Wednesday, March 2, 2011

"nhan chi so tinh bon thien"

"nhan chi so tinh bon thien" cua tac gia nao?
Câu trả lời hay nhất - Do người sử dụng bình chọn
Phàm con người lúc ban đầu, cái tính vốn thiện. Thiện tính vốn không khác xa nhau mấy, chỉ vì chịu ảnh hưởng hoàn ảnh môi trường xung quanh mới có sự khác nhau. Nếu như không thi hành giáo dục, thiên tính sẽ biến chuyển. Về nguyên tắc giáo dục, đầu tiên quí ở sự chuyên cần. Mẹ Mạnh Tử chọn nhà gần trường học để Mạnh Tử tập lễ độc thư. Mạnh Tử không biết nỗ lực cầu học, bà mẹ bèn chặt gãy khung cửi và thôi dệt để cảnh tỉnh Mạnh Tử. Hay như ông Đậu Vũ Quân thời Ngũ đại có thể biết phép tắc lễ nghĩa, dạy bảo năm đứa con đều trở thành nhân kiệt tiếng tăm lừng lẫy vào thời đó. Nuôi con mà không dậy dỗ, đó là lỗi của người cha. Thầy dạy mà chẳng nghiêm chỉnh, ấy là lỗi nơi thầy.

Chú thích:

Tích Mạnh Mẫu: Mạnh Tử mất cha từ nhỏ, nhà gần phường mổ, Mạnh Tử học việc mua bán giết mổ. Bà mẹ nói đất này không thể để con ở, bèn dời đi. Ở gần phường mai táng, Mạnh Tử học việc chôn cất khóc lóc. Bà mẹ nói đất này cũng không thể để con ở, lại lần nữa dời nhà đến gần trường học. Mạnh Tử học lễ nghĩa, sớm tối không ngừng. Bà mẹ nói đấy này có thể giáo dục con, bà định cư ở đó.
(Các) nguồn

đây là câu nói của khổng tử

Tôi xin bổ sung 1 chút. "Nhân chi sơ tính bổn thiện" là câu đầu tiên trong sách Tam Tự Kinh, một cuốn sách vỡ lòng của tất cả học trò TQ khi bắt đầu đi học. Sách do ông Vương Ứng Lân đời Tống biên soạn, chia thành 7 đoạn gồm các câu 6 chữ được chia thành các nhóm 3 chữ. Tam Tự Kinh là tập hợp những tinh hoa của đạo Nho, đạo Khổng. (Theo Wikiepedia).
Thuyết "nhân chi sơ tính bổn thiện" - con người sinh ra ai cũng có tính lành, đúng là của Mạnh Tử, là môn sinh của Khổng Cấp, cháu nội Khổng Tử.
Của Trang Tử , Trang Tử cho rằng con người mới sinh ra bản tính vốn thiện nhưng xấu đi là vì xã hội ảnh hưởng vào .
Chào bạn!
Tôi có thể khẳng định với bạn rằng quan điểm cũng như câu nói "nhân chi sơ tính bản thiện" (con người sinh ra vốn thiện) này là của Á thánh Mạnh Tử, Ông được coi là học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử. Cũng cần nói thêm rằng quan điểm trái ngược với quan điểm này đó chính là quan điểm của Tuân Tử "nhân chi sơ tính bản ác". Tuy nhiên, điều quan trọng đó chính là môi trường sống, môi trường giáo dục và khai quát những quan điểm của thời đại C.Mác đã đưa ra kết luận khoa học đó là: về mặt tự nhiên của nó con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội.
Chúc bạn vui!

No comments:

Post a Comment