HOẠT ÐỘNG CỦA TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI
Có rất nhiều tổ chức, hội đoàn mang tầm vóc quốc tế đặt trụ sở tại Hoa Kỳ, đặt biệt là tại thủ đô Washington D.C. và tại thành phố New York. Trong số những tổ chức này, Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới (Human Rights Watch) đặt trụ sở tại New York và có sứ mạng tranh đấu cho quyền con người không phân biệt tôn giáo, màu da hay chủng tộc.
Human Rights Watch (HRW) là tổ chức nhân quyền lớn nhất có trụ sở chính tại New York và các chi nhánh tại Brussels, London, Moscow, Los Angeles, San Francisco, Toronto, Washington, Toronto, Tashkent và Hong Kong. Ngoài ra, HRW còn thường xuyên thành lập các văn phòng tạm thời ở những vùng đang cần thực hiện các cuộc điều tra về đàn áp nhân quyền. Tổ chức Nhân Quyền Thế Giới hiện đang giám sát sự phát triển nhân quyền trong 70 nước khắp nơi trên thế giới. Tiền thân của Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới được thành lập vào năm 1978 với tên gọi Helsinki Watch có mục đích giám sát nhân quyền ở các nước trong khối Nga Sô mà trong đó có mảnh đất Helsinki Accords. Vào thập niên 1980, Americas Watch được thành lập để theo dõi các vụ vi phạm nhân quyền trong cuộc chiến tranh tại Trung Mỹ. Tổ chức này theo thời gian phát triển lớn mạnh tại nhiều vùng trên thế giới và cuối cùng Human Rights Watch được chính thức thành lập vào năm 1988, kết hợp hoạt động của nhiều tổ chức nhân quyền có tính cách phân vùng thành một tổ chức có tầm hoạt động khắp năm châu.
Với hơn 150 chuyên gia trong nhiều lãnh vực như luật sư, phóng viên, nhà giáo dục đến từ khắp nơi trên thế giới, tổ chức Nhân Quyền Thế Giới càng phát triển tiềm năng trong sứ mạng tranh đấu cho nhân quyền của mọi sắc tộc và mọi quốc gia. Các công việc chính của tổ chức này là nghiên cứu và thu thập tài liệu liên quan đến các vụ vi phạm nhân quyền khắp nơi để lên tiếng cho thế giới biết về những vi phạm này. Hàng năm, tổ chức Nhân Quyền Thế Giới đều xuất bản sách cũng như các bản báo cáo về vi phạm nhân quyền và gửi đến các cơ quan chính quyền từ cấp địa phương đến trung ương của từng quốc gia với mục đích cập nhật thông tin và cảnh báo với các công dân của tất cả các quốc gia biết về tệ nạn vi phạm nhân quyền đã và đang xảy ra ở một số quốc gia. Báo cáo của Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới đóng một vai trò khá quan trọng trong vấn đề giao thương giữa các nước.
Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới thường tổ chức các buổi gặp gỡ với các viên chức cao cấp trong chính quyền của những quốc gia đang xảy ra tình trạng vi phạm nhân quyền hòng đòi hỏi chính quyền các quốc gia này thay đổi chính sách để tránh bớt các vụ vi phạm nhân quyền. Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới cũng vận động Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, và Hoa Kỳ để có những hành động thích hợp với các nước đang vi phạm nhân quyền hoặc tự do tôn giáo bằng cách cấm vận kinh tế hay rút quân đang giữ vai trò bảo vệ an ninh ra khỏi các nước này. Trong một số trường hợp đang diễn ra khủng hoảng chính trị, kinh tế, hay xã hội ở một số quốc gia, tổ chức nhân quyền sẽ cung cấp tin tức hàng phút về tình hình nhân quyền, về tính mạng con người đang bị đe dọa với mục đích kêu gọi sự can thiệp của thế giới. Ví dụ như trong cuộc chiến tại Kosovo và Chechnya, sự tranh chấp giữa hai sắc dân Hutu và Tutsis ở Rwanda, hay hiện nay là vấn đề vi phạm nhân quyền tại Darfur ở Sudan, HRW đã thu thập tin tức về tính mạng con người để lên tiếng cho cộng đồng thế giới biết cách phản ứng kịp thời.
Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới tranh đấu cho quyền con người mà trong đó gồm cả quyền của phụ nữ, trẻ em, các dân tộc thiểu số, công nhân viên chức, v.v. Tổ chức này theo dõi từ các vấn đề mua bán phụ nữ trẻ em, mua bán vũ khí bất hợp pháp, các trường hợp kỳ thị về sắc tộc, bệnh HIV, cho đến vấn đề kỳ thị tôn giáo, nạn khủng bố, nạn diệt chủng, đàn áp người thiểu số, v.v. Song song với việc tranh đấu cho nhân quyền, tổ chức Nhân Quyền Thế Giới còn có nhiều dự án khác như việc nghiên cứu về quyền của tù nhân, trách nhiệm của chính quyền với người dân, công lý trên thế giới, quyền của người tỵ nạn, v.v. Ðiều đáng chú ý là Hoa Kỳ luôn là một trong những quốc gia đầu tiên được tổ chức này kêu gọi hỗ trợ để có những phản ứng cấp thời về chính sách ngoại giao đối với các mâu thuẫn nội bộ ở một số nước dẫn đến tình trạnh nhân quyền bị chà đạp.
Trong sự kiện vi phạm nhân quyền gần đây tại Miến Ðiện, tổ chức Nhân Quyền Thế Giới đã có nhiều bài tường thuật và phim ảnh sống động về các cuộc bắt bớ và đàn áp của chính quyền Miến đối với các tu sĩ Phật Giáo. Chính nhờ những thông tin và bài vở của tổ chức Nhân Quyền Thế Giới mà mọi người khắp nơi trên thế giới biết được tình trạng nhân quyền đang bị vi phạm nghiêm trọng ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự kiện nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đem xử hai nhà tranh đấu nổi tiếng trong nước là luật sư Nguyễn Văn Ðài và luật sự Lê Thị Công Nhân cũng được Human Rights Watch viết bài tường thuật và bình luận bằng tiếng Anh và tiếng Việt trên trang web: www.hrw.org. Trang web này cũng cung cấp các tin tức về nhân quyền dựa trên đề tài hoặc dựa trên tên của các quốc gia có vi phạm nhân quyền.
Nhận biết được sức mạnh tuyên truyền và giáo dục của phim ảnh, tổ chức Nhân Quyền Thế Giới kể từ năm 1994 đã tổ chức Liên Hoan Phim Quốc Tế ở New York nhằm kêu gọi sự ý thức của mọi người về vấn đề nhân quyền qua những thước phim tài liệu, hư cấu dựa trên dữ kiện thật, hoặc phim hoạt hình liên quan đến nhân quyền. Ðến năm 1996, Liên Hoan Phim của Human Rights Watch được tổ chức hàng năm tại New York và London. Bất cứ ai muốn có phim tham dự đều có thể liên lạc với ban tổ chức để phim của mình được xem xét.
Ðể giữ tính độc lập và không bị ràng buộc bởi bất cứ quốc gia nào, tổ chức Nhân Quyền Thế Giới không nhận sự hỗ trợ tài chánh từ ngân quỹ của bất cứ quốc gia nào hay từ các tổ chức do chính phủ tài trợ. Thay vào đó, tổ chức này chỉ nhận sự ủng hộ tài chánh từ các tổ chức tư nhân hay từ từng cá nhân.
Tuy không nằm dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ, với trụ sở chính đặt tại New York, Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới đã có nhiều thuận lợi trong việc hoạt động, đặc biệt là có thể dễ dàng tiếp xúc với các cơ quan chính quyền của nhiều quốc gia thông qua chính quyền Hoa Kỳ. Cũng chính nhờ vậy mà tình trạng nhân quyền tại Hoa Kỳ luôn luôn được đề cao để bảo đảm quyền lợi căn bản cho người dân.
Tạ Ðức Trí
< Trước
Tiếp >
VẤN ÐỀ NHÂN QUYỀN TẠI HOA KỲ
Vào ngày 10 tháng 12 hàng năm, Hoa Kỳ lại cùng với rất nhiều quốc gia trên thế giới mừng lễ Quốc Tế Nhân Quyền (Human Rights Day) đã được khởi đầu vào năm 1948 khi Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên công bố với toàn thế giới một bản tuyên ngôn về nhân quyền. Universal Declaration of Human Rights, tạm dịch là Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Toàn Cầu, được Liên Hiệp Quốc cho ra đời vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.
Lúc bấy giờ, phu nhân của cố tổng thống Franklin Roosevelt là Eleanor Roosevelt đang là người đại diện của Hoa Kỳ trong Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc và bà đã đứng đầu ủy ban soạn thảo cũng như thông qua Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Toàn Cầu. Ðây là văn bản được chuyển dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới, gồm có 30 điều khoản tóm lượt tất cả những quyền mà mọi công dân của mọi quốc gia đều cần được hưởng.
Mục tiêu của những nhà tranh đấu cho nhân quyền là quảng bá nội dung bản tuyên ngôn nhân quyền đi khắp nơi để ngày càng có nhiều quốc gia tôn trọng các điều khoản trong bản tuyên ngôn hơn. Ðiều khoản đầu tiên của bản tuyên ngôn xác định tất cả mọi người đều được sinh ra bình đẳng và tự do, và con người được ban cho lý trí để có thể đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Bản tuyên ngôn sau đó nhắc đến nhiều khía cạnh cuả nhân quyền, từ những quyền căn bản như được hưởng tự do không phân biệt sắc tộc, màu da, ngôn ngữ, giới tính, tôn giáo, chính kiến, hay quan điểm cá nhân, đến quyền được có các điều kiện sống căn bản, được đi làm trả lương, sở hữu tài sản, hoặc quyền được hưởng sự chăm sóc y tế và trợ cấp xã hội tùy theo khả năng của mỗi quốc gia. Bản tuyên ngôn còn nhấn mạnh không một ai phải bị nô lệ, hành hạ, giam cầm vô cớ, hoặc lưu đày dưới bất kỳ hình thức nào và phải được pháp luật bảo vệ ở bất cứ nơi đâu. Ngoài ra, mọi người cũng phải được quyền tự do đi lại trong lãnh thổ quốc gia, tự do xuất ngoại và trở lại một quốc gia gồm cả quê hương của họ. Tuy nhiên, mọi người vẫn được quyền sống tị nạn tại một quốc gia khác, được quyền có quốc tịch và thay đổi quốc tịch theo ý muốn. Các quyền khác như quyền được tham gia chính quyền, sinh hoạt tôn giáo, lập hội, bày tỏ ý kiến, v.v. cũng được đề cập đến trong bản tuyên ngôn nhân quyền.
Hàng năm, ngày Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc cũng như nhiều tổ chức chính phủ và vô chính phủ đặc biệt chú trọng, nhất là tại các cuộc hội nghị chính trị cấp cao, bằng các chủ đề nâng cao các giá trị nhân quyền được đề cập đến trong bản tuyên ngôn nhân quyền. Năm 2004, tổ chức International PEN đã mở rộng một chiến dịch vận động việc trả tự do cho năm nhà bất đồng chính kiến đã sử dụng phương tiện Internet để bày tỏ quan điểm của mình, mà trong số đó có bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã bị tuyên án 13 năm tù và 3 năm quản chế sau khi phổ biến lên mạng bản dịch Việt ngữ của bài viết "What is Democracy?" Năm 2006, chủ đề của ngày Quốc Tế Nhân Quyền là xóa bỏ sự nghèo đói tại nhiều nước trên thế giới với quan niệm: "Xóa nghèo không phải là một việc từ thiện, mà là một trách nhiệm."
Trong lịch sử, dù Hoa Kỳ cũng đã từng bị chỉ trích là vi phạm nhân quyền, nhưng nhìn chung, Hoa Kỳ đã có những nỗi lực lớn để nâng cao giá trị nhân quyền tại Hoa Kỳ nhằm đặt một tiêu chuẩn về nhân quyền cho nhiều quốc gia khác trên thế giới. Về vấn đề chủng tộc, người dân Hoa Kỳ được đối xử bình đẳng bất kể màu da. Chính phủ còn có nhiều chương trình hỗ trợ cho các sắc dân thiểu số để giúp họ hội nhập dễ dàng hơn vào xã hội Hoa Kỳ. Ví dụ như tại các vùng có đông người sử dụng ngoại ngữ thay vì Anh ngữ làm ngôn ngữ chính, các cơ quan chính quyền cần phải cung cấp đơn từ và các thông báo bằng các ngoại ngữ phổ biến nhằm giúp mọi người dân có cơ hội bình đẳng trong vấn đề giao tiếp. Người không nói Anh ngữ cũng được quyền đòi hỏi người phiên dịch, đặc biệt là trong những trường hợp có liên quan đến quyền lợi cá nhân, như tại bệnh viện, tòa án, hay sở xã hội. Hoa Kỳ tạo "cơ hội bình đẳng" (equal opportunity) cho tất cả mọi người không phân biệt sắc tộc, ngôn ngữ, giới tính, ngoại hình, tình trạng sức khỏe, khả năng tài chánh, niềm tin tôn giáo, hay đảng phái. Mọi hành vi kỳ thị vì bất cứ lý do gì của một cá nhân hay một tập thể đều có thể bị đưa ra phán xét trước pháp luật.
Mặc dù giá trị nhân quyền được tôn trọng tại Hoa Kỳ trong nhiều lãnh vực, sự định nghĩa khá đa dạng về hai chữ "nhân quyền" vẫn còn tạo tranh cãi trong một số vấn đề tại Hoa Kỳ, đặc biệt là khi có sự khác biệt về quyền lợi. Trong lãnh vực an nguy quốc gia (national security), sau biến cố 11 tháng 9, nhằm bảo vệ sự an toàn cho mọi người dân Hoa Kỳ khỏi nạn khủng bố, chính phủ Hoa Kỳ được quyền đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền tự do cá nhân, như việc được quyền lấy dấu tay và chụp hình bất kỳ người ngoại quốc nào muốn vào lãnh thổ Hoa Kỳ bằng đường hàng không. Chính phủ Hoa Kỳ cũng được quyền phân biệt nguồn gốc quốc gia trong việc buộc di dân hoặc du khách đến từ một số nước thuộc khối Hồi giáo ghi danh vào chương trình theo dõi đặc biệt.
Xác định giới tính là một đề tài gây tranh cãi khác về mặt nhân quyền. Việc chống đối hôn nhân giữa hai người đồng tính được nhiều người cho là vi phạm nhân quyền dựa vào Equal Protection Clause trong tu chính án thứ 14 của hiến pháp Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chỉ có một số ít tiểu bang và thành phố công nhận hôn nhân giữa người đồng tính và chưa có sự công nhận ở mức liên bang. Mặt khác, các nỗ lực vận động của nhóm chống đối hôn nhân đồng tính nhằm thông qua các đạo luật giới hạn hôn nhân trong phạm vi giữa hai người khác phái đều không được thông qua. Tương tự với vấn đề xác định giới tính, cuộc tranh cãi trong vấn đề phá thai giữa hai nhóm "ủng hộ sự sống" (pro-life) và "ủng hộ quyền chọn lựa" (pro-choice) cũng luôn gây ra nhiều tranh luận vì cả hai nhóm đều đặt lập luận của mình trên căn bản nhân quyền – bảo vệ nhân quyền cho phụ nữ hay cho thai nhi?
Mặc dù bản tuyên ngôn nhân quyền kêu gọi sự đối xử nhân đạo với tù nhân, Hoa Kỳ là một trong số ít những nước phát triển vẫn còn duy trì bản án tử hình tại hầu hết các tiểu bang. Sự tranh cãi về hiệu quả của bản án tử hình đã khiến cho việc này bị bãi bỏ và tái thiết lập nhiều lần ở một số tiểu bang. Tòa án tối cao ở California đã từng bãi bỏ bản án tử hình vì cho rằng điều này là tàn bạo và bất thường, nhưng đến năm 1976, luật áp dụng bản án tử hình lại được thông qua và duy trì cho đến ngày nay với lập luận rằng có những hành vi tội ác tàn bạo mà chỉ có bản án tử hình mới mang lại công bằng cho các nạn nhân, đồng thời cũng là một lời cảnh báo cho những kẻ coi thường pháp luật thái quá. Tuy nhiên, việc thi hành bản án tử hình luôn được xem xét cẩn thận, và người tử tội vẫn được quyền kháng án. Do đó, từ ngày tòa ra phán quyết cho đến ngày hành quyết thường là một thời gian dài.
Nhân quyền là một đề tài rộng lớn và tạo nhiều tranh cãi, nhưng tại Hoa Kỳ, chính phủ tiểu bang và liên bang cũng như các tổ chức và cá nhân bảo vệ nhân quyền vẫn luôn nỗ lực tranh đấu để ngày càng có nhiều người tại Hoa Kỳ và thế giới hưởng được quyền làm người.
Tạ Ðức Trí
< Trước
Tiếp >
VAI TRÒ CỦA TÀI TỬ BRUCE LEE TRONG ÐIỆN ẢNH HOA KỲ
Có thể nói ngành điện ảnh tại Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân; những hình ảnh trong phim có thể tạo một sức ảnh hưởng mạnh làm thay đổi nhận thức của mọi người về nhiều vấn đề. Nếu nói riêng về các phim võ thuật thì nam tài tử nổi tiếng thế giới của Hoa Kỳ là Bruce Lee đã cho giới thưởng ngoạn khắp nơi nhìn thấy được sự tinh hoa của võ học qua chính tài nghệ của mình, và từ đó trở thành một huyền thoại của thế giới điện ảnh Hollywood.
Bruce Lee, hay còn được gọi là Lý Tiểu Long theo tiếng Việt, không chỉ là một tài tử đóng phim võ thuật thuần túy mà xuất thân là một võ sư có lòng đam mê triết học. Ông chào đời tại thành phố San Francisco vào ngày 27 tháng 11 năm 1940. Lý Tiểu Long theo gia đình về sinh sống tại Hồng Kông khi ông mới vừa ba tháng tuổi. Từ nhỏ, Lý Tiểu Long đã được truyền dạy môn võ Tai Chi từ thân phụ, và sau đó là được đào luyện từ các môn phái, trong đó có Wing Chun (Vịnh Xuân) từ năm 13 cho đến 18 tuổi. Do tham dự vào một trận ấu đả với con trai của một trùm băng đảng tại Hồng Kông vào năm 18 tuổi, thân phụ của Lý Tiểu Long đã quyết định đưa ông trở lại Hoa Kỳ vì muốn cho ông được an toàn. Sau khi trở lại Hoa Kỳ, Lý Tiểu Long tốt nghiệp trung học tại Seattle và lên học đại học cũng tại bang Washington. Tại đây, ông đã ghi danh theo học một số lớp triết học và cũng từ đó, ông đã tìm ra sự liên hệ giữa võ thuật và triết học.
Lý Tiểu Long đã bắt đầu dạy võ từ năm 1959 ngay sau khi ông trở lại Hoa Kỳ. Ông kết hợp kỹ thuật đá tốc độ của phái Vịnh Xuân và nội lực của Thiếu Lâm Bắc Phái. Tuy nhiên, ông tự nhận ra bốn điều quan trọng trong võ thuật mà người học võ cần phải biết: thực dụng, dẻo dai, tốc độ và chính xác. Ðể thực hiện những điều này, chính ông đã tập nhiều phương cách khác nhau như: chạy bộ, tập tạ nhẹ và ăn uống điều độ. Ông nhấn mạnh về triết lý "vô chiêu thắng hữu chiêu", và vì vậy ông đã sáng tạo ra Triệt Quyền Ðạo (Jeet Kune Do), có nghĩa là nghệ thuật triệt hạ đối thủ trước khi đối thủ có cơ hội xuất chiêu. Môn Triệt Quyền Ðạo chú trọng vào tốc độ, mềm dẻo và sự chính xác. Lý Tiểu Long đã từng ví hình ảnh của nước không hình thể, không mùi vị để chia sẻ quan niệm của ông về võ thuật. Chính vì vậy, ông cho rằng mỗi người đều nên tự tìm ra cho mình một chân lý riêng khi bước vào tập võ.
Trong lãnh vực điện ảnh, do thân phụ là một kép cải lương Hồ Quảng nổi tiếng, Lý Tiểu Long có cơ hội đến với điện ảnh ngay từ lúc còn bé và đã đóng một số vai phụ trong các bộ phim tại Hồng Kông. Sau khi trở lại Mỹ, ông vẫn tiếp tục con đường điện ảnh nhưng theo đuổi để thực hiện các bộ phim về võ thuật. Tài năng võ thuật của Lý Tiểu Long được chú ý đến trong một cuộc tranh tài về Karaté ở Long Beach vào năm 1964. Lý Tiểu Long đã chứng tỏ tài năng võ nghệ khi ông biểu diễn "cú đấm một inch", dùng nội lực đẩy đối thủ ra xa khi nắm tay của ông ở cách ngực đối phương một inch trước sự thán phục của hàng ngàn khán giả.
Năm 1971, Lý Tiểu Long được nhà sản xuất phim nổi tiếng Hồng Kông là Raymond Chow mời thực hiện bộ phim Ðường Sơn Ðại Huynh (The Big Boss). Bộ phim này đã đưa tên tuổi Lý Tiểu Long trở thành nổi tiếng tại Hồng Kông và đến năm sau, bộ phim Tinh Võ Môn (The Chinese Connection) cũng được ra đời, chinh phục khán giả tại Mỹ. Bộ phim thứ ba, Mãnh Long Quá Giang (The Way of the Dragon) có lẽ được khán giả tại Mỹ yêu chuộng nhất vì có sự góp mặt của cao thủ karaté từng đoạt giải vô địch là Chuck Norris. Ðây là bộ phim mà Lý Tiểu Long đã viết kịch bản, đạo diễn và làm diễn viên đã mang lại một doanh thu khổng lồ cho nhà sản xuất phim. Bộ phim thứ tư có sự hợp tác giữa hai hãng phim tại Mỹ và Hồng Kông là Long Tranh Hổ Ðấu (Enter the Dragon). Ðây là bộ phim mang lại nguồn doanh thu lớn nhất trong tất cả các phim của Lý Tiểu Long. Tính đến ngày nay, bộ phim này đã thu hơn 200 triệu Mỹ kim trên khắp thế giới. Bộ phim cuối cùng được quay cùng một thời điểm với Long Tranh Hổ Ðấu là Tử Vong Du Hý (Game of Death). Trong bộ phim này, Lý Tiểu Long chỉ mới quay được khoảng 45 phút những cảnh rời rạc và hai cảnh đánh cuối cùng. Ông qua đời năm 1973 trước khi bộ phim được hoàn tất. Phải mất đến 6 năm sau đạo diễn bộ phim Tử Vong Du Hý mới hoàn tất bộ phim này với sự diễn xuất của một số học trò Lý Tiểu Long đóng thế và cải trang giống ông. Bộ phim này còn có cả cảnh quay đám tang thật của Lý Tiểu Long.
Cái chết của Lý Tiểu Long vào năm 33 tuổi trong lúc sức khỏe đang sung mãn đã tạo nhiều tranh cãi và nghi vấn lúc bấy giờ. Theo các kết quả khám nghiệm y khoa, ông qua đời do chứng bệnh phù não, nhưng nhiều tờ báo lớn tại Mỹ, Á Châu và Hồng Kông đã diễn giải cái chết của ông một cách khác nhau. Vì vậy, cái chết của ông đã trở nên bí ẩn và chưa có một kết luận nào được xem là chính xác.
Với vóc dáng nhỏ nhắn và bình thường như những người đàn ông Á Châu khác, nhưng Lý Tiểu Long đã chinh phục sự mến mộ không chỉ riêng những khán giả Mỹ mà rất nhiều khán giả khắp nơi trên thế giới qua tài nghệ võ thuật và lối diễn xuất lạ lùng. Tờ báo TIME đã từng xếp hạng Lý Tiểu Long là một trong 100 nhân vật có sức ảnh hưởng quần chúng trong thế kỷ thứ 20 và tờ báo này đã từng viết: “Chỉ với đôi tay, đôi chân và cá tính đặc biệt, Lý Tiểu Long đã biến mình từ một người nhỏ bé trở thành một nhân vật đáng gờm.” Lý Tiểu Long cũng đã giúp tạo được sự thu hút của khán giả đối với các phim võ thuật và đưa các phim võ thuật tại Hoa Kỳ lên một hàng cao hơn, khi mà các màn đánh võ được chú trọng về mặt nghệ thuật và võ học thay vì chỉ là những pha đấm đá bình thường.
Thực tế cho thấy, trình độ võ học của Lý Tiểu Long đã vượt trên sự hiểu biết của những người tập võ bình thường. Chính điều này đã tạo cho ông một chỗ đứng riêng biệt trong lãnh vực võ thuật. Ông hiểu được nguyên lý vận hành của vũ trụ và sự tương quan giữa vũ trụ và con người, do đó tuy cách xuất chiêu của ông tưởng như đơn giản nhưng rất hữu dụng.
Cho đến ngày nay, sau hơn 34 năm ngày ông qua đời, hình ảnh của một thanh niên gân guốc có cái nhìn tóe lửa với những cú đánh nhanh như chớp trong năm bộ phim võ thuật vẫn được nhiều khán giả Mỹ nhắc tới. Tên tuổi Bruce Lee trở thành quen thuộc với đa số người Mỹ và những người yêu chuộng võ thuật trên khắp thế giới bởi vì chính ông đã đặt ra một tiêu chuẩn mới trong kỹ nghệ làm phim võ thuật.
Tạ Ðức Trí
< Trước
Tiếp >
GIẢI THƯỞNG ÂM NHẠC GRAMMY TẠI HOA KỲ
Hoa Kỳ như mọi người thường nói là nơi mà các tài năng có cơ hội bộc lộ và phát triển. Nếu như trong điện ảnh, giải thưởng Oscar được xem là giải cao quý nhất, thì trong làng ca nhạc, giải Grammy là giấc mơ thành đạt của mọi ca sĩ, nghệ sĩ trình diễn cũng như các nhà sản xuất đĩa nhạc.
Ý tưởng thành lập giải Grammy khởi thủy từ năm 1955 khi một ủy ban mỹ thuật tại Hollywood nhóm họp với sự hiện diện của năm nhà sản xuất đĩa nhạc đứng đầu ở Los Angeles và gợi ý là họ nên lên tiếng đề nghị cho các nghệ sĩ trình diễn cũng được gắn ngôi sao trên đại lộ Sunset như các siêu sao điện ảnh. Và ý tưởng thành lập một hội dành cho các nghệ sĩ âm nhạc chuyên nghiệp được bắt đầu từ đó với mục đích khích lệ tinh thần các nghệ sĩ sáng tác và trình diễn âm nhạc và tạo được sự công nhận trên thế giới về các tài năng của họ.
Sau nhiều cố gắng với những cuộc họp giữa các nhà sản xuất đĩa nhạc, tổ chức có tên là National Academy of Recording Arts & Science, tạm dịch là Viện Nghệ Thuật & Khoa Học Thu Ðĩa Quốc Gia, được chính thức thành lập vào tháng Năm năm 1957. Hai năm sau, vào năm 1959, tổ chức này đã thực hiện sứ mệnh đầu tiên là tổ chức tiệc trao giải Grammy cho những đĩa nhạc và tài năng âm nhạc của năm 1958. Buổi trao giải đã diễn ra cùng lúc tại ba địa điểm: Beverly Hills, New York và Chicago.
Tôn chỉ của Viện Nghệ Thuật & Khoa Học Thu Ðĩa Quốc Gia được chính thức ghi rõ vào năm 1960 là tổ chức này sẽ đánh giá một tác phẩm âm nhạc trên tính chất nghệ thuật, và chỉ hoàn toàn cho nghệ thuật, mà trong đó gồm cả lời viết, cách trình diễn, và kỹ thuật hòa âm. Tác phẩm được chọn để thắng giải phải đạt tính nghệ thuật cao nhất dưới sự đánh giá của Viện. Việc tác phẩm bán chạy hay nổi tiếng trong thị trường âm nhạc không nhất thiết ảnh hưởng đến quyết định của Viện khi chọn để trao giải thưởng âm nhạc. Do đó, giải Grammy đã tự nhiên trở thành giải thưởng cao quí nhất trong lãnh vực âm nhạc đối với quần chúng. Tương tự như giải Oscar, giải Grammy cũng trải qua quá trình đề cử. Và mỗi năm đến đầu tháng 12, danh sách đề cử sẽ được công bố, và giải Grammy thường được tổ chức vào đầu tháng Hai. Giải Grammy năm 2008 sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng Hai và sẽ đánh dấu 50 năm giải này được trao tặng. Ngoài ra, vào năm 1997 Viện Nghệ Thuật & Khoa Học Thu Ðĩa La-Tinh đã được thành lập để trao giải Grammy cho các đĩa nhạc và nghệ sĩ Châu Mỹ La-Tinh toàn thế giới, và giải này đã được tổ chức đến năm thứ tám.
Theo thông lệ từ trước, giải Grammy chỉ dành cho các nghệ sĩ âm nhạc, nhưng sau đó giải được mở rộng đến cho những nhà sản xuất, kỹ sư âm thanh, hòa âm, phối khí, và trình bày bìa. Ngoài ra, giải Grammy còn được trao cho những cống hiến đáng kể cho làng âm nhạc. Giải Grammy được trao theo thể loại nhạc, từ nhạc hài, nhạc phim, nhạc trẻ em, cổ điển, thánh ca, đồng quê, dân ca, đến các loại nhạc như jazz, blues, rock, rap, disco, pop, R&B, v.v. Trong mỗi thể loại có từ một đến nhiều giải Grammy được trao. Ví dụ như trong thể loại cổ điển gồm có các giải dành cho trình diễn dàn nhạc, trình diễn thính phòng, đĩa nhạc opera, giọng đơn ca có hoặc không có dàn nhạc, v.v. Tuy nhiên, bốn giải Grammy cao quý nhất không bị giới hạn bởi thể loại gồm có: Album of the Year (đĩa nhạc hay nhất trong năm), Record of the Year (bài thu hay nhất trong năm), Song of the Year (bài hát hay nhất trong năm), và Best New Artist (nghệ sĩ mới xuất sắc nhất).
Giải Grammy dành cho đĩa nhạc hay nhất trong năm được trao dựa trên toàn bộ đĩa nhạc gồm tất cả các bài nhạc trong đó. Những ai có công sức đóng góp trong đĩa nhạc đều được trao giải như ca sĩ, nhà sản xuất, và kỹ sư âm thanh. Trong khi đó, giải dành cho bài thu hay nhất trong năm chỉ chọn một bài nhạc hay nhất trong một đĩa nhạc và việc trao giảo cũng dành cho ca sĩ, nhà sản xuất, và kỹ sư âm thanh. Trong số những ca nhạc sĩ đã từng có đĩa nhạc đoạt giải "đĩa nhạc trong năm" gồm có: Frank Sinatra, Barbra Streisand, Stevie Wonder, Michael Jackson, Whitney Houston, Céline Dion, UR, Bob Dylan, và gần đây nhất là Dixie Chicks. Những tác phẩm nhạc nổi tiếng đã từng đoạt giải Grammy dành cho bài thu hay nhất trong năm phải kể đến: Hotel California (The Eagles), Killing Me Softy with His Song (Roberta Flack), Beat It (Michael Jackson vừa là nhà sản xuất và vừa là người trình diễn), Wind Beneath My Wings (Bette Midler), Unforgettable (Natalie Cole đã hòa âm lại để hát chung với người cha đã qua đời là ca sĩ nổi tiếng Nat King Cole), My Heart Will Go On (Céline Dion), và gần nhất là Not Ready to Make Nice cũng của Dixie Chicks. Rất nhiều trong số những bài hát đoạt giải "bài thu trong năm" cũng còn được trao giải "bài hát trong năm" được dành cho tác giả hoặc soạn giả, ví dụ như hai nhạc sĩ James Horner và Will Jennings viết bản nhạc chính nổi tiếng trong phim Titanic là My Heart Will Go On được trình diễn bởi Céline Dion được trao giải bài hát hay nhất năm 1999. Bốn đồng tác giả của bài Not Ready To Make Nice do Dixie Chicks trình bày cũng được trao giải bài hát trong năm 2007.
Giải nghệ sĩ mới xuất sắc nhất được trao cho những tài năng đang chớm nở. Tuy nhiên, rất nhiều trong số những tài năng này đã không tiếp tục thành công trong những năm kế tiếp. Một số tên tuổi đã từng được trao giải này gồm có: The Beatles, The Carpenters, Mariah Carey, Sheryl Crow, Alicia Keys, Christina Aguilera, Toni Braxton, v.v. Giải này của năm 2007 được trao cho Carrie Underwood, cũng là người thắng giải kỳ bốn cuộc thi tài năng âm nhạc nổi tiếng Hoa Kỳ là American Idol.
Trong lịch sử giải Grammy, người chiếm được nhiều giải nhất là nhạc trưởng Sir George Solti, người chuyên điều khiển giàn nhạc giao hưởng của Chicago trong 20 năm. Trước khi qua đời vào năm 1997, ông đã được đề cử tổng cộng 74 lần và đoạt được 31 giải Grammy. Stevie Wonder là nghệ sĩ độc lập đoạt được giải Grammy nhiều nhất (25 lần), trong khi U2 là ban nhạc được nhiều giải nhất với 22 lần. Ca nhạc sĩ Johnny Cash đoạt 16 giải Grammy trong rất nhiều lãnh vực, gồm cả giọng hát, bài hát, và bài thu hay nhất dành cho nhạc đồng quê.
Một giải thưởng giá trị trong thế giới âm nhạc như Grammy Awards đã khuyến khích nhiều nghệ sĩ tại Hoa Kỳ có cơ hội thi thố tài năng. Với tinh thần tự do trong một chính thể dân chủ pháp trị, sức sáng tạo của con người được quí trọng và nhiều nghệ sĩ có nguồn gốc di dân đều thành công khi họ quyết tâm theo đuổi giấc mơ Mỹ Quốc.
Tạ Ðức Trí
< Trước
Tiếp >
[ Quay lại ]
NHỮNG CÂU NÓI LỪNG DANH CỦA CÁC VỊ TỔNG THỐNG HOA KỲ
Với sức mạnh siêu cường trên thế giới, các vị tổng thống của Hoa Kỳ thường được chú ý mỗi khi tuyên bố hay đọc diễn văn. Có những tổng thống đã trở nên nổi tiếng và được nhớ mãi vì những câu nói bất hủ. Do đó, các tổng thống Hoa Kỳ đều cố gắng tạo ấn tượng mạnh cho quần chúng bằng những lời phát biểu của mình.
Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, tổng thống Abraham Lincoln đã nâng cao tinh thần binh sĩ bằng một bài diễn văn sống động, kêu gọi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu vì tổ quốc. Ông đã nói: "Quốc gia này, dưới Thượng Ðế, sẽ khai sanh ra tự do và một chính quyền vì dân, của dân, và cho dân, sẽ không thể mất đi trên mặt địa cầu." Chính những lời phát biểu hùng hồn của tổng thống Abraham Lincoln đã mang lại chiến thắng cho quân đội của ông và kết thúc cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Trong lịch sử Hoa Kỳ, tổng thống Lincoln cũng được biết đến là một trong những người đã để lại nhiều câu nói đáng ghi nhớ nhất.
Tổng thống Franklin Roosevelt trong lễ nhậm chức vào năm 1933 đã tuyên bố dõng dạc là tất cả người Hoa Kỳ có thể vượt qua cuộc khủng hoảng nếu họ vẫn giữ lòng can đảm và quyết tâm. Ông đã nói: "Hãy để tôi xác định lòng tin vững vàng của tôi là chỉ có một việc mà chúng ta phải sợ là chính nỗi sợ – nỗi khiếp sợ không tên gọi, không nguyên nhân, không xác định đã làm tê liệt những nỗ lực cần thiết để tạo thành sức mạnh vươn tới trước." Và cũng chính niềm tin trong lời tuyên bố của ông đã giúp Hoa Kỳ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế vào thời đó.
Trong lễ nhậm chức vào năm 1961, tổng thống John F. Kennedy đã để đời câu nói bất hủ của ông: "My fellow Americans, ask not what your country can do for you - ask what you can do for your country" (tạm dịch là: Ðồng bào Hoa Kỳ của tôi, xin đừng hỏi quốc gia có thể làm gì cho bạn, mà hãy tự hỏi bạn có thể làm gì cho quốc gia mình). Câu nói lừng danh này đã trở thành một lý tưởng sống cho rất nhiều người Hoa Kỳ về sau. Không những vậy, một số các chính khách khi diễn thuyết cũng thường trích dẫn câu nói này để thu hút sự chú ý của quần chúng.
Trong bài diễn văn vào tháng Tám năm 1974, tổng thống Gerald Ford đã nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt trước câu nói kêu gọi mọi người dân hãy nhìn về tương lai sau biến cố Watergate dẫn đến sự từ chức của tổng thống Richard Nixon: "My fellow Americans, our long national nightmare is over"(tạm dịch là: Ðồng bào Hoa Kỳ của tôi, cơn ác mộng dài của quốc gia đã qua rồi).
Riêng về tổng thống Ronald Reagan, có lẽ không chỉ Hoa Kỳ mà thế giới Tây Phương phải biết ơn ông khi ông đọc bài diễn văn trước bức tường Bá Linh. Chính tổng thống Reagan đã can đảm đọc những lời trong bài diễn văn mà ngay cả một số vị cố vấn của ông đã muốn can ngăn. Sau khi được mời đọc bài diễn văn trước bức tường Bá Linh, tổng thống Reagan đã được sắp xếp để gặp các chuyên gia về viết diễn văn cho tổng thống, trong số đó có ông Peter Robinson, người đã đến Tây Ðức cả tháng trước để tìm hiểu tình hình dân tình sống xung quanh bức tường lịch sử này. Hầu như mọi người dân đều chán ghét bức tường ngăn cách dân tộc Ðức. Nắm được mấu chốt này và cộng thêm hiểu được cá tánh của tổng thống Reagan vốn xuất thân là một tài tử hay thích kịch tính, ông Peter Robinson đã quyết định viết sáu chữ trong bài diễn văn mà sau này đã giúp tổng thống Reagan trở thành một trong những vị tổng thống được ngưỡng mộ nhiều nhất.
Ngay trong giờ phút lịch sử vào ngày 12 tháng 6 năm 1987 tại trước cổng Branderburg của bức tường Bá Linh, tổng thống Ronald Reagan bất chấp mọi sự ngăn cản của các viên chức cố vấn đã tuyên bố bằng một giọng cứng rắn pha một chút giận dữ và thách thức: "Mr. Gorbachev, tear down this wall" (tạm dịch là: ông Gorbachev, hãy giật sập bức tường này đi). Giới cố vấn cao cấp cho tổng thống đã điếng người và sững sờ trước câu nói mà theo họ chẳng phải là lời lẽ dành cho một vị nguyên thủ quốc gia. Ðược biết câu này trong bài diễn văn đã từng bị phụ tá tổng thống Howard Baker và cố vấn an ninh quốc gia Colin Powell phản đối, cho rằng tổng thống Regan không nên nhắc đến bức tường và cũng đừng nên nêu đích danh tổng thống Nga lúc bấy giờ là Gorbachev vì họ không muốn Hoa Kỳ tạo thêm mâu thuẫn với khối Nga Xô. Tuy nhiên, tổng thống Reagan đã quyết định giữ lại vì câu này đúng như những gì mà tổng thống mong muốn, bởi ông là một người chống chế độ Cộng Sản hầu như suốt cuộc đời và hiểu được là bức tường Bá Linh sẽ không thể tồn tại lâu. Mặt khác, tổng thống Reagan cũng muốn đặt trách nhiệm về sự chia cách nước Ðức lên vai tổng thống Gorbachev bằng cách nêu tên ông trong bài diễn văn của mình. Câu nói bất hủ của tổng thống Reagan trước bức tường Bá Linh đã làm hàng triệu người Âu Châu phải sống dưới chế độ Cộng Sản, đặc biệt là tại Ðông Ðức, vô cùng cảm động. Họ cảm thấy được an ủi vì ngay chính tổng thống của một nước tự do và hùng mạnh nhất thế giới đã nói được một lời công đạo cho họ. Lịch sử chứng minh cho lời nói của tổng thống Reagan chỉ hai năm sau đó, trước sự biến chuyển chính trị mà không ai có thể tiên đoán về sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản tại Liên Xô và các nước Ðông Âu dẫn tới việc bức tường Bá Linh bị sụp đổ, và xóa luôn Ðông Ðức trên bản đồ.
Tổng thống William Clinton được mọi người ghi nhớ là vị tổng thống luôn đặt nền tảng quốc gia trên người dân qua câu nói trong bài diễn văn nhậm chức mà theo đó, ông tin rằng không có điều gì sai trái với người Hoa Kỳ mà không thể sửa đổi bằng những gì người Hoa Kỳ tin là đúng.
Gần đây nhất, tổng thống George W. Bush đã tạo được niềm hy vọng cho mọi người khi ông đến Ground Zero tại New York chỉ ba ngày sau khi xảy ra biến cố 911. Tổng thống Bush đã cầm loa và hùng hồn tuyên bố: "Tôi có thể nghe các bạn. Toàn thế giới đang nghe các bạn. Và những người làm sụp đổ hai tòa nhà này sẽ nghe tất cả chúng ta trong một ngày rất gần."
Lịch sử cho thấy, các tổng thống hay các diễn giả nổi tiếng trên thế giới thường tạo ra những câu nói gây ấn tượng mạnh cho quần chúng trong những giây phút xuất thần. Những giây phút đó đòi hỏi các diễn giả phải bày tỏ sự chân thật hay xúc cảm mãnh liệt trong những lời phát biểu của mình. Và một số tổng thống Hoa Kỳ đã để lại những câu nói lừng danh cho nhân loại sau này.
Tạ Ðức Trí
< Trước
Tiếp >
NGƯỜI MỸ VÀ TÔN TỬ BINH PHÁP
Tạ Ðức Trí
Hoa Kỳ được thế giới biết đến là một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa. Chính sự đa dạng này đã tạo cho người Mỹ nhiều cơ hội tìm tòi nét tinh hoa của những dân tộc khác để từ đó phát triển Hoa Kỳ một cách đa dạng về ba mặt mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Binh Pháp Tôn Tử, bộ binh thư về chiến lược và nghệ thuật dùng binh trong chiến tranh cách đây hơn 2,500 năm vẫn mang giá trị đối với người Mỹ ở một số phương diện, điển hình là trong các cuộc chiến và vấn đề kinh doanh.
Tôn Tử Binh Pháp (Sun Tsu's The Art Of War) là bộ sách chiến lược nói về nghệ thuật đánh trận và thuật cầm quân do binh pháp gia Tôn Tử biên soạn vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (từ năm 722 đến năm 480 trước công nguyên). Tôn Tử là người gốc nước Tề, sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh giặc giã nên tâm trí ông thường bị ảnh hưởng khá nặng về hình ảnh các cuộc chiến. Do đó, ông thường quan sát từng cuộc chiến và ghi lại những kinh nghiệm thấy được để tạo thành một bộ binh pháp. Với tài năng binh pháp kiệt xuất, ông từng giữ chức quân sư và đại nguyên soái cho vua Ngô Hạp Lư và lập đại công đem ba vạn binh Ngô phá tan 20 vạn binh Sở, và làm cho nước Tề phải khiếp sợ trong thời bấy giờ. Binh pháp Tôn Tử được chia ra 13 chương gồm: kế sách, tác chiến, mưu công, quân hình, binh thế, hư thực, quân tranh, cửu biến, hành quân, địa hình, cửu địa, hỏa công và dụng gián.
Một trong những điểm chính trong Binh Pháp Tôn Tử là phương cách chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt và theo ông kế thượng sách trong một cuộc chiến tranh là "bất chiến tự nhiên thành", có nghĩa là không đánh mà vẫn lấy được thành hay không đánh mà vẫn thu phục được cả nước địch. Tôn Tử cho rằng "bách chiến bách thắng" mà ông từng đề cập trong chương ba của bộ binh pháp vẫn chưa phải là sự thành công hoàn hảo trong một cuộc chiến, mà phải thắng đối thủ, chiếm thành trì mà không cần phải hao tổn đến binh mã thì mới là một sự chiến thắng trọn vẹn. Do đó, Tôn Tử cho rằng nếu có thể đi sâu vào để biết được đường lối ngoại giao của quân địch thì sẽ tránh được một cuộc giao tranh.
Ngày nay, việc ngoại giao, tạo ảnh hưởng về mặt kinh tế, văn hóa, chính trị hay tôn giáo của nước này lên nước kia chính là áp dụng kế thượng sách "bất chiến tự nhiên thành" của Tôn Tử. Ðiển hình là Hoa Kỳ đã thường xuyên dùng kinh tế và văn hóa Mỹ để gây ảnh hưởng lên các nước khác, và đã khá thành công tại một số quốc gia thuộc Á Châu Thái Bình Dương. Lý do mà Hoa Kỳ cần phải mở rộng sức gây ảnh hưởng mạnh tại Á Châu là vì tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự tại đây đã trở thành mối đe dọa cho Hoa Kỳ trong hơn hai thập niên qua. Từ đó cho thấy nghệ thuật ngoại giao giữa các nước là mấu chốt để tạo hay giảm một cuộc chiến tranh.
Binh pháp Tôn Tử được giảng dạy trong các trường võ bị tại Hoa Kỳ và thường được ứng dụng trong nhiều cuộc chiến gần đây, điển hình là cuộc chiến Vùng Vịnh vào năm 1991. Năm yếu tố căn bản trong binh pháp Tôn Tử được Hoa Kỳ sử dụng là: chính trị, thời tiết, địa hình, tổ chức nhân sự và cách hành quân. Sự nghiên cứu về thời tiết và địa hình của vùng sa mạc giúp cho Hoa Kỳ ấn định được cách hành quân thích hợp cũng như thiết kế các loại quân cụ và vũ khí sao cho có hiệu quả nhất. Về mặt chính trị, Hoa Kỳ cũng hiểu rõ là việc thiết lập càng sớm càng tốt một thể chế chính trị tại địa phương là điều kiện tiên yếu trong việc mang hòa bình đến cho một quốc gia đang có chiến tranh.
Trong hai lần đánh Iraq, Hoa Kỳ đều dùng chiến thuật thả bom (dùng hỏa công) phá hủy hết các giàn radar, làm tê liệt các căn cứ quân sự trọng yếu của Iraq đồng thời giảm thiểu số nhân mạng binh sĩ Hoa Kỳ. Ðiều này được ghi rõ trong binh pháp Tôn Tử: "Theo phép dụng binh, khi gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi thì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh với địch."
Một điểm mạnh khác của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến là việc sử dụng tình báo mà trong chương cuối cùng của binh pháp Tôn Tử đã có ghi rõ, từ các loại gián điệp đến cách dùng người sao cho hiệu quả nhất. Binh pháp Tôn Tử thể hiện khá rõ trong nghệ thuật phản gián, lấy tin tình báo, và cài gián điệp của Hoa Kỳ để đoán được các quyết định chiến lược của địch quân trong các cuộc chiến. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn dùng nghệ thuật đưa tin giả gây rối loạn địch quân cũng như sử dụng những phương tiện trên bề nổi, như truyền thông hay hệ thống internet, để đưa tín hiệu hành động cho các gián điệp, và nghệ thuật này cũng được Tôn Tử đề cập đến trong binh pháp của ông.
Tuy các nhà quân sự Hoa Kỳ có nghiên cứu về binh pháp Tôn Tử nhưng vẫn còn chưa áp dụng hết những điều tinh túy ghi trong bộ sách này. Trong cuộc chiến Iraq, việc nghiên cứu về cá tánh, ngôn ngữ và lối sống của dân chúng Iraq là yếu tố cần được chú trọng. Sự thiếu hiểu biết của Hoa Kỳ về con người, tín ngưỡng, ngôn ngữ, cách suy nghĩ của người Iraq và các nhóm khủng bố khiến cho cuộc chiến tại Iraq kéo dài và không có giải pháp thỏa đáng. Mặt khác, tuy hệ thống tình báo của Hoa Kỳ có phương tiện tối tân chụp ảnh bằng vệ tinh để thấy rõ hết các điểm trọng yếu của địch, nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa thành công trong việc cấy gián điệp vào các tổ chức khủng bố. Do đó, Hoa Kỳ có thể thắng trong các cuộc chiến bằng những cuộc thả bom thần tốc, nhưng vẫn chưa thắng được cuộc chiến tranh tâm lý. Từ đó có thể hiểu rằng Tôn Tử đã nhìn thấy được lòng dân là quan trọng trong các cuộc chiến. Quân đội theo kế sách của Tôn Tử có thể hiện diện ở khắp mọi nơi mà quân địch không thể nhìn thấy, đó chính là sự ủng hộ của người dân.
Binh Pháp Tôn Tử càng ngày càng được nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Người Mỹ hiểu và cố gắng áp dụng những nét tinh túy của bộ binh pháp không chỉ trong khía cạnh quân sự, mà ngay cả các công ty thương mại lớn của Hoa Kỳ cũng nghiên cứu bộ binh pháp quí giá này nhằm áp dụng vào thị thường cạnh tranh khá khốc liệt. Nhiều người Hoa Kỳ tìm hiểu Tôn Tử binh pháp để áp dụng vào cuộc sống, như trong cách cư xử hàng ngày, vấn đề đầu tư, hay tăng tiến sự nghiệp. Binh Pháp Tôn Tử do đó vẫn mang giá trị trong một xã hội hiện đại và phát triển như tại Hoa Kỳ.
< Trước
Tiếp >
CHÂU MỸ ÐƯỢC KHÁM PHÁ NHƯ THẾ NÀO?
Tạ Ðức Trí
Vào ngày 12 tháng 10 sắp tới, dân Hoa Kỳ lại có dịp nhớ đến người đã được thế giới ghi nhận là có công tìm ra Châu Mỹ cách đây hơn năm thế kỷ. Ðó chính là nhà thám hiểm Christopher Columbus.
Christopher Columbus sinh vào năm 1451 tại Genoa thuộc Ý Ðại Lợi. Tên Ý của ông là Christoforo Colombo. Từ nhỏ, Columbus đã tỏ ra là một cậu bé say mê biển cả và có hoài bão muốn trở thành thủy thủ. Năm lên 14 tuổi, cậu bé Columbus được mướn làm một người phụ việc trên tàu trong những chuyến hải hành ngắn ngày đến biển Ðịa Trung Hải và cứ thế theo thời gian, vào năm 30 tuổi, Columbus trở thành thuyền trưởng. Năm 1476, ông lập gia đình và trở thành công dân Bồ Ðào Nha. Ước vọng thực hiện một chuyến phiêu lưu đi về hướng tây để đến Ấn Ðộ ngày một thôi thúc ông mãnh liệt hơn, nhưng ông cũng biết rằng một chuyến đi như thế rất tốn kém cần phải có sự ủng hộ tài chánh thì ông mới có thể thực hiện được. Vào thời điểm đó, Châu Á vẫn còn rất xa lạ với các nước Châu Âu, nên hầu như mọi nhà thám hiểm người Âu Châu đều muốn tìm hiểu nền văn minh Ðông Phương. Năm 1482, Columbus quyết định thỉnh cầu vua Bồ Ðào Nha là John II xin giúp tài trợ cho chuyến thám hiểm Ấn Ðộ của ông. Tuy nhiên, vua Bồ Ðào Nha đã từ chối không giúp đỡ ông. Không nản chí, Columbus sang Tây Ban Nha diện kiến vua Ferdinand và hoàng hậu Isabella để xin được giúp đỡ. Ban đầu ông cũng bị từ chối, nhưng cuối cùng hoàng hậu Isabella đã chấp thuận tài trợ cho chuyến đi đã trở thành có một không hai trong lịch sử.
Columbus được giao phó chỉ huy ba chiếc tàu thám hiểm có tên: Nina, Pinta và Santa Maria. Thủy thủ đoàn của ông gồm có 88 người. Vào ngày 3 tháng 8 năm 1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây và cuộc thám hiểm bắt đầu từ đó. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus lúc nào cũng muốn đến Á Châu, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ. Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về. Ðúng hai ngày sau vào ngày 12 tháng 10, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền.
Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador, sau này trở thành vùng Bahamas nổi tiếng. Ông ra lệnh cho tàu cập bến. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng ông đã đến được Ấn Ðộ. Ðây là nhóm thổ dân thuộc nhóm người có tên gọi là Taino rất hiền hòa và hiếu khách, nên Columbus đã chinh phục lòng tin của họ rất dễ dàng. Columbus sau đó trở lại Tây Ban Nha để thông báo tin đã đến được Á Châu, đồng thời thỉnh cầu nhà vua trợ cấp thêm nhiều tàu và thủy thủ đoàn để ông thực hiện những chuyến đi mới với sứ mệnh tiếp tục cuộc thám hiểm và thiết lập thể chế thuộc địa trên vùng đất mới.
Chuyến thám hiểm thứ hai của ông được thực hiện vào năm 1493 với 17 chiếc tàu và một thủy thủ đoàn hơn một ngàn người. Hầu hết những nơi ông đến lần này là những đảo thuộc Trung Mỹ như Dominica, Haiti, Puerto Rico, Cuba, v.v. Ông đến được Jamaica vào tháng năm năm 1494 trước khi quyết định quay trở về Tây Ban Nha. Bốn năm sau, Columbus thực thiện chuyến đi thứ ba, bắt đầu vào tháng năm năm 1498 với sáu chiếc tàu. Lần này ông thám hiểm những nơi như đảo Canary, đảo Trinidad, Cape Verde, vịnh Paria nằm giữa Trinidad và Venezuela. Ông cũng đến được phần đất liền thuộc Nam Mỹ và thăm dò sông Orinoco. Chuyến đi cuối cùng của ông đến vùng đất mới được thực hiện vào năm 1502 với bốn chiếc tàu. Ông tiếp tục đến được những địa điểm khác thuộc Trung Mỹ và Nam Mỹ, như Honduras, Nicaragua, Costa Rica, và Panama. Trong lần này, thủy thủ đoàn của ông cũng gặp những cơn bão dữ họ chưa từng trải qua bao giờ và bị kẹt trên đảo Jamaica cả năm trời, nhưng cuối cùng Columbus đã có thể trở lại Tây Ban Nha vào tháng sáu năm 1504.
Những chuyến thám hiểm của Columbus đã giúp thiết lập thể chế thuộc địa trên vùng đất mới cho nước Tây Ban Nha, nhưng cũng tạo rất nhiều xung đột với người thổ dân làm rạn nứt mối giao hảo ban đầu giữa đoàn thám hiểm của Colombus và người Taino. Một câu hỏi đáng chú ý là tại sao Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ mà lục địa này lại mang tên America? Câu hỏi này đã được lịch sử trả lời. Vào giữa những năm 1499 và 1502, một nhà buôn đồng thời cũng là nhà thám hiểm người Ý mang tên Amerigo Vespucci đã thực hiện hai cuộc thám hiểm vùng biển phía đông của Nam Mỹ Châu. Ông Vespucci đã đi xuống phía nam xa hơn bất kỳ nhà thám hiểm nào đến trước ông. Khác với Columbus, ông không nghĩ rằng vùng đất mà ông đang thám hiểm là Á Châu, mà tin rằng đây chính là một vùng đất mới đang được khám phá. Sự khám phá ra tân thế giới của ông đã được giới báo chí tường thuật khiến ông trở nên nổi tiếng khắp Âu Châu. Vào năm 1507, bản đồ thế giới được vẽ lại và in ra với phần đất Châu Mỹ được đặt tên là America, lấy từ tên Amerigo của ông. Tên America sau đó gây nhiều tranh luận và nghi vấn về câu hỏi ai mới thật sự là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ; Christopher Columbus tuy tìm ra Châu Mỹ vào năm 1492 nhưng vì nhầm tưởng là Á Châu nên ông đã không tin là đã tìm ra một lục địa mới, trong khi Amerigo Vespucci tuy đến sau, nhưng là người khẳng định đó là một vùng đất mới. Dù sao đi nữa, nếu không có cuộc thám hiểm của Christopher Columbus thì chắc chắc Amerigo Vespucci sẽ không có cơ hội để kết luận là Châu Mỹ đã được tìm ra và người Âu Châu sẽ không có cơ hội để khai phá tân thế giới.
Mặc dù Christopher Columbus không phải là người Âu Châu đầu tiên đến được Mỹ Châu, nhưng những cuộc thám hiểm của ông đã giúp cho người Âu Châu nói chung có thêm khái niệm về các vùng đất trên địa cầu. Ngoài ra, sự thành công trong việc thiết lập văn hóa Âu Châu trên vùng đất mới của ông cũng là một nỗ lực đáng kể. Và tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Columbus vẫn được người Hoa Kỳ ghi nhớ hàng năm vào ngày 12 tháng 10, đánh dấu ngày Mỹ Châu đã được khám phá. Ngày tưởng niệm Columbus cũng được thành lập tại Tây Ban Nha.
< Trước
Tiếp >
Tạ Đức Trí: CÁC ĐÀI TƯỞNG NIỆM CUỘC CHIẾN VIỆT NAM
Trang 1 / 2
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 khi thành phố Sài Gòn thất thủ cũng đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến Việt Nam. Hoa Kỳ mất đi hơn 58,000 binh sĩ. Với tinh thần biết ơn những ngư�?i lính đã cầm súng hy sinh vì tổ quốc cũng như ghi nhận sự đóng góp của quân đội đồng minh, chính phủ và ngư�?i dân Hoa Kỳ đã dựng lên rất nhi�?u đài tưởng niệm cuộc chiến Việt Nam trên khắp nước Mỹ.
�?ài tưởng niệm quốc gia của cuộc chiến Việt Nam được đặt tại National Hal của thủ đô Washington D.C., gần đài tưởng niệm tổng thống Abraham Lincoln. Khu vực đài tưởng niệm các cựu quân nhân Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam gồm phần chính là bức tư�?ng đá đen (The Wall), cộng thêm đài tưởng niệm các nữ quân nhân (The Vietnam Women's Memorial), tượng ba ngư�?i lính (The Three Servicemen Statue) và bia đá tưởng nhớ (In Memory Plague). Bức tư�?ng đá đen có khắc tên của 58,249 quân nhân Hoa Kỳ tử trận trong cuộc chiến Việt Nam được Bộ Quốc Phòng xác nhận và thực hiện theo sắc lệnh của hai tổng thống Johnson và Nixon. Những tên trên bức tư�?ng có dấu cộng (+) nghĩa là ngư�?i quân nhân đó mất tích trong cuộc chiến, còn những tên có khắc hình kim cương bên cạnh có nghĩa là ngư�?i quân nhân đó đã hy sinh. Khi mà những chiến sĩ mất tích được tìm ra là đã tử trận thì dấu kim cương sẽ được khắc chồng lên dấu cộng. Mục đích của bức tư�?ng đá đen là t�? lòng biết ơn sự hy sinh của các binh sĩ Hoa Kỳ và gia đình của các quân nhân. Bức tư�?ng tưởng niệm bằng đá hoa cương đen có hình chữ V, đi từ thấp ở hai bên cánh đến điểm cao nhất là mũi nh�?n của chữ V, là thiết kế đoạt giải của cô Maya Lin, một sinh viên kiến trúc tại trư�?ng đại h�?c Yale. Bức tư�?ng đã được khánh thành vào năm 1982, đến nay đã được 25 năm.
Do lối kiến trúc của bức tư�?ng như hình một vết thương cắt sâu khiến ngư�?i đến thăm đài tưởng niệm có cảm giác mất mát và đau đớn, nhất là đối với thân nhân của những ngư�?i đã nằm xuống, vào năm 1984, tượng Ba Ngư�?i Lính và cột c�? đã được thêm vào gần bức tư�?ng đá đen nhằm giúp xoa dịu vết thương chiến tranh của quốc gia. Sau đó, ngư�?i dân Hoa Kỳ vì muốn tri ân các nữ quân nhân, khu vực đài tưởng niệm cuộc chiến Việt Nam cũng có thêm đài tưởng niệm các nữ quân nhân được khánh thành vào lễ Cựu Chiến Binh năm 1993. �?ây là một bức tượng gồm ba nữ quân nhân đang nâng đỡ một ngư�?i lính. Một nữ quân y đang chăm sóc cho ngư�?i lính vừa mới bị thương, ngư�?i nữ quân nhân thứ hai đang ngồi cầu nguyện và ngư�?i thứ ba thì ngẩng đầu lên tr�?i để hy v�?ng tìm kiếm máy bay trực thăng đến tải thương. Bia đá tưởng nhớ bằng đá hoa cương đen với dòng chữ ghi nhớ và vinh danh các nam nữ quân nhân đã phục vụ và hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam được khánh thành năm 2004 cũng trong dịp lễ Cựu Chiến Binh.
Ngoài đài tưởng niệm quốc gia, trên nước Mỹ còn có rất nhi�?u đài tưởng niệm cuộc chiến Việt Nam cấp tiểu bang như tại New York, Wisconsin, Illinois, Kansas, Michigan, South Dakota, Minnesota, Mississippi, New Jersey, Pennsylvania, California, v.v... �?ài tưởng niệm của mỗi nơi đ�?u mang một nét riêng biệt và thư�?ng là kết quả của sự đóng góp tài chánh từ ngư�?i dân. Tại tiểu bang South Dakota, đài tưởng niệm là bức tượng một ngư�?i lính được xem là biểu tượng của ngư�?i dân tiểu bang đã phục vụ một cách anh hùng trong cuộc chiến Việt Nam. Còn tại New York, đài tưởng niệm ngư�?i lính Hoa Kỳ là một công viên rộng hai mẫu được hình thành sau hơn mư�?i năm đóng góp tài chánh và công sức của hàng ngàn cá nhân. �?ài tưởng niệm tại bang Illinois được làm bằng đá hoa cương với ng�?n lửa cháy vĩnh viễn để tưởng nhớ đến sự hy sinh của 2,972 ngư�?i dân bang Illinois trong cuộc chiến Việt Nam.
<< Bắt đầu < Trước 1 2 Tiếp > Cuối >>
< Trước
Tiếp >
[ Quay lại ]
CÁ TÁNH TIÊU BIỂU CỦA NGƯỜI MỸ
Tạ Ðức Trí
Hoa Kỳ vẫn luôn được nhìn nhận là một hiệp chủng quốc, đa sắc dân, đa văn hóa và đa tôn giáo. Nhưng không vì thế mà người Mỹ thiếu đi những cá tánh riêng biệt đặc trưng rất "Mỹ". Sau khi những di dân khắp nơi trên thế giới định cư tại Hoa Kỳ một thời gian và bắt đầu hội nhập vào cuộc sống mới, họ dần dần thể hiện rõ nét hơn những cá tánh tiêu biểu của người Mỹ, mà đặc trưng nhất là ba cá tánh: Tự do cá nhân, tự do lựa chọn trong học vấn, và tính riêng tư.
Tự do cá nhân là đều dễ thấy nhất trong xã hội Mỹ. Ngay từ khi còn bé, trẻ con tại Mỹ đã được giáo dục bản tánh độc lập và tự chịu trách nhiệm về những suy nghĩ hay hành động của riêng mình. Các thầy cô giáo cũng thường được khuyên nên khuyến khích sự sáng tạo của học sinh bằng cách giảng dạy mà không ép đặt. Ví dụ, cô giáo có thể giảng cho học sinh về họ nhà mèo, nhưng không nên bắt buộc học sinh vẽ con mèo theo ý của mình, mà phải để các em tự nhận thức về những điều vừa học và tự vẽ theo ý mình, mặc dù các em có thể vẽ con mèo trông như con chuột hay con gấu. Nhờ đó, thầy cô giáo có thể lượng định khả năng tiếp thu trong lớp học của từng học sinh. Ngoài ra, người Mỹ không được rèn luyện để xem mình là thành viên của một tổ chức, hội đoàn hay một cộng đồng ngược với mong mỏi của chính họ. Họ thường có những quyết định hoàn toàn độc lập ít bị lệ thuộc vào bất cứ ai. Ngay cả cha mẹ cũng luôn tôn trọng quyết định của con cái, mặc dù có thể trong thâm tâm không hài lòng. Ngược lại, khi con cái đã đủ 18 tuổi, cha mẹ cũng không còn trách nhiệm với quyết định của con cái, ngay cả khi con cái phạm sai lầm. Khi con cái trưởng thành, khác với truyền thống nhiều thế hệ hoặc một đại gia đình sống quây quần dưới một mái nhà của một số sắc dân trên thế giới, trong đó có nhiều sắc dân Á Châu, nhiều bậc cha mẹ tại Hoa Kỳ mong đợi con cái phải thể hiện khả năng tự lập về mọi mặt để có cuộc sống riêng biệt. Chính vì vậy mà các sinh viên khi lên đại học thường không muốn lệ thuộc vào sự cấp dưỡng tài chánh của cha mẹ, mà muốn độc lập bằng cách vừa đi học vừa đi làm hoặc mượn tiền học của chính phủ hay cố gắng xin các khoản học bổng. Họ cũng mong muốn sống xa cha mẹ để có thể hoàn toàn được tự do sắp đặt cuộc sống của riêng mình.
Tự do lựa chọn trong vấn đề học vấn là một cá tánh tiêu biểu khác của người Mỹ. Khác với nhiều gia đình Á Châu truyền thống thường muốn con cái mình theo đuổi sự nghiệp của cha ông hay chọn những ngành nghề được xã hội trọng vọng và kiếm được nhiều tiền, những gia đình chịu ảnh hưởng của lối sống Mỹ thường để con cái tự do lựa chọn ngành nghề. Lựa chọn của người Mỹ trong vấn đề học vấn thường dựa vào sở thích riêng. Các chương trình giáo dục tại Hoa Kỳ cũng cho phép mỗi người có quyền tự do lựa chọn loại kiến thức mà họ muốn học hỏi thay vì phải học những điều rập khuôn. Do đó, bên cạnh những lớp cung cấp kiến thức căn bản cho ngành học mà mọi sinh viên cùng ngành đều phải ghi danh, sinh viên Mỹ còn có cơ hội chọn học những lớp tự do, gọi là "elective", theo ý thích của mình. Ví dụ, một sinh viên ngành chính trị có thể chọn học thêm về cơ cấu chính quyền địa phương, trong khi một sinh viên khác lại thích học hỏi về chính trị tại cấp liên bang. Người Mỹ cũng còn quan niệm rằng tuy học vấn được xem là cánh cửa dẫn đến cơ hội và sự ổn định tài chánh, học đường không phải là nơi duy nhất có thể trau dồi kiến thức. Do đó, các chương trình học tại Mỹ chú trọng đến việc thực tập song song với kiến thức trên lý thuyết. Sinh viên có quyền tự do chọn lựa nơi mình muốn thực tập để trau dồi khả năng chuyên môn. Ví dụ một sinh viên ngành dược có thể chọn thực tập tại bệnh viện, nhà thuốc tây cộng đồng, hãng bào chế thuốc, hay ngay tại trường trong lãnh vực giảng dạy và nghiên cứu. Nhờ được tự do trong vấn đề học vấn, người Mỹ thường rất đam mê trong lãnh vực mình đã chọn theo đuổi, điều này giúp họ thành công và thăng tiến trong sự nghiệp cũng như am tường về khả năng chuyên môn của mình.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tính riêng tư rất được xã hội Mỹ đề cao. Người Mỹ tôn trọng sự riêng tư của người khác và cũng mong muốn sự riêng tư của mình được tôn trọng. Trong sự trao đổi hàng ngày với người khác, người Mỹ thường giữ mức độ xã giao ở những đề tài thông thường như giao thông thời tiết hay các tin tức trên truyền hình. Họ rất dè dặt khi cần phải hỏi những điều đi vào đời tư của người khác. Ngay cả những người hàng xóm lâu năm với nhau hoặc cùng chung sở làm cũng có thể chỉ quen ở mức sơ giao chứ không hề biết gì về đời tư của nhau. Do đó mà người Mỹ rất khó trở thành bạn thân của nhau, trừ khi họ bước qua rào cản của sự riêng tư để bày tỏ chính mình. Tuy nhiên, một khi đã thông hiểu nhau, tình bạn của người Mỹ rất bền chặt. Họ rất tôn trọng những chi tiết riêng tư mà người bạn đã chia sẻ với mình, xem đó như sự riêng tư của chính mình và không tùy tiện chia sẻ với người khác. Mặt khác, sự riêng tư của mỗi cá nhân cũng được pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ tối đa. Tất cả các công ty và cơ quan chính phủ dù lớn hay nhỏ đều phải bảo mật chi tiết cá nhân của mỗi người và chỉ được tiết lộ khi có sự đồng ý của chính cá nhân đó, hoặc trong vài trường hợp đặc biệt có thể cung cấp cho nhân viên đại diện pháp luật trong lúc thi hàng nhiệm vụ nhưng thường phải có sự chấp thuận của tòa án. Quyền riêng tư của mỗi cá nhân cũng không bị giới hạn bởi liên hệ huyết thống hay vợ chồng. Ví dụ, người chồng không thể yêu cầu bác sĩ cho xem hồ sơ bệnh lý của vợ mình nếu không được bà ấy ưng thuận. Sự riêng tư của trẻ em cũng được người Mỹ tôn trọng. Cha mẹ trong xã hội Mỹ thường có thói quen không tự tiện vào phòng riêng của con cái lục lọi, kiểm tra đồ đạc. Chính vì tôn trọng sự riêng tư, người Mỹ rất ghét thói quen ngồi lê đôi mách, cũng như cho rằng việc xen vào đời tư của người khác là một việc rất bất nhã.
Khi ba cá tánh tiêu biểu kể trên họp lại, một người Mỹ đặc trưng thường mang một vẻ bề ngoài xa cách tựa như họ không quan tâm gì đến người xung quanh và luôn chú trọng đến cá nhân họ hơn là tập thể. Họ cũng thường bày tỏ đam mê về một lãnh vực nhất định với kiến thức sâu rộng trong lãnh vực mà họ yêu thích. Tuy nhiên, khi tạo được niềm tin và sự đồng cảm, thì người Mỹ sẽ tỏ ra rất nhiệt tình và là những người bạn sẵn sàng giúp nhau vượt những khó khăn trong cuộc sống.
< Trước
Tiếp >
[ Quay lại ]
Ý NGHĨA QUỐC KỲ VÀ QUỐC CA HOA KỲ
Trang 1 / 2
Lịch sử tạo dựng quốc gia Hoa Kỳ được 230 năm, trong đó không thể không nhắc đến biểu tượng chính thức của Hoa Kỳ: quốc kỳ và quốc ca.
So với lịch sử lập quốc của nhiều nước trên thế giới, Hoa Kỳ được xem là một quốc gia tương đối mới. Tuy nhiên, lá cờ Hoa Kỳ lại là một trong ba lá quốc kỳ lâu đời nhất trên thế giới, với tuổi thọ nhiều hơn lá quốc kỳ của hai cường quốc là Pháp và Anh. Cờ Hoa Kỳ được quốc hội chính thức công nhận vào ngày 14 tháng 6 năm 1777. Do đó, hàng năm cứ đến ngày này, người dân Mỹ lại trân trọng tưởng nhớ đến lá quốc kỳ (Flag Day). Các cơ quan chính phủ từ cấp địa phương cho đến liên bang đều có lễ tưởng niệm nhắc đến quá trình hình thành lá quốc kỳ mà người dân Hoa Kỳ có được ngày hôm nay.
Lá cờ đầu tiên của Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc tượng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địa thời bấy giờ. Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng, đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi cho đến hiện tại. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng Ðế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý.
Ngôi sao, theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưng cho chủ quyền. Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một ngôi sao tượng trưng cho chủ quyền của một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13, tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc. Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, George Washington, đã từng diễn giải biểu tượng của lá quốc kỳ như sau: "Chúng ta lấy các tinh tú từ Thiên Ðàng, và màu đỏ từ quốc gia mẹ [ý nói Anh Quốc], được phân chia bằng các sọc trắng, để chứng tỏ rằng chúng ta đã tách rời khỏi quốc gia mẹ, và những sọc trắng sẽ được truyền lại cho thế hệ mai sau như là biểu tượng của Tự Do." Ðối với thế giới, lá cờ Hoa Kỳ mang ý nghĩa của sự độc lập, tự do, và lòng yêu nước, đại diện cho 300 triệu dân đang sống tự do tại Hoa Kỳ. Lá cờ cũng còn là biểu tượng nhắc nhở người dân Hoa Kỳ luôn sống với tinh thần trách nhiệm và lòng danh dự.
Luật liên bang có đề ra một số quy định trong việc treo cờ và sử dụng hình tượng lá quốc kỳ, điển hình như: mọi người dân phải xem lá quốc kỳ là biểu tượng thiêng liêng, không được vẽ bậy, để chạm đất, dùng để trang trí hay dùng vào mục đích quảng cáo. Lá cờ phải luôn được giữ gìn sạch sẽ, treo ở nơi có ánh sáng. Nếu khi lá cờ đang tung bay đã bị rách thì phải thay lá cờ mới. Các buổi họp hay lễ của chính quyền thường được bắt đầu bằng lời chào cờ rất trang trọng như sau: "I pledge allegiance to the flag of the United States of America, and to the Republic for which it stands. One nation under God, indivisible, with liberty and justice for all." Tạm dịch là: "Tôi xin thề trung thành với lá cờ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và với nền Cộng Hòa mà lá cờ đại diện. Một quốc gia dưới Thượng Ðế, không bị phân chia, với tự do và công lý cho mọi người." Lời chào cờ này có ý nghĩa quan trọng cho mỗi công dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung thành với tổ quốc.
<< Bắt đầu < Trước 1 2 Tiếp > Cuối >>
CUỘC CHIẾN BOM NGUYÊN TỬ
Trang 1 / 2
CUỘC CHIẾN BOM NGUYÊN TỬ
Tạ Ðức Trí
Trong các cuộc chiến trên thế giới mà Hoa Kỳ tham dự, cuộc chiến với Nhật Bản tại vùng Á Châu Thái Bình Dương là cuộc chiến đầu tiên và duy nhất từ trước đến giờ mà Hoa Kỳ phải sử dụng đến vũ khí nguyên tử. Việc thả hai quả bom nguyên tử vào hai thành phố lớn của Nhật đã dẫn đến sự đầu hàng vô điều kiện từ phía Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, còn được gọi là V-J Day tại Mỹ (viết tắt từ chữ Victory over Japan Day, tạm dịch là ngày chiến thắng Nhật Bản) và từ đó thế giới mới hiểu được tầm tác hại của việc dùng vũ khí nguyên tử vào các cuộc chiến tranh.
Trong Ðệ Nhị Thế Chiến, cả hai thế lực đồng minh và trục phát-xít đều có chính sách theo đuổi việc nghiên cứu chế tạo các loại bom, hay vũ khí có tầm phá hoại rộng lớn, đặc biệt là nhắm vào hạ tầng cơ sở và dân chúng. Chính đều này đã tạo nên nhiều tranh cãi vào thời bấy giờ. Ðiển hình như trong một trận thả bom của quân đồng minh vào một thành phố tại Ðức đã làm thiệt mạng 30,000 người và vào tháng 3 năm 1945, một trận oanh kích bằng bom khác đã làm 72,459 người thiệt mạng tại Nhật.
Dự án chế tạo bom nguyên tử của Hoa Kỳ khởi thủy từ nỗi lo ngại là Ðức Quốc trong thời gian ngắn sẽ thực hiện một chương trình quy mô nhằm chế tạo các loại bom nguy hiểm với mục đích bành trướng thế lực khắp nơi. Trong việc thực hiện dự án chế bom nguyên tử, Hoa Kỳ được sự hỗ trợ của Liên Hiệp Anh và Gia Nã Ðại. Nhiều khoa học gia nổi tiếng từ Âu Châu, gồm cả vật lý gia vĩ đại Albert Einstein cũng có tham dự trong dự án bí mật này. Dự án nghiên cứu chế bom nguyên tử đã làm Hoa Kỳ tốn gần hai tỷ Mỹ kim. Nhân viên làm việc trong dự án này lên tới 130,000 người, từ hơn 30 các tổ chức khoa học khác nhau ở khắp nơi tại Hoa Kỳ. Dự án này được được đặt tên là "Dự Án Manhattan" (Manhattan Project).
Dự Án Manhattan là một dự án có tính chất bí mật mà ngay chính tổng thống Harry Truman khởi đầu cũng không được biết đến. Khi được biết về dự án chế tạo bom nguyên tử, tổng thống Truman đã ra lệnh cho Bộ Trưởng Chiến Tranh Henry Stimson thành lập một ủy ban mà trong đó gồm ba khoa học gia lẫy lừng để cố vấn tổng thống về quân sự, chính trị và đặc biệt cho những câu hỏi về khả năng sử dụng quả bom nguyên tử đầu tiên. Sau khi ủy ban được thành lập, bộ trưởng Stimson đã bày tỏ quan điểm của ông là ủng hộ việc dùng bom nguyên tử và cho rằng trách nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ là phải chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng và thành công. Tiến sĩ J. Robert Oppenheimer, một thành viên của ủy ban đặc biệt này, cho rằng vì sức tàn phá của bom nguyên tử quá lớn, ông đã đề nghị nếu có dùng đến bom nguyên tử, chỉ nên nhắm vào các vùng quân sự, chứ không phải khu dân cư.
Tổng thống Truman sau nhiều lần tham khảo với ủy ban cố vấn về việc sử dụng bom nguyên tử đã đi đến quyết định thả bom tại Nhật Bản vào năm 1945. Chính tổng thống Truman cũng muốn chiến tranh sớm chấm dứt vì vào thời điểm đó, Nhật Bản đang bành trướng thế lực một cách nhanh chóng sang nhiều vùng lân cận. Tưởng cũng nên nhắc lại, bốn năm trước đó vào cuối năm 1941, Nhật đã bất ngờ tấn công một căn cứ quân sự quan trọng của Hoa Kỳ đặt tại Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) ở Oahu, bang Hawaii, phá hủy gần như toàn bộ căn cứ quân sự này với số tử vong gần 2,500 người. Trong gần bốn năm tham dự Ðệ Nhị Thế Chiến, số binh sĩ Hoa Kỳ tử trận tại chiến trường đã lên đến 290,000 người và thêm 110,000 binh sĩ khác qua đời vì những lý do liên quan đến chiến tranh mà trong số đó 90,000 người đã hy sinh trong cuộc chiến với Nhật Bản.
<< Bắt đầu < Trước 1 2 Tiếp > Cuối >>
< Trước
Tiếp >
Vấn đề của hệ thống cầu đường tại Hoa Kỳ
Trên một cây cầu cũ kỹ dẫn con đường số 5 của tiểu bang Missouri đến khu vực hồ của vùng Ozarks, gần một chỗ được gọi là Hurricane Deck, một số kỹ sư của Sở Công Chánh tiểu bang Missouri đang cầm búa gõ gõ vào các khung sắt dưới cầu và lắng nghe “tiếng nói của thép”. Chỉ một tiếng thì thầm có thể có nghĩa là đã có một sự rạn nứt nào đó mà hậu quả là một sự sụp đổ như chiếc cầu ở Minneapolis hôm Thứ Tư tuần trước. Nhưng những thanh tra này, cũng như nhiều trăm kỹ sư thanh tra khác, đã nhận được lệnh đi nghe ngóng các cây cầu cổ làm bằng thép trên toàn cõi Hoa Kỳ ngay sau vụ sập cầu. Ðiều đáng nói hơn là họ không biết phải nghe ngóng cái gì. Và đó chính là vấn đề của hệ thống cầu đường trên toàn quốc.
Nghe ngóng gì đây?
Ông David Buck, phát ngôn nhân của Sở Công Chánh tiểu bang Maryland hỏi “Chúng tôi phải tìm cái gì đây khi mà chưa có gì cụ thể được đưa ra từ vụ ở Minnesota để chúng tôi có thể biết là hãy tìm cái gì?”
Hiện có khoảng 750 cây cầu được thiết kế theo kiểu một hòm khung thép (steel deck truss) giống như cây cầu hiện đang nằm ngổn ngang trên sông Mississippi, và hôm Thứ Năm tuần rồi, chính phủ liên bang đã yêu cầu tất cả các tiểu bang phải khẩn cấp kiểm soát ít nhất là khoảng 470 cây cầu vốn đặc biệt có thể có vấn đề. Thực sự những cây cầu này thường xuyên vẫn được thanh tra, nhiều cây được thanh tra hằng năm hay nhiều khi hằng tháng, một khoảng cách gần hơn là tiêu chuẩn mỗi hai năm mà chính phủ liên bang đòi hỏi. Nhưng với các nhà điều tra ở Minneapolis đang mới bắt tay vào việc, và nay khi họ nói có thể 18 tháng nữa mới biết được lý do, điều rõ ràng là các tiểu bang thực sự không biết phải làm gì.
Trong khi đó, ở cấp liên bang, hôm Thứ Sáu tuần rồi, các viên chức trong ngành giao thông đã tuyên bố sẽ xét lại toàn thể Chương Trình Thanh Tra Hệ Thống Cầu Quốc Gia, để bảo đảm là Washington nghiêm chỉnh trong việc theo dõi chương trình thanh tra của các tiểu bang. Bộ trưởng Giao Thông Mary Peters đã tuyên bố “chuyện xảy ra ở Minnesota là điều không thể chấp nhận được. Chúng ta phải xét lại từ trên xuống dưới chương trình thanh tra để bảo đảm là thảm cảnh này không tái diễn lần nữa.”
Khổ một nỗi như Hiệp Hội Các Kỹ Sư Công Chánh Hoa Kỳ đã khuyến cáo, trên toàn Hoa Kỳ, nhưng cây cầu vốn có thể bị sụp chỉ vì có một sự rạn nứt, hư hỏng nào đó, như cây cầu 40 tuổi ở Minneapolis vốn vẫn còn rất nhiều. Riêng tiểu bang Missouri hiện có 11 cây cầu cùng kiểu thiết kế với cây cầu bị nạn ở Minnesota, trong khi đó ở Pennsylvania có đến 55 cây cầu trong đó có 17 cây cầu thuộc loại “suy yếu cấu trúc” trong khi các kỹ sư của tiểu bang chỉ hy vọng là có thể thanh tra lại toàn thể các cây cầu này vào cuối tháng Tám. Ngay tại thủ đô Washington, các kỹ sư công chánh của tiểu bang Maryland đang đưa các loại xe “dọ thám”, tức loại xe cầu trục có khả năng đưa một thanh tra xuống dưới gầm cầu để nhìn vào cây cầu ở phía bắc của xa lộ vòng đai Washington Beltway vốn mỗi ngày phải chịu sức nặng của 200,000 xe cộ.
Một hệ thống quá cũ
Toàn thể đa số cầu tại Hoa Kỳ trong hệ thống xa lộ liên bang được xây dựng theo kế hoạch được quốc hội chuẩn chi năm 1956 qua đạo luật mang tên Luật Về Hệ Thống Xa Lộ Liên Tiểu Bang và Các Quốc Lộ Quốc Phòng. Ðây là hệ thống xa lộ được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Bị ám ảnh bởi ký ức một binh nhì phải di chuyển trên hệ thống quốc lộ cũ kỹ mang tên Lincoln Highway hồi năm 1919 trong Thế Chiến Thứ Nhất so với hệ thống xa lộ autobahn của Ðức Quốc Xã, tổng thống tin là một hệ thống xa lộ tốt là điều căn bản trong chiến lược quốc phòng. Mục đích của hệ thống xa lộ này tối hậu là để di chuyển binh sĩ và tiếp tế cho các đơn vị tác chiến một cách hữu hiệu và nhanh chóng.
Năm ngoái đánh dấu kỷ niệm 50 năm của hệ thống xa lộ này, di sản của Tổng thống Eisenhower và viễn ảnh một hệ thống đường xá có thể làm ngắn lại khoảng cách của một lục địa và có thể “đáp ứng được nhu cầu của đại họa hay quốc phòng nếu trong trường hợp chiến tranh nguyên tử xảy ra”.
Chiến tranh nguyên tử không xảy ra nhưng hệ thống xa lộ đã trở thành huyết mạch của nền kinh tế và thay vì chiến xa và xe vận tải của quân đội, chúng ta có xe hơi, xe vận tải dân sự. Các cơ quan công chánh tiểu bang, nhận quyền kiểm soát hệ thống xa lộ để đổi lấy trợ cấp của liên bang, ngày càng đối đầu với sứ mệnh thật tốn kém và đầy khó khăn: mở rộng thêm đường cho thêm xe cộ lưu hành ở những khu đông dân nơi đất đai hết sức tốn kém.
Cây cầu hiện đang nằm ngổn ngang trên sông Mississippi chỉ là một mắt xích trong hệ thống xa lộ quốc gia nhưng nó là một mắt xích đã bị hư hỏng. Một thời là niềm tự hào của một cường quốc vừa chiến thắng một cuộc thế chiến, hệ thống đường xá liên bang nay là một hệ thống những con đường và cầu cống già nua mà các kỹ sư nghĩ là đã đến lúc cần phải phế thải vì quá lỗi thời. Mặc dầu đã chi tiêu rất nhiều cho các hệ thống xa lộ, các chuyên gia và kỹ sư nói ngân quĩ liên bang không đủ để cứu những cây cầu đã già gần nửa thế kỷ của hệ thống xa lộ liên tiểu bang và 47,000 dặm đường đang ngày càng cần được sửa chữa hoặc làm mới vì ngày càng phải chịu một số xe cộ quá mức.
“Là một quốc gia, chúng ta ngày càng phồn thịnh, càng lái xe nhiều hơn để đi làm ăn, và chở nhiều hàng hóa hơn, đổ xuống các xa lộ và làm chúng ngày càng hao mòn hư hỏng,” ông Robert Poole, một cố vấn của Cơ Quan Quản Trị Xa Lộ Liên Bang (Federal Highway Administration-FHA). Theo bản phúc trình năm 2005 của FHA, hơn 75,000 trong số khoảng gần 600,000 cây cầu, 13.1 phần trăm, bị coi là “suy yếu cấu trúc”, có nghĩa là một số các bộ phận của thân cầu hay cấu trúc của cầu bị coi như là không đạt tiêu chuẩn an toàn. Mặc dầu không có nghĩa là không an toàn, một cây cầu đã bị liệt vào loại này cần phải được hoặc là giới hạn tốc độ hoặc giới hạn trọng tải để giảm bớt nguy cơ sụp đổ.
Quốc hội đã chấp thuận một ngân khoản sáu năm trị giá $286 tỷ cho giao thông hồi năm 2005 trong cố gắng giúp thêm cho các dự án về cầu đường và các hệ thống chuyên chở công cộng. Nhưng theo Hiệp Hội Các Kỹ Sư Công Chánh Hoa Kỳ thì chính phủ cần phải chi ra $188 tỷ trong vòng 20 năm tới chỉ riêng để giải quyết vấn đề của những cây cầu suy sụp này.
Chi tiêu không đúng chỗ
Vấn đề còn trầm trọng hơn nữa vì cho đến nay ưu tiên được đưa ra để chi cho số ngân khoản này thường không đúng chỗ.
Riêng ở tiểu bang Minnesota, suốt hai năm nay, Thống đốc Tim Pawlenty đã phủ quyết mọi dự luật nhằm tăng thuế đánh lên xăng để lấy tiền sửa chữa cầu đường. Nay thì hẳn là ông Pawlenty đã đổi ý. Ngay cả khi lý do của thảm họa về cây cầu trên xa lộ I-35W chưa biết vì đâu, vụ này ít nhất đã làm nhiều người đổi ý. Nó đã tập trung sự chú ý của tất cả mọi người trên đất Mỹ về tình trạng cầu cống đường xá ngày càng suy đồi trên toàn quốc và hơn thế về sự lơ là của các chính trị gia từ liên bang đến tiểu bang.
Mặc dầu số tiền công quĩ chi ra cho giao thông lên đến mức kỷ lục, những quyền lợi địa phương của các vị dân cử, thay vì nhu cầu thực sự, thường là lý do tại sao tiền được chi ra cho một dự án này hay một dự án khác. Và việc này thường dẫn đến việc xây một con đường hay một dự án chuyên chở công cộng mới, được mọi người hưởng ứng hơn là bảo trì tái thiết những con đường cũ. Cũng theo chiều hướng đó, các vị dân cử đã tài trợ cho rất nhiều dự án đường hỏa xa hay chuyên chở công cộng vốn không được dân chúng Hoa Kỳ sử dụng vì không có thói quen hay vì không tiện lợi.
Mới tháng rồi, theo tờ New York Times, dân biểu James L. Oberstar, đại diện Dân Chủ của tiểu bang Minnesota và là chủ tịch của Ủy Ban về giao thông và hạ tầng cơ sở, đã cho phổ biến một thông cáo báo chí, khoe về số ngân sách được dành cho Minnesota trong ngân quĩ năm nay. Trong số $12 triệu dành cho tiểu bang, $10 triệu đã được dành để xây một con đường xe lửa cho dân chúng ngoại ô đi vào Minneapolis. Số $2 triệu còn lại được chia ra cho một số dự án bao gồm dự án để làm thêm đường cho xe đạp và cho người đi bộ. Không thấy nói gì đến việc bảo trì những cây cầu đã bị coi là “suy yếu cấu trúc”.
Hơn thế, số ngân khoản $286 tỷ dành cho giao thông liên bang được Quốc Hội thông qua năm 2005 bao gồm đến 6,000 tài khoản định trước, chỉ cho phép được dùng cho mục tiêu ghi sẵn trong luật thôi. Trong số tài khoản định trước này, nổi tiếng nhất là một cây cầu đi đến một ngõ cụt ở vùng quê Alaska, một tài khoản sau cùng đã bị hủy bỏ vì báo chí làm ồn lên.
Thượng nghị sĩ Charles E.Schumer, Dân Chủ-New York, trả lời tờ New York Times, đồng ý là những tài khoản định trước thường “hầu như chỉ để cho các kiến trúc mới chứ không phải để bảo trì”. “Căn bản mà nói,” ông Schumer giải thích “những việc hằng ngày nhưng quan trọng như bảo trì thường bị bỏ quên vì luôn tốt đẹp hơn khi một ai đó có thể cắt băng khánh thành một công trình mới”. Trong khi đó Dân biểu John L. Mica, Cộng Hòa-Florida, một dân biểu cao cấp trong Ủy Ban giao thông và hạ tầng cơ sở Hạ Viện, đã gặp các cố vấn của tổng thống Bush để yêu cầu phải có một kế hoạch quốc gia đối phó với vấn đề cầu cống này. Tái dựng lại cây cầu I-35W chẳng qua chỉ là băng keo “Band-Aid” cho “một vấn đề trầm trọng hơn nhiều. Chúng ta không có bất cứ một kế hoạch toàn diện nào để đối phó với vấn đề của hạ tầng cơ sở và càng ngày chúng ta càng tụt hậu.”
Trên toàn quốc, từ cuối tuần qua, nhiều quốc hội tiểu bang đã cố tìm cách đối phó. Năm nay ở California chẳng hạn, cử tri đã chấp thuận gần $20 tỷ đô la trái phiếu giao thông để chi cho việc sửa chữa. Nhưng theo ông Adam Mendelsohn, giám đốc truyền thông của Thống đốc Arnold Schwarzenegger thì “chưa đủ đâu đến đâu cả”. Ông Mendelsohn còn giải thích là California còn đáng lo hơn vì vấn đề của California còn trầm trọng hơn nhiều tiểu bang khác với áp lực gia tăng nhân số và gia tăng xe cộ.
Ngân sách liên bang về giao thông hầu hết là đến từ thuế xăng, được quốc hội ấn định là 18.4 xu vào năm 1993, nhưng từ đó lạm phát cộng với hiệu năng cao hơn của xăng làm cho thuế trở thành quá ít. Các quốc hội địa phương ở 14 tiểu bang đã nâng tiền thuế xăng 19 lần. Nhiều tiểu bang còn tìm cách áp đặt toll road hay phụ phí giờ đông xe để giúp thêm ngân sách.
Nhưng tất cả vẫn còn chưa đủ. Hiệp Hội Các Kỹ Sư Công Chánh Hoa Kỳ đã cho điểm D cho hệ thống giao thông trên toàn quốc. Muốn được ngay cả chỉ điểm C thôi cũng phải tốn kém nhiều hơn nữa vì hệ thống này, hầu hết được hoàn tất vào thập niên 1970 bây giờ đã đến lúc phải phế thải làm lại. Nhưng thay vì lo bảo trì làm lại hệ thống nòng cốt này thì đa số tiền lại chỉ chi vào những dự án mới chẳng khác gì như ông Steve Ellis, phó giám đốc tổ chức phi chính phủ Taxpayers for Common Sense đã nhận xét “Nếu nhà tôi dột mà tôi đi ăn cơm tiệm thay vì lo sửa nhà dột thì đó thật là vô trách nhiệm. Nhưng đó chính là những gì chúng ta đang làm. Chúng ta không lo bảo trì những gì đã có mà chỉ nói chuyện xây thêm cái mới.”
Lê Phan
< Trước
Tiếp >
VÀI NÉT VỀ DÒNG SÔNG MISSISSIPPI
Trang 1 / 2
Tạ Ðức Trí
Có lẽ trong bất kỳ n�?n văn hóa nào cũng đ�?u có một dòng sông, và trong đ�?i sống của nhi�?u ngư�?i, dòng sông đóng một vai trò thật quan tr�?ng. Ðối với ngư�?i Hoa Kỳ ở mi�?n trung nước Mỹ, dòng sông Mississippi chính là cuộc sống của h�?.
Sông Mississippi là một trong những hệ thống sông ngòi chính yếu trên thế giới không những v�? mặt diện tích, mà còn v�? sự đa dạng và vai trò trong môi trư�?ng sinh thái h�?c. Mississippi là con sông dài và rộng nhất bắc Mỹ, bắt nguồn từ hồ Itasca trong vùng rừng núi phía bắc bang Minnesota đổ ra biển ở vịnh Mexico với tổng chi�?u dài ước tính khoảng 3,705 km. Tên Mississippi bắt nguồn từ tiếng thổ dân Ấn Ðộ có nghĩa là "dòng sông lớn". Thật vậy, hệ thống sông ngòi Mississippi trải rộng từ dãy núi Allegheny ở phía đông đến dãy núi Rocky ở phía tây, cung cấp đư�?ng thoát nước cho 31 tiểu bang Hoa Kỳ và hai tỉnh của Canada. Do đó, sông Mississippi đã được dùng làm điểm xác định biên giới của rất nhi�?u tiểu bang mi�?n trung Hoa Kỳ.
Giai đoạn hình thành chính của sông Mississippi bắt đầu vào khoảng 15,000 năm trước khi vùng băng tuyết Wisconsin bắt đầu tan. Dòng nước chảy qua hàng ngàn năm với nhi�?u cơn địa chấn đã tạo thành dòng chảy chính của sông Mississippi và các dòng sông phụ cũng như rất nhi�?u hồ nước. Sông Mississippi được chia làm ba phần chính: đầu nguồn, thượng nguồn, và hạ nguồn. Phần đầu nguồn sông Mississippi dài 794 km có dòng nước chảy dốc nhất; từ hồ Itasca ở độ cao 440 mét trên mặt nước biển đổ xuống đến thác St. Anthony cũng thuộc bang Minnesota chỉ còn ở độ cao 204 mét trên mặt nước biển. St. Anthony là con thác duy nhất của sông Mississippi. Phần đầu nguồn có khoảng 11 đập nước, chủ yếu dùng trong việc kiểm soát lũ lụt và dự trữ nước. Phần thượng nguồn sông Mississippi dài 1,462 km được tính từ thác St. Anthony đến cửa sông Ohio nằm ở tiểu bang Illinois. Lượng nước sông Mississippi gia tăng đáng kể ở đoạn này nh�? đón nhận lượng nước từ các con sông lớn khác như sông Minnesota và sông Missouri. Ở đoạn cửa sông Ohio, thung lũng sông Mississippi có chi�?u rộng khoảng 80 km. Khoảng 27 con đập được xây trong phần thượng nguồn sông Mississippi, chủ yếu nhằm mục đích đi�?u khiển lưu thông trên sông. Phần hạ nguồn sông Mississippi có nhi�?u con sông nhập vào hơn tạo thành một vùng rộng khá bằng phẳng, phần lớn là đầm lầy và rừng nước lụt. Cửa sông Mississippi nằm tại tiểu bang Louisiana khi sông chia làm hai ngã đổ ra biển ở vịnh Mexico. Sông Mississippi hình thành sáu vùng châu thổ ven biển Louisiana. Các vùng châu thổ biến đổi lần lần sau mỗi một ngàn năm khiến cho các môi trư�?ng sinh sống và các loại động thực vật trong vùng này cũng thay đổi theo. Có khoảng gần hai mươi con sông chính nhập vào sông Mississippi tạo thành một hệ thống sông ngòi rộng lớn với tổng diện tích ước tính lên đến 4.76 triệu km vuông, tức là khoảng 40% tổng diện tích của nước Mỹ. Rất nhi�?u thành phố lớn được hình thành d�?c theo sông Mississippi, gồm có Minneapolis, St. Paul, Davenport, Burlington, St. Louis, Memphis, Greenville, và New Orleans.
Theo các tài liệu lịch sử, ngư�?i Âu Châu đầu tiên đến được sông Mississippi vào năm 1541 là nhà thám hiểm ngư�?i Tây Ban Nha Hernando de Soto. Hơn một trăm năm sau đó, các nhà thám hiểm ngư�?i Pháp nh�? sự hướng dẫn của thổ dân đã thực hiện các cuộc thăm dò trên sông Mississippi, và đến năm 1682 đã tuyên bố dành toàn bộ vùng thung lũng sông Mississippi cho nhà vua nước Pháp. Tuy nhiên, chiếu theo Hiệp Ước Paris năm 1763, nước Pháp mất toàn bộ lãnh thổ tại Bắc Mỹ v�? tay nước Anh và Tây Ban Nha; phía đông của sông Mississippi thuộc v�? nước Anh và phía tây thuộc v�? Tây Ban Nha. Sau cuộc cách mạng Hoa Kỳ và nhi�?u trận chiến dành lãnh thổ cũng như các cuộc thươnng lượng cắt nhượng đất đai, toàn bộ vùng đất có sự ảnh hưởng của sông Mississippi mới dần dần thuộc quy�?n sở hữu của Hoa Kỳ. Trong thế kỷ thứ 19, kỹ nghệ tàu chạy hơi nước phát triển mạnh trên sông Mississippi. Ngư�?i Hoa Kỳ cũng biết thêm nhi�?u đi�?u lý thú v�? sông Mississippi qua các tác phẩm của nhà văn Mark Twain, điển hình là cuốn Life on the Mississippi. Trong th�?i nội chiến Hoa Kỳ, sông Mississippi cũng đóng một vai trò quan tr�?ng; nh�? kiểm soát được phần hạ nguồn sông Mississippi mà quân đội mi�?n bắc đã thắng những trận đánh quan tr�?ng dẫn đến sự kết thúc của cuộc nội chiến. Sang thế kỷ thứ 20, nhi�?u khu hồ trên sông Mississippi được dùng cho bộ môn thể thao trượt nước. Sông Mississippi trong th�?i gian này cũng xảy ra hai trận lụt lớn. Trận lụt năm 1927 làm sạt lở b�? sông ở 145 nơi khác nhau, trong khi trận lụt năm 1993 chủ yếu chỉ gây thiệt hại ở phần thượng nguồn sông Mississippi trước khi nhập với sông Ohio. Hiện nay, tàu bè di chuyển trên sông Mississippi vẫn khá tấp nập, gồm cả các tàu du lịch lẫn chuyên chở hàng hóa.
<< Bắt đầu < Trước 1 2 Tiếp > Cuối >>
< Trước
Tiếp >
[ Quay lại ]
CẦU GOLDEN GATE TẠI SAN FRANCISCO
Tạ Ðức Trí
Có lẽ bất cứ ai đến thăm thành phố nổi tiếng San Francisco cũng đ�?u phải ghé thăm cây cầu treo nổi tiếng Golden Gate. Màu đ�? tươi của cây cầu nổi bật trong làn sương mù lãng đãng hay trên n�?n tr�?i xanh trong đ�?u là những cảnh đẹp thật khó quên.
Tuy không phải là cây cầu treo đầu tiên, nhưng vào th�?i điểm cầu được hoàn tất năm 1937, Golden Gate là cầu treo lớn nhất thế giới. Do đó, cầu đã trở thành biểu tượng của thành phố San Francisco nói riêng và của Hoa Kỳ nói chung vào th�?i bấy gi�?. Cho đến ngày nay, cầu Golden Gate vẫn giữ vị trí là chiếc cầu treo dài thứ hai tại Hoa Kỳ chỉ đứng sau cầu Verrazano-Narrows tại thành phố New York. Cầu Golden Gate bắt ngang qua cửa biển nối li�?n vịnh San Francisco và Thái Bình Dương, nối li�?n bán đảo San Francisco tại thành phố San Francisco nằm ở mũi bắc của bán đảo và quận Marin, được xem là một phần của U.S. Highway 101 và California Highway 1.
Lịch sử chiếc cầu Golden Gate khởi thủy từ một bài viết của kỹ sư James Wilkins, với ý tưởng muốn nối li�?n đư�?ng giao thông giữa cảng Hyde Street tại San Francisco và Sausalito của quận Marin mà trước đó chỉ được thực hiện bằng phà. Sau đó, kỹ sư Joseph Strauss chuyên vẽ h�?a đồ cho hơn 500 chiếc cầu đã nghĩ ra mẫu cho chiếc cầu treo này. Tuy nhiên, cây cầu trong bản vẽ đầu tiên mà ông hoàn tất vào năm 1921 đã quá nh�? so với dự án bắc cầu ngang qua cửa biển và đã không được chấp thuận. Không b�? cuộc một cách dễ dàng, Strauss đã tốn hơn một thập niên nỗ lực vận động khắp m�?i nơi tại mi�?n bắc California cho dự dán xây cầu của mình. Kết quả khả quan đầu tiên của dự án xây cầu xảy ra vào năm 1924. Qua một buổi đi�?u trần với đại tá Herbert Deakyne đại diện cho Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh, việc sử dụng đất để xây cầu đã được chấp thuận một cách nhanh chóng. Dự án được ước tính tốn hơn 27 triệu Mỹ kim.
Năm 1928, Golden Gate Bridge and Highway District được thành lập với mục đích tạo một cơ quan chính thức phụ trách thiết kế, xây cất và tài trợ cho việc xây cầu Golden Gate. Hội đồng quản trị của cơ quan này gồm đại diện của sáu quận: San Francisco, Marin, Napa, Sonoma, Mendocino, và Del Norte. Cử tri trong vùng này chấp thuận tài trợ dự án xây cầu vào năm 1930 qua một loại công trái phiếu đặc biệt kết hợp toàn bộ tài sản gồm nhà cửa, nông trại, và thương vụ của m�?i cử tri. Kết quả là loại công trái phiếu đặc biệt này đã gây được 35 triệu Mỹ kim đầu tiên cho việc xây cầu. Ngân sách xây cầu ban đầu dự tính ở mức 30 triệu Mỹ kim nhưng chi phí cuối cùng đã lên đến 36.7 triệu Mỹ kim. Việc xây cầu được khởi công vào tháng Giêng năm 1933. Một chiếc lưới an toàn được dựng lên trong suốt tiến trình thi công với mục đích làm giảm số tử vong vì tai nạn ngh�? nghiệp và chiếc lưới này đã thật sự cứu được 19 nhân mạng. Số tử vong vì tai nạn trong việc xây cầu ở giai đoạn cuối là 11 ngư�?i vì lúc đó lưới an toàn bị rớt kh�?i cầu.
Cầu Golden Gate sau khi hoàn tất có độ dài tổng cộng là 2,737 mét với phần cầu treo dài 1,280 mét. Cầu có chi�?u rộng 27 mét gồm sáu đư�?ng xe chạy và l�? rộng hai bên cho ngư�?i đi bộ và chạy xe đạp. Chi�?u cao của cầu là 227 mét. Xà ngang ở đầu cầu cao 4.3 mét giúp cho các loại xe vận tải lớn có thể băng qua cầu dễ dàng. Cầu cao hơn mặt nước biển ở độ trung bình là 67 mét, giúp cho việc qua lại của tàu bè phía dưới cầu được thuận tiện. Chiếc cầu được ước tính có khoảng 1,200,000 chiếc đinh tán. Tại đầu phía nam của cầu có trưng bày một phần thật của ống dây cáp khổng lồ với đư�?ng kính 92.7 cm mà bên trong gồm 27,572 c�?ng thép đan sát vào nhau để tạo sức mạnh thích hợp chịu đựng cho thân cầu. Cầu Golden Gate được hoàn tất và khánh thành vào ngày 27 tháng 5 năm 1937. Vào ngày này, ngư�?i dân tại San Francisco cùng hàng ngàn ngư�?i từ khắp nơi đã đổ v�? để có cơ hội bước qua cầu lần đầu tiên. Nhi�?u ngư�?i cho rằng sở dĩ cầu Golden Gate mang một nét đẹp thơ mộng đặc biệt, một phần là vì kỹ sư Joseph Strauss cũng còn là một nhà thơ và có tầm nhìn xa khi ông vẽ h�?a đồ hình thành chiếc cầu. Bức tượng bằng đồng của ông dựng tại đầu cầu chính là lòng biết ơn của m�?i ngư�?i đối với ông.
Vì cầu Golden Gate là phương tiện đư�?ng bộ duy nhất ra kh�?i thành phố San Francisco ở hướng bắc, cho nên số lượng xe băng qua cầu mỗi ngày trung bình lên tới 100,000 chiếc. Con lươn giữa hai chi�?u xe được thiết kế có thể d�?i chuyển được nhằm thích ứng với lượng xa ra và vào thành phố San Francisco mỗi ngày. Vào buổi sáng ngày thư�?ng, dòng xe chạy v�? phía nam của cầu dẫn vào thành phố nhi�?u hơn, chiếm từ bốn đến sáu đư�?ng xe chạy, trong khi vào buổi chi�?u, bốn đư�?ng xe chạy sẽ được dành cho giao thông đi v�? hư�?ng bắc ra kh�?i thành phố San Francisco. Tốc độ xe chạy trên cầu đã bị giảm từ 55 dặm một gi�? (tức 90 km một gi�?) xuống còn 45 dặm kể từ năm 1983. Lệ phí của các loại xe qua cầu v�? hướng nam được tăng từ 3 Mỹ kim lên 5 Mỹ kim từ năm 2002, nhưng vẫn miễn phí cho chi�?u ngược lại v�? hướng bắc.
Cầu Golden Gate mặc dù được xem là có màu đ�?, nhưng màu sơn chính thức của cầu là màu son cam (orange vermillion) hay còn được g�?i là màu cam quốc tế (international orange). Ðây là màu mà kiến trúc sư Irving Morrow đã ch�?n để hòa hợp với khung cảnh xung quanh nhưng cũng làm cho cầu nổi bật giữa đám sương mù dày đặc. Tuy mục đích chính là để tàu bè và máy bay có thể nh�? đó mà xác định vị trí trong lúc th�?i tiết xấu, nhưng chính màu son cam cũng đã mang lại nét đẹp đặc biệt cho cầu Golden Gate, mỗi góc độ và mỗi sự thay đổi v�? th�?i tiết hay ánh sáng đ�?u mang lại một vẻ đẹp khác nhau, khiến cho cầu được xem là một trong những cây cầu được chụp ảnh nhi�?u nhất trên thế giới. Chính vì thế mà cầu Golden Gate được nhi�?u ngư�?i xem là biểu tượng chính thức của thành phố sương mù San Francisco, thu hút rất đông du khách khắp nơi trên thế giới.
< Trước
Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn kể về bi kịch đắm tàu nhân đọc Việt Tide (1)
Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn kể về bi kịch đắm tàu nhân đọc Việt Tide đặc biệt “Thuyền Nhân: Bi sử Biển Đông” (1)
Khôi Nguyên (Thực hiện)
Lời Tòa Soạn: Trong chuyến đi cùng trung tâm Thúy Nga đến Houston, Texas để làm “MC” cho chương trình Paris By Night 89 chủ đề: “Lam Phương, đường về quê hương” vào ngày 5 tháng 5 năm 2007 và nhân việc đọc qua ấn bản Việt Tide đặc biệt: “Thuyền Nhân: Bi sử Biển Đông” phát hành vào dịp 30 tháng Tư vừa qua, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã dành cho Việt Tide một cuộc phỏng vấn xoay quanh đề tài thuyền nhân.
Lần đầu tiên trên tuần báo Việt Tide nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã kể lại biến cố đau thương của gia đình ông trên đường vượt biển tìm tự do mà cho đến nay, hài cốt của người vợ 26 tuổi và con trai 4 tuổi của ông mãi mãi nằm lại trong một ngôi mộ tập thể ven bờ biển Malaysia. Biến cố này đã làm thay đổi đời ông ra sao và vợ con ông, những người đã khuất, có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống và sự nghiệp của ông. Ông cũng tiết lộ lý do nào khiến ông lại trở thành nhà văn. Và vì sao 28 năm qua ông chưa một lần trở lại Việt Nam. Cũng như những mong muốn và chia xẻ với cộng đồng Việt Nam tại Hải Ngoại nên làm gì với những thuyền nhân chẳng may thiệt mạng, thân xác vùi sâu trong lòng biển cả và bây giờ là những ngôi mộ nằm dọc bờ biển các quốc gia vùng Đông Nam Á… Bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn được đăng 2 kỳ trên Việt Tide số 304 và Việt Tide 305.
* Việt Tide: Thưa nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, ông đã đọc tờ Việt Tide đặc biệt “Thuyền Nhân: Bi sử Biển Đông” và ông có thể cho độc giả Việt Tide biết cảm xúc của mình không?
- Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn: Hôm nay tôi tình cờ đọc được tờ báo Việt Tide ấn bản đặc biệt 30 tháng Tư 2007, tôi bắt gặp 3 chi tiết trong tờ báo này làm cho tôi xúc động. Thứ nhất là ngôi một tập thể ở trang 38 và chú thích rằng đây là ngôi mộ chôn 146 thuyền nhân chết ngày 1 tháng 12 năm 1978 sau khi con tàu mang tên MT 065 chở hơn 300 người chìm ngoài khơi Semerak, Malaysia. Chính gia đình tôi đã đi trên chiếc thuyền này. Thứ hai là trong này có bài của tác giả, nhạc sĩ Trần Chí Phúc: “Xác em nay ở phương nào” với dòng chữ “Tặng Nguyễn Ngọc Ngạn”, viết về thảm kịch xảy ra với gia đình tôi. Thứ Ba là bài của ông Vũ Duy Thái, bài này thực sự thì tôi đã đọc từ năm 1981 trích trong tuyển tập “Hải tặc trong vịnh Thái Lan”.Vũ Duy Thái là người tôi biết, bởi anh là người hàng xóm của tôi. Thành thử cả 3 chi tiết này đưa lại cho tôi nỗi xúc động khôn nguôi về câu chuyện xảy ra đã 29 năm.
* Việt Tide: Cụ thể như thế nào thưa ông?
- Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn: Trước hết là về ngôi một tập thể. Vào năm ngoái anh Trần Đông ở bên Úc, là người sáng lập ra bảo tàng viện Thuyền Nhân có điện thoại qua nói chuyện với tôi về việc đã tìm ra ngôi một tập thể của những người đã đi cùng tàu với tôi và bị chìm vào ngày 1 tháng 12 năm 1978. Hôm nay tôi được nhìn thấy bức ảnh ngôi mộ này tương đối rất rõ ràng, mặc dầu ở đây không nhìn thấy được tên của những người đã qua đời. Nhưng dĩ nhiên là tôi biết trong ngôi mộ ấy có hài cốt của đứa con mình.
Tôi xin kể lại một cách tóm tắt bi kịch đã xảy ra với gia đình tôi trong chuyến đi định mệnh ấy. Ngày 1 tháng 12 năm 1978 thì chiếc tàu chở chúng tôi đi vào tới vịnh Malaysia. Chiếc tàu đó tên thật của nó là tàu “Kim Hoàng” mang số hiệu là “MT 065”, “MT” đây chắc là Mỹ Tho. Chiếc tàu này vượt biển đêm 24 tháng 11 ở Kiến Hòa (nay là tỉnh Tiền Giang). Moi người đi bằng những chiếc thuyền nhỏ rồi lên tàu 065 này ở ngoài khơi. Tàu bắt đầu đi từ khuya ngày 24 tháng 11 cho đến ngày 1 tháng 2 năm 1978 thì tới bờ biển Malaysia. Khi tới nơi thì sóng quá lớn ở vịnh Malaysia nên không nhìn thấy bờ và nhất là đó lại là đêm mưa. Chiếc tàu đó chở tất cả vào khoảng hơn 300 người, đàn ông thanh niên, trong đó có tôi, tất cả đều phải ở dưới hầm tàu. Vì đây là chuyến tàu đi “bán chính thức” nên mình phải dùng tên giả là tên người Hoa. Trong chuyến tàu đó chỉ có khoảng hơn 20 người Việt, số còn lại là người Việt gốc Hoa.
Khi tàu đến gần bờ biển trong đêm thì ở trên bờ (sau này tôi được biết) cảnh sát Malaysia họ dựng 2 cây súng đại liên họ vừa bật đèn pha vừa bắn ra. Họ không nhắm bắn thẳng vào tàu nhưng họ bắn để đuổi tàu ra lại ngoài khơi. Như chúng ta đã biết sau này, từ năm 1979 họ cũng làm như thế, và dã man hơn là họ cột tàu lôi thẳng ra ngoài khơi sau đó chặt dây để tàu lênh đênh trên biển.
Bởi khi đó là năm 1978, đây là một trong số chuyến đi đầu tiên nên họ chỉ bắn đe dọa để đuổii mà thôi. Ở trên boong tàu có khoảng 17 ngừơi thợ máy, tài công cùng số đàn bà và trẻ em. Những người đàn ông đều năm dưới hầm tàu nên không biết chuyện gì đã xảy ra. Khoảng 5 giờ sáng, tôi đang ngồi ở phía cuối hầm tàu, nhưng vì người ta khóa nắp hầm lại để người ta khỏi nhốn nháo trèo lên chỉ khi nào đến giờ ăn họ mở nắp đó ném thức ăn cho mình mà thôi. Mình là người Việt lại không quen biết chủ tàu nên họ nhét mãi xuống phía cuối tàu, 6 bảy ngày đêm ngồi trong đó chật chội nên không đứng lên được. Với lại ở trong đó nước dâng ngang tới ngực. Vì khi nước ngang tới ngực nên rác rến lúc nào cũng ngang người mình.
Tôi còn nhớ lúc 5 giờ sáng thì vì hầm tàu nóng quá nên người ta mới khoét một lỗ thông hơi. Lúc ấy tôi mới ở tù hơn 3 năm, ra được khoảng mấy tháng nên người rất là ốm cho nên lỗ thông hơi đó nếu mình cố gắng sẽ chui lên được, nhưng dĩ nhiên là người ta không cho chui lên. Lúc đó bà xã tôi thò đầu xuống và gọi nho nhỏ: “Anh Ngạn ơi, anh Ngạn ơi”. Vợ tôi nói rằng con nó bị lạnh quá. Lúc ấy tôi nhìn quanh thấy tất cả còn đang ngủ ngồi trong đống nước tôi mới lén đứng dậy vì người bị tê cứng sau sáu bảy ngày ngồi một chỗ tôi mới dùng hết sức để có thể đu được lên boong tàu. Khi lên đó tôi chỉ mặc theo được một cái áo Jacket không quân, còn quần dài thì bị tuột chỉ cái quần đùi. Khi lên đến nơi thì thấy cậu con trai tôi, sinh năm 1974, lúc ấy mới chỉ 4 tuổi rưỡi, cháu bị mưa nguyên một đêm nên bay hết áo, chỉ mặc cái quần và mẹ cháu cuốn cho cái khăn bông. Nhưng vì cái khăn bị mưa ướt nên cháu bị lạnh, người tái lại. Khi tôi lên boong tàu thì cũng là lúc tôi biết rằng mình sắp chết rồi. Bởi lúc ấy, cả 17 người tài công, thợ máy, chủ tàu họ đã đeo phao và nhảy xuống biển để bơi vào bờ. Họ đã hoàn toàn bỏ tàu. Khi ấy con tàu cứ quay lông lốc giữa những cơn sóng cấp 7, cấp 8, vừa bão tố vừa mưa. Không những thế và cái tàu không có người lái và mình không thấy bờ ở chỗ nào. Không có người lái thì tàu phải chìm thôi. Lúc ấy, vì là người công giáo nên tôi đọc kinh và nói với đứa con an ủi chính mình: “Con ơi, con ôm lấy cổ bố rồi bố sẽ nhảy xuống biển rồi sóng nó có thể đưa vào chứ đứng ở đây lát nữa tàu chìm thì mọi người núi nhau cũng chết thôi”. Tôi cũng nói với vợ mình là bây giờ ở đây có những cái thùng nước ngọt, những túi nylon khoảng 10 lít mà người ta uống hết, bây giờ em ôm cái thùng này nhảy xuống may ra sóng đánh vào được chứ bây giờ đằng nào cũng sẽ chết chìm.
Tôi vừa nói xong câu đó thì có một lớp sóng quá lớn ở ngoài đẩy vào. Sóng đánh làm con tàu lật ngang vào phía trong. Vì con tàu lật ngang nên trên boong có khoảng trên 100 người phụ nữ và trẻ em thì rớt xuống biển khoảng một nửa. Khi ấy tôi đang bế đứa con và bà xã đứng ở bên cạnh. Đợt sóng đó nó đẩy vợ tôi bay mất ngay từ lúc đó không thấy lại nữa. Đứa con tôi cũng lọt khỏi tay và rơi xuống biển. Bản thân tôi thì bị văng mắt kính nên không nhìn thấy gì cả. Nhưng may mắn là không hiểu sao tay tôi lại quờ quạng và níu được một sợi dây trên tàu. Tôi níu lại lên mặt tàu nhưng vì sóng lại đánh mạnh cuốn tàu lật ngược trở ra một lần nữa qua phía bên ngoài biển thì tất cả những người trên tàu kể cả tôi đều rụng hết xuống trong lần ấy.
Khi rụng xuống trong đợt này, thì dĩ nhiên là nửa phần trên của chiếc tàu (buồng lái, ca bin) kính bị bể tung ra hết. Khi đó hơn 150 người ngồi trong hầm tàu vì nó không vỡ ra nên những người trong đó ôm nhau và chết hết vì ngộp nước. Thành ra chiếc tàu ấy khi mọi người vào bờ chỉ toàn là đàn bà và trẻ mồ côi mà thôi.
Có thể nói là có một định mệnh lạ lùng tôi là người thứ hai, trong số hai người đàn ông trong cái hầm tàu ấy sống sót. Người kia là một người đàn ông lớn tuổi mà sau này tôi có dịp gặp lại ở Canada.
Mọi chuyện kể ra thì nó lâu như thế này, nhưng sự thật thì nó chỉ xảy ra trong vòng 1-2 phút đồng hồ là cùng rồi mặt biển lại bằng phẳng trở lại như không có chuyện gì xảy ra. Kỳ thực là biển vừa cướp đi mạng sống của hơn 150 con người.
Khi rớt xuống biển tôi thấy tất cả mọi người níu kéo nhau, ôm nhau, tôi thấy xác mọi người xung quanh mình. Tôi không biết bơi nên cứ phải hụp lên hụp xuống để né những cái va ly hay những tấm ván tàu như muốn đập vào mặt mình. Khi kiệt sức và uống no nước, tôi thầm đọc kinh và buông tay để về bên kia thế giới. Đến khi mà song đánh mạnh quá đẩy được vào gần bờ thì có một ai đó kéo tôi vào rồi quẳng tôi vào đống xác đã vào bờ trước. Lúc ấy, vì úp bụng lên đống xác thì nước trong bụng tôi ộc ra. Tôi tỉnh dậy đầu óc trống rỗng thì có một cậu bé đi vượt biển chung gọi tôi: “Đắm tàu, tỉnh dậy đi chú Ngạn ơi” . Lúc ấy tôi còn ngơ ngác một lúc rồi từ từ tỉnh lại. Cậu bé bảo “Cô Lan chết rồi”. Lan là tên vợ tôi. Khi ấy tôi mới thực sự nhớ lại tất cả những gì xảy ra. Tôi đứng vùng lên chạy lại, bới đống xác người ở bên cạnh thì tìm ra xác của đứa con. Lúc ấy cháu đã bị vật gì đó như tấm ván tàu đánh vào bể cả trán và cháu đã chết.
Còn vợ tôi, kể từ phút dặn dò nhau ở trên tàu thì không tìm thấy nữa, mà cũng không tìm thấy cô ấy trong những cái xác được người ta vớt lên. Ngày hôm sau người ta cho tàu đi dọc bờ biển tìm xác thì tìm thấy them một số xác nhưng có những xác cụt tay, cụt chân hoặc cụt đầu và có những xác trương phình lên, một số xác cũng không thể nhận diện.
Thật sự ra cái lúc mà mới đắm tàu, đa số phụ nữ thoát chết là do sóng đánh vào bờ nên mới sống hơn 100 người. Nếu lúc ấy người ta làm hô hấp và cứu ngay thì có thể sẽ cứu được thêm rất nhiều người giống như trường hợp của tôi. Nhưng khi vào tới bờ những người bất tỉnh hay đã chết bị cảnh sát Malaysia lôi vào một đống họ quây dây lại cấm không cho người chạy lại cứu, còn những người sống sót mà tỉnh như tôi thì họ quây vào một gốc dừa khác với mục đích lột quần áo để lấy vàng và đô la mà những người vượt biển khâu trong gấu áo gấu quần...
Thành thử ra khi mà vào trại tị nạn thì tàu Kim Hoàng MT 065 lên khai với Ban Đại Diện và Cao Ủy là 146 thuyền nhân chết, nhưng tôi nhớ không lầm là 161 người chết, mà xác đếm được trong cái đống mà tôi bị quăng lên đó chỉ có 97 xác thôi, có thể những xác sau này do người địa phương họ vớt được rồi họ tập trung lại trong ngôi một tập thể này.
Vì khi ấy người Việt gốc Hoa đi quá đông nên có 2 nhà sư người gốc Hoa mua vải vàng đến để lót ở dưới hố tập thể sau đó thả xác xuống rồi phủ tiếp một tấm vải vàng rồi xe ủi đất lấp lên. Con trai tôi được chôn theo những người đó, còn xác vợ tôi thì từ đó vẫn không tìm thấy. Thế nhưng trong ngôi mộ này vẫn có tên vì khi vào tới văn phòng thì bất cứ ai còn sống cũng khai tên than nhân mình đã mất và tôi khai tên vợ tôi là Trần Thị tuyết Lan và con trai Nguyễn Trần Lê Chân. Hôm nay sở dĩ mọi người thấy tên vợ con tôi trên tấm bia của ngôi mộ tập thể này là như vậy.
Vợ tôi, khi mất 26 tuổi còn cháu Lê Chân khi ấy lúc ấy hơn 4 tuổi. Xác của cháu Lê Chân thì tự tay tôi đưa cho người ta đặt vào mộ còn xác vợ tôi thì không tìm thấy. Nhưng cũng có thể những ngày sau người ta tìm thấy xác của vợ tôi và đặt luôn vào đó. Bởi vì trong suốt thời gian này ở bờ biển này chỉ có duy nhất con tàu Kim Hoàng bị đắm mà thôi...(Còn tiếp)
* Đón đọc kỳ sau trên Việt Tide 305:
Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết lý do vì sao ông cầm bút viết văn, rồi làm văn nghệ. Những người đã khuất có ảnh hưởng ra sao với đời sống, sự nghiệp của ông và cả gia đình mới của ông sau này....
Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đang chỉ vào trang báo số 38, đặc san Việt Tide “Thuyên nhân: Bi sử Biển Đông”, trong đó có bức ảnh chụp ngôi một tập thể mà ông biết chắc chắn có hài cốt của đứa con trai 4 tuổi. Hình: Khôi Nguyên/Việt Tide
Hình 2: Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn trong phong thu âm của Little Saigon Radio tại Houston với biên tập viên Vũ Kiểm và xướng ngôn viên Nguyễn Văn Thịnh. Hình: Khôi Nguyên/Việt Tide
Hình 3: Hình ngôi mộ tập thể ghi tên 146 thuyền nhân chết ngày 1 tháng 12 năm 1978, trong đó tấm bia ghi tên cả vợ và con nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Hình: Đinh Quang Anh Thái/Việt Tide
< Trước
[ Quay lại ]
No comments:
Post a Comment