Wednesday, March 2, 2011

Nhật Ký vượt biển Đông

Nhật Ký vượt biển Đông
» Tác giả: Mai Khánh Thư, Phạm Doanh Môn
» Dịch giả:
» Thể lọai: Hồi ký
» Số lần xem: 6748
1. Nhật Ký vượt biển Đông
Chúa Nhật 01 /05/1979

Hôm ấy trời mưa nhẹ. Khoảng 2 giờ chiều có một người đàn ông được giới thiệu là em của người chủ tàu đi chiếc xe Honda 67 đến chở tôi ra Lam Sơn, một xứ đạo nhỏ nằm bên phải quốc lộ thuộc tỉnh Bà Rịa, cách thành phố Vũng Tàu khoảng vài chục cây số. Tôi đến đó khoảng 6 giờ chiều và tạm trú tại nhà một gia đình có hai cụ già và một đứa cháu trai nhỏ. Sau khi tắm rửa, tôi dùng cơm tôi với hai cụ nhưng chẳng ăn được bao nhiêu vì lòng tôi hồi hộp quá. Mặc dầu đã là một thanh niên 19 tuổi nhưng từ trước đến giờ tôi cũng rất ít khi xa nhà. Tôi đang học năm thứ hai đại học ở Saigòn thì được anh tôi sắp xếp cho chuyến đi này. Vào thời điểm đó, rất nhiều thanh niên phải ngưng học vào bộ đội đi viễn chinh ở Kampuchia, phục vụ cho tham vọng bất chính của chính quyền Cộng Sản Hà Nội. Có nhiều thanh niên đã bỏ mình hoặc mang thương tật suốt đờI, một phần do cuộc chiến ác liệt, phần khác do sự căm thù, oán giận của người dân bản xứ trước sự xâm lăng trắng trợn của Hà Nội đối với đất nước họ. Những thanh niên Việt Nam lúc đó bị chính quyền Cộng Sản tung vào chiến trường Kampuchia để phục vụ cho ý đồ đen tối của họ. Bạn tôi, Minh đang học năm thứ nhất trường cao đẳng, bị trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và được đưa sang mặt trận Kampuchia. Vài tháng sau Minh được trở về sau khi đã bị cụt mất chân phải vì đạp phải mìn trong rừng Kampuchia, chưa kể những nhục nhằn khi bị người dân xứ Chùa Tháp xua đuổi và chửi mắng. Phần tôi, sau khi Ba tôi - một sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa - đã chết sớm trong lao tù Cộng Sản năm 1977, rồi Mẹ tôi cũng qua đời sau đó một năm vì buồn khổ cũng như vì bị lao lực quá sức. Anh tôi quyết định cho tôi ra đi vào lúc mà nơi tôi ở đang la thời kỳ cao điểm tuyển mộ thanh niên đi nghĩa vụ quân sự để bổ sung cho chiến trường Kampuchia đang thiếu hụt.

Ăn cơm xong, sau khi nói chuyện với hai cụ chủ nhà vài câu, tôi xin phép lên giường nghỉ. Tôi cố gắng ngủ chút ít nhưng không tài nào chợp mắt được. Tôi suy nghĩ miên man về những việc sắp tới. Tôi sẽ phải làm gì? Tôi sẽ đi đến đâu? Liệu cuộc vượt biên của tôi có suông sẻ không? Tôi nghĩ đến những người thân, trong đó có Lan, người yêu cũ tôi, chắc giờ này cũng chưa ngủ vì lo lắng cho tôi. Khoảng 11 giờ đêm, một người đến dẫn tôi đi ra một cánh đồng. Trời tối đen như mực vì là đêm cuối tháng âm lịch. Tôi bị vấp ngã vài lần nhưng không dám kêu vì biết rằng sẽ nguy hiểm cho tôi và cho cả những người khác nữa. Khi đã ra khá xa ngôi nhà tôi vừa tạm trú, lác đác đó đây thấy vài ánh đèn leo lét của những người đi câu ếch về muộn. Khoảng hơn một giờ sau tôi đến một địa điểm mà tại đó đã có khoảng hơn một chục người cũng đang chờ ở đó. Mọi người tuyệt đối im lặng. Không ai nói với ai lời nào. Khoảng gần hai giờ sáng, người dẫn đường dẫn tất cả chúng tôi đến một bờ sông rậm rạp gần đó. Chúng tôi phải vất vả lội qua một đoạn sình lầy để tới một chiếc ghe nhỏ đã chờ sẵn. Tôi nghe văng vẳng xa xa tiếng gà gáy trong đêm trường tĩnh mịch như tiễn đưa mọi người đi tìm bến bờ tự do. Chúng tôi im lặng bước xuống chiếc ghe nhỏ đó. Khi tôi bước xuống, vì không quen nên chiếc ghe bị chòng chành suýt lật. Mọi người nhìn tôi lo lắng và ái ngại. Có tất cả mười một người trên chiếc ghe nhỏ đó. Khoảng hơn một giờ sau thì chúng tôi tới một chiếc tàu lớn hơn đang đậu sẵn ỏ một con sông lớn gần cửa biển. Gọi là chiếc tàu lớn nhưng chiều dài cũng chưa tới mười thước và bề ngang cũng chỉ độ gần ba thước mà thôi. Chúng tôi được đưa lên đó và phải ở trong hầm máy chờ đợi thêm hai chiếc ghe nhỏ tới cho đủ rồi mới khởi hành. Một tiếng chờ đợi nhưng sao tôi cảm thấy thời gian dài quá. Cuối cùng rồi chiếc ghe nhỏ cuối cùng cũng tới. Nghe nói chiếc ghe này tới trễ vì bị một số người lạ đã nhân cơ hội lúc chiếc ghe nhỏ vừa nổ máy thì trèo lên nhưng rồi sau đó đã bị đưổi xuống sau một hồi giằng co rồi chiếc ghe đó mới chạy khỏi được. Có tất cả 37 người trong hầm tàu gồm 27 đàn ông và 10 phụ nữ, trong số đó có ba em nhỏ khoảng 13 tuổi.

Thứ Hai 02/05/ 1979

Chúng tôi phải ngồi trong hầm tàu chật chội khá lâu. Ánh sáng từ vài lỗ thông hơi chỉ vừa đủ soi sáng lờ mờ những khuôn mặt mệt mỏi, rã rời. Nhiều người nằm xuống vì mệt nhưng lại bị những người khác cằn nhằn nên lại phải ngồi dậy. Tôi ngồi bó gối ở một góc hầm. Vì còn ở trong hải phận Việt Nam nên chủ tàu chỉ cho phép mỗi lần khoảng ba nguười được lên boong tàu cho đỡ mệt cũng như để có thể đi cầu, đi tiểu. Tuy vậy, Nam - em bé ngồi cạnh tôi có lẽ sợ quá nên đã đái cả ra quần. Vì bị say sóng, người ngây ngất khó chịu nên tôi cũng không muốn lên trên vì sợ sẽ bị té xuống biển. Nhiều người trong hầm đã bị say sóng rất nặng. Họ không kiểm soát được và đã ói mửa ra những chất bầy nhầy màu xanh, màu vàng và văng cả vào người tôi. Phần tôi, vì có thủ mấy cái bao ny lông nên tôi ói vào những bao đó và cột lại chờ khi lên boong sẽ quăng xuống biển. Nhiều người la lên vì bị người khác ói vào đâu, vào tay. Tôi ngửi thấy mùi nước tiểu ngay bên cạnh tôi. Mặc dù vậy, chủ tàu vẫn hạn chế không cho người lên boong nhiều vì tàu vẫn còn ở trong vùng nguy hiểm. Bỗng tôi bị chột bụng nên được phép lên trên để đi cầu. Vừa bước lên trên boong, tôi bị chóa mắt vì ánh sáng, bước chân lảo đảo nên phải dừng lại bám chặt vào một cái cọc. Khi mắt đã quen với ánh sáng, tôi từ từ đi lại phía sau tàu và ngồi xuống đi cầu. Mặc dù biển khá yên nhưng thỉnh thoảng con tàu cũng tròng trành qua lại như bị xô đẩy khiến tôi suýt rớt xuống biển. Tôi từ từ trở lại boong tàu hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn mặt biển bao la, đâu đâu cũng thấy nước và nước. Tôi hỏi nguời chủ xem tàu đang ở đâu. Người chủ tàu giơ tay chỉ về một đốm nhỏ phía bên trái và nói đó là đảo Côn Sơn. Như vậy tàu sắp ra tớI hải phận quốc tê rồi, hy vọng ra tới đó, có nhiều tàu nước ngoài qua lại và sẽ được họ vớt. Còn đang nói chuyện, bỗng tôi nghe một tiếng la thất thanh từ cuối tàu của một người. Trong lúc đi cầu, người đó đã bị rớt xuống biển. Không thấy anh ta đâu nhưng chủ tàu vẫn yêu cầu cho tàu dừng lại để chờ đợi. Cũng may, anh này là một tay bơi giỏi nên vài phút sau đã bơi lại trở lên tàu. Thật là hú vía! Tôi sợ quá nên vội trở xuống hầm tàu ngay.

Thứ Ba 03/05/1979

Tôi nghe có tiếng chửi, tiếng cãi nhau trên tàu. Tôi đi lên boong. Chủ tàu đang đứng xin lỗi mọi người vì sự sơ xuất của ông ta. Tàu đã tới hải phận quốc tế. Chủ tàu mang chiếc hải bàn ra đóng vào một miếng ván trên thành tàu để cho tiện việc theo dõi hướng đi. Trong lúc dùng búa, không biết luống cuống thế nào mà ông ta vô ý để cái búa đóng xuống trúng cái hải bàn làm cho nó vỡ tan, nước văng tung tóe. Lúc này chỉ trừ những người còn quá say sóng, phần đông đã lên boong tàu. Họ hy vọng sẽ gặp được tàu nước ngoài vớt. Chủ tàu hứa sẽ cố gắng dùng kinh nghiệm đi biển của mình để xem sao vào buổi tối để tìm hướng đi. Rất nhiều người thất vọng vì không mấy tin tưởng vào điều chủ tàu nói. Một người đàn ông định xấn tới gây sự và đánh chủ tàu nhưng rất may có một người khác, trông dáng dấp như một tu sĩ đã tới can ra. Giờ đây ai cũng chỉ hy vọng được một tàu nước ngoài vớt mà thôi. Một chiếc tàu mang cờ Hy Lạp thản nhiên đi qua rất gần, mặc dầu tất cả mọi người trên boong đã đồng loạt loạt đứng lên cởi áo giơ cao để vẫy. Rồi sau đó lần lượt cũng có nhiều chiếc tàu buôn của những nước khác đi qua nhưng chẳng có con tàu nào đoái hoài gì đến con tàu bé nhỏ, mong manh của chúng tôi mặc dù chúng tôi đã cố gom một số quần aó để đốt lên thành một đống lửa làm hiệu cầu cứu. Mọi người thất vọng. Vài phụ nữ đã khóc vì lo lắng. Có người vì quá chán nản nên đưa ra đề nghị khi thấy tàu buôn nào đi qua thì đốt tàu để cho họ cứu.

Buổi chiều tự nhiên trời tối đen lai. Từng đám mây đen kéo tới bao phủ bầu trời . Có lẽ do sự phản chiếu của bầu trời nên mặt nưóc biển đã chuyển từ màu xanh sang màu đen quánh. Sắp có mưa và có thể có bão lớn. Chủ tàu yêu cầu mọi người xuống hầm chỉ trừ những thanh niên, nhưng người khỏe mạnh ỏ lại để lo đối phó và tát nước. Tôi cũng tình nguyện xin ở lại để phụ với mọi người. Để tránh nguy hiểm, tàu được lái chạy vào hướng gần bờ, có lẽ là vùng bờ biển Thái Lan. Gió bắt đầu hú từng cơn và cơn mưa lớn đổ ập xuống. Rồi gió bão tạo ra những cơn sóng lớn dần, có những cơn sóng cao bằng cái nhà lầu mấy tầng đổ ập xuống con tàu bé nhỏ . Vài nguờI suýt bị sóng cuốn trôi . Mọi người ai nấy lạnh run nhưng tất cả đều cố gắng cùng nhau chống đỡ với mưa bão. Mưa tạt thẳng vào mặt tôi và mọi người. Ai cũng nhanh tay tát nước. Người tài công môi mím chặt, chân đứng chắc chắn, điều khiển con tàu rất có kinh nghiệm nên đã đưa con tàu trườn lên và vượt qua những ngọn sóng. Con tàu nghiêng qua nghiêng lại. Ông chủ tàu vừa điều khiển chiếc máy bơm đồng thời nhắc nhở mấy người phụ máy căng tấm bạt ra để cố phủ được chiếc ghe càng nhiều càng tốt. Một số đồ đạc bị văng xuống biển, trong đó có chiếc máy tàu dự trữ mà ông vừa mới mang lên để sửa chữa. Tất cả mất hút vào lòng đại dương và không để lại một dấu tích nào. Rôi mưa cũng tạnh dần và cường độ của cơn bão cũng giảm. Trong cơn lo sợ vừa qua, một số người đã đề nghị cho tàu quay trở về Việt Nam để tránh bão cũng như mua thêm một chiếc máy khác và vài chiếc hải bàn nhưng tôi và nhiều người phản đối vì chúng tôi không muốn trở về địa ngục trần gian Cộng Sản nữa. Dù bao nhiêu nguy hiểm đang chờ nhưng chúng tôi thà bị vùi thây dưới lòng biển cả chứ không chịu trở về Việt Nam. Mưa tạnh hẳn và cơn bão cũng qua đi nhưng trời vẫn còn tối đen vì đêm đã xuống. Tôi trở xuống hầm tàu lau người cho khô và nằm nghỉ vì đã quá mệt. Hầm tàu quá nhầy nhụa vì sự ói mửa của một số người trong cơn bão vừa qua mà chưa có thời giờ lau rửa. Cái mùi tổng hợp pha lẫn mùi nước tiểu, mùi thức ăn thiu thật khó chịu nhưng rồi vì mệt quá tôi cũng thiếp đi được một lúc.

Thứ Tư 04/05/1979

Trời sáng, tôi trở lên boong tàu. Nguười chủ tàu cho biết theo hướng sao đêm qua thì hiện giờ tàu đang ở trong hải phận Thái Lan. Nhưng vì không có hải bàn nên tàu không dám chạy quá xa bờ, sơ gặp bão không tránh kịp. Mọi người vừa mừng vừa lo. Mừng vì đã thoát cơn bão chiều qua nhưng lại lo vì sợ sẽ gặp hải tặc Thái Lan. Mấy phụ nữ, trong đó có hai cô con gái của chủ tàu thì lặng lẽ lấy nhớt thoa vào khuôn mặt nhợt nhạt và vào nhiều chỗ khác trong người. Theo ống nhòm của người chủ tàu, tôi thấy một đốm nhỏ trắng phía xa. Ngươi chủ tàu cho biết đó là một con tàu khá lớn nên nghĩ có thể đây là một tàu buôn nhỏ nhưng rồi cái đốm trắng đó lớn dần lên và khi tôi nhìn thấy lá cờ Thái Lan vẽ trên thành tàu thì chúng tôi biết là đã gặp tàu đánh cá Thái Lan. Tuy vậy chúng tôi vẫn hy vọng đây là tàu đánh cá của các ngư dân xứ Phạt hiền lành. Con tàu đó từ từ tiến lại phía chúng tôi và khi chỉ còn cách tàu chúng tôi chừng vài thước thì neo lại. Vì hơi bất ngờ nên chúng tôi không có phản ứng gì và chỉ im lặng chờ đọi. Tôi thấy mấy phụ nữ run rẩy, mặt tái nhợt không còn một chút máu. Đoán được tàu tôi không có súng nên sau đó có khoảng năm tên nhảy xuống biển và bơi qua tàu chúng tôi. Cả năm tên đều cởi trần và đều giắt dao ở lưng quần, chúng trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh và hung dữ như những con thú rừng. Ông Thanh, mà trước đây tôi đoán là một tu sĩ đứng ra nói vài câu tiếng Anh để phân bua giải thích với chúng đại ý đây chỉ là một tàu nhỏ chở người tị nạn Việt Nam, nếu chúng muốn gì thì cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ cố gắng thỏa mãn những đòi hỏi của chúng chứ đừng hãm hại chúng tôi. Có thể chúng không hiểu những câu tiếng Anh mà ông Thanh vừa nói nên vẫn tiếp tục ra lệnh bằng tay cho mọi người phải trút bỏ quần áo ra để chúng khám vàng và tiền đô la. Tôi cúi xuống để tránh những ánh mắt man dại của chúng khi tiến lại gần những người phụ nữ. Tôi nhác thấy vài phụ nữ e thẹn ấp mặt vào trong thành tàu khi trên người của họ chỉ còn một chiếc quần lót nhỏ bé. Sau đó chúng lai lục soát tất cả những chỗ mà chúng nghi ngờ trên tàu. Chúng tìm được một ít đô la và một số nữ trang, vàng bạc. Trước khi đi, có hai tên tiến lai phía hai cô con gái của ông chủ tàu dở trò sàm sỡ, chúng rờ rẫm khắp người mặc cho hai cô phản đối la hét. Ông chủ tàu quỳ xuống lạy chúng như tế sao mà chúng vẫn tiếp tục. Một cô phản ứng bằng cách cắn vào tai một tên đang sờ sẫm cô . Tên này tát cô mấy cái tát rất mạnh và ôm lấy cô toan liệng xuống biển. Nhanh như chớp, tôi nhảy lại bồi cho tên này một cú đá rất mạnh khiến tên này đau quá phải buông cô gái ra, nhưng sau đó, tên còn lại đã tới đạp tôi xuống biển. Tôi chới với bơi vào tàu nhưng lại bị tên đó đạp xuống. Sau đó tôi phải chui vào dưới đáy tàu và nấp ở đó chờ đợi . Trước phản ứng khá mạnh đó, bọn chúng bỏ đi và mang theo những thứ chúng đã cướp được. Khi đã nghe tiếng máy tàu chúng đi khá xa, tôi trồi lên tàu trước sự mừng vui của mọi người . Người chủ tàu cám ơn tôi rối rít và nói rằng nếu không có tôi phản ứng mạnh với chúng thì có lẽ bọn chúng đã làm nhục con gái ông. Tự nhiên tôi cảm thấy thân phận con người sao tội nghiệp quá. Cũng là con người với nhau nhưng sao có những sự đối xử với nhau tàn tệ quá. Tôi ngồi nghĩ lại nếu như hồi nãy bọn chúng có súng thì không biết bây giờ tôi có còn sống ngồi ở đây không?

Tôi lại nghĩ tới Lan, người yêu bé nhỏ cùng ở trong ca đoàn nhà thờ Bắc Hà với tôi. Giờ này Lan đang làm gì ? Lan có hình dung được cuộc vượt biển khó khăn mà tôi và mọi người đang gặp phải không ? Tôi nhớ lại buổi chiều hôm trước ngày tôi ra đi. Tôi và Lan đã cùng sánh vai đi bộ dưới những hàng cây dọc con đường Tú Xương yên vắng. Con đường với những hàng cây trải dài bóng mát. Xe cộ không nhiều và người qua lại cũng thưa thớt. Đâu đó có vài cặp tình nhân đang thầm thì trò truyện. Con đường nhạt nắng vào buổi chiều. Tôi và Lan đã đi bên nhau hơn hai giờ. Chỉ còn mười mấy giờ nữa là chúng tôi phải tạm xa nhau. Thời gian cứ lặng lẽ trôi. Cả hai chúng tôi muốn níu kéo lại và chỉ mong sao cho cả không gian va thời gian đóng băng ngừng lại. Rồi tôi và Lan đến ngồi trên chiếc ghế gần cổng nhà nguyện tu viện Mai Khôi. Chúng tôi ngồi bên nhau rât lâu, rất lâu. Có những lúc cả hai cùng im lặng, không nói và chỉ nhin nhau. Chúng tôi đang nghĩ về một tương lai tươi sáng trên một vùng đất mới cũng như nghĩ đến một ngày nào đó sẽ được cùng đoàn ngườI về quang phục quê hương ... . Chiều mai, tôi sẽ tạm biệt Lan để ra một một giáo xứ nhỏ gần bờ biển thuộc tỉnh Phước Tuy để rồi từ đó sẽ lênh đênh trên biển tìm đến bến bờ tự do . Không dằn được nỗi xúc động khi nghĩ đến điều này, Lan đã gục đầu vào vai tôi thổn thức:

- Em lo sợ quá anh ạ!

Tôi vỗ vễ an ủi Lan,

- Mọi sự dâng cho ơn trên em ạ . Chuyến đi của anh đã được mọi người chuẩn bị hết sức chu đáo. Anh sẽ sang trước và đợi em. Có thể là Mỹ và cũng có thể là Úc, dù ở đâu anh cũng sẽ đợi em.

- Em cố gắng lên. Cũng chẳng còn bao lâu nữa . Giấy tờ bảo lãnh của gia đình em cũng gần xong rồi . Anh nghĩ cũng chỉ chừng hai năm nữa là gia đình em sẽ được sang Mỹ . Khi đó chúng ta sẽ gặp lại nhau . Sẽ làm đám cưới . Sẽ đi học . Sẽ có việc làm và sẽ có những đứa con xinh xắn .

Lan vẫn gục đầu vào vai tôi thổn thức:

- Vâng, em nghe anh . Em sẽ cà nguyện cho anh . Sẽ cầu nguyện cho chúng ta . Sẽ cầu nguyện cho mọi người trong chuyến đi của anh .

Trời dần tối . Chúngtôi vẫy một chiếc xích lô để về nhà.

Đó là lần cuối cùng tôi gặp Lan. Giờ này, dù chẳng biết tôi đang ở đâu nhưng chắc chắn Lan đang cầu nguyện cho tôi và mọi người . Nỗi lo sợ vừa qua đã ám ảnh tôi . Không biết tôi có còn sống để đến được bến bờ tự do để có cơ hội gặp lại Lan nữa không ? Rồi tôi lại nghĩ tới anh Quang, người anh cả đã thay cha mẹ hết lòng lo lắng cho tôi, đã gom góp từng chỉ vàng để có tiền cho tôi đi tìm tự do . Giờ này chắc anh Quang cũng đang hồi hộp lo lắng theo dõi thời tiết và cầu nguyện cho con tàu chúng toi được bình yên . Qúa mệt mỏi, tôi dần dần thiếp đi vào giấc ngủ lúc nào không biết.

Thứ Năm 05/ 05/1979

Con tàu vẫn tiếp tục lênh đênh trên biển . Tôi có cảm tưởng giờ đây con tàu cứ chạy nhưng chẳng biết rồi mình có đến được bến bờ tự do không ? Ai cũng trông chờ vào vận may là tàu được gặp tàu nước ngoài vớt nhưng cũng không hy vọn nhiều vì đây lại là vùng biển Thái Lan mà con tàu tôi thì không dám ra xa nữa. Ai ai cũng uể oải, mệt mỏi .Tôi lại giỏ đồ lấy ra một miếng sâm nhỏ lén bỏ vào miệng để lấy lại sức vì nghĩ rằng chúng tôi còn phải lênh đênh trên biển một thời gian dài và sẽ còn gặp nhiều nguy hiểm nữa . Tiếng máy tàu vẫn nổ một nhịp điệu đều đều và buồn tẻ . Lương thực cũng cạn dần .Cũng may là nước uống vi nhờ có cơn mưa hai ngày truớc nên cũng còn đủ dùng cho vài ngày nữa . Rồi chúng tôi lại gặp tàu hải tặc Thái Lan lần thứ hai . Lần này, bọn chúng kẹp tàu chúng sát vào tàu chúng tôi rồi nhảy sang bắt mọi người cởi hết quần áo và nằm sấp xuống . Khi đến gần mấy người phụ nữ, chúng sờ soạng lên thân thể họ một cách sàm sỡ rồi cười lớn tiếng một cách khả ố . Vài chị phản ứng lại thi bị những cái tát tai vũ phu . Ông chủ tàu xua tay van xin chúng tha cho tàu chúng tôi . Sau đó chúng đi sục sạo tìm vàng và đô la . Chúng bỏ đi và mang theo cái máy bơm nước cùng một số vật dụng quý giá . Mọi người ai cũng còn run sợ . Trời bắt đầu tối . Xa xa chúng tôi nhìn thấy những ánh đèn leo lét trên mặt biển . Ông chủ tàu cho biết đó là những thuyền đánh cá nhỏ Thái Lan giăng lưới ban đêm và như vậy sẽ không có bão ở vùng này. Nghe vậy ai nấy lai lo sợ sẽ gặp hải tặc nữa . Chủ tàu liền ra lệnh cho hai nguời phụ máy thay phiên nhau cầm chiếc thùng đựng nước che ống khói tàu để tránh những ánh lửa đỏ phát ra . Ông sợ rằng những ánh lửa này có thể làm cho tàu Thái Lan biết mà tìm tới . Trời nổi giông và mưa nhè nhẹ rồi một đêm bình yên tạm bợ cũng đi qua .

Thứ Sáu 06/05 /1979

Thôi cũng đành phó mặc cho số mệnh. Tôi nghĩ vậỵ . Con tàu vẫn tiếp tuc chạy trong mệt mỏi . Buổi sang bình yên qua đi và tàu vẫn nhắm hướng Mã lai để đi tới . Buổi chiều chúng tôi lại gặp một tàu đánh cá Thái Lan nữa . Khi thấy tàu Thái Lan gần tới và có mấy tên ra mũi tàu đứng với thái độ đằng đằng sát khí thì ông Thanh đã vội bước ra truớc mũi tàu dùng tay bụm miệng nói lớn vài câu tiếng Anh với đại ý tàu chúng tôi là tàu tị nạn Việt Nam, đã bị cướp mấy lần và bây giờ thì cũng chẳng còn tiền và vàng bạc gì nữa và xin tha cho chúng tôi. Để trả lời ông Thanh, một tiếng 'đoàng' khô khan đã làm ông Thanh rớt tòm xuống biển. Máu loang trên mũi tàu và trên mặt biển. Vài người vội nhảy xuống biển nhưng cũng chẳng thấy tăm hơi ông Thanh đâu . Có lẽ viên đạn đã trúng chỗ hiểm làm cho ông Thanh chết ngay và chìm xuống biển sâu . Nhiều ngườI cuống quýt đọc kinh, niệm Phật. Vài phụ nữ trong tàu lấy ra những lọ thuốc màu đỏ bôi lên người và quần áo để ngụy trang như là mình đang có kinh nguyệt . Đàn ông thì phẫn uất tràn lên mũi khiến con tàu bị nghiêng làm chủ tàu phẳi yêu cầu mọi người bình tĩnh giữ trật tự nếu không tàu sẽ bị chìm! . Cũng may, sau khi bắn chết ông Thanh, tàu Thái Lan tăng tốc độ và bỏ đi . Có thể chúng cũng sợ phản ứng liều lĩnh của những con người đã cùng đường liều chết chung tôi . Con tàu lại lặng lẽ trôi . Ông chủ tàu cho biết tàu sắp qua khỏi vùng biển Thái Lan và sắp tớI vùng biển Mã Lai . Hy vọng tới vùng biển Mã Lai sẽ an toàn hơn .

Thứ Bảy 07/05 /1979

Vì qúa lo sợ nạn hải tặc Thái Lan nên một số người, trong đó có tôi, đề nghị tàu đổi hướng đi ra xa bờ biển hơn để hy vọng gặp được tàu buôn của các nước phương Tây hoặc có thể gặp được những dàn khoan dầu ngoài khơi . Chủ tàu không đồng ý vì sợ tàu không có hải bàn sẽ bi lạc, hơn nữa con tàu này quá bé nhỏ sẽ không chống chỏi được với những cơn bão, tàu có thể vỡ thành từng mảnh .

Buổi trua hôm đó lại một chiếc tàu Thái Lan tiến tới . Lần này không ai dám ra trước mũi tàu để nói chyện với chúng nữa . Tàu Thái Lan cặp sát tàu chúng tôi và có khoảng ba tên bước sang thăm dò . Chúng băt mọi người đứng im, giơ tay lên rồi bắt đầu lục soát từng người cũng như tất cả những nơi mà chúng nghi ngờ còn dấu tiền và vàng. Một tên còn bắt mấy người đàn ông há to miệng ra xem có răng vàng không. Có thể nhìn thấy vẻ thảm não của chúng tôi và với kinh nghiệm, chúng biết tàu này đã bị cướp nhiều lần rồi, không còn gì nữa nên chúng rút lui . Tuy vậy, trước khi đi, chúng cố ý lái tàu đâm vào tàu chúng tôi với ý định làm cho con tàu bé nhỏ này vỡ tan tành và mọi người sẽ bị vùi thây dưới lòng đại dương, làm mồi cho cá mập. Khi biết được ý đồ đó, tôi và mọi người vội la lớn lên để báo cho tài công biết và thật nhanh nhẹn, anh tài công đã bẻ lái tàu theo hướng song song với tàu Thái Lan nên khi tàu chúng đụng vào tàu chúng tôi thì tàu chỉ bị hư hại nhẹ, có hai tấm ván phía trên thành tàu bị bể . Cũng may sau đó chúng để mặc con tàu chúng tôi chao đảo giữa đại dương bao la và bỏ đi . Hai người phụ máy đã dùng những dụng cụ còn lại để gắn lại hai miếng gỗ bể .

Hai tiếng sau đó, chúng tôi lại thấy một con tàu Thái Lan khác đang tiến lại tàu chúng tôi . Mọi người giờ đây đã qúa mệt mỏi . Chúng tôi đã gặp tàu cướp Thái Lan bốn lần rồi và cũng chưa hoàn hồn khi chứng kiến cái chết của ông Thanh ngày hôm qua . Vừa đói, vừa mệt, giờ đây tâm trạng của ai cũng chùn xuống. Mọi ngườI, kể cả tôi đều phó thác cho số mệnh vì chúng tôi chẳng còn khả năng cũng như vật dụng gì để chống trả lại chúng. Cái chết đang chờ mọi ngườI . Tôi nghĩ phải chi nếu ông chủ tàu còn giữ được cây súng B40 thì giờ đây có thể liều chết chống cự với chúng từ xa và sẽ làm cho chúng hoảng sợ . Trước ngày khởi hành, ông chủ tàu có mua được một cây súng B40 từ một anh bộ đội và đã mang được xuống tàu để giấu nhưng không hiểu sao khi tàu còn đang ở trong hải phận Việt Nam, khi thấy có nhiều tàu đánh cá quốc doanh qua lại, chủ tàu sợ bị lộ nên đã vất xuống biển. Tàu đánh cá Thái Lan ra hiệu cho tàu chúng tôi ngừng lại rồi từ từ cặp sát tàu chúng tôi. Hai ngườI đàn ông trung niên bước qua thăm dò và yêu cầu chúng tôi giơ tay lên, đứng úp mặt vào tường, sau đó ra dấu muốn nói chuyện với chủ tàu . NgườI chủ tàu quay mặt ra lạy chúng va ra dấu phân bua với chúng là tàu đã bị cướp bốn lần đồng thời chỉ những chỗ bể của tàu cho chúng xem. Nhìn thấy vẻ sợ hãi của chúng tôi cũng như đưa mắt quan sát tàu, chúng hiểu rằng tàu chúng tôi chẳng còn gì ngoài những con ngườI khốn khổ này . Hai tên đó trao đổi với nhau vài câu bằng tiếng Thái, rồi một tên có râu mép gọi chủ tàu lại, lấy một thanh gỗ nhỏ vẽ chữ ' MALAYSIA ' và chỉ tay về hướng trước mặt. Mọi ngườI hiểu ra là chúng muốn chỉ đường cho tàu chúng tôi đến Mã Lai và ai cũng vô cùng ngạc nhiên về thái độ đó của chúng. Chúng chỉ lại hướng đi một lần nữa và thúc giục chúng tôi phải đi ngay rồi chúng trở về tàu của chúng. Ai cũng cám ơn Chúa, Phật đã cứu giúp chúng tôi . Khi biết tàu đã ở gần bờ biển Mã Lai thì tự nhiên ai cũng cảm thấy phấn khởi và khỏe hẳn lên. Mọi người hy vọng sẽ đến được bờ biển Mã Lai vào ngày mai và sau đó sẽ được nhập vào những trại ti nạn của ngườI Việt ở đây . Con tàu tiếp tục chạy theo hướng mà những ngườI trên tàu Thái Lan vừa chỉ . Đêm xuống, mọi người ngủ được một giấc tương đối yên tĩnh.

Chúa Nhật 08/05/1979

Trời sáng, khi mọi người thức dậy thì đã nhìn thấy bờ biển Mã Lai ở xa xa. Chủ tàu cho biết tàu đã đi vào hải phận Mã Lai được vài tiếng rồi . Tôi la lớn lên vì mừng rỡ . Đêm hôm qua, trên đuờng tới đây, tàu chúng tôi đã may mắn gặp được một tàu buôn nhỏ Đại Hàn. Tuy tàu họ không vớt chúng tôi nhưng đã cho chúng ôi một ít lương thực, nước uống và thuốc men rồi sau đó còn chỉ cho chúng tôi hướng tiến vào một bờ biển Mã Lai gần nhất. Tàu chúng tôi đang tiến dần vào một bờ biển Mã Lai . Hình như đây là một bãi tắm thoai thoải vì chúng tôi đã nhìn thấy lác đác có vài người ra tắm biển dù bây giờ trời vẫn còn hơi lành lạnh. Khi chỉ còn cách bờ khoảng vài chục mét, chúng tôi đã nhìn thấy rõ một số ngườI đứng lố nhố nhìn ra tàu chúng tôi . Chúng tôi vui mừng giơ tay vẫy và dùng những chiiếc áo còn lại ra dấu cầu cứu . Chúng tôi chờ đợI . Một lúc sau có một tốp lính Mã Lai đi ra bờ biển và chĩa súng về phía chúng tôi ra dấu xua đuổI . Một ngườI lính còn bắn một phát súng chỉ thiên đe dọa cảnh cáo . Chúng tôi lo sợ nhưng sau khi hộI ý lại, thấy không thể quay tàu ra biển được nữa vì tàu đã hư hại quá nhiều . Quay tàu ra là chết, sẽ bị gió bão nhận chìm mọi người vào lòng biển cả. Chúng tôi quyết định sẽ đục thủng tàu rồi mọi ngườI sẽ giúp đỡ nhau cùng lội, cùng bơi vào bờ bất chấp sự ngăn cản, đe dọa của những người lính Mã Lai . Đây là chuyện lựa chọn giữa sống và chết và tất cả phải có quyết định dứt khóat mau lẹ . Chúng tôi đã thấy đất liền sau chín ngày đêm lênh đênh trên biển và giờ đây nếu chết thì sẽ chết trên đất liền này. Chủ tàu tìm hai cuộn dây thừng to trao cho anh tài công một cuộn và ông giữ một cuộn. Chỗ tàu đang neo, nước biển không sâu lắm. Tuy vậy để cho chắc ăn, chủ tàu chia mọi người thành hai tốp. Trong mỗi tốp sẽ có vài người đàn ông đi trước rồi đến các phụ nữ và sau cùng là những thanh niên khỏe mạnh và bơi giỏi để đề phòng trường hợp có những người không biết bơi gặp nạn thì có thể giúp đỡ được. Phân công xong, chủ tàu ra lệnh cho hai người phụ máy đục tàu rồi mọi người nhanh chóng rời tàu trong trật tự . Con tàu từ từ chìm xuống đồng thờiI hai hàng người cũng từ từ chậm rãi tiến vào bờ biẻn trước sự đe dọa và tức tối của những người lính Mã Lai trên bờ . Tôi cố quay đầu lại để ghi lại hình ảnh con tàu đã đưa tôi và mọi người đến bến tự do trước khi nó chìm hẳn vào lòng đại dương. Tôi thấy mằm mặn nơi khóe mắt . Mãy ngườI lính Mã Lai vẫn giương súng chờ đợI chúng tôi . Khi chúng tôi vừa bước chân lên bờ thì họ liền tập trung chúng tôi vào một chỗ, ai có ý định phản đối thi họ dùng báng súng đánh, họ đấm, đá thẳng tay . Hai ngườI lính đi lấy những vòng dây kẽm gai quây chúng tôi lại ngay trên bãi biển này . Những ngườI lính còn lại thì vẫn giưong súng hầm hầm nhìn chúng tôi . Hình như họ cũng hơi bị bất ngờ nên cũng còn bối rối chưa biết phải xư trí với chúng tôi như thế nàa . Chúng tôi bị nhốt nhu những con vật. Số ngườI hiếu kỳ kéo tới coi càng lúc càng đông. Họ nhìn chúng tôi một cách khinh bỉ và lớn tiếng chửi bới . Chúng tôi bị bất ngờ về cách đối xử này nên chỉ cúi đầu im lặng. Vài phụ nữ sụt sịt khóc. Khoảng mười phút sau có mấy người Tây Phương đi tắm biển sớm đến chỗ chúng tôi chụp hình và dùng mobile phone gọi đi đâu không biết. Tôi đoán họ gọiI cho cảnh sát hay cho Cao ủy tị nạn. Nửa tiếng sau có hai chiếc xe cam nhông lơn trên đó có khoảng mười người vừa cảnh sát vừa lính tới . Họ la hét và lùa tất cả chúng tôi lên hai xe đó . Mọi ngườI không ai hiểu họ sẽ đưa chúng tôi đi đâu . Tôi và vài người đoán họ sẽ đưa chúng tôi về một trại tị nan nào đó . Sau vài tiếng đồng hồ chạy ngang qua những thị trấn nhỏ, xe đi vào một con đường hẹp và khúc khuỷu rồi dừng lại ở một bãi trống bên một bờ sông vắng. Họ ra lệnh cho chúng tôi xuống. Một ngườI trong nhóm có lẽ là một ngườI gốc Hoa và có nói được vài tiếng Việt Nam . Họ phát cho chúng tôi hai con dao và bảo đi chặt những lá dừa gần đó về trải để ngủ tạm qua đêm. Họ cũng cho chúng tôi một bao gạo, vài cái nồi cũ và một ít cá khô còn nước thì họ bảo ra sông múc uống. Mọi người rất mệt nên cũng chưa nghĩ gì đến chuyện ăn uống. Tôi và một số thanh niên đi chặt lá dừa về để trải ra cho mọ người nằm nghỉ . Phụ nữ thì đi kiếm lá cây khô về nấu cơm. Muỗi ở đây rất nhiều. Chúng tôi đốt lửa vừa nấu cơm vừa đuổi muỗi. Có năm ngườI lính Mã Lai canh chừng chúng tôi. Họ ngủ trên một cái chòi cao gần đó để dễ quan sát những sinh hoạt của chúng tôi . Tuy mệt mỏi nhưng nghe ông chủ tàu nói ngày mai thế nào cũng có ngườI của Cao ủy tị nạn tới phỏng vấn nên ai cũng thấy vui mừng. Khoảng mười giờ tối, lính Mã Lai yêu cầu chúng tôi không được đốt lửa nữa và phải im lặng đi ngủ . Chúng tôi tắt lửa nhưng không thể nào ngủ được vì muỗi nhiều qúa . Chúng tôi phải chia nhau cứ một ngườI ngủ thì một người thức để quạt muỗi . Tôi vừa chợp mắt được một chút thì nghe tiếng la của mấy chị phụ nữ . Họ vừa la vừa chạy vì có mấy ngườI lính Mã Lai tới định giở trò sàm sỡ. Tôi vội đốt lửa lên và cùng vài thanh niên chạy lại đó . Lính Mã Lai có vẻ mắc cở vội vã bỏ đi .

Thu Hai 09/05 /1979

Tôi thức dậy thật sớm cùng vài ngườI ra bờ sông rửa mặt. Nước mát lạnh làm cho chúng tôi tỉnh táo . Tôi khẽ huýt một điệu sáo vui chào đón buổi bình minh. Tôi nhìn lại mọi người thấy ai cũng phờ phạc và sụt đi đến mấy ki lô . Tôi cũng cảm thấy thân hình mình nhẹ đi rất nhiều . Khảng 9 giờ, có vài xe chở nhân viên Cao Ủy tị nạn tớI, theo sau có khoảng ba xe lớn hơn . Họ làm cuộc phỏng vấn ngắn với từng người rồi điền những chi tiết đó vào những xấp giấy . Sau đó chúng tôi được những chiếc xe này chở về một trại tị nạn gần đó . Đó là trại tị nạn Kotabaru *, trại này nằm trên đất Mã Lai và ở gần biên giới Thái Lan .Trại trưởng là một người Mã Lai còn trại phó là một người Việt Nam. Chúng tôi được phát quần áo, chăn mùng và nhiều dụng cụ cần thiết khác. Chúng tôi được các bác sĩ khám bệnh và cho thuốc men. BuổI trưa có xe chở cơm, thức ăn và nước uống tới . Thức ăn ngon gồm có thịt gà và cá . Ông trại phó đi lập danh sách lý lịch từng người để đưa cho ông trại trưởng lập hồ sơ thanh lọc.

Thế là sau mười ngày đêm gian khổ, hôm nay tôi đã được ở trong trại tị nạn. Cuộc sống tương đối tạm đủ và chúng tôi chờ được thanh lọc để được đến định cư ở nước thứ ba . Tói hôm đó, một số người tổ chức đọc kinh cầu nguyện cho ông Thanh. Sau khi đọc kinh xong, tôi ngồi xuống môt cái bàn nhỏ viết sẵn hai lá thư để ngày mai nhờ ông trại phó gửi giúp. Lá thư thứ nhất tôi viết cho anh Quang để báo tin cho anh và gia đình biết tôi và mọI người đã đến trại tị nạn Mã Lai bình yên, dĩ nhiên tôi không nói gì về cái chết thảm thương của ông Thanh. Tôi muốn anh tôi có được niềm vui trọn vẹn sau bao ngày mong chờ . Lá thư thứ hai tôi viết cho Lan - người yêu bé nhỏ của tôi - trong thư, tôi kể sơ qua cho Lan về những ngày gian khổ trên biển Đông và nói với Lan niềm hy vọng sẽ được gặp Lan trên một đất nước tư do trong một ngày không xa! Tôi vẽ lại những ước muốn cho tương lai của chúng tôi : được sống trên một đất nưóc tự do, được đi học thành tài, đi làm và sẽ có những đứa con xinh xắn . . .

Canberra những ngày giữa thu

MAI KHÁNH THƯ - PHạM DOANH MÔN

* Ghi chú thêm về trai tị nạn Kotabaru: Mới đay khi đọc những bài viết của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, tôi được biết ông cũng đã từng ở trại tị nạn Kotabaru trong thời gian này . Chính ông là trại phó của trại này trong thời gian tôi tạm dung ở đó .


Một Giai Đoạn Ngậm Ngùi
» Tác giả: Phan Xuân Sinh
» Dịch giả:
» Thể lọai: Hồi ký
» Số lần xem: 2439
1. Một Giai Đoạn Ngậm Ngùi
Cũng như phần đông các sĩ quan miền Nam, sau 75, tôi cũng phải đi trình diện, mặc dù tôi đã bị thương (mất một bàn chân phải trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 tại Quảng Nam)....Bởi vì tôi cứ kéo dài tình trạng tại ngũ để được ăn lương, không chịu ra hội đồng giải ngũ sớm. Mỗi khi chuẩn bị đưa tôi ra hội đồng, tôi lại khai còn đau chỗ nầy, đau chỗ nọ nên nằm mãi tại Trung tâm I Hồi lực, được 29 ngày tái khám. Tính trạng kéo dài năm nầy qua năm khác… Đến khi tôi vào Sài Gòn mới chuyển qua Trung tâm III Quản trị, chờ ngày ra Hội đồng để lượng định mức độ tàn phế thì quá muộn. Quân Giải phóng đã cận kề Sài Gòn. Như vậy sau 30 tháng 4, trên danh nghĩa tôi vẫn còn tại ngũ, nhưng trên thực tế tôi là một phế binh.

Khi trình diện tại trường trung học kỹ thuật Don Bosco (Gò Vấp), tôi bỏ chân giả ở nhà, đi bằng nạng gỗ đến trình diện Ủy ban Quân quản. Cuối ngày họ gọi tôi lên cấp cho một cái giấy chứng nhận có trình diện, cho về lại địa phương quản lý (vì phế binh), khi nào có lệnh gọi đích danh tôi mới đi cải tạo. Như vậy, họ thấy tôi trở ngại quá cho việc tập trung cải tạo, nên đựơc cho về là vì vậy.

Yên tâm về chuyện không đi cải tạo, lúc bấy giờ tôi mới lo đến chuyện kiếm cơm sống qua ngày. Tôi và hai thằng bạn khác ra ngoài chợ trời Trương Minh Ký (Trương Minh Giảng nối dài), thuê một chỗ kê một cái bàn nhỏ, mua bán các các đồ vật dụng cũ mà khách hàng chính lúc đó là các lính bộ đội miền Bắc mới vào Sài Gòn còn rất ngu ngơ, chưa biết đường đi nước bước. Một cái đồng hồ không người lái, một cửa sổ trị giá 30 đồng bán ra gấp ba, bốn lần (lâu quá không còn nhớ giá cả lúc ấy), hàng bán như tôm tươi: Radio, quạt máy, bàn ủi điện, đồng hồ, máy may, v.v… không có món gì mà ế ẩm hết. Tốt, xấu, cũ, mới, mang ra là bán được ngay lập tức. Tiền lúc ấy vô dễ quá mà đầu ra cũng dễ như vậy.

Bạn bè của ba đứa tôi, từ miền Trung chạy vào thất tha thất thểu, đói lên đói xuống, tứ cố vô thân, gặp nhau giữa cái đất Sài Gòn phải giúp nhau thôi. Chết thì chết chùm chứ không thể bỏ được. Ban ngày tản mác đi khắp nơi, đến 12 giờ trưa tập trung lại chừng hai chục thằng khố rách áo ôm. Mỗi thằng đến tiệm cơm bình dân gần đó lãnh một dĩa cơm sườn, một điếu thuốc, một ly trà đá, (thật tình tụi tôi thấy bạn bè đói rách quá tự nguyện làm chuyện nầy). Đến chiều tối trước khi dọn dẹp ra về, tôi mang tiền qua trả cho chủ tiệm cơm bình dân ấy. Cầm cự được vài tháng như vậy thì hết vốn, tiền lời không đủ nuôi chừng đó miệng ăn, hơn nữa lúc sau không còn bán đắt hàng như lúc trước. Thêm vào đó, công an áo vàng đuổi không cho tập trung buôn bán bên lề đường nữa (lần đầu chúng tôi mới thấy bộ đồ vàng của công an), đành dẹp tiệm. Bạn bè tản mác, mỗi thằng phải tự lo thân, không dựa vào nhau được.

Sáng nào ba thằng bán chợ trời chung, cũng gặp nhau ở tiệm cà phê, bàn tính chuyện làm ăn khác. Nhưng bí, không tìm ra phương cách sống, tiền thì không còn. May cho tôi, ba tôi từ Đà Nẵng vào tìm vì không biết tin tức của tôi sống chết ra sao. Ba tôi bảo phải về Đà Nẵng sống với gia đình. Vì hơn ai hết, ba tôi biết tôi là một phế nhân, không thể đi cày, đạp xích lô, đi lao động được. Về với gia đình đùm bọc lẫn nhau, có mắm ăn mắm, có muối ăn muối, nhưng tôi không chịu, với lý do đơn giản là ngoài đó khó sống, những người thắng trận quá sắt máu, dìm những thành phần thuộc diện sĩ quan như tụi tôi đến chết, bắt tụi tôi tay không đi gỡ mìn đủ toi mạng rồi (bao nhiêu đứa bạn không chết trong chiến tranh, nhưng đã chết vì đi gỡ mìn trong lúc hòa bình). Dù sao thì ở Sài Gòn cũng dễ thở hơn. Những đêm nằm ngủ với tôi, ba tôi nhận thấy điều tôi trình bày chí lý.

Một buổi sáng ông dậy sớm, pha trà rồi gọi tôi dậy để cha con nói chuyện, trước khi ông về lại quê nhà. Ông trao cho tôi một cái đãy nhỏ trong đó chứa ba lượng vàng, đây là số vàng dành dụm suốt một đời đi dạy học của ông. Tôi đưa ba tôi ra xe đò, lòng tôi trĩu nặng. Lúc đó tôi mới thấy thương ông, với số tuổi đã cao mà không còn nghĩ tới bản thân vẫn lo lắng cho con dù con đã lớn rồi. Xe đò rời khỏi bến, nhìn theo ba, tôi rưng rưng nuớc mắt, đến khi xe chạy khuất, tôi mới đạp xe trở về.

Hồi đó hàng tiêu dùng đã bắt đầu khan hiếm, bao nhiêu hàng hóa trong Nam đều chở ra Bắc, tạo nên một lỗ hổng to lớn. Không biết ai gợi ý, tụi tôi bắt đầu làm xà bông bột. Ba thằng đều thuộc loại có vấn đề với chế độ mới, là cựu sĩ quan “ngụy quân”, giấy tờ tùy thân không có, hộ khẩu không có, phải tìm một thằng có lý lịch “cách mạng” để đứng mũi chịu sào. Người đó là bạn của một người bạn tôi, trước năm 75 cũng làm xà bông nhưng sạt nghiệp, có một lý lịch tuyệt vời là trốn quân dịch, cha tập kết. Đúng với mong ước của tụi tôi. Mỗi đưa hùn vốn ba cây vàng. Anh Hùng (người bạn mới) không có tiền, nhưng có bộ khuôn in bản hiệu trên bao nylon đựng bột giặt hiệu Bạch Long, xem như góp vốn. Anh Hùng đứng ra xin giấy phép sản xuất tại số 212 Bạch Đằng, Phường 24, quận Bình Thạnh (Căn nhà nầy lúc đầu thuê, sau tụi tôi mua luôn).

Chúng tôi xem như làm một canh bạc lớn trong đời. Tôi có biết sơ qua cách làm bột giặt vì có học của một người bạn, nhưng chỉ có ý niệm sơ sơ thôi. Thế nhưng khi bốn thằng họp nhau lần cuối để quyết định, để các bạn tin tưởng, tôi quả quyết là tôi làm được bột giặt. Chính lời hứa ngu xuẩn nầy làm cho tôi mất ăn mất ngủ mấy tháng trời. Tôi cũng đi mua hóa chất về làm y như người bạn chỉ dạy trước đây, thế nhưng bột giặt của tôi làm ra như một thứ cháo đặc, không phóng thích nước ra được. Tôi mò mẫm đêm nầy qua đêm khác, đi hỏi những người chuyên môn về hóa chất, lượm lặt ý kiến mỗi người mỗi ít.

Tôi không dám làm thí nghiệm ban ngày vì sợ mấy thằng hùn vốn thấy tôi quờ quạng, nên chờ khi chúng nó về nhà, tối tối tôi mới mang đồ ra làm. Sáng nào tôi cũng thấy tụi nó mặt mày méo xẹo, tuyệt vọng, xem như chín cây vàng đi đời, mong gì gỡ gạc lại cho nổi. Thế nhưng trời thương hại kẻ khù khờ, tôi đã thành công cách phóng thích được nước, bột giặt khô ráo, nở phồng (cám ơn Trời Phật, cám ơn ý kiến mỗi người một ít giúp tôi). Đêm đó một mình tôi bỏ hóa chất vào máy trộn đến sáng, một tấn bột giặt. Sáng ngày mấy thằng bạn tới, mở cửa thấy bột giặt chất cao tràn ngập, thằng nào cũng mừng chảy nước mắt. Tụi nó dẫn tôi ra tiệm hủ tiếu thưởng cho một tô, bù lại mấy tháng chỉ ăn cơm với nước mắm. Nên nhớ lúc đó giá thành một đồng, bán ra mười đồng (Lâu quá không nhớ chính xác giá cả, nhưng khoảng chừng vốn một, lời mười).

Nguồn vốn khởi đầu 9 cây vàng, vừa hóa chất vừa máy móc. Sau 4 tháng nguồn vốn lên 400 cây vàng. Chỉ có anh Hùng có vợ con, còn ba đứa còn lại độc thân, mới 26 tuổi, sống trên đống bạc, bấy giờ là lúc tiêu tiền cho biết mặt. Chẳng có thằng nào biết dành dụm, cất giấu. Tiền dư đi mua thêm đồ về tiếp tục làm, càng nhiều càng tốt, thuê một kho hàng chất đồ. Lúc đó cả nước đói khổ, đi toàn xe đạp. Tụi tôi mỗi thằng chơi một chiếc xe hơi. Chính cái cách chơi trội nầy, đã giết tụi tôi trong tức tửi sau nầy.

Tụi tôi thường mang sản phẩm đi kiểm nghiệm. Phòng Kiểm nghiệm của thành phố lúc đó có một người kỹ sư hóa học ở Cộng hòa Dân chủ Đức về, người đó trạc tuổi cỡ chúng tôi nhưng phách lối và hợm hĩnh, coi trời bằng vung. Ông mặc áo blue trắng, bên ngoài đeo súng như một tay cao bồi. Dưới quyền của ông nầy là vài giáo sư đại học Sài Gòn, các kỹ sư của miền Nam, thuộc diện khoa học kỹ thuật. Buổi sáng mọi người xếp hàng để cho ông ấy điểm danh (ở hải ngoại chắc cũng còn một vài vị làm việc tại Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thành phố HCM lúc 75-76, còn nhớ chuyện nầy). Thân phận của kẻ bại trận thật nhục nhã, thật tồi tệ.

Nhớ có lần tôi có hỏi ông kỹ sư nầy, trong phòng toàn những người trí thức, chân yếu, tay mềm, ông mang súng làm gì? Ông trả lời một cách xấc xược: “Nếu chúng nó không nghe lời, thì nỏ vào đầu chúng nó”. Thế đó, tư cách của một người trí thức thắng trận rất phách lối, chà đạp nhân phẩm, hiu hiu tự đắc, không chịu được. Những người cô thế như các vị khoa bảng miền Nam bị thất trận, đành cúi đầu nhẫn nhục.

Mỗi buổi sáng, người đứng xếp hàng mua bột giặt dài thườn thượt ngoài đường. Mỗi người được năm ký lô, đem ra chợ bán lại có được một ngày đi chợ mua thức ăn đơn giản, đạm bạc cho gia đình. Còn các bạn bè của chúng tôi thì được 50 ký lô giao ở cửa sau, trong số đó có gia đình anh Tường Linh (nhà thơ), và ông Vũ Hạnh (nhà văn) còn sống ở Việt Nam. Không biết các ông còn nhớ giai đoạn khó khăn nầy không? Tôi nhớ anh Tường Linh mang bà Vũ Hạnh tới chỗ sản xuất bột giặt Bạch Long gặp tôi. Đây là cơ hội giúp đỡ bạn bè và người thân. Lấy hàng đi bán, chiều thu tiền mang lại trả. Có khi bị công an hốt sạch thì xí xóa, lấy cái khác đi bỏ mối. Giai đoạn nầy cả nước khốn khổ. Thú thật, người ta để yên cho tụi tôi sản xuất thì phải chi từ trên xuống dưới, ăn nhậu, đút lót, quà cáp,… người đứng ra làm chuyện nầy là anh Hùng, vì có cái mác gia đình cách mạng. Chi cho công việc cũng nhiều, mà chi cho riêng ảnh cũng nhiều. Thế nhưng tiền kiếm được cũng khá nên lờ đi mấy cái chuyện lẻ tẻ nầy.

Sau đó thì đến giai đoạn đổi tiền, anh em tôi phải vác hai “bao tạ” tiền đi đổi (loại bao bố tời đựng 100 kg gạo hồi ấy); hai nhân viên đếm tiền riêng cho tụi tôi mất một ngày, rồi tụi tôi lãnh 500 đồng tiền mới (lúc ấy mỗi gia đình được 200 đồng. Cơ sở sản xuất được 500 đồng). Tụi tôi mất vố nầy khá đậm. (Anh bạn thân hay đến chỗ chúng tôi chơi, hiện đang sống tại Canada là TCN, biết rất rõ về tụi tôi trong giai đoạn tranh tối, tranh sang nầy nhất. Anh là độc giả của talawas, chắc anh sẽ đọc hồi ký nầy.)

Tôi cũng xin nói qua về khung cảnh xã hội Sài Gòn lúc đó. Tất cả đều tê liệt, cán bộ đến từng nhà kêu gọi đi kinh tế mới bằng mọi thủ đoạn như dọa nạt cũng có mà năn nỉ cũng có, nhất là đối với các gia đình quân nhân, công chức của chế độ cũ. Rồi bắt ép mọi người mua công khố phiếu, gửi tiền tiết kiệm, đi thanh niên xung phong, làm thủy lợi. Một ông cụ bên nhà tôi, hưởng ứng gửi tiền tiết kiệm, nghe những cám dỗ đường mật lọt tai. Trong nhà có gì vơ vét hết, bán đồ trong nhà để có tiền gửi lấy lời sống qua ngày. Sau hai năm số tiền lớn ông gửi vào ngân hàng, lời đâu không thấy, khi lấy ra cả vốn lẫn lời không đủ tiền mua một bao gạo, gia đình ông khóc hết nước mắt.

Cái dễ sợ nhất và tàn nhẫn nhất là “Đánh tư sản mại bản”. Toàn dân miền Nam từ giàu tới nghèo như ngồi trên đống lửa, không biết nhà nước giở trò gì đây, mà trò gì cũng từ chết tới bị thương. Không biết lúc nào người ta đóng chốt nhà mình để kiểm tra. Khi kiểm tra nhà nào là nội bất xuất, ngoại bất nhập. Họ đào xới không chừa một chỗ nào, không thể giấu đâu được với họ. Rồi tống những gia đình nầy đi kinh tế mới, lấy nhà giao cho cán bộ. Nhà lớn thì giao cho cấp lớn, nhà nhỏ thì giao cho cấp nhỏ. Một cuộc cướp bóc trắng trợn và bất nhân. Người dân nuốt hận ê chề và cũng chính lúc nầy phong trào vượt biên bắt đầu lớn mạnh, họ bất kể sống chết, bất kể tới đích hay không. Phải trốn thoát khỏi một chế độ kinh người. Rất nhiều gia đình treo cổ tự tử lúc đó vì uất hận.

Ông Bảy Quân (phó chủ tịch quận Bình Thạnh), trong một buổi họp công thương nghiệp, nói về chuyện tự tử của dân chúng. “So với sự hy sinh của cách mạng quá to lớn trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, thì cái chết lẻ tẻ của những gia đình tư sản nầy chỉ là giọt nước trong biển cả. Họ chết thì cứ chết, ta cứ tiến lên.” Dễ sợ và khát máu chưa? Người dân không có gạo, ăn bo bo. Con nít tối nào cũng tập trung hát hò ca tụng Bác Hồ, người lớn đi họp để nghe rao giảng sự đẹp đẽ của chế độ, do những cán bộ từ trong rừng ra chủ trì, ba hoa lớn lối, trình độ học vấn chẳng có bao nhiêu, người dân cứ ngủ gà ngủ gật.

Tôi nhớ một lần ở cư xá Thanh Đa, trong đêm trao trả quyền công dân cho những “ngụy quân, ngụy quyền” trong đó có tôi. Khi gọi tôi ra trình diện trước dân chúng, một người hàng xóm không quen biết có ý kiến về tôi: “Anh nầy là người tốt, hay giúp đỡ bà con chòm xóm. Tôi đề nghị trả quyền công dân cho ảnh để đi bầu cử”. Đồng bào bên dưới vỗ tay rần rần. Khi ra về, tôi tìm tới ông nầy để nói lời cảm ơn. Ông nầy nói nhỏ vào tai tôi: “Khi anh lên, không có ai biết anh là ai, nên không có ý kiến. Thấy vậy tôi đứng lên nói cho xong chuyện để về nhà ngủ sớm còn mai phải đi làm. Chứ để cù cưa cú cứa biết khi nào xong”. Đúng, dân Sài Gòn phần đông họ rộng lượng với những người thuộc chế độ cũ. Quả thật dân chúng quá ngán ngẩm những buổi họp như thế nầy, cắn răng chịu đựng. Sống trong sự giả dối, ăn nói giả dối, làm việc giả dối v.v… từ cán bộ cho tới dân chúng ai cũng biết như vậy, nhưng răm rắp tuân theo như thật.

Sau khi cơ sở làm bột giặt của tụi tôi thành công, chúng tôi đi mua một cơ sở lớn hơn tại số 9 đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 24, Bình Thạnh. Đây là một building lớn của ông chủ hãng tôn lợp nhà bằng nhựa, vì sa cơ thất thế và cũng sắp sửa đi Pháp nên ông bà đó bán lại cho tụi tôi. Chúng tôi dọn cơ sở làm bột giặt về đây, còn căn nhà trên đường Bạch Đằng chúng tôi thành lập tổ hợp làm bột trẻ em hiệu Đông Phương. Chúng tôi gọi bạn bè góp vốn, ai có tiền thì trả, ai không có tiền thì chúng tôi cho mượn vốn trả sau (đây là một quyết định sáng suốt, tránh khỏi một tai họa giáng xuống đầu chúng tôi sau nầy). Building nầy nằm giữa hai building của hai người đều nổi tiếng. Nhà số 7 của ông Nguyễn Quang Minh (hiện nay ở Pháp), tiến sĩ kinh tế, Tổng Giám đốc Việt Nam Thương tín của ông Nguyễn Tấn Đời. Căn nhà số 11 của ông Mười Thơ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố.

Nhà ông tiến sĩ Minh mở cái quán cà phê trước cổng vào nhà, ông đứng pha cà phê cho khách. Thật chạnh lòng cho một trí thức bị thất sủng, ai vào gọi cà phê, ông “dạ” rất lớn và khúm núm bưng cà phê ra cho khách. (Ngoài tụi tôi ra, không ai biết đây là một trí thức danh tiếng của miền Nam trước 75. Sau nầy ông vượt biển qua Mã Lai, được chính phủ Pháp tiếp nhận ngay.) Thế nhưng ông có một hành động rất dũng cảm. Một lần ông Mười Thơ cho người qua mời ông qua nhà, nhờ ông giảng giải về kinh tế của tư bản mỗi đêm. Ông thẳng thừng từ chối nêu lý do vì sức khỏe ông phải ngủ sớm, con mắt ban đêm lem nhem và sách vở bị tịch thu, không còn tài liệu. Người em cột chèo với ông, anh Nguyễn Tiến Khải (em của bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ, nhà chính trị tên tuổi của miền Nam trước 75, anh Khải bây giờ cũng đang sống tại Pháp) nói với tôi rằng, làm sao ông giảng giải kinh tế cho một người mà trình độ chưa qua tiểu học. Từ chối cho nó khỏi lôi thôi.

Ông Phó Chủ tịch Phường 24, Bình Thạnh tên Minh, vào cơ sở tụi tôi mượn chiếc xe Renault 10 (chiếc xe nầy tụi tôi mua lại của ông Giám đốc hãng Renault Sài Gòn, trước khi ông về Pháp bán lại), để đám cưới cho đứa con. Có một người bạn mượn xe nầy đi Đà Lạt chưa về. Anh Hùng nói với ông là xe đã cho mượn không có ở đây. Ông Minh nghĩ rằng tụi tôi làm khó không cho ông mượn, ông ghim chuyện nầy trong lòng, rồi lợi dụng lúc Chủ tịch Phường đi vắng ông mang một đoàn kiểm kê đến đóng chốt cơ sở bột giặt Bạch Long, lúc đó phong trào cải tạo thương nghiệp đang ở cao điểm, không ai có thể cản trở được, mặc dù chúng tôi thuộc diện công nghiệp (tức là nơi sản xuất của cải vật chất), không ở trong diện cải tạo. Đoàn kiểm kê này làm việc cả tuần lễ, người trưởng đoàn nói chuyện với tôi là ông Minh ra lịnh đóng chốt ở đây, vì nghi ngờ đây là cơ sở mua gian bán lận. Khi vào mới biết đây là cơ sở sản xuất, trưởng đoàn có trình lên cấp trên nhưng vì đã đóng chốt rồi không thể rút lui. Thi hành trước, khiếu nại sau. Như vậy vì thù vặt cá nhân, biến công cuộc cải tạo thương nghiệp thành một cuộc trả thù. Tụi tôi tưởng rằng một Phó Chủ tịch Phường mà làm được gì, thế nhưng khi nằm trong danh sách đã bị cải tạo mới biết tất cả đều do phường báo cáo lên trên, phát sinh những nhà buôn bán mới mà chưa kịp báo cáo, ngay tức khắc dẫn dắt các toán kiểm kê đóng chốt (cơ sở của tụi tôi ở trong trường hợp nầy).

Dĩ nhiên phường không xơ múi gì được những đồ tịch thu, xe của thành phố tới chở đi. Tất cả cái gì có trong cơ sở đều bị vơ vét, tụi tôi bước ra mình không với vài bộ áo quần cũ và chuẩn bị đi vùng kinh tế mới. Từ những người có nhà lầu, xe hơi, tiền bạc vào ra như nước, sau một đêm trở thành những kẻ bần cùng, thân tàn ma dại. Những người thân, bạn bè cũ một phần sợ liên lụy, một phần sợ nhờ vả, không ai dám gặp tụi tôi. Đứng ngoài đường nhìn đoàn xe chở đồ đạc của mình đi nơi khác, anh em ôm nhau rơi nước mắt. Chị vợ của anh Hùng có mấy lượng vàng của hồi môn cha mẹ để lại, khi làm biên bản tịch thu để câu: “kim khí màu vàng”, chứ không xác định đó là vàng. Anh Hùng thắc mắc chuyện nầy thì ông trưởng đoàn giải thích, không có đồ phân loại cho nên không thể xác nhận là vàng được, ghi như vậy cho cấp trên giải quyết. Tôi nghĩ trong bụng khi mà tới kho nhà nước toàn là đồ đồng, vàng thật đã vào tay cán bộ.

Ngày xưa bước đến Ủy ban Nhân dân Phường, mọi người chào hỏi nhau như người thân. Còn bây giờ ra phường chờ đợi giấy tờ, ngồi trong góc chẳng ai thèm hỏi han, ai cũng muốn tránh né. Những bộ mặt thân thiện ngày nào, bây giờ thay đổi một cách nhanh chóng, lạ lẫm. Chúng tôi là loại tội phạm của chế độ, không có thuốc “ba con năm” để mời nhân viên, nên họ nhìn mình bằng cặp mắt xa lạ. Cũng may chiếc xe Renault 10 cho một người bạn mượn đi Hà Nội nên không bị tịch thu. Chỉ tịch thu bốn chiếc xe đang đậu trong hãng. Tụi tôi chờ đợi đi kinh tế mới, nơi tụi tôi chọn là Phương Lâm (Định Quán).

Trong khi chờ đợi, một người bạn rủ tụi tôi đi Cai Lậy chơi, luôn tiện mua một “thùng” gạo (khoảng chừng 10 ký lô) để dành về ăn, đến trạm Tân Hương kiểm soát thấy tụi tôi chở gạo, nên xe bị giữ lại. Hai ngày sau tụi tôi xuống Mỹ Tho nhận lại xe thì được biết chiếc xe Renault 10 bị tịch thu. Chở chỉ 10 kí gạo mà tịch thu một chiếc xe, đó là hành động ăn cướp. Tụi tôi làm đơn khiếu nại nhưng không có nơi nào giải quyết. Số phận của chiếc xe không mất trong kiểm kê thì mất trong trường hợp cướp cạn nầy. Vừa rồi về Việt Nam nhìn cảnh dân oan của mấy tỉnh phía Nam lên Sài Gòn kiện tụng đất đai, tôi nghĩ lại chuyện thưa kiện của mình mà thương cho họ, có ngồi mòn đít quần, tốn tiền tốn của, chỉ thiệt thân cho mình thôi. Làm sao con kiến mà kiện củ khoai cho được. Các cấp chính quyền không có ai thương xót, mặt họ lạnh như băng. Chỉ có dân chúng qua lại thông cảm nỗi đau của họ, nhưng chẳng giúp được gì.

Sống trong nước giữa thời điểm đó có quá nhiều bất trắc cho dân chúng, các ông Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh, ráng gân cổ gào thét: “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. Nhưng dân chúng đều thờ ơ, ngơ ngác, đói rát ruột, áo quần te tua, làm sao tiến nhanh, tiến mạnh được. Cỗ xe cứ ì ạch chạy không nổi. Sao con đường bước đến xã hội chủ nghĩa dài và nhiêu khê quá vậy, biết bao giờ mới tới được nơi đó. Đời cha tới đời con đều còng lưng kéo lê cuộc đời vô sản vẫn chưa thấy được một chút ánh sáng le lói nơi chân trời, chỉ đi mãi trong tăm tối. Thật quá ngao ngán và mệt mỏi. Đường phố Sài Gòn các xe chạy bằng xăng sửa lại, gắn một cái thùng phía sau chạy bằng than như hồi đầu thế kỷ 20. Muốn bước qua thiên đường, phải bước qua ngưỡng cửa địa ngục trước, đúng vậy.

Tụi tôi sửa soạn lên đường đi kinh tế mới thì bố của anh Hùng ngoài Bắc vào. Ông thuộc loại cách mang năm 30 còn lại (tức là những đảng viên kỳ cựu của thời mới thành lập Đảng). Ông thấy con cháu ông sắp sửa rời thành phố, cũng đau lòng nên ông mang đơn gặp thẳng ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) kêu cứu cũng mất mấy ngày. Một buổi chiều nọ, ông hớn hở mang giấy về, tạm hoãn cho tụi tôi đi kinh tế mới, vì đây thuộc diện công nghiệp, được ở lại thành phố tiếp tục sản xuất.

Anh em tụi tôi bám vào Bột trẻ em Đông Phương đã thành lập trước đây. Chở vợ con trên chiếc xe đạp đi làm (lúc nầy tôi đã có cháu đầu lòng), bây giờ mới thấy sáng mắt cho cái chuyện phùng xòe của tuổi trẻ, khi bị tống ra khỏi hãng Bạch Long không có đứa nào còn tiền. Không có nơi ở, chạy đôn chạy đáo mượn tiền mua một cái nhà nhỏ trong con hẻm chợ Cây Thị , Phường 11, Quận Bình Thạnh. Thề trong bụng, sau nầy làm ăn khấm khá cũng không bao giờ mua nhà to cửa rộng, chỉ mua vừa đủ chỗ cho vợ con chui rúc ra vào.

Vợ chồng cùng làm trong hãng bột nuôi trẻ Đông Phương, đây là một tổ hợp đúng nghĩa. Tình trạng sữa cho trẻ em khan hiếm, Bột Đông Phương đáp ứng kịp thời, mỗi ngày sản xuất hàng tấn bột. Những gia đình đi thăm nuôi các anh em trong trại cải tạo đến đặt hàng cũng nhiều. Tinh thần mấy đứa tụi tôi bắt đầu khôi phục, chia lời cho mỗi thành viên trong tổ hợp cũng khá, nên cuộc sống cũng bắt đầu khởi sắc. (Tổ hợp Đông Phương sau nầy có 40 thành viên.)

Lúc nầy quân đội Khmer Đỏ khuấy nhiễu biên giới tây nam. Bộ đội chuẩn bị tấn công Campuchia. Một buổi sáng, một chiếc xe bộ đội đổ trước cửa Bột Đông Phương, một số sĩ quan bước vào muốn gặp Ban Chủ nhiệm. Anh Tường Linh (nhà thơ) lúc đó là tổ trưởng Bột Đông Phương tiếp chuyện. Sau một hồi anh Linh gọi tôi ra cho biết là Quân khu 7 muốn đặt một số bánh lương khô phát cho binh sĩ (kèm theo mẫu lương khô của Tàu). Tôi trả lời có thể làm được, chỉ tương tự chứ không giống hẳn như bánh của Tàu (lúc đó tôi giữ phần kỹ thuật sản xuất). Tất cả đều đồng ý. Tuần sau họ tới lấy mẫu để về trình lên cấp trên. Thật tình thì lương khô nầy cũng bao gồm hàm lượng dinh dưỡng đại khái, không có gì đặc biệt lắm, nên cũng không đòi hỏi kỹ thuật và chất lương cao.

Quận Bình Thạnh cấp cho tụi tôi một cơ sở rộng rãi ở đường Đinh Bộ Lĩnh (cơ sở nầy trước đây là Viện bào chế thuốc Tây của dược sĩ Phạm Doãn Điềm) để sản xuất lương khô. Chúng tôi phải trang bị thêm máy ép bánh, máy sấy, máy rang ngũ cốc, máy xay v.v… trong thời gian ngắn nhất, để đáp ứng với nhu cầu cần cho bộ đội tiến đánh Campuchia. Việc sản xuất cũng trôi chảy không trở ngại. Chừng một tháng thì phòng sấy bị cháy, lửa bốc lên ngùn ngụt thiêu rụi một khu nhà sản xuất. Đến lúc nầy mới thấy mệt. Những người có mặt tại hiện trường lúc cháy phải trình diện công an điều tra vì bị nghi ngờ phá hoại, cản trở sự tiến quân của bộ đội vào Campuchia (dưới con mắt của người cộng sản, cái gì cũng có thể nghi ngờ và cái gì cũng nhuộm màu sắc chính trị). Nghe tin nầy đứa nào cũng sợ té đái, vì lòi ra toàn là thứ “ngụy quân, ngụy quyền” của chế độ cũ. Đoàn kiểm tra của Quân khu 7 tới xác nhận đây là “sự cố” kỹ thuật, phải dọn dẹp ngay và trang bị kịp thời để tái sản xuất (bên công an phải ngưng điều tra). Trong lúc sửa chửa cơ sở thì bộ đội đã tiến vào Nam Vang, Quân khu 7 thông báo cho biết là chấm dứt hợp đồng. Tụi tôi mừng hết lớn, thoát ra được cái vòng kim cô siết mình vào toàn những chuyện không đâu, mất ăn mất ngủ mấy tháng trời.

Trong giai đoạn nầy cả nước lâm vào tình trạng bi đát. Hàng hóa của thân nhân từ hải ngoại gửi về bị hải quan lục xét một cách tận tình và thô bạo; để tìm dollar cất giấu, các típ kem đánh răng được tháo ra, quậy nát. Không có đồng dollar nào chui lọt được. Mức thuế trên những thùng hàng hóa gửi về thật nặng nề và tùy tiện. Sau khi đến tay người nhận chỉ còn vào khoản 20% - 30%. Tình trạng cấm vận gây cho người dân nghèo mạt rệp. Giữa lúc nầy ở phía Bắc, lính Trung Quốc tràn qua biên giới “dạy cho cộng sản Việt Nam” một bài học vì đã tráo trở, quên công ơn họ giúp trước đây. Không biết Đảng Cộng sản có nhận bài học nầy không, chứ còn nhân dân thì lãnh đủ. Vừa đói, vừa giặc giã hết biên giới phía Nam, đến biên giới phía Bắc, người dân khốn đốn trăm bề.

Vài năm sau tôi thấy tình hình có vẻ ổn định, tôi muốn về nhà mở một cơ sở làm kem đánh răng (còn vợ tôi vẫn làm ở Đông Phương). Tôi lấy hiệu là kem đánh răng Mimosa. Trước khi mở cơ sở tôi phải làm mẫu để đi kiểm nghiệm. Không biết tại sao công an phường cứ vài ngày đi xét nhà tôi một lần, liên tục như vậy cả tháng. Lần cuối họ hỏi thẳng tôi vì thấy những mẫu kem để trên bàn không có nhãn hiệu. Tôi bảo với họ là tôi chuẩn bị sản xuất kem đánh răng, nên phải làm mẫu kiểm nghiệm. Khi tôi ra phường xin phép thì bà Thùy Trâm (dân Quảng Nam,) bí thư, cho tôi biết là phường đã nghe dân chúng báo cáo là tôi làm kem giả. Hèn gì công an xét nhà tôi bao nhiêu lần mà không thấy gì cả là vì vậy. Bắt đầu tôi mới thấy sợ sự kiểm soát khắt khe trong dân chúng, tai mắt của họ khắp nơi, nhứt cử nhứt động không qua được họ.

Lúc đó kem đánh răng khan hiếm trên thị trường, nhất là các tỉnh phía Bắc. Tôi ký hợp đồng với thương nghiệp cung cấp kem cho các tỉnh. Giá thành trong hợp đồng quá thấp, vì vậy kem đánh răng chất lượng rất tồi, để một thời gian lâu sẽ bị khô. Với giá cả quá thấp như vậy không thể nào tốt được. Nhưng thương nghiệp quốc doanh cần như vậy, có còn hơn không. Thế nhưng vẫn bán được và sản xuất đều đặn. Không có cái gì tốt hơn và cũng không có loại nào khác hơn để mua, buộc lòng dân chúng phải mua đồ “dỏm” nầy để dùng.

Một điều khó và giết chết những nhà sản xuất lúc đó là ngân hàng. Các công ty thương nghiệp trả bằng check, cầm cái check nộp vào ngân hàng thì không được lãnh tiền ra ngay vì nhiều lý do. Ngân hàng không có tiền, chế độ quan liêu bè phái, hối lộ cửa sau v.v… người sản xuất trăm bề khó khăn. Đồng bạc càng ngày càng mất giá, tất cả tính toán bằng giá vàng trên thị trường. Mua hàng hóa sản xuất trị giá bằng vàng, nhưng khi bán hàng của mình cho nhà nước thì trị giá bằng tiền. Sự khác biệt nầy gây cho nhiều cơ sở sản xuất phải khánh tận (giá vàng lên nhanh quá, theo không kịp). Tôi đã khốn đốn khổ sở rất nhiều trong thời gian nầy. Làm ăn quần quật nhưng rốt cuộc chẳng còn gì, bao nhiêu tiền vợ chồng dành dụm đều mất sạch (khoản thời gian nầy chắc anh Đào Hiếu hiểu rõ, vì lúc đó ảnh có tham gia làm kem đánh răng ở một chỗ khác.)

Lúc bấy giờ mới nghĩ tới chuyện vượt biển, chạy ra Phước Tỉnh (Bà Rịa - Vũng Tàu) mua ghe, vài anh em hùn vốn. Đến ngày lên đường thì mới biết mình bị lường gạt. Tàu đã chở nhóm người khác ra khơi trước một đêm, đúng giờ ra chỗ hẹn, chờ dài cổ vẫn biệt tăm. Bị công an phát hiện chạy trối chết, một số bị bắt. Chưa có lúc nào ngao ngán lòng người như vậy. Lấy tiền xong chỉ điểm cho công an đến bắt, không tin vào ai được. Tiền của không còn, về lại Sài Gòn làm lại cuộc đời, chờ đợi ông già vợ bảo lãnh cho chắc ăn.

Hồ sơ bảo lãnh cho gia đình, tôi nộp vào năm 1979, thế nhưng không biết lạc nơi đâu. Những người nộp hồ sơ sau tôi đều lần lượt ra đi. Tôi làm đơn khiếu nại tại văn phòng Bộ Nội vụ ở đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn, nhiều lần, nhưng không thấy trả lời. Đến khi có chương trình HO, tôi mang hồ sơ đến trung tâm dịch vụ của Bộ Nội vụ (đây là nơi làm tiền một cách trắng trợn, nhưng rất được việc), vài tháng sau họ báo cho biết là tôi sẽ được cấp visa và chuẩn bị phỏng vấn. Còn hai cái ải quan trọng mà tôi phải bước qua là thuế và nhà đất.

Tôi là người có đứng tên trên vài cơ sở làm ăn sau nầy, nên phải thanh toán tất cả nợ nần thiếu thuế trước khi rời khỏi đất nước. Một nhân viên ra cho tôi biết là tôi còn thiếu thuế nhiều quá nên chưa thể cấp giấy cho tôi được (một cú đánh phủ đầu trước, cho tôi choáng váng mặt mày). Ngày hôm sau, có người làm trong phòng thuế quen với tôi tới nhà cho biết là tôi phải chi một ít tiền, vài ngày sau tới nhận giấy chứng nhận không thiếu thuế. Giờ phút nầy họ đòi bao nhiêu cũng phải bóp bụng đưa, chứ không còn con đường nào khác hơn. Rồi đến nhà đất cũng vậy. Qua xong hai cái ải nầy, rồi đến cái ải phi trường. Không biết mình có bị giữ lại không? Đến khi máy bay cất cánh mới biết mình không việc gì, mới thở phào. (Tôi ra đi cùng một lúc với các anh chị cải tạo HO 4 - tháng 6 năm 1990.)

Từ năm 1975 đến 1990, tôi đã sống đúng 15 năm trong xã hội chủ nghĩa. Tôi đã chứng kiến những chiếc xe tăng T54 phá sập cổng chính Dinh Độc Lập (xem như thành trì cuối cùng Việt Nam Cộng hòa bị xô ngã). Tôi đã sống trong một đất nước hòa bình, người dân không còn lo sợ súng đạn, nhưng sợ sự đố kỵ, sự phân biệt, sự kỳ thị. Tôi đã ngụp lặn trong một cuộc sống đầy rủi ro, chấp nhận những miệt thị lớn lối của kẻ thắng trận. Họ được quyền chà đạp nhân phẩm của người khác, rêu rao vẽ vời một chủ nghĩa xa lạ và bắt dân chúng thuần phục như những tín đồ.

Tôi đã chứng kiến cảnh “ngăn sông cấm chợ”, chứng kiến những anh em, bạn bè của mình đi học tập cải tạo, đi kinh tế mới, đi vượt biên. Chứng kiến một xã hội băng hoại, tham nhũng có tổ chức, chèn ép dân chúng để hối lộ, bao che cho nhau những việc làm vô đạo đức. Những cảnh “sửa sai, sai sửa”, hy sinh hết lớp nầy đến lớp khác v.v…, còn nhiều thứ không kể hết. Nhưng bao giờ tôi cũng mong, vẫn tin tưởng một ngày nào đó những tệ nạn ấy không còn bao trùm trên đầu dân chúng. Một giai đoạn “không đẹp” mà tôi đã bước qua, sẽ trôi vào quên lãng, chôn kín, và xem đây như một lầm lỗi, lịch sử không lặp lại.

Houston, 23/7/2009

Nhớ Về Trại Tị Nạn Galang
» Tác giả: Nguyễn Duy An
» Dịch giả:
» Thể lọai: Hồi ký
» Số lần xem: 6115
1. Nhớ Về Trại Tị Nạn Galang
Chiều hôm qua, trên quãng đường từ bãi biển trở về với các em “minors” tôi đã tình cờ gặp lại một người lớp đàn anh học cùng trường từ trước năm 1975. Tôi không thể nào tưởng tượng được là anh ta vẫn còn ở Galang. Anh ấy đã rời Việt Nam từ cuối năm 1980. Tại sao? Tại sao lại có những người phải ở trại tị nạn một thời gian dài đến thế? Nhớ Về Trại Tị Nạn Galang

Cuối tháng 7, 2008 tôi nhận được Email của ông Trần Đông, giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam từ Úc gởi qua mời tham dự Chuyến Đi Về Bến Tự Do V (Back to the Shore of Freedom) để thăm lại 2 trại tị nạn Bidong (Mã Lai Á) và Galang (Indonesia) từ ngày 9 đến 17 tháng 9, 2008.

“Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (Archive of Vietnamese Boat People) là một tổ chức thiện nguyện. Mục tiêu tối hậu của VKTNVN là sưu tập tài liệu và di vật thuyền nhân Việt nam để đưa vào hệ thống Văn khố hay Bảo tàng viện quốc gia hay quốc tế. Các thế hệ mai sau sẽ tìm hiểu về nguồn gốc di dân của mình. Những tài liệu này sẽ là nguồn dữ kiện vô giá để các cháu nghiên cứu và tìm hiểu. Công tác Văn Khố do vậy là công tác thuần tuý lịch sử, văn hóa và xã hội…”

Một câu nói được đăng trên trang web http://www.vnbp.org đã thúc đẩy tôi tìm về với kỷ niệm từ 25 năm trước ở trại tị nạn Galang, Indonesia: “Nếu không được thu thập có hệ thống và khoa học, chỉ 10 năm hay 20 năm nữa, khi những thế hệ thứ nhất của người Việt ở các trại tị nạn không còn, khi những người làm việc ở các trại tị nạn cũng không còn, khi ấy những dữ kiện về Thuyền Nhân Việt Nam cũng sẽ theo năm tháng chôn vùi!”

Tôi xin trích đoạn một vài trang “Nhật Ký Đời Tị Nạn” để tưởng nhớ quãng thời gian tôi đã “tạm trú” ở trại tị nạn Galang, Indonesia.

Ngày… tháng 6, 1983:

Tôi đến Galang vào một buổi chiều trời mưa như thác đổ. Cùng với hơn 300 người được chuyển tới từ đảo Kuku trên chiếc tầu Tegu Mulia, tôi chạy vội vào “trung tâm tiếp cư” của Cao Uỷ là một căn nhà trống ở bến tàu Galang để làm thủ tục nhập trại. Có tiếng ai đó vọng đến từ loa phóng thanh: “Đây Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người xin chào đón các bạn.” Tim tôi rộn rã một niềm vui không bút mực nào diễn tả được. Tôi đã đặt chân tới bến bờ Tự Do sau gần một tuần lênh đênh trên biển cả và hơn một tháng đợi chờ ở Singkawang, rồi Kalimatan Barat trước khi được chuyển tới đảo Kuku…

Tôi thấy lòng mình se lại! Tôi muốn bắt chước một vị yếu nhân nào đó quỳ mọp xuống để hôn lên mảnh đất của Tự Do và Tình Người nhưng tôi không đủ can đảm làm việc đó vì tôi chỉ là một tên “vô danh tiểu tốt” vừa mới thoát khỏi Việt Nam trên một chiếc thuyền tre nhỏ bé... Tôi bần thần xúc động. Tôi muốn khóc cho niềm vui Tự Do nhưng mắt tôi vẫn trơ trơ ráo hoảnh. Còn đâu nữa những giọt nước mắt thương đau để trào ra sau hơn 8 năm sống kiếp đọa đày với bao nhiều lần vượt biên thất bại, bị bắt và “cải tạo” ở B5 (Biên Hòa), Bầu Lâm (Xuyên Mộc), rồi Cây Gừa (Cà Mau)… và những tháng ngày sống lây lất ở vùng “khỉ ho cò gáy” Bình Giả – Xuân Sơn, ngày hai bữa khoai mì không đủ no! Tôi đã tới được bến bờ Tự Do. Tôi đã chứng kiến bao nhiêu cảnh thương tâm của đồng bao tôi đang gánh chịu trong lòng đất mẹ Việt Nam – Quê hương yêu dấu của chúng ta. Mẹ Việt Nam ơi, con xin phép được quên đi những ngày tháng lang thang “đầu đường xó chợ” để bắt đầu lại một cuộc đời mới. Con muốn được cùng với hơn một triệu người dân Việt đang sống tha hương nơi đất khách quê người nối kết lại một vòng tay chờ ngày trở về xây dựng lại quê Mẹ dấu yêu. “Mẹ Việt Nam ơi, xin Mẹ đừng khóc nữa vì chúng con vẫn còn đây, những đứa con mang dòng máu đỏ da vàng…”

Tôi được chuyển tới Barrack 1, Zone 1, trại tị nạn Galang I. Tôi nằm thao thức mãi tới gần sáng vì những người đến trước đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện “Galang nửa mảnh tình xù” với những đổ vỡ thương tâm, chuyện ăn chơi trác tác, chuyện tranh giành quyền lợi, vu khống, trả thù và thanh toán lẫn nhau của nhiều phe nhóm trong trại. Ôi! Trớ trêu thay cho cuộc đời! Vì không thể chịu đựng được cuộc sống mất tự do ở quê nhà nên tôi đã liều mạng ra đi bất chấp sóng gió đại dương. Tôi ra đi để làm gì? Một dấu hỏi thật lớn đã xuất hiện trong đầu làm tôi không ngủ được. Tôi sẽ lao mình vào cuộc sống hưởng thụ tạm thời ở đây chăng? Có thể lắm. Tôi đã trải qua biết bao nhiêu gian khó để vượt thoát đến đây, tôi có quyền tìm kiếm một chút gì đó để tự đền bù cho chính tôi. Tôi chỉ muốn buông xuôi theo dòng đời, phó mặc cho thời gian, người ta sao mình vậy. Không được. Lương tâm tôi tự nhắc nhở. Tôi đã bất chấp rủi ro, tù tội, và cả cái chết, để cùng bạn bè xuống thuyền vượt biển tìm Tự Do. Tôi đã thành công. Tôi phải vươn lên. Tôi phải sống làm sao để không hổ thẹn với lòng mình khi nghĩ tới những người còn ở lại: Cha mẹ, anh chị em, bạn bè và cả dân tộc Việt Nam đang từng ngày rên rỉ kéo lê tấm thân tàn trong tuyệt vọng vì “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc” nhưng vẫn khắc khoải trông mong và đợi chờ một “ngày mai trời lại sáng.” Tôi không thể buông xuôi. Tôi không thể sống trong tuyệt vọng. Tôi phải can đảm đứng lên làm lại từ đầu.

Ngày… tháng 7, 1983:

Tôi nhận lời Cha Đỗ Minh Trí (Gildo Dominici) dọn vào trung tâm “Unaccompanied Minors” để “cùng ăn cùng ở” với gần 200 trẻ em không thân nhân như một người anh cả của đám trẻ ngang bướng và ngỗ nghịch nhất ở trại tị nạn Galang. Tại đây, tôi đã gặp một vài em chỉ mới 6, 7 tuổi rất tội nghiệp vì cha mẹ của các em bị “rớt” lại lúc di chuyển từ “taxi” ra thuyền lớn... Tôi đã trằn trọc suốt đêm sau khi nghe một em bé mồ côi kể lại chuyến hải hành đầy máu và nước mắt, và chính em đã tận mắt chứng kiến cảnh cha mẹ bị hải tặc dùng búa tạ đập vỡ sọ trước khi vất xác xuống biển!

Theo chỉ thị của Cao Uỷ, trung tâm chỉ nhận những trẻ em không thân nhân dưới 16 tuổi; tuy nhiên, cũng có rất nhiều em đã lớn nhưng khai rút tuổi nên “ban lãnh đạo” còn phải đứng ra dàn xếp nhiều chuyện “gỡ rối tơ lòng” của tuổi đôi mươi mặc dầu đa số chúng tôi cũng chỉ lớn hơn các em vài tuổi. Trung tâm được các huynh trưởng của đoàn Thanh Niên Công Giáo, Tin Lành, Gia Đình Phật Tử và Hướng Đạo Việt Nam tận tình giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả các em đều được “đoàn ngũ hóa” và sắp xếp theo học các lớp tại trung tâm Giáo Dục Phổ Thông.

Ngày… tháng 9, 1983:

Sáng nay tôi buồn kinh khủng! Tôi chỉ muốn “nằm mộng nghe kèn” suy nghĩ vẩn vơ, nhưng rồi tôi cũng vượt thắng được tính ươn lười, chỗi dậy đánh răng rửa mặt rồi lững thững lê gót lên trung tâm Sinh Ngữ để vào lớp dạy. Tôi không muốn làm mất niềm tin của hơn 30 học trò trong lớp Anh Văn tôi đang phụ trách. Tôi đã tự hứa sẽ cố gắng hết sức để hướng dẫn các bạn tôi trau dồi thêm tiếng Anh chuẩn bị cho bước đường định cư. Tôi được may mắn học hành tạm đầy đủ lúc còn ở quê nhà, bây giờ tôi phải đem hết khả năng ra phục vụ đồng bào đang chờ đợi ở trại Galang này. Tôi và “học trò của tôi”, chúng tôi đã gặp gỡ, chia sẻ tâm sự thật nhiều từ ngày đầu tiên tôi đến nhận lớp. Tôi phải “hiên ngang” lên lớp mặc dầu tôi đang “rầu thối ruột!”

Chiều hôm qua, trên quãng đường từ bãi biển trở về với các em “minors” tôi đã tình cờ gặp lại một người lớp đàn anh học cùng trường từ trước năm 1975. Tôi không thể nào tưởng tượng được là anh ta vẫn còn ở Galang. Anh ấy đã rời Việt Nam từ cuối năm 1980. Tại sao? Tại sao lại có những người phải ở trại tị nạn một thời gian dài đến thế? Tôi đã thấm thía cảm nhận được thân phận của một người tị nạn không có thân nhân qua lời tâm sự của anh: Cậu không thể ngờ được là mình vẫn còn ở đây phải không? Mình bỏ nước ra đi với bao nhiêu hoài bão phải không Duy? Nhưng bây giờ, sau gần 3 năm đợi chờ, mình đã chán nản và tuyệt vọng lắm rồi. Cậu nghĩ xem, mình chưa xong Đại Học thì “nước mất nhà tan”, lang thang mãi hơn 5 năm sau mới tìm được đường ra đi. Mình không còn là “minor” nhưng cũng chưa đủ lớn để đi lính hay làm việc cho chính quyền trước năm 1975 nên không có tiêu chuẩn ưu tiên đi Mỹ. Tới đảo được 3 tháng mình bị phái đoàn Úc “đá đèn” vì lúc ấy có quá nhiều người xin đi Úc, nhân viên phái đoàn cứ rút đại một số đơn trong xấp hồ sơ, ai hên được gọi phỏng vấn, mình không may nên lọt sổ. Sau đó mình được Canada nhận nhưng 6 tháng sau bị từ chối vì sức khỏe của mình “mèng” quá! Cậu nghĩ xem, từ lúc đi “nông trường” sau năm 1975, mình hút hết thuốc lào rồi thuốc rê để chống muỗi, sang đây cứ 5 ngày một bịch P3V, thân nhân không có, mình lấy đâu ra tiền để tẩm bổ mà sức khỏe chẳng “mèng”, phổi nào mà chẳng có vấn đề, phải không? Mình nản quá, không còn tin tưởng gì ở tương lai… Mình cóc thèm học hành hay làm thiện nguyện việc gì cho mệt xác, cứ ngày hai bữa Cao Uỷ nuôi!

Đêm qua tôi lại mất ngủ! Tôi không tài nào hiểu được tại sao người đàn anh đáng kính cùng trường với tôi bây giờ lại bạc nhược đến thế. Tại sao? Tại sao một người có trình độ đại học như anh mà không được phái đoàn nào nhận? Tại sao một người có học thức như anh mà bây giờ lại chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt và chán chường đến thế? Người tị nạn chúng tôi chẳng có một lựa chọn nào hết. Chấp nhận bỏ nước ra đi là chấp nhận tất cả… Biết đâu rồi cá nhân tôi cũng dần dần bại xuội như thế! Hoàn cảnh bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Nhân dân và chính phủ các nước đồng minh đã không còn đủ kiên nhẫn để cưu mang mãi một dòng người từ Việt Nam bỏ nước ra đi kéo dài đến bất tận. Người ta đang nhìn chúng tôi, những người tị nạn, như là một gánh nặng cần phải vứt bỏ càng sớm càng tốt. Đã có nhiều nơi người ta xua đuổi không cho thuyền của người tị nạn vào bờ!

Xin cám ơn Thượng Đế, Cao Uỷ tị nạn, chính quyền và nhân dân Indonesia… còn để lại cho chúng tôi một cái phao. Galang là một trong những trạm dừng chân cuối cùng còn mở cửa tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam. Đã có không biết bao nhiêu ngàn người đã dừng chân nơi đây trong những năm vừa qua, và cũng đã có nhiều người chọn nơi này làm quê hương vĩnh viễn trong một nghĩa trang hiu quạnh bên con đường nhỏ nối liền hai trại tị nạn ở Galang. Tôi cứ miên man suy nghĩ suốt đêm dài để buồn thương thật nhiều cho thân phận của người tị nạn. Sáng nay tôi đến lớp như một cái xác không hồn. Tôi cứ bị ray rứt mãi khi được biết còn quá nhiều người đang sống trong tuyệt vọng ở nơi đây!

Một khi niềm tin và hy vọng đã chết, con người sẽ sống như tôi con vật. Tôi lo lắng rồi mai đây chính tôi cũng sẽ lâm vào tình trạng như thế. Tôi cứ thắc mắc mãi với hai tiếng tại sao. Tôi đã quyết định phải tự kiềm chế bản thân trước mọi gian khó để không bao giờ tuyệt vọng. Tôi phải luôn luôn tỉnh thức để không bao giờ buông xuôi theo hoàn cảnh đẩy đưa, cho dẫu tôi có khổ cực tới mức nào ở trại tị nạn cũng chẳng thấm vào đâu nếu đem so sánh với những người còn kẹt ở lại quê nhà. Ở đây tôi không có thân nhân “viện trợ” nên phải ăn uống cực khổ ư? Tôi có bao giờ nghĩ tới bao nhiêu người đang phải vật lộn với cuộc sống đói khổ rau cháo qua ngày trên quê hương yêu dấu Việt Nam hay không? Tôi bị các phái đoàn từ chối và phải ở đây làm “chúa đảo” ư? Tôi phải bình tĩnh suy nghĩ lại. Tôi không thể quên rằng lúc này vẫn còn hàng ngàn bạn bè đang vật vã trong trại cải tạo hay trên những nông trường lao động không công… Ai khổ hơn ai? Tôi đã vượt thoát tới được “ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người” trong khi hàng ngàn người khác đã ra đi nhưng chẳng bao giờ tới bến. Bây giờ tôi không làm được gì cho quê hương, dân tộc Việt Nam ở bên kia bờ biển Thái Bình Dương, nhưng tôi có cả một cộng đồng trước mặt đang cần đến bàn tay phục vụ của những người như cá nhân tôi. Tôi phải sống xứng đáng là “con rồng cháu tiên!” Tôi tự hứa sẽ cố gắng hết mình để vươn lên. Gian khó hôm nay chuẩn bị cho vinh quang ngày mai.

Ngày… tháng 11, 1983:

Bao nhiêu mộng đẹp và ước vọng về tương lai của tôi đã hoàn toàn sụp đổ sau 5 tháng ở Galang, sau khi biết tin mình không được xếp vào bất cứ một “diện ưu tiên” nào để đi Mỹ… Tôi chỉ còn biết nằm chờ một dịp may rất nhỏ khi phái đoàn Mỹ mở hồ sơ “hốt rác” mỗi năm một lần! Chán nản. Buông xuôi. Tôi ngồi lỳ trong quán cà phê suốt buổi sáng, bỏ mặc học trò đến lớp chờ đợi rồi lang thang “bát phố” vì không có người hướng dẫn. Tôi bực mình. Tôi thất vọng. Tại sao phái đoàn Mỹ không chịu mở hồ sơ phỏng vấn tôi? Tôi làm thông dịch viên cho Cao Uỷ. Tôi trông coi các trẻ em không thân nhân trên đảo, trong đó cũng có nhiều em “lai Mỹ”. Tôi dạy tiếng Việt cho nhân viên các phái đoàn… Tôi đã lăn lộn tối ngày sáng đêm với bao nhiêu công tác thiện nguyện nhưng có được nâng đỡ gì đâu! Tôi bỏ bê mọi sự. Tôi chỉ muốn lè phè cho qua ngày.

Chiều nay tôi nhận được lá thư đầu tiên của Mẹ từ Việt Nam gởi qua. Tôi thật sự xúc động khi đọc lại những dòng chữ thân thương của mẹ. Mẹ tôi như đã biết trước tâm trạng của tôi lúc này nên viết cho tôi những lời khuyên xác thực. Lá thư của mẹ đến thật đúng lúc. Tôi đã tìm lại được nghị lực. Tôi phải chỗi dậy bắt đầu lại. Tôi không có quyền lè phè trong khi ở quê nhà còn bao nhiêu người thân yêu đang sống trong tức tưởi, mòn mỏi đợi chờ và hy vọng những người đã ra đi như tôi sẽ làm được một chút gì đó cho quê hương, dân tộc. Tôi đã ngã quỵ nhưng tôi phải thu hết can đảm đứng lên đương đầu với thực tế để vươn lên và vươn lên mãi. Tôi phải tiếp tục đi theo con đường phục vụ thay vì phè phỡn ăn chơi cho qua ngày tháng ở trại tị nạn. Tôi phải tìm lại niềm vui cho chính mình để tiếp tục sống những ngày đáng sống ở Galang trong niềm vui phục vụ… Rồi sóng gió cũng sẽ qua nhanh.

Ngày… tháng 3, 1984:

Tôi đang chuẩn bị di chuyển vào Galang II để theo học khóa C.O. 26 (Cultural Orientation). Tôi đã được phái đoàn Mỹ nhận mấy ngày trước tết Âm Lịch. Mùa xuân thứ nhất xa quê hương, tôi đã buồn thật nhiều vì nhớ nhà, nhưng nỗi buồn đã qua mau nhờ hình bóng một người con gái. Tôi gặp nàng trong một bữa tiệc tất niên. Tôi làm quen, và…

Cô bé ấy có đôi mắt bồ câu thật đẹp và mái tóc thề xõa ngang vai mang dáng dấp một thiên thần. Lúc tôi đến làm quen, nàng đã mỉm cười thật tươi với đôi má lúm đồng tiền nho nhỏ. Nói tóm lại là tôi đã tìm được “chiếc xương sườn cụt” lạc mất từ lúc chào đời. Tôi quyết định sẽ xin nghỉ tất cả công tác thiện nguyện với lý do sắp sửa phải vào khóa học chuẩn bị lên đường định cư; nhưng thực ra là tôi muốn có nhiều giờ rảnh rỗi để đến với nàng. Cô bé đã ngỏ ý nhờ tôi dạy thêm tiếng Anh. Thôi, từ nay mình đã có người lo cơm nước, đỡ phải lang thang và cũng không phải bận tâm lo lắng cho đám trẻ nghịch ngợm ở trung tâm “Unaccompanied Minors” nữa. Tôi đã làm việc phục vụ gần một năm trời ở trại, và bây giờ tôi có quyền nghỉ ngơi.

Nhưng rồi một người bạn, nói đúng ra là một người đàn anh, đã đến tìm tôi và vạch ra một công tác mới để tôi có thể tiếp tục phục vụ đồng bào trong thời gian theo học khóa C.O. 26 ở Galang II. Tôi đã phải miễn cưỡng nghe theo vì sợ bị chê trách là “chí lớn không đong đầy đôi mắt giai nhân!” Đã hơn một lần tôi buồn vì công việc quá bận rộn nên tôi không có được những giây phút thần tiên bên nàng. Tinh thần trách nhiệm đã khiến tôi phải xa nàng, và nàng cũng đã xa tôi để tìm vui bên một người thanh niên lúc nào cũng kề cận sẵn sàng an ủi và giúp đỡ nàng. Tôi thất tình! Tôi đã buồn khổ một mình biết bao nhiêu đêm nhưng không dám bỏ bê công việc. Mãi rồi tôi cũng tìm lại được niềm vui trong phục vụ. Tôi quyết định sẽ dùng đôi tay và khối óc làm việc phục vụ cho tới ngày rời đảo.

Ngày… tháng 7, 1984:

Cầm tờ giấy nợ (promissory notes) ra khỏi văn phòng Cao Uỷ tôi chợt thấy lòng mình chùng xuống, buồn man mác. Trời vẫn còn mưa. Mưa Galang dai dẳng buồn không chịu được. Tôi đã chạy như bay, bất chấp trời đang mưa nặng hạt khi nghe loa gọi lên văn phòng Cao Uỷ ký giấy nợ. Niềm vui chợt đến vì mình có tên đi định cư vào ngày 28-07-1984. Nhưng bây giờ, sau khi đã hoàn tất thủ tục giấy tờ rời đảo, tôi mới thấy thấm thía câu nói “ra đi là chết ở trong lòng một nửa!” Tôi buồn vì chẳng còn bao lâu nữa tôi sẽ vĩnh viền ra đi, mãi mãi rời xa Galang, nơi được mệnh danh là “ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người.” Tôi buồn vì mấy ngày nữa tôi phải giã từ tất cả những kỷ niệm dấu yêu và bạn bè thân thương ở trại tị nạn để một mình bước vào một con đường mới hoàn toàn xa lạ. Nơi tôi sẽ đến là một tỉnh nhỏ ở phía Tây Bắc của tiểu bang Pennsylvania… Tôi nghe nói ở vùng đó việc tìm gặp một người Việt Nam còn khó hơn đi tìm vàng. Buồn!

Hơn một năm trời ở Galang với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, tôi xin gởi lại tất cả cho đồng bào tôi, những người còn ở lại. Tôi xin khắc ghi vào tâm khảm để không bao giờ quên Galang và “tình người” nơi đây: Những lúc miệt mài, vất vả vì công việc; những giờ phút thoải mái trong một quán nước bên đường; những ngày đứng giảng bài trong lớp học oi bức; những bữa cơm đạm bạc từ khẩu phần P3V; những giờ phút chán nản và tuyệt vọng; những kỷ niệm và hình bóng thân thương của bạn bè còn ở lại nơi đây… Một lần nữa, tôi xin được vẫy tay từ giã Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người để lên đường định cư.

* * *

Đã 25 năm qua rồi kể từ khi tôi đặt chân đến Galang… Trại tị nạn Galang đã bị đóng cửa hoàn toàn vào năm 1996, khi Cao Uỷ kết thúc chương trình trợ giúp thuyền nhân Việt Nam và giao trả trại lại cho chính quyền Indonesia. Đã có hơn 250 ngàn người tị nạn đã từng tạm trú một thời gian ở Galang trước khi lên đượng định cư, và cũng có gần 300 người đã vĩnh viễn ở lại trong những ngôi mộ ở nghĩa trang Galang. Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân ở Galang được khánh thành vào ngày 24.03.2005 cũng đã bị đục bỏ vào cuối tháng 5, 2005!

Sau đây là một vài chi tiết về đài tưởng niệm chỉ tồn tại vỏn vẹn 2 tháng ở Galang: Xây bằng bê-tông cốt sắt cao 2 mét, rộng 1 mét, dày 15 phân, dựng trên một bệ tam cấp bằng bê-tông cốt sắt vuông mỗi cạnh khoảng 2 mét. Hai mặt đài là hai tấm đá hoa cương lớn, cao 1 mét, rộng 70 phân, dày 3 phân, một tấm màu đen, một tấm màu trắng.

Tấm màu trắng là Bia Tri Ân có nội dung như sau: “In appreciation of the efforts of UNHCR, the Red Cross and Indonesian Red Crescent Society and other world relief organizations, the Indonesian Government and people as well as all countries of first asylum and resettlement. We also express our gratitude to the thousands of individuals who worked hard in helping the Vietnamese refugees. OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005.” (Tri ân những nỗ lực của Cao Uỷ tị nạn Liên hiệp quốc, của Hội Hồng thập tự và Hội Hồng Nguyệt Nam dương cùng các tổ chức cứu trợ quốc tế khác, Chính phủ và nhân dân Nam dương cũng như các quốc gia tạm dung và các quốc gia định cư. Chúng tôi cũng tri ân hàng ngàn người đã làm việc tận lực để giúp đỡ người tị nạn Việt nam. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI 2005).

Tấm màu đen là Bia Tưởng Niệm có nội dung như sau: “In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to Freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifice will never be forgotten. OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005.” (Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996). Dù họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI 2005).

Trại tị nạn Galang không còn nữa, nhưng cũng như hàng ngàn người đã từng “đi qua” Galang, tôi sẽ không bao giờ quên được những tháng ngày sống ở trại tị nạn Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người muôn năm.

Nguyễn Duy An

No comments:

Post a Comment