Sunday, July 11, 2010

Mỗi Độ Xuân Về

Mỗi Độ Xuân Về
Thời gian trôi nhanh. Mới đó mà đã hai mươi năm. Từ một chàng sinh viên 20 tuổi ôm mộng lớn vào đời tôi đã thành một trung niên 40 tuổi. Hai mươi năm qua trong khoảng thời gian được gọi là tuổi trẻ hay đôi khi còn được gọi một cách văn chương là “mùa xuân của cuộc đời”. Những năm mới đến xứ nầy, mỗi đêm giao thừa là mỗi đêm nghe lòng mình thắt lại. Nằm một mình trong căn phòng trống vắng, giữa mùa đông đất khách, tôi nhớ lại những mùa xuân qua đi.
Nhớ đến những nỗi đau ngất trời của bản thân mình, của đồng bào mình, của quê hương mình.
Đón giao thừa trên đất khách, cũng là lúc tôi thiết tha nhớ về những bè bạn, anh em, nhớ về những người đã ra đi vì một chọn lựa riêng tư hay nhiều khi ra đi chỉ vì không còn một chọn lựa nào khác dành cho họ. Giấc mộng vàng của tuổi trẻ chúng tôi đã chết.

mà còn là những đại diện cho suy nghĩ của thế hệ chúng tôi, một thế hệ sinh ra khi vở bi kịch đã mở màn. Chúng tôi quờ quạng, loay hoay giữa sân khấu, cố tìm một hướng đi đích thực cho mình và cho đất nước.
Tôi còn nhớ trong những ngày cuối tháng Tư năm bảy lăm, khi Cộng Sản đã chiếm được hơn nửa miền Nam, các phong trào Sinh Viên Cộng Sản nội thành bắt đầu xuất hiện hoạt động mạnh công khai lộ liễu hơn. Tôi cũng đồng ý với Thắng. Đã quá trễ cho mọi sự đổi thay chính phủ, cho đấu tranh nội bộ.
“Xã hội Việt Nam giống như chiếc áo rách tả tơi, vá víu chỉ tốn công và tốn vải, cách duy nhất là xé bỏ và may chiếc áo khác”.
Cư thích nói về cách mạng, về Che Guevara, về Robert Pierre và cũng thích nói về quê hương Sơn Tịnh nghèo khổ của cậu. Mơ ước của Cư không phải để trở nên một nhà chính trị, nhà lãnh đạo đất nước nhưng là một chuyên viên kỹ thuật. Cậu ấy chỉ mong làm sao, ngày nào đó, có khả năng chế tạo được cái máy tráng bánh tự động và tự làm khô lấy, để mẹ cậu khỏi phải ngồi bên cạnh nồi nước sôi từ tờ mờ sáng đến xế chiều để làm bánh tráng và cha cậu khỏi phải phơi nắng suốt ngày để hong khô bánh tráng.
Việt Nam. Mong muốn hàng đầu của Thắng là trong sạch hóa guồng máy lãnh đạo. Thắng cho rằng chính phủ phải cứng rắn, nếu cần cũng phải độc tài, nhưng, trước hết, phải trong sạch và yêu nước. Chao ôi, điều gọi là lý tưởng yêu nước và trong sạch giữa giai đoạn nhiễu nhương thời bấy giờ có vẻ viễn mơ hơn cả ngàn lần cái viễn mơ của các chàng thi sĩ.
Thắng rất lạc quan. Ngày Đà Nẵng mất, Thắng vẫn bình tĩnh trong lúc tinh thần tôi đang xuống dốc thậm tệ. Cậu ta rất tin vào sức mạnh của quân đội. “Chẳng qua là một mùa Xuân đỏ lửa, giống Mùa Hè Đỏ Lửa như nhà văn Phan Nhật Nam gọi trước đây mà thôi. biết Thắng không thể nào sống được với Cộng Sản, cứ năn nỉ Thắng phải tìm cách ra đi. Thắng không bỏ đi như Tổng Thống Thiệu hay ra đi như Cư. Thắng đã ở lại. Ở lại để chứng kiến cơn giông thời đại đang càn quét lên sinh mệnh dân tộc và lên những ước mơ vừa mới đâm chồi của thế hệ chúng tôi.
Ngày 30 tháng tư, ngày mà nhân dân miền Nam không mong đợi đã đến. Cả thành phố Sài Gòn chìm trong tang tóc. Sài Gòn đã đổi thay. Không những trong mỗi con đường, mỗi khu phố nhưng đổi thay cả trong lòng người.
Những đổi thay dồn dập của vận mệnh đất nước làm chúng tôi không có một cơ hội dù ngắn ngủi
. Những thảm trạng trùng trùng đổ xuống đã làm cho tâm hồn còn non trẻ của chúng tôi không còn chỗ để chứa thêm một nỗi đau đớn khác. Thắng cũng từ giã tôi để về quê. Cậu ta phải trở về quê hương Quảng Nam để lo lắng cho mẹ. Cha của Thắng bị bắt ngay sau ngày 29 tháng 3, ngày Đà Nẵng bị lọt vào tay Cộng Sản, mà cậu ta mãi đến sau 30 tháng 4 mới biết. Tôi tiễn Thắng ra bến xe trong một buổi sáng sớm. Hai đứa ngồi trong một quán cà phê vắng, uống với nhau một ly cà phê. Từ đó tôi không gặp lại Thắng nữa.
Giòng nước Thu Bồn vẫn cuồn cuộn chảy. Đất nước đã “hòa bình” và “thống nhất” nhưng quê hương tôi lại bước vào một kỷ nguyên của nghèo đói, lầm than nhất. Tôi đứng một mình bên chân cầu Vĩnh Điện nhìn hai rặng tre dài nghiêng mình soi bóng nước và những cụm lục bình đang âm thầm trôi về hướng biển. Trôi đi và trôi đi biền biệt như số phận tuổi trẻ chúng tội Thắng đi đâu? Thắng tham gia các phong trào phục quốc? Thắng vượt biên? Tôi không biết. Nhưng có một điều tôi biết chắc, dù ở đâu, Thắng không bao giờ từ bỏ lý tưởng tự do cho dân tộc mình.
Trần Trung Đạo





Có những con người, không nhiều, dù không còn giữ cương vị gì chính thức trong xã hội nữa, nhưng khi mất đi thì bỗng để lại một khoảng trống mênh mông, mỗi sáng thức dậy, sực nhớ, ta bỗng thấy thiếu cái gì đó. Còn có ông, để ta lắng chờ một tiếng nói, dõi theo một nụ cười vui, một cái cau mày trầm tư, hay một ánh mắt lo âu, bồn chồn, sốt ruột. Không phải để làm theo ông, mà để tự mình sẽ suy nghĩ và chọn lựa.
Bởi ta biết, ta tin những mừng vui và âu lo của ông không chỉ sâu sắc, mà trước hết đều là vì những điều đáng vui và đáng lo nhất ở đời. Những điều đã là dân của một đất nước, một người sống ở đời thì đều phải suy nghĩ và ưu tư. Ông Võ Văn Kiệt, anh Sáu Dân như những người quen và thân ông thường gọi, là một con người như thế. Mới hôm qua đó, vừa mới hôm qua còn nghe thấy tiếng nói ấm áp vừa điềm đạm vừa thống thiết và chân tình, giản dị mà ta biết chắt ra tự đáy lòng của ông, còn nhìn thấy mái tóc bạc phau vừa gần gũi vừa hiền triết của ông, còn đón được ánh mắt ông vừa tràn đầy tin tưởng và hi vọng vừa đau đáu vì bất lực trước những oái oăm của cuộc thế...
Vừa mới đó, vậy mà bây giờ đã là khoảng trống không, là cõi hư vô, vô lý, phi lý đến không thể nào tin được, không thể nào ta muốn tin...
Trong cuộc đời, tôi đã gặp được không nhiều con người như vậy. Dù không được học nhiều trên ghế nhà trường, chẳng có bằng cấp gì hết, cũng chẳng phải vì ông đã từng được nhận lãnh một chức vụ rất cao, nhưng mà vậy đó, hẳn ai cũng nhìn ông, cũng biết ông là một nhà trí thức hàng đầu của đất nước, có đầy đủ phẩm cách của người trí thức, biết quyết liệt và biết hoài nghi, dám quyết đoán mà cũng dám tự mình nhìn lại và từ bỏ khi cần thiết những điều đối với mọi người và đối với chính mình hôm qua còn được đinh ninh là đúng. Dám kiên định đến cùng trong bão táp mà cũng dám tự nhìn lại và thay đổi ngay khi đã ở trên đỉnh cao của quyền lực.
Một trong những điều lạ tưởng chừng rất nhỏ nhoi ở ông là ông chơi thân với rất nhiều văn nghệ sĩ, gần gũi, giản dị, "la cà” với anh em, thương yêu và tôn trọng. Tôi thường nghĩ ông lắng nghe gì ở họ? Có lẽ ông hiểu điều này: những anh chàng trông chừng rất tài tử và lơ mơ ấy, vậy mà bằng một điều gì đó như là bản năng, lại có thể là những cái ăngten rất nhạy biết rung lên vì mỗi biến động còn rất nhỏ, rất sâu, còn mơ hồ lắm của đời sống.
Mà ông thì luôn tha thiết muốn nghe được chính cái đời sống ấy, từng chuyển động còn ẩn giấu, li ti của nó, để cắt nghĩa và tận dụng nó cho con người. Vậy đó, cho nên ông là một nhà văn hóa, ông hiểu văn hóa trong nghĩa rộng và sâu nhất của nó.
Chính vì tất cả những điều đó mà hôm nay ông ra đi, quá ư đột ngột đến khiến ta bàng hoàng, hầu như chẳng kịp nói với chúng ta là những người luôn khiến ông bận tâm lo lắng ưu tư hằng ngày một lời chia tay. Nhưng ông vẫn để lại cho tất cả chúng ta, cho đất nước này rất nhiều, về lẽ đời, về tình người, về tự tình dân tộc, về lòng khoan dung, về lẽ công bằng dài lâu của lịch sử, và về sự trong sáng nữa, nhất là sự trong sáng trong tâm hồn, không chỉ để cho từng con người được an bình, mà còn cho đất nước này đỡ đau trên những bước đường nhọc nhằn của cuộc đi tới.
Phần ông, tôi chắc rất nhiều người hẳn biết rằng ông ra đi mà còn đau lắm, còn lo lắm cho mỗi chúng ta. Vậy nên hẳn mỗi chúng ta sẽ cố gắng sống và hành xử sao cho xứng với nỗi đau lớn ông còn trằn trọc mang theo. Sao cho cuộc sống, như ông hằng mong suốt đời, ngày mỗi trong lành hơn. Xã hội và con người thanh thản, bình yên hơn.
NGUYÊN NGỌC

No comments:

Post a Comment