bạn để bạn hội nhập. Bạn đừng lấy tiền chồng bạn cho bà con khi họ xin xỏ. Trước khi có bạn, chồng bạn phải tiết kiệm để cưới bạn. Khi bạn qua bên đó với chồng bạn, thì bạn là người “ăn bám” trong thời gian đầu. Vì thế bạn đừng tiêu xài nhiều mà chồng bạn phải vất vả và đau đầu nhiều hơn. Nhiều cặp vợ chồng Việt Kiều chia tay vì các bà vợ bên VN mới qua tiêu xà tiền nhiều và hay gởi về VN nhiều vì nghĩ rằng cũng là Việt Kiều.
- Không phải ở Mỹ hay các nước giàu là nằm chơi vẫn có tiền. Càng giàu càng phải lao động cực nhọc mới có. “Có làm có ăn” luôn đúng ở mọi nơi. Không làm làm sao mà có tiền? Các bạn qua bên đó thì phải tìm cách hội nhập càng sớm càng tốt và ráng có 1 việc làm. Các bạn phải làm quen nhiều thứ như lái xe, đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, tìm hiểu xã hội, đặc biệt là học Anh Văn hay ngôn ngữ của nước sở tại. Bạn phải chuyên cần học ngôn ngữ để hội nhập. Bạn hãy quên bà con của bạn vì nếu như bạn sống ở VN thì làm sao họ xin tiền bạn? Hổng lẽ bạn có trách nhiệm với bà con trong lúc họ vẫn sống?
Tóm lại là Việt Kiều lúc này thua “Việt Cộng”. Những người ở VN rất giàu, họ có tiền mua nhà trăm cây, mua xe bạc tỉ. Trong lúc ở Mỹ nhiều Việt Kiều khó khăn về nhà cửa và xe cộ. Nếu cưới được bạn thì quả là cố gắng lớn.

Hãy thương yêu nhau và thông cảm với nhau thì bạn sẽ có thêm nguồn thu nhập cho chồng và hai vợ chồng cùng xây đắp cho tương lai. Đừng cành nạnh mà so sánh chồng người chồng ta mà hây mất hạnh phúc.
Hãy luôn thương yêu và chia sẻ với nhau các bạn nhé!

No comments:

Post a Comment