Wednesday, December 1, 2010

Khi hôn nhân không có tình yêu...

Khi hôn nhân không có tình yêu...


Nhưng ngày nay đã khác.

Có hôn nhân sai lầm thì cũng có cách giải quyết sai lầm, khi cuộc sống vợ chồng chỉ là một chuỗi ngày tẻ nhạt, thậm chí liên tục đánh cãi nhau, là cái nôi sinh ra ngoại tình và bao tệ nạn xã hội khác.

Phải chăng nguyên nhân đầu tiên là do hôn nhân không TY?

Khi hai vợ chồng có một người dấm dúi ngoại tình thì người kia thường cảm thấy mình bị lừa dối, bị thiệt thòi và phải đấu tranh để giành lại hạnh phúc. Nhưng khi cả hai đã rơi vào cảnh ''ông ăn chả, bà ăn nem'' thì hình như họ muốn ''chơi bài ngửa'', người này chẳng cần phải giấu người kia. Khi đó ngôi nhà trở thành quán trọ và cả hai đều là khách qua đường. Tuy cuộc hôn nhân vẫn tồn tại trên pháp lý nhưng có khi nó còn tồi tệ hơn là cuộc chia tay sòng phẳng.

Một lần trên bãi biển Sầm Sơn, tình cờ một anh chàng người Hà Nội đưa bồ đi tắm biển lại gặp vợ mình cũng đi tắm biển với bồ của cô ta. Chiều nhá nhem tối, sau khi cơm nước xong, hai cặp người tình đang khoác tay nhau đi dạo thong dong trên bãi biển thì vô tình giáp mặt nhau. Lúc đầu cả bốn người đều hơi lúng túng không biết chào hỏi nhau thế nào nhưng cuối cùng họ chọn giải pháp lờ đi như không trông thấy. Không hiểu khi về đến Hà Nội, vợ chồng lại sống chung dưới một mái nhà, chuyện đó có để lại chút dư vị ''ngọt ngào'' nào không?


Tất nhiên có người cho rằng đã đến nước ấy sao không ly hôn nhưng cs nhiều khi không đơn giản, tuy tình đã cạn mà trách nhiệm vẫn còn, khi họ còn có những cái chung không phải khúc gỗ mà ''cưa'' đôi ra được.

Có một anh giáo viên ngoại ngữ một trường đại học phát hiện vợ ngoại tình từ khi còn trẻ mà đến giờ đầu đã hai thứ tóc vẫn sống hờ hững suốt bao nhiêu năm, hầu như không ai nói với ai một lời. Họ có một đứa con gái duy nhất , năm nay đã lấy chồng, có con nhưng mỗi lần đem cháu về thăm ông bà ngoại vẫn thấy cảnh hai ông bà ăn riêng mỗi người một niêu, ngủ riêng mỗi người một phòng. Khi xưa họ không ly dị vì không muốn con gái phải buồn tủi vì thiếu cha hoặc mẹ, bây giờ họ cũng không ly dị vì tuổi đã cao, người ta cười. Mấy chục năm qua cả hai đều như khách trọ, không ai quan tâm đến ai, thậm chí buổi sáng ông ta đang tập thể dục ở sân mà nếu vợ vô tình đến đứng tập gần đó là ông ta thôi ngay, đi vào nhà không tập nữa.


Có những người khi khách đến nhà, cả hai lại đóng kịch như vợ chồng vẫn hòa thuận không có chuyện gì xảy ra nhưng khi khách ra về, lại việc ai lấy làm, không liên quan gì đến nhau. Có lẽ đó cũng là một kiểu ly thân tuy họ vẫn sống chung cùng một mái nhà.
Chỉ có điều đó là những cuộc ly thân không thời hạn, có khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Thậm chí có người cư xử với nhau như người dưng nước lã, khi có khách của người này hỏi thăm, người kia trả lời không biết.


Một chị 32 tuổi, có chồng và một đứa con nhỏ. Chị kể rằng do vợ chồng không hợp nhau, tuy sống chung nhưng hờ hững nên một lần có người Việt kiều đến cơ quan liên hệ công việc, mời chị đi uống nước, sau nhiều lần tâm sự. họ thông cảm và yêu nhau. Đến nay, anh Việt kiều kia đã về nước nhưng hai bên vẫn thư từ đều đặn hàng ngày qua mạng internet. Hình như người chồng cũng biết ít nhiều về mối quan hệ đó nên anh ta càng sống lầm lì, lặng lẽ hơn. Mỗi khi đi làm về, chẳng ai hỏi ai, đứa con cũng cảm thấy bố mẹ giận nhau nên lúc nó chơi với người này, lúc với người kia, dù biết rằng cả hai cùng yêu quý nó. Không những thế mỗi khi người chồng có điện thoại, anh ta nói chuyện với người ở đầu dây bên kia với giọng cố ý khiêu khích vợ. Đại thể là : '' A, mình cũng phải bồ bịch chứ, tội quái gì, sống chung thủy lạc hậu rồi. Thiên hạ nó bồ bịch cả việc gì mình phải cô đơn''.
Vợ biết chồng khiêu khích mình nhưng vờ như không nghe thấy, hoặc không thèm chấp. Bởi trong thực tế, chính mối quan hệ vợ chồng quá lạnh lùng giữa hai người không hiểu nhau đã tạo ra kẽ hở để ''kẻ thứ ba'' chen vào, chứ không phải sự không chung thủy gây ra bầu không khí hờ hững đó. Thế nhưng khi người vợ đề xuất ly hôn - tất nhiên là bằng một tờ giấy viết vắn tắt - chồng trả lời là muốn thế nào cũng được, nhưng anh ta không ký vào đơn. Thực ra họ có thể nhờ luật sư giải quyết việc ly hôn theo đúng thể thức pháp luật nhưng hình như còn điều gì đó khó nói ra khiến cả hai cứ nhùng nhằng như vậy hết năm này sang năm khác, từ khi con còn 1 tuổi, đến nay đã 4 tuổi.



Hầu hết những người coi gia đình là quán trọ, coi vợ hay chồng như khách qua đường đều có những lúc cảm thấy trống trải cô đơn nhưng họ vẫn kéo dài cs như vậy vì nhiều lý do. Có người sợ làm cha mẹ phiền lòng, nhất là với một số bậc cha mẹ cao tuổi coi việc ly hôn là một vết nhơ với truyền thống gia đình, là chứng tỏ mình không biết dạy con. Có người vì thương con, sợ nếu mình ly hôn con thành bụi đời nên lần nữa chờ con vào đại học. Có người vì sợ dư luận xã hội nhìn vào, nếu gia đình còn nát như tương thì làm sao lãnh đạo được người khác nên cứ phải đóng vai hạnh phúc? Có người vì tài sản chung nhau mà chia ra thì mình quá thiệt thòi...Hàng ngàn lý do khiến không ít gia đình chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn trong thực tế mỗi người đều có cs riêng, niềm vui riêng, nỗi buồn không chia sẻ. Thậm chí có người cố tình kéo dài cuộc hôn nhân bất hạnh bằng bất cứ giá nào miễn là ''ngáng chân'' được người kia, không cho họ đi tìm hạnh phúc mới, chẳng khác gì lấy chính cuộc đời mình làm công cụ để trừng phạt đối phương. Cho dù có vì thế mà cuôc đời người kia dang dở thì nhìn lại chính cuộc đời mình cũng chẳng ra gì?

Thực ra, khi gia đình đã trở thành một nơi lạnh lẽo, không có cả đến một chút hơi ấm tình người thì cái giá phải trả cho những cuộc đời phải chịu đựng những bi kịch ấy là vô cùng lớn.

Trong cuộc sống, không thiếu người đang ở trong nhà của mình mà chẳng khác gì một người khách trọ. Đó là những gia đình vợ chồng có mâu thuẫn đã lâu không giải quyết được, hoặc tình cảm không còn, thậm chí rất ghét nhau, nhưng vẫn phải ở chung trong một mái nhà nên họ chẳng ai quan tâm đến ai. Người ''khách trọ' ' ấy muốn làm gì thì làm, việc ai ấy lo, không ai có quyền can thiệp vào chuyện của người khác. Họ sống với nhau như vậy còn '' lạnh lùng'' hơn cả ''khách trọ''. Thậm chí nhiều khi còn gây sự cãi vã nhau.

Thực tế nếu có vợ hay chồng sống theo kiểu ''ở trọ'' như vậy là điều rất đau khổ. Chẳng thà ''khuất mắt'' trông coi, đằng này hàng ngày cứ phải chứng kiến chồng hay vợ mình sống trong cùng nhà mà dửng dưng như kẻ qua đường. Điều đó không thể chấp nhận được, nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh ấy, vợ chồng phải thẳng thắn nói chuyện với nhau, hoặc là chia tay, hoặc cùng nhau xây dựng lại tổ ấm. Nếu cứ chấp nhận cảnh ở trọ nhà mình thì thà ở một mình còn hạnh phúc hơn.



''Tan vỡ TY hay hôn nhân là nỗi đau lớn của đời người, khiến có người rơi vào tuyệt vọng. Nhưng thực ra, TY đến rồi đi là hiện tượng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Cần phải biết vượt qua nỗi đau để hướng về một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên làm lành vết thương lòng không phải điều đơn giản. Đến nỗi có người suy sụp, mang theo nỗi đau đổ vỡ suốt đời. Những người khác trở thành tê liệt và sợ hãi không dám yêu ai nữa''.

'' Quyết định chung sống với ai suốt đời là việc vô cùng hệ trọng. Nhưng người ta quyết định điều hệ trọng ấy trong lúc đang yêu mà TY thường hay thiếu sáng suốt. Vì vậy không ít người đã có quyết định sai lầm. Có cách nào tránh những sai lầm đó không???''.

No comments:

Post a Comment