Sunday, December 5, 2010

Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương


Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (PĐC) xuất thân từ một gia đình có thể nói là “royal family” của tân nhạc VN.
Thân phụ của ông là cụ Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của cụ sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm.

Phạm Đình Sỹ là một công chức, thỉnh thoảng lên sân khấu để đóng kịch tài tử cho vui nhưng vợ của ông là một nữ kịch sĩ tài hoa chuyên nghiệp: bà Kiều Hạnh. Bà còn nổi tiếng qua một tác phẩm khác của bà: nhóm Tuổi Xanh, từng đào tạo nhiều ca sĩ thiếu nhi thành những ca sĩ chuyên nghiệp cho miền Nam. Con của ông bà là ca sĩ Mai Hương hiện sống tại Mỹ.

Phạm Đình Viêm chính là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long, một ban nhạc khởi sự hoạt động từ thời kháng chiến chống Pháp ở Liên Khu IV ngoài Bắc. Tháng 6 năm 1951, ban hợp ca Thăng Long đến với “nắng đẹp miền Nam” và kể từ đó họ làm mưa làm gió trên sân khấu văn nghệ miền Nam qua lối trình diễn có một không hai của họ.

Hoài Trung có tài bắt chước tiếng cầm thú. Khi nghe ban hợp ca Thăng Long trình bày những bài hát như “Ngựa Phi Đường Xa”, (Lê Yên), “Sáng Rừng” (Phạm Đình Chương), nếu thỉnh thoảng bạn nghe tiếng ngựa hí, chim kêu thì đó là “tiếng kêu” của Hoài Trung dấy.

Dòng vợ sau của cụ Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy, người con gái út là Phạm thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh một thời là vợ của đệ nhất nam minh tinh điện ảnh Lê Quỳnh (cha của ca sĩ Ý Lan, Quỳnh Hương). Còn người con trai giữa chính là nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

PĐC còn là ca sĩ Hoài Bắc, linh hồn của ban hợp ca Thăng Long. Những thành viên khác của ban hợp ca như: NS Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Thanh, Hoài Trung, Khánh Ngọc (vợ PĐC) có thể vắng mặt hẳn hoặc thay thế nhưng ca sĩ Hoài Bắc thì không thể thay thế được.

PĐC sinh năm 1929 (có tài liệu ghi năm 1930). Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Ngoài tài ca hát, PĐC còn được xem là một nhạc sĩ tài ba đồng thế hệ với Phạm Duy, Hoàng Trọng, Hoàng Thi Thơ, Văn Phụng, Ngọc Bích, Nguyễn Hiền v.v…

Như bao nhiêu chàng trai yêu nước khác, ông theo kháng chiến chống Pháp ngay từ lúc ban đầu. Bốn anh em Phạm Đình Viêm, Phạm thị Quang Thái, Phạm Đình Chương và Phạm thị Băng Thanh đều gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.

PĐC bắt đầu sáng tác trong thời gian theo kháng chiến. Lúc ấy ông chỉ mới 18 tuổi. Những bài ca ra đời trong giai đoạn này là loại nhạc hùng tráng như “Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng”, “Hò Leo Núi”, v.v….

Khi thấy Việt Minh bắt đầu lộ bộ mặt CS, ông “dinh tê” về thành rồi theo anh em vào Nam giữa 1951. Những sáng tác của ông trong giai đoạn này là những bài mang âm hưởng dân ca miền Bắc ca tụng cái đẹp của thôn quê như “Khúc Giao Duyên”, “Thằng Cuội”, “Được Mùa”, “Tiếng Dân Chài” như muốn nói lên tâm trạng hoài cố quận của mình.

Cuối thập niên 50, qua ban hợp ca Thăng Long, giới yêu nhạc miền Nam được biết và yêu thích những sáng tác của ông như ”Xóm Đêm”, “Đợi Chờ”, “Ly Rượu Mừng”, “Đón Xuân”, v.v…

Sau khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác tình ca. Ông đem tâm trạng đau thương vào những bài nhạc tình da diết, đau nhức, buốt giá tâm can như “Đêm Cuối Cùng”, “Thuở Ban Đầu”.

Nhạc tình của ông là những tình khúc tuyệt vời dù không là những bài ca hạnh phúc. Nhiều nhạc sĩ sáng tác để nói về “tình” nhưng PĐC để “tình” nói hộ trong những tình khúc đau thương của mình.


“Đêm nay đêm cuối cùng gần nhau.
Lệ buồn rưng rưng, lời hát thương đau.
Nhịp bước bâng khuâng ngoài phố lạnh.
Giọt sầu rơi rớt hồn phiêu linh.
Nắm tay không rời
Cố hé run run môi cười.
Lúc chia tay bên trời tiếc thương.
Em ơi đêm cuối cùng gần nhau.
Hẹn rằng một ngày mai nối mộng ban đầu.
Em ơi đừng khóc sầu chia ly.
Vì lệ tuôn rơi làm héo xuân thì.
Dù đêm sâu như hồn chúng mình
Dù quan san cách trở mong manh.
Hãy tin một niềm
Nỗi nhớ nhung xưa ven tuyền.
Sẽ cho ngày về thắm duyên.
Em ơi đêm cuối cùng gần nhau.
Sợ rằng một ngày mai giấc mộng không thành"


(Đêm Cuối Cùng)



Phải nói là ông có biệt tài phổ thơ thành nhạc. Ngoài bài “Mộng Dưới Hoa” nói trên, ông đã đưa nét nhạc bi thiết vào những bài thơ như “Màu Kỷ Niệm” (thơ Nguyên Sa), “Nửa Hồn Thương Đau” (thơ Thanh Tâm Tuyền), “Người Đi Qua Đời Tôi” (thơ Trần Dạ Từ), “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (thơ Quang Dũng), “Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội” (thơ Hoàng Anh Tuấn), “Đêm Màu Hồng” (thơ Thanh Tâm Tuyền), để trở thành những tình khúc bất tử.

Đây là những bài hát có nhiều chuyển cung rất hay lạ và Thái Thanh đã làm cho khách phòng trà phải nín thở mỗi khi nghe cô hát. Thuở ấy, Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long thường trình diễn tại phòng trà “Đêm Màu Hồng” (tên bài thơ của TTT) ở đường Nguyễn Huệ, Saigon. Ca sĩ Hoài Bắc thỉnh thoảng vẫn đơn ca tại đây.

Ông có giọng trầm và dội, nhừa nhựa như phảng phất men rượu và khói thuốc nên càng thêm gợi cảm. Nếu bạn có dịp nghe ông hát trong một quán rượu về khuya, tay cầm ly rượu và điếu thuốc nghi ngút khói, hát một mình bằng một giọng hát ngỡ như khét lẹt vì khói thuốc nhưng lại được dập tắt bởi rượu và ngoài kia tiếng súng xa vọng về, lúc đó bạn mới cảm được cái hay độc đáo của giọng hát Hoài Bắc.

Tuy thế, khán giả vẫn thích nghe ông hát chung với ban hợp ca Thăng Long hay song ca với Hoài Trung hơn, nhất là bài ”Hàm Xôi Phá Xa” dí dỏm:

“Ối lạc rang
Mới mua nóng giòn
...
...
...
Lạc rang... lạc rang
Ai mua lạc rang
Nóng ngon thêm giòn"


Có lẽ đóng góp lớn nhất của ông cho nền tân nhạc Việt Nam là trường ca “Hội Trùng Dương” sáng tác trong thập niên 60 gồm ba ca khúc “Tiếng Sông Hồng”, “Tiếng Sông Hương” và “Tiếng Sông Cửu Long”.

Ta có thể kể hàng trăm bài hát ngợi ca tình yêu quê hương, thương mến đất nước trong gia tài nhạc Việt nhưng không gì hùng vĩ, hoành tráng và ý nghĩa bằng trường ca “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương, “Con Đường Cái Quan” của Phạm Duy và “Hội Trùng Dương” của Phạm Đình Chương.

Ông mất năm 1993 tại California, Mỹ. Sự ra đi của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam.
...

Con tằm đã nhả tơ cho đến sợi tơ cuối cùng. Và... những sợi tơ ấy giờ vẫn còn sáng ngời lắm, rực rỡ lắm, lấp lánh lắm.

Thắp nén hương lòng này kính dâng hương hồn nhạc sĩ







< Message edited by anhthoa -- 3/16/2009 10:55:14 PM >

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 101
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 3/16/2009 10:30:55 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline Nhạc Sĩ Quốc Dũng






Quốc Dũng (1951 - ) Ông có những sáng tác đa dạng, từ nhạc trẻ tới nhạc vàng và các tình khúc 1954-1975, trong đó nhiều bài nổi tiếng như Đường xưa, Cơn gió thoảng, Còn mãi nơi đây.

Quốc Dũng sinh năm 1951 tại Thái Lan. Năm 1954, khi Quốc Dũng 3 tuổi, gia đình ông hồi hương trở về Việt Nam. Năm 10 tuổi Quốc Dũng vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc ở Sài Gòn và năm 16 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương. Sau khi đỗ Tú tài 2, Quốc Dũng vào học tại Đại học Vạn Hạnh.








Quốc Dũng và Thanh Mai




Quốc Dũng và Thanh MaiĐam mê âm nhạc từ nhỏ, 15 tuổi Quốc Dũng đã trình diễn mandolin trên truyền hình trong dàn nhạc đại hòa tấu. Bản nhạc đầu tiên của Quốc Dũng được ông viết khi mới 11 tuổi. Nhưng đó chỉ là một nhạc phẩm không lời. Phải đến năm 17 tuổi ông mới hoàn chỉnh bản nhạc đó thành ca khúc đầu tay Em đã thấy mùa xuân chưa. Sau đó ông viết nhiều ca khúc nổi tiếng khác như Mai, Đường xưa, Cơn gió thoảng, Chuyện ba người, Còn mãi nơi đây, Điệp khúc mùa xuân, Thoát ly, Hoang vắng...

Vào những năm đầu thập niên 1970, khi phong trào nhạc trẻ phổ biến ở miền Nam Việt Nam, Quốc Dũng cùng Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà là những nhạc sĩ đầu tiên Việt hóa nhạc trẻ, bắt đầu soạn các ca khúc nhạc trẻ bằng tiếng Việt. Khi đó ông cùng với Thanh Mai tạo thành một đôi song ca nổi tiếng. Với khả năng sáng tác, biểu diễn và sử dụng mandolin, guitar, piano, trống, bass, keyboard, organ, Quốc Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhạc trẻ thời đó.

Sau 1975, Quốc Dũng tiếp tục ở lại Việt Nam và hoạt động âm nhạc. Vợ của ông là ca sĩ Bảo Yến. Năm 2005, trung tâm nhạc Thúy Nga đã thực hiên DVD Đường xưa, giới thiệu dòng nhạc của ba nhạc sĩ Quốc Dũng, Châu Kỳ và Tùng Giang.

Ngoài vai trò nhạc sĩ, Quốc Dũng còn là diễn viên, từng đóng vai chính trong bộ phim Trường tôi của đạo diễn Lê Dân.










Tác phẩm
Bài ca dao đầu đời
Bài ca Tết cho em
Bên nhau ngày vui
Bên trời hiu quạnh
Biển mộng
Bởi đã yêu anh
Bởi vì em
Cali chiều hội ngộ
Chỉ là mùa thu rơi
Chín con số một linh hồn
Cho nhau mùa đông
Chợt như năm 18
Chuyện ba người
Chuyện hợp tan
Chuyện yêu đương
Cô láng giềng nho nhỏ
Cõi bình yên
Cõi buồn
Cõi mộng
Cơn gió thoảng
Còn mãi những lời tình ca
Còn mãi nơi đây
Cơn say tình ái
Cung đàn tình ái
Đà Lạt chiều mơ
Dạo khúc tình buồn
Dạo khúc uyên ương
Đêm chia xa
Điệp khúc mùa xuân
Đừng nhắn tin em nữa
Đường xưa
Em đã thấy mùa xuân chưa
Giọt lệ tình
Hà Nội em và mùa xuân
Hạt mưa và nỗi nhớ
Hãy lại đây với anh
Hẹn ước mùa xuân
Hoang vắng
Hồi tưởng
Huế đêm trăng
Kẻ đau tình
Khoảng cách
Khung trời tuổi mộng
Kỷ niệm ngày mới quen
Lời chim bão tố
Lối thu xưa
Mai
Mai cùng em ngày xanh
Mắt Huế xưa
Mong manh
Người về từ lòng đất
Nhịp điệu thời gian
Những giai điệu không quên
Nỗi đau ngọt ngào
Nụ tình phai
Nước mắt muộn màng
Phút tạ từ
Ru tình quên lãng
Ru tôi giấc mộng
Rừng thu quên lối
Ta
Thoát ly
Tình trong như đã
Tình yêu mắt nai
Tôi vẫn tin một ngày mai
Trái tim tội lỗi
Xuân xa vắng (Xuân thương nhớ)
Yêu ai dám nói (Ngại ngùng)
Yêu và ảo mộng




< Message edited by anhthoa -- 10/14/2009 10:18:38 PM >

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 102
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 3/16/2009 10:57:34 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline Nếu nói về nhạc sĩ Quốc Dũng, mình cũng nên biết chút về ca sĩ Bảo Yến

ca sĩ Bảo Yến






Bảo Yến, tên thật "Kim Yến", là một ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc Dân ca Trung Bộ. Sinh ra tại thành nội Huế, các bài hát của Bảo Yến mang đậm phong cách, giọng ca trữ tình đượm nét của cố đô Huế.
Tiểu sử:
Ca sĩ Bảo Yến sinh ngày 27 tháng 2 năm 1957 tại đồn Mang Cá, Thành Nội Huế (nguyên quán ở Quảng Trị). Sinh ra và lớn lên tại Thành Nội Huế, được nuôi dưỡng từ những giọng hò trên sông Hương, núi Ngự, Bảo Yến đã có một chất giọng thiên phú, một phong cách và một giọng hát đằm thắm, trữ tình.
Bảo Yến xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Chị đã được cha mình là nghệ sĩ Thủy Triều rèn luyện và hướng nghiệp ngay từ ngày còn bé. Năm 1981, Bảo Yến được Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh mời về cộng tác ghi âm, thu hình trong những chương trình ca nhạc của Đài.
Những bài hát thành công nhất của chị giai đoạn đầu tiên là: Nói chuyện với người trong tranh của nhạc sĩ Triều Dâng, Tình ca trên biển của nhạc sĩ Thanh Tùng , Hương thầm của nhạc sĩ Vũ Hoàng và chuyện 3 người của nhạc sĩ Quốc Dũng.
Thông tin thêm về gia đình
Cha Bảo Yến là ca sĩ Thủy Triều, người em gái là ca sĩ Nhã Phương và em trai là nhạc sĩ Kim Tuấn.




< Message edited by anhthoa -- 3/19/2009 3:30:43 PM >

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 103
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 3/19/2009 2:46:09 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline Nhạc sĩ NGUYỄN THIỆN TƠ


Nguyễn Thiện Tơ là nhạc sĩ còn lại của nhóm Myosotis (thành lập năm 1938 gồm những nhạc sĩ nổi tiếng như Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh....), một trong ba nhóm lớn thời tân nhạc trước Cách Mạng Tháng Tám. Ông là một nghệ sĩ guitare Hawaine nổi tiếng thời ấy song song với sáng tác nhạc. Ca khúc "Giáo đường im bóng" là ca khúc đầu tay của ông, xuất phát từ nỗi nhớ cô gái xứ đạo - mối tình đầu của ông.


Tại căn nhà số 22 phố Charron ngày ấy (22, Mai Hắc Đế, Hà Nội bây giờ), trong gia đình công nhân xưởng in Viễn Đông có một cậu con trai khoảng 12 tuổi rất mê âm nhạc. Nghe tin có thầy giáo Trần Đình Khuê mở lớp dạy guitare Hawaine, cậu lập tức xin bố đi học. 14 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ - tên cậu bé - màng đàn đến nhà thầy giáo Khuê. Học được 3 tháng, cậu đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Hai, ba năm sau, Nguyễn Thiện Tơ học tiếp Tây ban cầm, do một người Pháp dạy. Chàng thanh niên bắt đầu sử dụng hai thứ nhạc cụ này biểu diễn ở các phòng trà và ấp ủ ý định sáng tác.



Sau đó ít lâu, thỉnh thoảng Nguyễn Thiện Tơ lại được mời đi biểu diễn từ thiện. Mỗi lần, chàng nghệ sĩ trẻ được mời vể biểu diễn tại Nam Định. Khi biểu diễn xong, đang đứng đàng sau cánh gà, có một cô gái trẻ, đẹp nhờ chàng lên hộ dây đàn. Nàng có vóc người mảnh mai, gương mặt thanh tú thêm nét quý phái khiến chàng lần đầu tiên nhìn đã cảm mến ngay. Khi nàng đàn và hát xong, rất nhiều người rắc kim tuyến giấy vào nàng, riêng chàng trai Hà Thành làm nàng phải quay lại nhìn rồi thẹn thùng quay đi, không phải vì nắm vụn giấy mà là đôi mắt đăm đắm của chàng. Một vài hôm sau, có một chương trình thể thao, nàng đến xem, hy vọng sẽ gặp chàng ở đó và nàng đã không thất vọng. Nhận ra nàng, chàng chỉ cười chào mang tính xã giao, rồi về trước. Từ lúc đó, chương trình thể thao ấy với nàng không còn gì hào hứng nữa, nàng cũng bỏ ra về. Rồi một hôm, qua một người bạn, chàng biết nàng tên là Vũ Hà Tiên, sắc đẹp và tài năng cầm ca thuộc hàng nổi tiếng của thành Nam, chàng mới cùng người bạn ghé chơi nhà nàng.



Hôm ấy, nàng yêu cầu chàng đàn một bài nàng thích là bài "forget me not"... Họ đã say nhau từ lúc đó. Cũng từ đấy, họ thỉnh thoảng thư từ cho nhau rồi hẹn gặp nhau. Có lần, họ củng nhau đi chơi bằng tàu điện khắp Hà Nội, những khoảnh khắc ấy kéo dài 6 năm. 6 năm "tình trong như đã..." nhưng tình yêu vẫn chữa vượt cái nắm tay.


Chàng bên lương nàng bên giáo. Để yêu nhau, họ không thể vượt qua rào cản của tôn giáo (mà thời ấy rào cản này rất dữ). Có những lần, chàng gần như tuyệt vọng khi nghĩ rằng tình yêu sẽ không đi đến đâu nên viết ca khúc "Giáo đường im bóng", ấy là năm 1938, lúc chàng 17 tuổi và nàng 16 tuổi. Sau khi đọc lời ca, thi sĩ Phi Yến đã sửa lời để tác phẩm hoàn thiện với những câu như " lá êm êm rơi trên gương hồ, hình như mối tơ duyên xa mờ...Sóng rung rinh hồ xưa đây, hồn tôi nhớ nàng mê say, ngày xa ấy u trầm quá.... Và sóng mắt huyên còn biết đâu tìm". Viết xong, chàng cũng không gửi cho nàng và nàng cũng chưa biết ý đồ cũa chàng trong bài hát đó.

Họ tiếp tục yêu trong lặng thầm, bởi ngăn cách tôn giáo. Hơn nữa gia đình nàng không đồng ý cho nàng lấy anh nhạc sĩ "lênh đênh". Có nhiều lúc chàng không làm chủ được nỗi nhớ, nỗi thất vọng mơ hồ, cầm bút viết nhạc để bày tỏ nỗi lòng. Do đó mới có những "Nhắn gió chiều", "Trên đường về", "Đêm trăng xưa", "Ngày vui đã qua", "Cung đàn xuân xưa" trong làng nhạc tiền chiến.

Nhưng rồi nàng cũng thuyết phục được gia đình, chấp nhận không có kim cương và nhẫn quý trong ngày cưới để làm vợ anh nhạc sĩ ấy. Lấy nhau rồi, người đẹp thành Nam yên vị với công việc của người vợ, còn chàng nghệ sĩ Hà Thành tiếp tục dạy guitare Hawaine và Tây ban cầm (dạy từ năm 1940). Trong những học trò của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ ngày ấy có những người đã đi vào lịch sử tân nhạc như Đoàn Chuẩn, Dzoãn Mẫn.... Sau khi tiếp quản thủ đô, ông về Đài Tiếng nói Việt Nam làm ở dàn nhạc giao hưởng, năm 1965 thì chuyển về Hãng Phim truyện Việt Nam.

Cô gái xứ đạo ngày xưa, người mà nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ gửi tiếng thương qua gió chiều thuở nào, giờ đây đã 83 tuổi. Ông bà vẫn sống ở giữa ngôi nhà 22 Mai Hắc Đế. Bà Vũ Hà Tiên vẫn còn giữ bài thơ ông gửi cho bà và những tấm hình thuở thiếu thời. Cây đàn guitare Hawaine không còn nữa nhưng vẫn còn cây đàn Tây ban cầm, thỉnh thoảng ông lại đưa ra gảy....


::: Nguyễn Thiện Tơ :::
Lời: Phi Tâm Yến



Giáo Đường Im Bóng


1953

Lời 1:
Nhớ tới đêm đầy ánh sáng
Hương trong gió tràn mênh mang
Giây phút như ngừng thôi rơi
Tiếng kinh muôn lời
Dáng xinh xinh bao tiên kiều
quỳ ngân Thánh kinh ban chiều
Trong giáo đường đêm Noel ấy
ngàn đời tôi mến yêu

Tiếng A men đều âm u
Hòa theo gió vàng đêm thu
làm xao xuyến tâm hồn quá
Thời khắc mơ

Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân
Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm
Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng
Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ

Lời 2:
Tới chốn xưa nàng vắng bóng,
Tôi mơ mắt huyền nhung trông.
Bao phút vui thần tiên qua,
Thấy đâu bây giờ.
Lá êm rơi trên gương hồ,
Hình như mối duyên xa mờ.
Nay đến làm tôi xao xuyến,
Hồi đời tươi sáng êm.

Sóng rung rinh hồ xưa đây,
Hồn tôi nhớ nàng mê say.
Ngày xa ấy u trầm quá,
Và chóng qua.

Biết đến đâu tìm kiếm,
Nối dây tình duyên,
Và sóng mắt mơ huyền còn biết đâu tìm.
Tôi tiếc thời tươi sáng trôi cùng năm tháng.
Trí óc âm thầm nhớ mắt nàng huyền mơ.




Bài nhạc nầy cô Hoàng Oanh đã hát trong CD Hoàng Oanh Hải Ngoại 16 - Tình Ca Giáng Sinh.

< Message edited by anhthoa -- 3/19/2009 3:20:02 PM >

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 104
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 3/19/2009 9:39:22 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline Nguyễn Hiền - Nhạc, Thơ tràn muôn lối






“Anh cho em mùa xuân
nhạc, thơ tràn muôn lối…”
(Nguyễn Hiền & Kim Tuấn)


“ Hôm ấy là ngày mùng 5 Tết năm 1962, tôi đến sở làm trong lúc đất trời vẫn còn hương vị Tết. Một người bạn rủ ra ngoài ăn sáng, lúc trở về, thấy trên bàn giấy có một tập thơ mỏng, tôi bèn lật qua xem thử thì gặp bài thơ năm chữ ‘Nụ hoa vàng ngày xuân’. Ðọc qua thấy hay hay và đang lúc lòng còn hưng phấn với không khí xuân tràn trề, tôi nảy ra ý định phổ nhạc bài thơ ấy. Giấy nhạc không có sẵn, tôi phải kẻ khuôn nhạc bằng tay, và chỉ độ một, hai tiếng là xong bài nhạc. Xong, tôi cất vào ngăn kéo bàn làm việc... Sáng hôm sau có anh chàng trẻ tuổi đến tìm tôi, tự giới thiệu tên mình và cho biết, ‘Hôm qua em có đến tìm anh để biếu anh tập thơ bốn mươi bài, nhưng không gặp được anh.’ Tôi nói, ‘Hóa ra anh là tác giả bài thơ xuân ấy! Tôi vừa mới phổ nhạc bài thơ của anh xong.’ Anh ta ngạc nhiên và rất vui khi tôi lấy bài nhạc trong ngăn kéo ra và… hát cho anh ta nghe. Tôi lấy câu đầu của bài thơ đặt tên cho bài nhạc, ‘Anh cho em mùa xuân’...”

Người kể câu chuyện trên là nhạc sĩ Nguyễn Hiền. “Anh chàng trẻ tuổi” trong câu chuyện ấy là nhà thơ Kim Tuấn. Câu chuyện từng được nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể không ít lần ở nơi này nơi khác, với người này người khác, những người muốn biết bài nhạc “Anh cho em mùa xuân” được ra đời như thế nào(?).
Sau mỗi lần kể ấy ông đều kết luận, “Chuyện gì cũng có cái ‘duyên’ trong cuộc đời này.” Ông nói vậy và ông tin như vậy. Ông đã tin như vậy trong suốt cuộc đời mình.


Trăng quê người, trăng quê mình

Cái "duyên" mà nhạc sĩ Nguyễn Hiền nói đến qua câu chuyện ấy là gì, nếu không phải là mối duyên cho ông "gặp" bài thơ ấy và tác giả bài thơ ấy.
Nếu không có mối duyên ấy thì "Nụ hoa vàng ngày xuân" dẫu có là bài thơ hay vẫn chỉ là bài thơ nằm im lìm trong những trang thơ.
Nếu không có mối duyên ấy thì sẽ không có "Anh cho em mùa xuân", một trong những bài nhạc xuân hay nhất của người Việt.
Nếu không có mối duyên ấy thì chàng trai trẻ trong câu chuyện trên, tác giả "Nụ hoa vàng ngày xuân", chắc sẽ không được nhiều nhạc sĩ tìm đến thơ chàng để phổ nhạc (để mong có thêm được một "Anh cho em mùa xuân" khác).
Thế nhưng, "Anh cho em mùa xuân" có thực sự là một trong những bài nhạc xuân hay nhất? Hầu như trước giờ chúng ta chưa từng làm công việc tuyển chọn những bài hay nhất trong số những bài nhạc xuân, thế nhưng, ở trong nước thì đã có làm. Tết Ðinh Hợi năm kia, báo chí trong nước (Tuổi Trẻ Online, 10/2/2007) đã tổ chức một cuộc thi gọi là "bình chọn ca khúc Xuân hay nhất". Cách bình chọn: độc giả chọn ra ca khúc mình yêu thích nhất trong một danh sách... đã được chọn sẵn gồm 22 bài nhạc xuân. Ba bài có số phiếu bình chọn cao nhất sẽ đạt danh hiệu "Những Ca Khúc Xuân Hay Nhất". Trong danh sách ấy có 8 bài của các nhạc sĩ ở miền Nam trước năm 1975 (tất nhiên là không có những bài chưa được phép phổ biến ở trong nước). Ðiều thú vị, kết quả cuộc bình chọn: ca khúc đứng đầu trong số ba "Ca Khúc Xuân Hay Nhất" là "Anh cho em mùa xuân" của Nguyễn Hiền, một nhạc sĩ miền Nam, sống ở nước ngoài, và đã qua đời. (Hai ca khúc xếp hạng nhì và ba thuộc về các nhạc sĩ ở trong nước).
Trước đó, "Anh cho em mùa xuân" cũng từng góp mặt trong "Tuyển Tập Những Ca Khúc Hay Nhất Về Mùa Xuân" phát hành ở trong nước (nxb Mũi Cà Mau, 12/2004).
Người Việt ở ngoài nước hát "Anh cho em mùa xuân", người Việt ở trong nước cũng hát "Anh cho em mùa xuân" (và còn bình chọn là "Ca Khúc Xuân Hay Nhất").
Không chỉ là một trong những bài nhạc xuân hay nhất, "Anh cho em mùa xuân" còn là một trong những bài nhạc phổ thơ hay nhất.
Khi làm công việc "lấy thơ ghép nhạc", nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã không đổi một chữ nào trong ba đoạn thơ đầu của "Nụ hoa vàng ngày xuân" (từ câu thơ đầu cho đến câu "mùa xuân này tất cả, lộc non vừa trẩy lá..."). Ông nhớ lại, "Thật là hứng thú khi tôi lấy ba câu thơ đầu ("Anh cho em mùa xuân / Nụ hoa vàng mới nở / Chiều đông nào nhung nhớ"...) phổ thành một câu nhạc, thấy đi rất ‘ngọt' nên cứ thế mà phát triển bài thơ thành ca khúc." Ðiều gì khiến ông phổ nhạc rất "ngọt", rất nhanh bài thơ ấy? Có phải vì ông "bắt" được "tình thơ ý nhạc"? Có phải vì ông tìm thấy "trong thơ có nhạc" và ông chỉ làm công việc ghi xuống những notes, những ký hiệu âm thanh trên những dòng kẻ nhạc. Công việc có vẻ đơn giản ấy (không phải là ai cũng làm được) đã chắp cho thơ "đôi cánh nhạc". Nhiều người viết nhạc chỉ mong phổ được một bài thơ như ông, không chút gượng ép, đi rất "ngọt", đi rất ngon trớn, rất tự nhiên, như nguồn nhạc hứng dâng trào, như nhạc và thơ chảy tràn như suối...
"Anh cho em mùa xuân" được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành lần đầu, được ca sĩ Lệ Thanh trình bày lần đầu qua dĩa nhựa và làn sóng đài phát thanh Saigon, và cũng gắn liền tên tuổi cô vào "cái thuở ban đầu" của bài nhạc ấy. Tuy nhiên, nhà thơ Kim Tuấn-trong một bài trả lời phỏng vấn trong nước (báo Thanh Niên, 22/01/2006)-cho biết là ông "chịu" Hà Thanh hát bài ấy nhất, và muốn được gửi đến ca sĩ ấy một lời cám ơn... muộn màng.

Trở lại chuyện "mối duyên trong cuộc đời này", nói như nhạc sĩ Nguyễn Hiền, tôi chắc nhiều người cũng tin như ông vậy. Nếu không có cái "duyên" ấy thì dẫu có đi hết cuộc đời mình cũng chẳng ai gặp được ai, hay nếu có gặp, có "đụng" phải nhau thì cũng lại dạt ra, lại mỗi người một hướng, mỗi người một dòng chảy, cũng tựa như những anh chàng, những cô nàng vớ vẩn mà ta có lần gặp gỡ phất phơ đâu đó trong đời này, nói dăm ba câu chuyện nắng mưa rồi chia tay đường ai nấy đi và chẳng bao giờ còn gặp lại lần thứ hai.
Không phải chỉ "duyên" thôi, tôi chắc nhạc sĩ Nguyễn Hiền còn tin cả vào... "duyên số", hay "duyên kiếp", hay "duyên tơ" nữa. Nếu không có mối duyên tơ ấy, làm sao hơn năm mươi năm về trước lại có cuộc hạnh ngộ giữa chàng nghệ sĩ tài hoa và cô cháu gái xinh đẹp của nhà thơ Tú Mỡ (khiến lòng nàng phải xao xuyến, khiến lòng chàng phải bâng khuâng "trăm năm biết có duyên gì hay không?"). Nếu không có mối duyên tơ ấy, làm sao có ngày lễ vàng kỷ niệm 50 năm nên vợ thành chồng(?).
Trong một lần tiếp xúc với nhạc sĩ Nguyễn Hiền, tôi được nghe ông nói thêm một chút về điều mà ông gọi là "cái ‘duyên' trong cuộc đời này". "Đúng vào ngày đó giờ đó," ông nói, "gặp người nào đó ở nơi nào đó, một quán ăn, quán nước chẳng hạn, không phải là chuyện tình cờ, ngẫu nhiên như ta tưởng mà mọi việc đều có bàn tay sắp đặt. Đấy là bàn tay của định mệnh, hay... định mệnh đã an bài." Những chuyện như thế từng xảy đến trong cuộc đời tôi và tôi thực sự tin vào điều ông nói. Tôi cũng muốn thêm rằng: thứ nhất, những mối duyên kỳ ngộ ấy có khi dẫn chúng ta đến một lối rẽ khác trong cuộc đời; thứ hai, đôi lúc có những con người, tuy chỉ gặp một lần thoáng qua trong đời-chẳng biết có là duyên hay không duyên-cũng làm ta nhớ mãi nhớ hoài. Những con người đặc biệt. Cái "đặc biệt" ấy có thể là một vẻ đẹp thu hút, một nhân cách đáng quý, một câu nói hàm xúc, một hành xử ý nghĩa... Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, tôi vẫn cho rằng ông là một trong những người "đặc biệt" như thế.
Lần tiếp xúc duy nhất ấy kéo dài không quá... ba mươi phút nên chắc khó có thể gọi là "cái duyên" như ông nói, nhưng khá thú vị và cũng cho tôi thấy được phần nào tính cách con người ông; hơn thế nữa, còn gieo vào lòng tôi những cảm xúc sâu đậm. Tôi gặp ông trong một tiệc cưới ở nhà hàng Dalat Bistro, đường Brookhurst, Nam Calif. vào một đêm hè cuối tháng 7/2004. Ông đứng lên từ một bàn tiệc, cúi chào mọi người khi nghe giới thiệu tên mình trong số "khách đặc biệt". Một "khách đặc biệt" khác tôi nhớ được là ca sĩ Ngọc Minh, chị hát bài gì đó tặng cho đôi tân hôn... Vào lúc nào đó gần cuối bữa tiệc, đầu óc váng vất vì có uống chút rượu, tôi đứng dậy, bước ra cửa tìm chút thoáng gió bên ngoài. Trước mặt tôi là khoảng parking rộng. Một bóng người đứng ở góc khuất. Người ấy quay lại, mỉm cười khi nhìn thấy tôi. Khi bước lại gần, tôi nhận ra ông, nhạc sĩ Nguyễn Hiền. Ông đứng đó một mình, hút thuốc (ông tưởng tôi cùng "phe" hút thuốc với ông chắc). "Anh nói được lắm," ông ngó tôi, nói, "ngắn gọn, ý nghĩa." Khi ấy tôi mới hiểu ra nụ cười của ông. Ông nhận ra tôi, người đại diện hai họ có "đôi lời phát biểu" để chào đón khách đến với buổi tiệc cưới. Tôi nói cám ơn ông (ông không biết những lời ấy tôi gần như... thuộc lòng vì từng nói đi nói lại nhiều lần) và hân hạnh được biết ông. Ông tỏ vẻ ngạc nhiên khi biết tôi từ nơi xa đến để làm chủ hôn cho đứa cháu sống một thân một mình ở Mỹ... Sau ít câu thăm hỏi xã giao, lúc ông lặng yên nhìn ánh trăng trên ngọn cây, tôi nhắc đến câu hát "trăng sáng soi liếp dừa" trong bài "Anh cho em mùa xuân" của ông. Tôi cũng "tán" thêm là tôi rất thích những câu hát mang theo hình ảnh hàng dừa, liếp dừa, như là:
Đêm trăng ướt lá dừa... ("Tình quê hương", Ðan Thọ & Phan Lạc Tuyên)
Hàng dừa nghiêng thương nhớ... ("Thuở ban đầu", Phạm Ðình Chương)
Chiều xưa, gió êm lay nhẹ liếp dừa... ("Bóng người đi", Văn Phụng)
Gió mang mùa xuân tới, hôn liếp dừa lên hương... ("Mộng ban đầu", Hoàng Trọng)
"Còn nữa," ông nói, dụi tắt điếu thuốc, "‘mắt xanh là bóng dừa hoang dại', Phạm Ðình Chương phổ thơ Ðinh Hùng."
"Hàng dừa mang hình ảnh rất... quê hương Việt Nam," tôi nói.

"‘Hàng cau' thì đúng hơn, theo tôi."
Câu nói của ông làm tôi... "khựng" lại trong giây phút.
"‘Trăng sáng soi liếp dừa' và ‘trăng lên bằng ngọn cau' (1)," ông nói. "Hai trăng đều trăng cả, trăng nào ‘quê hương' hơn?"
Tôi phải chịu là ông nói đúng. "Trăng nào ‘quê hương' hơn?"... Tôi chỉ nghĩ đến vẻ đẹp của những "hàng dừa", "liếp dừa", "bóng dừa"..., trong lúc ông luôn cất dấu trong đáy tim hình bóng quê nhà. Ngọn cau, hàng cau, hoa cau, hương cau..., đấy mới là quê hương. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, ngay lúc ấy tôi nhận ra nơi ông một điều, ông yêu quê hương hơn tôi và hơn rất nhiều người khác. Ông yêu quê hương theo cách của ông.
Tôi cũng ngước nhìn trời. Trăng chưa thật tròn, nhưng thật sáng. Vầng trăng như vừa xa xôi lại vừa gần gụi. Đêm bỗng trở nên yên tĩnh. Trong lòng tôi khi ấy bỗng dâng lên một cảm xúc thật kỳ lạ. Tôi có cảm giác tựa hồ đã lâu lắm, có khi là từ ngày đến Mỹ, lần đầu tiên tôi mới nhìn thấy lại bầu trời và ánh trăng, và nhìn thấy trăng sáng đến như vậy. Bầu trời ấy vẫn có hằng đêm, vầng trăng ấy còn theo tôi mãi, vậy mà bấy lâu tôi nào có để ý, cứ tưởng rằng phải đi về một nơi chốn nào xa xôi lắm mới mong tìm gặp.
Bầu trời nào cũng chỉ một bầu trời, vầng trăng nào cũng chỉ một vầng trăng, vậy mà con người nghệ sĩ tôi mới gặp lần đầu ấy, nhìn trăng viễn xứ phương này lại mơ về bóng trăng soi phương nào.
Ông rút điếu thuốc khác, chìa gói thuốc về phía tôi. Tôi nói đã lâu tôi không hút lại, nhưng nếu ông mời tôi xin hút với ông một điếu cho vui. Trong những câu hát, câu thơ về "hàng cau" ông kể ra sau đó, tôi nhớ đại khái "... thương về mái tranh nghèo bên hàng cau" (2), và "... bóng tre ru bên mấy hàng cau, đồng quê mơ màng" (3). Nhất thời tôi không nhớ được bài nào, câu nào để góp chuyện với ông, thế nhưng đến khi nghe ông đọc câu thơ Hàn Mặc Tử, "Sao anh không về chơi thôn Vỹ / Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên", tôi buột miệng nói tôi biết một bài hát cũng nói đến "hàng cau" mà tôi rất thích, có thể là ông quên, vì đã lâu lắm rồi.
"Bài gì?" ông hỏi.
"‘Người em nhỏ' của... Nguyễn Hiền," tôi trả lời. "Ngày tôi đi, vàng nắng nghiêng nghiêng một hàng cau. Mai ta về quê cũ, gửi lời về thương nhau..."
"Làm sao mà quên được," ông nói sau vài giây im lặng, hạ thấp giọng, như người nói một mình.
Tôi hiểu. Không ai quên được mối tình đầu. Bài nhạc đầu tay ấy (của chàng trai 18 tuổi ấy), cũng tựa như mối tình đầu trong âm nhạc của ông.



Tôi nhớ đã nói với ông, không phải chỉ riêng ông mà rất nhiều người, trong số ấy có tôi, khó mà quên được "Người em nhỏ" (ông phổ từ thơ một người bạn văn nghệ, Nguyễn Thiệu Giang). Đã nhiều năm, nhiều năm trôi qua, mỗi lần nghe lại câu hát ngày xưa ấy, những cảm xúc ở trong tôi vẫn còn nguyên vẹn.
Chiều nay buồn viễn xứ
nhớ người em gái xưa
Tôi thấy phương trời cũ
giăng giăng một hàng mưa...
Và giờ đây, trong cuộc sống nổi trôi nơi xứ lạ quê người, tôi chắc không ai nghe câu hát ấy mà không khỏi chạnh lòng. Trong một thoáng, tôi hiểu được vì sao lâu nay tôi, và rất nhiều người, vẫn yêu thích nhạc của ông. Thật đơn giản, vì trong những bài nhạc ấy tình yêu đôi lứa quyện lấy tình yêu quê hương, đất nước.
Có một khoảng yên lặng giữa chúng tôi lúc ấy. Sau đó, có vẻ như không muốn nói thêm về bài hát cũ ấy, ông trở lại chuyện "hàng dừa, hàng cau" và nhắc đến câu hát trong bài "Lá thư gửi mẹ" được ông phổ từ bài thơ năm chữ của Thái Thủy.
Con về tầm đẹp lứa
mẹ cười vun khóm dâu
Mái tranh chiều vươn khói
vườn thơm ngát hương cau...
Những chuyện trò giữa ông và tôi là những câu chuyện lan man, không đầu không đuôi, nhảy lung tung từ chuyện này sang chuyện nọ và... không chuyện gì ra chuyện gì. Qua lối nói chuyện của ông và qua những lời ông nói tôi có cảm giác ông rất thành thực, và hơn thế nữa, rất thẳng thắn, theo cái nghĩa chuyện gì biết thì ông nói biết; chuyện gì không biết thì ông nói không biết. Tôi cũng để ý ông có lối nói chuyện thật chậm rãi, thật từ tốn, với một giọng trầm trầm. Ông cũng tỏ ra chăm chú lắng nghe người đối thoại. Thật không dễ gì đoán được một người biết chế ngự những cảm xúc như ông đang nghĩ gì trong đầu. Ở nơi ông như toát ra một phong thái điềm tĩnh, một dáng vẻ trầm mặc của người đang chìm đắm trong suy tưởng...
Tôi rất "chịu" những bài phổ thơ năm chữ của ông, tôi nhớ đã nói với ông như vậy. Có một lúc, nhắc đến bài "Anh cho em mùa xuân", tôi hỏi ông về một "giai thoại" tôi nghe được từ... trước 1975: có đúng là ông đã đổi một chữ trong câu thơ của Kim Tuấn-"trong nắng vàng ban mai" đổi thành "rung nắng vàng ban mai"-khiến tác giả bài thơ phải "khẩu phục, tâm phục"(?). Ông mỉm cười, trả lời "đúng mà không đúng" và giải thích: đúng là ông đã đổi ra thành "rung nắng vàng ban mai" thật, nhưng câu thơ Kim Tuấn là "nắng vàng trên ngọn cây" chứ không phải "trong nắng vàng ban mai". Tôi nói dù đúng sai thế nào tôi cũng rất thán phục tài dùng chữ của ông, vì thật khó mà tìm ra được chữ nào hay hơn chữ "rung" để đi với "xao xuyến" trong câu hát ấy.
Bài thơ còn xao xuyến
rung nắng vàng ban mai...
Chữ "rung" ấy nghe mới "xao xuyến", và mới "thơ" làm sao!
Chữ "rung" ấy được ông sử dụng không phải chỉ một lần.

Tìm đâu bàn tay che mái tóc huyền rung tơ mềm...

"Trong bản nhạc ‘Tìm đâu' ấn hành lần đầu," tôi nói, "chữ ‘rung' đã bị in nhầm là ‘nung'."

"Đúng thế," ông tỏ ra ngạc nhiên thấy tôi nhớ được chi tiết ấy. "Cũng may là ca sĩ đã... tự điều chỉnh."
Ông rút điếu thuốc khác. Tôi để ý thấy ông đốt thuốc hai lần trong câu chuyện.
"Có một câu tôi rất thích trong bài ‘Anh cho em mùa xuân'," tôi nói, ngừng một chút, chờ ông hỏi "câu nào?" Nhưng ông chưa kịp hỏi và tôi chưa kịp nói thêm thì người nào đó từ trong nhà hàng bước ra tìm tôi, nói có người cần gặp... Tôi xin lỗi ông, nói rất tiếc phải tạm ngưng câu chuyện. Ông nói chờ một chút, và lấy từ trong ví ra tấm business card trao cho tôi, nói lúc nào tiện gọi phone nói chuyện cho vui. Tôi trở vào. Lúc cánh cửa khép lại, tôi quay nhìn, thấy ông vẫn đứng đó, lặng lẽ như một cái bóng. Chắc ông muốn hút cho xong điếu thuốc, tôi nghĩ. Và đấy là hình ảnh sau cùng tôi còn giữ được về ông...
Tấm danh thiếp, gần như đấy là "kỷ vật" duy nhất tôi còn giữ được của ông, trên đó tôi đọc thấy hàng chữ "Hien Nguyen. Cultural Arts Commissioner". Tôi tưởng như một ông Hiền Nguyễn nào khác, không phải là nhạc sĩ Nguyễn Hiền của "Anh cho em mùa xuân", không phải là nhạc sĩ Nguyễn Hiền đứng cạnh tôi giữa đêm trăng ấy.

"Bầy chim lùa vạt nắng..."

Đúng ra, tôi còn cuộc tiếp xúc khác với ông sau lần gặp ấy. Tôi gọi phone đến ông vào một chiều cuối tuần để "nói chuyện cho vui" như lời ông dặn (và nhận ra bốn con số cuối của số phone ông, 1496, trùng với số phone nhà của tôi). Tiếc một điều, lần tiếp xúc này lại còn ngắn hơn cả lần trước vì chỉ kéo dài có... một vài phút. Ông nhận ngay ra giọng tôi khi tôi chưa kịp nói tên mình. Nghe giọng ông có vẻ vui. Sau ít câu thăm hỏi, tôi hỏi ông có bận gì vào lúc ấy không, ông nói đang sửa soạn đi dự... đám cưới. (Lại đám cưới, tôi chắc ông phải mất khá nhiều thì giờ cho những đám cưới vào cuối tuần vì những mối giao tiếp trong công việc, bè bạn). Tuy vậy, ông cũng nói được với tôi dăm ba câu cho đến lúc tôi xin gác máy để ông đi công chuyện. Ông nói sẽ gọi lại tôi sau và có chuyện vui vui muốn kể tôi nghe. Tôi không đoán ra được chuyện gì. Ít hôm sau ông gọi lại cho tôi thật và chỉ để lại... số phone của ông trên caller ID, vì tôi vắng nhà.
Sau đó ít lâu tôi "thấy" ông xuất hiện trên sân khấu Paris By Night (trong chương trình ca nhạc DVD mang tên một nhạc phẩm quen thuộc của ông), trả lời ít câu hỏi nhiều người muốn biết từ người dẫn chương trình, và đệm đàn cho ca sĩ Lệ Thu hát "Mái tóc dạ hương"-một bài ông phổ thơ Đinh Hùng-đưa người nghe về lại một mùa nào "hoa bướm ngày xưa".

Một trong những bài nhạc tiêu biểu của Nguyễn Hiền được giới thiệu trong chương trình ấy là "Anh cho em mùa xuân". Giọng hát, cách thể hiện của cô ca sĩ trẻ và giàn nhạc làm tôi thêm nhớ cái "thuở ban đầu" của bài nhạc ấy. Ít nhất đã có hai thế hệ hát "Anh cho em mùa xuân". Các ca sĩ và ban nhạc của thế hệ thứ hai (ở trong và ngoài nước) có khuynh hướng thay đổi tiết tấu của bài nhạc ấy bằng nhịp điệu nhanh, mạnh, sôi nổi, như muốn làm rộn ràng hơn không khí mùa xuân. Việc "cải biên" này cũng... tốt thôi, và cũng phù hợp với "phong cách trình diễn" trẻ trung, sống động hiện đại, tuy rằng bài nhạc, với âm giai La trưởng và nhịp điệu Tango Habanera dìu dặt ở "thuở ban đầu", tự nó đã đủ để mang về mùa xuân (mà không cần phải "đánh nhanh, đánh mạnh" bằng điệu nhạc kích động để... mừng đón xuân về). Việc thay đổi tiết tấu và cách trình diễn ấy có phần nào đánh mất khí hậu của bài hát là vẻ lắng đọng của đất trời vừa mới sang xuân, pha lẫn chút thi vị ngọt ngào của "bài thơ còn xao xuyến", thể hiện qua lời thơ và từng nốt láy mềm mại ở cuối những câu nhạc.
Mùa xuân của "Anh cho em mùa xuân" là xuân của trời đất giao mùa, là xuân của "lộc non vừa trẩy lá", là vẻ e ấp của "nụ hoa vàng mới nở". Trong cái nắng sớm của ngày đầu xuân có chút se se lạnh của chiều cuối đông còn rớt lại, có chút vấn vương của "chiều đông nào nhung nhớ", có chút hơi hướng của đông tàn, xuân mới vừa sang...
Đôi lúc việc thay đổi hoặc hát sai lời nhạc cũng làm giảm phần nào cái đẹp và độ truyền cảm của bài nhạc gửi đến người nghe.
Đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây... (không phải là "mắt buồn... nhìn ngọn cây")
Chữ "vin" ấy nghe rất thơ. Những chữ "lao xao" và "mòn" ấy nghe cũng rất thơ.
Hai câu hát trong bài được ca sĩ... hát sai nhiều nhất:
Đất mẹ gầy có lúa
đồng ta xanh mấy mùa
Câu thứ nhất, "đất mẹ gầy có lúa", là ước mơ đơn sơ của tác giả bài thơ gửi về quê mẹ Hà Tĩnh (vùng "đất cày lên sỏi đá"), được nhiều ca sĩ đổi thành "đất mẹ gầy... cỏ lúa", hoặc "đất mẹ gầy... cỏ úa", hoặc "đất mẹ... đầy cỏ lúa"!?!
Câu thứ hai, "đồng ta xanh mấy mùa", ước mơ khác, được nhiều ca sĩ đổi thành "đồng xa xanh mấy mùa", hoặc... "đồng xanh xa mấy mùa"!?!
"Trong bài ‘Anh cho em mùa xuân' có một câu tôi thích nhất," tôi nhớ đã nói với nhạc sĩ Nguyễn Hiền như vậy. Có thể là ông cũng muốn nghe, muốn biết, nhưng tôi lại chưa có dịp nào (nay thì không còn dịp nào) để bộc lộ với ông.
Bầy chim lùa vạt nắng
trong khói chiều chơi vơi...
"Bầy chim lùa vạt nắng...", câu hát tôi thích nhất. "Lùa vạt nắng", tôi chưa nghe ai nói thế bao giờ. Chữ "lùa" ấy rất mới, rất đẹp, rất thơ. Làm sao mà ông lại có thể nghĩ ra được cái chữ tài tình đến như vậy? Làm sao mà ông lại dùng chữ ấy chứ không phải là chữ nào khác? ("Bầy chim... đùa vạt nắng" chẳng hạn, như thế cũng là hay, nhưng không thể hay bằng "... lùa vạt nắng"). Ngày ấy chưa ai viết những lời như thế trong thơ, trong nhạc. Mãi về sau này ta mới nghe "lùa nắng cho buồn vào tóc em" ("Nắng thủy tinh", Trịnh Công Sơn).
Điều thú vị, câu ấy không phải là câu thơ Kim Tuấn trong "Nụ hoa vàng ngày xuân", mà là thơ... Nguyễn Hiền.
"Con chim mừng ríu rít" trong bài thơ được ông đổi ra thành "bầy chim lùa vạt nắng", để tương ứng với những nốt nhạc thấp cao, trầm bổng, vừa giữ được ý thơ (vẫn "nghe" được tiếng chim "ríu rít" mừng vui), vừa "thơ" hơn và giàu hình ảnh hơn.
Tôi yêu câu thơ "mắt buồn vin ngọn cây" của Kim Tuấn và tôi yêu câu hát "bầy chim lùa vạt nắng" của Nguyễn Hiền. Câu thơ ấy rất "Kim Tuấn", câu hát ấy rất "Nguyễn Hiền". Tôi cũng yêu lối sử dụng những động từ "vin" và "lùa" ấy trong kho tàng tiếng Việt.
"Nhạc chan hòa đây đó", câu hát ấy không thấy trong thơ Kim Tuấn. Hơn thế nữa, "nhạc, thơ tràn muôn lối", câu hát cuối của bài hát ấy cũng không thấy trong thơ Kim Tuấn. Trong "Nụ hoa vàng ngày xuân" không có câu nào nói đến "nhạc" cả. Vậy thì những câu ấy ở đâu ra, nếu không phải là... thơ của Nguyễn Hiền. Trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhạc quyện vào thơ, thơ quấn lấy nhạc. Nhạc thơ, thơ nhạc đã hòa làm một.
"Anh cho em mùa xuân. Nhạc, thơ tràn muôn lối..."
Câu kết ở phần coda ấy là một "biệt lệ", (hiếm khi được sử dụng trong nhạc thuật của ông) trong số những bài nhạc vẫn được ông soạn theo khuôn mẫu "cổ điển" với cấu trúc khá cân phương. Những chuỗi nốt nhạc rải đều và nốt ngân cuối rướn cao như bay lên cùng mùa xuân và tan loãng trong không, vẽ lên một nét nhạc đẹp. Cái hay của phần coda ấy là cái hay của một kết thúc đẹp, tròn đầy, gói trọn tình ý của bài nhạc.
Việc ông không thay đổi câu, chữ nào suốt khổ thơ đầu của "Nụ hoa vàng ngày xuân" làm nhớ tới những bài thơ ngũ ngôn khác từng được các nhạc sĩ khác phổ thành ca khúc cũng rất là "ngọt". Hoặc, giữ nguyên vẹn bài thơ, như "Tiếng thu", nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ cùng tên của Lưu Trọng Lư; hoặc, chỉ đổi có... một chữ trong toàn bài thơ, như "Chiều", nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ từ "Màu cây trong khói" của Hồ Dzếnh (chỉ đổi câu thơ cuối "khói xanh bay lên cây" thành "khói huyền bay lên cây").
Sau câu thơ "lộc non vừa trẩy lá", những câu nào không giữ nguyên được thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền bèn thay đổi chút ít, trong lúc vẫn giữ ý chính của câu thơ. Lạ một điều, những câu ông đổi nghe rất thơ, và có phần... thơ hơn cả tác giả bài thơ. Chẳng hạn:
"Con chim mừng ríu rít" đổi thành "bầy chim lùa vạt nắng"
"Ngoài đê diều thẳng cánh" đổi thành "ngoài đê diều căng gió"
"Câu hát hò vẳng đưa" đổi thành "thoảng câu hò đôi lứa"
"Trẻ đùa vui nơi nơi" đổi thành "trẻ nô đùa khắp trời"
"Nắng vàng trên ngọn cây" đổi thành "rung nắng vàng ban mai"
Người nhạc sĩ đã "làm mới" thơ, đã làm thơ "thơ" thêm một lần nữa.

Tâm hồn nhạc sĩ Nguyễn Hiền vốn nhạy bén với thơ, dễ bắt được những tần số rung động của thơ. Ông đã "nâng" thơ lên, đã chắp cho thơ "đôi cánh nhạc". Ngôn ngữ nhạc quyện lấy ngôn ngữ thơ, khiến thơ bay lên, nhạc cũng bay lên. "Nụ hoa vàng ngày xuân" đã bước ra khỏi những trang thơ để hóa thành một trong những bài nhạc xuân hay nhất.
Nếu được phép "bình chọn ca khúc Xuân hay nhất" cho riêng mình, "Anh cho em mùa xuân" chắc chắn là một trong vài bài nhạc xuân tôi yêu nhất và luôn muốn được nghe đi nghe lại. Sau bao mùa tang thương dâu bể, sau bao nhiêu vật đổi sao dời, bài nhạc xuân ấy nghe vẫn cứ "mới", như mùa xuân vẫn "mới", như những "nụ hoa vàng" vẫn nở trong nắng mới của một ngày đầu xuân.
Sau "Anh cho em mùa xuân", ta còn có thêm những bài phổ thơ Kim Tuấn khác của các nhạc sĩ khác, như "Những bước chân âm thầm" của Y Vân, "Khi tôi về" của Phạm Duy, "Ta ở trời Tây, nhớ trời Đông" của Phạm Ðình Chương, "Khi xa Saigon" của Lê Uyên Phương... và không ít những ca khúc khác của các nhạc sĩ trong và ngoài nước. Hai ca khúc phổ biến nhất trong số ấy vẫn là "Anh cho em mùa xuân" của Nguyễn Hiền và "Những bước chân âm thầm" của Y Vân (phổ từ bài "Kỷ Niệm" của Kim Tuấn).
Tôi yêu thuở ban đầu của "Anh cho em mùa xuân", như yêu tiếng hát mềm mại và nũng nịu của Lệ Thanh, như yêu những nốt nhạc luyến láy của "chiều đông nào nhung nhớ", của "ngoài đê diều căng gió, thoảng câu hò đôi lứa..." Tôi cũng yêu thuở ban đầu của "Những bước chân âm thầm", như yêu những tiếng hát trầm ấm của Mai Trường-Trần Ngọc-Hồng Phúc (và của ban hợp ca Thăng Long sau này), như yêu vẻ trầm mặc của những "rặng thông già lặng câm", như yêu những mối "tình nở muộn" và những ngọn "đèn thắp mờ bóng đêm". (Làm như có sự gần gũi nào đó giữa hai bài thơ, giữa hai bài nhạc, giữa "chân bước mòn vỉa phố" và "từng bước, từng bước thầm"...). Đó là những tiếng hát của một mùa kỷ niệm. Đó là thời kỳ của những tiếng hát thực sự là những tiếng hát, chưa có những phô diễn kỹ thuật và cũng chưa có những hòa âm phối khí tân kỳ.
Ðến nay thì cả Y Vân, Kim Tuấn và Nguyễn Hiền đều lần lượt đã ra người thiên cổ (và cả Phạm Đình Chương, Lê Uyên Phương... cũng đã ra người thiên cổ), thế nhưng những khúc nhạc đẹp tựa bài thơ ấy sẽ còn đọng lại mãi trong lòng người.

"Ngàn kiếp mây bay không phai niềm nhớ..."

Không phải chỉ những ca khúc phổ thơ của Nguyễn Hiền mới là những ca khúc "đẹp tựa bài thơ". Có thể nói, những người yêu cái đẹp cũng sẽ dễ dàng yêu những khúc nhạc êm êm, lâng lâng, yêu những khúc hát êm đềm, ngọt ngào và đầy thi vị của người nhạc sĩ ấy, những khúc hát đẹp và buồn như một nỗi tiếc thương...
về một hình bóng đã xa khuất và những ngày vui qua mau.

Chiều tím không gian mênh mang niềm nhớ
mây bay năm xưa còn đó
đâu tìm người hẹn hò... ("Ngàn năm mây bay")

Tìm đâu bàn tay che mái tóc huyền rung tơ mềm
tìm đâu muôn màu hoa nắng lung linh vương chân êm... ("Tìm đâu")

Nơi ấy bao ngày xanh qua
hồn thơ mơ màng quá
yêu những khung trời hoa bướm
với nắng tơ vàng êm... ("Hoa bướm ngày xưa")

về một sân trường kỷ niệm và một mùa nào lãng mạn.

Mùa thu ánh trăng dõi bên thềm...
nắng loang trên sân trường một mùa nào... ("Từ giã thơ ngây")

Những mái tóc chấm vai, sân trường tìm đâu thấy... ("Em là vì sao sáng")

Thuở ấy không gian chìm lắng trong mơ
tà áo em xanh, mầu mắt ngây thơ...

Tôi đi trong mơ tìm bóng dáng yêu kiều
mùa thu lá rơi bên đường thật nhiều... ("Tiếng hát học trò")

về một "quê hương khuất bóng hoàng hôn" và những mùa xuân thanh bình một thuở.

Lòng ta mơ quê hương nơi sống bao ngày thắm...
Ta nhớ tới những phút xa vời
làng cũ nay chìm trong sương mờ rơi... ("Ý nhạc chiều")

Cho nhớ thương về quê xưa
mùa xuân không còn nữa
muôn cánh hoa đào phai úa
lối cũ rơi hững hờ... ("Hoa bướm ngày xưa")


Âm nhạc Nguyễn Hiền, nói như ca sĩ Quỳnh Giao, "là sự mời gọi trở về một không gian đã tắt, một thời gian đã lặng..." (4) Nghe nhạc Nguyễn Hiền là nghe những lắng đọng, là đắm chìm trong một ký ức xa vời, là tìm về những đường xưa "lối cũ chẳng sao quên". Cám ơn ông, cám ơn người nhạc sĩ đã dạo lên những khúc nhạc êm đềm để giữ cho những giấc mơ ngọt ngào của chúng ta không bao giờ tắt hẳn.
Có lẽ vì những nét nhạc lâng lâng gợi nỗi tiếc nhớ mênh mang ấy, các bài nhạc của Nguyễn Hiền thường được các giọng nữ thể hiện nhiều hơn (mặc dầu ở một đôi bài, giọng nam khá phù hợp). Chẳng hạn, "Lá thư gửi mẹ" với Thái Thanh, Khánh Ngọc, Mỹ Thể, Lệ Thanh, Thái Hiền; "Mái tóc dạ hương" (phổ thơ Đinh Hùng, tựa ban đầu là "Những phố không đèn") với Hồng Vân, Lệ Thu, Thanh Lan, Ý Lan; "Anh cho em mùa xuân" với Lệ Thanh, Hà Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu; "Từ giã thơ ngây" với Thanh Thúy, Hà Thanh, Xuân Thu, Hoàng Oanh; "Ngàn năm mây bay" với Kim Tước, Mai Hương, Khánh Hà; "Người em nhỏ" với Lệ Thanh, Mai Hương, Mỹ Thể; "Tiếng hát học trò" với Lệ Thanh, Thanh Lan, Hoàng Oanh; "Hoa bướm ngày xưa" với Trúc Mai, Lệ Thu; "Thầm ước" với Thái Thanh, Hoàng Oanh; "Tìm đâu" với Lệ Thanh; "Hương thề" (phổ thơ Hoàng Ngọc Liên) với Thanh Thúy; "Hai mươi câu của tuổi trẻ" (phổ thơ Song Hồ) với Lệ Thu; "Tiếng sáo diều" với Quỳnh Giao; "Ý nhạc chiều" với Kim Tước; "Gửi một cánh chim" với Mai Hương...
Trong số những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Hiền, ngoài những bài phổ thơ, có những bài đến từ nguồn cảm hứng qua các tiểu thuyết hoặc phim ảnh trong nước thời ấy, như "Buồn ga nhỏ" (từ tiểu thuyết cùng tên của Thanh Nam) hoặc "Ngàn năm mây bay", "Tiếng hát học trò" (từ các tiểu thuyết cùng tên của Văn Quang, được các đạo diễn Thái Thúc Nha và Hoàng Anh Tuấn thực hiện thành phim). Đôi lúc ông cũng viết nhạc chung với những người bạn nhạc sĩ (như "Buồn ga nhỏ", "Từ giã thơ ngây", "Tiếng hát học trò" viết chung với Minh Kỳ; "Hoa đào năm trước" viết chung với Lê Dinh; "Về đây anh" viết chung với Nhật Bằng...). Có khi ông viết nhạc, bạn ông viết lời (như những bài "Hoa bướm ngày xưa" và "Thanh bình ca", lời của Thanh Nam); có khi ông viết lời, bạn ông viết nhạc (như những bài "Lá rơi bên thềm" và "Màu tím hoàng hôn", nhạc của Lê Trọng Nguyễn).
Những người từng quen biết hoặc có dịp gần gũi với nhạc sĩ Nguyễn Hiền, khi nhắc đến ông, đều bộc lộ sự cảm mến, quý trọng và đều có chung một nhận xét về con người nghệ sĩ tài hoa với một nhân cách lớn, một kiến thức sâu rộng về âm nhạc đông và tây phương, thể hiện qua mẫu người mực thước, trầm tĩnh và khiêm tốn; đồng thời, cũng tỏ lòng ngưỡng phục về những cống hiến của ông đối với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật làm nổi bật bản sắc của dân tộc, mang lại niềm tự hào cho cộng đồng người Việt.

. . .

gặp gỡ để chia phôi
cuộc đời như gió thoảng
còn chút tình trong tôi

Quả đúng là "cuộc đời như gió thoảng", như câu thơ nhạc sĩ Nguyễn Hiền viết gửi cho người bạn thiết, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (tác giả "Nắng chiều", "Sao đêm", "Bến giang đầu", "Chiều bên giáo đường"...), một năm sau ngày bạn ông lặng lẽ "rời bỏ cõi thế để an nghỉ trên đỉnh bình yên" (5). Ông gọi bạn mình là "một nghệ sĩ tài ba khiêm tốn rất mực" (5). Cái danh hiệu ông gán cho người bạn đã khuất, nay nếu có đem... gán cho ông chắc cũng không sai chút nào.
Nay thì cả ông và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đều đã như những cánh "lá rơi bên thềm" nhà vắng. Những chiếc lá dẫu đã lìa cành, những người nhạc sĩ dẫu đã ngừng viết nhạc, thế nhưng những khúc nhạc ấy, những khúc nhạc làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa, vẫn luôn được yêu thích, vẫn được hát lên ở trong nước ngoài nước, ở mọi nơi mọi chốn.
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, cho đến cả những phút cuối đời, những phút chênh vênh giữa hai bờ tử sinh, những phút chạm tay vào lằn ranh sống chết, vẫn còn bày tỏ nỗi niềm trăn trở và ước mơ về một vận hội mới về trên quê hương. Ngọn nến leo lét tưởng chừng sắp tắt ấy trong giây phút cuối vẫn còn lóe sáng một niềm tin.
Tin nhạc sĩ Nguyễn Hiền bị ung thư phổi nặng khá bất ngờ đối với tôi và nhiều người, và cả... chính ông, vì trước đấy, hầu như không có dấu hiệu xấu nào cho sức khỏe của ông. Ông qua đời chỉ ít tuần sau khi nhận được tin xấu ấy, vì bệnh trạng đã ở vào thời kỳ "hết thuốc chữa".

Tôi nhớ, vào một buổi tối, sau ngày ông mất, lúc đang ngồi ở bàn computer tôi bỗng nghe một giọng hát cất lên. "Chiều tím không gian mênh mang niềm nhớ..." Một bài của Nguyễn Hiền. Người ta đang cho phát thanh lại một bài nhạc cũ của ông. Tôi ngồi yên lặng một lúc, lắng nghe... Bỗng dưng tôi cảm thấy thèm hết sức một hơi thuốc. Tôi vẫn để gói thuốc lá trong ngăn kéo bàn làm việc, lâu lâu kéo một điếu khi bè bạn đến chơi. Có khi tôi quên bẵng đi, khá lâu không đụng tới.
Tôi khẽ mở cửa sau, bước ra ngoài. Trời gây gây lạnh. Đêm tối yên lặng quá. Tôi nhớ, đó là một đêm cuối năm. Tiếng hát vẫn như quấn lấy chân tôi. "Nhớ nhau khi mây vương vương mầu tím..." Tôi đốt một điếu thuốc, đứng nhìn thật lâu vào khoảng không. Cứ mỗi lần hay tin một người quen nào đó vừa mới qua đời, tôi lại có cảm giác thật hụt hẫng như vừa bước hụt vào khoảng không, và nhận rõ được cái vô nghĩa mênh mông đến tột cùng của đời sống. Trong bỗng chốc, tôi thấy rõ, cuộc sống... không là gì cả. Cuộc sống nhẹ tênh, như bóng mây qua, như... ngàn năm mây bay mây vẫn bay.
Bỗng dưng tôi nhớ lại một đêm nào, tôi cũng mở cánh cửa, cũng bước ra ngoài, và tôi... gặp ông. Tôi quăng điếu thuốc sau khi bập bập vài hơi, chẳng thấy ngon lành gì cả, và cảm thấy thiếu thiếu một cái gì(!)... Tôi ngước nhìn trời đêm, và gặp ánh trăng. Trăng chưa tròn, nhưng thật sáng, và trông thật gần. "Trăng nào ‘quê hương' hơn?" tôi nhớ câu ông hỏi tôi. Tôi đã không trả lời dù biết câu trả lời.
Tôi dõi mắt hướng về một ngôi sao xa nhất, khi ẩn khi hiện trên nền trời đen thẫm, trông xa vẫn thấy lấp lánh như có một linh hồn. Tôi không biết giờ này ông ở đâu, nhưng tôi tin rằng linh hồn ông-như cụm mây lững lờ-đã bay về lại quê hương cũ, về lại nơi chốn có những thửa ruộng, có những mảnh "vườn thơm ngát hương cau", có những chiều "ngoài đê diều căng gió", có những đêm "trăng sáng soi liếp dừa", có những "bầy chim lùa vạt nắng" và có những "mùa thu lá rơi bên đường thật nhiều"...
Tiếng hát vẫn như quấn lấy chân tôi, "ngàn kiếp mây bay không phai niềm nhớ..." Tôi bước chậm trở vào, tiếng hát như cũng theo sau, "mây bay năm xưa còn đó, đâu tìm người hẹn hò..."
Bài hát ấy, "Ngàn năm mây bay" của Nguyễn Hiền, nói như nhà văn Bích Huyền, "là nỗi buồn thật đẹp, thật nhẹ nhàng, thật mênh mang như bức tranh thủy mạc..." (6) Tại sao lại "ngàn kiếp mây bay không phai niềm nhớ" mà không phải là "ngàn năm mây bay" như cái tựa của bài hát ấy?... Tôi hiểu, ông đã đổi một chữ trong câu hát cho tương ứng với nốt nhạc trầm bổng. Tôi tự hỏi và tự trả lời. Như ông đã đổi ít câu, ít chữ khi phổ nhạc bài "Nụ hoa vàng ngày xuân". Anh cho em tất cả / Tình yêu non nước này / Bài thơ còn xao xuyến / Nắng vàng trên ngọn cây... Bài thơ đã làm ông "xao xuyến". Bài thơ ông đọc thấy tình yêu đôi lứa quyện lấy tình yêu quê hương, đất nước. Tôi hiểu được vì sao ông đã chọn bài thơ xuân ấy để phổ nhạc.

Người viết bài hát ấy đã đi xa, thế nhưng bài hát ấy, sau bao nhiêu năm, vẫn còn ở lại, vẫn có một sức sống, vẫn không bao giờ cũ. Như ngàn năm mây vẫn bay, như đất trời vẫn bốn mùa, như những lứa đôi vẫn yêu nhau, như những nụ hoa vàng vẫn nở khi đất trời vừa mới sang xuân. Và cuộc sống, nhờ thế, nhờ có những bài xuân ca như thế, cũng sẽ đẹp thêm lên một chút.

"Anh cho em mùa xuân", bài nhạc xuân rất xuân, và rất thơ.

lê hữu

12/2008

(Nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhạc sĩ Nguyễn Hiền)






< Message edited by anhthoa -- 3/19/2009 10:13:55 PM >

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 105
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 3/21/2009 1:52:51 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline
Nhạc Sĩ Văn Phụng


Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội, trong một gia đình có 8 người con mà ông là thứ hai. Thuở ấy, phong trào âm nhạc cải cách (tân nhạc) mới du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng. Văn Phụng đặc biệt có năng khiếu về tân nhạc nên được các giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng dìu dắt rất tận tình. 15 tuổi, ông đã nổi đình đám khi đoạt giải nhất độc tấu dương cầm với bản La Pirière d'une Viege tại Nhà hát Lớn Hà Nội, 16 tuổi ông đã thi đậu tú tài. Ngặt nỗi ông bố (vốn là thông phán) lại quá nghiêm khắc, ông cấm không cho cậu con trai đi theo phường "xướng ca vô loài" mà chỉ muốn con mình làm... bác sĩ, nhưng Văn Phụng theo học ngành y chỉ được một năm rồi bỏ học đi theo tiếng gọi của âm nhạc.

Năm 1948, Văn Phụng cho ra đời tác phẩm đầu tay Ô mê ly với tiết tấu sôi động, phấn chấn yêu đời Ô mê ly đời sống với cây đàn tình tình tang... Ô mê ly, mê ly đời ta. Ông thường cùng các bạn bè nam, nữ tụ tập đàn hát với nhau. Nếu như trong đám bạn trai, Văn Phụng như là một "chủ súy" bởi ngón đàn tài hoa thì trong đám bạn nữ vút lên một giọng hát rất đỗi "liêu trai" của Châu Hà, người thiếu nữ Hà Nội có mái tóc dài vẫn thường thả lỏng như một dòng suối. "Trai tài, gái sắc" cứ quấn quýt bên nhau, thế nhưng ông thông phán lại rất ác cảm với nghề xướng ca vô loài nên tìm đủ cách để ly gián tình yêu của con trai mình. Biết rằng gia đình Văn Phụng không chấp nhận mình, Châu Hà phẫn uất đi lấy chồng và theo chồng vào Sài Gòn để xa hẳn một quá khứ đẹp mà... buồn.

Châu Hà đi rồi, một thời gian sau Văn Phụng cũng được bố mẹ cưới vợ. Ông chấp nhận như là để khỏa lấp những trống vắng mà Châu Hà đã để lại cho mình. Vợ ông cũng là người Hà Nội nổi tiếng "đẹp người, đẹp nết" rất được bố mẹ chồng thương quý. Đến khoảng đầu thập niên 1950, vợ chồng Văn Phụng đã có 2 người con gái. Những tưởng mọi sự đã an bài, nhưng tình xưa đâu dễ quên... Tất cả những nỗi nhớ thương đều được ông đưa vào các ca khúc của mình Tìm đâu thấy liễu xanh xanh lả lơi. Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai. Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai. Tôi thấy em một đêm thu êm ái... Người em gái đứng im trong hồi lâu. Tôi ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu. Xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau. Như chúng ta đôi đời hàn gắn thương yêu... (Suối tóc - 1954).

Rồi không ngăn được tiếng gọi của con tim, Văn Phụng vào Nam. Châu Hà lúc này đã trở thành ca sĩ chuyên hát ở đài phát thanh và các phòng trà cùng thời với những Mộc Lan, Linh Sơn, Ánh Tuyết... Văn Phụng cũng mau chóng hòa nhập vào làng ca nhạc miền Nam. Không chỉ sáng tác ca khúc, ông còn thành lập ban tam ca nam đầu tiên ở Việt Nam với Văn Phụng - Anh Ngọc - Nhật Bằng (1953-1954). "Tình cũ không rủ cũng tới" nhưng... không phải dễ dàng gì bởi còn đó những trói buộc gia đình, còn những lời đàm tiếu, dị nghị chung quanh. Chính những lúc buồn nản nhất, Văn Phụng đã viết Tôi đi giữa hoàng hôn (1962) với điệu slow rock: Tôi đi giữa hoàng hôn, khi ánh chiều buông, khi nắng còn vương. Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài mà lòng thấy u hoài... Tôi thương nhớ ngày qua, trên bến Hoàng Hoa, trên những đường xa, thường thường hai đứa nắm tay nhau tươi cười, như thầm hẹn nhau mùa sau.... Ở Tôi đi giữa hoàng hôn không hề có sự yếm thế, bi thảm mà là một nỗi buồn lâng lâng, siêu thoát. nhẹ nhàng và trầm ấm đầy chất phương Đông: ...Dù cho mưa gió bên mái tranh nghèo. Dù cho nắng, dù cho sương khói mịt mờ, niềm tin yêu hằng xin mãi mãi không hề phai. Nhớ... Nhớ... Nhớ đêm nao trên bến Hoàng Hoa, hai đứa nhìn nhau, không nói một câu...









Chính tình yêu đó, cuối cùng, vượt qua mọi trở ngại, "Kim - Kiều" đã lại tái hợp, tạo nên một đôi uyên ương nổi tiếng trong làng ca nhạc Sài Gòn một thời. Văn Phụng - Châu Hà có với nhau 2 người con gái (với người vợ trước ông có 5 gái, 1 trai). Văn Phụng mất ngày 17/12/1999, để lại khoảng 60 ca khúc.





Chúng tôi đã mất đi một người bạn và Việt Nam đã
mất đi một thiên tài âm nhạc
Từ thập niên 50, 60, từ Hà Nội đến Saigon, nhạc Văn Phụng đã mang đến một nét mới lạ trong vườn nhạc Việt Nam. Qua các làn sóng phát thanh, các đài truyền hình, băng nhạc, các buổi trình diễn, phòng trà, dạ vũ... , các bản nhạc như Ghé bến Saigon, Suối tóc, Ô Mê ly, Trăng sáng vườn chè, Tôi đi giữa hoàng hôn, Yêu, Bức họa đồng quê.. ai nghe cũng mê thích vì nét nhạc khi vui tươi, lúc êm đềm, vài bản với hòa âm kiểu Âu Mỹ, kể cả lời ca cũng khác lạ với những bản nhạc thường nghe.

Từ năm 75 có cuộc di cư vĩ đại ra ngoại quốc, nhạc Văn Phụng lại càng được trọng dụng. Các ban nhạc có khi đổi lại nhịp điệu cho hợp thời trang: slow đổi thành pop,boston thành rumba v.v... , ai mà không thích Ái Vân ca nhạc dân tộc tính Trăng sáng vườn chè...

Tôi là bạn thân của Văn Phụng hơn 50 năm nay, nên biết rõ nhau từ thuở mới bước chân vào nghề nhạc, chưa có danh vọng tiền bạc, cùng thời với Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Phạm Duy, Phạm Nghệ, và vì thời cuộc cùng gia nhập ban Quân nhạc, ta gọi là "lính kèn", với Nguyễn Khắc Cung, Nhật Bằng, Ðan Thọ, Vũ Thành, Hoàng Trọng v.v... Chúng tôi cùng chia xẻ vui buồn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống về nhạc, tuy nhiên không bao giờ tâng bốc nhau trong vấn đề nghệ thuật.

Hôm nay, Văn Phụng đã đi rồi, tôi viết ở đây vài giòng cảm nghĩ của tôi với người bạn vong niên mà tôi vẫn thần cảm phục, và tôi đã gán cho anh danh hiệu "thiên tài", không phải là không lý do, cũng như đối với vài nhạc sĩ Việt Nam khác. Hai chữ đó là chữ Hán nhưng chắc ai cũng hiểu là nói về những người đã được trời ban cho tài cán đặc biệt mà người khác không thể nào bằng trong một giới nào, nhất là về nghệ thuật. Tìm trong hàng triệu người mới thấy một Beethoven hay một Picasso .

Văn Phụng đã được trời ban cho tài, không những là một nhạc sĩ về sáng tác mà còn là một nhạc sĩ về hòa âm, trình tấu và kỹ thuật âm thanh. Quý vị nào đã chơi hay hiểu về nhạc thấy rằng chỉ giỏi trong một phương diện về nhạc không thôi cũng đã khó và phải có đủ điều kiện thiên phú, thời gian học hỏi, kinh nghiệm v.v...

Trước hết, về tài sáng tác, anh đã viết rất nhiều, bài nào thường cũng hay cả lời lẫn nhạc, nét nhạc và đầu đề thật là độc đáo nên ca sĩ nào cũng thích hát nhạc Văn Phụng.

Về tài trình tấu, Văn Phụng chơi nhạc trong ban Quân nhạc Ðệ tam Quân khu, đài phát thanh và Vô tuyến truyền hình Quốc gia và Quân đội, tại phòng trà và vũ trường nhiều năm ở Hà Nội, Saigon và Hoa Kỳ, sử dụng nhiều nhạc khí.

Tôi thích nhất là tiếng kèn clarinet của anh lả lướt êm dịu như của những nhạc sĩ Âu Mỹ có tiếng về jazz và ngón chơi piano đặc biệt của anh, với những lèo láy bay bướm hay những hợp âm mới lạ, lồng theo tiếng ca, khi anh đệm nhạc cho một ca sĩ.

Sau hết, về tài kỹ thuật âm thanh, Văn Phụng rất thành thạo cả về máy móc thâu thanh và các nhạc khí điện tử. Tôi còn nhớ một lần, sau khi mua một đàn điện synthetizer, có hơn 100 tiếng đàn khác nhau, anh đã xóa hết những tiếng cũ và thay vào trong đàn những tiếng theo thứ tự anh lựa chọn, một điều không dễ mà chưa bao giờ một nhạc sĩ mua đàn, mà lại mất công tự làm lại theo ý thích của mình. Hơn nữa, anh lại lấy một số tiếng đàn tây phương thay đổi, chuyển thành tiếng đàn ta như sáo tre, đàn tranh, đàn bầu ..

Vì thế, mỗi lần mua đàn điện mới, tôi cứ việc nhờ Văn Phụng đi mua cho tôi một chiếc đàn giống đàn của anh đã có và đã nghiên cứu rồi về chỉ lại cho tôi chơi ngay, nên tôi không phải mất công đọc sách chỉ dẫn. Tôi đã học hỏi nhiều ở anh nhữõng bước đầu về kỹ thuật và máy móc để thâu thanh.

Anh đã may mắn có nhiều kinh nghiệm về dụng cụ và kỹ thuật âm thanh khi anh làm việc tại đài phát thanh và cơ quan UFO Hoa Kỳ ở Việt Nam cùng đài TV56 PTA ở Virginia .

Nhân tiện, tôi xin phép quý vị kể vài cá tính của anh mà tôi biết đã giúp anh thành công trong đời nhạc sĩ của anh. Nhiều người có thiên tài chưa chắc đã thành công, nếu không thêm vào đó những cá tính hay, đặc biệt của mình.

Thứ nhất là Văn Phụng thật sự có một tâm hồn nghệ sĩ, một điều không bao giờ anh tự nói ra. Anh thích cây cỏ, thiên nhiên...Vài năm sau khi định cư tại Mỹ, anh mua được một căn nhà nhỏ ở đường Baclick, Springfield, Virginia . Anh thích thú trồng nhiều cây khác nhau, như 150 cây hoa hồng đủ các loại và biến mảnh vườn nhỏ của anh thành một tiểu thiên đàng, để sáng dậy sớm ngắm trời xanh, nghe chim hót, ngồi uống trà... Chính anh tự sửa sang vườn lấy, chăm sóc từng cây, nghiên cứu từng loại và anh kể là có lúc anh làm vườn cả ngày trong thời kỳ không có việc. Anh cũng thường nói nếu sau này được sống trong một căn nhà biệt lập trên núi, hoặc ở bãi bể, gần rừng cây để làm nhạc thì thật tuyệt. Giấc mơ đó đã muộn mất rồi!

Văn Phụng thường nói với nhiều người là ước gì cộng đồng Việt Nam thành lập được một Club giống như Country Club của Mỹ, nghĩa là một câu lạc bộ mà ngày nghỉ, gia đình, con cái, bạn bè đến tập họp ăn uống, vui chơi đủ môn giải trí, thể thao . Hơn nữa, câu lạc bộ còn có một sân khấu lớn đầy đủ âm thanh, đèn màu để tổ chức thường xuyên nhạc hội ca vũ nhạc Việt Nam, các đoàn ở xa đến đã có sẵn nơi trình diễn. Về cưới hỏi, câu lạc bộ có thể đảm nhiệm để lấy tiền. Các hội viên là những quý vị yêu nghệ thuật, sẽ đóng góp vài trăm một tháng, nếu cần Văn Phụng sẽ tình nguyện làm manager trông nom. Mỗi lần thấy Văn Phụng nói chuyện đó, tôi và Nhật Bằng thường cười với nhau, vì ước vọng của anh quá lớn, khó có thể thực hiện được.

Cá tính thứ hai của Văn Phụng là sự bền chí để đi đến tuyệt hảọ Anh tự thâu thanh lấy một nhạc phẩm của anh viết , soạn hòa âm và phối khí trên thị trường. Bức tranh lớn, (1.20m x 0.80m) có khi đến 5, 7 lần mà vẫn không nản, thú thật tôi thâu đến 2, 3 lần là phải nghỉ rồi . Anh chơi nhạc tại vũ trường từ xưa nên quen thức đêm, thường đến 1, 2 giờ sáng. Mỗi lần mua một đàn điện, anh thức đêm có khi mấy tháng để nghiên cứu cây đàn mới .

Cá tính thứ ba của Văn Phụng là sự cẩn thận rất mực. Ở nhà anh, bất cứ chỗ nào, nơi làm việc, kể cả trong nhà tắm, nơi nào cũng đầy những mảnh giấy nhỏ ghi bằng mực đậm những điều phải làm, có khi những ý nghĩ riêng của anh nữa. Anh rất có trách nhiệm khi đi trình diễn, bao giờ cũng có mặt trước 2 tiếng đồng hồ.

Một lần tôi đi chơi nhạc đám cưới với anh tại nhà hàng China Garden, bắt đầu lúc 7 giờ, thế mà Văn Phụng đã rủ tôi đi từ lúc 3 giờ chiều để sửa soạn đàn và thử âm thanh. Anh nói sớm còn hơn muộn, ở nhà thêm ít phút có hơn gì đâu. Việc gì cũng có thể xảy ra được, lỡ đi đường gặp tai nạn thì làm sao kịp giờ. Anh không thích ai đến nói chuyện trong khi anh chơi nhạc hay để ly nước trên mặt đàn dương cầm của anh. Trong phòng nhạc, anh tự đóng lấy nhiều kệ bằng gỗ rất đẹp, chạy chung quanh tường, để xếp đàn, sách nhạc, dàn âm thanh v.v...

Vài kỷ niệm và đức tính của Văn Phụng kể trên đây có thể là những điểm son của một người bạn tài hoa, vui tính, đáng mến mới vĩnh biệt chúng tôi và Việt Nam cũng mất đi một thiên tài âm nhạc.

Arlington, đầu năm 2000

Nguyễn Túc
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TRƯỜNG KỲ



Cố nhạc sĩ Văn Phụng

Nhạc sĩ Văn Phụng qua đời ngày 17 tháng 12 năm 1999 tại Virginia. Đã 9 năm, người nhạc sĩ tài hoa qua đời. Xin nhắc lại đôi điều về ông với lòng mến mộ.

Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội, là anh trai cả trong gia đnh có hai người em và một người chị. Thiếu thời ông học trường Louis Pasteur, lớn lên học trường Albert Sarrault. Ông học rất giỏi, đậu Tú Tài khi mới 16 tuổi. Văn Phụng say mê âm nhạc từ nhỏ, lại được hai nữ giáo sư dương cầm nổi danh là bà Perrier và bà Vượng hướng dẫn nên năm 15 tuổi, ông đã đọat giải nhất về piano với nhạc phẩm "La Prière d'Une Vierge" trong một cuộc thi dương cầm tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.

Năm 1946, ông tản cư về vùng Chợ Cồn - Nam Định và ở trọ trong nhà thờ Tứ Trùng. Tại đây ông được cha xứ Mai Xuân Đĩnh chỉ dẫn về giáo lý và nhạc lý. Qua năm 1948, Văn Phụng về Hà Nội vào thời kỳ tổng động viên nên đã xin gia nhập Ban Quân Nhạc Dệ Tam Quân Khu - Hà Nội. Ông làm việc ở ban quân nhạc từ đó đến năm 1957. Văn Phụng lại có may mắn được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức là Schmetzer hướng dẫn về hòa âm nên đã trở thành nhạc sĩ hòa âm cho dàn nhạc đại hòa tấu đầu tiên của Việt Nam. Năm 1948 cũng là năm đánh dấu ông cho ra đời nhạc phẩm đầu tay "Ô Mê Ly" do Văn Khôi viết lời. Nhạc phẩm "Ô Mê Ly" nổi tiếng mãi về sau. Ngoài việc sáng tác nhạc, Văn Phụng còn chơi nhạc cho một số vũ trường ở Hà Nội.

Cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, Văn Phụng cho biết ông đã sáng tác hàng trăm bài, trong số có rất nhiều bài nổi tiếng. "Các Anh Đi" 1952, "Trăng sáng vườn chè" 1952, "Tiếng hát với cung Đàn", 1954. "Tiếng dương cầm" 1955,"Ta vui ca vang" 1957. "Vó câu muôn dặm" 1959. "Giã từ Đêm mưa" và "Yêu Và Mơ" 1960, "Tôi Đi giữa hoàng hôn" 1963, "Yêu" 1965, vv... Ngoài ra còn phải kể đến " Tiếng Hát Với Cung Đàn". "Ghé Bến Sài Gòn", Bức Họa Đồng Quê, "Nhớ Bến Đà Giang", "Xuân Họp Mặt", "Trăng Sơn Cước", "Mưa". vv... đặc biệt ông cho biết đã sáng tác nhạc phẩm "Suối Tóc" do Thy Vân viết lời để tặng riêng cho vợ ông là Châu Hà.


Văn Phụng (trái) và vợ, Châu Hà

Tiếng hát Châu Hà và tiếng đàn Văn Phụng đã hòa cùng một nhịp vào khoảng năm 56, 57, vài năm sau khi ông "Ghé bến Sài Gòn". Lúc đó Văn Phụng là nhạc trưởng tại đài phát thanh Quân Đội, nơi ông cộng tác một thời gian dài. Cùng thời gian đó ông còn phụ trách chương trình ca nhạc trên đài phát thanh Sài Gòn và đài Truyền Hình Việt Nam. Trong khi đó Châu Hà ở trong thời kỳ đầu tiên đi hát và hợp tác với một số chương trình ca nhạc trong đài phát thanh. Sau lần gặp gỡ Châu Hà, Văn Phụng sáng tác nhạc phẩm Suối Tóc, cho đến nay chỉ có tiếng hát Châu Hà mới diễn tả trọn vẹn được nhạc phẩm này. Năm 1963, ông thành hôn với Châu Hà, thời đó là một thiếu nữ có mái tóc dài thướt tha tuyệt đẹp. Và hai người đã có với nhau hai con gái, đều cư ngụ tại Hoa Kỳ.


Từ trái qua: Nam Lộc, Phạm Duy, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Song Ngọc, Ngô Thụy Miên, Nhật Bằng, Vũ Thành An

Theo lời chị Châu Hà với nhà báo Lê Văn Phúc thì nhạc sĩ Văn Phụng là một người suốt đời mơ mộng. Xuyên qua nội dung những sáng tác của Văn Phụng, người ta có thể chia thành ba lọai như Quê Hương, đời Sống và Tình Yêu. Đặc biệt hầu như tất cả đều mang những sắc thái lạc quan và yêu đời. Nói về sáng tác của mình, Văn Phụng cho biết ông hài lòng với những ca khúc đã viết. Nhưng ông thích nhất một số như Tiếng Dương Cầm, Trở Về Huế, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn, Tiếng Hát Với Cung Đàn, vv... Đặc biệt hơn cả là: "Suối Tóc" và "Chán Nản".


Văn Phụng (trái) và Ái Vân

Vào những năm cuối đời, Văn Phụng đã sáng tác được thêm 3 nhạc phẩm khác chưa có lời. Đó là "Vĩnh Biệt Châu Hà", "Em ở Lại" và "Anh Đi". Lần cuối cùng Văn Phụng bước lên sân khấu vào khoảng tháng 5, tháng 6 năm 1998 trong một chương trình vinh danh ông tại nam California với ban hợp ca Ngàn Khơi và dàn nhạc hợp tấu dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Lê Văn Khoa vì tháng 10 cùng năm, ông đã phải vào bệnh viện cấp cứu. Thời gian này, nguồn vui duy nhất của Văn Phụng là nghe lại những sáng tác cũ của mình, nhớ về những ngày tháng đẹp, những ngày xa xưa trong khi tay trái ông gần như bị tê liệt, không còn có thể sử dụng được piano hoặc guitar.


Văn Phụng và nhạc sĩ Nhật Bằng

Gia đình Văn Phụng vượt biển đến Mã Lai năm 1978. Sau đó định cư ở Firfax - Virginia cho đến cuối đời. Theo lời nhạc sĩ Nguyễn Túc, trước khi hôn mê một ngày, nhạc sĩ Văn Phụng còn có mặt trong tiệc cưới của con người bạn tại nhà hàng Fortune ở Virginia. Và đó là lần xuất hiện cuối cùng của ông trước khi được Chúa cất đi vào ngày 17 tháng 12 năm 99.
_________________





< Message edited by anhthoa -- 3/21/2009 3:08:21 PM >

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 106
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 3/27/2009 9:50:03 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline Nhạc sĩ Hoàng Quý






Hoàng Quý (1920 - 1946), nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng, là một trong những gương mặt tiên phong của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của nhạc phẩm Cô láng giềng bất hủ.

Hoàng Quý sinh năm 1920 tại Hải Phòng, ông là anh trai của Hoàng Phú, tức nhạc sĩ Tô Vũ. Theo Phạm Duy, Hoàng Quý từng là học trò của Lê Thương tại trường Trung học Lê Lợi ở Hải Phòng vào cuối thập niên 1930. Hoàng Quý theo học nữ giáo sư âm nhạc Leperète dạy nhạc ở các trường trung học ở Hải Phòng. Nhờ có năng khiếu và ham học, Hoàng Quý tiếp thu âm nhạc khá tốt, chỉ một thời gian sau trở thành giáo viên dạy nhạc của trường Bonnal.

Và vào năm 1939, đúng lúc phong trào Nhạc cải cách vừa ra đời, cùng với các ca nhạc sĩ tài tử ở đất Cảng lúc đó là Phạm Ngữ, Canh Thân và em trai Hoàng Phú, Hoàng Quý là người đầu tiên trình diễn nhạc Lê Thương tại Nhà Hát Lớn Hải Phòng.

Suốt trong một thời gian từ năm 1943 cho tới 1945, Hoàng Quý đã quy tụ được một số bạn bè như Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, và Hoàng Phú lập thành nhóm Đồng Vọng cùng nhau sáng tác. Nhóm Đồng Vọng được nhà xuất bản Lửa Hồng rồi tạp chí Tri Tân ở Hà Nội giúp đỡ. Lửa Hồng đã ấn hành 12 tập nhạc, mỗi tập có từ 8 đến 12 bài như các tập: Bên sông Bạch Đằng, Nước non Lam Sơn, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Nắng tươi, Chiều quê của Hoàng Quý, Về đồng quê của Văn Cao, Ngày xưa của Hoàng Phú... Tổng cộng Đồng Vọng đã sáng tác và ấn hành khoảng trên 60 ca khúc chủ yếu theo xu hướng nhạc hùng có nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc. Riêng về phần Hoàng Quý, đã soạn ra những bài ca giá tri như Trên sông Bạch Đằng, Gọi bạn lên đường, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Nước non Lam Sơn, Lời vọng ngàn xưa, Dưới bóng thông xanh, Chiều xuân, Nắng tươi... Trước khi trở thành người soạn nhạc tiền đạo của xu hướng nhạc hùng, Hoàng Quý cũng đã đi vào lãnh vực nhạc tình, với những bài nhạc tình yêu như Tú Uyên, hay những bài nhạc tình quê như Chiều quê, Đêm trăng trên vịnh Hạ Long, Chùa Hương... mà nổi tiếng hơn cả là ca khúc bất hủ Cô láng giềng. Cô láng giềng ra đời khoảng năm 1942-1943. Lúc đó Hoàng Quý rời Hải Phòng lên Sơn Tây để đến làm thư ký cho một trang trại nuôi bò. Chuyến ra đi đó ông đã phải chia tay với "bóng hồng" của mình. Khoảng 6 tháng sau, ông không làm việc ở Sơn Tây nữa và trước khi trở về Hải Phòng ông ghé thăm người em Hoàng Phú đang ở tại Hà Nội. Chính trong dịp này nhạc sĩ Hoàng Quý đã cho người em mình xem bài hát Cô láng giềng của ông. Hôm nay trời xuân bao tươi thắm Dừng gót phiêu linh về thăm nhà Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi Tôi đã hình dung nét ai đang cười Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm Đôi mắt trong đen màu hạt huyền Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng Xao xuyến nỗi niềm yêu... Nhạc sĩ Tô Vũ kể lại: "Với Cô láng giềng, anh tôi chỉ sáng tác lời 1. Đó là những vần thơ đầy lạc quan, phấn khởi khi chia tay người yêu và hy vọng một ngày trở về gặp nhau trong vui mừng. Còn lời 2 là do tôi sáng tác thêm, đó là cảnh chàng trở về, ngày có một đám cưới làng quê tưng bừng rộn rã của chính người yêu, và chàng buồn tình lặng lẽ ra đi... Thật ra lời 2 này không phải là tâm tư của Hoàng Quý mà do tôi hư cấu và Hoàng Quý đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự miêu tả một mối tình có thật, vì thực tế Hoàng Quý không có một bi kịch về tình yêu như nội dung của lời 2" Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo Chân bước phân vân lòng ngập ngừng Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao Tôi biết người ta đón em tưng bừng... Đành lòng nay tôi bước chân ra đi Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi Đừng nói tới phân ly. Cô láng giềng ơi Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi Chân bước xa xa dần miền quê Ai biết cho bao giờ tôi về. Về Hoàng Quý, Phạm Duy đã nhận xét: "Đánh giá Hoàng Quý không nên chỉ thu hẹp vào những sáng tác của ông, bởi vì sự hoạt động cho nền nhạc hùng còn là một điều khiến chúng ta phải ghi nhớ và ghi ơn. Ông là linh hồn của đám nhạc sĩ trẻ ở Hải Phòng, thúc đẩy mọi người sáng tác và ông làm cho những sáng tác đó có một đời sống hẳn hoi, nghĩa là in ra, hát lên trong những sinh hoạt hướng đạo hay học sinh của ông". Văn Cao cũng thường nhắc tới Lê Thương và Hoàng Quý là hai nhạc sĩ có ảnh hưởng tới con đường âm nhạc của ông. Hoàng Quý tham gia Việt Minh sớm, trong cao trào kháng Nhật cứu nước, nhà Hoàng Quý là cơ sở của một số người Việt Minh hoạt động bí mật ở Kiến An, Hải Phòng. Tháng 5 1944 Hoàng Quý viết bài Cảm tử quân, Sa trường hành khúc và tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 10 1945, Tiếng gọi non sông ra đời, mặc dù lúc này sức khỏe đã giảm sút nhiều. Đầu năm 1946, bệnh tình của ông ngày một nặng, nhưng Hoàng Quý vẫn tham gia các cuộc biểu tình, mít tinh ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh, phản đối Việt Quốc, Việt Cách. Hoàng Quý qua đời ngày 26 tháng 6 1946 vì một chứng bện nan y tại Hải Phòng, lúc 26 tuổi, khi tài năng của ông đang độ phát triển. Tác phẩm Bóng cờ lau Cảm tử quân Chiều quê Chiều xuân Chùa Hương Cô lái đò Cô láng giềng Đêm trăng trên vịnh Hạ Long Đêm trong rừng Đợi chờ Dưới bóng thông xanh Gọi bạn lên đường Hương quê Lời vọng ngàn xưa Nắng tươi Nước non Lam Sơn Tiếng chim gọi đàn Trên sông Bạch Đằng Tú Uyên Xuân về


::: Hoàng Quý :::



Cô Láng Giềng


Slow
4/4

Hôm nay trời xuân bao tươi thắm.
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà.
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi
Tôi đã hình dung nét ai đang cười.

Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm.
Đôi mắt trong đen màu hạt huyền,
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Xao xuyến nỗi niềm yêu...

Cô láng giềng ơi!
Không biết cô còn nhớ đến tôi.
Giây phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây thơ.

Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời
tôi không hề.
Quên bóng ai bên bờ đường quê
Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về.

Năm xưa khi tôi bước chân ra đi.
Đôi ta cùng đứng bên hàng tường Vi.
Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi.
Đừng nói đến phân ly.

Cô láng giềng ơi!
Nay bóng hoa bên thềm
đã thắm rồi.
Chân bước vui bên bờ đường quê.
Em có hay chăng giờ tôi về...

LỜI 2:

Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo.
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng.
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao.
Tôi biết người ta đón em tưng bừng.

Tan mơ trời xuân đôi môi thắm.
Đôi mắt nhung đen màu hạt huyền.
Làn tóc mây chiều cùng
gió ngàn dâng sóng.
Tan vỡ cuộc tình duyên...

Cô láng giềng ơi!
Thôi thế không còn nhớ đến tôi.
Đến phút êm đềm ngày xưa kia.
Khi còn ngây thơ.

Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời tôi không hề,
Quên bóng ai bên bờ đường quê.
Đôi mắt đăm đăm tìm phương về.

Đành lòng nay tôi bước chân ra đi.
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi.
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi,
Đừng nói tới phân ly.

Cô láng giềng ơi!
Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi.
Chân bước xa xa dần miền quê.
Ai biết cho bao giờ tôi về...

TÀI LIỆU THAM KHẢO: Cô Láng Giềng, nhạc và lời Hoàng Quý, T.H. 155, Tinh Hoa Huế ấn hành lần thứ nhất 1952


< Message edited by anhthoa -- 3/27/2009 10:21:41 PM >

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 107
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 3/27/2009 10:07:12 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline NHẠC SĨ THẨM OÁNH




MỘT ĐỜI CHO ÂM NHẠC

Nhạc sĩ Thẩm Oánh tên thực là Thẩm Ngọc Oánh, sinh năm 1916 tại Hà-Nội.
Học vỡ lòng với một thầy đồ tại nhà riêng . Thầy đồ này lại biết chơi đàn Tầu nên cậu bé Thẩm Ngọc Oánh mê nhạc ngay từ hồi lên 6 tuổi.
Được khoảng 4 năm thì thầy đồ trở về quê vì tình hình chiến sự.
Thẩm Oánh đã học âm nhạc qua một số sách viết bằng tiếng Pháp. Và khi học xong bậc trung học tại các trường Clémenceaux, Albert Sarraut va Puginier thì Thẩm Oánh bắt đầu dậy nhạc từ năm 1934, khi mới 18 tuổi.
Thẩm Oánh sáng tác hơn 1,000 bản nhạc nhưng những bản đắc ý nhất, được phổ biến rộng rãi nhất không quá vài chục bài.
Nhạc của Thẩm Oánh có thể tóm tắt trong 4 đề tài:

- Nhạc anh hùng ca

- Nhạc Phật giáo

- Nhạc nhi đồng

- Nhạc tình cảm

Ngoài các thể loại trên, Thẩm Oánh đã viết 3 vở nhạc kịch: Quán Giang Hồ, Bá Nha-Tử Kỳ, Đoàn Kết Là Sức Mạnh.
Nhạc sĩ Thẩm Oánh còn cộng tác với các tạp chí Việt Báo, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, chủ bút nguyệt san Việt Nhạc; giữ các chức vụ Giám Đốc đài phát thanh Hà-Nội, Trưởng Ban Việt Nhạc, Giám đốc trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông (thuộc Bộ Thông Tin và Thanh Niên), Phó Hội Trưởng Việt Nam Nhạc Hội, dạy nhạc và ngọai ngữ tại một số trường trung học.
Gia đình nhạc sĩ Thẩm Oánh sang Hoa Kỳ năm 1991.

Đến tháng Tư năm 1993, Nhóm Trưng Vương Vùng Hoa Thịnh Đốn tổ chức “Đại Nhạc Hội 60 năm Am Nhạc Thẩm Oánh” đã phát hành tuyển tập “Nhớ Nhung” để vinh danh một nhạc sĩ đã tận tụy đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam và tri ân một giáo sư đã giảng dậy âm nhạc trong nhiều năm tại các trường Trưng Vương, Chu Văn An và Nguyễn Trãi. Đồng thời, cũng là để lưu lại cho các thế hệ sau một số tác phẩm giá trị của bậc tiền bối.
Bút tích duy nhất của Thẩm Oánh mà chúng tôi có được là lời tâm sự của nhạc sĩ viết trong tuyển tập này, với tựa đề”Nhớ Nhung”.



Xin được trích vài đoạn:

“...Tâm tình đa cảm mang lại Nhớ Nhung. Gặp nhau đâu thấy thoáng chút hương thơm quyện vào vành mũi, thấy mấy sợi tóc mây phơ phất tạt ngang mày, thấy một nụ cười duyên bén tình say, một nét thuần dịu vụng về lộ vẻ thơ ngây trong cử chỉ nhu hoà, duyên dáng...những ấn tượng ấy, bảng lảng nhớ nhung, nhớ nhung đến “ngợp trời”, nhớ nhung đến “gió trăng lạc lối”, và những sự “thấy” và “gặp” ấy kết thành ý nghĩ mung lung để viết ra một số bài.”




“...Đến ‘Việt Nam hùng tiến” thì thực là “bộc phát”. Vỏn vẹn mươi người hát chưa vững, thế mà ít lâu sau cả vùng, cả đoàn hát lên để dựng cờ. Rồi phong trào đột khởi, lòng hăng say yêu nước đã thai nghén được thêm “Việt Nam hùng tiến”,”Non Nước Việt Nam”, “Nhà Việt Nam”, “Bài ca đoàn kết”, “Người Việt Nam xin đừng quên”, “Người trai Việt nhớ chăng?”có thể vô duyên lúc đương thời nhưng hữu sự về mai hậu...Kế tiếp lànhững chuyện tình xưa còn truyền khẩu lại cho tới ngày nay, giúp cho tình nghĩa vợ chồng thêm đằm thắm keo sơn, như “Vợ chồng Ngâu”, “Thiếu phụ Nam Xương”, “Nàng Bân”...Rồi những bài ca lịch sử từ “Hùng Vương” tới ”Bắc Bình Vương”, và “A Di Đà Phật”, “Trầm hoa hương ngát”, “Thập phương chúng sinh” cùng với những bài ca lịch sử trên còn tồn tại lâu dài.

“Số bài còn lại đã dấu diếm gần nửa thế kỷ, cuốn gọn vào một sọt giấy cũ nát, hầu như bỏ đi. Ném vào một góc tường mà mưa nắng đã làm ẩm ướt và mục nát, thì mười phần nay chỉ còn non một nửa. Xếp lại từng trang, đọc lại từng dòng, chấm lại từng nốt, mỗi bài một nhạc đề, mỗi dòng một kiểu cách, thoáng hiện nếp “ngũ cung” đa dạng, chuyển âm đột ngột, nhạc điệu ấy đã làm người nghe cảm xúc lúc ban đầu. Đã muốn bỏ quên và chôn vùi theo thời gian, thì lại gặp cố tri hằng mến nhau vì cảnh ngộ phũ phàng, những người bạn cũ đã lưu vong nơi vùng đất hứa này, gợi ý cho sống lại thuở đương thời cách biệt.

Nhạc tập này được ấn hành để đánh dấu một thời chìm nổi của cái ta vô vọng...”

CHÚNG TA BIẾT GÌ VỀ THẨM OÁNH?

Phải nói một cách thẳng thắn rằng: Hầu hết chúng ta không biết gì về người nhạc sĩ tài hoa này cả. Cái tên “Thẩm Oánh” thì ai cũng nhớ, một số nhạc phẩm của Thẩm Oánh thì ai cũng thuộc hoặc cũng đã nghe qua, nhưng hỏi về cuộc dời và sự nghiệp âm nhạc của Thẩûm Oánh thì ít người biết một cách rõ ràng.

Phần vì Thẩm Oánh thuộc lớp nhạc sĩ lão thành, tiền phong trong tân nhạc nên phần đông người cùng trang lứa với nhạc sĩ nay đã ra người thiên cổ. Phần khác, Thẩm Oánh là người tính tình nghiêm nghị, khép kín, ít bạn cũng như ít tâm tình trò chuyện nên ngay cả những người trong nhà cũng không mấy ai được Thẩm Oánh chia sẻ.

Thế nên, tìm hiểu về Thẩm Oùanh là điều rất khó. Nhạc của Thẩm Oánh lại không phải là loại nhạc để trình diễn, nên ít có ca sĩ nào dám hát nhạc Thẩm Oánh trong một đại nhạc hội. Nét nhạc Thẩm Oánh có một sắc thái, một phong thái riêng, có lẽ chỉ thích hợp với một vài lớp người thưởng ngoạn mà thôi.

May thay, chúng ta còn có được một nhân chứng, người trong cùng giới ca nhạc, rất có uy tín là nhạc sĩ Nguyễn Hiền, đã nhắc đến Thẩm Oánh trong một bài ngắn nhưng đầy đủ khi người nhạc sĩ tiên phong, đa tài này từ giã cõi đời ở tuổi 80.

Nguyễn Hiền viết:

“Tin nhạc sĩ Thẩm Oánh ra đi vĩnh viễn đối với chúng ta chỉ cách vài tháng sau cái chết của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Văn Cao đã là một mất mát lớn trong giới âm nhạc Việt Nam. Nếu lịch sử chỉ là sự tiếp nối giữa các thế hệ, thì nhũng lớp người đi trước luôn luôn cần được ghi nhận công lao xứng đáng với việc làm của họ qua những đóng góp không nhỏ cho âm nhạc nước nhà trong suốt cuộc đời đã qua.

Nói đến Thẩm Oánh, công lao ấy rất đáng kể nếu chúng ta quay về những năm ở giữa thập niên 30, khi âm nhạc Việt Nam vừa xuất hiện lác đác mới chỉ có vài bản nhạc.Lớp thanh niên lúc bấy giờ chỉ biết đến những bài ca Pháp thịnh hành do danh ca Tino Rossi trình bày qua đĩa nhựa phổ biến vào nước ta.

Chỉ nhớ là kỹ thuật điện ảnh lúc bấy giờ còn thô sơ với loại phim câm chưa có âm thanh đi kèm. Cho đến năm 1936 mới bắt đầu xuất hiện những cuốn phim có tiếng nói được quảng cáo ầm ĩ trên báo qua danh từ “Cinéma Parlant”, lôi cuốn lớp thanh niên Việt Nam thời đại.
Trong bối cảnh rất hạn chế ấy, nhạc sĩ Thẩm Oánh đã là người đi tiên phong, sáng tác nhạc với lời ca thuần túy Việt Nam.
Bản đầu tiên ông viết – nếu tôi không lầm – là bài “Có ai sang đò”, thanh niên thiếu nữ chuyên tay nhau chép lại tập hát ở nhà, vì hồi đó chưa có nhà xuất bản nào phát hành nhạc như sau này.
Ở Hà-Nội người ta biết đến tên ông cùng với Dương Thiệu Tước qua bản nhạc đầu tiên “Tâm hồn anh tìm em” như một cặp bài trùng xuất hiện trên sân khấu Nhà Hát Lớn những buổi trình diễn kịch nói rất hiếm hoi, có xen kẽ một vài bài nhạc Việt Nam.
Hình ảnh hai nhạc sĩ Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước bận đồ Smoking hay Spencer ra trước công chúng đã tượng trưng cho mẫu người thanh niên hào hoa thời đại ở thành phố ngàn năm văn vật trong phong trào tài hoa son trẻ giữa thập niên 30.
Ngoài việc đi tiên phong về viết nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Thẩm Oánh còn là người đầu tiên đứng ra thành lập ban nhạc Tricéa qui tụ những tay đàn xuất sắc như Lê Yên tác giả “Nghệ sĩ hành khúc”, “Ngựa phi đường xa”, Lê Lôi, Dương Thiệu Tước, Vũ Khánh (anh ruột Vũ Thành), Nguyễn văn Diệp (violon) và Nguyễn văn Hiếu (piano).
Vì say mê âm nhạc, Thẩm Oánh đã chọn con đường nghệ thuật thay vì chạy theo khoa bảng như phần lớn thanh niên trong thời Pháp thuộc, chỉ đua nhau học hành mong kiếm được mảnh bằng và địa vị cao sang trong xã hội.
Ông đi vào nghiên cứu âm nhạc rất sớm cùng với Nguyễn Xuân Khoát, Dương Thiệu Tước, đặc biệt chú trọng vào hệ thống ngũ âm (Pentatonic System) của âm nhạc cổ truyền Việt Nam mà chúng ta thấy thể hiện luôn luôn qua nét nhạc ông viết.
Người viết còn nhớ rõ, Thẩm Oánh có biệt tài ăn nói khúc chiết, dịu dàng mỗi khi ông xuất hiện trước công chúng, đặc biệt dáng dấp trịnh trọng, nghiêm chỉnh làm tăng thêm giá trị của những buổi tổ chức thời tiền chiến.
Uy tín ông vang dội khắp nước và các nhân sĩ Nam Kỳ thời ấy đã mời ông vào Saigon diễn thuyết về đề tài “Aâm Nhạc Việt Nam” bằng tiếng Pháp tại hội quán Samipic đường Galliéni (Trần Hưng Đạo sau này).
Xuất thân từ một gia đình thuộc danh gia vọng tộc Hà-Nội, ông sinh năm 1916 (năm Bính Thìn), suốt cuộc đời đã chỉ hoạt động say mê trong lĩnh vực âm nhạc và sau này trong ngành truyền thanh mà ông là một trong số những người đứng ra sáng lập đài phát thanh Hà-Nội tiếp thu từ tay người Pháp.
Ông cũng là người từng đứng ra cùng nhạc sĩ Nguyễn Văn Diệp tổ chức phòng trà Quán Nghệ Sĩ ở Bờ Hồ Hà-Nội, một trong những phong trào đầu tiên xuất hiện tại Hà-Nội năm 1945.
Ngoài ra, ông còn là giáo sư giảng dạy môn Pháp văn tại trường trung học Duvillier phố hàng Đẫy, Hà-Nội và môn âm nhạc cho nhiều trường học công lập, tư thục từ Hà-Nội vào đến Saigon trước năm 1975.
Là người tha thiết với đất nước dân tộc, Thẩm Oánh đã viết nhiều ca khúc để đời như “Việt Nam Hùng Tiến” được dùng làm đài hiệu cho đài phát thanh Hà-Nội và Saigon, “Nhà Việt nam”, “Trưng Nữ Vương”, “Chu Văn An Hành Khúc”, “Thiếu Phụ Nam Xương”v.v...
Mỗi dịp đón xuân, người ta không thể quên bản “Xuân Về” mang nhiều nét dân tộc ông viết năm 1939, đăng trong Ngày Nay số Xuân Kỷ Mùi do Tự Lực Văn Đoàn xuất bản.
Năm 1949, khi tiếp thu đài phát thanh Hà-Nội, ông thành lập ban Việt Nhạc qui tụ các ca nhạc sĩ thời đó như Minh Đỗ, Ngọc Bảo, Canh Thân, Quách Đàm, Nguyễn Thiện Tơ, Vũ Khánh, Vũ Thành, Nguyễn Trí Trường, Nguyễn trần Du, Nguyễn Hách Hiển và Nguyễn Nghĩa.
Điểm đặc biệt ở Thẩm Oánh là ông khiêm tốn, hoà đồng với tất cả anh chị em trong giới âm nhạc và chẳng bao giờ thấy ông khoe khoang công việc ông làm.
Năm 1961, tôi được vinh dự thay ông trong nhiệm vụ Chủ Sự Phòng Văn Nghệ Nha Vô Tuyến Truyền Thanh Saigon. Trong buổi lễ bàn giao, trước đông đủ anh em trưởng ban văn nghệ, ông tỏ vẻ cảm động khi tôi ca ngợi những đóng góp của ông trong nền âm nhạc Việt Nam. Ông cám ơn lúc tôi nhắc đến ông là người đã sửa lại bài quốc ca của cả hai miền Nam Bắc, điều mà ít người biết.
Đúng như vậy, năm 1943 khi Lưu Hữu Phước viết bản “Tiếng Gọi Sinh Viên” (Marche des Etudiants) còn là sinh viên Nha Khoa ở Hà-Nội, đã đưa đến hỏi ý kiến nhạc sĩ Thẩm Oánh, Hội Trưởng Hội Khuyến Nhạc và ông đã đề nghị sửa chữa một vài chỗ.
Rồi năm 1945, cũng ở cương vị đứng đầu Hội Khuyến Nhạc, chính Thẩm Oánh đã đềø nghị Văn Cao viết lại câu đầu trong nét nhạc “Tiến Quân Ca” cho tiết tấu hùng mạnh hơn, khác hẳn nguyên bản in qua thạch bản phổ biến từ chiến khu Việt Bắc.
Giai đoạn Thảm Oánh sáng tác nhiều bản nhạc nhất phải nói là từ 1949 đến 1954, trong đó có “Nhớ Nhung”, “Toà Miếu Cổ”, “Bọt Bèo”, “Thiếu Phụ Nam Xương” do các ca sĩ Minh Đỗ và Ngọc Bảo thu thanh trên đĩa nhựa hãng Asia ở Saigon.

Sau 1975, tôi gặp ông có một lần duy nhất trong đám tang ông Vũ Quốc Thông ở Saigon.

Mới chỉ vài năm mọi người vui mừng đón nhận tin ông cùng phu nhân (nữ nhạc sĩ Tô Anh Đào) đã sang Hoa Kỳ xum họp gia đình. Ngờ đâu tin như sét đánh ngang tai, nhạc sĩ Thẩm Oánh đã vội ra đi ở tuổi bát tuân.
Xin hương hồn anh nhận nơi đây lòng thành kính và tiếc thương của một người đi sau trong giới âm nhạc Việt Nam.
Vĩnh biệt nhạc sĩ đàn anh Thẩm Oánh”.

Nguyễn Hiền



MỘT SỐ NHẠC PHẨM TIÊU BIỂU...

Bản nhạc nhớ ơn quốc tổ đã dựng nên đất nước gấm hoa, uy linh lừng lẫy một phương trời. Vậy bổn phận cháu con là phải vun đắp, tô bồi giải giang sơn cẩm tú, cho xứng đáng là con Hồng cháu Lạc. Đó là nhạc phẩm “Hùng Vương”:



“Bốn ngàn năm văn hiến nước Nam khang cường là nhờ công đức Hùng Vương

Hoa gấm giang sơn này cùng chung đắp xây, bao thời hùng uy vẻ vang
Đời đời nhờ Hùng Vương đã vì quốc dân lập non nước này

Cho cháu con quây quần, vẽ nên cơ đồ bền vững tới nay...”

Bài hát mang tính chất lịch sử , gợi tình yêu nước, đoàn kết thống nhất Bắc Nam Trung, tay nắm tay cùng nhau xây dựng cơ đồ nước Việt: Bản “Nhà Việt Nam”:

“Nhà Việt Nam, Nam Bắc Trung sáng trưng Á Đông

Bốn ngàn năm đó, văn hoá xây đắp bao kỳ công

Người Việt Nam, cân quắc bao anh hùng

Từng phen nức danh dưới trời Á Đông...

...Khăng khăng thề tay nắm tay

Củng khao khát say ánh vinh quang sáng soi ngợp trời

Nhà Việt từ đây

Trung Nam Bắc cùng một lòng mừng vui”.

Đoạn trên, nhạc sĩ Nguyễn Hiền có nói đến bản nhạc “Việt Nam Hùng Tiến” của Thẩm Oánh được dùng làm đài hiệu cho hai đài phát thanh Hà-Nội và Saigon.
Bài này được viết tới 3 lời, nhịp hùng mạnh.

Đây là nhạc phẩm với lời thứ nhất quen thuộc:

“Đây là lúc quốc dân hùng tiến,

Cờ Việt từ nay phơi phới ngang trời cao.

Vì giang sơn, máu pha tô sông đào

Hồn muôn anh dũng vết thương nay quyết liền.

Bao thời u buồn, nhà Việt Nam lầm than nguy khốn

Nào ai cháu con Tiên Rồng

Một lòng vì giống nòi Nam

(Điệp khúc): Quốc dân ơi! Ta cùng tiến lên đi

Nước Nam đang chờ gót nam nhi

Vời trông ngàn xưa đời bao danh tướng

Quyết mau ta hùng cường...”.

Bài hát được các cựu nữ sinh trường trung học Trưng Vương trân quý, cất cao giọng hát mỗi dịp lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng và còn được truyền tụng lâu dài, chính là bài “Trưng Nữ Vương”:

“Trưng Nữ Vương lau phấn son mưu thù nhà

Mài gươm vang khúc toàn thắng hùng ca

Thu về giang sơn cho lừng uy gái Nam

Bầu trời Á sáng ngời ánh quang.

Nợ nước phó tay người nhi nữ

Tình riêng cứu nguy cho toàn dân

Một lòng trung trinh son sắt bền, Hát Giang sóng rền.

Trưng Nữ Vương dày đức cao ơn

Xin ứng linh ban phúc cho giang sơn hòa bình

Trưng Nữ Vương, nước non còn đó

Giống Lạc Hồng quyết kiên lòng bồi đền non sông...

...Mang phấn son tô mầu sơn hà

Lòng vì nước, vì nhà

Cho Việt Nam muôn đời hùng cường

Nhờ ơn đức Trưng Vương...”

Một câu chuyện xa xưa, nói đến lòng trung trinh của người vợ hiền mà bị nghi oan bỗng thành một thảm kịch trong gia đình, đã được Thẩm Oánh dựng thành truyện ca qua bài “Thiếu phụ Nam Xương” đầy đau thương và nước mắt:




“Ai đời còn nhớ chăng? Xóm Nam Xương có một nàng

Lòng trinh muôn đời muôn kiếp, mang xuống tuyền đài, cam ức ôm hờn ôi đến bao tan?

Từ chàng ra đi chiến tranh phân kỳ, rầu rầu chiếc thân tàn canh soi bóng

Oâm con nhớ thương ngợp lòng, chờ ngày quang thái, tái lai rợp hồng ánh xuân.

Con thơ nhiều đêm hoài kêu nhớ cha

Khi ánh đăng soi mờ bóng nhòa

Chỉ bóng tường dụ dỗ...con thơ

Rằng: Đây chính cha, đêm tối mới về cùng con

Rồi từ đó ánh đèn tàn đêm, hình nàng in trên vách tường

Con rỡn đùa nô bóng cha rộn ràng.

Nào ngờ đâu từ đó ly tan.

Người cha sau ít lâu hồi hương

Một sáng quang minh chim ngàn kêu đàn

Mừng mừng tủi tủi mang mang

Nàng bế con ra: “Đây bố đã về cùng con”

Thằng bé kêu rằng:”Không không, bố tôi đêm tối mới về, không không bố tôi đêm tối mới về, không không không bố tôi đêm tối mới về”

Ôi đau thương, ôi ly tan, đau đớn cho nhau, chua sót cho nhau chim thương lìa đàn.

Ôi đau thương, ôi nguy nan, cuồng ghen sôi máu phũ phàng rày đạp nát tan.

Trời thấu cho lòng thiếp chăng?

Trinh chuyên mang oan phụ chàng

Xin đem thân như hoa tàn

Trôi đi, trôi khuất xuôi với nước dòng Hoàng Giang...

Bóng đêm mờ đèn khêu u uất, chàng bồng con thơ, in bóng lên tường

Thằng bé vui mừng:”Đây đây bóng cha đêm tối đã về, đây đây bóng cha đêm tối đã về, đây đây bóng cha đêm tối đã về...

Ôi nghi oan, ôi ly tan, đau đớn cho nhau, chua sót cho nhau chim thương lìa đàn.

Ôi đau thương, ôi nguy nan, cuồng ghen sôi máu lỡ rồi tình đã nát tan.

Bồng con đứng trông theo dòng Hoàng Giang

Tình oan ngập mây u ám

Muôn năm mối hờn bao tao nơi cửu tuyền

Bao đời còn nhớ ghi...”…………



Trong chúng ta, ai cũng có riêng một trời tâm sự vơi đầy nhưng hầu hết không thể bầy tỏ, diễn tả qua nét vẽ, lời văn, tiếng đàn giọng ca. Nhưng người nghệ sĩ thì có cái may mắn bắt được của Trời một hai cái hoa tay để nắn nót, đưa đẩy nỗi lòng mình đến khán thính giả bốn phương trời.
Thẩm Oánh nói về cuộc đời nhạc sĩ ca hát, đem cung bậc thanh âm mua vui lòng nhân thế. Người nghệ sĩ tưởng như đi trong mộng, ca ca hát hát điên điên rồ rồ, rút tơ lòng mình se mối tơ hờ mà buồn thương cho thân phận. Xin cùng nghe: “Tôi bán đường tơ”:



"Tôi bán đường tơ,

ca ca hát hát điên điên rồ rồ quên quên nhớ nhớ mơ mơ hồ hồ

thương vay khóc mướn khéo vui cợt đùa

khéo se tình hờ rút tơ lòng ra chiều nhân thế say ước mơ.

Tôi bán đường tơ,

Quên quên nhớ nhớ mơ mơ hồ hồ ca hát hát điên điên rồ rồ

Thương thương nhớ nhớ khéo vay vật vờ

khéo vui cợt đùa rút tơ lòng ra tình duyên ta se mối hờ.

Tục trần nào ai tan hết niềm say

Nhớ tiếc mơ màng luyến ái vô cùng hồn theo áng mây.

Vì đời xin chuốc đường tơ

Chiều ý niềm thơ ta nhớ ta buồn ta ước ta mơ

Con tầm rút tơ, cho đời diêm dúa cho đời trai lơ

Tôi bán đường tơ, cho lòng căng thắt cho ai cợt đùa.

Trần gian còn thương nhớ,góp tiếng tơ chung có tiếng lòng tôi.

Hoà cùng với tơ lòng người, tình tứ ngợp trời nguồn nhớ bao nguôi”.

Mỗi năm, mọi người nao nức chờ chúa xuân sang thì cũng là lúc các ban nhạc trên đài phát thanh cất tiếng đón “Xuân về”:


“Xuân về rồi, muôn đóa hoa đào tươi, cười trong nắng ứ ư

Buông mành tơ liễu soi hồ gương, vờn mầu sắc xuân vừa sang

Ngàn xuân khúc vang lừng ca, chim ghép đôi tung trời bay

Và âu yếm bên ngàn hoa, cô gái mơ màng say.

Xuân về rồi, muôn đóa hoa đào tươi, cười trong nắng ứ ư

Bên phòng the tiếng dương cầm ngân, nhip nhàng khúc ca mừng xuân.

Hoa lá tươi kiêu căng cười đông, chim chóc vui ca vang ngoài song

Làn kim lướt qua bóng mây, thắm tô cho ngàn cỏ cây.

Mưa phất trên bông hoa đào tươi, oanh yến đang mê say mừng vui...”



Tập nhạc tuyển do Nhóm Trưng Vương vùng Hoa Thịnh Đốn thực hiện, kỷ niệm 60 năm âm nhạc Thẩm Oánh, có tựa đề là “Nhớ Nhung” khiến chúng ta phải suy nghĩ rằng hẳn bản nhạc này mang nhiều kỷ niệm của người nhạc sĩ.
Kỷ niệm vẫn là nhớ nhung ngập trời, sắt se lòng quá, nhớ nét mặt trong trăng, âu yếm như mỉm cười, tìm đâu bóng ai, cho tâm hồn say, bóng dáng tơ đào phai phương trời xa xôi, ai nhớ ai chăng là, nào ai nhớ thương ai?...

Những hình ảnh yêu thương, những lời nói thiết tha trìu mến ấy ám chỉ ai?

Tôi cũng muốn tìm hiểu cho ra manh mối. Nhưng trước hết, chúng ta hãy nghe “Nhớ nhung”, rồi “hạ hồi phân giải”:

“Nhớ nhung, nhớ nhung ngập trời

Buồn vương khắp nơi, gió trăng lạc lối

Nhớ nhung, sắt se lòng quá! Phía tây mây mờ, sầu lắng trong mơ.

Bóng dáng mây huyền lướt như tóc ai

Tha thiết buông phương trời, thầm lôi cuốn tim ta rối bời

Đây nét mặt trong trăng, âu yếm như mỉm cười, cùng nhân thế sầu đầy vơi

Nhớ nhung ngập trời, tìm đâu bóng ai, cho tâm hồn say...

Ngoài xa, mây nhớ trăng lững lơ lần trôi

Vườn tà huy chờ gió luyến than chiều rơi.

Bóng dáng tơ đào phai phương trời xa xôi

Ai nhớ ai chăng là? Nài ai, ai nhớ thương ai?

Chập chùng mờ non tây, dón thăm chim xa về đây

Mịt mù quá mây dầy! Ai nhớ ai chăng là? Nào ai, ai nhớ hình ai?

Hỏi ai nhớ ai chăng là? Nào ai, ai nhớ thương ai?

Cùng với nỗi nhớ nhung, chắc hẳn là phải có lý do nào đó. Chúng ta bắt gặp ngay được lý do không thể gần gũi với nhau, vì “Xa cách muôn trùng”. “Muôn trùng” ở đây tuy không xa xôi ngoài ngàn dặm, nhưng cũng có thể chỉ vì ngăn sông cách núi, vì chiến cuộc, vì nhiệm vụ trai thời loạn. Nhưng vì nhớ nhau mà tưởng như nghìn trùng xa cách:

“Xa cách nhau muôn trùng, lòng hoài dâng nhớ nhung

Ai bước đi dùng dắng, ai sắt se tơ lòng!

Trời vương áng mây sầu, hồn quên bay về đâu?

Trông bóng nhau xa dần khuất, bùi ngùi luyến thương hình nhau.

Ôi sắt se tơ lòng, người về mang nhớ mong

Ai khuất xa mờ bóng, xa cách nhau muôn trùng...”

Thẩm Oánh còn gửi gấm tâm sự qua bài “Vương tơ” được nhiều người bết đến nhưng ít ai dám hát vì đây là một nhạc phẩm cần đến giọng thật khỏe, thật vững, có thể diễn tả nổi những nét nhạc, lời ca một cách hoàn hảo.

“ Chiều lắng lắng buông, nhạc lơi cung thương, phím tơ muộn màng, se giây bàng hoàng, lạt phai duyên dáng, ơ thờ son phấn úa hoen nhân gian.

Đời lắng lắng trôi, nhạc mơ thế thôi, chấp nê cuộc đời, ép duyên nụ cười, chiều dang mây khói, cho màu pha phôi, não nề hôm mai”.
Một nhạc phẩm khác cũng được phổ biến rộng rãi, hẳn nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ. Đó là bản “Chiều tưởng nhớ”:


“Chiều tưởng nhớ, nắng gieo sầu biệt ly

Gió mây phiếm du ơ thờ, buồn mà chi

Ai nhớ chăng giờ phân kỳ, đi là vui tháng ngày

Trách nhau hoài quên hết rồi, nào ai thương nhớ ai

Mà lá vàng rơi

Chiều tưởng nhớ, gió gieo sầu biệt ly

Nhớ nhung lắng sâu canh tà, vì người xa

Chiều nhớ chăng chiều, đâu chiều xưa cùng ai ước mơ

khuất xa rồi là quên nhớ chi, trăng nước thờ ơ

Cho tháng ngày ước mơ đâu chiều xưa?

Hoài thương hoài nhớ!

Đây đó chia đôi đường

Khiến đời sui xa mặt cách lòng”.



Trở lại với “Nhớ nhung” mang hình bóng người con gái không phải là tuyệt thế giai nhân nhưng cũng “ tóc mây phơ phất ngang mày, nụ cười duyên bén tình say, nét thuần dịu vụng về lộ vẻ thơ ngây trong cử chỉ nhu hòa, duyên dáng..Những ấn tượng ấy bảng lảng nhớ nhung, nhớ nhung đến “ngợp trời”, nhớ nhung đến “gió trăng lạc lối” và những sự “thấy” và “gặp” ấy kết thành ý nghĩ mung lung để viết ra một số bài”.
Đọc đến đây, chắc chúng ta cũng chưa hiểu rõ được là nhạc sĩ muốn nói đến người con gái đẹp nào. Nhân dịp gặp phu nhân, chúng tôi “đặt vấn đề” để mong tìm ra đáp số, thì phu nhân cười mà rằng:
-“ Anh ấy viết tặng tôi đấy, chú ạ! Chả là vì những năm 42-45, vì thời cuộc chúng tôi ở xa nhau nên anh ấy viết mấy bài gọi là nhớ nhung, nhung nhớ í mà!”
Phải thế chứ! Có thế mới tìm ra đáp số. Vậy là thỏa mãn và thỏa đáng!
Một nhạc phẩm khác viết về Phật giáo đến nay vẫn còn được các phật tử cất cao tiếng hát ca ngợi. Đó là bài “Thích Ca Mâu Ni Phật”:

“ Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật (2 lần)

Người thương cứu trần gian, nơi trầm luân kiếp cơ hàn

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật

Xin Người ban khắp từ tâm đầy tình thương độ thế nhân

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật (2 lần)

Người vớt tâm hồn đầy buồn thương

Ban ngàn phúc cho trần gian.

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật (2 lần)

A Di Đà Phật!



Một bản nhạc viết cho học sinh mà ít người biết hay nhớ tới, là bài “Học sinh Việt Nam”. Xin trích:

“ Học sinh Việt Nam gắng công ta chuyên cần

Mai sau mong sao xứng danh dân Lạc Hồng

Đời đời hùng cường, dòng Việt lừng ngàn năm văn hiến

Theo nhau cùng điều hoà tiến lên

Thanh niên học sinh Việt Nam, xin chớ quên ta người Văn Lang

Gốc nho nền văn vững vàng

Thanh niên học sinh Việt Nam đoàn kết rằng:

Hoa gấm giang sơn, ngàn năm ngời sắc huy hoàng...”

Cả hai bài vừa kể trên đều do phu nhân nhạc sĩ Thẩm Oánh cung cấp vì không còn phổ biến nữa.

Nhạc sĩ Thẩm Oánh còn là người đi tiên phong trong lãnh vực truyện ta (Vợ chồng Ngâu, Thiếu phụ Nam Xương), nhạc kịch (Quán giang hồ), nhạc sử ca (Hùng Vương, Trưng Nữ Vương).

Thế hệ thuộc lớp tuổi 50-60, ít người biết Thẩm Oánh.

Nhà văn Trần Long Hồ, trong bài “Thẩm Oánh: Những ngày cuối” viết khi nhạc sĩ qua đời đã nhắc đến vài kỷ niệm và nhận xét về người nhạc sĩ lão thành này. Xin được trích đoạn.

” Tôi biết đến nhạc Thẩm Oánh và nghe nhạc ông từ thuở nhỏ. Tôi vẫn nhớ những bài như “Tôi bán đường tơ”, “Xa cách muôn trùng”,” “Nhớ nhung”, “Toà miếu cổ”...được in trên những bản nhạc khổ lớn. Cái tên Thẩm Oánh trên những bản nhạc ấy đã trở nên quen thuộc trong trí nhớ tôi từ dạo ấy.”

“...Tôi gặp nhạc sĩ Thẩm Oánh không do duyên văn chương hay nghệ thuật mà trong sự liên hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc...”

Chúng ta biết Trần Long Hồ cũng còn là bác sĩ Trần Trúc Quang.

Nhà văn tả vóc dáng bệnh nhân của ông khi chưa nhận ra người đó là Thẩm Oánh:

“Đó là một ông già nho nhã, mặc bộ đồ mầu xám, thắt cà vạt mầu cam, tóc ông bạc trắng, khuôn mặt thon dài, nước da hồng hào, mũi cao, miệng nhỏ, môi hồng. Phải nói rằng ông già ấy trông “tiên phong đạo cốt” lắm. Tôi thầm khen cung cách lịch sự của ông nhưng rồi vì công việc đến nỗi cái tên Thẩm Oánh cũng không nhắc nhở tôi một điều gì khác cả.

Lần khác, ông trở lại, tôi cũng không nhớ đến tên. Tôi chỉ biết đến bệnh nhân Thẩm Oánh mà không hề nghĩ đến nhạc sĩ Thẩm Oánh!

Cho đến một ngày kia, giáo sư đàn tranh Kim Oanh đến khám bệnh, chị cho tôi biết, gia đình nhạc sĩ Thẩm Oánh đã định cư tại vùng nay được vài tháng nay. Chị cũng cảm thấy áy náy vì không có báo nào loan tin và cũng không ai tổ chức đón tiếp ông. Cùng lúc ấy, bà Thẩm Oánh cũng có mặt trong phòng đợi bên cạnh chờ khám bệnh.

Chị Kim Oanh giới thiệu cả hai ông bà đều là bệnh nhân của tôi, tôi mới vỡ lẽ và trở nên thân mật. Sau đó tôi có đến thăm và tặng sách cho ông…”.

HỎI CHUYỆN RIÊNG TƯ...

Mục này thì bạn đọc nào cũng thích nghe vì là những mẩu chuyện ít khi phổ biến tổng quát. Mà có phổ biến hạn chế thì cũng ít ai biết được tường tận, ngọn ngành rồi mỗi người hiểu theo một ý, đâm ra tam sao thất bổn.

Nhưng nếu tôi ghi lại, may ra bạn đọc tin tưởng được đôi ba phần vì tính tôi vốn kỹ lưỡng, khi điều nghiên thì rất thận trọng, không để cho tình cảm chi phối như kiểu:

“Thương ai thương cả đường đi,

Ghét ai, ghét cả tông chi họ hàng.”

Tôi lại áp dụng cả phương pháp “tổng hợp” lẫn “phân tích” để từ đó suy ra, đi đến một kết luận khả dĩ chấp nhận được. Với lương tâm chức nghiệp cao độ như rứa, chắc bạn đọc cũng lượng tình tha thứ nếu chẳng may có điều chi không khứng ý.

Mong vậy thay!

Thế bạn hỏi tôi biết gì về Thẩm Oánh?

Xin thưa: Tôi cũng chả biết gì về nhạc sĩ Thẩm Oánh cả vì đôi bên “xa cách muôn trùng”, khác nhau một trời một vực. Tất nhiên tôi là kẻ ở dưới vực.

May nhờ có nhạc sĩ lão thành Nguyễn Túc vốn sẵn tình quen biết với gia đình Thẩm Oánh nên tôi dựa hơi người lớn, cầu cạnh nhạc sĩ Nguyễn Túc xin cho tôi được gặp và hỏi chuyện phu nhân nhạc sĩ Thẩm Oánh.

Phúc đức làm sao, phu nhân lại nhận lời, không đòi hỏi lễ nghi quân cách gì sốt cả.

Thế là, một buổi sáng mùa thu, có nắng vàng tươi mát, có gió lạnh vào hồn không tên, chúng tôi trực chỉ hướng Burke,Virginia đến tư gia của người.

Cụ bà tuổi hạc trong cỡ bát tuần nhưng vẫn còn nhanh nhẹn, tinh tường, vui vẻ đón chúng tôi vào nhà, ngồi chơi sơi nước. Trong phòng khách đặt một chiếc dương cầm ở góc, rõ ra là nhà nhạc sĩ. Bởi chính phu nhân cũng là một giáo sư dạy dương cầm mà lị!

Trò chuyện một hồi, thầy Nguyễn Túc nhắc khẽ tôi:

- Này, có hỏi gì thì mở máy đi! Còn đợi gì nữa?

Tôi khẽ đáp:

- Dạ, em còn chờ chút nữa, nói chuyện thân mật cho xuôi chèo mát mái thì mới mở máy đặng!

Xong mấy tuần trà mạn, nói chuyện xa gần, cảm thấy có thể nhập đề nên tôi mới thưa:

- Thưa chị, em sắp viết một bài về anh. Bây giờ chỉ còn chị là hiểu rõ về anh nhất. Xin chị cho em được hỏi vài câu được không ạ?

Phu nhân cười đáp:

- Chú hỏi gì thì hỏi. Cái gì tôi biết, tôi nhớ thì tôi nói. Bằng không thì bỏ qua...Nói thực với các chú, chứ vợ chồng tôi việc ai nấy làm, ít khi nào chúng tôi nói chuyện với nhau về công việc riêng của nhau cả.

Tôi hỏi:

- Thế thưa chị, thí dụ như anh sáng tác “Nhà Việt Nam”, “Trưng Nữ Vương”, “Thiếu phụ Nam Xương” trong hoàn cảnh nào, vào năm nào thì chị biết chứ?

- Không đâu! Tôi không biết gì cả, chú ạ!

- Rồi, thế chị cho em hỏi về chị vậy nhá?

- Chú cứ hỏi đi!

- Thưa chị, nhũ danh của chị là gì ạ?

- Tôi tên là Tô Anh Đào, con gái lớn trong gia đình.

- Hồi nhỏ, chắc chị đẹp lắm! Chị có là hoa khôi, hoa hậu trường nào không?

- Không, chú ạ! Sao chú lại hỏi thế?

- Dạ, vì em thấy chị “đẹp lão”! Thế chị quen với anh trong trường hợp nào?

- Chả nói dấu gì chú. Cái hồi năm 1938, anh họ tôi là Dương Thiệu Tước có dẫn một người bạn đến nhà chơi dịp lễ Giáng Sinh, mở “Bal famille”. Vì thế tôi biết anh Oánh năm tôi 18 tuổi. Rồi anh Oánh lập một ban nhạc lấy tên là “Myosotis” gồm mấy người, chơi tây ban cầm vĩ cầm, hạ uy cầm, sáo...Còn tôi thì xử dụng dương cầm. Mỗi cuối tuần, chúng tôi lại họp nhau hòa nhạc, vì thế nên quen.

- Em hỏi khí không phải, chị quen anh như thế nào? Có tình thư qua lại? Có hò hẹn nơi nao? Có cầm cái bàn tay, có nắm cái bàn chân không chị?

- Chú hỏi kỹ thế? Thời chúng tôi, làm gì có chuyện tự nhiên đến như vậy! Nhìn nhau còn dè dặt khép nép nũa là, nói chi đến hẹn hò, nắm tay, nắm chân. Thế hệ ấy là thế hệ của chú!

- Dạ, chính thế đấy ạ! Em nhớ cái hồi đi lính Ngự Lâm Quân Dalat năm 1954, con gái Dalat, nữ sinh cả bầy, cô nào cô ấy mơn mởn đào tơ, ca ca hát hát mơ mơ màng màng rất là tình xuân ong bướm. Còn bọn lính chúng em thì như “cú nhòm nhà bệnh” sẵn sàng trong tư thế ếch vồ hoa, rình lúc nào vồ được là vồ cái một. Phong cảnh Dalat lại hữu tình nữa cho nên cảnh với người như cũng một phe.

Chị cho em hỏi tiếp nhé! Thế anh chị lập gia đình năm nào?

- Năm 1948, chú ạ!

- Chị học dương cầm trong bao nhiêu lâu?

- 12 năm, từ năm 1930 đến năm 1942. Sau đó loạn lạc, tản cư. Khi trở về, tôi dậy trường”Quốc Gia Aâm Nhạc”, môn dương cầm.

- Trong gia đình, có ai theo gót anh chị không ạ?

- Các cháu đều chơi đàn và đậy đàn, chú ạ!

- Em nhớ họ Thẩm, ít người họ này lắm. Ở ngoài Bắc, em biết có dược sĩ nổi tiếng là Thẩm Hoàng Tín.

- Ông ấy là bác ruột của nhà tôi.

- Anh là một nhạc sĩ, thế ngoài ra anh có ca hát gì nữa không hả chị?

- Anh ấy hát hay lắm, được mệnh danh là “Tino Rossi Việt nam” cơ mà!

- Em chắc là anh có viết cho chị nhiều bản tình tứ lắm đấy nhỉ!

- Không nhiều thế đâu. Bản mà anh ấy thích nhất, có nhiều kỷ niệm nhất là bản “Nhớ Nhung”. Hồi năm 42-45, chúng tôi ở xa nhau nên anh ấy viết “Nhớ Nhung” để kỷ niệm. Anh ấy còn viết luôn cả “Chiều tưởng nhớ”, “Xa cách muôn trùng” nữa đấy, chú ạ!

- Thưa chị, tuyển tập của anh lấy tựa đề là “Nhớù Nhung” em đã đâm nghi rồi. Đọc kỹ, em thấy anh không đả động gì đến chị cả. Đọc đi đọc lại cũng vẫn thế thôi. Nhưng khi nhớ ra tên chị là Tô Anh Đào thì em khám phá ra rằng, anh đã nhắc đến tên chị trong bản nhạc này đấy chứ!

- Đâu, chú đọc lại cho tôi nghe nào!

- Dạ, đây nhá! “Bóng dáng tơ đào phai phương trời xa xôi. Ai nhớ ai chăng là, nào ai ai nhớ thương ai?” thì có phải là tên chị hay không nào?

- Phải đấy, chú tinh ý, có óc hài hước thì mới moi ra được chứ cứ như tôi thì xin chịu...

- Dạ còn nữa! Trong bài “Xuân về”, câu mở đầu, anh cũng nhắc đến tên chị:” Xuân về rồi, muôn đoá hao đào tươi...”. Câu chót cũng có “bông hoa đào tươi” nữa đấy ạ! Chị chịu là em giỏi không nào?

- Chịu! Thế còn cái họ “Tô” của tôi thì ở bản nào nào?

- Dạ, cũng ngay trong bản “Xuân về” chứ có đâu xa. Đoạn áp chót như thế này:”Làn kim phấn lướt qua bóng mây, thắm tô cho ngàn cỏ cây...”

- Chịu chú rồi đấy! Thế nhưng vẫn còn thiếu chữ đệm là “anh” nữa cơ nhá!

- Chị “khó” quá à! Để em truy lùng xem sao. Đây rồi! Bài “Nhà Việt Nam”:”Người Việt Nam, cân quắc bao anh hùng...”. Thế là đầy đủ tên chị rồi nhá! Còn như chị muốn anh nhắc đến tiếng “Em” thì nhiều lắm. Thí dụ như trong bài...

- Thôi, thôi, vậy là quá đủ rồi. Mất công thám tử phải đi rình mò, lục lọi. Tôi hỏi thật nhá! Thế hồi nhỏ chắc là chú “lém” lắm phải không?

- Dạ không, nhiều người cũng lầm tưởng như vậy đó, chị ạ! Hồi nhỏ em e lệ, nhu mì, hiền còn hơn cả “ma soeur” nữa cơ! Nhưng mấy năm vào nhà binh, sống với một bọn lính văn nghệ Phòng 5, chúng nó đấu hót như máy, tán tỉnh rất mả cho nên em bị tiêm nhiễm lúc nào không biết. Đúng như câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì ...tối”.

- Gần đèn thì “sáng” chứ lị!

- Dạ, em biết đó là câu nói thông thường. Còn đây, em muốn nói đến cái đèn ở trong...vũ trường đấy, chị ơi!

- Thôi, tôi cũng xin chịu thua chú rồi.

Phu nhân Thẩm Oánh hỏi lại tôi:

- Thế chú có biết gì về anh Oánh trước đây không?

Dạ không. Vì hồi em học trung học Nguyễn Trãi Hà-Nội thì anh đã là giáo sư rồi. Em cũng không có cái biệt tài gì như cỡ nhà thơ Vương Đúc Lệ và Mai Trung Tĩnh thành danh khi còn ở tuổi học trò mà được làm quen với các bậc trưởng thượng.

Với nhạc sĩ Thẩm Oánh, em nhớ có kỷ niệm này: Thuở học trò, có lần em lên đài phát thanh, không biết có việc gì hay đi theo ai không biết, em nhìn thấy anh ngồi làm việc sau bàn giấy. Dáng người thanh cao, nghiêm nghị, mặc “com-lê”, hình như lúc nào cũng chú tâm vào công việc.

Trên bàn giấy của anh, em đọc thấy trên một tấm “plaque” có hai hàng chữ khắc trên bảng đồng nhỏ, ghi rằng:

“Thời giờ của quý vị là vàng

Thời giờ của chúng tôi là bạc”

Như ý muốn nói rằng, thời giờ quý lắm. Quý vị có nói năng, hỏi han gì thì xin làm ơn làm phúc nói cho vắn gọn, chứ đừng có cà kê dê ngỗng!

Em đọc xong, đâm ra hãi, không dám nhìn nữa.

Ra về, em nghĩ câu trên, chính ra ý muốn nói rằng:”Thời giờ của chúng tôi là vàng... ròng, thời giờ của quý vị là...bạc giả”. Em chưa có dịp nào để hỏi anh xem có đúng như thế không thì đã muộn mất rồi!

- Không sao đâu! Trước sau rồi cũng gặp mà!

Chúng tôi cùng cả cười.

Tôi tiếp:

- Thưa chị, trong bài viết “Thẩm Oánh: Những ngày cuối”, nhà văn Trần Long Hồ, sau khi biết bệnh nhân của mình là nhạc sĩ đáng kính đã lui tới thăm viếng nhiều lần. Trần Long Hồ có một số nhận xét ...

- Chú nhắc lại cho tôi nghe nào...

- Dạ, đây:

“Tôi là người thích nghe nhạc bình thường, không phải là người biết về nhạc hay phê bình âm nhạc. Nhưng tôi có cảm tưởng rằng nhạc Thẩm Oánh rất “khó” nghe và “khó” hát. Người thưởng ngoạn khó lòng thích ngay một bài ca của ông ở lần nghe đầu tiên. Thoạt nghe qua một bài ca của Thẩm Oánh, người ta không thể vồ vập, rối rít tìm nghe tiếp cho được như khi nghe “Cô láng giềng” của Hoàng Quý, “Con thuyền không bến” của Đặng Thế Phong, “Bên cầu biên giới” của Phạm Duy hay sau này như “Diễm xưa”, “Biển nhớ” của Trịnh Công Sơn, và gần nhất như “Mười năm tình cũ” của Trần Quảng Nam hay “Khúc thụy du” thơ Du Tử Lê, nhạc Anh Bằng.

Khi nghe “Nhớ nhung”, “Xa cách muôn trùng”, “Hồ thu”, “Vương tơ”, “Tòa miếu cổ” của Thẩm Oánh, người ta có cảm xúc buồn man mác, bâng khuâng dịu vợi, nối tiếc bâng quơ, sao xuyến nhè nhẹ... như ta nghe một cơn gió nhẹ thoáng qua cửa sổ, lay lất tấm mành mành, như ta nghe tiếng mưa rơi tí tách ngoài hiên, hay âm sương rơi trên lá...

Cái cảm xúc êm ái mong manh ấy chỉ đủ sức lay lắt con tim người thưởng thức, nhè nhẹ chứ chưa đến mức nhồi nắn con tim để họ thổn thức bồi hồi...”

Cũng trong bài viết trên, nhà văn Trần Long Hồ có nhắc đến một kỷ niệm mà nhạc sĩ Thẩm Oánh đã kể cho nghe hồi sinh tiền. Đây là một giai thoại khá lý thú. Nhân vật trong chuyện ai ai cũng biết tiếng biết tên. Nhiều người còn biết mặt nữa. Và rất nhiều người mê nhân vật này. Như em đây chẳng hạn...

“...Ngoài phần việc của Bộ Thông Tin, ông còn làm hiệu trưởng Trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông. Vào năm 1955, ông có gặp một co gái rất trẻ và đẹp, khoảng 16 tuổi, tên là Nguyễn thị Minh Phụng, xin vào để ghi tên học. Cô Minh Phụng không tha thiết học lắm và một hôm cô đến gặp ông và hỏi rằng, muốn học ngành gì mà được ra sân khấu ngay. Bộ môn mới mở mà đã có hơn 40 người ghi tên rồi. Ông Thẩm Oánh mới khuyên cô ghi tên học bộ môn kịch. Cô Minh Phụng không chịu ở yên một nơi nào và một lớp nào. Cô ghi tên học cả bi kịch và hài kịch. Lúc đó ông Hoàng Trọng Miên (đã mất vào khoảng 1973 hay 1974) là giám khảo tuyển sinh và cũng là giáo sư giảng dạy. Trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông này chỉ mở được từ năm 1955 cho đến năm 1958 thì đóng cửa.

Một hôm, cô Minh Phụng đã học và được cho ra trình diễn, cô đến gặp ông và xin mượn họ ông. Cô hỏi lấy họ Thẩm của ông và từ đó người ta biết cái tên Thẩm Thúy Hằng. Lúc đó cô được 18 tuổi”.

Thưa chị, thế chị có nghe anh nói đến chuyện này hay không ạ?

- Thưa chú, tôi cũng có lần nghe nhà tôi nhắc đến chuyện ấy, nhưng tôi thì tôi không nhớ rõ các chi tiết, chú ạ!

- Dạ, đây chính là nhà văn Trần Long Hồ đã xác nhận với em qua điện đàm, rằng hồi anh còn sống vẫn trò chuyện với nhau và chính anh đã kể lại cho nhà văn này nghe chuyện trên. Như vậy, có thể xác quyết được rằng chuyện trên là thực.

- Tôi nghĩ như vậy là đúng rồi. Nếu chú còn thắc mắc điều chi, xin gọi điện thoại về Việt Nam, hỏi thẳng cô Thẩm Thúy Hằng thì yên chí nhất!

- Thì em cũng xin ghi nhận nhưng chắc là không cần kiểm chứng nữa đâu, chị ạ!

À, chị cho em hỏi câu này nhá! Hàng ngày, chị ăn uống tập luyện ra sao?

- Tôi già rồi nên ăn uống ít lắm. Hàng ngày tôi tập “Tai Chi”, đi bộ vài chục phút quanh nhà nên tương đối còn giữ được sức khỏe. Chứ không tập tành, kiêng khem, chắc đã đi từ lâu rồi.

- Qua câu chuyện, em rất vui khi thấy chị còn khỏe mạnh, minh mẫn như thế này. Đó là cái phúc trời cho đấy, chị ạ!

- Thế bên gia đình chú, các cụ có còn ai không?

- Cám ơn chị, em còn ông bố, năm nay mới có 95 tuổi, ở tỉnh Hải Dương ngoài Bắc. Ông cụ chỉ hơi bị lãng tai thôi chứ trí óc rất là minh mẫn.

- Làm sao chú biết?

- Dạ, như thế này. Ông cụ em, mỗi lần điện thoại cho trưởng nam đều căn dặn rằng:

Lâu lâu nhớ gửi tiền về

Gửi nhiều một tí, dễ bề tiêu pha

Giấy trăm quý nhất con à!

Nếu được giấy mới, thực là quý thay!

Với những lời dặn dò kỹ lưỡng, dễ hiểu và dễ nhớ như thế nên em tin là trí nhớ của bố em còn rất tốt, rất yêu đời và yêu quý nhất là giấy một trăm đô la. Các điều dặn dò trên, em đều gắng theo được. Duy có câu chót, bảo gửi giấy trăm đô la mới thì cái đó không thuộc thẩm quyền của em nên em đành bó giáo qui hàng!

Phu nhân Thẩm Oánh cũng chỉ còn biết lắc đầu cười:

- Thế là phúc đức lắm, chú còn được một ông bố để mà chăm nom...

- Em cám ơn chị!

***

Câu chuyện đến đây coi như sắp phải hạ màn và rút lui trong vòng trật tự...

Uống xong một tuần trà nữa, chúng tôi xin phép ra về để phu nhân còn có thời giờ nghỉ ngơi, làm một giấc “la siết”.

Phu nhân dịu dàng nhắn nhủ:

- Khi nào rảnh, các chú cứ lại chơi. Chị ở nhà chứ không đi đâu cả. Già rồi, ngại đi lắm...

Chúng tôi dạ dạ vâng vâng rồi ca khúc tạ từ!

Ngoài trời, nắng thu đã lên đến gần đỉnh đầu. A'nh nắng vàng tươi mát rượi.

Mùa thu trên vùng đất tình nhân này quả thực tuyệt vời.

Nhạc sĩ Nguyễn Túc hình như cũng mong sớm về nhà ngả lưng vì thầy ngồi trong xe hơi, ngáp sái cả quai hàm, mắt lim dim trong tư thế chuẩn bị chìm vào cơn mộng đẹp!

Trên đường về nhớ đầy, trong tôi chợt vang lên một khúc nhạc buồn diệu vợi, đầy những dấu hỏi mà tuyệt nhiên không có lấy được một câu trả lời:

“ - Ai nhớ ai chăng là?

- Nào ai, ai nhớ hình ai?

- Hỏi ai nhớ ai chăng là?

- Nào ai, ai nhớ thương ai?”...


Lê văn Phúc
( 12-2004)










< Message edited by anhthoa -- 3/27/2009 10:45:48 PM >

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 108
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 3/28/2009 10:24:07 PM
No New Messages
Tamnguyen
Super Member




Posts: 471
Joined: 4/5/2008
Status: offline cam on Anhthoa nhieu nhieu nha!

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 109
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 3/31/2009 8:11:47 PM
No New Messages
huynhgiabao
Super Member




Posts: 261
Joined: 6/1/2006
Status: offline Anhthoa oi, ban co tieu su ve nhac si Manh Phat khong? Co thi cho minh xin nha. Cam on.

(in reply to Tamnguyen)
[Send Private Message] Post #: 110
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 4/14/2009 1:50:18 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline Anhthoa xin lổi là quên trả lởi cho bạn về nhạc sĩ Mạnh Phát, Anhthoa không có tin tức nhiều về người nhạc sĩ nầy, chỉ có một chút thôi đọc cho vui, Anhthoa thích bài HOA NỞ VỀ ĐÊM của nhạc sĩ Mạnh Phát lắm.

Nhac Si Manh Phát


Mạnh Phát có khuôn mặt khôi ngô, tóc dợn sóng trước trán, sắc mặt điềm đạm. Sau này hãng phim Mỹ Vân thực hiện phim “Tình Quê Ý Nhạc’ thì có mời anh cùng nữ ca sĩ Mộc Lan đóng vai chánh. Giọng hát của Mạnh Phát chỉ đẹp ở âm sắc (timbre), nhưng không phong phú va vang lộng ở âm lượng (volume). Anh ngân nga cũng không điêu luyện, chỉ được vài lượn nhỏ lăn tăn. Nhưng đây là một giọng hát đẹp làm người nghe liên tưởng đến một chàng trai hào hoa mã thượng. Giọng hát của Mạnh phát chỉ hợp với những bản đừng lên cao xuống thấp vì cái âm vực của giọng anh hơi hạn hẹp. Mạnh Phát có sáng tác bản “Bến Nước Tìng Quê”. Khi sáng tác các bản “Khúc Nhạc Đồng Quê”, “Nhớ Người Chiến Sĩ” thì anh lấy biệt hiệu là Thúc Đặng. Khi sáng tác bản “Trăng Sáng Trong Làng” thì anh lấy biệt hiệu là Tiến Đạt. Điều đáng nói là bản “Ai Về Sông Tương” của Thông Đạt do anh trình bày thật điệu nghệ và được thâu vào diãa nhựa Polyphone. Chính bản này dù được nữ nghệ sĩ Bích Thuận ca ở phần phụ diễn tân nhạc trên sân khấu cải lương Phụng Hào hay trên đài phát thanh vẫn không gieo ảnh hưởng đậm đà vào lòng khách mộ điệu như anh. Chính nhờ giọng anh mà bản này nổi như cồn....

Trích từ “Theo Chân Những Tiếng Hát” - Hồ Trường An


Một số tác phẩm của Mạnh Phát

Áo Tím Ngày Xưa (Mạnh Phát & Lan Đài)
Bến Nước Tình Quê (Mạnh Phát)
Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát & Trần Thiện Thanh)
Cung Thương Ngày Cũ (Nguyễn Văn Đông & Mạnh Phát)
Đêm Không Trăng Sao (Mạnh Phát)
Gió Chuyển Mùa Thương (Mạnh Phát)
Hoa Nở Về Đêm (Mạnh Phát)
Nhớ Mùa Hoa Tím (Mạnh Phát)
Nhớ Viết Thư Cho Em (Mạnh Phát & Trần Thiện Thanh)
Nỗi Buồn Gác Trọ (Mạnh Phát - Hoài Linh)
Phố Vắng Em Rồi (Mạnh Phát - Nguyễn Đan Thanh)
Qua Xóm Nhỏ (Mạnh Phát)
Rồi Một Ngày (Mạnh Phát)
Sương Lạnh Chiều Đông (Mạnh Phát)
Vọng Gác Đêm Sương (Mạnh Phát)

Ai Về Quê Tôi (Tiến Đạt)
Mong Người Trở Lại (Tiến Đạt)
Nhớ (Tiến Đạt)
Trăng Sáng Trong Làng (Tiến Đạt)
Dấu Chân Kỷ Niệm (Thúc Đăng)
Khúc Nhạc Đồng Quê (Thúc Đăng)
Mong Người Chiến Sĩ (Thúc Đăng)
Ngày Xưa Anh Nói (Thúc Đăng - Thanh Tuyền)
Tôi Gặp Em (Thúc Đăng)




< Message edited by anhthoa -- 10/14/2009 10:20:43 PM >

(in reply to huynhgiabao)
[Send Private Message] Post #: 111
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 4/14/2009 2:14:19 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline Nếu chúng ta nói tới nhạc sĩ Mạnh Phát chung ta sẽ không quên tiếng hát của cô Phương Dung với Nổi Buồn Gác Trọ, một nhạc phẩm đã đưa tiếng hát cô Phương Dung lên tột đỉnh, và sau nầy là Những Đồi Hoa Sim.

Ca Sĩ Phương Dung ( Con Nhạn Trắng Gò Công )




Phương Dung tên thật là Phan Phương Dung, sinh năm 1946 tại Gò Công, Tiền Giang là nữ ca sĩ nhạc quê hương nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa. Cô xuất thân là nữ sinh trường Nguyễn Bá Tòng, bắt đầu đời ca hát từ khoảng năm 1960. Cô nổi tiếng năm 17 tuổi sau khi trình bày thành công bài hát "Nỗi buồn gác trọ" của Mạnh Phát và Hoài Linh vào năm 1962, sau đó tiếng hát của cô đã đi vào lòng người với bài hát "Những đồi hoa sim" năm 1964, Dzũng Chinh phổ thơ của nhà thơ Hữu Loan. Năm 1965, với bài hát "Tạ từ trong đêm" của nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh, Phương Dung đã nhận được giải huy chương vàng giành cho nữ ca sĩ trong năm, và người nhạc sĩ của bài hát được giải Bài hát xuất sắc nhất trong năm.
Tên tuổi Phương Dung được chắp cánh thêm với mỹ danh "Con Nhạn Trắng Gò Công" mà thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà tặng cho cô. Từ đấy con nhạn trắng Phương Dung bay không mệt mõi trong vùng trời âm nhạc, nghệ thuật cho đến năm 1974.
Cô đã thu âm rất nhiều vào dĩa nhựa 45 tours của các hãng dĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Sơn Ca, và sau đó là băng Akai của các trung tâm Continental, Trường Hải, Nhật Trường,...và đã thành công rất lớn. Khi nhắc đến những nhạc phẩm: Những Đồi Hoa Sim (Dzũng Chinh và Hữu Loan), Nỗi Buồn Gác Trọ (Mạnh Phát và Hoài Linh), Tạ Từ Trong Đêm (Trần Thiện Thanh), Khúc Hát Ân Tình (Xuân Tiên và Y Vân), Đố Ai (Phạm Duy), Sương Lạnh Chiều Đông (Mạnh Phát), Tím Cả Rừng Chiều (Thu Hồ), Vọng Gác Đêm Sương (Mạnh Phát), Cánh Buồm Chuyển Bến (Minh Kỳ), Nỗi Buồn Đêm Đông (Anh Minh), Sắc Hoa Màu Nhớ (Nguyễn Văn Đông), Biết Đâu Tìm (Hoàng Thi Thơ), Rừng Chưa Thay Lá (Huỳnh Anh), Còn Mãi Những Khúc Tình Ca (Quốc Dũng),..., thì không ai có thể phủ nhận tiếng hát Phương Dung đã gắn liền với những tình khúc đó, những tình khúc đã đi vào lòng khán thính giả một cách ngọt ngào, chân phương, và cũng đầy khắc khoải những kỷ niệm thương đau của một thời chinh chiến.
Sau năm Mậu Thân 1968 cô kết hôn với một phi công quân hàm đại tá và rời Việt Nam vào năm 1974. Phương Dung có 8 người con, 6 trai và 2 gái. Hai cô con gái là Phương Vy đã từng cộng tác với Thúy Nga, và Hoàng Ly là người mẫu. Tại hải ngoại, Phương Dung luôn có mặt trong các chương trình từ thiện do các đoàn thể và nhất là tôn giáo tổ chức.
Hiện nay tuy đã có tuổi nhưng giọng ca của Phương Dung vẫn không phai dần theo năm tháng, vẫn còn đó lối hát tâm tình, cứ như trăn trở về một dĩ vãng ngày xưa. Hoạt động chính của Phương Dung hiện nay là làm việc thiện nguyện, đem hết những khả năng sẵn có của mình để xoa dịu nỗi mất mát không may của những người kém may mắn. Cô là một trong những người thành lập Hội See The Light chuyên giúp đỡ những bệnh nhân và người nghèo tại Việt Nam qua việc giúp đỡ tiền bạc để mổ mắt, xây nhà, trường học. Cô còn vận động văn nghệ sĩ, bạn bè của cô tham gia vào chương trình này thông qua những show nghệ thuật gây quỹ từ thiện tại những quốc gia có đông người Việt.
Mỗi năm tới Hè, ca sĩ Phương Dung lại lo toan bay về Việt Nam giúp mổ mắt cho người mù ở Gò Công, cũng như những nơi nào mà cô có thể đến được từ Quảng Trị đến Cà Mau. Năm 1999, Phương Dung bắt đầu về Việt Nam giúp mổ mắt cho gần 300 người mù ở Gò Công, Tiền Giang, nơi cô sanh ra. Sau đó năm nào cô cũng về Việt Nam, ra tận Quảng Trị, Đồng Hới, Quảng Nam, Công Tum; vào Đồng Tháp, Cần Thơ, tận Oc Eo... không chỉ giúp mổ mắt mà cô còn giúp cho hoc sinh nghèo, cứu trợ nạn nhân thiên tai, bão lụt ... Mỗi năm sau 1999, năm nào Phương Dung cũng giúp mổ mắt cho trên 300 ca, và giúp đỡ cho trên 200 trẻ em nghèo tại quê nhà.
Tiếng hát Phương Dung ngọt ngào mà chơn chất như người con gái Gò Công, luôn được khán thính giả yêu mến tới nay. Hiện nay cô định cư tại Úc châu và thỉnh thoảng vẫn tham gia hoạt động văn nghệ trên các show lớn của Trung tâm Thế giới Nghệ Thuật, Thúy Nga, Asia tại Mỹ.



PHƯƠNG DUNG: một thời nhạn trắng Gò Công


nếu kể đến những giọng ca được coi là huyền thoại đã đi vào lịch sử tân nhạc Việt Nam thì chắc chắn Phương Dung không thể nằm ngoài danh sách này. Chất giọng cao và lảnh lót của chị đã chính thức đến với người nghe từ cuối thập niên 50, khi còn là một thiếu nhi 13, 14 tuổi. Giọng ca đó càng ngày càng gây nhiều chú ý trong bối cảnh của cuộc chiến tranh với những nhạc phẩm mang nội dung thật gần gũi với tình yêu trong thời chinh chiến hoặc với những nét đẹp của quê hương. Những yếu tố đó đã mang đến cho Phương Dung một sự thành công thật lớn để chị có thể hãnh diện về sự đóng góp của mình cho nền tân nhạc Việt Nam. Sau khi xuất hiện không bao lâu, Phương Dung đã được báo chí và những người ái mộ tặng cho danh hiệu “Con Nhạn Trắng Gò Công”, bắt nguồn từ thành phố nơi chị sinh trưởng ở vùng Tiền Giang vào năm 1945…
Gia đình Phương Dung là một gia đình khá giả ở Gò Công, có vườn tược, hoa mầu cùng cửa hàng buôn bán như chị cho biết. Song thân chị có tất cả 4 người con. Ngoài Phương Dung, là một người con gái lớn và 2 người con trai. Cả hai người sau đều gia nhập binh chủng Nhảy Dù, trong số có một người tử trận tại Cổ Thành Quảng Trị vào mùa hè năm 72. Trưởng thành trong một hoàn cảnh thoải mái về vật chất, người con thứ hai trong gia đình với một người mẹ là em vợ nhà văn nổi tiếng Hồ Biểu Chánh, rất yêu thích văn chương.
Thân phụ Phương Dung là người xuất gia một thời gian từ khi còn trẻ. Tuy nhiên sự xuất gia này được chị giải thích là chỉ gieo duyên chú không đi hẳn vào vào con đường tu hành . Điều này có nghĩa sau thời gian gieo duyên vài năm, ông trở về coi sóc vườn tược của gia đình. Riêng về việc Phương Dung muốn ca hát, ông tỏ ra rất ủng hộ chị trên con đường nghệ thuật. ”Ông nói rằng đi hát là một cái nghề rất là lương thiện mà tự vì người dân của mình họ bảo thủ và có một cái nhìn sai lạc về những người làm nghệ thuật nói chung. Nhưng mà con đi hát thì phải biết mình là người yêu nghệ thuật mà đi hát chứ không phải sống một cuộc sống bừa bãi . Tự vì người nghê sĩ mà không làm nghệ thuạt giỏi và hay thì người ta đâu có thích . Và nếu nói theo Phật pháp người mà được người ta thương mến nhiều là người có tu nhiều kiếp lắm”, đó là nguyên văn lời Phương Dung kể về ông bố của mình đối với nghiệp cầm ca.




Tuy song thân Phương Dung sống theo lối cổ, mang nhiều ảnh hưởng của Nho học và thích thơ phú. Nhưng cả hai đều có đầu óc rất cởi mởi.. Có thể vì vậy Phương Dung ít ra cũng mang chút ảnh hưởng về nghệ thuật, về sự phóng khoáng trong tâm hồn khi tỏ ra rất thích đọc sách về thơ văn để hết lòng ngưỡng mộ nhà văn Nguyễn Tuân và say mê những tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Ngoài ra chị cũng rất thích những sáng tác thuộc loại văn chương “miệt vườn” của Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam hay Nguyễn Văn Ba, vv…Trong lần tâm sự với người viết, Phương Dung cho biết nếu được đi lại từ đầu, chị vẫn thích theo đuổi con đường nghệ thuật. Nếu không thành ca sĩ cũng sẽ thành một nhạc sĩ hoặc một nhà văn hay một nhà đạo diễn địện ảnh. Lý do dễ hiểu là chị là một con người mang một tâm hồn rất nhậy cảm nên dễ xúc động, chẳng hạn như trước những vần thơ hay mà chị thuộc nằm lòng. Phương Dung đã tỏ ra say sưa khi đề cập đến vấn đề này:” là một người tình cảm thì phải nhiều chứ. Như vậy, mới hát đuợc, mới sống được với trái tim của người khác. Như vậy mới có thể rung động trước những câu thơ như.”Ta đem trái đất ngâm thành rượu, ta lấy càn khôn biến thành môi…”
Khi còn theo học ở trường tiểu học nữ Gò Công, cô bé Phan Phương Dung nhiều tình cảm đã tỏ ra rất yêu thích ca hát và luôn có mặt trong các chương trình văn nghệ do trường tổ chức…
Sau khi học hết bậc tiểu học, gia đình cho Phương Dung lên Sài Gòn thi vào lớp đệ Thất trường trung học Gia Long niên khóa 1958 – 1959. Sau khi thi, dù lúc đó không nuôi mộng trở thành ca sĩ để sống mà chỉ thích được ca, được hát cho hay như chị nói. Nhưng Phương Dung cũng đã tự một mình mò mẫm hỏi thăm đường đến tận đài phát thanh Sài Gòn sau khi biết được nơi đây sắp tổ chức một cuộc tuyển lựa ca sĩ. Sau này Phương Dung cũng không biết tại sao mình đã bạo dạn như vậy. Chắc chắn không có lý do nào khác hơn là niềm say mê ca hát. Thời gian này tân nhạc Việt Nam đã có nhiều ca sĩ nổi tiếng đang cộng tác với đài phát thanh Sài Gòn như Thu Hương, Tâm Vấn, Thái Thanh, Thanh Thúy, Lệ Thanh, Bạch Yến, Bích Chiêu, vv…đó là những khuôn mặt chị nhìn thấy vào đài phát thanh một cách dễ dàng lúc đứng gòai cổng nhìn vào. Trong khi tôi đứng ở ngoài thì ông gác-dan ra hỏi: "này cô bé làm gì mà cứ thập thò ngoaì này hoài vậy?, Thưa con muốn vào để lấy đơn dự thi ca sĩ . Ông biểu ngừng xe đạp đẩy vào trong phòng đó, để cái thẻ học sinh ở đây vào queo tay trái có ông nhạc sĩ nào đeo kính cận già già thì hỏi xin giấy tờ làm thủ tục dự thi ca sĩ”



Cô bé tỉnh Gò Công mặc dù rất bỡ ngỡ, nhưng cũng theo lời chỉ dẫn của người gác dan vào gặp nhạc sĩ Võ Đức Tuyết. Khi Phương Dung cho biết ý định muốn dự thi hát của mình, chị đã được vị nhạc sư tên tuổi này đề nghị hát thử nhạc phẩm “Em Bé Quê” là bài Phương Dung sẽ dự thi. Nhờ đã quen đứng trước khán giả qua những buởi văn nghệ tại trường, Phương Dung đã không ngại ngùng gì đứng hát ngay giữa phòng, trước bao nhiêu người là những giọng ca nổi tiếng…
Nhưng may mắn chỉ đến với Phương Dung ở vòng sơ khảo và bán kết của cuộc tuyển lựa ca sĩ vào năm 58 của đài Phát Thanh Sài Gòn. Vì vào chung kết thì Phương Dung rớt. Tại vì lúc mà cuối cùng họ đưa một cái bài bắt mình vừa phải vừa xướng thanh, vừa hát luôn, tất nhiên là mình phải biết rành về solfège mới làm được. Mấy người kia vì họ có đem theo đờn. Họ đờn, họ dượt nên họ hát hay. Còn mình hát thì có lỗi trong lúc mình xướng âm. Thành ra mình rớt.. Mình chỉ được đứng hạng 4”
Hai trong ba người được chấm đậu mà Phương Dung còn nhới là Nhật Thiên Lan và Thanh Sơn. Người sau trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng sau đó và là tác giả của ca khúc từng một thời hầu như ai cũng biết tới là “Nỗi Buồn Hoa Phương”…
Tuy buồn vì không được lọt vào trong ba giải đầu, nhưng Phương Dung lại may mắn được giới thiệu với một nhạc sĩ nổi tiếng vào thời đó là Khánh Băng trong thời gian ông phụ trách chương trình văn nghệ cho giải trí trường Thị Nghè, là nơi xuất thân của không ít nghệ sĩ nổi tiếng.
Vì số tuổi còn nhỏ nên chỉ quen mặc đầm, Phương Dung tỏ ra hơi ngượng ngập trong chiếc áo dài đầu đời khi xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu giải trí trường Thị Nghè. Nhưng do mê hát nên cuối cùng cũng đã vượt qua được những ngượng ngùng, e thẹn lúc ban đầu để dần dần gây được chú ý bằng tiếng hát của mình. Chỉ trong vài năm đầu tiên đi hát, Phương Dung đã mau chóng gặp những cơ hội tiến thân tại những địa điểm trình diễn mà trước đó nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã đi qua. Chẳng hạn như phòng trà Tứ Hải của ông Trần Cao Tăng, một thời là giám đốc đài phát thanh Pháp Á, là nơi Phương Dung hát “lót đường” vào năm 59 cho những giọng ca đã có tên tuổi mà Thanh Thuý là một trong số này. Năm sau, 1960, chị về hát ở phòng trà Anh Vũ là nơi trình diễn của rất nhiều nghệ sĩ như: Thanh Thuý, Khánh Ly, Trúc Mai, Bạch Yến, Bích Chiêu, Trần Văn Trạch, ban Tam Vân, Phương Lan, Quốc Thắng, vv…




Vào thời gian này, vì đi hát nhiều và nhất là chỉ chú tâm vào niềm đam mê ca nhạc nên Phương Dung đã không có được đủ điểm trong những kỳ thi tam cá nguyệt nên chỉ theo học trường Gia Long được đúng một niên khóa. Sau đó chị chuyển qua trường Đức Trí và học tại trường tư thục này đến
hết lớp 11 rồi nghỉ học luôn. Song song trong thời kỳ đó, chị cũng đã theo học tại Hội Việt – Mỹ đến hết lớp 6.

Ít ai còn nhớ và cũng không ngờ là thời kỳ hát ở Anh Vũ, Phương Dung lại là giọng ca chuyên trình bày những nhạc phẩm tiền chiến như Thiên Thai, Khối Tình Trương Chi, Trương Chi, Đàn Chim Việt, Suối Mơ, Buồn Tàn Thu, vv…Nguyên nhân là chị đã được hướng dẫn trong thời kỳ đầu bởi nhạc sĩ Lê Trung Quân ( cũng đi hát dưới tên Vân Quang), cũng là một sĩ quan Không Quân là một người dạy chị hát theo giọng Bắc để trình bày những ca khúc tiền chiến. Cũng do đó, Phương Dung đã rất thích trước khi chuyển qua loại nhạc thời trang theo thị hiếu của khán thính giả và do các hãng dĩa nhạc yêu cầu, với các sáng tác của Lê Minh Bằng, Thanh Sơn, Châu Kỳ, vv…
Nhưng phải công nhận từ khi chuyển hẳn qua nhạc tình cảm phổ thông có tính cách đại chúng, Phương Dung đã mau chóng thành công và được biết tới nhiều với những ca khúc như : Chuyện Tình Lan Và Điệp, Hai Kỷ Niệỉm Một Chuyến Đi, Hoa Nở Về Đêm, Những Đồi Hoa Sim, vv…
Với nhạc phẩm Đường Về Khuya của người nhạc sĩ cùng gốc Gò Công là Lê Dinh, Phương Dung lần đầu tiên thu thanh tiếng hát mình trên đĩa nhựa. Kế đó là những nhạc phẩm Vọng Gác Đêm Sương, Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi, vv…rất được khán thính giả ưa thích. Nhưng phải đợi đến năm 1962 khi nhạc phẩm Nỗi Buồn Gác Trọ ra đời thì tên tuổi Phương Dung thật sự đã bước vào một khúc quanh quan trọng, nhất là khi nhạc phẩm này được đưa vào phim “Saigon By Night” của hãng phim Alpha.
Trước sự ăn khách của Phương Dung, hãng dĩa Sóng Nhạc của ông Lê Tất Oanh đã mời chị ký một giao kèo độc quyền vào năm 1964 với một giá rất cao vào thời đó là nửa triệu đồng. Mỗi tháng thu thanh 4 nhạc phẩm, dù không có bài để thu vẫn được trả lương.
Với Sóng Nhạc, Phương Dung tiếp tục làm say mê thính giả với tiếng hát cao chót vót của mình trong những ca khúc đã trở thành bất hủ như Huyền Sử Ca Một Người Mang tên Quốc ( hát với nhật Trường), Những Đồi Hoa Sim, vv…Riêng Những Đồi Hoa Sim do DZũng Chinh phổ nhạc từ thơ của Hữu Loan Đã được dùng làm nhạc phẩm chính cho cuốn phim Tiếng Hát Nửa Khuya ( ”Songs At Night”) do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ thực hiện vào năm 1964. Trong phim này Phương Dung đã được mời thủ diễn một vai quan trọng bên cạnh nam tài tử Huy Cường. Ngoài Những Đồi Hoa Sim, còn một vài nhạc phẩm khác do Phương Dung trình bày cũng được đưa vào cuốn phim này như Không Bao Giờ Ngăn Cách, Bóng Đêm, vv..
Cũng trong lãnh vực điện ảnh, Phương Dung từng được mời đóng một vai nhỏ trong phim “Hai Chuyến Xe Hoa”. Sau này, trong thời gian cư ngụ tại Úc, chị cũng từng được mời xuất hiện trong bộ phim “Mission:Impossible”





Đến năm 1965, Phương Dung chuyển qua trình bày nhiều nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh và rất được khán thính giả thích thú.. Cũng trong năm đó, nhạc phẩm Tạ Từ Trong Đêm của Trần Thiện Thanh do Phương Dung trình bày đã đoạt giải Bài Hát Hay Nhất cùng với Huy Chương Vàng dành cho ca sĩ trình bày xuất sắc do Thanh Thương Hội trao tặng. Ngoài ra cùng với Tạ Từ Trong Đêm, Phương Dung còn được tạp chí Sân Khấu của ký giả Nguyễn Ang Ca trao giải Nữ Ca Sĩ được Cảm Tình Nhất Năm 65. Ngoài những sáng tác của Trần Thiện Thanh, tiếng hát Phương Dung còn được biết đến nhiều với những nhạc phẩm của Thanh Sơn, Hoàng Trang, Hồng Vân, Thu Hồ và đặc biệt những sáng tác của nhóm Lê Minh Bằng.
Từ giữa thập niên 60, Phương Dung đã trở thành một trong những giọng ca được mến mộ nhất với thể loại nhạc thời trang. Từ quê ra tỉnh, “Con Nhạn Trắng Gò Công” với tiếng hát đặc biệt của mình hầu như đã chinh phục tất cả mọi người. Riêng tại Sài Gòn, Phương Dung đã cộng tác liên tiếp trong những năm lien tiếp mỗi đêm với 7 phòng trà và vũ trường. Đó là Tự Do, Maxim’s, Olympia, Quốc Tế, Bồng Lai, Paramount và Văn Cảnh. Đó là một thành tích hiếm có ca sĩ nào đạt nổi.
Phương Dung cũng nằm trong số những nữ ca sĩ quen thuộc của các chương trình đại nhạc hội. Chị còn thường xuyên xuất hiện trong những chương trình truyền hình hoặc cộng tác với những chương trình phát thanh trên cả hai đài Quân Đội và Sài Gòn.
Việc xây dựng hôn nhân đã đến với Phương Dung vào năm 1967 sau khi gặp người chồng tương lai một cách thật tình cờ tại Bangkok, Thái Lan, một năm trước đó trong một dịp sang đây hát. Vị đại sứ thời đó là em bà luật sư Trương Đình Du và là anh ruột của đạo diễn Võ Doãn Châu đã mời Phương Dung đến thăm tòa đại sứ Việt Nam Công Hòa tại đây. Và chính tở đó chị đã gặp anh Võ Doãn Ngọc, hơn chị 13 tuổi, là người đã trở thành người bạn đời của chị sau đó. Anh Ngọc du học tại Pháp từ năm 13, 14 tuổi. Sau đó sang Thụy Sĩ làm việc và tình cờ gặp Phương Dung trong một dịp sang Bangkok nghỉ Tết với gia đình. Sau lần gặp Phương Dung, anh Ngọc tự ý thôi việc để về Việt Nam xin cưới người mà anh đã cảm thấy rung động ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên. Đó cũng là lần thứ nhất anh Ngọc trở lại Việt Nam và lưu lại đây luôn cho cho đến khi cùng vợ và các con vựợt biên.
Sau khi thành hôn, từ năm 1968, Phương Dung quyết định nghỉ hát trong khi tên tuổi vẫn đang trên đà lên cao . Lý do này được chị giải thích là:” tại vì lúc đó thật sự mà nói thứ nhất là Tết Mậu Thân kéo dài thì ông xã cứ nói, thôi mình lập gia đình cho rồi. Thì nghĩ thôi thì lập gia đình đi vì mình lúc bấy giờ đã 22, 23 tuổi rồi. Với lại thật tình mà nói là lúc đó cũng thấy cái tình cảm ông theo đuổi mình, mình cũng cảm động nữa. Vậy cho nên mình lập gia đinh trong thời gian đó cho rồi”
Sau khi lập gia đình. Phương Dung cùng chồng theo đuổi ngành kinh doanh. Họ sở hữu một trại gà và một số tầu đánh cá ở Gò Công. Ngoài ra hai người còn điều hành một công ty xuất khẩu tôm đông lạnh nên cuộc sống vật chất rất thoải mái. Hai lần xuất hiện cuối cùng của Phương Dung đã diễn ra trong một chương trình đại nhạc hội tổ chức tại hai rạp Quốc Thanh và Hưng Đạo đã đánh dấu cho quyết định quan trọng của “Con Nhạn Trắng Gò Công”. Sau đó, Phương Dung chỉ còn một sự liên hệ về ca hát qua những lần thu thanh cho hãng Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho đến năm 1975. Hai băng nhạc nổi tiếng của Phương Dung trong giai đoạn này là “Sơn Ca 5” và “Sơn Ca 11” dưới nhãn hiệu Continental đã đạt được một số bán rất cao.
Phương Dung cho biết vợ chồng chị không có những sở thích giống nhau. Lý do dễ hiểu là anh Ngọc là một người theo Tây học, chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hoá Tây phương. Trong khi Phương Dung là một người mang nặng tình cảm quê hương với nền văn hoá hoàn toàn Việt Nam. Nhưng theo chị, có thể nhờ vậy họ đã có được một sự bổ sung cần thiết cho nhau…
Và cũng nhờ thế, hai người đã sống một cuộc sống hạnh phúc cho đến nay đã được đúng 40 năm. Vợ chồng Phương Dung có với nhau tất cả 8 người con: 6 trai và 2 gái. Hai người con gái của chị tên Hoàng Ly ( tên đặt dựa trên một bài thơ Đường của Đỗ Phủ ) và Phương Vy. Người sau từng có thời kỳ xuất hiện trên vài chương trình Paris By Night với những nhạc phẩm ngoại quốc trẻ trung. Trong khi đó cô chị Hoàng Ly lại đi theo con đường nhạc thời trang của mẹ. Cả hai hiện đang có ý định quay trở lại với những sinh hoạt ca nhạc sau khi mới hoàn tất một CD.
Hai năm sau khi xẩy ra biến cố tháng 4 năm 75, hai vợ chồng Phương Dung và các con vượt biên bằng tầu của gia đình vào năm 1977. Họ tới được Mã Lai và được phái đoàn Mỹ nhận cho định cư ngay, nhưng vợ chồng chị từ chối để xin đi Úc. Bây giờ nghĩ lại Phương Dung nhận biết đó là một quyết định sai lầm đối với một người muốn theo con đường ca hát , theo lời chị kể:” phái đoàn Mỹ nói, cô là ca sĩ mà. Ở bên Mỹ người ta gủi thư về đây nói rằng có một cô ca sĩ ở đây vì vậy chúng tôi cho cô đi Mỹ. Nhưng tại lúc đó mình nghe nói bên Úc người tỵ nạn được ưu đãi lắm, hơn nữa nước này có đất đai rộng rãi nên vợ chồng tôi quyết định xin định cư ở Úc. Nhưng bây giờ hối hân lắm. Thật ra cái nghề của mình là phải ở Mỹ vì có nhiều cơ hôi lắm. Nhưng dù sao thì cũng có một bàn tay vô hình sắp dặt cho mình Thành ra khi mà mình đã đi đâu cứ đi theo đi mình đừng đi ngược lại cái định mệnh đã an bài cho mình đi ngược lại mình gian nan, mình khổ lắm!”
Từ đó Phương Dung càng tin ở số mệnh hơn để có được kinh nghiệm là số mệnh mình đã có từ lúc mình sanh ra cho tới khi trưởng thành. Được an bài, sắp xếp như thế nào thì cứ nên theo như vậy.





Gia đình Phương Dung tới Úc năm 77 và cư ngụ ở Melbourne. Chỉ 8 tháng sau khi tới đây, hai vợ chồng chị đã đứng ra khai thác 2 nhà hàng có trình diễn ca nhạc là Cửu Long và Tự Do. Sau khi không còn khai thác nhà hàng vào năm 1983, Phương Dung nhận được lời mời sang Mỹ của nhạc sĩ Anh Bằng để thu cuốn băng đầu tiên tại hải ngoại mang tựa đề Kỷ Niệm Còn Đây, gồm 10 ca khúc tiêu biểu của Phương Dung
Năm 84, chị trở lại làm tổng đại lý những phim bộ Hồng Kông chuyển âm tiếng Việt . Nhưng chỉ được một thời gian vì quá vất vả và nhất là tiền bản quyền càng ngày càng cao, nên chị chuyển qua làm với một người con trong ngành may mặc. Đến năm 89, 90 chị hoàn tất thủ tục xin định cư tại Mỹ. Hai người con gái của chị đã có quốc tịch Mỹ trước đó. Riêng những người con trai của chị vẫn sống tại Úc.
Từ khi sang Mỹ đến nay, Phương Dung hầu như chỉ cộng tác với trung tâm Asia , Thúy Nga với những ca khúc quen thuộc của thể loại nhạc thời trang ngày nào…
Một thời lẫy lừng tên tuổi của “Con Nhạn Trắng Gò Công " đã qua đi. Đối với Phương Dung đó cũng là sự sắp đặt của định mệnh nên chị chẳng hề có một điều gì tiếc nuối. Có chăng là những kỷ niệm đẹp về cuộc đời đi hát của mình. Từ hơn 12 năm nay chị chỉ chú tâm vào những công tác từ thiện, một mặt chú tâm vào việc tu học để tìm được sự thanh thản trong tâm hồn.
Các con Phương Dung cũng rất khuyến khích mẹ trong những việc làm từ thiện đúng với chủ trươnng của chị là luôn cần phải phát tâm Bồ Đề, đi theo con đường của Đức Quan Thế Âm để nghe ngóng tiếng kêu than của loài người đau khổ. Cũng như chị tuy là một người theo Phật Giáo, nhưng cũng coi những việc làm của mình như những việc tông đồ bên Công Giáo theo lời khuyên của Chúa là làm vui người cũng như làm vui mình. Nhờ vậy chị thấy cuộc đời có nhiều ý nghĩa hơn, nhất là được chồng và các con ủng hộ. Phương Dung từng đóng góp cho Dòng Đa Minh vào việc mổ mắt cho những giáo dân ở Long Khánh, giúp đỡ Dòng Mến thánh Giá ở Phan Rang cũng như tặng nhiều phần quà cho những người thuộc dân tộc thiểu số ở đây, vv…thêm vào đó là góp một bàn tay vào việc xây hồ, đào giếng cho đồng bào ở một số vùng xa xôi.
Hiện Phương Dung chỉ còn một ước nguyện là thực hiện một DVD để kỷ niệm về cuộc đời đi hát của mình. Sau đó chị sẽ xuất gia là một tu sĩ để đi theo hạnh Bồ Tát cho đến cuối đời…


Trường Kỳ





















Giai đoạn 1962 đến 1974

* Các bản thâu âm đĩa nhựa 45 tours của Sóng Nhạc, Việt Nam, Sơn Ca,...
* Các bản thâu âm Cổ nhạc và Tân cổ Giao duyên cho hãng đĩa Hồng Hoa
* Băng Akai: các chương trình dành riêng cho tiếng hát Phương Dung


- Sóng Nhạc 6: collection các bản thu âm trên đĩa nhựa 45 tours từ 1962~1970, hòa âm Nghiêm Phú Phi, Y Vân, Văn Phụng và Lê Văn Thiện
- Hương Quê, 1972, hòa âm Y Vân và Lê Văn Thiện
- Sơn Ca 5, 1973, hòa âm Nguyễn Văn Đông
- Sơn Ca 11, 1975, hòa âm Nguyễn Văn Đông

* Băng Akai thâu âm cho các chương trình của Thanh Thúy, Trường Hải, Shotguns, Nghệ Thuật - Tâm Anh, Nhật Trường, Thương Ca, Premier,...


Giai đoạn từ 1983 đến nay

* CD: Các chương trình riêng tiếng hát Phương Dung


- Con Đường Xưa Em Đi, Làng Văn 1984
- Đố Ai, Làng Văn
- Nửa Vành Trăng Đợi, Giáng Ngọc 1995
- Hình Ảnh Người Em Không Đợi
- Còn Mãi Những Khúc Tình Ca, Làng Văn
- Chiếc Bóng Công Viên
- CD Ngày Đó Xa Rồi (Trung tâm Asia)
- Bang Phuong Dung 89 co bai Canh Buom Chuyen Ben (Trung tâm Asia)
- CD Chuyện Một Đêm (Trương Thanh Phương Dung)
- CD Hàn Mạc Tử (Tuấn Vũ Phương Dung) Giang Ngoc
- CD Tiễn Người Đi (Tuấn Vũ Phương Dung) Thanh Lan
- CD Vung La Me Bay (Tuấn Vũ Phương Dung) Thuy Anh
- CD Phương Dung Hải Ngoại 2 (có bài 7000 Đêm gop Lai) Giang Ngoc
- CD Tha La Xom Dao (Thuy Anh)
- Cổ nhạc Mẹ và Bông Bí Trắng với Phượng Liên, 1998
- ...

* CD: thâu âm cho các chương trình của Trung tâm Thúy Nga, Thúy Anh, và Asia.





< Message edited by anhthoa -- 11/23/2009 7:22:07 PM >

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 112
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 4/18/2009 1:52:01 PM
No New Messages
duykhiem35
Super Member




Posts: 513
Joined: 6/1/2006
Status: offline TOPIC NAY CUNG LA, CHUNG TA SE BIET THEM VE NHUNG NHAC SI VA NHUNG CA SI KHAC DU KHONG CO HOP DONG VOI THUY NGA.

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 113
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 5/4/2009 8:47:49 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline LÒNG MẸ của Y VÂN

Mồ côi cha, nhà nghèo, mấy mẹ con dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Chính vì thế,Y Vân rất thương mẹ và các em. Chàng nhạc sĩ nghèo phải đi dạy đàn để nuôi gia đình
Y Vân là nhạc công chơi đại hồ cầm cho các nhà hàng ở Sài Gòn để kiếm tiền nuôi mẹ già và 2 em (1 gái, 1 trai) ăn học. Nhà chúng tôi ở cư xá Đô Thành, mỗi đêm khi anh đi chơi nhạc thì bà cụ ở nhà bê thau quần áo của anh ra giặt ở máy nước công cộng. Có một đêm, bà cụ giặt đến 2 giờ sáng thì... bị cảnh sát bắt về bót vì tội... phá lệnh giới nghiêm! Đến sáng, anh tôi về nhà, biết chuyện đã vừa khóc vừa viết: "...Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ... Thương con thao thức bao đêm dài, con đà yên giấc, mẹ hiền vui sướng biết bao. Thương con khuya sớm bao tháng ngày, lặn lội gieo neo, mái tóc trót đành đẫm sương...".
Viết xong, anh hát cho mẹ nghe. Lần này thì cả hai mẹ con đều khóc...





Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào.
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ,
nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.

Thương con thao thức bao đêm trường,
con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuya sớm bao tháng ngày.
lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.

Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền.
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm.
Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.


II.


Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa.
Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe,
lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre.
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru.

Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ.
Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca.
Mẹ hiền sớm tối khuyên nhủ bao lời mặn mà.
khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa.

Thương con Mẹ hát câu êm đềm.
Ru lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm.
Bao năm nước mắt như suối nguồn.
Chảy vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương.

Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu.
dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu.
dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.
vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu.

(in reply to duykhiem35)
[Send Private Message] Post #: 114
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 5/12/2009 11:02:13 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline Trần Quảng Nam


Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ
Mây bay bao năm tưởng mình đã quên
Như mưa bay đi một trời thương nhớ
Em ơi ! Bên kia có còn mắt buồn?


Trần Quảng Nam sinh ngày 15 tháng 2 - 1955 (Ất Mùi) tại Tam Kỳ, Quảng Nam.

Anh học tiểu học tại Ðà Nẵng, trung học tại trường Quốc Gia Nghĩa Tử (Saigon), rồi Ðại Học Văn Khoa (Anh Văn) và Tri Hành (điện ảnh) trước khi du học Mỹ đầu 75. Sau đó là Ðại học Long Beach (California).
Trong đời hầu như lúc nào cũng có hai mối tình cùng một lúc, đến lúc cố gắng, quyết định chỉ có một mối tình thôi, thì, lúc ấy mới sóng gió và tan vỡ… Bây giờ là "tình nhân" của Tú Minh và đã có chung một cháu gái tên Phím Ngà (2001). "Mười Năm Không Gặp" (sáng tác năm 1985 và phát hành 1986) viết về cảm xúc khi nhìn lại hình ảnh một người hiện đang ở Pháp tên là Isabel Hạnh, thêm cảm xúc và hình ảnh của một người khác hiện đang ở VN. Cả hai người đều đã lớn tuổi và có gia đình.


Đến với âm nhạc:

Từ lúc nhỏ, 7-10 hay nghe nhạc cổ điển từ máy thâu băng do ông anh đi du học gửi về. Sau học nhạc ở trung học cùng nhạc sĩ Phạm Nghệ và một thời gian ngắn ở Quốc Gia Âm nhạc. Thích sáng tác từ nhỏ nên cứ theo đuổi và tự học hoài…

Sáng tác đầu tay của anh là "Cồn Cát" (1969). Một số nhạc phẩm đã phổ biến :

- Mộng Tình Xưa
- Tình Cuối Xót Xa
- Tình Vẫn Hẹn
- Tình Điên
- Tình Xanh
- Bàn Tay Dĩ Vãng
- Bóng Tối Tình Yêu
- You Are Mine
- Souvenir
- Mười Năm Tình Cũ
- Cám Ơn Tình Em...

Đến nay anh đã có khoảng 200 sáng tác thuộc đủ mọi thể loại nhưng chỉ được sản xuất (bởi chính mình hoặc bởi các trung tâm) khoảng gần 60 bài, hầu hết là ca khúc. "Mười Năm Không Gặp" do tác giả tự phát hành trong cuốn băng có cùng tên vào 1986 khá thành công và được khá nhiều ca sĩ thu âm (Lệ Thu, Elvis Phương...) nhưng… rất ít người trong số này trả bản quyền. Về sau, bản gốc được bán cho trung tâm Làng Văn.

Hiện anh đang ôm hoài bão sáng tác một hòa tấu khúc diễn tả được 64 giai đoạn / hoàn cảnh tương ứng với 64 quẻ Dịch. Song song với việc này, là việc đem cổ nhạc VN vào dàn hòa tấu Tây Phương.

Trần Quảng Nam yêu thích các giọng ca Lệ Thu, Vũ Khanh, Mỹ Linh, Trần Thu Hà...

Khoảng 20 năm trước anh có một quán café ca nhạc (quán Văn), anh dạy nhạc, và cũng từng có một phòng thâu âm nhỏ hơn mười năm nay.

Hiện anh cư ngụ ở San Jose, California.

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 115
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 6/3/2009 10:55:44 PM
No New Messages
duykhiem35
Super Member




Posts: 513
Joined: 6/1/2006
Status: offline Gợi giấc mơ xưa

nhạc sĩ :Lê Hoàng Long

Năm 1954, ông quen cô gái có cái tên khá dễ thương: Lê Thu Hiền. Gia đình cô gái này vốn là người Bắc định cư tại Sài Gòn. Tình cảm hai người ngày càng đằm thắm, và ông luôn tin rằng cuộc tình ấy sẽ mang đến những điều như ông hằng mong ước. Bỗng một ngày, cô nói với ông rằng có người đang hỏi cưới cô. Ông liền liều đến nhà cô để gặp người bố và thưa chuyện hai đứa, nào ngờ chẳng ngăn được số phận, thời gian sau cô thật sự đi lấy chồng, lấy anh giám đốc trường dạy lái xe Auto Ecole Mayer.

Đó là thời điểm giáp tết Ất Mùi (1955), ngày cô lên xe hoa, ông ngồi ở quán cà phê cạnh nhà cô, nhìn thấy cô mặc lễ phục cô dâu, ôm bó hoa trắng. Đám cưới ấy to lắm, đoàn rước dâu đi một vòng rồi mới về nhà chú rể. Mỗi vòng bánh xe quay là mỗi lần nghiền nát tim ông. Nỗi buồn, sự đau đớn dâng ngập trong lòng ông. Đoàn xe cưới qua đi, ông bần thần trở về căn gác trên đường Lý Thái Tổ, vùi mình trầm tư và lúc ấy dường như bao nhiêu nỗi đau lại tuôn ra. Bài Gợi giấc mơ xưa được ra đời trong trạng thái đó. Thương em thì thương rất nhiều mà duyên kiếp lỡ làng rồi... Cả phần nhạc lẫn phần lời chỉ hoàn thành trong vòng khoảng 10 phút!


Ông đưa bài hát này cho ca sĩ Mạnh Pháp, và được phát đầu tiên trên đài phát thanh Pháp Á. Bài hát trở nên nổi tiếng, và câu chuyện tình trong bài hát được nhiều người quan tâm. Vì sao ông đang ở Sài Gòn mà bài hát được bắt đầu bằng Ngày mai lênh đênh trên sông Hương? Vì ngay từ cái lúc nhìn người yêu đi lấy chồng, ông đã quyết tâm từ bỏ Sài Gòn để chạy trốn nỗi đau.


Ông ra Huế, dù bao nhiêu người ngăn cản. Trong khoảng thời gian này, ông lao vào nhiều mối tình để tìm quên. Ca sĩ có, diễn viên cũng có. Hầu hết đều cảm mến ông từ bài hát Gợi giấc mơ xưa. Nhưng 2 năm sống ở Huế ông đau xót nhận ra một điều rằng, ông chẳng thể nào quên mà ngược lại, càng nhớ nhung nhiều hơn. Mối tình ấy trong ông quá sâu đậm, mỗi con đường, mỗi âm thanh đều gợi cho ông nhớ về ngày xưa

Ngày mai lênh đênh trên sông Hương,
Theo gió mơ hồ hồn về đâu?
Sóng sầu dâng theo bao năm tháng,
ngóng về đường lối cũ tìm em!

Thương em thì thương rất nhiều
mà duyên kiếp lỡ làng rồi
Xa em ! lòng anh muốn nói
bao lời gió buông lả lơi.
Hình bóng đã quá xa mờ
dần theo thời gian.
Kiếp sau xin chắp lời thề
cùng sống bước lang thang.

Em ơi ! tình duyên lỡ làng rồi
còn đâu nữa mà chờ,
Anh đi lòng vương vấn lời thề
nhớ kiếp sau chờ nhau.
Tha hương lòng thương nhớ
ngày nào cùng tắm nắng vườn đào.
Gió xuân sang anh
buồn vì vắng bóng người yêu.

Rồi mai khi anh xa kinh đô.
Em khóc cho tàn một mùa thơ.
Nhớ người em nương theo cơn gió.
Ru hồn về dĩ vãng mộng mơ.

Thương anh thì thương rất nhiều
mà ván đã đóng thuyền rồi.
Đa đoan trời xanh cắt cánh
lìa cành khiến chim lìa đôi
Chiều xuống mưa gió tiêu điều
reo trên dòng Hương.
Tháng năm chưa xóa niềm sầu
vì đứt khúc tơ vương.

Anh ơi, đời đã lỡ hẹn thề
thì đâu có ngày về.
Xa anh đời em tắt nụ cười
héo hắt đôi làn môi.
Đêm đêm đèn le lói
một mình ngồi ôm giấc mộng tình.
Kiếp sau đôi tim hòa
chào đón ánh bình minh

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 116
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 6/3/2009 11:18:13 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline Trần Văn Khê

Thân thế và sự nghiệp

Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu . Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau . Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng . Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác . Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa . Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm nay.

I. Thời thơ ấu

Đêm rằm tháng 6 âm lịch năm Tân Dậu (1921), chú bé Trần Văn Khê chào đời trong một gia đình bốn đời nhạc sĩ .
Cụ cố Trần Quang Thọ trước kia là nhạc công Triều đình Huế . Ông nội là Trần Quang Diệm, tục danh là Ông Năm Diệm, biết đàn kìm, đàn tranh nhưng chuyên đàn tỳ bà theo phong cách Thần kinh . Cha là Trần Quang Triều, mà giới tài tử trong Nam thường gọi là Ông Bảy Triều biết đờn nhiều cây, mà đặc biệt nhứt là đờn độc huyền (đàn bầu), và đờn kìm (đàn nguyệt). Với đờn độc huyền, Ông Bảy Triều đã bắt chước tiếng đào thán, tiếng ca nỉ non, nũng nịu của một người con gái, và ông đã chế ra cách lên dây đờn kìm mà ông gọi là «dây Tố Lan», thuộc hò nhì, lấy chữ xự làm hò mà dây Tồn cao bằng giọng hò trầm, thường dùng để đờn Văn Thiên Tường và Tứ đại oán, mà giới tài tử trong Nam đều biết và còn sử dụng . Người cô thứ ba Bà Trần Ngọc Viện, tục gọi là Cô Ba Viện, trước dạy nữ công tại trường áo tím, năm 1926 vì để tang Cụ Phan Châu Trinh nên bị sa thải , về Vĩnh Kim lập gánh hát Đồng Nữ Ban, toàn diễn viên con gái, con nông dân vùng Vĩnh Kim, Đông Hòa, Long Hưng, đàn tranh rất hay và đã truyền ngón cho Trần Văn Khê trong những bài Nam Xuân, Nam Ai .
Cụ cố ngoại là Nguyễn Tri Phương, đã làm đến chức Khâm sai Kinh Lược Nam Kỳ, tuyệt thực tử tiết khi Pháp chiếm thành Hà Nội lúc Cụ đang giữ chức Tuyên sát đồng sức Đại thần miền Bắc . Ngoại tổ là Nguyễn Tri Túc, lúc sinh thời đã nuôi rất nhiều nhạc sĩ danh tiếng vùng Cần Đước, Vĩnh Kim để cho hai người con là Nguyễn Tri Lạc và Nguyễn Tri Khương học các thứ đờn . Ông Nguyễn Tri Khương, cậu thứ năm của Trần Văn Khê mà cũng là thầy dạy Trần Văn Khê đánh trống nhạc lễ và trống hát bội, đã sáng tác nhiều bản nhạc theo truyền thống như «Yến tước tranh ngôn», «Phong xuy trịch liễu» mà Trần Văn Khê đã ghi âm vào dĩa hát CD OCORA số C 56005. Mẹ là Nguyễn Thị Dành không được Cha cho học nhạc, nhưng thường thích nghe hòa nhạc trong gia đình .
Trần Văn Khê chẳng những được may mắn sanh trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều là nhạc sĩ , mà lại được «thai giáo» một cách rất đặc biệt. Nhà phía bên nội ở gần lò heo, nên người cậu thứ năm làÔng Nguyễn Tri Khương đã xin phép nội tổ được đem mẹ Trần Văn Khê về dưỡng thai trong miếng vườn riêng có trồng nhiều thứ hoa đẹp lại xa lò heo, không nghe tiếng heo kêu la khi bị thọc huyết . Mỗi ngày ông lại thổi sáo và đàn tranh cho người em gái là thân mẫu Trần Văn Khê nghe mỗi sáng, trưa, chiều . Mắt không xem hát bội, không xem đá gà, chỉ thường đọc những sách như «Nhị Thập Tứ Hiếu», «Gia Huấn Ca». Sau khi chào đời, mỗi ngày Trần Văn Khê vẫn tiếp tục được nghe đàn sáo của cậu Năm Nguyễn Tri Khương, và cậu Mười Nguyễn Tri Ân cũng là người thổi ống tiêu rất hay .
Sau khi cúng thôi nôi, được ông nội rước về ở gần Ông và hàng ngày nghe ông đờn tỳ bà, cha đờn độc huyền, cô đờn tranh, chú bé đã sống trong một không khí đầy nhạc . Khách tới, ông nội đờn bài Lưu Thủy, để cho chú bé Trần Văn Khê nhảy cà tưng trong tay người cô hay người khách, cho thấy chú bé biết theo nhịp , hễ ông đờn mau, thì nhảy mau, ông đờn chậm thì nhảy chậm .
Sáu tuổi đã biết đờn kìm (đàn nguyệt) , đờn mấy bản dễ như «Lưu Thủy», «Bình Bánvăn», «Kim Tiền», «Long Hổ Hội» .Bảy tuổi đã tập cho các chị diễn viên gánh Đồng Nữ Ban của cô Ba Viện hát bài «La Madelon» để chưng màn đầu cải lương . Tám tuổi biết đờn cò. Mười hai tuổi biết đờn tranh và đánh trống nhạc, biết cùng với người anh họ, anh Ba Thuận, con của cậu Năm Khương chơi trò làm chai, xô giàng, khai xá, đề phang .



Nhưng Trần Văn Khê lại bị mồ côi rất sớm. Ba tuổi ông ngoại qua đời . Năm tuổi đến phiên ông nội . Mẹ mất năm 9 tuổi, và năm sau 10 tuổi cha từ trần . Cô Ba Viện nuôi ba anh em Trần Văn Khê, Trần Văn Trạch và Trần Ngọc Sương đến ngày khôn lớn. Tuy mới lên 10 tuổi, mà cô ba đã lo việc đào tạo con người cho cháụ Trước hết phải biết đi xe đạp, phải đa.p đi lần từ nhà ra ngả ba chim chim, rồi đi đến Xoài hột, rồi tới Mỹ Tho cách nhà 14 cây số. Phải biết lội . Hàng ngày cô nhờ mấy anh em bà con tập cho lội lần đến lúc bỏ bập dừa lội sang sông, cô mới cho tắm sông . Rồi cho học võ Thiếu Lâm với anh Ba Thuận, với mấy thày dạy võ trong vùng . Cho học để tự vệ, để khỏi sợ ma, mà không cho đi đấu . Cô lại mua cho một cây đờn kìm nhỏ vừa tay như bên Châu Âu con nít phải đờn violon 2/4 để khỏi hư ngón . Lúc nào đờn chơi, cô cũng nghe và vừa sai là sửa liền .

II. Thời kỳ học tập

Sơ học

10 tuổi đậu Tiểu học . Sang Tam Bình Vĩnh Long nhờ người cô thứ năm nuôi . Đến Tam Bình , Trần Văn Khê được học chữ Hán trong ba năm với Nhà thơ và nhà nho Thượng Tân Thị và trong kỳ Sơ học năm 1934 tại Vĩnh Long được đậu Sơ Học có phần Hán Văn . Cả tỉnh chỉ có Trần Văn Khê và Nguyễn Trọng Danh được đâ.u bằng chữ Hán .
Trung học
Vào trường trung học Trương Vĩnh Ký năm 1934, được cấp học bổng. Năm nào cũng đứng đầu lớp, và năm thứ tư học Pháp văn với ông Champion, được chấm đậu kỳ thi tuyển một học sinh xuất sắc nhứt trong năm đệ tứ để được du lịch trên chiếc xe lửa xuyên Việt năm 1938 từ Saigon đến Hà nội, ghé qua Phan Thiết, Tourane (Đà Nẳng), Nha Trang, Huế. Thêm một cái may trong đời học sinh là được học Việt văn và Hán văn với Giáo sư Phạm Thiều .
Đậu tú tài phần nhứt năm 1940, thủ khoa phần nhì năm 1941, và nhờ vậy được Giải thưởng đặc biệt của Đô Đốc Decoux, để đi viếng cả nước Cao Miên (Kampuchea) xem Chùa Vàng, Chùa Bạc tại Nam Vang, viếng Đế Thiên Đế Thích và trên đường vềViệt Nam, ghé Hà Tiên. Nhờ thầy Phạm Thiều giới thiệu, được nhà thơ Đông Hồ tiếp đãi trong một tuần, dẫn đi xem thập cảnh mỗi nơi được nghe một bài thơ hay do thi sĩ Đông Hồ đọc để vịnh cảnh đẹp .
Trong lúc học tại trường trung học Trương Vĩnh Ký, đã cùng Lưu Hữu Phước, Võ Văn Quan lập dàn nhạc của trường, và dàn nhạc của học sinh trong Câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola Club của Hội SAMIPIC (Đức Trí Thể Dục Nam Kỳ) . Trần Văn Khê chỉ huy hai dàn nhạc đó, vừa phối khí dàn nhạc dân tộc có chen đàn Tây như mandoline, ghi-ta (guitar), vừa diễn trong khuôn khổ dàn nhạc Scola Club, những bài hát Tây loại «Les Gars de la Marine», «Sunset in Vienna», vv…làm trưởng ban tổ chức lễ Ông Táo trước ngày lễ nghỉ vào dịp Tết Ta, Tổng thư ký hội Thể Thao, và giữ tủ sách của trường trong ba năm Tú Tài .
Được học bổng của chánh phủ thuộc địa, lại được bổng đặc biệt của hội SAMIPIC , Trần Văn Khê ra Hà Nội học y khoa .

Đại Học

Tại Đại Học Hà Nội, cùng với các bạn Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Phan Huỳnh Tấng (nay đổi thành Phạm Hữu Tùng), Nguyễn Thành Nguyên, hoạt động trong khuôn khổ của Tổng Hội Sinh Viên mà Chủ tịch là Dương Đức Hiền và sau này là Phạm Biểu Tâm.
Trần Văn Khê đứng trong ban tổ chức đêm hát trường đại học hằng năm, không được học nhạc Tây phương bao giờ, chỉ học dương cầm (piano) vài giờ với Bình Minh , con gái của Đốc Công Đức, sau tự học piano, mà dám phê bình các nhạc sĩ trong dàn nhạc trường đại học, mà phê bình đúng, nên được các nhạc sĩ cử làm chỉ huy dàn nhạc trường đại học . Trần Văn Khê thừa dịp đó để có thể , ngoài những bản thông thường của nhạc Tây phương như «La Veuve Joyeuse», «Marche Turque», «Monument Musical»,v.v. giới thiệu những bài hát thanh niên và lịch sử của Lưu Hữu Phước .
Trần Văn Khê và Lưu Hữu Phước tập cho học sinh trường Thành Nhân hát bài hát «Thiếu Sinh», các cô trường Đồng Khánh hát bài «Thiếu Nữ Việt Nam», sinh viên Đại Học Hà Nội hát bài «La Marche des Etudiants», và đầu năm 1943, dựng ca nhạc kịch «Tục Lụy» (Thơ của Thế Lữ, nhạc phổ Lưu Hữu Phước) với nữ sinh trường Đồng Khánh Hà Nội, hè 1943, dựng ca kịch «Tục Lụy» với nữ sinh trường áo tím Nữ học đường (sau đổi thành trường Gia Long cho tới năm 1975 đổi thành trường Nguyễn Thị Minh Khai) .
Trần Văn Khê tham gia phong trào «Truyền bá quốc ngữ» trong ban của Bà Hoàng Xuân Hãn, «Truyền bá vệ sinh» của các sinh viên trường Thuốc, và cùng các bạn Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng tổ chức những chuyến «Đi Hội Đền Hùng», và đi viếng sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, đền Hai Bà .

III. Lập Gia Đình và Hoạt Động Xã hội

Năm 1943 , Trần Văn Khê lập gia đình với Nguyễn Thị Sương, người bạn gái học cùng lớp Triết ở trường Pétrus Ký. Bà Sương là một trong bốn nữ sinh học ban Tú Tài của trường con trai Pétrus Ký vì lúc đó trường Áo Tím không có lớp trình độ trung học nhị cấp như bây giờ. Nguyễn Thị Sương rất giỏi về triết lý, bài viết đã từng được trên đài phát thanh . Lúc đó còn đang học trường thuốc, Trần Văn Khê nghe lời người cô Trần Ngọc Viện, người đã lo cho ăn học từ nhỏ tới lớn, để lập gia đình, với hy vọng có con trai nối dòng họ Trần . Trong gia đình họ Trần, thân phụ Trần Văn Khê đã qua đời sớm , để lại hai trai là Trần Văn Khê và Trần Văn Trạch (từ trần năm 1994 tại Paris, Pháp) . Nếu không may hai cậu trai ấy qua đời mà chưa có con trai nối dòng thì dòng họ Trần sẽ tuyệt . Nghe theo lời của cô , Trần Văn Khê chịu lập gia đình. Trần Văn Khê yêu cô Nguyễn Thị Sương, bạn học cùng lớp Tú tài ở trường Pétrus Ký, người con gái thùy mị, dễ thương, học giỏi nhứt bên phía nữ, con gái đầu lòng của ông Hanh (Nguyễn Văn Hanh), giáo viên tại Saigon và sau đó làm đốc học tại Thủ Đức . Vào mùa hè năm 1943, sau mấy năm đeo đuổi hình bóng người con gái miền Nam kiều diễm, hiền hòa, Trần Văn Khê đã cùng Nguyễn Thị Sương sánh duyên, mang lại cho dòng họ Trần 4 đứa con: hai trai (Trần Quang Hải hiện là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, Trần Quang Minh hiện là kiến trúc sư ở Saigon) và hai gái (Trần Thị Thủy Tiên hiện sống tại Paris, và Trần Thị Thủy Ngọc, nữ nhạc sĩ đàn tranh và làm việc cho một ban nghiên cứu Đông Nam Á của trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học ở Paris) . Sự hy sinh cao cả của người vợ hiền suốt thời gian tranh đấu cho đất nước đã giúp cho Trần Văn Khê làm tròn sứ mạng của một thanh niên yêu nước có đủ thì giờ tranh đấụ Từ 1949 khi Trần Văn Khê lên đường sang Pháp để lại quê nhà một vợ, 3 con thơ dại và một đứa con còn nằm trong bụng mẹ , người vợ đã trở thành cô giáo dạy Pháp văn vàAnh văn để nuôi và dạy dỗ 4 con cho tới ngày trưởng thành . Sự hy sinh đó đã được đền bù xứng đáng là các con ngày nay đều thành danh, mang lại cho đất nước những tiếng thơm tốt đẹp qua những thành quả gặt hái khắp năm châu bốn biển của con trai đầu lòng Trần Quang Hải


Mùa thu năm 1943, sau khi thi đậu đầu từ năm thứ nhứt đến năm thứ nhì trường Thuốc, đã bắt đầu chuẩn bị thi ngoại trú (Externe des Hơpitaux) thì nhiều sự kiện làm Trần Văn Khê phải xin thôi học để trở về Nam . Thứ nhứt là tại vấn đề sức khỏe: bị rét rừng rất nặng. Trần văn Khê không có vi trùng lao trong cơ thể thử theo cách tiêm dưới da (intra dermo) cũng không thấy có vi trùng, thì khi học đến những bịnh truyền nhiễm , thì không đủ sức để kháng cự
Thứ hai là lúc đó có phong trào «Xếp bút nghiên». Lưu Hữu Phước đặt nhạc và Huỳnh Văn Tiểng viết lời bản nhạc «Xếp bút nghiên» đã được các sinh viên thời đó hát hăng say .
….Lúc quê hương cần người
Dứt là tơ vương
Giã trường lên yên …

Nhiều bạn trong đó có Lưu Hữu Phước và Huỳnh Văn Tiểng đã rời nhà trường, không phải lên yên ngựa mà lên xe đạp đi về Nam bằng xe đạp . Trần Văn Khê lúc đó đau rét rừng mới hết, còn yếu, nên về Nam bằng xe lửa .
Lý do thứ ba là lúc ấy bắt đầu có nạn đói tại miền Bắc . Trần Văn Khê và Lưu Hữu Phước định về Nam để lập một gánh hát sinh viên đi các tỉnh vừa giới thiệu bài hát thanh niên, lịch sử của Lưu Hữu Phước, vừa góp tiền mua gạo gởi ra cứu đói ngoài Bắc . Và gánh hát không chuyên nghiệp và lưu động của sinh viên đã đi trong mấy tháng tại các tỉnh miền Đông và miền Tây để hát .
Về Nam, cùng với các bạn sinh viên , Trần Văn Khê tham gia tổ chức «Đêm Lam Sơn» tại Saigon, để ủng hộ học sinh trại «Suối Lồ Ồ». Rồi tham gia phong trào «Thanh Niên Tiền Phong»
Đầu năm 1944, Trần Văn Khê dạy học tại hai trường tư lớn nhứt tại Saigon: trường Lê Bá Cang và trường Nguyễn Văn Khuê .
Ngày 13 tháng 5 dương lịch, năm 1944, Trần Quang Hải , con trai đầu lòng của Trần Văn Khê ra đời tại nhà bảo sanh Thủ Đức . Lưu Hữu Phước đã viết một ca khúc «Trần Quang Hải bao nỗi mừng» để chào mừng con trai đầu tiên của người bạn chí thân của mình .



Ba tháng sau, cô Ba Viện, người cô và cũng là người ơn đã nuôi nấng, dạy dỗ Trần Văn Khê từ lúc mới mồ côi đến khi trưởng thành, qua đời, chưa kịp thấy mặt đứa cháu trai nối dòng họ Trần .
Các trường tản cư xuống tỉnh. Trường Pétrus Ký do Giáo sư Đặng Minh Trứ làm Giám đốc, được chuyển về Bến Tre. Trần Văn Khê trong khi chuẩn bị dạy trường ấy, dạy học trường tư thục của bác sĩ Nguyễn Văn Còn .
Lúc ấy, ngoài việc dạy học, còn tham gia Ban tuyên truyền của tỉnh Bến Tre cùng với Đặng Ngọc Tốt, đi các nơi trong tỉnh Bến Tre, Sa Đéc. Anh Đặng Ngọc Tốt diễn thuyết, Trần Văn Khê hát các bài nhạc của Lưu Hữu Phước để nhắc lại những trang lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam .
Sau ngày 9 tháng 3, năm 1945, Nhựt đảo chánh, Trần Văn Khê cùng các bạn sinh viên Đại Học Hà nội, ủng hộ «Chánh phủ cá", «Chánh phủ cách mạng lâm thời " và thành lập nhóm «Hoàng Mai Lưu» (Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước) . Lúc đó Trần Văn Khê bắt đầu quen biết Phạm Duy, và giới thiệu Phạm Duy cho Lưu Hữu Phước .

IV. Tham Gia Kháng Chiến

Từ tháng 8, năm 1945, Ông Phạm Văn Bạch lúc ấy làm chánh chủ tỉnh Bến Tre đã ký giấy cho Trần Văn Khê lên chợ Thiên Hộ gặp Huỳnh Văn Tiểng, lúc đó làm Phó Chủ tịch ủy ban kháng chiến Nam bộ.
Trước khi vào khu kháng chiến , Trần Văn Khê đưa gia đình về Vĩnh Long. Tại đó gặp Phạm Duy lúc Duy theo gánh hát cải lương «Đức Huy – Charles Miều» đêm đêm hát tân nhạc giữa hai màn cải lương. Mỗi đêm sau khi vãn hát, Trần Văn Khê và Phạm Duy gặp nhau nói chuyện về nhạc mới .
Đến chợ Thiên Hộ, Trần Văn Khê được Huỳnh Văn Tiểng ký tên bổ nhậm làm «Nhạc trưởng quân đội Nam bộ» với cấp Đại đội trưởng trong Cộng hòa vệ Binh.
Lưu Hữu Phước đã cùng Trần Văn Khê đặt các điệu kèn cho quân đội để thay thế các giọng kèn Tây thổi lúc sáng thức dậy, lúc chào cờ, lúc đi ngủ , v.v. Lưu Hữu Phước tình nguyện đi làm thuốc súng và lựu đạn với Nguyễn Mỹ Ca tại Hỏa Lựu (Rạch Giá). Trần Văn Khê đi kháng chiến, mà hiếu hòa, không ưng cầm súng, nên đi khắp nơi thay đổi các điệu kèn quân đội, tổ chức đoàn quân nhạc gồm các nhạc sĩ công giáo làng Lương Hòa. Đi khắp vùng Đồng Tháp, Chợ Thiên Hộ , đi đến Hậu giang, các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, đi đến Cà Mau, Năm Căn, Cái Nước vừa giúp ban tuyên truyền Nam bộ trong việc huy động toàn dân kháng chiến, vừa thâu tiền lẻ để giúp nhà thương quân y, như nhà thương ở Lẫm Biện Tú, vùng Cái Nước do bác sĩ Nguyễn Tú Vinh cai quản . Ủy lạo chiến sĩ ngay mặt trận, đàn và hát cho thương binh nghe những điệu hát câu hò dân gian, và nhứt là những bài nhạc của Lưu Hữu Phước .
Tháng 3, năm 1946, đứa con trai thứ nhì Trần Quang Minh ra đời . Như vậy là Trần Văn Khê đã làm cho cô ba Viện an lòng nơi chín suối . Gia đình họ Trần đã có con trai nối dòng rồi! Và lúc ấy cả gia đình của Trần Văn Khê đều tản cư đến Cái Nước, nên chưa lo xong việc nhà, không cùng đi ra Bắc với Lưu Hữu Phước, và bác Tôn Đức Thắng được .
Vì thế, cuối năm 1946, thay vì ra Bắc , Trần Văn Khê trở về thành. Nhưng về để tham gia với nhóm «kháng chiến tại thành» do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, sau Mai Văn Bộ chỉ huy, bằng cách viết báo cho nhóm Thống Như't, liên lạc với các giới nghệ sĩ cải lương. Lúc ấy Trần Văn Khê vừa viết cho báo Thần Chung, Việt Báo, tạp chí Sông Hương, tạp chí Mai, vừa dạy Anh Văn tại hai trường Huỳnh Cẩm Chương, Ngô Quang Vinh, và mở lớp dạy tư Anh văn tại nhà . Được phái cho phận sự phê bình âm nhạc và sân khấu , Trần Văn Khê lúc ấy gặp gỡ rất thường càc đào kép cải lương như Tư Chơi, Năm Châu, Bảy Nhiêu , Duy Lân, và hằng tháng gặp các anh có cả anh Tư Trang để bàn về sự phát triển của cải lương .
Năm 1948, các tổ kháng chiến tại thành bị lộ, Trần Văn Khê bị bắt vàgiam tại khám Catinat cùng một lúc với các giáo sư tư thục Nguyễn Văn Hiếu (sau này là Bộ trưởng Văn Hóă, Trần Thọ Phước (sau này là Giám Đốc Air Vietnam ở Đông Nam Á ). Năm ấy vào mùa thu , con gái đầu của Trần Văn Khê chào đời .

V. Những Năm Đầu Tiên trên đất Pháp

Năm 1949, vì bị lộ nên Trần Văn Khê, sau khi bàn với các bạn, rời nước Việt Nam sang Pháp, vừa «lánh nạn», vừa du học
Tới Pháp với hai bàn tay trắng, một bộ đồ vải tropical, và bản hợp đồng với các báo kể phía trên để làm «phóng viên». Trần Văn Khê lúc ấy thành ký giả chuyên nghiệp , có được thẻ nhà báo chuyên nghiệp do sở Thông tin Pháp cấp cho .
Vừa tới Pháp tháng 5, thì tháng 8 cùng đi với học sinh Việt Nam tham dự Liên hoan thanh niên tại Budapest (HungGia Lợi) . Cùng với anh Nguyễn Ngọc Hà (hiện giữ chức Phó trưởng ban Việt kiều trung ương), tổ chức chương trình văn nghệ giới thiệu nước Việt Nam đang tranh đấu dành tự do . Trần Văn Khê dự thi nhạc cụ dân tộc, với hai cây đàn cò và đàn tranh, được Giải nhì , sau Liên Xô , đồng hạng với Mông Cổ, trước Hung Gia lợi và Bảo Gia lợi . Đồng thời Trần Văn Khê được anh đại diện Kháng chiến Việt Nam từ chiến khu sang Miến Điện để đi Bupadest, tặng «Lá cờ thi đua» vì đã giới thiệu có hiệu quả nhứt trong đoàn, tinh thần kháng chiến anh dũng của dân tộc Việt Nam cho thanh niên nhiều nước biết . Sau chuyến đi Budapest, Trần Văn Khê mất học bổng sắp được để học Khoa báo chí tại đại học Michigan, và không được thẻ tạm trú tại Pháp, mỗi ba tháng phải lên sở cảnh sát Paris trình diện .
Tự làm việc để sinh sống, từ năm 1949 tới 1951 đọc các báo Pháp để viết tiết mục «Điểm báo», làm phóng viên về các sinh hoạt Việt kiều, và viết du ký, phóng sự, và cắt gởi về tòa soạn những bài báo xã thuyết về chánh trị quốc tế, và chánh trị liên hệ đến Việt Nam . Nhân làm báo, mới thi vào trường chánh trị nổi tiếng là «Sciences Po» Paris thử chơi . Được đậu vào năm thứ nhì của trường, Trần Văn Khê học hai năm trong môn Giao dịch quốc tế, và học thêm Anh văn tại Đại học văn khoa Paris .
Tiền học nhờ báo bên nhà hàng tháng chuyển ngân . Nhưng báo thường bị đóng cửa . Trần Văn Khê phải đi đờn mỗi tối thứ năm, và tối chủ nhựt tại hiệu cơm «La Paillote» của bà Từ Bá Hòa để được một bữa cơm ngon và chút ít tiền túi . Trong năm sau, mỗi cuối tuần, giới thiệu đờn cò, đờn tranh tại nhà hàng «Bồng Lai» của ông Bùi Văn Tuyền, tại vùng Champs Elysées. Ghi âm cho hãng dĩa hát ORIA, hơn 30 bài nhạc mới của Lưu Hữu Phước, Phạm Duy, Võ Đức Thu, Nguyễn Hữu Ba, Lê Thương, Hùng Lân, với bí danh là Hải Minh (têên của hai đứa con trai ghép lại ) .
Ngày 10 tháng giêng năm 1950, con gái út của Trần Văn Khê ra đời. Trần thị Thủy Ngọc sanh tại tỉnh Vĩnh Long. Lúc ấy Trần Văn Khê đã ở Pháp hoạt động văn nghệ cho Hội Ái hữu Việt Kiều do GS Pha.m Huy Thông làm hội trưởng, chơi thân với nhà viết báo Khuông Việt, nhà thơ Nguyễn Văn Cổn, Lê Văn Sáu, lúc ấy là sinh viên trường Chánh trị và Đại học văn khoa (cựu giáo sư đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh). Trần Văn Khê khi rời Việt Nam đi sang Pháp thì vợ mới cấn thai có 10 ngày. Đứa con gái út mở mắt chào đời không thấy mặt cha và cũng không biết cha cho tới năm 1969 mới đươ.c sang Pháp để nhìn thấy mặt cha lần đầu .
Mùa hè năm 1950, Trần Văn Khê sang La Haye, Hòa Lan học về luật quốc tế, một khóa với Lê Thành Khôi (từng làm giáo sư đại học Paris, người viết quyển Histoire du Vietnam được nổi tiếng)
Hè năm 1951, thi đậu ra trường Chánh trị Khoa giao dịch quốc tế. Nhờ đậu hạng 5, nên được tuyển vào ngạch thư ký quốc tế cho Liên Hiệp Quốc, năm ấy họp Đại hội tại Paris .
Trong khi chờ đợi nhậm chức vào mùa thu 1951, thì tháng 8, hai tháng sau khi đậu bằng Chánh trị, bị đưa vào nhà thương Cochin, bị giải phẩu gấp và từ đó đến tháng 10 năm 1954, phải bị sống «bên lề cuộc đời», đi từ bịnh viện này, đến trung tâm dưỡng bịnh nọ , bị giải phẩu 4 lần, và đã phải uống, và bị tiêm bao nhiêu thứ thuốc có thể chữa bịnh này gây bịnh khác . Ba năm hai tháng, mới được trở về cuộc sống bình thường . Nhưng cũng nhờ bị «nhốt» trong nhà thương mà Trần Văn Khê có cơ hội, có thì giờ đọc bao nhiêu sách tại thư viện Paris. Ghi tên soạn luận án Tiến sĩ đại học Paris năm 1952, Trần Văn Khê được các ủy viên văn hóa (délégué culturel) của các nhà thương dành cho sinh viên như Centre de Cure Universitaire tại Aire sur l'Adour, Postcure Universitaire tại vùng Sceaux, ngoại ô Paris, lo việc mượn, và trả sách .
Từ năm 1954, ra khỏi nhà thương, cho đến 1958, theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án Tiến sĩ dưới sự chỉ đạo của các Giáo sư Jacques Chailley, Emile Gaspardone, và André Schaeffner .
Ngoài ra Trần Văn Khê làm nhiều công việc để mưu sống . Đáng kể nhứt là bốn việc sau đây:
1. Thực hiện 52 buổi nói chuyện bằng tiếng Việt cho đài BBC Luân Đôn với các đề tài âm nhạc kịch nghệ và chuyện cổ tích Việt Nam
2. Đóng phim cho hãng «Arthur Rank Corporation» bên Anh . Phim tên là «A Town Like Alice» (Một thành phố giống như Alice Springs, một thành phố giữa sa mạc bên châu Úc). Phim dựa theo tiểu thuyết của Nevil Shute, Pháp dịch tên phim là «Ma vie commence en Malaisie» (Đời tôi bắt đầu từ Mã Lai ). Đóng vai đại úy Nhựt Sugaya, cai quản trại tù binh Anh và Úc . Đóng chung với Peter Finch và Virginia Mac Kenna. Phim được lựa chiếu tại Liên hoan phim Cannes năm 1957 .
3. Trong phim Pháp «La Rivière des Trois Joncques» (Ba chiếc thuyền trên con rạch) , phim gián điệp. Trần Văn Khê đóng hai vai: vai chánh cảnh sát trưởng Việt Nam trong cơ quan phản gián điệp, vai phụ: ông già Tàu bán đồ cổ. Đóng với Jean Gaven và Dominiques Wilms.
4. Lồng tiếng phim «Gengis Khan» trong vai Thừa tướng Kao Linh. Vai do tài tử Mỹ James Mason đóng. Tiếng Pháp do Trần Văn Khê nói .
Còn lồng tiếng cho phim «Tarzan nổi giận» trong vai Rokov do dược sĩ Nguyễn Trọng Thu, người tiền phong trong việc lồng tiếng phim ngoại quốc ra tiếng Việt chủ trương, và hai phim Mễ Tây Cơ do Vạn Ý Phim phát hành. Giám đốc: ông Huỳnh Tấn Đốc .
Lồng tiếng phim cho mấy chục phim Mỹ chuyển sang tiếng Pháp cho các hãng Kikoine, Henz, vv…. Đóng phim quảng cáo cho xe Renault 4, cho hãng rượu Martini, v.v.
Tháng 6 năm 1958: đậu Tiến sĩ Văn Khoa (Môn Nhạc Học) Đại học Sorbonne. Tối ưu với lời ban khen của giám khảo (Mention Très Honorable avec félicitations du Jury). Luận án chánh: Âm nhạc truyền thống Việt Nam (La musique vietnamienne traditionnelle / The Traditional Vietnamese Music). Đề tài phụ: 1. Khổng Tử và âm nhạc (Confucius et la Musique / Confucius and Music). 2. Vị trí âm nhạc trong xã hội Việt Nam (Place de la musique dans la société viêtnamienne / Place of Music in the Vietnamese Society).

VI. Sau khi đậu Tiến sĩ Văn Khoa

Tháng 8 năm 1958: dự hội nghị quốc tế đầu tiên tại trụ Sở UNESCO Paris. Tham luận và Hòa nhạc chung một chương trình với Ravi Shankar (Ấn độ), Ebadi và Hossein Malek (Ba Tư), Yuize Shinichi (Nhựt Bổn) và Yehudi Menuhin (Mỹ gốc Ngă danh cầm thế giới về vĩ cầm (violon/violin).

Năm 1959: Hội Singer Polignac cho học bổng một năm để nghiên cứu và phổ biến nhạc Việt Nam và nhạc châu Á tại Paris . Sáng lập Trung Tâm Nghiên cứu nhạc Đông Phương (Centre d'Etudes de Musique Orientale / Center of Studies for Oriental Music). Giữ chức Giám đốc học vụ và Giáo sư nhạc Việt Nam . Từ năm 1979 chủ tịch Trung tâm kiêm Tổng giám đốc học vụ đến năm 1989. Trung tâm này giải tán khi Trần Văn Khê hưu trí, sau 30 năm hoạt động .

Từ khi đậu Tiến sĩ đến lúc về hưu năm 1987, các hoạt động đi vào 5 hướng chánh:

1. Nghiên cứu âm nhạc
Năm 1960, được bổ nhiệm vào Trung Tâm nghiên cứu khoa học Pháp (Centre National de la Recherche Scientifique / National Center for Scientific Research) với chức Tùy viên (attaché de recherche), 1964 lên chức Chuyên viên nghiên cứu (chargé de recherche), năm 1968 lên chức nghiên cứu sư (mai^tre de recherche), và từ năm 1971 lên chức Giám đốc nghiên cứu (Directeur de recherche) .
Đề tài nghiên cứu: trước hết là âm nhạc truyền thống Việt Nam rồi đi lần đến đề tài «Đối chiếu nhạc cụ, nhạc lý và ngôn ngữ âm nhạc các nước Châu Á». Trong mỗi đề tài đi dài trong thời gian và rô.ng trong không gian . Trong thư viện tìm thư mu.c, trong các Bảo tàng viện nghe các băng từ, dĩa hát làm phiếu, và nhứt là đi diền dã (recherche sur le terrain / field research), và tự ghi âm , chụp ảnh trên thuộc địạ Mỗi năm báo cáo kết quả và phải có ít nhiều bài đăng trong các tạp chí chuyên môn .
Phải tham gia giảng trong các trường đại học, và tham luận tại các hội nghị quốc tế .
Không thể đi sâu vào chi tiết, nhưng chỉ đưa ra vài con số điển hình:
Trần Văn Khê đã đăng trong 27 năm làm việc, gần 200 bài đa số viết bằng tiếng Pháp, một số nhỏ bằng tiếng Anh có mô.t số bài được dịch ra tiếng Đức, tiếng Trung quốc, tiếng Ả Rạp trong đó có hơn 130 bài đăng trong từ hai ba chục đến cả trăm trang đánh máy, và những bài đăng trong tạp chí Le Courrier de l'Unesco được dịch ra hơn 15 thứ tiếng .
Trần Văn Khê được các nước mời hay được Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp và UNESCO phái đi dự gần 200 hội nghị quốc tế trên 67 nước trên thế giới .
Đã tựghi âm trên 600 giờ âm nhạc và trao đổi với nghệ nhân, nghệ sĩ Viê.t Nam, trên 300 giờ âm nhạc Châu Á, châu Phi, chụp hơn 8.000 tấm ảnh, dương bản, ảnh màu hoặc đen trắng về sinh hoạt âm nhạc tại Việt Nam và tại nhiều nước đãđi qua, thu thập được gần 500 dĩa hát của các nước trên thế giới, thực hiện được hơn 15 dĩa hát về âm nhạc truyền thống Việt Nam, 4 dĩa được 5 giải thưởng lớn của Hàn lâ m viện dĩa hát Pháp, năm 1960, 1970, dĩa hát Đức quốc năm 1969, Diapason d'or của tạp chí chuyên về giới thiệu và phê bình dĩa hát tại Pháp, và Giải các nhà phê bình dĩa hát tại Đức quốc năm 1994 .
Đã thực hiện nhiều phim ngắn dài về dân tộc nhạc học như phim vềlối hát cổ điển Dhrupad( Ấn độ), vềống Sheng Trung quốc (Sanh hầu), đàn Gu Qin (cổ cầm Trung quốc), đàn tranh Việt Nam.

2. Giảng dạy trong các trường đại học

Từ năm 1963 dạy trong Trung Tâm Nghiên cứu nhạc Đông Phương , dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc Học Paris (Institut de Musicologie de Paris / Institute of Musicology) môn thực tập đàn tranh và lớp lý thuyết, ngôn ngữ âm nhạc các nước Châu Á đến năm 1980 chỉ lo vềhành chánh và tổ chức chương trình giảng dạy .
Từ năm 1965 được mời dạy một lớp về âm thanh, thang âm điệu thức trong các truyền thống tại châu Á .
Từ năm 1970 đến sau dạy môn dân tộc nhạc học cho lớp cử nhân và Cao học . Có cả Séminaire cho các thí sinh Tiến sĩ . GS Trần Văn Khê chỉ đạo nghiên cứu, đỡ đầu và làm giám khảo cho hơn 50 thí sinh bảo vệ tiểu luận án cao học và luận án tiến sĩ về nhạc châu Á châu Phi . Trong số đó chỉ có mô.t tiến sĩ Việt Nam là Nguyễn Thuyết Phong là có thời gian được dạy âm nhạc Việt Nam tại trường đại học Kent bên Mỹ .
Ngoài ra còn giảng ba năm cho trường Cao học Khoa học xã hội (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales), giảng nhiều lần tại Nhạc viện Paris lớp về nhạc cụ Châu Á của bà bá tước Genivieve de Chambure, và được thỉnh giảng trên 15 đại học năm châu, chỉ nhắc đến một vài nơi như Hàn Lâm viện Listz tại Budapest, Đại học Varsovie, Đại học Vicenza, Venise, Téhéran (Ba Tư), Tây Nam Úc châu, Perth, Trường nhạc Algerie, 3 lần tại Đại học Hawaii, 2 lần UCLA, Los Angeles, Carbondale (Southern Illinois), 3 lần tại Nhạc Viện Hà nội, và nhiều lần tại lớp thể nghiệm dạy nhạc dân tộc trên cấp đại học của Viện Nghiên cứu âm nhạc và múa do cố GS Lưu Hữu Phước làm Viện trưởng, v.v.
GS Trần Văn Khê thường nói trong 20 năm vừa qua đã «đốt đuốc tìm học trò». Và trong nhiều buổi thuyết trình Giáo sư có nhắc đến người môn sinh theo dõi và thực hiện được một số công trình mà Giáo sư mơ ước là Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan, giảng viên đờn tranh tại Nhạc viện Thành Phố HồChí Minh.

Trần Văn Khê

Thân thế và sự nghiệp , phần 2

3. Nhạc sĩ truyền thống Việt Nam
Tuy Giáo sư Trần Văn Khê dạy về nhạc học, nhưng vẫn không quên mình là nhạc sĩ truyền thống. Trong các hội nghị quốc tế, thường được mời tham dự với hai tư cách: người nghiên cứu tham luận trong các buổi họp và tối còn đàn như một nghệ sĩ .
Trần Văn Khê còn dự rất nhiều nhạc hội, liên hoan âm nhạc Châu Á như Nhạc Hội Rennes, Royan bên Pháp, Ajaccio tại đảo Corsica, Bá Linh bên Đức, Pamplona, bên Tây ban nha, Venise, Roma bên Ý, Bratislava vàBrno (Tiệp Khắc), Shiraz (Ba Tư), Sao Paulo bên Nam Mỹ, Wellington bên Tân Tây Lan, v.v.
Trần Văn Khê đã dạy đờn tranh trong Trung Tâm Nghiên Cứu Nhạc Đông Phương và kết quả rõ nhứt là hai người con của Giáo sư, Trần Quang Hải và Trần Thị Thủy Ngọc đều biết đờn tranh và đã dạy lại cho nhiều trẻ em và thanh niên Việt Nam tại Pháp . Riêng Trần Quang Hải rất có khiếu về âm nhạc. Tốt nghiệp nhạc viện Saigon về vĩ cầm (học với nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt), sang Pháp học rất giỏi về đàn tranh, đỗ đầu các cuộc thi về nhạc Ba Tư, nhạc Ấn độ, nhạc Trung quốc, lý thuyết và thực tập . Trần Quang Hải là nhạc sĩ Việt Nam thực hiện 3 dĩa 33vòng về đàn tranh và dân ca Việt Nam với người em cô cậu Hoàng Mộng Thúy từ năm 1975 tới 1978, 7 dĩa 33 vòng về nhạc Việt Nam với vợ là nữ ca sĩ Bạch Yến (từng nổi tiếng qua bài Đêm Đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương và các thể loại nhạc thời trang bằng tiếng ngoại quốc. Trần Quang Hải tổng cộng làm 15 dĩa 33 vòng , 8 CD về nhạc Việt Nam, và 10 CD cộng tác với các nhạc sĩ khác, và là người Việt Nam duy nhứt được hai giải thưởng dĩa hát của Pháp (giải thưởng Hàn lâm viện Charles Cros / Grand Prix du Disque de l'Académie Charles Cros năm 1983 và năm 1996). Trần Quang Hải vừa là nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học, làm việc cho Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp (viết 4 quyển sách, 300 bài viết về nhạc Á châu và hát đồng song thanh, giảng dạy tại trên 100 trường đại học tại 60 quốc gia ), vừa là nhạc sĩ trình diễn nhạc dân tộc Việt Nam (tham dự trên 140 đại hội liên hoan nhạc cổ truyền). Trần Quang Hải trở thành một chuyên gia về hát đồng song thanh nổi tiếng nhứt thế giới sau 32 năm nghiên cứụ Ngoài ra còn được tặng cho danh hiệu là «Vua Muỗng «(Le Roi des Cuillers / The King of Spoons) sau khi thắng giải tại một đại hội liên hoan nhạc dân tộc tại tỉnh Cambridge (Anh quốc) năm 1967, và «Người đánh đàn môi giỏi nhứt thế giới «(The Best Jew's Harp player in the World) trong một đại hội liên hoan thế giới về đàn môi (The 3rd World Festival of Jew's Harp) tại tỉnh Molln (Áo quốc) năm 1998 với trên 300 nghệ nhân đàn môi giỏi nhứt trên thế giới tham dư. Trần Quang Hải vừa là con và là học trò có khiếu nhứt của Trần Văn Khê, vừa bảo vệ truyền thống âm nhạc gia đình (đời thứ 5), vừa phát huy nhạc truyền thống thế giới qua sự giao lưu âm nhạc trình diễn trên các sân khấu đại nhạc hội trên thế giới từ trên 30 năm qua .Con đường của Trần Quang Hải hoàn toàn khác con đường của Trần Văn Khê nhưng cả hai đều hướng về nhạc dân tộc . Trần Thị Thủy Ngọc, con gái út của Trần Văn Khê, rất chăm học đàn tranh, luyện tập rất kỹ và nắm vững truyền thống gia đình. Cô Thủy Ngọc đã giúp đỡ người cha trong việc dạy nhạc Viê.t và đàn tranh tại Trung tâm nghiên cứu nhạc đông phương gần 10 năm trời và đã cộng tác với hai dĩa nhạc Việt Nam với cha của cô . Hiện nay Thủy Ngọc làm việc cho một toán nghiên cứu Đông Nam Á của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp.Tại Pháp, Trần Văn Khê có ba môn sinh người Pháp, Nelly Felz, André Lantz, và Kim Lý,đã học đờn tranh rồi sau đó tiếp tục học với ái nữ là Trần Thị Thủy Ngọc. Cả ba đều đờn được các hơi Bắc, Quảng, Nhạc, Xuân, Ai , Đảo, Oán .
Nhạc sĩ truyền thống Trần Văn Khê đã thực hiện những dĩa hát trong đó nhạc sĩ đờn độc tấu, vừa đờn vừa ca những bản xưa như «Bắc Cung Ai», đờn hòa với con gái Trần thị Thủy Ngọc, con trai Trần Quang Hải, với bạn tri âm là nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo và nữ nhạc sĩ đàn tranh Nguyễn thị Hải Phượng . Nhạc sĩ có giới thiệu những cách tùy hứng đờn nguyệt (đờn kìm) , đờn tranh trong một dĩa hát mang tên là «Âm nhạc truyền thống mới» (Nouvelle Musique Traditionnelle/New Traditional Music). Đây là sự phối hợp giữa Trần Văn Khê (đờn kìm , đờn tranh, trống) với Trần Quang Hải (muỗng, sinh tiền) . Cả hai người đã thử tìm một hướng đi cho nhạc cổ truyền Việt Nam, biến đổi cách rao, cách phát triển bài bản dựa theo tùy hứng như trong nhạc Jazz, nhạc Ấn độ, thêm vào đó tiết tấu cho hấp dẫn dựa theo chu kỳ tiết tấu (cycles rythmiques /rhythmical cycles) . Cuộc thể nghiệm đầu tiên tại đại hội liên hoan nhạc cổ truyền tại tỉnh Shiraz (Ba Tư) giữa đàn kìm và muỗng đã gặt hái một sự thành công ngoài sức tưởng tượng. Sau vài năm thử thách tại các đại nhạc hội , hòa tấu với sự phụ họa tiếng gõ song lang của Trần Thị Thủy Ngọc, một thể loại mới cho nhạc cổ truyền Việt Nam được thành hình. Năm 1973, hãng dĩa OCORA của Pháp mời ba cha con thu một dĩa nhạc cổ truyền Việt Nam theo thể loại mới . Sau ba năm bị «ngâm» trong học tủ , dĩa 33 vòng «Âm nhạc truyền thống mới» được xuất bản, đánh dấu một bước đường mới trong việc vạch một hướng đi mới lạ cho nhạc Việt . Từ đó, Trần Văn Khê có dịp về Việt Nam mang ý kiến này về xứ, thử thách với các nhạc sĩ trẻ (đặc biệt nhóm nhạc gõ Phù Đổng) và được giới trẻ tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ . Một dĩa CD khác với các thể loại ngâm thơ cổ , thơ mới và ca những bài cổ như Ngũ đối hạ, Nam Xuân với sự cộng tác của con gái Trần Thị Thủy Ngọc
Giáo sư Trần Văn Khê đã nhận lời thuyết trình cho Thanh niên yêu nhạc Thụy Sĩ , Nam Tư, cho các đài phát thanh, đài truyền hình nhiều nước trên thế giới về nhạc Việt Nam .
43 nước trên thế giới đã mời GS Nhạc sĩ Trần Văn Khê thuyết trình và biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam

4. Nhiệm vụ quốc tế

Giáo sư Trần Văn Khê là thành viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc trong nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc, và trên trường quốc tế:
Hội nhàvăn Pháp (Société des Gens de Lettres) (Pháp)
Hội âm nhạc học (Société Francaise de Musicologie) (Pháp)
Hội dân tộc nhạc học Pháp (Société Francaise d'Ethnomusicologie) (Pháp)
Hội âm nhạc học quốc tế (Société Internationale de Musicologie)
Hội dân tộc nhạc học (Society for Ethnomusicology) (Mỹ)
Hội nhạc học Á châu (Society for Asian Music) (Mỹ )
Hội Âm nhạc Á châu và Thái Bình Dương (Society for Asian and Pacific Music)
Hội quốc tế giáo dục âm nhạc (International Society for Music Education)
Thành viên và chủ tịch hội đồng khoa học Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc với phương pháp đối chiếu (International Institute for Comparative Music Studies (Đức)
Hội đồng quốc tế âm nhạc truyền thống (International Council for Traditional Music) nguyên phó chủ tịch (Mỹ)
Hội đồng quốc tế âm nhạc (International Music Council / UNESCO), nguyên ủy viên ban chấp hành, nguyên phó chủ tịch, đương kim Chung sanh hội trưởng danh dự (Pháp)
Viện sĩ thông tấn, Hàn lâm viện Châu Âu, Khoa Họ, Văn chương, Nghệ Thuật

Từ 14 năm nay, thành viên ban giám khảo quốc tế Giải thưởng cho cổ nhạc thế giới của đài phát thanh Insbruck (Áo quốc)
Từ 27 năm nay, thành viên và từ 10 năm nay chủ tịch ban tuyển lựa quốc tế của Diễn đàn âm nhạc châu Á do Hội đồng quốc tế âm nhạc tổ chức
Ban giám đốc của chương trình viết lại lịch sử âm nhạc thế giới (UNESCO đề xướng và tài trợ)
Với nhiều nhiệm vụ đó, GS Trần Văn Khê trong 36 năm nay đã tham dự rất nhiều Hội nghị quốc gia Pháp, Đức, và Hội nghị quốc tế. Tất cả gần 200 hội nghị cử hành trong số 67 trên thế giớị Xin đơn cử một số thí dụ:


Hội nghị các hội quốc tế

1. Hội đồng quốc tế âm nhạc (Unesco) , Paris 1958; Paris 1960; Roma 1962; Hambourg 1964; Rotterdam 1966; New York 1968; Moscou 1971; Geneva 1973; Ottawa, Montreal 1975; Bratislava, Praha 1977; Perth, Merbourne, Sydney 1979; Budapest 1981; Stockholm 1983; Berlin Est 1985; Brasilia 1987; Paris 1989 .
2. Hội đồng quốc tế âm nhạc truyền thống, Jerusalem 1961; Honolulu 1977; Oslo 1979; Seoul 1981; New York 1983; Stockholm-Helsinki 1985; Berlin Est 1987; Schladming (Áo) 1989.
3. Hội quốc tế âm nhạc học, Copenhague 1972; Berkeley (Mỹ) 1977; Strasbourg (Pháp) 1982.
4. Hội quốc tế giáo dục âm nhạc , Perth 1979; Varsovie 1980.
5. Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc theo phương pháp đối chiếu , Berlin 1965, 1967, 1971, 1986, 1989
6. Diễn đàn âm nhạc châu AÙ, Paris 1969; Paris 1971, Alma Ata (Nga sô) 1975; Manila (Phi luật tân) 1976; Bagdad 1979; Bình Nhưỡng (Bắc Hàn) 1983; Ulan Bator (Mông cổ) 1985; Thành phố HồChí Minh 1990; Bombay 1993.

+ Đềtài: Bảo vệ và giới thiệu truyền thống âm nhạc
Teheran 1967; Berlin 1968; Berlin 1969; Lisbonne 1971; Montreal 1975; Manila 1976; Manila 1978; Baghdad 1979; Brest 1982; Wellington (Tân Tây Lan) 1982; Madagascar 1985; Dakar 1985.
+ Đề tài: Các phương tiện truyền thống và âm nhạc
Tokyo 1961; Jerusalem 1963; Paris 1967; Hyderabad (Ấn độ) 1978; Baden Baden (Đức) 1980; New York 1983; Tây Bá Linh, 1986.
+ Đề tài giáo dục âm nhạc
Teheran 1967; Tây Bá Linh 1969; Perth (Úc châu) 1979; Varsovie 1982; Budapest 1982; Cannes 1984; Nice 1985; Paris 1988 .

Giải thưởng, Huy Chương,Bằng Danh Dự

* 1938: Bỗng du lịch Saigon-Hànội-Saigon trên đường xe lửa xuyên Việt, cho học sinh xuất sắc các trường trung học miền Nam .
1941: Bỗng Toàn quyền Đô đốc Decoux, cho học sinh đậu Thủ khoa Tú tài phần nhì và được toàn thể Giáo sư của lớp đề nghị
* 1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest .
* 1960: Giải thưởng lớn của Hàn lâm viện dĩa hát Pháp (Grand prix de l'Academie du Disque Français) Giải thưởng Đại Học Pháp (Prix des Universités de France). Dĩa hát về nhạc Việt Nam của Boite à Musique số BM LD 365 .
* 1969: Deutscher Schallplatten Preis, Giải thưởng dĩa hát Đức quốc cho Dĩa về nhạc Việt Nam Truyền thống miền Trung , dĩa Barenreiter Musicaphon số BM 30 LD 2022. Dĩa UNESCO Collection
* 1970: Giải thưởng lớn Hàn lâm viện dĩa hát Pháp (Grand Prix du disque de l'Academie du Disque Français), Prix de l'Ethnomusicologie (Giải thưởng dân tô.c nhạc học), dĩa Barenreiter Musicaphon số BM 30 LD 2022, UNESCO Collection .
* 1974: Được cử làm hội viên danh dự của hội nghệ sĩ ái hữu va` được bằng ban khen của hội do ba nghệ sĩ lớn trong bộ môn cải lương ký tên: Năm Châu, Phùng Há, Kim Cương .
Huy chương bội tinh hạng nhứt của chánh phủ Việt Nam cộng hòa
Văn hóa bội tinh hạng nhứt của bộ giáo dục Việt Nam cộng hòa
* 1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dư (Docteur en musique , honoris causă Đại học Ottawa (Canadă
* 1981: Giải thưởng âm nhạc của Unesco – Hội đồng quốc tế âm nhạc (Prix Unesco –CIM de la Musique)
* 1991: Officier de l'Ordre des Arts et des Lettres. Ministère de la Culture et de l'Information du Gouvernement francais (Huy chương về Nghệ Thuật và Văn Chương của Bộ Văn Hóa Chánh phủ Pháp).
* 1993: Cử vào Hàn Lâm Viện Châu Âu về Khoa Học, Văn Chương, Nghệ Thuật. Viện Sĩ thông tấn, Membre correspondant de l'Académie européenne des Sciences, des Lettres et des Arts.
* 1993: Được Tổng Thống Pháp Francois Mitterrand mời tháp tùng chuyến công du của Tổng thống tại Việt Nam
* 1994: Giải thưởng của các nhà phê bình dĩa hát Đức quốc (Deutscher SchallplattenKritik Preis)
* 1995: Giải thưởng Koizumi Fumio về dân tộc nhạc học (Koizumi Fumio Prize for Ethnomusicology, Nhựt Bổn)
* 1998: Huy chương Vì Văn Hóa Dân Tộc Bộ Văn Hóa (CHXHCNVN)
* 1999: tháng 5 dương lịch: Tiến sĩ danh dự Đại học Monoton (Nouveau Brunswick, Canadă
* 1999: Tháng 8 dương lịch: Huân chương Lao động hạng nhứt do Chủ Tịch Trần Đức Lương cấp (CHXHCNVN)

Danh sách dĩa hát do Trần Văn Khê đờn hay thu thanh điền dã:

1950-1952: 14 dĩa 78 vòng do hãng dĩa ORIA sản xuất bên Pháp, phát hành bên Việt Nam, gồm có 28 bản tân nhạc của các nhạc sĩ Lê Thương, Phạm Duy, Võ Đức Thu, Hoàng Quý, Thẩm Oánh, Hùng Lân, Nguyễn Hữu Ba, Hoàng Quý, Lưu Hữu Phước, vv…Lấy bí danh là ca sĩ Hải Minh .
1959: «Musique du Vietnam»(Nhạc Việt Nam), hãng La Boite a Musique số LD 365 (17cm/33 vòng), Paris. Grand Prix de l'Academie du Disque Français 1960. Prix des Universites de France (Giải thưởng Hàn lâm viện Dĩa hát Pháp 1960)
1969: «Viet Nam 1», hãng Barenreiter Musicaphon số BM 2022 (30cm/33 vòng), collection Unesco, Kassel, Đức. Deutscher Schallplatten Preis 1969 (Giải thưởng dĩa hát Đức 1969), Grand Prix de l'Académie du Disque Français 1970 Prix d'ethnomusicologie (Giải thưởng Hàn lâm viện Dĩa hát Pháp 1970 Giải thưởng Dân tô.c nhạc học )
1970: «Viet Nam 2», hãng Barenreiter Musicaphone số BM 2023 (30cm/33 vòng) , collection Unesco, Kassel, Đức .
1972: «Musique du Viet Nam , Tradition du Sud» (Nhạc Việt Nam , truyền thống miền Nam với Nguyễn Vĩnh Bảo và Trần Văn Khê), hãng OCORA số 68 (30cm/ 33 vòng) , Paris .
1972: «South Viet Nam , Entertainment Music» (Miền Nam Việt Nam, Nhạc Tiêu Khiển với Nguyễn Vĩnh Bảo) , hãng Philips số 6586 028 ( 30cm/33 vòng) collection Unesco: Musical Sources, Hòa Lan .
1972: «Inde du Nord / Pandit Ram Narayan/ Le Sarangi» (Ấn độ miền Bắc/ Nhạc sư Ram Narayan / Đàn Sarangi), hãng OCORA số OCR 69 (dĩa 30cm/33 vòng), Paris . Lời dẫn giải: Trần Văn Khê .
1972: «Narendra Bataju, Sitar/Surbahar» (Nhạc sĩ Narendra Bataju/ đàn Sitar và Surbahar), hãng CETO SELAF – ORSTOM số W 751, Paris . Lời dẫn giải: Trần Văn Khê .
1976: «Viet Nam: Nouvelle Musique Traditionnelle» (Việt Nam: Nhạc cổ truyền kiểu mới, với Trần Văn Khê, Trần Quang Hải, Trần thị Thủy Ngọc), hãng dĩa OCORA số 558 512 (30cm / 33 vòng) , Paris .
1978: «Viet Nam / Ca Trù and Quan Họ» hãng EMI ODEON số 064-183113 (30cm / 33 vòng), collection Unesco: Atlas Musical, Venise, Ý đại lợi .
1979: «Hát chèo / Vietnamese Traditional Folk Theatre», hãng Philips số 658 6035 (30cm / 33 vòng), collection Unesco: Sources Musicales, Amsterdam, Hòa Lan .
1983: «Viet Nam, Instruments et ensembles de musique traditionnelle» (Việt Nam, Nhạc khí và Ban nhạc cổ truyền), hãng ARION số ARN 38783 (30cm /33 vòng), Paris
1985: «Viet Nam, Court Theatre Music» (Việt Nam , nhạc tuồng hoàng giă , hãng EMI –ODEON số 260 2821 (30cm / 33 vòng), collection Unesco: Musical Atlas
1985: «Musique du Vietnam» (Nhạc Việt Nam), hãng ACCT (Agence de Coopération Culturelle et Technique) số 18110 (30cm/33 vòng), Paris .
1990: «Viet Nam / Hat Cheo», hãng AUVIDIS số Đ8022 (dĩa CD), collection Unesco, Paris. Tái bản của dĩa «Hat Cheo/Vietnamese Traditional Folk Theatre» của hãng Philips số 6586035 (30cm/33 vòng) . Một băng cassette của CD này được xuất bản cùng một lúc .
1991: «Viet Nam / Ca Tru & Quan Ho», hãng AUVIDIS Đ8035 (dĩa CD), collection Unesco, Paris. Tái bản của dĩa cùng tên của hãng Emi-Odeon số 064-183113 (30cm / 33 vòng). Một băng cassette của CD này được xuất bản cùng một lúc .
1994: «Viet Nam: Tradition du Sud/ Nguyen Vinh Bao & Tran Van Khe», dĩa OCORA số C 580043 (dĩa CD), Paris. Được giải Diapason d'Or . Tái bản của dĩa OCORA số 68 (30cm/ 33 vòng, năm 1972)
1994: «Viet Nam / Poésie et Chants / Tran Van Khe & Tran Thi Thuy Ngoc» (Việt Nam / Ngâm thơ và Hát), hãng OCORA số C 560044 (dĩa CD), Paris .
1995: «Viet Nam / Le Dan Tranh: Musique d'Hier et d'Aujourd'hui» (Việt Nam / Đàn Tranh: Nhạc quá khứ và hiện tại» với Nguyễn Thị Hải Phượng và Trần Văn Khê, hãng OCORA số 560045 (dĩa CD), Paris. Grand Prix de la Critique Allemande (Giải thưởng Phê Bình Đức), CHOC de la revue Le Monde de la Musique .
1996: «Viet Nam / Tradition du Sud/ Nguyen Vinh Bao & Tran Van Khe», hãng AUVIDIS số Đ8049 (dĩa CD), collection Unesco, Paris .
1998: «Viet Nam / Improvisations/ Tran Van Khe, Tran Quang Hai, Tran Thi Thuy Ngoc», hãng OCORA số C 580070 (dĩa CD), Paris. Tái bản của dĩa OCORA số 558 512 (30cm / 33 vòng, năm 1976) .
1997: «Viet Nam Ca Tru», hãng INEDIT số W 260070 (dĩa CD), Paris. Lời dẫn giải: Trần Văn Khê .
1997: «Viet Nam: Tradition de Hue» (Việt Nam: Truyền thống Huế/ Nhạc cung đình và Nhạc thính phòng), hãng INEDIT số W 260075 (dĩa CD), Paris . Lời dẫn giải: Trần Văn Khê .
1998: « Viet Nam: Tradition du Sud» (Việt Nam: Truyền thống miền Nam), hãng AUVIDIS Đ8070 (dĩa CD), collection Unesco, Paris. Tài liệu thu thanh và lời dẫn giải: Trần Văn Khê & Nguyễn Hữu Ba .
1998: «Viet Nam: Musique bouđhique» (Việt Nam: Nhạc Phật giáo), hãng INEDIT số ……. (dĩa CD), Paris . Lời dẫn giải: Trần Văn Khê .


Phim

Một số phim do Trần Văn Khê thực hiện và một số phim về Trần Văn Khê
1. Một phim về kỹ thuật hát Dhrupad của Ấn độ điệu thức Raga Todi do hai anh em Dagar trình diễn, do trung tâm GRM (Groupe de Recherche Musicale của ông Pierre Schaeffer), Paris , 1964. Một phim về cách lên dây đàn Tanpura Ấn độ và một phim về kỹ thuật đánh trống Pakhawaj và chu kỳ tiết tấu Chautala với 12 đơn vị .Một đoạn phim về cách đọc thơ và sau đó hát theo thể điệu Dhruapd và những thí dụ hát theo thể điệu Dhrupad, Kheyal và Thumri.
2. Phim «Histoire du riz», phần 1 về sắc tộc Ifugao ở Phi Luật Tân, phần 2 ở Việt Nam , phim nói bằng tiếng Pháp do Trần Văn Khê đọc . Thực hiện bởi Didier Mauro và Hồ Thủy Tiên. Sản xuất: Orchidees .
3. Phim «Dis moi, Philippines» do Trần Văn Khê đọc tiếng Pháp và do Eric Dazin thực hiện . Sản xuất: Orchidees.

Tài liệu băng thu thanh

1. Les Traditions musicales de l'Asie (Truyền thống âm nhạc Á châu ) , nói tiếng Pháp
2. Le Dhrupad: un art vocal de l'Inde du Nord (Dhrupad: nghệ thuật hát Ấn độ miền Bắc) , nói tiếng Pháp
3. Le Tabla et les cycles rythmiques dans la musique hindoustane (Trống Tabla và chu kỳ tiết tấu trong nhạc ấn theo trường phái hindoustane), nói tiếng Pháp.
4. La musique arabe (Nhạc ả rạp), 6 tập, với sự cộng tác của Giáo sư Amnon Shiloah, nói tiếng Pháp .

Băng Video

Với sự cộng tác của cơ quan thính thị của trường đại học Paris-Dauphine, INALCO (viện quốc gia ngôn ngữ và văn minh Đông phương) đặc biệt với Guy Senelle, Didier Autin và Paul Hervé .
1. Le Sheng, orgue à bouche avec Cheng Shui Cheng (Đàn Sanh Hầu với nhạc sĩ Cheng Shui Cheng). Quá trình lịch sử, cách chế tạo nhạc khí. Diễn giả: Trần Văn Khệ Khái quát về «Sanh Hầu ở Á châu»
2. Le Qin, cithare chinoise à 7 cordes sans chevalets (Đàn Cổ Cầm 7 dây không có nhạn với các nữ nhạc sĩ Liu, Yip Ming Mei) . Quá trình lịch sử, kỹ thuật đàn, một vài bài cổ điển của đàn tranh cổ cầm . Diễn giả: Trần Văn Khê .
3. Le «Dan Tranh», cithare vietnamienne à 16 cordes (Đàn Tranh Việt Nam 16 dây ) với sự cộng tác của Trần Thị Thủy Ngọc . Quá trình lịch sử , miêu tả , kỹ thuật đàn, một vài bản cổ truyền. Giải thích về điệu thức theo truyền thống miền Nam, đối chiếu với các loại đàn tranh Trung quốc, Nhựt Bổn, Đại Hàn và Mông Cổ .
4. Le «Dan Tranh», cùng một đề tài nhưng với bài bản khác. Với sự cộng tác của Trần Thị Thủy Ngọc. Trình bày và giải thích bằng tiếng Pháp: Trần Văn Khê , thực hiện cho Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông Phương .

Tài liệu thu hình video tại Việt Nam:

1. Nhạc dân gian và tuồng ở Việt Nam năm 1982
Lễ Giỗ Tổ Cải lương miền Nam ở TP HồChí Minh (29/09/1982)
Trích đoạn tuồng «Thần nữ dựng ngũ linh kỳ»(29/09/1982)
Nhạc dân gian vùng Huế (làng Xuân Long) (29/09/1982)
Hát Tuồng, truyền thống Quảng Nam. Trang điểm, đọng tác, đấu võ (25/10/1982)
Hát Tuồng , truyền thống Bình Định: Nhạc, Diễn xuất, minh họa đọng tác, những cách ngâm do ông Võ Sĩ Thừa biểu diễn (27/10/1982)
Tuồng dân gian Hát Bài chòị Minh họa và trích đoạn một vài tuồng cổ truyền (18/10/1982)
Viếng thăm nữ nghệ sĩ nhân dân Phùng Há (tháng 11, 1982)

Đời sống âm nhạc ở Việt Nam năm 1987
Tiết tấu cổ truyền dùng trong múa và tân nhạc với Văn Thinh
Sáng chế cây đờn độc huyền Lạc Cầm phối hợp chung với đàn tranh 12 dây và 2 đàn kìm 4 dây do Mạc Tuyên sáng tạo Trình bày và thể nghiệm minh họa do các nhạc sĩ và giáo sư nhạc của trường âm nhạc Hà nộị Giáo sư Lưu Hữu Phước và Trần Văn Khê dẫn giải (17/11/1987)
Nhạc truyền thống và dân ca trong các lớp mẫu giáo ở Củ Chi, và trường Lê Lợi (TP HCM) (27 /11/1987)
Buổi hòa nhạc của nhóm Tiếng Hát Quê Hương, nhóm Tao Đàn do Phạm Thu'y Hoan, giáo sư trường Âm nhạc HCM xếp đặt đặc biệt cho Giáo sư Trần Văn Khê (29/11/1987)
Độc tấu đàn tranh do Hải Phượng đàn những bản cổ truyền và sáng tác mới của Phạm Thúy Hoan (30/11/1987)
Nhóm đàn gõ Phù Đổng tại TP HCM (04/12/1987)
Lễ đặc biệt dành cho GS Trần Văn Khê do 3 nhóm trẻ «Tiếng Hát QuêHương», «Tao Đàn», «Bình Thạnh» (06/12/1987)
Dạ Hội nhạc cổ truyền Việt Nam tại tòa Tổng Lãnh Sự Pháp ở TP HCM . Phần giới thiệu bằng tiếng Pháp: Trần Văn Khê (07/12/1987)
Âm nhạc truyền thống Việt Nam tại Montreal (Canadă, ngày 19 và 27 tháng 4, 1987.

Thu hình video năm 1989:

5 chương trình nhạc truyền thống Việt Nam cho Viện nghiên cứu âm nhạc và múa được chiếu trên đài truyền hình của TP HCM (5 tháng 3, 1989) với GS Trần Văn Khê là diễn giả và với sự tham gia của nhạc sĩ Phạm Đức Thành (đàn bầu) và nhóm Phù Đổng (nhạc cụ gõ).
Buổi họp của nhóm nhà thơ Quỳnh Dao do nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương tổ chức vinh danh GS Trần Văn Khê (2 tháng 9, 1989) (video NTSC)
Lưu Hữu Phước, cuộc đời, sự nghiệp, nghệ thuật, thuyết trình bởi Trần Văn Khê với minh họa của nhiều nhóm nhạc sĩ tại nhà hát Thành phố (TP HCM) vào hai ngày 11 và 12 tháng 9, 1989 (6 giờ phim video)
Đêm Trung Thu do bà Phạm thúy Hoan tổ chức và GS Trần Văn Khê trong vai tùy hứng Ông Tiên Già (phim video NTSC)
Hội nghị quốc tế âm nhạc tại Osaka với bài tham luận bằng tiếng Anh «International Reception of Music in VietnameseTradition» (22/07/1990), tham gia bàn tròn về «International Recepion in Music» (24 tháng 7, 1990) (phim video NTSC)
Hội nghị về nhạc Á châu và Thái Bình Dương tại Kobe (Nhựt Bổn) (28 tháng 7, 1990) (phim video NTSC)
Lễ 70 tuổi của GS Trần Văn Khê do hội các nhà thơ Gia đình Quỳnh Dao do nhà thơ nữ Tôn Nữ Hỷ Khương tổ chức tại TP HCM (14 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
Giới thiệu nhạc đàn tài tử miền Nam do Trần Văn Khê thuyết trình do đài Truyền hình Cần Thơ thực hiện (16 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
Đêm vinh danh GS Trần Văn Khê do nhóm Tiếng Hát Quê Hương tổ chức (16 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
Buổi nói chuyện của GS Trần Văn Khê về các hoạt động của giáo sư ở hải ngoại tại Thùy Khương trang (22 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
Kỷ niệm Nguyễn Tri Phương, ông cố ngoại của GS Trần Văn Khê tại phường Bửu Hội, tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai ) (2 tháng 12, 1990) (phim video NTSC)
Chương trình âm nhạc của nhóm Tiếng Hát Quê Hương cho đài truyền hình TP HCM (1 và 2 tháng 12, 1990) (phim video NTSC)

Ngoài ra từ 1991 tới nay (2001) hàng trăm chương trình phim video đã được thực hiện tại Việt Nam .
Về băng thu thanh, GS Trần Văn Khê đã thu trên 600 giờ nhạc cổ truyền Việt Nam về ca trù, hát chèo , hát tuồng, ca Huế, nhạc cung đình Huế, đàn tài tử miền Nam rất hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử nhạc Việt sau này .

Sách mới
· 2000 : "Văn Hóa với Âm Nhạc Dân Tộc", Nhà Xuất Bản Thanh Niên, 158 trang, TP HCM, Việt Nam.


Tiểu luận của GS Trần Văn Khê về cải lưong, ca trù, Tán Tụng trong nhạc Phật giáo, nét nhạc dân tộc trong nhạc Lưu Hữu Phước, và một vài nhận xét về những nghệ sĩ trẻ Phương Phương, Nguyễn Thanh Hằng và Ea Sola.

· 2000 : "Trần Văn Khê & Âm Nhạc Dân Tộc", Nhà Xuất Bản Trẻ, 432 trang, TP HCM, Việt Nam



Sách gồm có hai phần : hồi ký và bút ký ghi lại những kỷ niệm của tác giả ở Việt Nam và hải ngoại qua âm nhạc trong thời gian 50 năm , và khảo cứu với 10 bài viết về ngôn ngữ và âm nhạc Việt / Á Châu, dân ca Quan Họ, đàn đá Khánh Sơn, cải lương với ưu và nhược điểm, và liên hệ giữa âm nhạc và kiến trúc .

· 2001 : "Hồi ký Trần Văn Khê: Ướm mầm trổ nụ " tập 1, Nhà Xuất bản Trẻ , 303 trang, TP HCM, Việt Nam



Giai đoạn đầu tiên của GS Trần Văn Khê từ lúc sơ sinh tới lúc đi vào kháng chiến. Lúc nhỏ học ở Pétrus Ký, gặp Xuân Diệu, Huy Cận , Phạm Duy, và hoạt động lúc học trường thuốc ở Hà nội cùng với Lưu Hữu Phước , Mai Văn Bộ . Có liên hệ với giai đoạn sơ khai của lịch sự tân nhạc Việt Nam.

· 2001: "Hồ i ký Trần Văn Khê: Đất khách quê người", tập 2, Nhà Xuất Bản Trẻ, 287 trang, TP HCM, Việt Nam



Giai đoạn đi sang Pháp năm 1949 đưa tới việc đậu xong tiến sĩ âm nhạc và phát huy vốn cổ nhạc Việt ở hải ngoại (Pháp và các diễn đàn hội nghị quốc tế) cho tới đầu thập niên 70.

Xin xem thêm về sự nghiệp âm nhạc của GS Trần Văn Khê:
Prof.Dr.Tran Van Khés Homepage

www.philmultic.com/tran

Tôi sẽ phát triển thêm về khía cạnh nghiên cứu nhạc Á châu cũng như ảnh hưởng của GS Trần Văn Khê trong ngành dân tộc nhạc học (ethnomusicology) trên thế giới trong một dịp khác .

Trần Quang Hải
(Paris/ Pháp)

Dân tộc nhạc học gia (Ethnomusicologue/ Ethnomusicologist)

http://www.tranquanghai.info

(in reply to duykhiem35)
[Send Private Message] Post #: 117
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 6/3/2009 11:24:19 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline nhạc sĩ Tô Vũ

Là em trai của Hoàng Quý, một nhạc sĩ có mặt trong những ngày đầu tiên của tân nhạc. Hoàng Quý cũng là người khởi xướng lên nhóm "Đồng Vọng", đại diện cho âm phái Hải Phòng, hoạt động của nhóm này trong làng âm nhạc từng tạo nên tiếng tăm và sự ảnh hưởng không nhỏ đến không khí bấy giờ.


Tô Vũ tên thật là Hoàng Phú, sinh ngày 9.4.1923, tại Phủ Lạng Thương, Bắc Giang. Từng là Viện trưởng Viện âm nhạc cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh, Thư ký Đoàn Nhạc sĩ Khu III đầu kháng chiến chống Pháp, một trong những người đầu tiên góp phần xây dựng Trường Âm nhạc Việt Nam (Nhạc viện sau này). Ông còn là một nhà nghiên cứu có thâm niên và uy tín trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc cũng như âm nhạc hiện đại. Ông đã có công lớn trong việc đào tạo nhiều tài năng thế hệ sáng tác sau này.

Những tác phẩm tiêu biểu: Tạ từ, Em đến thăm anh một chiều mưa, Cấy chiêm, Nhớ ơn Hồ Chí Minh, Tiếng hát thanh xuân, Như hoa hướng dương... Và các tác phẩm hòa tấu dàn nhạc dân tộc, nhạc sân khấu, nghiên cứu về chèo, cồng chiêng, đàn đá; Đã xuất bản: Sách Sức sống của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1995), Băng nhạc Tô Vũ và Tuyển chọn ca khúc Tô Vũ (DIHAVINA và Hội nhạc sĩ Việt Nam phát hành).

76 tuổi, ông không khỏi gây ngạc nhiên cho người mới gặp về sự tinh anh, nhanh nhẹn của mình. Trong căn nhà thoáng đãng của ông ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp Hồ Chí Minh, nhiều khi tập hợp cả một đội ngũ những nhạc sĩ từng là học trò của ông, nổi tiếng hoặc không nổi tiếng, họ đến, nói chuyện, uống bia, đàn và hát. Họ quây quần quanh ông, hồn nhiên, mặc dù đầu đã bạc. Ông có cách nói chuyện vồn vã, cuộc sống bận rộn mặc dù đã về hưu và tuổi cũng đã cao. Ông còn mạnh lắm, có vẻ như nhiều việc vẫn đang chờ đợi ông.

Người ta gọi ông là Tô Vũ. Tên gọi này gán cho ông từ đầu thời kỳ chống Pháp, khi ông đi Khu III. Người ta quen gọi đến nỗi, nhắc đến ông thời kỳ trước 45, không gọi ông là Hoàng Phú, cứ gọi là Tô Vũ! Tô Vũ là tên người hiền tài thất thế phải chăn dê trong một điển tích Tàu, ông Tô Vũ này để râu dài như râu...dê, hồi đó, ông Hoàng Phú để râu dài (theo mốt bấy giờ), dài đến có thể... vuốt được, thế là không ai khác mà chỉ mình ông, bị gán cho cái tên ấy, thành tên thật hơn cả thật, bởi vì người ta quên hoặc không biết đến Hoàng Phú nữa.

Mà cũng đúng thôi, người ta biết đến ông nhiều do Tạ từ và Em đến thăm anh một chiều mưa, chủ yếu là Em đến thăm anh một chiều mưa, sáng tác vào đầu thời kỳ kháng chiến. Lúc này ông đã là Tô Vũ, còn Hoàng Phú em trai của người chủ xướng nhóm Đồng vọng trước đó chưa được ai biết lắm. Bây giờ người ta biết đến ông như một nhà nghiên cứu, người ít quan tâm thì chỉ nhớ đến ông nhờ Em đến thăm anh một chiều mưa, và gần như họ cũng chỉ cần ngần ấy, như họ đã nhớ đến Nguyễn Văn Tý với chỉ Dư Âm, Nguyễn Văn Thương với Đêm đông... Ai đó nói rằng, một nhạc sĩ cần vài ba tác phẩm để định hình phong cách, để khẳng định vị trí của mình. Nhưng có những tác giả, gần như chỉ cần một bài, cũng đủ khiến người đời không thể nào quên.

Với những người biết đến âm nhạc như một cuộc chơi, thì Tô Vũ đúng là một trường hợp như thế.

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 118
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 6/10/2009 9:25:47 PM
No New Messages
anhchangdeghet
Super Member




Posts: 350
Joined: 6/1/2006
Status: offline cam on anhthoa

(in reply to anhthoa)
[Send Private Message] Post #: 119
RE: Góc riêng cho Những Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nguồn gốc nh... - 8/20/2009 3:22:24 PM
No New Messages
anhthoa
Moderator




Posts: 4001
Joined: 6/1/2006
Status: offline Viết Và Thở

--- Trịnh Công Sơn ---



Có một thời tôi cần viết nhạc như cần thở vậy. Thời trẻ trung, vọng động, thở nhiều, viết khỏe. Càng lớn công việc hô hấp càng đề huề, bớt căng thẳng, nhịp
viết lách có bề lả lơi lai rai hơn.
Có một bầu không khí dành cho sự hít thở. Vì hô hấp quá cần cho sự sống nên không mấy ai chịu lười thở. Người ở đồng bằng thở theo kiểu sông rạch trôi đi miên man lở bồi phù sa, nước phèn, mặn, ngọt. Người thung lũng thở kiểu ẩm đục sương giăng. Người ở trên non thở hồn nhiên lãng đãng.
Tôi đã đi qua những bề thế ấy, viết và thở. Có khi viết thở kiểu hào hoa phong nhã công tử Bạc Liêu. Có khi hồn xiêu phách lạc viết thở theo phong thái ngỡ ngàng rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. Lại có lúc thơ thới hồn nhiên viết thở tựa hồ như những bước chân hân hoan của "Hoàng tử bé" rong chơi qua mọi vùng sinh thái tinh cầu.
Thời đại chúng ta đang sống, con người xô đẩy nhau la ó về chuyện cần làm sạch sẽ môi sinh. Càng văn minh càng ô nhiễm khó thở. Không khí vốn là một món ăn thiên nhiên tạo hoá đã dành sẵn cho lá phổi. Bỗng một hôm, hai bữa, ba
bốn ngày nọ tiếp nối đổ xô về hàng loạt những thứ bụi bặm kệch cỡm múa may rối rắm trên trời dưới đất, trên nguồn dưới lũng, không dung tha, không khoan
nhượng. Thứ bụi rác độc hại đã xé toang buồng phổi sự sống của chúng ta. Mọi
thứ sinh linh khác cũng khó bề tồn tại.
Không khí vốn vô tư. Ai muốn thở cũng được.
Tôi vốn viết nhạc cũng như thở vậy.
Có điều khi thở tôi chọn cái không khí trong lành để cho lá phổi không than phiền và cái sự hô hấp cũng bớt đi phần gian nan.
Một bài hát cũng vậy. Hát để thăng hoa đồng thời cũng để an ủi. Sản phẩm văn nghệ chỉ đẹp khi có khả năng xoá đi những nỗi giận hờn. Nó có bao giờ, muốn
đèo bòng một thứ khác để tự hủy diệt nó đâu.

(in reply to anhchangdeghet)
[Send Private Message]

No comments:

Post a Comment